Đồ án Thiết kế Hệ thống phanh Thủy – Khí cho xe tải 8 tấn
1. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI VÀ YÊU CẦU Hệ thống phanh có chức năng giảm tốc độ chuyển động của xe tới vận tốc chuyển động nào đó, dừng hẳn hoặc giữ xe đỗ ở một vị trí nhất định. Đối với ôtô hệ thống phanh là một trong những cụm quan trọng nhất, bởi vì nó bảo đảm cho ôtô chạy an toàn ở tốc độ cao, do đó có thể nâng cao được năng suất vận chuyển. Hệ thống phanh gồm có cơ cấu phanh để hãm trực tiếp tốc độ góc của các bánh xe hoặc một trục nào đấy của hệ thống truyền lực và truyền động phanh để dẫn động cơ cấu phanh. Trên ôtô sự phanh xe được tiến hành bằng cách tạo ma sát giữa phần quay và phần đứng yên của các cụm liên kết với bánh xe: giữa tang trống với má phanh hoặc đĩa phanh với má phanh. Quá trình ma sát trong các cơ cấu phanh dẫn tới mài mòn và nung nóng các chi tiết ma sát, nếu không xác định kịp thời và tiến hành hiệu chỉnh thì có thể dẫn tới làm giảm hiệu quả phanh. Hư hỏng trong hệ thống phanh thường kèm theo hậu quả nghiêm trọng, làm mất tính an toàn chuyển động của ôtô. Các hư hỏng rất đa dạng và phụ thuộc vào kết cấu hệ thống phanh. Có nhiều cách phân loại hệ thống phanh. a) Theo công dụng ã Hệ thống phanh chính (phanh chân); ã Hệ thống phanh dừng (phanh tay); ã Hệ thống phanh chậm dần (phanh bằng động cơ, thủy lực hoặc điện từ). b) Theo kết cấu của cơ cấu phanh ã Hệ thống phanh với cơ cấu phanh guốc; ã Hệ thống phanh với cơ cấu phanh đĩa. c) Theo dẫn động phanh ã Hệ thống phanh dẫn động cơ khí; ã Hệ thống phanh dẫn động thủy lực; ã Hệ thống phanh dẫn động khí nén; ã Hệ thống phanh dẫn động kết hợp khí nén-thủy lực; ã Hệ thống phanh dẫn động điện; ã Hệ thống phanh dẫn động có cường hóa. d) Theo khả năng điều chỉnh mômen phanh ở cơ cấu phanh Theo khả năng điều chỉnh mômen phanh ở cơ cấu phanh chúng ta có hệ thống phanh với bộ điều hòa lực phanh. e) Theo khả năng chống bó cứng bánh xe khi phanh Theo khả năng chống bó cứng bánh xe khi phanh chúng ta có hệ thống phanh với bộ chống hãm cứng bánh xe (hệ thống ABS). Hệ thống phanh cần bảo đảm các yêu cầu sau: – Quãng đường phanh ngắn nhất khi phanh đột ngột trong trường hợp nguy hiểm. Muốn có quãng đường ngắn nhất thì phải đảm bảo gia tốc chậm dần cực đại; – Phanh êm dịu trong bất kì mọi trường hợp để đảm bảo sự ổn định của ôtô khi phanh;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuong 1.doc
- Ban ve chi tiet.dwg
- Bia.doc
- Bo tri chung.dwg
- Bo xi lanh thuy khi.dwg
- Chuong 2.doc
- Chuong 3.doc
- Chuong 4.doc
- Hoa do luc phanh.dwg
- Ket cau co cau phanh cau sau.dwg
- loi noi dau.doc
- Nhiem vu.doc
- So do he thong phanh thuy khi.dwg
- So do nguyen cong.dwg
- Van dieu khien khi nen.dwg