Buồng chứa động cơ được sử dụng để bố trí động cơ điện với các bộ giảm tốc, cơ cấu truyền động, nút điều khiển và các cơ cấu phụ. Buồng động cơ nằm ở đầu trên của cầu thang cuốn, trong thành phần tiền sảnh ngầm và ở tầng dưới của tiền sảnh ngầm.
Kích thước buồng chứa động cơ phụ thuộc vào số lượng và chủng loại băng tải, chiều rộng lối đi giữa chúng và giữa các móng biên và tường. Những kích thước đó được quy định trong chỉ dẫn về lắp ráp và khai thác băng tải. Chiều cao thông thuỷ của phòng máy tối thiểu là 2,7m.
Trong đồ án này, đường ngầm cầu thang cuốn gồm có 3 vệt băng tải, chiều cao của tiết diện đường hầm là 8,1m.
- Chiều cao thông thuỷ khoang chứa động cơ ứng với loại băng tải đó là 3,2m.
- Chiều dài khoang chứa động cơ là 21,5m.
Vỏ lắp ghép của đường ngầm cầu thang cuốn đi tới sảnh kết thúc bằng đầu đỉnh. Đầu đỉnh được làm từ bêtông toàn khối và nối tiếp với kết cấu toàn khối của phòng máy.
Vì trong kết cấu đường ngầm cầu thang cuốn có bố trí kênh thông gió, cho nên ở phần dưới của sảnh cần dự kiến đào bổ sung để đặt đường ống thông gió.
Kết cấu của phòng máy được thể hiện trong bản vẽ kết cấu của sảnh ngầm.
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3036 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế ga đường tàu điện ngầm - Ga trụ cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều cao thông thuỷ của cửa thông, e2,5m
Sơ bộ dựng đường khuôn (đường kính trong) của vỏ hầm:
Theo trên thì tốt nhất đường khuôn hầm trong khu gian nên áp sát với đường khuôn hầm trong ga, do vậy đường khuôn hầm trong ga đi qua điểm A
Chọn c = 0,5m, b = 3m, ta xác định được điểm C
Điểm B là điểm giới hạn tĩnh không nằm ở góc trên của khổ giới hạn MT
Vẽ một vòng tròn qua 3 điểm A, B, C ta được một đường khuôn hầm có bán kính R = 3714mm. Đường tròn này bao được tất cả các điểm giới hạn tĩnh không và cả đường khuôn hầm trong khu gian.
Lựa chọn đường khuôn hầm ga thiết kế:
Nhận thấy rằng đường khuôn hầm dựng sơ bộ ở trên đặt quá thấp so với cao độ mặt sàn ga vì tâm của nó nằm phía dưới đường trục nằm ngang của đường khuôn trong khu gian. Nhưng có thể dựa vào các yếu tố của đường tròng đó để dự kiến và chọn lựa các yếu tố của đường khuôn hầm ga thiết kế cho hợp lý.
Đường khuôn thiết kế được lựa chọn có các đặc điểm sau:
Bán kính: R = 3760mm = 3,76m
Đi qua điểm A
Có tâm nằm trên đường trục nằm ngang của đường khuôn hầm trong khu gian
Tính bán kính ngoài của vỏ hầm ga:
Bán kính ngoài của vỏ hầm ga được xác định sau khi tính chiều dày của tubin BTCT theo công thức sau:
h =
Trong đó:
Dtr Là đường kính trong của đường hầm, theo trên:
Dtr = 2*3,76 = 7,52m.
a- Là hệ số kinh nghiệm (Bảng 10-8, TR165, Giáo trình Thiết kế đường hầm và mêtrô- Chu Viết Bình), Với:
+ 6,5m < Dtr = 7,52m < 8m
+ Kết cấu vỏ hầm ghép từ các tubin BTCT
Ta được: a = 0,0575
Ta tính được:
0,4324m
Ta lựa chọn: h = 0,49m
Như vậy đường kính ngoài của vỏ hầm ga là:
Dng = Dtr + h = 3,76 + 0,45 = 4,21m = 4250mm
Xác định chủng loại và kích thước các cấu kiện vỏ hầm.
Chiều rộng tubin: btubin = 75cm = 0,75m (theo trên)
Chiều dày tubin: h = 0,49m (theo trên)
Các cấu kiện đổ tại chỗ thì liên kết với nhau bằng cách đặt thép chờ, các tubin lắp ghép thì liên kết với nhau bằng bulông ở cả 4 mặt.
Chiều dày phần vỏ của các tubin là 250mm
Khối BTCT tạo thành trụ cho dầm (lanh tô) “A”
Khối A được sử dụng để tạo thành trụ cho dầm trong kết cấu ga trụ cầu. Khối này được đổ tại chỗ. Kích thước khối này được xác định từ điều kiện chiều cao thông thuỷ của cửa thông, e2,5m.
Chọn chiều cao cửa tính từ mặt sàn ga đến mép trên cửa thông là 2,65m. Từ đó, ta sẽ xác định được kích thước của khối A. Đồng thời, kiểm tra khoảng cách từ mép trong (phẳng) của khối A đến mép của sàn ga ta được 3,002m. Khoảng cách này chính là chiều rộng thực tế của sân ke đợi tàu, thoả mãn điều kiện b3m.
Kích thước khối A như sau:
Khối BTCT “B”
Khối B có thành bị cắt 1/2 chiều dài và có lỗ hở ở phần bị cắt
Khối B và khối A được lắp vào vòng đường ngầm ga tuyến từ một phía, còn lắp vào vòng đường ngầm ga giữa từ hai phía, tạo nên “đường xoi” phía trên và phía dưới lỗ cửa trên suốt chiều dài đoạn có cửa thông của ga.
Người ta lợi dụng những đường xoi này và lỗ hở của khối B để đổ bêtông cho dầm dọc- lanh tô của kết cấu ga trụ cầu.
Cấu tạo của khối B như sau:
Khối khoá vòng “K”
Khối khoá vòng K là cấu kiện lắp cuối cùng trong khi thi công vở hầm.
Có một mặt vát vào phía trong để có thể lắp ghép từ phía trong vỏ hầm
Góc chắn của mảnh khoá K là: aK = 90
Vì tubin “C”
Đây là vì tubin nằm giữa khối B và khối khoá vòng “K”. Vì khối khoá vòng K có cấu tạo một mặt vát vào phía trong nên mảnh C cũng phải có một mặt vát theo mảnh khoá K.
Góc chắn của mảnh tubin C là: aC = 250
Vì tubin tiêu chuẩn “D”
Trên mặt cắt ngang đường hầm ga tuyến thì có tất cả 7 vì tubin tiêu chuẩn D
Góc chắng của vì tubin tiêu chuẩn D là: aD = 24017’
Loại này chỉ có trong đường ngầm ga tuyến
Cấu tạo của vì tubin tiêu chẩn D như sau:
Vì tubin “E” và “F”
Hai loại này chỉ có trong đường ngầm ga giữa
Tubin E cũng giống như tubin C trong đường ngầm ga tuyến, có một mặt vát theo mặt của mảnh khoá K, góc chắn của mảnh E là 150.
Mảnh F là mảnh dưới cùng của đường ngầm ga giữa, có góc chắn là 250.
Chú ý:
Trong quá trình thi công, lúc đầu vỏ hầm ga được lắp bằng các vì tubin và chưa có cửa thông giữa các hầm. Khi đó, tại vị trí của các khối A,B là các mảnh ghép tạm thời. Các mảnh đó được thay thế dần và đổ bêtông để tạo thành các khối A,B trong quá trình thi công cửa thông.
Tại vị trí khối A có 3 mảnh ghép tạm thời A’, có góc chắn là 220.
Tại vị trí khối B có hai mảnh ghép tạm thời B’, có góc chắn là 22,50.
Mặt cắt ngang ga tàu:
2. MẶT CẮT DỌC GA TÀU
Mặt cắt dọc kết cấu chính( I -I)
Mặt cắt dọc phần trụ cầu
Do kích thước phần trụ cầu theo chiều dài ga là tương đối lớn, nếu toàn bộ phần lõi trụ được đổ bằng bêtông thì sẽ rất tốn kém. Đồng thời, lớp đất đặt kết cấu trụ ga là lớp đất 5c tương đối tốt nên không cần đào bỏ toàn bộ phần đất trong lõi trụ và thay thế bằng bêtông mà chỉ cần đào đi 0,5- 0,6m từ mỗi phía và thay thế bằng bêtông. Trong trường hợp này ta đào đi 0,5m từ mỗi phía.
KẾT CẤU CẦU THANG LÊN
KÍCH THƯỚC CẦU THANG LÊN
Tính toán chiều sâu đặt sảnh ngầm
Xác định cao độ mặt đường đi trong hệ thống đường hầm vượt nút.
Lấy cao độ điểm trung tâm của ngã tư làm cao độ gốc. Trên bình đồ, cao độ đó là +7,34m. Chiều sâu mặt đường đi bộ trong hệ thống đường hầm vượt nút được xác định như sau:
Không sử dụng đất đắp trên bề mặt tấm mái của kết cấu đường hầm vượt bộ mà sử dụng nó làm nền đường và đặt trực tiếp kết cấu áo đường lên trên tấm mái đó. Chiều dày kết cấu áo đường là 10cm = 0,1m.
Chiều dày tấm mái của kết cấu đường hầm vượt bộ là 0,5m
Chiều cao thông thuỷ của đường hầm là 2,4m.
Như vậy cao độ mặt đường trong hầm vượt nút là:
h1 = (+7,34) - 0,1 – 0,5 – 2,4 = +4,34m.
Cao độ này đồng đều cho cả hệ thống đường hầm và bằng cao độ bậc thang trên cùng của cầu thang bộ kết nối mặt sảnh ngầm với hệ thống đường hầm vượt nút.
Xác định cao độ mặt sảnh ngầm:
Cao độ mặt sảnh ngầm được xác định thông qua các kích thước sau:
Chiều dày kết cấu áo đường : 0,1m
Chiều dày đất đắp phía trên tấm mái: 0,6m
Chiều dày tấm mái: 1m
Chiều cao thông thuỷ của kết cấu sảnh ngầm: 4,3m
Như vậy chiều sâu tính từ mặt đất đến mặt sàn sảnh ngầm là:
hsảnh = 0,1 + 0,6 + 1 + 4,3 = 6m.
Cao độ mặt sàn sảnh ngầm là: (+7,34) – 6 = +1,34m.
Xác định chiều dài cầu thang cuốn kết nối mặt sảnh và sân ga
Cao độ mặt sảnh: +1,34m.
Cao độ đỉnh ray = (+ 7,34) – 30 = - 22,66m
Cao độ mặt sân ga = cao độ đỉnh ray + 1,1m = -22,66 + 1,1 = -21,56m
Chênh cao giữa mặt sảnh và sân ga H = (+1,34) – (-21,56) = 22,9m
Góc hợp bởi trục cầu thang cuốn và phương ngang là 300. Do đó chiều dài cầu thang cuốn tính từ mặt phẳng cơ sở trên đến mặt phẳng cơ sở dưới là :
L = 45,8m.
Chiều dài cầu thang cuốn trên mặt bằng, tính từ mặt phẳng cơ sở trên đến mặt phẳng cơ sở dưới là:
l = 39,66m
Ta có sơ đồ tổ hợp băng tải như sau:
(1) Khoang chuyển tiếp; (2) Cụm chuyển hướng dưới; (3) Đường hầm xiên chứa cầu thang; (4) Cụm chuyển hướng trên; (5) Buồng chứa động cơ.
Xác định bán kính tối thiểu của đường ngầm băng tải
Đường hầm băng tải là đường hầm nghiêng có tiết diện là dạng hình tròn. Đường kính trong tối thiểu của đường hầm đó được xác định theo công thức sau:
Dmin = a (n-1) +b +2c
Trong đó:
n - Là số băng tải trong đường cầu thang cuốn, theo trên: n = 3.
a - Là khoảng cách giữa các trục của băng tải, a = 2080mm
b - Là chiều rộng của một băng tải, b = 1560mm
c - Là khoảng cách từ mép băng tải biên đến chu tuyến trong của đường hầm băng tải, c = 450mm.
Ta tính được:
Dmin = (3-1) *2,08 + 1,56 + 2*0,45 = 6,62m
Suy ra: Rmin = 3,31m
CẤU TẠO CỦA CẦU THANG CUỐN
Cấu tạo phần kết cấu của cầu thang cuốn :
Kết cấu đoạn hầm nghiêng của đường ngầm băng tải:
Chọn kết cấu vỏ hầm của đường ngầm băng tải từ tubin gang, có các kích thước được lựa chọn như sau:
Bán kính trong thiết kế của đường hầm là R = 3,5m > Rmin
Chiều dày của tu bin gang được xác định dựa vào công thức:
8m
Ta được: ttubin = 0,25m.
Để tăng kích thước mặt cắt theo phương đứng, người ta đặt tấm đệm bổ sung, tấm đệm đó cũng là tubin gang có chiều cao 600mm. Nhờ đó, kích thước theo trục đứng của vỏ đường hầm băng tải tăng lên đến 8,1m. Phần dưới của đường hầm có thể được lợi dụng để làm kênh thông gió cho đường ngầm ga.
Chiều dài đốt (b) hầm phụ thuộc vào đường kính hầm và địa chất của nền, được lựa chọn theo bảng sau:
Bảng 2.3: Chiều dài đốt hầm
Đường kính trong đường hầm Dtr (mm)
Điều kiện địa chất
Chiều dài đốt hầm b (cm)
Nền yếu
60- 100
Nền ổn định
75- 125
Nền yếu
50-75
Nền ổn định
75-100
Do đường hầm băng tải đi qua nhiều lớp đất, có cả lớp đất ổn định và lớp đất không ổn định, do vậy ta lựa chọn trên cơ sở đối với nền không ổn định. Ta có:
b = 0,50,75m, ta chọn b = 0,7m.
Xác định số lượng và kích thước các mảnh tubin trên mặt cắt ngang đường hầm:
Vở hầm được cấu tạo không có mảnh đáy. Sơ đồ cấu tạo của các mảnh ghép trên mặt cắt ngang đường hầm gồm có 3 loại mảnh là: mảnh N, mảnh khoá K, và hai mảnh T và P giống nhau.
Mảnh N có 10 mảnh, góc chắn mỗi mảnh là a0 = 300.
Mảnh khoá K, có góc chắn aK = 80 100, ta chọn: aK = 100
Kích thước hai mảnh T và P được xác định như sau:
250.
Cấu tạo của mảnh tubin đại diện (mảnh N):
Cấu tạo của mảnh K và mảnh C (chung cho cả mảnh T và P)
Mảnh K có dạng hình nêm, mở rộng vào phía trong được lắp từ dưới lên, và chốt lại sau cùng ở phía trên đỉnh vòm nên gọi là mảnh khoá vòm. Mảnh C cũng phải có một cạnh vát theo cạnh vát của mảnh hình nêm K Cuối cùng ta được:
Tiết diện vỏ hầm đường ngầm băng tải như sau:
Kết cấu buồng chuyển tiếp (khoang kéo) của cầu thang cuốn
Buồng chuyển tiếp giữa ga tàu và cầu thang cuốn là phần cuối phía dưới của băng tải, được sử dụng để bố trí hệ thống bánh răng. Hệ thống bánh răng này được được liên kết cứng với một cơ cấu đảm bảo sức căng của xích kéo. Chính vì thế chúng được gọi là cơ cấu kéo, và buồn chuyển tiếp còn được gọi là khoang kéo.
Khoang kéo của kết cấu ga đặt sâu được bố trí trong đường hầm ngắn chuyên dụng, có dạng mặt cắt hình elíp ở phần dưới của chúng. Đối với ga dạng cột, khoang kéo được xây dựng bên trong kết cấu của ga. Trong trường hợp đó, kết cấu đường ngầm băng tải được tựa lên tường đầu mút của ga.
Buồng chứa động cơ được sử dụng để bố trí động cơ điện với các bộ giảm tốc, cơ cấu truyền động, nút điều khiển và các cơ cấu phụ. Buồng động cơ nằm ở đầu trên của cầu thang cuốn, trong thành phần tiền sảnh ngầm và ở tầng dưới của tiền sảnh ngầm.
Kích thước buồng chứa động cơ phụ thuộc vào số lượng và chủng loại băng tải, chiều rộng lối đi giữa chúng và giữa các móng biên và tường. Những kích thước đó được quy định trong chỉ dẫn về lắp ráp và khai thác băng tải. Chiều cao thông thuỷ của phòng máy tối thiểu là 2,7m.
Trong đồ án này, đường ngầm cầu thang cuốn gồm có 3 vệt băng tải, chiều cao của tiết diện đường hầm là 8,1m.
Chiều cao thông thuỷ khoang chứa động cơ ứng với loại băng tải đó là 3,2m.
Chiều dài khoang chứa động cơ là 21,5m.
Vỏ lắp ghép của đường ngầm cầu thang cuốn đi tới sảnh kết thúc bằng đầu đỉnh. Đầu đỉnh được làm từ bêtông toàn khối và nối tiếp với kết cấu toàn khối của phòng máy.
Vì trong kết cấu đường ngầm cầu thang cuốn có bố trí kênh thông gió, cho nên ở phần dưới của sảnh cần dự kiến đào bổ sung để đặt đường ống thông gió.
Kết cấu của phòng máy được thể hiện trong bản vẽ kết cấu của sảnh ngầm.
Cấu tạo phần cơ khí của cầu thang cuốn :
Phần cơ khí của cầu thang cuốn gồm các bộ phận cơ bản sau đây:
Khung kim loại là 2 dàn dọc liên kết với nhau bằng các liên kết ngang, trên dàn bố trí các nút chính của băng tải.
Bản băng tải: được cấu tạo từ các bậc (1) và xích kéo (2)
Hai cặp định hướng (3)
Tay vịn chuyển động (4)
Cơ cấu chuyền động (5)
Cơ cấu kéo (6)
Mỗi bậc băng tải tựa nên 4 con lăn, hai con lăn phía trên liên kết với xích kéo tạo thành trục lăn chính (7), hai con lăn phía dưới tạo thành trục lăn phụ (8). Các con chạy chuyển động theo những định hướn riêng, những định hướng đó nằm ở một mặt phẳng, còn lại những vị trí chuyển đổi sang đoạn nàm ngang chúng tách ra theo chiều cao.
Sơ đồ cấu tạo chung của cầu thang cuốn:
Cấu tạo của bậc thang:
THIẾT KẾ SẢNH NGẦM
1. LUẬN CỨ ĐỂ LỰA CHỌN THIẾT KẾ SẢNH NGẦM:
Sở dĩ trong phương án này không tiến hành xây dựng nhà ga nổi trên mặt đất mà xây dựng sảnh ngầm là do:
Ga đặt ở độ sâu khá lớn (30m) so với mặt đất. Xây dựng sảnh ngầm sẽ giúp giảm chiều dài cầu thang cuốn.
Mật độ dân cư tại khu vực xây dựng ga tàu rất đông đúc, phương án xây dựng sảnh ngầm sẽ có lợi vì không chiếm dụng mặt bằng trên mặt đất, giảm được diện tích đất cần giải toả, giảm chi phí.
Đầu mút nhà ga ở gần ngã tư là đầu mối giao thông tập trung lưu lượng hành khách rất lớn- cả hành khách đi bộ và hành khách đi xe bus. Nếu xây dựng nhà ga trên một tuyến phố nào đó thì sẽ tập trung một lượng hành khách rất lớn trên tuyến phố ấy ở trên mặt đất, đặc biệt là vào giờ cao điểm, dễ gây ách tắc giao thông. Đồng thời không thuận lợi cho sự di chuyển của hành khách từ các tuyến phố trên mặt đất xuống ga.
Xây dựng sảnh ngầm thì nhược điểm trên đây không còn nữa. Sự di chuyển của hành khách trên mặt đất rất thuận lợi khi đi tới các cửa của cầu thang bộ đặt trên mặt đất đi trực tiếp xuống sảnh ngầm hoặc thông qua hệ thống đường hầm vượt nút xuống sảnh ngầm.
2.BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢNH NGẦM
TÍNH TOÁN SỐ LƯỢNG CỬA TRONG SẢNH
Tính theo khả năng vận chuyển của cầu thang cuốn
Số lượng cửa trong sảnh tương ứng với khả năng vận chuyển của tất cả các băng tải hoặc công suất của cầu thang bộ tới sân ga (ga đặt nông). Tính theo cách này sẽ cho số lượng cửa tối đa trong sảnh ngầm. Trong đồ án này, nối tiếp giữa sảnh ngầm và sân ga là cầu thang cuốn. Do đó, số lượng cửa trong sảnh được tính theo công thức:
Trong đó:
n3 Là số lượng băng tải trong cầu thang cuốn, n3 = 3.
p3 Là khả năng vận chuyển của một băng tải, 8200 người/ 1giờ
pn Là khả năng thông qua 1m chiều rộng cầu thang khi chuyển động hai hướng, pn = 3200 người/ m.h.
c Là chiều rộng của một cửa, thông thường chọn: c = 1,7m
Ta tính được:
4,52 (cửa).
Tính theo yêu cầu thông thoát hành khách của ga
Theo yêu cầu thông thoát hành khách thì số lượng cửa trong sảnh ngầm phải đảm bảo cho toàn bộ hành khách lên xuống ga không bị mắc lại ở sảnh hoặc ở ga. Tính theo cách này sẽ được số lượng cửa cần thiết của sảnh ngầm đảm bảo yêu cầu đi lại của hành khách trong ga. Các cửa sử dụng trong sảnh là cửa một chiều.
Công thức:
Trong đó:
npas Là số hành khách lên và xuống của mỗi chuyến tàu, theo tính toán ở trên ta có: npas = 425 hành khách/ chuyến.
k Là hệ số sử dụng không đều của các cửa, cửa 1 chiều, k = 1.
3200 Là khả năng thông qua 1m chiều rộng cửa một chiều, người/m.h.
c Là chiều rộng một cửa, c = 1,7m.
t Là khoảng thời gian giữa hai chuyến tàu, t = 5,4 phút .
Ta tính được:
0,868 (cửa)
Kết luận:
Căn cứ vào hai cách tính trên ta lựa chọn:
Số cửa trong sảnh ngầm là 4 cửa
2 cửa dành cho hướng đi lên, 2 cửa dành cho hướng đi xuống
Mỗi cửa rộng 1,7m
Đồng thời, chọn chiều rộng lan can giữa các cửa là 0,5m.
TÍNH CHIỀU RỘNG ĐƯỜNG CẦU THANG BỘ (nối tiếp sảnh ngầm với hệ thống đường ngầm vượt bộ)
Cầu thang bộ nối tiếp sảnh ngầm và hệ thống đường ngầm vượt bộ có một chiều lên và một chiều xuống. Chiều rộng mỗi chiều được xác định theo hai cách
Tính theo khả năng vận chuyển của cầu thang cuốn
Chiều rộng cầu thang bộ phải đảm bảo thông thoát được lượng hành khách mà tất cả các băng tải có thể đưa từ ga lên sảnh và đưa từ sảnh xuống ga (chính là lượng hành khách đi xuống sảnh, sau đó đi cầu thang cuốn xuống ga). Tính theo cách này sẽ cho được chiều rộng tối đa của một vệt cầu thang bộ.
Công thức:
Trong đó:
n3, p3, pn : Là các giá trị của cầu thang cuốn như đã nói ở trên.
n’ : Là số vệt cầu thang bộ, vì cầu thang bộ có một chiều lên và một chiều xuống nên có hai vệt, n’ = 2.
Ta tính được:
3,84m
Tính theo yêu cầu thông thoát hành khách của ga
Tính theo điều kiện này sẽ được chiều rộng tối thiểu của cầu thang bộ.
Công thức:
Trong đó:
3200 Khả năng thông qua 1m chiều rộng cầu thang bộ di chuyển 1 hướng
k Hệ số sử dụng không đồng đều các vệt cầu thang, do cầu thang di chuyển một hướng, k = 1.
Ta tính được:
0,738m
Kết luận: Căn cứ vào hai giá trị tính toán trên đây, ta lựa chọn:
Chiều rộng mỗi vệt cầu thang theo mỗi hướng là: c’ = 3,65m
Đồng thời, chọn chiều rộng lan can phân cách giữa hai hướng là 0,2m
Như vậy tổng chiều rộng cầu thang bộ là:
Bctb = 2c’ + 0,5 = 2*3,65 +0,2 = 7,5m
TÍNH TOÁN CHIỀU DÀI CẦU THANG BỘ TRÊN MẶT BẰNG
Chọn loại cầu thang bộ có kích thước bậc là 14x32cm
Chênh cao giữa mặt sảnh ngầm với mặt đường trong hệ thống đường ngầm vượt bộ được xác định bằng hiệu giữa hai cao độ:
H = (+4,34) – (+1,34) = 3m
Số bậc thang = 3:0,14 = 21,42 (bậc)
Làm thành 22 bậc và do lớn hơn 14 bậc nên làm thành hai cấp, có chiếu nghỉ rộng 1,5m tại bậc số 11. Như vậy, có 21 bậc có chiều dài 0,4m và một bậc có chiều dài 1,5m. Tổng chiều dài cầu thang bộ trên mặt bằng là:
L = 21*0,32 + 1,5 = 8,22m
BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢNH NGẦM
Hàng cửa trong sảnh cách mép trên cùng của cầu thang cuốn là 3m
Cạnh hàng cửa bố trí máy soát vé tự động ở hai bên sảnh, hành khách sau khi vào sảnh thì mua vé và tiến đến vị trí máy soát vé này, sau khi máy kiểm tra vé hành khách đi vào cửa và xuống cầu thang cuốn . Còn khi hành khách đi từ cầu thang cuốn lên qua vị trí máy soát vé tự động, nếu tài khoản trong vé của hành khách vẫn đủ thì hành khách được phép ra khỏi sảnh, nếu tài khoản trong vé không đủ thì hành khách sẽ bị giữ lại.
Phía gần cửa cầu thang bộ vào sảnh bố trí phòng bán vé ở hai bên sảnh ngầm
Số lượng và kích thước cửa trong sảnh, kích thước đường cầu thang bộ xuống sảnh được xác định như tính toán ở trên.
THIẾT KẾ KẾT CẤU SẢNH NGẦM
Lựa chọn kết cấu sảnh ngầm có các đặc điểm sau:
BTCT toàn khối
3nhịp
Mặt cắt có dạng hộp, tấm mái có dạng sườn
Trong nhịp giữa, mái tựa lên hai dãy cột bố trí trên suốt chiều dài sảnh. Khoảng cách giữa hai hàng cột lấy lớn hơn chiều rộng cửa cầu thang bộ phía đầu sảnh ngầm và bằng 7,9m. Khoảng cách từ mép đến mép giữa hai cột liền kề trong một hàng là 6,4m. Khoảng cách từ mép tường đầu sảnh đến mép cột đầu tiên là 7,05m.
Chiều dài đoạn cầu thang cuốn nằm ngang tính từ mặt phẳng cơ sở trên (phần nằm trong sảnh) dài 2,5m.
Cột được sử dụng là loại ống thép tròn có tiết diện vuông, đường kính 0,7m.
Để giảm chiều dài nhịp của kết cấu sàn sảnh ngầm, trong phòng máy, sử dụng các cột tiết diện vuông kích thước 0,4x0,4m.
Kết cấu phần chuyển tiếp từ đường hầm cầu thang cuốn sang sảnh ngầm là một ống chuyển tiếp. Ống chuyển tiếp có dạng mặt cắt ngang hình tròn, đường kính trong bằng đường kính trong của đường hầm cầu thang cuốn, chiều dày ống là 0,43m. Phần này được đổ tại chỗ sau khi để thép chờ ở phần tường sảnh. Các kích thước cụ thể được thể hiện trong bản vẽ chi tiết sảnh ngầm.
Mặt cắt dọc kết cấu sảnh ngầm như sau:
Mặt cắt ngang kết cấu sảnh ngầm như sau:
Kết cấu phần chuyển tiếp:
C. CÁC HẠNG MỤC KHÁC CỦA CÔNG TRÌNH
HỆ THỐNG ĐƯỜNG HẦM VƯỢT BỘ
BỐ TRÍ MẶT BẰNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG HẦM VƯỢT BỘ
Hệ thống đường hầm vượt bộ được bố trí theo dạng hình chữ I, có trục chính trùng với trục của ga và sảnh, trục chính nằm phía dưới đường Giảng Võ. Các đường hầm vượt bộ nối lên các tuyến phố, tại đó có bố trí cầu thang bộ trên các vỉa hè để hành khách xuống đường hầm và từ đường hầm đi lên.
KẾT CẤU ĐƯỜNG HẦM VƯỢT BỘ
Kết cấu đường hầm vượt bộ được lựa chọn là kết cấu bêtông đúc toàn khối, mặt cắt có dạng hình chữ nhật.
Đối với trục hầm chính thì bề rộng bên trong kết cấu là 5m, đối với các hầm nhánh thì chiều rộng bên trong hầm là 4m.
Chiều cao thông thuỷ của đường hầm là 2,4m
Chiều dày tấm mái, chiều dày bản đáy, chiều dày thành bên đều bằng 0,5m
Chiều dày lớp mặt đường trong hầm là 10cm, có tạo mui luyện để thoát nước.
Mặt cắt ngang kết cấu đường hầm nhánh được thể hiện như sau:
KẾT CẤU NHÀ GA TRÊN MẶT ĐẤT
BỐ TRÍ MẶT BẰNG NHÀ GA TRÊN MẶT ĐẤT
Tuy sử dụng kết cấu sảnh ngầm là nơi tập trung hành khách xuống ga tàu, nhưng do đặc tính của ga tàu điện ngầm là một công trình lớn, cần chung chuyển một lượng hành khách rất lớn, nên phần cửa xuống hệ thống đường hầm vượt bộ không thể bố trí một cách đơn giản như kết cấu hầm vượt bộ thông thường. Cần thiết phải xây dựng nhà ga nổi trên mặt đất để thu hút hành khách đi xuống tàu điện ngầm.
Hệ thống đường hầm vượt bộ có 4 hầm nhánh và đi lên vỉa hè của các tuyến phố tại 4 vị trí. Tại hai vị trí cửa lên trên vỉa hè ở ngã tư tiến hành xây dựng nhà ga trên mặt đất. Toàn bộ diện tích nhà ga nằm trên vỉa hè, để đủ mặt bằng xây dựng phải tiến hành giả toả một số ngôi nhà trên tuyến phố tại vị trí trí ngã tư.
KẾT CẤU NHÀ GA TRÊN MẶT ĐẤT
Vì nhà ga xây dựng trên tất cả các tuyến phố nên không cần phải xây dựng nhà ga lớn, mà chỉ cần xây dựng kết cấu dạng hộp kích thước vừa phải. Trên mặt bằng kết cấu có dạng hình chữ nhật, có kích thước là 8 x 12m.
Tường nhà ga được ốp gạch trang trí, mái được uốn cong để tạo dáng kiến trúc, đồng thời có phần nhô ra để che mưa cho cửa mặt tiền. Cao độ nền nhà ga cao hơn cao độ vỉa hè là 1,54m. Mục đích để cho nền nhà ga không bị ngập nước khi tuyến phố bị ngập nước do trời mưa to. Nối tiếp giữa nền nhà ga và vỉa hè là một cấp cầu thang bộ gồm 11 bậc loại 14x32cm. Cửa sử dụng cho nhà ga là loại cửa kính .
KẾT CẤU CẦU THANG BỘ NỐI TIẾP NỀN NHÀ GA VÀ MẶT ĐƯỜNG HẦM VƯỢT BỘ.
Đối với mỗi tuyến phố, cao độ vỉa hè là khác nhau, do đó cao độ nền nhà ga ở mỗi tuyến phố cũng khác nhau, kết cấu cầu thang bộ nối tiếp giữa mặt đường trong hầm vượt bộ với nền nhà ga sẽ có chiều cao khác nhau. Ta thiết kế kết cấu cầu thang bộ đối với tuyến phố trên khu vực dân cư phường Kim Mã.
Cao độ mặt nền đường trong hầm đi bộ là: + 4,34m
Cao độ nền vỉa hè: +7,30m (Bình đồ khu vực)
Chiều cao của nền nhà ga so với nền vỉa hè là 1,54m.
Như vậy chênh cao giữa nền nhà ga và nền mặt đường trong hầm là:
H = (+7,30) – (+4,34) + 1,54 = 4,5m.
Chênh cao đó cũng chính là chiều cao cầu thang bộ mà ta cần thiết kế. Chọn loại bậc cầu thang bộ có kích thước là 14x 32cm, số bậc cầu thang là:
n = 4,5: 0,14 = 32, 14 (bậc)
Ta bố trí 32 bậc trong đó có hai chiếu nghỉ ở bậc số 11 và 22, riêng bậc trên cùng cao 16cm. Các bộ phận của kết cấu được thể hiện trong bản vẽ mặt cắt dọc của kết cấu gồm có:
(1) Hầm vượt bộ (2) Cửa vào hành lang đi bộ ngầm
(3) Nhà ga (4) Cửa vào nhà ga
(5) Cầu thang nối đường đi trong hầm vượt bộ với sàn nhà ga
HỆ THỐNG THÔNG GIÓ
Thông gió được dùng nhằm đảm bảo các điều kiện bình thường cho con người trong đường ngầm mêtrô, thoả mãn các điều kiện vệ sinh môi trường. Các thiết bị thông gió cần đảm bảo sự trao đổi không khí cần thiết để giữ được độ sạch, độ ẩm, nhiệt độ không khí yêu cầu, cũng như đảm bảo tốc độ chuyển động của không khí theo các tiêu chuẩn đưa ra.
SƠ ĐỒ CÁC HỆ THỐNG THÔNG GIÓ
Tuỳ thuộc vào chiều sâu đặt ngầm người ta sử dụng các sơ đồ cơ cấu thông gió khác nhau. Trong đồ án này, kết cấu chính của tổ hợp ga gồm có sảnh ngầm và ga tàu. Trong đó, sảnh ngầm là kết cấu hầm đặt nông và ga tàu là kết cấu hầm đặt sâu. Ta sẽ đưa ra sơ đồ hệ thống thông gió cho cả hai kết cấu trên.
Sơ đồ thông gió cho sảnh ngầm
Sảnh ngầm là kết cấu hầm đặt nông, sát với mặt đất, chiều dài hầm không lớn (43,8m) sơ đồ thông gió hợp lý nhất là lợi dụng thông gió tự nhiên:
Sử dụng một giếng đứng có không có quạt ở giữa chiều dài sảnh. Trong đó, kiốt thông gió đặt trên vỉa hè. Giếng đứng được kết nối với sảnh bằng một đoạn hầm ngang. Hệ thống này tạo thành đường dẫn gió xuống sảnh.
Đoạn hầm ngang có bố trí cơ cấu lọc bụi và làm sạch không khí dẫn vào sảnh
Trong sảnh, sử dụng các quạt gió bố trí ở các góc của sảnh và dọc theo hai bên sảnh.
Sơ đồ thông gió cho ga ngầm
Ga ngầm là kết cấu đường hầm đặt sâu nằm trên tuyến đường tàu điện ngầm. Sơ đồ thông gió cho ga là sơ đồ hút - đẩy nhân tạo. Trên đường ngầm nối ga, xây dựng giếng thông gió có quạt thông gió.
Giếng đứng thông gió được xây dựng tại vị trí có dải phân cách của đường. Phía trên giếng, kiốt thu không khí nằm trên dải phân cách, Chiều rộng dải phân cách là 3m, kiốt thu không khí có dạng hình chữ nhật có kích thước 3m x 5m, trong đó cạnh dài chạy dọc theo trục dải phân cách.
Phía dưới kiốt thu không khí là một giếng đứng. Kích thước của giếng đứng đó được tính toán theo tốc độ gió chạy trong nó khoảng 7- 8m/s. Để phù hợp với kết cấu của kiốt thu không khí phía trên thì kích thước giếng đứng cũng là 3x5m.
Phía dưới giếng đứng là một đoạn hầm ngang dùng để bố trí thiết bị tiêu âm và lọc bụi. kích thước khoang này là 5x5m.
Khoang tiêu âm được kết nối với khoang thông gió bằng một giếng đứng nữa, giếng đứng này có kích thước là 5x5m.
Khoang thông gió có dạng hình hộp, kích thước: chiều dài x chiều rộng x chiều cao = 16 x 8 x 6m, khoang này nằm trong phạm vi giữa hai đường hầm nối ga và được kết nối với hai đường hầm nối ga bằng đoạn hầm có trục vuông góc với trục của khoang. Trong khoang thông gió có bố trí hệ thống quạt gió.
ed
CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG THÔNG GIÓ
Thành phần và khối lượng không khí cần thông gió:
Khối lượng không khí cần thông gió trong đường tàu điện ngầm được xác định từ độ độc hại có trong không khí đường ngầm mêtrô.
Các thành phần độc hịa gồm có: Nhiệt độ, khí ẩm, điôxít các bon
Thải ra từ người
Thải ra từ các thiết bị