Đồ án Thiết kế giai đoạn II Trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Hiệp Phước, công suất 3000 m3/ng.đ

MỤC LỤC TRANG

LỜI MỞ ĐẦU 8

A. ĐẶT VẤN ĐỀ 8

B. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 9

C. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 9

D. NỘI DUNG 10

E. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 10

F. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 10

CHƯƠNG I 11

TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP HIỆP PHƯỚC 11

1.1 TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP HIỆP PHƯỚC 11

1.1.1 Vị trí địa lý 11

1.1.2 Điều kiện tự nhiên 12

1.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 13

1.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KCN HIỆP PHƯỚC. 15

1.2.1 Nước thải 15

1.2.2 Khí thải 16

1.2.3 Chất thải rắn 18

1.2.4 Tiếng ồn và rung 19

CHƯƠNG 2 20

TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI THUỘC DA VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI 20

2.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP THUỘC DA 20

2.1.1 Nguồn phát sinh nước thải của công nghiệp thuộc da 20

2.1.2 Đặc tính của nước thải thuộc da 21

2.1.3 Một số sơ đồ công nghệ xử lý nước thải thuộc da 22

2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI 24

2.2.1 Phương pháp xử lý cơ học 24

2.2.2 Các phương pháp xử lý hóa lý 27

2.2.3 Phương pháp xử lý hóa học 29

2.2.4 Các phương pháp xử lý sinh học 29

CHƯƠNG 3 36

TỔNG QUAN CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP – KHU CHẾ XUẤT 36

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 36

3.1 HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN NHƠN TRẠCH 2 36

3.1.1 Các thông số đầu vào và yêu cầu đầu ra: 36

3.1.2 Mô tả nhà máy xử lý nước thải kcn Nhơn Trạch 2 37

3.2 HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN BIÊN HÒA 2 40

3.2.1 Các thông số đầu vào: 40

3.2.2 Quy trình công nghệ: 41

3.2.3 Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý: 42

3.3 HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN VIỆT NAM - SINGAPORE 44

3.3.1 Thuyết minh công nghệ xử lý: 44

3.3.2 Sơ đồ công nghệ xử lý: 45

3.3.3 Đánh giá hiệu quả xử lý. 46

3.4 HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCX LINH TRUNG 46

3.4.1 Tính chất nguồn thải – yêu cầu xử lý: 46

3.4.2 Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý: 48

3.5 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI TRẠM XLNT KHU CÔNG NGIỆP HIỆP PHƯỚC GIAI ĐỌAN 1. 49

3.5.1 Trạm XLNT tập trung: 49

3.5.2 Tiêu chẩn tiếp nhận nước thải KCN 51

CHƯƠNG 4 53

THIẾT KẾ ĐỀ XUẤT CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 53

XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIAI ĐOẠN II, CÔNG SUẤT 3000M3/NG.Đ 53

4. 1 PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ 53

4.1.1 Đặc tính nguồn nước thải trước khi xử lý 53

4.1.2 Yêu cầu thiết kế 54

4.1.2.1 Yêu cầu lưu lượng thiết kế 54

4.1.2.2 Chất lượng nước thải trước và sau xử lý 54

4.2 MỘT SỐ YÊU CẦU KHÁC 55

4.3 ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 56

4.3.1 Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý 56

4.3.3 Đề xuất phương án xử lý 56

4.3.3.1 Phương án 1: Hóa lý – Thiếu khí – Hiếu khí – Khử trùng 57

4.3.3.2 Phương án II : Hóa lý – Hiếu khí theo mẻ – Khử trùng 59

4.4.4 So sánh công nghệ và lựa chọn phương án 61

CHƯƠNG 5 64

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI 64

5.1 Hố thu gom 64

5.2 Bể điều hòa 65

5.3 Bể phản ứng cơ khí và tạo bông 68

5.4 Bể lắng 1 74

5.5 Bể Anoxic: 78

5.6 Bể Aerotank: 80

5.7 Bể lắng 2 89

5.8 Bể khử trùng 92

5.9 Bể chứa bùn sinh học 94

5.10 Bể chứa bùn hóa lý 95

5.11 Hồ sinh học ổn định nước thải 96

CHƯƠNG 6 98

KHÁI TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀ GIÁ THÀNH XỬ LÝ NỨOC THẢI 98

6.1 KHÁI TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ. 98

6.1.1 Chi phí đầu tư cơ bản: 98

6.1.2 Chi phí quản lý vận hành 101

6.1.3. Khấu hao tài sản và lãi suất 104

6.2 Giá thành xử lý cho 1m3 nước thải 105

CHƯƠNG 7 106

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106

7.1 KẾT LUẬN 106

7.2 KIẾN NGHỊ 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

PHỤ LỤC : 108

DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP VÀ LOẠI HÌNH SẢN XUẤT TẠI KCN HIỆP PHƯỚC 108

 

 

doc111 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5866 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế giai đoạn II Trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Hiệp Phước, công suất 3000 m3/ng.đ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không phá vỡ liên kết của các bông keo. Nước thải tiếp tục được chảy sang ngăn lắng. Ngăn lắng được thiết kế đặc biệt có tác dụng tạo môi trường tĩnh cho bông keo lắng xuống. Với hệ thống tấm nghiêng trong ngăn lắng và đáy bể có độ dốc cao giúp bùn trượt về đáy bể và được bơm bùn bơm về bể làm đặc bùn hoá lý theo định kỳ. Nước thải sau keo tụ được thu theo phương pháp chảy tràn và đi về bể Aeroten. Trước khi chảy vào bể Aeroten, nước thải được bổ sung chất dinh dưỡng (NPK- trong trường hợp chất dinh dưỡng trong nước thải đầu vào không đủ) nhằm tạo môi trường tốt cho quá trình xử lý vi sinh tiếp theo. Bể Aeroten gồm hai bể, có thể chạy song song hoặc nối tiếp. Tại mỗi bể Aeroten được lắp hệ thống phân phối khí cố định dưới đáy bể. Hệ thống này thông qua máy thổi khí có tác dụng cung cấp Oxy cho quá trình phát triển của vi sinh vật. Ngoài ra có tác dụng đảo trộn nước thải với vi sinh vật trong bể và giúp Oxy hoà tan trong nước thải dễ dàng hơn. Tại mỗi bể có lắp thiết bị đo DO (đo lượng Oxy hoà tan trong nước thải) để kiểm soát hoạt động của vi sinh vật trong bể. Sau đó, nước thải có lẫn bùn sinh học được dẫn tự chảy sang bể lắng thứ cấp. Bể lắng thứ cấp được thiết kế đặc biệt, phía đáy tạo mái dốc 60o để hướng trượt bùn về rãnh. Tại đây, bùn nước được phân ly. Nước phía trên sẽ tràn theo máng tràn chảy về bể tiếp xúc khử trùng. Bể khử trùng được bổ sung chất khử trùng dung dịch Javen (NaOCl) có tác dụng loại bỏ các vi sinh vật trong nước thải và khử một phần độ màu. Tại bể có lắp thiết bị đo clo (đo lượng Clo dư trong nước thải) điều khiển hoạt động của bơm hóa chất đảm bảo lượng clo dư cho phép trong nước thải trước khi thải ra môi trường tiếp nhận. Nước thải qua bể khử trùng đạt tiêu chuẩn loại B theo TCVN 5945 – 2005 được thải ra môi trường tiếp nhận. 3.2 HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN BIÊN HÒA 2 Cùng với chiến lược xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu công nghiệp Biên Hoà II, công ty dịch vụ quản lý môi trường SONADEZI đã đầu tư xây dựng Hệ thống xử lý nước thải vào tháng 11 năm 1998 nhằm giải quyết lượng nước thải cho những nhà máy đang hoạt động trong khu công nghiệp. Hệ thống xử lý nước thải có nhiệm vụ xử lý nước đạt tiêu chuẩn thải loại A theo TCVN 5945-2005 trước khi thoát ra nguồn tiếp nhận là sông Đồng Nai. 3.2.1 Các thông số đầu vào: Nước thải: Tổng lưu lượng nước thải 4000m3/ngày, và nhà máy cũng có phương án mở rộng khi cần thiết. Tính chất dòng thải: Do đặc điểm khu công nghiệp không có những ngành gây ra nước thải có nồng độ chất bẩn cao cũng như các ngành công nghiệp mà nước thải có tính độc tính cao nên tính chất của dòng thải tương đối đơn giản. Thành phần chủ yếu của nước thải trong khu công nghiệp bao gồm các chất vô cơ từ các nhà máy sản xuất thép, giầy dép, bản mạch điện tử,… và các chất hữu cơ từ các nhà máy sản xuất đồ hộp, thực phẩm… Qua khảo sát Bảng 4.1: Chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải KCN Biên Hoà II STT Thông số Đ ơn vị Giá trị tối ưu 1 Nhiệt độ oC 45 2 PH - 5-9 3 BOD5 mg/l 500 4 COD mg/l 800 5 SS mg/l 300 6 As mg/l 0.05 7 Cd mg/l 0,01 8 Pd mg/l 0,1 9 Clo dư mg/l 5 10 CrIV mg/l 0,05 11 Dầu mỡ khoáng mg/l 3 12 Dầu động thực vật mg/l 15 13 Cu mg/l 0,2 14 Zn mg/l 1 15 Mn mg/l 0,2 16 Ni mg/l 0,2 17 Phospho hữu cơ mg/l 0,2 18 Phospho tổng mg/l 4 19 Fe mg/l 1 20 Nitơ tổng mg/l 30 21 Tricloetylen mg/l 0,05 22 Amoni NH3 mg/l 20 3.2.2 Quy trình công nghệ: Hệ thống xử lý nước thải KCN Biên Hoà II sử dụng công nghệ xử lý sinh học dùng bùn hoạt tính hiếu khí kết hợp xử lý hoá lý. Thiết bị xử lý sinh học chính là bể Unitank. .Nước thải Song chắn rác bể thu gom Thiết bị lọc rác tinh Bể điều hoà Bể điều hoà 2 UNITANK 3 NGĂN Hố gom kiểm tra Hồ sinh học Nguồn tiếp nhận Bioscan Máy thổi khí Máy thổi khí Bể trộn Bể lắng 1 Bể nén bùn Máy ly tâm Bùn khô thải bỏ Hoá chất Polyme tín hiệu đkhiển ĐẠT Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ xử lý 3.2.3 Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý: Nước thải từ hệ thống mương được tập trung vào hố gom nước thải sau khi qua song chắn rác thô. Nước khi vào đến hố gom đã được loại bỏ phần lớn rác có đường kính tương đối lớn, nhưng trong nước thải vẫn còn các chất nổi chủ yếu là dầu mỡ từ khâu rửa máy móc nhà xưởng của các nhà máy. Lượng chất nổi này sẽ được tích luỹ lại cho đến khi tạo thành lớp cáng nổi tương đối dày và được công nhân vớt thủ công ra khỏi bể và đưa vào hố gom dầu mỡ. Nước từ hố gom sẽ được lưu lại khoảng 20’ trước khi hai bơm chìm hoạt động luân phiên đưa ra khỏi bể dẫn đến công trình xử lý tiếp theo. Công trình xử lý thiết theo có thể là hệ thống sinh học Unitank hoặc hệ thống xử lý hoá lý hoặc kết hợp cả hai hệ thống nếu cần thiết. Lựa chọn phương án xử lý tự động bằng hệ thống Bioscan – Biomaster. Ngay tại hố gom nước thải sẽ đặt một đầu kiểm tra của máy Bioscan Biomaster để kiểm tra độc tính của nước thải sau đó sẽ mở van để nước thải vào bể điều hoà hoặc vào hệ thống xử lý hoá lý. Nước thải có nồng độ độc tính vượt mức cho phép hoặc độ pH không đạt sẽ đưa vào bể báo động. Bể báo động có chức năng như là một bể trung gian giữ nước thải trước khi được định lượng cho vào bể keo tụ tạo bông. Nước từ bể báo động được đưa qua bể đông tụ, ở đây nước thải được hoà trộn hoá chất keo tự tạo bông và điều chỉnh pH thích hợp, được khuấy trộn nhằm trộn đều lượng hoá chất vừa được thêm vào để tăng hiệu quả xử lý của bể lắng hoá lý. Nước sau bể keo tụ tạo bông được đưa vào bể lắng hoá lý, tại đây nước thải được lắng tĩnh và các chất bẩn được tách dần qua hố gom bùn và máng thu chất nổi. Phần chất nổi thu từ bể lắng hoá lý sẽ theo ống dẫn tự động chảy vào bồn thu gom chất thải rắn và được chuyển giao cho công ty dịch vụ đô thị tỉnh Đồng Nai. Lượng bùn thu được từ bể này sẽ được xả bằng áp lực thuỷ tĩnh sang bể nén bùn. Nước thải sau khi được xử lý hoá lý sẽ quay trở lại bể điều hoà và được lưu giữ tại đây trước khi cho vào bể chính UNITANK. Trong trường hợp hệ thống tự động bơm vào bể sinh học với lưu lượng cố định. Tuỳ vào chế độ lắng hay sục khí mà nước thải sẽ được đưa vào một trong 3 bể của công trình xử lý sinh học. Chế độ hoạt động của 3 bể sinh học hoạt động theo một chu kỳ gồm 21 pha. Trong 20 pha đầu thì bể thứ nhất sẽ làm chức năng lắng lượng bùn hoạt tính tăng trưởng do hai bể còn lại được sục khí tạo ra. Nước trong được tách ra từ bể thứ nhất qua các máng tràn răng cưa theo ống dẫn ra hố gom nước thải sau xử lý. Cũng trong 20 pha đầu này, các máy sục khí trong hai bể B06 và B07 sẽ luân phiên làm việc và thời gian nghỉ của hai máy sục khí được vận hành tự động bằng máy tính dựa trên kết quả phân tích nồng độ oxy hoà tan trong nước thải trước và sau khi vào bể xử lý sinh học. Dựa vào kết quả chạy mô hình cũng như kết quả phân tích mà các bơm bùn sẽ được tự động hoá để chuyển lượng bùn dư vào bể nén bùn. Pha thứ 21 được gọi là pha rửa. Thời gian hoạt động của pha này là 15 phút. Trong pha này chỉ có bể giữa vẫn sục khí trong khi bể thứ 3 bắt đầu chuyển từ sục khí sang lắng, đồng thời xả lượng nước bẩn và một phần lượng nước tương đối sạch trong khi chuyển pha đề làm sạch máng trước khi dẫn lượng nước trong ở pha lắng. Kết thúc pha 21 hệ thống bắt đầu làm việc với chu kỳ mới, chức năng của bể thứ nhất và thứ ba đổi ngược cho nhau và thực hiện lại tất cả các hoạt động như chu kỳ vừa qua. Nước sau khi ra khỏi công trình xử lý sinh học thường đã đạt chất lượng nước loại A theo TCVN 5945-2005 nên được dẫn ra hố gom nước thải nhằm kiểm tra chất lượng nước trước khi cho qua hồ hoàn thiện để thải ra nguồn. 3.3 HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN VIỆT NAM - SINGAPORE Hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Việt Nam – Singapore được thiết kế với công suất 6000 m3/ngày. Nhà máy áp dụng công nghệ xử lý sinh học nhằm tăng hiếu suất xử lý nước thải tới tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 loại A. 3.3.1 Thuyết minh công nghệ xử lý: Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp được thu gom về bể thu nước thải sau khi qua song chắn rác nhằm tách bỏ rác thô, có kích thước lớn. Nước thải từ bể gom được bơm lên sàng rác nhỏ dạng trống quay, sau đó vào bể phân phối. Nước thải từ bể phân phối được đưa vào bể điều hoà nhằm điều hoà về nồng độ và lưu lượng nước khi qua các công trình xử lý sinh học kế tiếp. Từ bể điều hoà nước thải được dẫn qua bể bơm sinh học và từ đây được bơm lên tháp lọc sinh học. Tháp lọc sinh học sử dụng vật liệu đệm là những tấm plastic xếp song song làm giá thể cho vi sinh vật dính bám tồn tại đồng thời các chủng hiếu khí, tuỳ nghi và cả kỵ khí, có khả năng xử lý ổn định, chịu được sự thay đổi về tải lượng ô nhiễm đầu vào. Nước thải sau khi qua tháp lọc sinh học có nồng độ BOD5 khoảng 120mg/l được đưa vào bề hoàn lưu. Một phần nhỏ nước thải được tuần hoàn trở lại bể bơm lọc sinh học nhằm duy trì nồng độ vi sinh vật trong tháp sinh học. từ bể hoàn lưu thải được bơm vào bể Aerotank (xử lý sinh học bậc 2) để xử lý tiếp tục. Nước thải sau khi qua aerotank được đưa vào 2 bể lắng 2 (hoạt động song song). Nước thải ra khỏi bể lắng đạt tiêu chuẩn thải loại A TCVN 5945-2005. Bùn hoạt tính lắng ở bể lắng 2 một phần được tuần hoàn trở về bể aerotank nhằm đảm bảo nồng độ bùn hoạt tính trong bể aerotank, còn lại được đưa vào bể nén bùn. Bùn sau khi được xử lý tại bể nén bùn được ép khô bằng máy ép bùn và được đưa đi chôn lấp. NƯỚC SAU XỬ LÝ ĐẠT TCVN 5945 2005 CỘT A BÙN THẢI BỎ MÁY THỔI KHÍ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG TỪ KHU CÔNG NGHIỆP BỂ THU GOM SONG CHẮN RÁC BỂ ĐIỀU HOÀ BỂ CHỨA TRUNG GIAN BỂ AEROTEN MÁY ÉP BÙN THÁP LỌC SINH HỌC BỂ LẮNG THỨ CẤP BỂ PHÂN HUỶ BÙN THIẾT BỊ LỌC RÁC TINH BÙN TUẦN HOÀN 3.3.2 Sơ đồ công nghệ xử lý: Hình 3.3 Sơ đồ khối công nghệ xử lý 3.3.3 Đánh giá hiệu quả xử lý. Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp Việt Nam – Singapore áp dụng công nghệ sinh học kết hợp giữa sinh học (xử lý bậc 1) và bùn hoạt tính (xử lý bậc 2). Bằng công nghệ này nhà máy đã xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn thải loại A theo TCVN 5945-2005. Công nghệ xử lý kết hợp tháp lọc sinh học xử lý bậc 1 và Aeroten xử lý bậc 3 có ưu điểm: hiệu quả xử lý cao và ổn định do lọc sinh học có tính đệm, có khả năng chịu thay đổi về tải trọng ô nhiễm và có khả năng xử lý chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học. Ưu điểm này thích hợp để xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp. 3.4 HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCX LINH TRUNG Hệ thống xử lý nước thải khu chế xuất Linh Trung 1 (XLNT – KCXLT1) được thiết kế và xây dựng theo công nghệ của Mỹ và do công ty CMIT (Đài Loan) thực hiện. Nhà máy được khởi công tháng 10/1998, thi công hoàn tất phần lắp đặt thiết bị 08/1998 và chính thức đưa vào hoạt động tháng 10/1999. Theo công suất thiết kế ban đầu, công trình XLNT – KCXLT1 được chia làm hai giai đoạn xây dựng: Công suất giai đoạn 1: 3000m3/ngày đêm Công suất giai đoạn 2: 6000m3/ngày đêm Tuy nhiên công suất thiết kế cho giai đoạn 2 có thể thay đổi tuỳ theo tình hình thực tế và được triển khai khi lượng nước thải đã vượt công suất thiết kế của giai đoạn 1. 3.4.1 Tính chất nguồn thải – yêu cầu xử lý: Thông số chất lượng nước thải đầu vào - đầu ra căn cứ theo bảng tiêu chuẩn thải vào và ra của Hệ thống xử lý nước thải kèm theo số liệu đo đạt thực tế chỉ tiêu nước thải vào ra của Hệ thống xử lý nước thải trong khoảng đầu năm 2001: Bảng 4.2: Chỉ tiêu ô nhiễm quy định của KCN Linh Trung II STT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn Dòng vào Dòng ra 1 Nhiệt độ oC 45 40 2 PH 5-6 6-9 3 BOD5 mg/l 130 20 4 COD mg/l 250 50 5 SS mg/l 170 50 6 As mg/l 0,05 0,05 7 Cd mg/l 0,01 0,01 8 Pd mg/l 0,1 0,1 9 Clo dư mg/l 5 1 10 CrVI mg/l 0,05 0,05 11 Dầu mỡ khoáng mg/l 1 0 12 Dầu động thực vật mg/l 30 5 13 Cu mg/l 0.2 0,2 14 Zn mg/l 1 1 15 Mn mg/l 0.2 0,2 16 Ni mg/l 0.2 0,2 17 Phospho hữu cơ mg/l 0.2 0,2 18 Phospho tổng mg/l 4 4 19 Fe mg/l 1 1 20 Nitơ tổng mg/l 30 30 21 Tricloetylen mg/l 0,05 0,05 22 Amoni NH3 mg/l 0.1 0,1 Theo Hepza, các nhà máy trong khu chế xuất Linh Trung được phép xả nước thải vào hệ thống thoát nước thải của khu chế xuất đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN 5945-2005). 3.4.2 Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý: Nuớc thải của các nhà máy trong khu chế xuất Linh Trung sau khi xử lý sơ bộ được đưa về hố thu gom. Hố thu gom có kích thước 6.35m x 4.0m x 9.2m, tại đây nước thải sẽ được bơm qua song chắn rác trước khi vào hệ thống xử lý. Từ bể gom, nước thải được bơm luân phiên vào bể xử lý vi sinh A và B theo công nghệ SBR. Bể SBR là khâu quan trọng nhất của nhà máy, được điều chỉnh tự động bằng chương trình trong tủ PLC. NƯỚC THẢI TẬP TRUNG TỪ KHU CÔNG NGHIỆP NƯỚC SAU XỬ LÝ ĐẠT TCVN 5945 2005 CỘT A BỂ THU GOM SONG CHẮN RÁC BỂ ĐIỀU HOÀ BỂ LỌC TINH BỂ KHỬ TRÙNG MÁY ÉP BÙN BỂ SBR BỂ LỌC THAN HOẠT TÍNH BỂ PHÂN HUỶ BÙN MÁY THỔI KHÍ BÙN THẢI BỎ THIẾT BỊ LỌC RÁC TINH Hình 3.4: Sơ đồ khối XLNT KCN Linh Trung II Sau khi xử lý sinh học nước thải được đưa vào bể chứa. Nước từ bể chứa được bơm lên hai bộ lọc tinh. Tại đây các chất lơ lửng, chất keo và vi khuẩn bị loại. Trên bề mặt lọc có thanh gạt, để tránh trường hợp tắc nghẽn trên các thành lỗ rỗng, gây ra tắc, trít màng lọc. Bùn cặn từ bể lọc tinh được đưa trợ lại bể thu gom. nước thải sau khi xử lý được đưa qua bề tiếp xúc để khử trung bằng clorine. Sau đó nước thải được đưa ra ngoài theo hệ thống cống rãnh của khu chế xuất. Nồng độ clorine dư trong nước là 0.5mg/l. Nếu nước thải đầu ra chưa đạt yêu cầu thì được đưa trở lại xử lý qua bể than tính hoạt tính. Bể lọc than hoạt tính có phạm vi hấp phụ rất mạnh, phần lớn các hợp chất hữu cơ hoà tan được giữ lại trên bề mặt, các phân tử phân cực nhẹ thường là các chất tạo ra mùi, vị của nước và các phân tử có trọng lượng tương đối lớn được giữ lại trên bề mặt lớn than hoạt tính. Bùn dư từ bể SBR có độ ẩm cao từ 98%-99.5% được bơm lên bể nén bùn trọng lực để giảm độ ẩm xuống còn khoảng 95-96%. Nước tách bùn được đưa ngược trở lại bể điều hoà. Bùn sau khi được hoàn trộn với polymer để tăng quá trình keo tụ, được đưa vào máy ép bùn, Nồng độ cặn sau khi làm khô trên máy lọc ép băng tải đạt được từ 15-25%. Sau khi được ép, bùn khôn được xe chở bùn đưa đi thải bỏ. 3.5 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI TRẠM XLNT KHU CÔNG NGIỆP HIỆP PHƯỚC GIAI ĐỌAN I. 3.5.1 Trạm XLNT tập trung: Công suất thiết kế 3.000m3/ngày đêm, công suất xử lý hiện hữu khoảng 2.500m3/ngày. Tổng diện tích qui hoạch là: 1 ha. Chất lượng nước thải sau xử lý: đạt Qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 24 : 2009/BTNMT, cột B và xả ra nguồn tiếp nhận là rạch Dinh Ông. Tất cả nước thải của DN phải được xử lý sơ bộ đạt tiêu chẩn tiếp nhận KCN mới được phép đấu nối vào mạng lưới thu gom. Sơ đồ công nghệ: B. ĐIỀU HÒA KHUẤY 1 BỂ LẮNG 1 B.ĐỆM AEROTANK 1 BỂ LẮNG 2 HỒ ỔN ĐỊNH AEROTANK 2 KHUẤY 2 KHUẤY 3 Máy ép bùn Sân phơi bùn HG1 B. bùn hóa lý B. bùn S.học HG2 HG3 HG4 HG6 HG5 1 2 3 4 5 5 MTK MTK MTK NGUỒN - RẠCH DINH ÔNG Chú thích chữ viết tắt: : Nước thải ở trạm bơm 3 (nhận nước thải xi mạ) : Tuyến ống tự chảy từ Cty CP BVTV Sài Gòn : Tuyến ống tự chảy từ Cty CP Da Sài Gòn : Trạm bơm 4 (nhận nước thải dệt nhuộm) : Nước thải từ trạm bơm 5, trạm bơm 1, 2 và tuyến ống tự chảy của các công ty ở đường số 5 (lô B). : Nước thải từ trạm bơm 6 (nước thải thuộc da) HG (1, 2, 3, 4, 5 và 6) : Các hố gom tại trạm. MTK : Máy thổi khí 3.5.2 Tiêu chẩn tiếp nhận nước thải KCN Đối với các Doanh nghiệp có xây dựng hệ thống XLNT cục bộ và đưa vào vận hành trước khi KCN Hiệp Phước đưa hệ thống XLNT tập trung vào vận hành thì tiêu chuẩn đấu nối thoát nước thải đạt Quy chuẩn Quốc gia về Nước thải công nghiệp QCVN 24: 2009/BTNMT, Cột B. Đối với các doanh nghiệp còn lại, Tiêu chuẩn đấu nối thoát nước thải vào hệ thống thu gom nước thải của KCN Hiệp Phước được thể hiện trong bảng sau. Bảng 4.3 Tiêu chuẩn tiếp nhận của Trạm XLNT KCN Hiệp Phước Stt Chỉ tiêu Đơn vị QCVN 24: 2009/BTNMT, Cột B TCTN HIPC Nhiệt độ oC 40 45 pH - 5.5 – 9 5.0 -9 Nhu cầu oxy sinh học ( BOD5 ) mg/l 50 100 Nhu cầu oxy hóa học ( COD ) mg/l 100 400 Chất rắn lơ lửng ( SS ) mg/l 100 200 Asen ( As ) mg/l 0.1 0.5 Cadimi ( Cd ) mg/l 0.01 0.5 Chì ( Pb ) mg/l 0.5 1 Crom ( VI ) mg/l 0.1 0.5 Crom ( III ) mg/l 1 2 Dầu mỡ khóang mg/l 5 10 Dầu động thực vật mg/l 20 30 Đồng ( Cu ) mg/l 2 5 Kẽm ( Zn ) mg/l 3 5 Mangan ( Mn ) mg/l 1 5 Niken ( Ni ) mg/l 0.5 2 Phốt pho hữu cơ mg/l 1 1 Phốt pho tổng số mg/l 6 8 Thiếc ( Sn ) mg/l 1 5 Thủy ngân ( Hg ) mg/l 0.01 0.01 Tổng Nitơ mg/l 30 60 Amoniac ( NH3 ) mg/l 10 15 Florua ( F ) mg/l 10 15 Phenol mg/l 0.5 1 Sunfua ( S ) mg/l 0.5 1 Cl - mg/l 600 1000 Xianua ( CN ) mg/l 0.1 0.2 Độ màu Pt–Co 70 200 CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ ĐỀ XUẤT CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIAI ĐOẠN II, CÔNG SUẤT 3000M3/NG.Đ 4. 1 PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ 4.1.1 Đặc tính nguồn nước thải trước khi xử lý Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất, từ hoạt động sinh hoạt của công nhân trong các nhà máy được thu gom và xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn tiếp nhận của KCN dựa theo tiêu chuẩn TCVN 5945-loại C (them chỉ tiêu độ màu là 200 Pt – Co) sau đó được xả vào hệ thống thu gom của khu công nghiệp, dẫn về nhà máy xử lý tập trung của toàn khu công nghiệp. Lượng nước thải thu gom từ các nhà máy trong khu công nghiệp được thống kê trong bảng sau : Bảng 5.1 : Bảng tổng hợp lưu lượng Nội dung Tổng lưu lượng thiết kế năm 2006 (m3/ngày) Tổng lưu lượng nước thải tính đến tháng 07/2009 (m3/ngày) 1. Tổng lưu lượng thiết kế (1.1 + 1.2) 5.000 5.900 1.1. Lưu lượng khu B & C 3.000 2.000 1.2. Lưu lượng khu A (1.2.1 + 1.2.2) 2.000 3.900 1.2.1. Hào Dương 1.000 2.500 1.2.2. Các doanh nghiệp còn lại 1.000 1.400 2. Công suất dự kiến cho Module 2 2.000 2.900 (Nguồn Công ty Cồ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước) Từ bảng tổng hợp trên, tổng công suất xử lý cho nhà máy xử lý nước thải trong cả 2 giai đoạn là 5.900 m3/ngàyđêm. Như vậy công suất cần thiết kế xây dựng cho giai đoạn 2 là 3.000 m3/ngàyđêm. 4.1.2 Yêu cầu thiết kế 4.1.2.1 Yêu cầu lưu lượng thiết kế Lưu lượng thiết kế cho hạng mục Module 2 nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Hiệp phước là 3.000 m3/ngàyđêm nước thải thuộc da đã qua xử lý cục bộ. Lưu lượng này bao gồm 2.500 m3/ngàyđêm thu gom từ nhà máy thuộc da Hào Dương và 500 m3/ngàyđêm nước thải từ các Cty thuộc da trong khu B&C. 4.1.2.2 Chất lượng nước thải trước và sau xử lý Toàn bộ lượng nước thải sau xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn xả thải nước thải có giá trị các thông số ô nhiễm thấp hơn giá trị giới hạn tại cột B Quy chuẩn QCVN 24-2009 với các hệ số Kq = 1; Kf = 0.9. (Xem bảng 5.3) Bảng 5.3 – Giới hạn thông số các chất ô nhiễm trong nước thải theo QCVN 24-2009, cột B, với Kq = 1, Kf = 1 STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị Đầu vào Đầu ra 01 Nhiệt độ oC 45 40 02 Ph - 5 – 9 5.5-9 03 Màu (Co-Pt ở pH=7) - 70 04 Nhu cầu oxy sinh học ( BOD5 ) mg/l 100 50 05 Nhu cầu oxy hóa học ( COD ) mg/l 400 100 06 Chất rắn lơ lửng ( SS ) mg/l 200 100 07 Asen ( As ) mg/l 0.5 0.1 08 Thuỷ ngân mg/l 0.01 0.01 09 Chì ( Pb ) mg/l 1 0.5 10 Cadimi ( Cd ) mg/l 0.5 0.01 11 Crom ( VI ) mg/l 0.5 0.1 12 Crom ( III ) mg/l 2 1 13 Đồng ( Cu ) mg/l 5 2 14 Kẽm ( Zn ) mg/l 5 3 15 Niken ( Ni ) mg/l 2 0.5 16 Mangan ( Mn ) mg/l 5 1 17 Thiếc ( Sn ) mg/l 5 1 18 Phenol mg/l 1 0.5 19 Xianua ( CN ) mg/l 0.2 0.1 20 Dầu mỡ khoáng mg/l 10 5 21 Dầu động thực vật mg/l 30 20 22 Sunfua ( S ) mg/l 1 0.5 23 Florua ( F ) mg/l 15 10 24 Clorua (Cl) mg/l 1000 600 25 Amoni (tính theo N) mg/l 15 10 26 Phốt pho tổng số mg/l 8 6 27 Tổng Nitơ mg/l 60 30 4.2 MỘT SỐ YÊU CẦU KHÁC Diện tích: tổng diện tích khu xử lý nước thải cho giai đoạn II là 3098,08m2. Vị trí: Hệ thống xử lý được đặt tại khoảng đất trống thuộc trạm XLNT, hướng Tây Bắc, xây bán chìm. Tiếng ồn: Trong quá trình xử lý của hệ thống thường phải sử dụng các động cơ phát tiếng ồn như: bơm (bơm khí, bơm bùn, bơm nước, bơm hóa chất), cánh khuấy. Bên cạnh đó, KCN nằm ngay trong khu dân cư, do đó khi thiết kế phải đảm bảo tiếng ồn không ảnh hưởng đến những khu vực xung quanh. Mỹ quan: Vì KCN Hiệp Phước là KCN có quy mô lớn. Do đó, hệ thống XLNT đòi hỏi tính mỹ quan cao. 4.3 ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 4.3.1 Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý Chất lượng nước thải đầu ra đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 24-2009, cột B (bổ sung Kf, Kq). Dễ dàng nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống khi có sự thay đổi về quy định chất lượng nước xả thải ra môi trường. Tối ưu hoá việc sử dụng hoá chất năng lượng. Quy trình vận hành tự động 24/24 kết hợp tay và liên tục. Chi phí quản lý, vận hành hệ thống xử lý thấp. Khả năng vượt tải cao, đảm bảo tính an toàn cho hệ thống. Vốn đầu tư ban đầu không cao. Chiếm ít diện tích xây dựng Tuổi thọ công trình (xây dựng): 30 năm Tuổi thọ công trình (thiết bị): 10 năm. Thời gian thi công không kéo dài. Đảm bảo tính mỹ quan chung. Giảm thiểu tác động môi trường đến khu vực xung quanh. 4.3.3 Đề xuất phương án xử lý 4.3.3.1 Phương án 1: Hóa lý – Thiếu khí – Hiếu khí – Khử trùng B. ĐIỀU HÒA HỒ ỔN ĐỊNH MÁY ÉP BÙN SÂN PHƠI BÙN B.BÙN HÓA LÝ B. BÙN S.HỌC HG3 HG6 DA S.G. TB6 (Thuộc da) LẮNG 1 LẮNG 2 HG MỚI NT Thuộc da Hào Dương NGUỒN-RẠCH DINH ÔNG BỂ KEO TỤ TẠO BÔNG KHUẤY 1 KHUẤY 2 KHUẤY 3 KHUẤY 4 FeCl2 NaOH Polimer ANOXIC AEROTANK SCR TINH BỂ KHỬ TRÙNG Hình 5.1: Sơ đồ công nghệ phương án 1 Thuyết minh công nghệ phương án 1: Nước thải được thu gom từ nhà máy thuộc da Hào Dương và một số nhà máy khác (sau khi qua hệ thống xử lý cục bộ) được dẫn về hố gom nước thải qua các trạm bơm trên hệ thống thu gom, tại các trạm bơm này có lắp Song chắn rác thô, kích thước mắc lưới khoảng 3cm. Trạm bơm này đảm nhiệm luôn vai trò tách cát. Nước thải từ hố gom sẽ được bơm lên bể điều hoà qua máy chắn rác tinh để tách rác có kích thước >2 mm. Từ máy lược rác nước thải tự chảy xuống bể điều hòa. Bể điều hoà lưu lượng có nhiệm vụ tiếp nhận và điều hoà lượng nước thải đã được thu gom. Sau đó nước thải được bơm lên bể khuấy trộn tạo bông. Bể phản ứng cơ khí và tạo bông gồm 4 ngăn, tại mỗi ngăn có bố trí thiết bị khuấy trộn hoá chất với mục đích hoà trộn hoá chất với nước thải tạo điều kiện tốt cho việc keo tụ các hạt cặn lơ lửng và kết tủa các kim loại nếu có trong nước thải. Ngăn thứ I : Nước từ bể điều hòa được bơm vào ngăn thứ I, ở đây hoá chất được châm vào là FeCl2. Quá trình khử màu kết hợp với quá trình keo tụ. Nước thải và chất keo tụ được khuấy trộn sau đó được dẫn sang ngăn thứ II. Ngăn thứ II : một lượng NaOH được châm vào nhằm hoà trộn và tăng độ pH của nước thải lên giá trị thích hợp tạo điều kiện tốt cho quá trình xử lý sinh học tiếp theo. Ngăn thứ III: Một lượng Polime anion được thêm vào, làm dính các bông cặn lơ lửng thành những bông cặn lớn hơn. Ngăn thứ IV : Nước thải được khuấy trộn nhẹ để bông cặn kết lại với nhau đủ khả năng lắng trong bể lắng 1. Bể lắng 1 : sử dụng dạng bể lắng đứng, lắng và tách các dạng cặn từ quá trình xử lý hoá lý ra khỏi nước thải. Sau đó nước thải được dẫn sang bể xử lý thiếu khí . Bể xử lý thiếu khí (Anoxcid) : quá trình xảy ra ở đây chủ yếu là quá trình khử nitrát và photphát. sau đó nước thải tiếp tục được dẫn sang bể xử lý hiếu khí Bể xử lý hiếu khí (Aerotan có sục khí) : Nước chảy liên tục vào bể cùng với khí được cấp vào làm xáo trộn nước thải dẫn từ bể thiếu khí sang, sẽ giúp cho vi sinh vật thực hiện quá trình phân hủy các chất hữu cơ, và quá trình nitrat hoá. Một dòng nước thải sẽ được tuần hoàn lại bể Anoxcid với Qtuần hoàn = 0,5Q để quá trình khử Nitrat diễn ra triệt để. Sau đó nước thải sẽ được dẫn sang bể lắng 2. Bể lắng 2 : Có nhiệm vụ tách toàn bộ lượng bùn sinh học sinh ra từ các quá trình xử lý sinh học trước đó ra khỏi nước thải. Lượng bùn sinh học này một phần được tuần hoàn lại bể xử lý sinh học thiếu khí. lượng bùn dư được dẫn về bể chứa bùn sinh học. Nước thải sau bể lắng 2 được khử trùng trước khi xả ra hồ ổn định rồi xả ra nguồn là Rạch Dinh Ông. Bùn từ bể chứa bùn sinh học và bể chứa bùn hoá lý được bơm bùn bơm lên máy ép bùn sau đó được vận chuyển sang sân phơi bùn.Bùn khô giao cho Công ty xi măng Holcim xử lý. 4.3.3.2 Phương án II : Hóa lý – Hiếu khí theo mẻ – Khử trùng B. ĐIỀU HÒA HỒ ỔN ĐỊNH MÁY ÉP BÙN SÂN PHƠI BÙN B.BÙN HÓA LÝ B. BÙN S.HỌC HG3 HG6 DA S.G. TB6 (Thuộc da) L. ĐỨNG 1 HG MỚI NT Thuộc da Hào Dương NGUỒN-RẠCH DINH ÔNG BỂ KEO TỤ TẠO BÔNG KHUẤY 1 KHUẤY 2 KHUẤY 3 KHUẤY 4 FeCl2 NaOH Polimer SCR TINH BỂ KHỬ TRÙNG B.CHỨA TRUNG GIAN SBR Hình 5.2: Sơ đồ công nghệ phương án 2 Thuyết minh công nghệ phương án 2 Công nghệ XLNT đề ra ở phương án 2 giống phương án 1 ở công đoạn xử lý hóa lý. Sang công đoạn xử lý sinh học, thay vì sử dụng bể Anoxic, Aerotank và bể lắng 2 thì ta chỉ sử dụng bể SBR. Nước thải sau SBR cũng được khử trùng trước khi xả ra hồ ổn định và cuối cùng là rạch Dinh Ông. Bùn thải được xử lý như ở phương án1. 4.4.4 So sánh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNỘI DUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 0603.2011.doc
  • dwgBan ve cuoi cung.dwg
  • docBIA DO AN TOT NGHIEP.doc
  • docLOI CAM ON VA LOI CAM DOAN.doc
Tài liệu liên quan