PHẦN I : ý nghĩa của điều hoà không khí, đặc biệt là trong việc sản xuất và bảo quản dược phẩm. 1
SỬA KHO BẢO QUẢN THÀNH PHÒNG BẢO QUẢN 1
Phần II Giới thiệu công trình 5
Chữa tường ngoài phòng bảo quản từ 138m thành 120 m 6
Phần III Tính cân bằng nhiệt ẩm cho kho bảo quản 7
I) Khái quát chung. 7
II) Chọn cấp điều hoà 7
III) Thông số tính toán trong và ngoài nhà 7
IV) Tính cân bằng nhiệt ẩm 8
A) Tính cân bằng nhiệt 8
1) Nhiệt toả từ máy móc Q1 8
2) Nhiệt toả từ đèn chiếu sáng Q2 9
3) Nhiệt toả từ người Q3 9
4) Nhiệt qua kết cấu bao che Q4 10
4.1) Nhiệt tổn thất qua mái Q41 10
4.2) Tổn thất nhiệt qua nền (sàn) Q42 12
4.3) Tổn thất nhiệt qua cửa kính Q43 13
4.4) Tổn thất nhiệt qua tường bao che Q44 14
4.5) Tổn thất nhiệt qua cửa ra vào Q45 17
Phần IV: Phân tích các hệ thống điều hoà không khí và chọn phương án máy cho công trình 22
A) Phân loại các hệ thống điều hoà không khí 22
I) HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ CỤC BỘ 23
1) Máy điều hoà cửa sổ. 23
2) Máy điều hoà tách 23
II) hệ thống điều hoà (tổ hợp) gọn 24
1) Máy điều hoà tách 24
2) Máy điều hoà nguyên cụm 25
3) Máy điều hoà VRV 26
Iii) hệ thống điều hoà trung tâm nước 27
1) Khái niệm chung 27
2) Máy làm lạnh nước giải nhiệt nước 28
3) Máy làm lạnh nước giải nhiệt bằng gió 28
B) PHƯƠNG ÁN CHỌN MÁY CHO CÔNG TRÌNH 29
C) thành lập và tính toán sơ đồ điều hoà không khí 30
1 sơ đồ điều hoà không khí 30
Kích thước một miệng thổi: 5 x 20 inch = 125 x 500 mm 33
2) Tính toán đường ống gió. 33
2.1) Giới thiệu về đường ống gió. 33
2.2) Tính toán đường ống gió. 34
C Tính chọn tháp giải nhiệt. 40
2) Giới thiệu chung. 40
3) Tính chọn tháp. 40
D Chọn bơm nước giải nhiệt. 41
44 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2081 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế hệ thống điều hòa không khí kho bảo quản dược phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng bao;
Dt - độ chênh nhiệt độ , 0C
Do tổn thất nhiệt qua tường bao gồm cả tổn thất do bức xạ và tổn thất do thẩm thấu do đó :
Dt = ttg- tT
trong đó :
ttg : là nhiệt độ tổng khi có nắng
ttg = tN +
es : hệ số bức xạ mặt trời
theo bảng 4.10 trang 164 [1] ta chọn được es = 0,42
Is : cường độ bức xạ,
theo bảng 3.3 trang 108 [1] ta có Is = 450 , W/m2
aN : hệ số toả nhiệt phía ngoài
aN = 20 W/m2k
ta có : ttg = 32,8 +
= 42,25 0C
Dt = ttg- tT = 20,25 0C
Vậy : Q441 = 6,651 kW
Tổn thất nhiệt qua tường ngoài phía Tây - nam
K = 2,38 W/m2k
F = tổng diện tích tường - diện tích cửa
= 138 - (2.1,8.3,5)
= 125,4 m2
Dt = 20,5 0C
Vậy : Q442 = 6,118 kW
Tổn thất nhiệt qua tường ngoài phía Đông - Bắc
K = 2,38 W/m2k
F = tổng diện tích tường - diện tích cửa
= 129 - (1,8.3,5+2.1,2.3.5)
= 114,3 m2
Dt = 20,25 0C
Vậy : Q443 = 5,509 kW
Tổn thất nhiệt qua tường ngăn
Nhiệt tổn thất qua tường ngăn với phòng lạnh sâu coi như bằng không vì nhiệt độ trong buồng bảo quản luôn luôn cao hơn nhiệt độ buồng lạnh sâu.
Tổn thất nhiệt qua tường ngăn với các phòng hành chính. Vì các phòng làm việc không liên tục nên khi tính toán ta coi nhiệt độ các phòng này như nhiệt độ ngoài trời.
Q444 = k.F.Dt , W
K: hệ số truyền nhiệt qua tường, W/m2k
K =
aT = 10 W/m2k – hệ số toả nhiệt phía trong;
aN = 10 W/m2k – hệ số toả nhiệt phía ngoài;
- tổng nhiệt trở của vách m2k/W
= 0,27 m2k/W
K =
= 2,127 W/m2k
F = 270 m2
Dt - độ chênh nhiệt độ , 0C
do tường tiếp xúc với không gian gián tiếp do đó
Dt = 0,7(tN- tT)
= 7,56 0C
Vậy : Q444 = 4,342 kW
Phòng hành chính
Tính tương tự như trên ta có :
- Phòng thủ quỹ: Q44 = 2,177 kW
- Phòng kế toán : Q44 = 1,442 kW
- Phòng điều hành : Q44 = 1,652 kW
- Phòng chứng từ : Q44 = 1,966 kW
Tổn thất nhiệt qua cửa ra vào Q45
Q45 = k.F.Dt , W
k - hệ số truyền nhiệt qua cửa gỗ, W/m2k
k =
aT = 10 W/m2k – hệ số toả nhiệt phía trong;
aN = 20 W/m2k – hệ số toả nhiệt phía ngoài;
- tổng nhiệt trở của cửa , m2k/W
=
dc = 0,03 m - độ dầy của cửa
lc - hệ số dẫn nhiệt của cửa , W/mk
theo bảng 4.11 trang 166 [1] ta chọn lc = 0,17 , W/mk
= = 0,176 m2k/W
K =
= 3,06 W/m2k
Phòng bảo quản:
F = 27,3 m2
Dt = 32,8 - 22 = 10,8 0C
Vậy: Q45 = 0,902 kW
Các phòng hành chính:
F = 1,98 m2
Dt = 32,8 - 25 = 7,8 0C
Vậy: Q45 = 0,047 kW
1.5) Tổn thất nhiệt do rò lọt không khí Q5
Lượng không khí tổn thất do rò lọt không khí qua cửa ta chỉ cần tính với kho bảo quản dược phẩm còn các phòng hành chính do không làm các quạt hút gió tươi nên lưu lượng không khí do rò lọt ta coi như lượng khí tươi cung cấp vào phòng.
Q5 = G.(IN - IT)
G – lượng không khí do rò lọt qua cửa.
G = r.L , kg/s
r = 1,2 kg/m3 - khối lượng riêng không khí
L = x.V - lưu lượng không khí rò lọt
V - thể tích không gian điều hoà
x - hệ số
theo bảng 1.2 [2] ta có x
Phòng bảo quản
V = 6682,5 m3
x = 0,35
L = V . x = 0,650 m3/s
G = r.L = 0,78 kg/s
IN ,IT - Entanpi của không khí ở ngoài và trong kho bảo quản
Theo đồ thị I - d trang 418 [1] ta có IN = 98,39 kJ/kg
IT = 56,11 kJ/kg
Vậy : Q5 = 32,98 kW
Tính toán lượng ẩm thừa
Lượng ẩm do người toả ra , W1
Lượng ẩm này xác định theo biểu thức:
W1 = n.qn , kg/s
n - số người trong phòng điều hoà;
qn - lượng ẩm mỗi người toả ra trong một đơn vị thời gian, kg/s
lượng ẩm ta chọn theo bảng 3.5 trang 117 [1]
Phòng bảo quản:
qn = 240 g/h = 6,67.10-5 kg/s;
n = 3 người
W = n. qn
= 0,0002 kg/s
Các phòng hành chính: tính tương tự
q = 0,0001 kg/s
lượng ẩm do rò lọt không khí , W2
W2 = G . (dN - dT)
G - lượng không khí do rò lọt qua cửa.
G = 1,2 . L , kg/s
L - lưu lượng không khí rò lọt.
Phòng bảo quản:
G = 1,2 . 0,65 = 0,78 kg/s
DN , dT - là dung ẩm không khí ngoài trời và trong phòng
Theo đồ thị I - d trang 148 [1] ta có: dN = 0, 0207 kg/kg
dT = 0, 0067 kg/kg
W2 = G . (dN - dT)
= 0,78 . (0,0207 - 0,0067 )
= 0,012 kg/s
Các phòng hành chính: tính tương tự ta có
Phòng thủ quỹ: W2 = 0,0002 kg/s
Phòng kế toán: W2 = 0,0003 kg/s
Phòng điều hành: W2 = 0,0003 kg/s
Phòng chứng từ: W2 = 0,0003 kg/s
Bảng tổng kết tính toán nhiệt thừa và ẩm thừa
Nhiệt thừa
kW
Bảo quản
Thủ quỹ
Kế toán
Điều hành
Chứng từ
Q1
0
0,350
0,350
0,350
0,350
Q2
13,365
0,216
0,288
0,324
0,342
Q3
0,75
0,250
0,250
0,250
0,250
Q4
Q41
41,345
0,568
0,827
0,930
0,982
Q42
2,572
0,125
0,161
0,176
0,183
Q43
0
0,306
0,612
0,612
0,612
Q44
Q441
6,651
1,761
1,174
1,988
2,389
Q442
6,118
Q443
5,509
Q444
4,342
Q45
0,902
0,047
0,047
0,047
0,047
Q5
32,98
0
0
0
0
S Q
114,534
3,618
3,709
4,677
5,578
ẩm thừa (kg/s)
W1
0,0002
0,00015
0,00015
0,00015
0,00015
W2
0,012
0,0002
0,0003
0,0003
0,0003
S W
0,0122
0,00035
0,00045
0,00045
0,00045
Phần IV: Phân tích các hệ thống điều hoà không khí và chọn phương án máy cho công trình
A) Phân loại các hệ thống điều hoà không khí
Hệ thống điều hoà không khí là một tập hợp các máy móc, thiết bị, dụng cụ... để tiến hành các quá trình sử lý không khí, điều chỉnh khống chế và duy trì các thông số vi khí hậu trong nhà nhằm đáp ứng nhu cầu tiện nghi và công nghệ.
Các hệ thống điều hoà không khí rất đa dạng và phức tạp nên người ta thường phân loại các hệ thống điều hoà không khí theo các đặc điểm sau.
Theo mục đích ứng dụng có thể chia ra điều hoà tiện nghi và điều hoà công nghệ.
Theo tính chất quan trọng phân ra điều hoà cấp 1, cấp 2, cấp 3.
Theo tính tập trung phân ra hệ thống điều hoà cục bộ, điều hoà tổ hợp gọn, hệ thống điều hoà trung tâm nước.
Theo cách làm lạnh không khí phân ra hệ thống làm lạnh trực tiếp hoặc gián tiếp.
Theo cách phân phối không khí có thể phân ra hệ thống cục bộ hoặc trung tâm.
Theo năng suất lạnh có thể chia ra loại nhỏ, trung bình và lớn.
Căn cứ kết cấu máy chia ra làm loại máy điều hoà một cụm, hai cụm hoặc nhiều cụm.
Theo cách bố trí dàn lạnh chia ra làm điều hoà cửa sổ, treo tường, treo trần, âm trần...
Theo cách làm mát thiết bị ngưng tụ chia ra loại giải nhiệt nước, gió hoặc kết hợp gió nước.
Theo chu trình lạnh chia ra máy lạnh nén hơi, hấp thụ, nén khí.
Theo môi chất lạnh của máy nén hơi.
Theo kiểu máy nén.
Theo kết cấu máy nén.
Theo cách bố trí hệ thống dẫn ống nước lạnh của hệ thông ống trung tâm.
Theo hệ thống ống phân phối gió.
Theo cách điều chỉnh gió.
Theo cách điều chỉnh năng suất lạnh bằng đóng ngắt máy nén hoặc điều chỉnh vô cấp tốc độ qua máy biến tần.
Theo áp suất gió trong ống gió
Theo tốc độ gió trong ống.
I) Hệ thống điều hoà cục bộ
Hệ thống điều hoà cụ bộ có hai loại chính là máy điều hoà cửa sổ và máy điều hoà tách năng suất lạnh tới 7 kW. Đây là loại máy nhỏ, hoạt động hoàn toàn tự động độ tin cậy cao, lắp đặt đơn giản, giá thành rẻ thích hợp với các phòng và các căn hộ nhỏ. Với hệ thống điều hoà cục bộ ta khó có thể áp dụng cho các hội trường, phòng lớn, các cửa hàng hay toà nhà cao tầng bởi vấn đề về mỹ quan vì các cụm dàn nóng được bố trí bên ngoài sẽ làm giảm mỹ quan của công trình.
Máy điều hoà cửa sổ.
Máy điều hoà của sổ là loại máy điều hoà nhỏ nhất cả về năng suất lạnh cũng như kích thươc và khối lượng. Toàn bộ các thiết bị chính như máy nén, dàn ngưng, dàn bay hơi, các quạt gió và quạt giải nhiệt, các hệ thống điều khiển và điều chỉnh tự động, phin sấy lọc và toàn bộ các thiết bị phụ khác đều được bố trí lắp đặt trong một vỏ gọn nhẹ. Máy điều hoà cửa sổ thông thường chia ra làm 5 hay 6 loại và năng suất lạnh thường không quá 7 kW.
Do hình dáng và cấu tạo gọn nhẹ nên máy điều hoà cửa sổ có những ưu điểm là:
Chỉ cần cắm điện là máy có thể hoạt động, không cần công nhân lắp đặt và vận hành có tay nghề cao.
Chế độ sưởi mùa đông bằng bơm nhiệt.
Có khả năng lấy gió tươi qua cửa lấy gió tươi.
Nhiệt độ phòng được điều chỉnh nhờ thermostat theo kiểu on - 0ff.
Vốn đầu tư thấp.
Thích hợp co các phòng nhỏ, các hộ gia đình.
Tuy vậy máy điều hoà cửa sổ cũng có những nhược điểm sau.
Do chế độ điều khiển bằng thermostat nên độ dao động nhiệt độ cao, độ ẩm tự biến đổi theo do đó khó khống chế được độ ẩm.
Độ ồn cao.
Phải đục một khoảng tường rộng bằng máy điều hoà hoặc phải cắt cửa sổ để bố trí máy. Không có khẳ năng lắp đặt cho phòng không có tường trực tiếp với ngoài trời.
Khó sử dụng cho các văn phòng, hội trường, các nhà cao tầng vì làm mất mỹ quan của công trình.
2) Máy điều hoà tách
Sở dĩ máy được gọi là máy điều hoà tách bởi vì máy được chỉa ra làm hai cụm riêng biệt được lắp đặt phía bên trong và bên ngoài nhà. Máy điều hoà tách bao gồm máy điều hoà hai cụm và máy điều hoà nhiều cụm. Máy điều hoà hai cụm và máy điều hoà nhiều cụm đều có cấu tạo giống nhau đó là cụm dàn nóng bố trí ngoài trời vào cụm dàn lạnh bố trí trong nhà. Cụm trong nhà bao gồm dàn lạnh, quạt ly tâm kiểu trục cán và bộ điều khiển. Cụm ngoài trời gồm có lốc (máy nén), động cơ và quạt hướng trục. Hai cụm được nối với nhau bằng đường ống gas đi và về. ống xả nước ngưng từ dàn bay hơi ra và đường dây điện được bố trí dọc theo hai đường ống đồng thành một búi ống.
Ưu điểm của máy điều hoà tách là
Giảm được tiếng ồng do dàn nóng bố trí phía ngoài nhà.
Rất dễ lắp đặt, bố trí dàn lạnh và dàn nóng, tốn ít diện tích lắp đặt, có độ thẩm mỹ cao.
Nhược điểm của máy này là không lấy được gió tươi nên cần có quạt lấy
gió tươi. Đường ống dẫn gas và dây điện dài hơn so với máy điều hoà cửa sổ.
Máy điều hoà hai cụm thì chỉ bao gồm một cụm dàn nóng ngoài trời và một cụm dàn lạnh trong nhà. Còn máy điều hoà nhiều cụm thì có một cụm dàn nóng ngoài trời và có từ hai tới bẩy cụm dàn lạnh được bố trí các phòng trong nhà. Các máy điều hoà đều có hai chế độ làm việc, một chiều lạnh và hai chiều nóng lạnh.
II) hệ thống điều hoà (tổ hợp) gọn
1) Máy điều hoà tách
a) Máy điều hoà tách không ống gió
Nếu so sánh máy điều hoà tách của hệ thống điều hoà cục bộ và của hệ thống điều hoà tổ hợp thì có thể nói chúng chỉ khác nhau về năng suất lạnh. Hệ thống điều hoà tổ hợp có năng suất lớn hơn do đó kết cấu của các cụm dàn nóng và dàn lạnh có nhiều kiểu dáng hơn so với hệ thống điều hoà cục bộ. Cụm dàn nóng có quạt hướng trục thổi lên trên với ba mặt dàn. Cụm dàn lạnh cũng đa dạng hơn rất nhiều ngoài loại treo tường còn có loại treo trần, giấu trần, kê sàn, giấu tường... Đôi khi trong điều hoà công nghiệp ta còn gặp loại tách biệt với cụm nóng chỉ có dàn quạt còn máy nén lại được lắp cùng với cụm dàn lạnh.
Ưu nhược điểm của máy điều hoà tách không ống gió cũng giống như của máy điều hoà tách của hệ thống điều hoà cục bộ hai cụm. Cũng như máy điều hoà hai cụm của hệ thống cục bộ do không có khả năng lấy gió tươi nên cần có quạt thông gió đặc biệt cho các không gian đông người hội họp, làm việc khi lượng gió lọt qua cửa không đủ cung cấp ôxi cho phòng.
Do dàn lạnh có năng suất lạnh lớn, lưu lượng gió cũng lớn nên nhiều cụm dàn lạnh có thể lắp thêm ống phân phối gió để phân phối đều cho cả phòng lớn hoặc cho nhiều phòng khác nhau.
b) Máy điều hoà tách có ống gió
Loại máy này thường được gọi là loại máy thương nghiệp kiểu tách, năng suất lạnh lớn từ 12 000 đến 240 000 Btu/h. Dàn lạnh được bố trí quạt ly tâm cột áp cao nên có thể lắp thêm ống gió để phân phối đến gió trong phòng rộng.
c) Máy điều hoà dàn ngưng đặt xa
Như đã nói ở trên đại bộ phân máy điều hoà đều có máy nén được bố trí chung với cụm dàn nóng. Nhưng cũng có một số trường hợp máy nén được bố trí nằm trong cụm dàn lạnh. Trường hợp này ta gọi là máy điều hoà dàn ngưng đặt xa. Máy điều hoà có dàn ngưng đặt xa cũng có ưu nhược điểm như là của máy điều hoà tách. Tuy nhiên do đặc điểm máy nén bố trí ở cụm dàn lạnh nên độ ồn trong nhà cao. Bởi vậy máy điều hoà dàn ngưng đặt xa không thích hợp với điều hoà tiện nghi mà chỉ dùng cho điều hoà công nghệ và thương nghiệp.
Máy điều hoà nguyên cụm
a) Máy điều hoà lắp mái
Đây là loại máy điều hoà nguyên cụm có năng suất lạnh trung bình và lớn, chủ yếu dùng trong thương nghiệp và công nghiệp. Cụm dàn nóng và dàn lạnh được gắn liền thành một cụm khối duy nhất. Quạt dàn lạnh là quạt ly tâm cột áp cao. Máy bố trí ống phân phối gió lạnh và ống gió hồi. Ngoài khả năng lắp đặt máy trên mái bằng còn có khả năng lắp đặt máy ở ban công mái hiên hoặc giá sau đó bố trí đường ống gió cấp và đường ống gió hồi hợp lý và đúng kỹ thuật và mỹ thuật.
b) Máy điều hoà nguyên cụm giải nhiệt bằng nước
Do bình ngưng giải nhiệt nước rất gọn nhẹ, không chiếm nhiều diện tích và thể tích lắp đặt lớn như dàn ngưng giải nhiệt gió nên thường được bố trí cùng với máy nén và dàn bay hơi thành một tổ hợp hoàn chỉnh. Toàn bộ máy và thiết bị lạnh như máy nén bình ngưng dàn bay hơi và toàn bộ các thiết bị khác đều được bố trí gọn vào trong một vỏ dạng tủ. Phía trên dàn bay hơi là quạt ly tâm. Do bình ngưng làm mát bằng nước nên máy thường đi kèm với tháp giải nhiệt và bơm nước. Tủ có đường gió cấp để lắp đường ống gió phân phối và có cửa gió hồi cũng như cửa lấy gió tươi và các phin lọc trên các đường ống gió. Máy có năng suất lạnh tới 370 kW và chủ yếu dùng trong điều hoà công nghệ và thương nghiệp.
Ưu điểm của máy điều hoà nguyên cụm giải nhiệt nước là
Được sản xuất hàng loạt và lắp ráp hoàn chỉnh tại nhà máy nên có độ
tin cậy, tuổi thọ và mức độ tự động cao, giá thành rẻ, máy gọn nhẹ, chỉ cần nối với hệ thống nước làm mát và hệ thống ống gió là có thể sẵn sàng hoạt động.
Vận hành kinh tế trong điều kiện tải thay đổi.
Lắp đặt nhanh chóng, không cần thợ có chuyên nghành lạnh, bảo
dưỡng và vận chuyển dễ dàng.
Có cửa lấygió tươi.
Bố trí dễ dàng cho các phân xưởng sản xuất và các cửa hàng , siêu thị
chấp nhận được độ ồng cao.
Máy điều hoà VRV
Máy VRV điều chỉnh năng suất lạnh qua việc điều chỉnh lưu lượng môi chất. Máy điều hoà VRV chủ yếu dùng cho điều hoà tiện nghi và có các đặc điểm sau.
Tổ ngưng tụ có hai máy nén trong đó một máy nén điều chỉnh năng
suất lạnh theo kiểu on - off còn một máy điều chỉnh bậc theo máy biến tần nên số bậc điều chỉnh từ 0 tới 100% gồm 21 bậc, đảm bảo năng lượng tiết kiệm rất hiệu quả.
Các thông số vi khí hậu được khống chế phù hợp với nhu cầu từng vùng, kết nối trong mạng điều khiển trung tâm BMS
- Các máy VRV có dãy công suất hợp lý lắp ghép với nhau thành các mạng đáp ứng nhu cầu năng suất lạnh khác nhau từ nhỏ tới lớn cho các toà nhà cao tầng.
- VRV có thể giải quyết tốt vấn đề hồi dầu về máy nén do có cụm dầu nóng có thể đặt cao hơn dàn lạnh đến 50 m và các dàn lạnh có thể đặt cách nhau cao tới 15 m, đường ống dẫn môi chất từ dàn nóng tới dàn lạnh có chiều dài xa nhất tới 150 m tạo điều kiện cho việc bố trí máy dễ dàng trong các nhà cao tầng, văn phòng, khách sạn mà trước đây chỉ có hệ thống nước trung tâm đảm nhiệm.
- Do đường ống dẫn gas dài, năng suất lạnh giảm nên máy VRV có máy biến tần điều chỉnh năng suất lạnh nên máy VRV có hệ số lạnh được cải thiện và còn vựơt nhiều hệ thống máy thông dụng.
- Độ tin cậy cao do các chi tiết máy được lắp ráp chế tạo toàn bộ tại nhà máy với chất lượng cao.
- Khả năng bảo dưỡng sửa chữa rất năng động và nhanh chóng nhờ các thiết bị tự phát hiện hư hỏng chuyên dùng cũng như sự kết nối để phát hiện hư hỏng tạo trung tâm qua internet.
- Hệ VRV gọn nhẹ hơn so với hệ trung tâm nước vì cụm dàn nóng bố trí trên tầng thượng hoặc bên sườn toà nhà có đường ống dẫn môi chất lạnh với kích thước nhỏ hơn nhiều so với đường ống nước lạnh và đường ống gió.
- Hệ VRV có 9 kiểu dàn lạnh khác nhau với 6 cấp lạnh rất đa dạng và phong phú nên dễ dàng thích hợp với các điều kiện kiến trúc khác nhau, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ đa dạng của khách hàng.
- Có thể kết hợp làm lạnh sưởi ấm trong cùng một hệ thống kiểu bơm nhiệt hoặc thu hồi nhiệt hiệu suất cao.
Máy VRV chủ yếu phục vụ cho điều hoà tiện nghi chất lượng cao. Nhưng máy VRV lại có nhược điểm là không lấy được gió tươi do đó hãng Daikin đã thiết kế thiết bị hồi nhiệt lấy gió tươi đi kèm rất hiệu quả. Thiết bị hồi nhiệt này không những hạ được nhiệt độ mà còn hạ được cả độ ẩm của gió tươi đưa vào phòng.
Máy VRV có 3 kiểu dàn nóng một chiều, 2 chiều bơm nhiệt và thu hồi nhiệt.
Iii) hệ thống điều hoà trung tâm nước
1) Khái niệm chung
Hệ thống điều hoà trung tâm nước là hệ thống sử dụng nước lạnh 70C để làm lạnh không khí qua các dàn trao đổi nhiệt FCU và AHU, hệ thống điều hoà trung tâm nước chủ yếu gồm:
- Máy làm lạnh nước hay máy sản xuất nước lạnh, thường từ 120C xuống 70C .
- Hệ thống ống dẫ nước lạnh.
- Hệ thống nước giải nhiệt.
- Nguồn nhiệt để sưởi ấm dùng để điều chỉnh độ ẩm và sưởi ấm mùa đông thường do nồi hơi nước nóng hoặc thanh điện trở cung cấp.
- Các dàn trao đổi nhiệt để làm lạnh hoặc sưởi ấm không khí bằng nước nóng FCU hoặc AHU.
- Hệ thống gió tươi, gió hồi, vận chuyển và phân phối không khí.
- Hệ thống tiêu âm và giảm âm.
- Hệ thống lọc bụi, thanh trùng và triệt khuẩn cho không khí.
- Bộ rửa khí.
- Hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong phòng, điều chỉnh gió tươi, gió hồi và phân phối không khí, điều chỉnh năng suất lạnh và điều khiển cũng như báo hiệu và bảo vệ toàn bộ hệ thống.
Hệ thống trung tâm nước có các ưu điểm sau:
- Có vòng tuần hoàn an toàn là nước nên không sợ ngộ độc hoặc tai nạn do rò rỉ môi chất lạnh ra ngoài.
- Có thể khống chế nhiệt ẩm trong không gian điều hoà theo từng phòng riêng rẽ, ổn định và duy trì các điều kiện vi khí hậu tốt nhất.
- Thích hợp cho các toà nhà như khách sạn, văn phòng với mọi chiều cao và mọi kiểu kiến trúc mà không phá vỡ cảnh quan.
- ống nước so với ống gió nhỏ hơn nhiều nên có thể tiết kiệm nguyên vật liệu.
- Có khả năng sử lý độ sạch không khí cao, đáp ứng mọi yêu cầu đề ra cả về độ sạch bụi bẩn, tạp chất và mùi...
- ít phải bảo dưỡng sửa chữa.
- Năng suất lạnh hầu như không bị hạn chế.
- So với hệ thống điều hoà VRV, vòng tuần hoàn môi chất lạnh đơn giản hơn nên rất dễ kiểm soát.
Nhược điểm của hệ thống điều hoà trung tâm nước:
- Vì dùng nước làm chất tải lạnh nên về mặt nhiệt động, tổn thất exergy lớn hơn...
- Cần bố trí hệ thống lấy gió tươi cho các FCU.
- Vấn đề cách nhiệt đường ống nước lạnh và cả khay nước ngưng khá phức tạp đặc biệt do đọng ẩm vì độ ẩm ở Việt Nam khá cao.
- Lắp đặt khó khăn.
- Đòi hỏi công nhân vận hành lành nghề.
- Cần định kỳ sửa chữa bảo dưỡng máy lạnh và các FCU.
2) Máy làm lạnh nước giải nhiệt nước
Bộ phận quan trọng nhất của hệ thống điều hoà trung tâm nước là máy làm lạnh nước. Máy làm lạnh nước giải nhiệt nước cùng hệ thống bơm thường được bố trí phía dưới tầng hầm hoặc tầng trệt, tháp giải nhiệt đặt trên tầng thượng. Căn cứ vào chu trình lạnh có thể phân ra máy lạnh làm lạnh nước dùng máy nén cơ, dùng máy nén ejectơ hoặc máy lạnh hấp thụ.
Nước lạnh được làm lạnh trong bình bay hơi xuống 70C rồi được bơm nước lạnh đưa đến các dàn trao đổi nhiệt FCU hoặc AHU. ở đây nước thu nhiệt của không khí nóng trong phòng, nóng lên đến 120C và lại được bơm đầy trở về bình bay hơi để làm lạnh xuống 70C, khép kín vòng tuần hoàn nước lạnh. Đối với hệ thống nước lạnh kín cần thiết phải có thêm bình dãn nở để bù nước trong hệ thống dãn nở khi thay đổi nhiệt độ.
Để tiết kiệm nước giải nhiệt người ta sử dụng nước tuần hoàn với bơm tuần hoàn và tháp giải nhiệt nước. Việc lắp nhiều máy nén trong một cụm máy có ưu điểm:
- Dễ dàng điều chỉnh năng suất lạnh theo nhiều bậc.
- Trường hợp có một máy hỏng vẫn có thể cho các máy khác hoạt động bình thường trong khi sửa chữa máy.
- Các máy có thể khởi động từng chiếc tránh dòng khởi động quá lớn.
Máy làm lạnh nước giải nhiệt bằng gió
Máy chỉ khác máy làm lạnh nước giải nhiệt bằng nước ở dàn ngưng làm lạnh bằng không khí. Do khả năng trao đổi nhiệt của dàn ngưng giải nhiệt gió kém nên diện tích của dàn lớn, cồng kềnh làm cho năng suất lạnh của một tổ máy nhỏ hơn so với máy giải nhiệt bằng nước.
Kiểu giải nhiệt gió có ưu điểm là không cần nước làm mát nên giảm được toàn bộ hệ thống nước làm mát như bơm, đường ống và tháp giải nhiệt. Máy đặt trên mái cũng đỡ tốn diện tích sử dụng nhưng vì trao đổi nhiệt ở dàn ngưng kém nên dẫn đến nhiệt độ ngưng tụ cao hơn do đó công nén cao hơn và điện năng tiêu thu cao hơn cho một đơn vị lạnh so với máy làm lạnh nước giải nhiệt nước.
B) phương án chọn máy cho công trình
Thông qua một số đặc điểm chức năng cấu tạo của các hệ thống điều hoà đã giới thiệu ở trên, dựa vào bảng tóm tắt những đặc điểm của từng hệ thống điều hoà không khí đã giới thiệu. Việc lựa chọn một hệ thống điều hoà thích hợp cho công trình la hết sức cần thiết và quan trọng, nó đảm bảo cho hệ thông đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của công trình.
Ta so sánh hai phương pháp làm lạnh là làm lạnh trực tiếp và làm lạnh gián tiếp. Ta thấy rằng mỗi phương pháp làm lạnh đều có những ưu và nhược điểm của nó. Mỗi phương pháp làm lạnh buồng đều có yêu cầu thiết bị riêng biệt và cũng ứng dụng hiệu quả cho từng trường hợp cụ thể riêng biệt.
* Làm lạnh trực tiếp có ưu điểm là:
- Thiết bị đơn giản vì không cần thêm một vòng tuần hoàn phụ.
- Tuổi thọ cao, kinh tế hơn.
- ít tổn thất năng lượng đứng về mặt nhiệt động.
- Tổn hao lạnh khi khởi động nhỏ.
- Nhiệt độ buồng lạnh có thể giám sát qua nhiệt độ sôi của môi chất
- Dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ bằng cách đóng và ngắt máy nén ( đối với
các loại máy lạnh nhỏ và trung bình).
Nhưng hệ thống làm lạnh trực tiếp cũng có những nhược điểm trong từng trường hợp cụ thể sau:
- Khi là hệ thống lạnh trung tâm, dùng cho những nhà cao tầng, văn phòng... thì lượng môi chất nạp vào máy sẽ rất lớn, khả năng rò rỉ môi chất lớn nhưng khó có khả năng dò tìm chỗ hở để xử lí. Việc cấp lỏng cho các dàn bay hơi ở xa khó vì tổn thất áp suất lớn. Đối với máy lạnh frêon, việc hồi dầu sẽ khó khăn khi dàn lạnh đặt xa và đặt thấp hơn vị trí máy nén. Với quá nhiều dàn lạnh việc bố trí cấp đều môi chất cho các dàn cũng trở nên khó khăn và khả năng máy nén rơi vào hành trình ẩm rất lơn.
- Một nhược điểm khác của máy lạnh trực tiếp là trữ lạnh của dàn lạnh trực tiếp kém hơn do đó khi máy lạnh dừng hoạt động thì dàn lạnh cũng hết lạnh nhanh chóng.
* Làm lạnh gián tiếp qua chất tải lạnh có các ưu điểm sau:
- Có độ an toàn cao, do chất tải lạnh là nước hoặc nước muối không gây độc hại cho con người, không làm ảnh hưởng tới chất lượng bảo quản sản phẩm.
- Vì có hệ thống làm lạnh là vòng tuần hoàn nước nên máy lạnh có cấu tạo đơn giản hơn, đường ống dẫn môi chất ngắn. Hệ thống lạnh được lắp ráp thành tổ hợp hoàn chỉnh ngay tại nhà máy chế tạo do đó đảm bảo độ tin cây cao hơn. Các công việc lắp đặt, hiệu chỉnh, thử bền, thử kín, nạp gas, vận hành, hiệu chỉnh, bảo dưỡng đều dễ dàng và đơn giản.
- Việc cấp lạnh tới những nơi tiêu thụ do hệ thống nước lạnh đảm nhiệm, do áp suất nước không cao nên an toàn hơn với người sử dụng và độ kín của dàn không trở thành vấn đề quan trọng.
Mặc dù vậy hệ thống làm lạnh gián tiếp cũng có những nhược điểm sau:
- Năng suất lạnh của máy bị giảm do độ chênh nhiệt độ giữa nhiệt độ buồng lạnh và nhiệt độ sôi của môi chất lớn.
- Hệ thống thiết bị cồng kềnh vì phải thêm một vòng tuần hoàn nước gồm bơm, bình giãn nở, các đường ống và bình bay hơi làm lạnh nước.
- Tốn năng lượng bổ sung cho bơm hoặc cánh khuấy nước.
Do những đặc điểm của hai phương pháp làm lạnh trên kết hợp với thực tế là ta phải chọn một hệ thống lạnh làm lạnh bảo quản dược phẩm, do đó yêu cầu vệ độ an toàn chất lượng được chú trọng do đó hệ thống lạnh làm lạnh gián tiếp là sự lựa chọn tối ưu. Cũng do việc bảo quản lạnh luôn cần một hệ thống lạnh lớn với năng suất lạnh cao do đó việc sử dụng hệ thống điều hoà trung tâm nước với máy làm lạnh nước giải nhiệt bằng nước cho công trình là một sự lựa chọn tối ưu nhất và hiệu quả nhất. Còn đối với các phòng hành chính do diện tích phòng nhỏ hẹp, số người làm việc ít do đó ta chọn phương pháp làm lạnh là dùng hệ thống điều hoà cục bộ cho từng phòng làm việc riêng rẽ với các máy lạnh là máy điều hoà hai cụm.
C) thành lập và tính toán sơ đồ điều hoà không khí
1 sơ đồ điều hoà không khí
Ta chọn sơ đồ điều hoà không khí một cấp. Sơ đồ điều hoà không khí một cấp được sử dụng tương đối rộng rãi vì hệ thống tương đối đơn giản, đảm bảo được các yêu cầu vệ sinh, vận hành không phức tạp lại có tính kinh tế cao.
Biểu diễn quá trình trên đồ thị I - d .
TH-NH: qúa trình hoà trộn giữa không khí tươi và không khí tuần hoàn. Quá trình này sẩy ra trong buồng hoà trộn.
H-V: Quá trình làm lạnh làm khô. Quá trình này sẩy ra khi không khí đi qua dàn lạnh.
VT: Quá trình nhận nhiệt thừa và ẩm thừa. Quá trình này sẩy ra trong không gian điều hoà
Tính toán sơ đồ điều hoà không khí
Phòng bảo quản
Các thông số điểm nút N, T, V º O theo đồ thị I - d
t, 0C
j, %
I, kJ/kg
d, kg/kg
T
22
65
56,11
0,01
N
32,8
65
98,39
0,0208
V º O
14
95
34,75
0,0088
Tia quá trình:
et =
= = 2242 kcal/kg
Lưu lượng không khí cần thiết để triệt tiêu toàn bộ nhiệt ẩm thừa:
G = -
= = 5,4 kg/s
Lưu lượng không khí tươi nhằm đảm bảo yêu cầu vệ sinh là:
GN = 1,2 . 0,0083 . n
0,0083 m3/s.người : Theo bảng 1.4 trang 18[1]
n : Số người
GN = 1,2 . 0,0083 . 3 = 0,02 kg/s
Do GN không đạt 10% G do đó ta chọn GN = 10% G
GN = 10%G = 0,54 kg/s
lưu lượng không khí tuần hoàn là:
GT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- HA82.doc