Lời nói đầu 1
Chương I MÔ TẢ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ 2
Chương II THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN VÀ MẠCH LỰC 3
1.Thiết kế sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển và mạch lực: 3
1.1.Hàm điều khiển của hệ thống: 3
2.Thuyết minh nguyên lý hoạt động của sơ đồ: 5
Chương III TÍNH CHỌN THIẾT BỊ 7
1.Chọn động cơ: 7
2.Các thiết bị bảo vệ : 7
2.1 Cầu dao CD : 7
2.2 Cầu chì bảo vệ mạch động lực : 7
2.3. Cầu chì bảo vệ mạch điều khiển : 8
2.4.Chọn Rơle nhiệt trong mạch : 9
3.Chọn thiết bị điều khiển 9
Chương IV THIẾT KẾ SƠ ĐỒ LẮP RÁP 11
Tài liệu tham khảo 18
19 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 4642 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Thiết kế hệ thống điều khiển cho máy trộn hóa chất tự động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Sự bùng nổ của những tiến bộ khoa học-kĩ thuật trong lĩnh vực điện,điện tử, tin học trong những năm gần đây đã dẫn đến sự biến đổi sâu sắc cả về lý thuyết lẫn thực tế của lĩnh vực truyển động điện .Do đó điều khiển tự động truyền động điện được áp dụng Rất sâu rộng vào sản xuất nhằm nâng cao hiêụ quả,chất lượng và giải phóng sức lao động của con người.Vì vậy điều khiển tự động truyền động điện là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của nền công nghiệp nước ta hiện nay.
Môn học điều khiển tự động truyền động điện nghiên cứu các quá trình tự động truyền động của các quá trình sản xuất như trong các máy cắt gọt,máy khoan,máy trộn bê tông,máy trộn hoá chất,...
Điều khiển tự động truyền động điện cho ta phương pháp tổng hợp mạch điiêù khiển cảu quá trình tự động ,đưa ra các hàm điều khiển cần thiết đáp ứng yêu cầu công nghệ đề ra.Do vậy thiết kế môn học Điều khiển tự động truyền động điện đã trở thành nhiệm vụ thiết thực cho sinh viên ngành Tự động hoá nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thứctrong bài học và những kinh nghiệm trong thực tế.
Trong quá trình thiết kế, với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Lê Tiến Lực và các thầy trong bộ môn , cộng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành được bản đồ án này. Tuy nhiên, do thời gian tương đối ngắn và trình độ còn hạn chế nên bản đồ án không tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để bản đồ án này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Nguyễn Thành Duy
Chương I Mô tả quá trình công nghệ
Van xả 3
c
khuấy 0
Động cơ
Bộ nạp 2
a
Bơm tháo 4
b
2
0
1
Bộ nạp 1
Thùng trộn
Mô tả quá trình công nghệ:
Trong nền công nghiệp,ngành hoá giữ một vai trò quan trọng và ngày càng được tự động hoá cao.Dưới đây là quá trình công nghệ của máy trộn hoá chất
tự động theo yêu cầu.
ở trạng thái ban đầu,các bơm 1,2,4 và động cơ khuấy không làm việc.Van xả3 ở trạng thái đóng.chất lỏng ở dưới mức 0 cảm biến a nhận tín hiệu để điều khiển bơm 1 hoạt động nạp hoá chất 1 vào thùng trộn.Khi chất lỏng đến mức 1 thì cảm biến b nhận tín hiệu để điều khiển khoá bơm 1 và cho bơm 2 làm việc nạp hoá chất 2 vào thùng trộn.Khi chất lỏng đến mức 2 thì cảm biến c nhận tín hiệu điều khiển khoá bơm 2 và cho động cơ khuấy hoạt động để trộn hoá chất.Sau một thời gian định trước đủ để cho hoá chất trộn đều theo yêu cầu thi động cơ khuấy dừng lại đồng thời làm cho van xả mở ra và bơm tháo hoạt động để tháo hoá chất đã trộn ra ngoài.Khi chất lỏng tụt xuống dưới mức 0 thì cảm biến a lại nhận tín hiệu để điều khiển đóng van xả và bơm tháo đồng thời cho bơm 1 hoạt động trở lại.Quá trình lại diễn ra tương tự như trên.
Chương II thiết kế mạch điều khiển và mạch lực
1.Thiết kế sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển và mạch lực:
Qui ước : + Các tín hiệu vào là A,B,C là các tín hiệu dạng xung lấy từ các cảm biến a,b,c .
+ X1 là tín hiệu ra điều khiển bộ nạp 1.
+ X2 là tín hiệu ra điều khiển bộ nạp 2.
+ X3 là tín hiệu ra điều khiển động cơ khuấy.
+ X4 là tín hiệu ra điều khiển van xả và bơm tháo.
+T là khoảng thời gian trễ để khuấy.
Hàm tác động:
F = (+A-X1)+X1(+B-X1)+X2(+C-X2)+X3(+T-X3)+X4+C+B(+A-X4)+X1...
1.1.Hàm điều khiển của hệ thống:
*Hàm điều khiển cho bộ nạp 1:
fđk (X1) = fđ(X1).
fđ (X1) = a. trong đó: a ẻ A
fc(X1) = b x4ẻX4 Vì ta dùng tín hiệu dạng xung nên fđ (X1) đổi trị trong thời gian bơm 1 hoạt động.Do đó ta phải dùng biến trung gian để hiệu chỉnh.
fđ (X1) = (a+p).
p là biến trung gian,trong trường hợp này ta lấy biến trung gian là biến đầu ra để hiệu chỉnh.
ị fđ (X1) = (a+x1).
ịfđk(X1) = (a+x1)..
Tương tự ta viết hàm điều khiển cho các biến ra khác,ta được:
fđk(X2) = (b+x2)..
fđk(X3) = (c+x3)..
fđk(X4) = t ..
ị Hàm điều khiển của hệ thống:
fđk(hệ) = fđk(X1) + fđk(X2) + fđk(X3) + fđk(X4)
=(a+x1)..+ (b+x2)..+ (c+x3).. + t ..
Từ hàm điều khiển của hệ thống ta xây dựng được sơ đồ cấu trúc của hệ như sau:
Trong sơ đồ rơle,công tắc tơ ta thay :
+ a , b , c , x1 , x2 , x3 bằng các tiếp điểm thường mở .
+ ,,,,,,, bằng các tiếp điểm thường đóng.
Để mạch hoạt động theo đúng yêu cầu công nghệ ta phải hiệu chỉnh lại sơ đồ như sau:
2Rth
1Rth
2Rth
1Rth
Với phương án mạch lực dùng động cơ điện nên ta dùng động cơ điện không đồng bộ rôto dây quấn.Vậy ta phải dùng 4 động cơ cho 3 bơm và 1 động cơ khuấy. ứng với mỗi động cơ ta phải bảo vệ quá tải bằng Rơle nhiệt và vảo vệ ngắn mạch bằng cầu chì.
Để hạn chế dòng điện khởi động ta khởi động động cơ qua 1 cấp điện trở nối vào rôto của động cơ theo nguyên tắc thời gian.
Để dừng động cơ khi chúng nghỉ việc ta thực hiện hãm ngược bằng cách đảo chiều điện áp đặt vào Stato cũng theo nguyên tắc thời gian ,qua 1 cấp điện trở.
Từ đó ta xây dựng được sơ đồ mạch lực và mạch điều khiển để thực hiện công nghệ theo yêu cầu(Như hình vẽ ở trang bên).
2.Thuyết minh nguyên lý hoạt động của sơ đồ:
-Trước khi mở máy,ta đóng cầu dao CD trên mạch lực.
-Khi mở máy ta ấn nút mở máy M(3-4).Cuộn hút của công tắc tơ(CTT) Dg có điện,tiếp điểm tự duy trì Dg(3-4) đóng lại.Cuộn hút của công tắc tơ X có điện,tiếp điểm X(6-5) đóng lại.Hệ thống ở trạng thái chờ.
-Khi chất lỏng ở mức 0 ,cảm biến a nhận tín hiệu điều khiển đóng điện cho rơle trung gian 1RTr , tiếp điểm (1-20) đóng lại cấp điện cho CTT 1T,tiếp điểm 1T(1-24) và các tiếp điểm 1T trên mạch lực đóng lại.Cho nên động cơ được đóng vào lưới và khởi động qua 1 cấp điện trở R.vì tiếp điểm 1T(1-24) đóng lại nên cuộn hút của các rơle thời gian 1RTh,2RTh có điện.Sau 1 khoảng thời gian đã chỉnh định , tiếp điểm thường mở đóng chậm 1RTh(1-28) đóng lại nên CTT G được cấp điện,do vậy các tiếp điểm của CTT G trên mạch lực đóng lại cắt điện trở khởi động ra khỏi mạch,quá trình khởi động kết thúc và động cơ làm việc bình thường.
-Khi chất lỏng đến mức 1thì cảm biến b nhận tín hiệu điều khiển hãm ngược bơm 1 đồng thời mở bơm 2.Thật vậy:
Khi chất lỏng ở mức 1 thì liên động b(7-8) mở ra làm cho rơle 1RTr mất điện,tiếp điểm 1RTr(1-20) mở ra cắt điện CTT 1T,các tiếp điểm 1T mở ra.Đồng thời b(1-10) đóng lại cấp điện cho rơle trung gian 2RTr,tiếp điểm 2RTr(1-21) đóng lại cấp điện cho CTT 2T nên các tiếp điểm 2T trên mạch lực đóng lại,do vậy bơm 2 được nối vào lưới và cũng khởi động qua 1 cấp điện trở như bơm 1.
Để hãm ngược động cơ của bơm 1 ta thực hiện đảo chiều điệ áp cấp vào đông cơ bằng cách đóng các tiếp điểm 1N trên mạch lực.Khi rơle 2RTr có điện thì tiếp điển 2RTr(1-21) đóng lại nên cuộn hút của CTT 2T có điện,tiếp điểm 2T(1-25) và 2T(1-29) đóng lại nên cuộn hút của CTT 1N có điện,các tiếp điểm 1N trên mạch lực đóng lại thực hiện hãm ngược động cơ 1 qua 1 cấp điện trở R(để giảm dòng hãm ngược) theo nguyên tắc thời gian.
Thật vậy,khi tiếp điểm 2T(1-25) đóng lại thì cuộn hút của các rơle thời gian 3RTh và 4RTh có điện,tiếp điểm 3RTh(1-28) chưa đóng lại ngay và tiếp điểm 4RTh(29-30) chưa mở ra ngay nên cuộn hút của CTT G chưa có điện,điện trở R được nối vào mạch của rôto.Sau 1 khoảng thời gian chỉnh định thì tiếp điểm 3RTh(1-28) đóng lại cuộn hút của CTT G có điện ,các tiếp điểm G trên mạch lực đóng lại cắt điện trở R ra khỏi mạch.Lúc đó tiếp điểm 4RTh (29-30) mở ra,cuộn hút của CTT 1N mất điện nên các tiếp điểm 1N trên mạch lực mở ra,quá trình hãm ngược kết thúc và động cơ 1 ở trạng thái nghỉ để chờ chu kỳ hoạt động tiếp theo.
-Khi chất lỏng đến mức 2 thì cảm biến c nhận tín hiệu điều khiển hãm ngược động cơ của bơm 2 và cho phép động cơ khuấy 3 hoạt động.Quá trình hãm ngược bơm 2 cũng được thực hiện qua 1 cấp điện trở theo nguyên tắc thời gian tương tự như quá trình hãm ngược bơm 1.
-Khi chất lỏng ở mức 2 , c(13-14) đóng lại cấp điện cho 3RTr,tiếp điểm 3RTr(1-22) đóng lại cấp điện cho cuộn hút của CTT 3T,các tiếp điểm của CTT 3T trên mạch lực và mạch điều khiển đóng lại động cơ 3 được nối vào lưới và khởi động qua 1 cấp điệ trởi theo nguyên tắc thời gian như trên.Để động cơ khuấy trong 1 khoảng thời gian t đúng như theo yêu cầu công nghệ ta dùng rơle thời gian 9RTh có tiếp điểm thường đóng mở chậm.Khi cuộn hút của rơle 3RTr có điện thì tiếp điểm 3RTr(1-19) đóng lại rơle 9RTh có điện nhứng tiếp điểm 9RTh(1-13) chưa mở ra ngay.Sau 1 khoảng thời gian t đã định trước tuỳ theo yêu cầu thìtiếp điểm 9RTh(1-13) mở ra cắt điện 3RTr tiếp điểm 3RTr(1-22) mở ra,CTT 3T mất điện,các tiếp điểm 3T trên mạch lực mở ra nên động cơ khuấy 3 được cắt ra khỏi lưới.Quá trình khuấy kết thúc và bắt đầu quá trình tháo.
-Để nhận biết thời điểm quá trình khuấy kết thúc ta dùng rơle thời gian 10RTh có tiếp điểm thường mở đóng chậm.Khi động cơ 3 đang khuấy thì tiếp điểm 3RTr(1-19) đóng lại nên cuộn hút của rơle 10RTh cũng có điện nhưng tiếp điểm 10RTh(1-16) chưa đóng lại ngay nên cuộn hút của rơle trung gian 4RTr chưa có điện,tiếp điểm 4RTr(1-23) vẫn còn mở nên CTT 4T chưa có điện và động cơ của bơm tháo vẫn chưa hoạt động.Nếu ta chỉnh định thời gian đóng chậm của tiếp điểm 10RTh(1-16) ³ t thì khi động cơ 3 khuấy xong tiếp điểm 10RTh(1-16) đóng lại nên 4RTr có điện(vì lúc đó tiếp điểm 3RTr(17-18) đã đóng lại),tiếp điểm 4RTr(1-23) đóng lại cấp điện cho CTT 4T,các tiếp điểm của CTT 4T trên mạch lực và mạch điều khiển đóng lại,động cơ của bơm tháo 4 được nối vào lưới và thực hiện quá trình khởi đọng qua 1 cấp điện trở theo nguyên tắc thời gian như trên và thực hiện quá trình tháo cho đến khi chất lỏng tụt xuống đến mức 0.Khi đó cảm biến a nhận tín hiệu điều khiển cho a(16-17) mở ra cắt điện 4RTr tiếp điểm 4RTr(1-23) mở ra cắt điện CTT 4T làm các tiếp điểm của CTT 4T mở ra,đồng thời các tiếp điểm của CTT 4N đóng vào để thực hiện quá trình hãm ngược.
Lúc đó động cơ của bơm 1 lại được nối vào lưới để thực hiện chu kỳ tiếp theo tương tự như trên.
Khi muốn dừng ta ấn nút dừng D ,cuộn hút của CTT Dg mất điện,tiếp điểm Dg(3-4) mở ra nhưng cuộn hut của CTT X vẫn có điện vì nút a(1-6) và tiếp điểm x(6-5) vẫn ở trạng thái đóng.Khi nào hệ thống hoạt động hết 1 chu kỳ tức là tháo hoá chất cho tới khi mức hoá chất ở mức 0 thì cảm biến a nhận tín hiệu điều khiển làm a(1-6) mở ra cắt điện CTT X tiếp điểm x(42-2) mở ra làm cho hệ thống không hoạt động tiếp.
Chương III Tính chọn thiết bị
1.Chọn động cơ:
Theo bài ra ta có công suất yêu cầu của động cơ khuấy và các bơm là:
Bảng 1
Thiết bị
Pđm(kW)
Uđm(V)
Iđm(A)
cosjđm
h
Động cơ khuấy
3,5
380/220
7.36
0,85
0,85
Bơm 1
5
380/220
10.5
0,85
0,85
Bơm 2
5
380/220
10.5
0,85
0,85
Bơm tháo
5
380/220
10.5
0,85
0,85
2.Các thiết bị bảo vệ :
2.1 Cầu dao CD :
Cầu dao dùng để đóng cắt nguồn điện cấp cho toàn hệ thống yêu cầu phải chịu được dòng và áp lớn có buồng dập hồ quang
Ta chọn bộ cầu dao 3 pha do Việt Nam chế tạo CD-380V-60A
Kích thước : 453- 390 -260 mm
2.2 Cầu chì bảo vệ mạch động lực :
Cầu chì là thiết bị bảo vệ ngắn mạch 1 pha hoặc 3 pha
Đối với động cơ phải đặt cầu chì trên cả 3 pha
Đối với mạch điều khiển ta đặt cầu chì trên 1 pha
Tác dụng : khi dòng điện chạy qua dây chảy cầu chì ( chạy trên 1 pha nào đó ) tăng đến 1 giá trị nào đó làm cho dây chảy đứt , bảo vệ được thiết bị
Từ tác dụng ta nhận thấy : Cầu chì phải được chọn dây chảy sao cho phù hợp với từng máy (từng pha) .Để cho cầu chì có tác dụng kịp thời khi dòng điện tăng lên qua 1 giá trị cho phép .
Lựa chọn cầu chì đảm bảo theo các yêu cầu sau đây :
+ Quan hệ điện áp :
Trong đó : : là điện áp danh định của cầu chì
: là điện áp lưới
+ Quan hệ giữa dòng chỉnh định của cầu chì và dòng làm việc
Idc³Iđmđc
Idc ³
Trong đó : Idc : Dòng định mức của dây chảy cầu chì
Iđmđc: Dòng định mức của động cơ.
km,m : Hệ số khởi động,thường lấy kmm = 5
a=2,5 với khởi động nhẹ
a=1,6 á 2 với khởi động nặng
*, Đối với động cơ P = 3,5 KW ,cosj =0,85
Ta có : Iđm = 7,36 (A), Chọn dạng khởi động nhẹ a=2,5
Idc ³ 7,36(A)
Idc ³ =14,72(A)
Vậy chọn cầu chì ống loại PP-2 của Liên Xô chế tạo có các thông số kĩ thuật sau :
Iđm cầu chì
(A)
Iđmdâychảy
(A)
Dòng điện cắt
(A)
Kích thước
(mm)
Trọnglượng
(KG)
60
25
4500
173*30,5*
43
0,33
(Tra trong sách Sử dụng và sửa chữa khí cụ điện hạ thế )
* , Đối với động cơ P = 5 KW , cos j =0,85
Ta có : Iđm = 10,5 (A) , Chọn dạng khởi động nhẹ a=2,5
Idc ³ 10,5(A)
Idc ³ =21(A)
Vậy chọn cầu chì cùng loại cới cầu chì 3CC : PP-2 có các thông sốđã nêu ở trên
2.3. Cầu chì bảo vệ mạch điều khiển :
Đối với mạch điều khiển ta cũng chọn cầu chì ống loại PP-2 của Liên Xô chế tạo có các thông số kĩ thuật sau :
Iđm cầu chì
(A)
Iđmdâychảy
(A)
Dòng điện cắt
(A)
Kích thước
(mm)
Trọnglượng
(KG)
15
6
1200
171*24,5*
33
0,12
Do vậy các thiết bị trong mạch điều khiển có tiếp điểm phải chịu được dòng 1³6(A)
2.4.Chọn Rơle nhiệt trong mạch :
Là thiết bị bảo vệ quá tải dài hạn .Khi hiện tượng quá tải vượt quá trị số cho phép sẽ gây lên phát nóng đối với dây quấn của máy điện , nó dễ gây cháy máy điện .
Tác dụng : Khi dòng chạy qua Rơle nhiệt nếu dòng lớn hơn dòng cho phép (I ³ 1,2Iđm) trong khoảng thời gian ta chỉnh định thì Rơle nhiệt có tác dụng cắt điện khỏi mạch điều khiển , đồng thời dừng toàn bộ quá trình . Rơle nhiệt có tiếp điểm là loại không tự phục hồi ( khi tiếp điểm có tác dụng cắt thì muốn hoạt động lại ta phải tác dụng 1 lực vào tiếp điểm để cho phục hồi trạng thái ban đầu .)
Trong mạch sử dụng 8 rơ le nhiệt :1RN đến 8RN , các rơ le này được chọn cùng loại (để dễ thay thế) , ở đây ta chọn loại PT-1 ( hở)
Thời gian tác động : 20 phút khi ở trạng thái I= 1,2Iđm
Dòng định mức các phần tử là 12,5 (A)
3.Chọn thiết bị điều khiển
Điện áp mạch điều khiển 220V
3.1. Chọn công tắc tơ 3T :
Có 3 tiếp điểm 3T ở mạch động lực phải chịu được dòng ³ 14,72(A)
Có 2 tiếp điểm thường mở
Chọn loại SD-2*N21 do hãng MITUBISI của Nhật sản xuất hiện có bán trên thị trường .
Loại này có thông số : Iđm = 22(A)
Số tiếp điểm chính : 4
Số tiếp điểm phụ: 4
Công suất cuộn dây : 5,5K W
Kích thước : dài* rộng* cao : 160 mm * 100 mm * 119 mm
(Tra trong quyển : maGnetic contactors của hãng)
3.2. Chọn công tắc tơ 1T,2T,4T:
Cũng tương tự như chọn 3T chú ý trong khi chọn 1T,2T,4T thì dòng làm việc ở 3 tiếp điểm chính mà làm việc ở mạch lực yêu cầu ³ 21 A , như để dễ dàng thay thế khi hỏng ta dùng 4 công tắc tơ này cùng 1 loại SD-2*N21 nó hoàn toàn đảm bảo cho mạch hoạt động theo đúng công nghệ .
3.3. Chọn 4 công tắc tơ 1N, 2N ,3N ,4N :
Ta biết rằng trong mạch lực ở bất kì 1 trong 4 động cơ trên thì bao giờ mạch rôtor cũng có dòng I2 chọn hoàn toàn theo thông số của mạch starto. 4 công tắc tơ 1N,2N,3N,4N mỗi công tắc tơ có 3 cặp tiếp điểm nằm ở mạch rôtor nên 3 cặp tiếp điểm sẽ làm việc với dòng lớn nhất cũng như các tiếp điểm trên mạch starto :
Tương tự như chọn tiếp điểm đối với starto ta chọn các công tắc tơ 1N,2N,3N,4N cùng 1 loại : có 1 cặp tiếp điểm thường mở : thoả yêu cầu có dòng làm việc ³ 21(A) ,chọn cùng loại SD-2*N21
3.4. Chọn công tắc tơ 1G,2G :
Chọn hoàn toàn theo thông số của mạch starto. công tắc tơ G có 8 tiếp điểm nằm ở mạch rôtor nên 8 tiếp điểm sẽ làm việc với dòng lớn nhất cũng như các tiếp điểm trên mạch starto :
Tương tự như chọn tiếp điểm đối với starto ta chọn công tắc có dòng làm việc ³ 21A , yêu cầu phải có 8 cặp tiếp điểm thường mở : chọn 2 Công tắc tơ loại SD-2*N21do hãng MITSUBISI của Nhật sản xuất có các thông số như ở trên
3.5. Chọn Rơle thời gian, 1RTh, 3RTh ,5RTh, 7RTh:
Chọn Rơle thời gian có thời gian chậm trễ lớn :có 1 tiếp điểm thường mở , đóng chậm có thời gian chậm trễ khoảng 1 phút để phục vụ quá trình khởi động hoặc hãm : Rơle này có các tiếp điểm trong mạch điều khiển nên không cần dòng làm việc lớn : chọn loại SRS-HNPS của hãng MITSUBISI sản xuất có thời gian trễ có thể điều chỉnh được trong khoảng từ 3 – 60 giây
Kích thước : 75 mm *23 mm *97 mm
3.6. Chọn Rơle thời gian 2RTh,4RTh, 6RTh ,8RTh,:
Tương tự chọn loại SRS-HNPS có thông số như trên :
Công suất tiêu thụ : 10VA
Số tiếp điểm : có 1 tiếp điểm thường đóng mở chậm
Thời gian tác động : 0,5 – 6 phút
Riêng rơle 8RTh có thêm 1 tiếp điểm thường mở mở chậm.
3.7.Chọn Rơle thời gian 9RTh
Rơ le này phải đảm bảo được trễ trong thời gian khuấy chất lỏng :
Tương tự chọn loại SRT-NN có thông số như sau :
Số tiếp điểm : có 1 tiếp điểm thường đóng mở chậm
Thời gian tác động : 3-30 phút
Kích thước : 80 mm * 25 mm * 100 mm
3.8.Chọn Rơle thời gian 10RTh
Rơ le này phải có thời gian trễ lớn hơn thời gian trễ của rơle 9RTh một chút nhưng để thuận tiện cho việc thay thế ta chọn cùng loại với rơle 9RTh.
Tương tự chọn loại SRT-NN có thông số như sau :
Công suất tiêu thụ : 12VA
Số tiếp điểm : có 1 tiếp điểm thường mở đóng chậm
Thời gian tác động : 3-30 phút
3.9.Chọn Rơle trung gian 1RTr,2RTr,3RTr,4RTr:
Chọn các rơ le trung gian có dòng làm việc của các tiếp điểm ³ 6A , chọn loại P8 do Anh sản xuất có các thông số như sau:
Loại
Tđ mở
Tđ đóng
Uđm
CS tiêu thụ
P8
8
8
220
6W
Kích thước : 80-75-50 mm
3.10.Chọn công tắc tơ Dg,X:
Vì CTT Dg có một tiếp điểm thường mở và CTT X có hai tiếp điểm thường mở nhưng để thuận tiện cho việc thay thế nên ta chọn cùng loại với CTT 1T.
3.11. Chọn các sensor cảm biến:
Các cảm biến a,b,c ta chọn sao cho là các cảm biến dạng xung khi mức hoá chất lên tới các cảm biến sẽ cho tín hiệu dạng xung .
Chương IV thiết kế sơ đồ lắp ráp
Bảng đấu dây
TT
Tên thiết bị
Nối Dây
1
Cầu dao
1DN
B – 1DN
C-1DN
501-1cc
502-1cc
503-1cc
2
Bộ cầu chì 1CC
501-
502-
503-
101-1N
102-1N
103-1N
3
Bộ cầu chì 2CC
501-
502-
503-
201-2N
202-2N
203-2N
4
Bộ cầu chì 3CC
501-
502-
503-
301-3N
302-3N
303-3N
5
Bộ cầu chì 4CC
501-
502-
503-
401-4N
402-4N
403-4N
6
Cầu chì 5CC
503-
38-1RN
7
Nút ấn D
1-8RN
3-M
8
Nút ấn M
3-
4-Dg
9
Công tắc tơ Dg
4-
5-X
3-
4-
10
Công tắc tơ X
5-
2-TT
6-a
5-
46-1RTr
2-
11
Rơle 1RTr
9-4RTr
46-
1-
7-b
1-
20-1T
12
Rơle 2RTr
12-1RTr
2-
1-
10-c
1-
21-2T
13
Rơle 3RTr
15-2RTr
2-
13-9RTh
14-2RTr
1-
22-3T
1-
19-9RTh
14
Rơle 4RTr
18-3RTr
2-
1-
19-
1-
23-4T
15
Công tắc tơ 1T
20-
2-
101-
111-1RN
102-
112-b11
103-
113-1RN
1-
24-1RTh
1-
35-2RTh
16
Công tắc tơ 2T
21-
2-
201-
211-2RN
202-
212-b21
203-
213-2RN
1-
25-3RTh
1-
29-4RTh
17
Công tắc tơ 3T
22-
2-
301-
311-3RN
302-
312-b31
303-
313-3RN
1-
26-5RTh
1-
31-6RTh
18
Công tắc tơ 4T
23-
2-
401-
411-4RN
402-
412-b41
403-
413-4RN
1-
27-7RTh
1-
33-8RTh
19
Công tắc tơ 1N
30-4RTh
2-
101-
111-1RN
102-
113-1RN
103-
113-b11
20
Công tắc tơ 2N
32-6RTh
2-
201-
211-2RN
202-
213-2RN
203-
212-b12
21
Công tắc tơ 3N
34-8RTh
2-
301-
311-3RN
302-
313-3RN
303-
312-b31
22
Công tắc tơ 4N
31-8RTh
2-
401-
411-4RN
402-
413-4RN
403-
412-b41
23
Rơle thời gian 1RTh
24-
2-
1-
28-1G
24
Rơle thời gian 2RTh
24-
2-
35-
36-8RTh
25
Rơle thời gian 3RTh
25-
2-
1-
28-
26
Rơle thời gian 4RTh
25-
2-
29-
30-
27
Rơle thời gian 5RTh
26-
2-
1-
28-
28
Rơle thời gian 6RTh
26-
2-
31-
32-
29
Rơle thời gian 7RTh
27-
2-
1-
28-
30
Rơle thời gian 8RTh
27-
2-
33-
34-
36-
37-
31
Rơle thời gian 9RTh
19-
2-
1-
13-
32
Rơle thời gian 10RTh
19-
2-
1-
16-a
33
Rơle nhiệt 1RN
111-
121-a11
38-
39-2RN
34
Rơle nhiệt 2RN
113-
123-c11
39-
40-3RN
35
Rơle nhiệt 3RN
211-
221-a21
40-
41-4RN
36
Rơle nhiệt 4RN
213-
223-c21
41-
42-5RN
37
Rơle nhiệt 5RN
311-
321-a31
42-
43-6RN
38
Rơle nhiệt 6RN
313-
323-c31
43-
44-7RN
39
Rơle nhiệt 7RN
411-
421-a41
44-
45-8RN
40
Rơle nhiệt 8RN
413-
423-c41
45-
1-
41
Công tắc tơ 1G
28-
2-
131-a12
132-b12
133-c12
231-a22
232-b22
233-c22
42
Công tắc tơ 2G
28-
2-
331-a32
332-b32
333-c32
431-a42
432-b42
433-c42
43
Nút ấn a
1-
6-
1-
7-b
16-
17-
44
Nút ấn b
7-
8-
1-
10-c
45
Nút ấn c
10-
11-
13-
14-
Tài liệu tham khảo
1.Điều khiển tự động truyền động điện
Tg : Trịnh Đình Đề , Võ Trí An
Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp.Hà Nội 1986
2. Điều khiển Logic và ứng dụng
Tg : Nguyễn Trọng Thuần
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
3. Sử dụng và sửa chữa khí cụ điện hạ thế
Tg : Tô Đằng , Nguyễn Xuân Phú
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.