Đồ án Thiết kế hệ thống quản lí chất thải rắn đô thị cho quận 2, thành phố Hồ Chí Minh và qui hoạch đến năm 2035

MỤC LỤC

Phần một

LỜI MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

1.3 Nội dung nghiên cứu

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.41. Phương pháp luận

1.42. Phương pháp cụ thể

1.5 Phạm vi giới hạn của đề tài

1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

I . KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CHẤT THẢI RẮN

1. Định nghĩa

2. Nguồn gốc tạo thành chất thải rắn đôthị

3. Phân loại chất thải rắn đô thị

4. Thành phần chất thải rắn đô thị

II . TÍNH CHẤT CỦA CHẤT THẢI RẮN

1. Tính chất vật lí , hóa học , sinh học của chất thải rắn

a. Tính chất vật lí

b. Tính chất hóa học

c. Tính chất sinh học

III. TỐC ĐỘ PHÁT SINH CỦA CHẤT THẢI RẮN

1. Các phương pháp xác định khối lượng chất thải rắn

a. Đo thể tích và khối lượng

b. Phương pháp đếm tải

c. Phương pháp cân bằng vật chất

 

IV. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO CHẤT THẢI RẮN

1. Ảnh hưởng tới môi trường đất

2. Ảnh hưởng đến môi trường nước

3. Ảnh hưởng tới môi trường không khí

4. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người và cảnh quan đô thị

V. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ CHẤT THẢI RẮN

1. Phương pháp ổn định chất thải rắn

2. xử lí chất thải bằng phương pháp sinh học

3. xử lí chất thải bằng phương pháp đốt

4. Phương pháp chôn lấp

5. Công nghệ xử lí nhiệt phân rác đô thị

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÍ CHẤT THẢI RẮN TẠI TP. HCM

I. HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN TẠI TP. HCM

1. Khối lượng chất thải rắn

2. Nguồn phát sinh ra chất thải rắn

3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tai TP.HCM

II. KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ VẬN CHUYỂ CTR SINH HOẠT TAI TP.HCM

1. Tổng quan về hệ thống thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt

2. Thu gom sơ cấp

3. Thu gom thứ cấp

III. HIỆN TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂN

IV. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÍ , THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TAI TP.HCM

1. Công tác quản lí

2. Hệ thống thu gom vận chuyển

3. Tình hình phân loại rác

4. Tái chế

5. Xử lí rác

 

CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ QUẬN 2

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

II. KHÍ HẬU , THỜI TIẾT

III. HIỆN TRẠNG THU GOM RÁC

1. Lượng thu gom rác

2. Quy trình thu gom

3. Phương tiện thu gom

PHẦN HAI: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ

I. CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN

II. TÍNH TOÁN

PHẦN BA: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI QUẬN 2

1. Mục tiêu đến năm 2035

2. Đề xuất biện pháp quản lí

3. Đề xuất công nghệ xử lí , tái chế

PHẦN BỐN: TÍNH TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ

 

docx67 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6863 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế hệ thống quản lí chất thải rắn đô thị cho quận 2, thành phố Hồ Chí Minh và qui hoạch đến năm 2035, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huẩn báo cáo vềđánh giá tác động môi trường. -Thông tư số 81 – TT/MTG về thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất. Một số văn bản khác có liên quan tới quản lý chất thải rắn đô thị: - Giám sát quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động của tổ lấy rác dân lập, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. - Xây dựng hoàn chỉnh hơn nữa chương trình giáo dục môi trường để thúcđấy người dân tham gia. - Xây dựng thêm nhà vệ sinh công cộng và thùng rác công cộng nhưng cần có hệbthống quản lý và duy tu tốt. b. Công cụ kinh tế Nhằm khuyến khích bảo vệ môi trường, sở có kế hoạch hỗ trợ vốn với lãi xuất ưu đãi cho các doanh nghiệp đểđầu tư trang thiết bị nhằm giảm thiểu chất thải và áp dụng sản xuất sạch hơn. c. Công cụ hành chánh - Lập quỹ môi trường nhằm giảm thiểu các vấn đề rủi ro về môi trường. - Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thông. - Tổ chức các lớp đào tạo huấn luyện về môi trường cho các đoàn thể, cá nhân, các tổ chức chuyên nghành và cho cộng đồng. 2. Các biện pháp khác -Xây dựng đồng bộ các văn bản quy định, đảm bảo nâng cao hiệu lực của Luật Bảo vệ môi trường. -Tổ chức đo đạc thường xuyên, phân tích chất thải rắn theo tỷ lệ trọng lượng các thành phần cơ bản giúp cho các cấp quản lý có cơ sởđề ra những biện pháp tối ưu quản lý chất thải một cách hiệu quả. - Huấn luyện đào tạo cán bộ phục vụ công tác quản lý chất thải rắn. - Tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền giáo dục cho người dân về môi trường. - Trao đổi với các chuyên gia để học tập kinh nghiệm, kiến thức và tiếp thu công nghệ tiên tiến trên thế giới. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Hiện có rất nhiều phương pháp xử lý chất thải rắn trong đó có 5 phương pháp xử lý chính: 1. Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ Hydromex - Đây là một công nghệmới lần đầu tiên được áp dụng tại Hoa Kỳ (2/1996), công nghệ này nhằm xử lý rác thải đô thị kể cả rác độc hại thành các sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu… - Bản chất của công nghệ là nghiền nhỏ rác sau đó polyme hoà và sử dụng áp lực lớn để nén, ép, định hình các sản phẩm. Rác sau khi được thu gom (rác hỗn hợp, kể cả rác cồng kềnh) chuyển về nhà máy, rác thải không cần phân loại được đưa vào cắt, nghiền nhỏ sau đó chuyển tới thiết bị trộn băng tải. Chất thải lỏng được pha trộn trong bồn phản ứng, các chất phản ứng trung hoà và khửđộc xảy ra trong bồn. Sau đó chất thải lỏng từbồn phản ứng được bơm vào các thiết bị trộn; chất thải kết dính với nhau sau khi thành phần polyme được cho thêm vào. Sản phẩm ở dạng bột ướt chuyển tới nhà máy ép khuôn và cho ra sản phẩm mới, công nghệ này an toàn về mặt môi trường và không độc hại. Ưu điểm Công nghệđơn giản, chi phí không lớn Xử lý được cả chất thải rắn và lỏng Rác sau khi xử lý bán thành phẩm Tăng cường khả năng tái chế, tận dụng lại chất thải, tiết kiệm diện tích đất làm bãi chôn lấp. 2. Xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học Phương pháp sinh học với sự tham gia của các vi sinh vật, xử lý bằng phương pháp này thực chất là một công nghệ khép kín. Rác sinh hoạt sau khi thu gom sẽđược băng tảiđể phân loại. Rác hữu cơ được tách riêng sau đó được nghiền nhỏ rồi đem ủ. Trong khoảng 10 – 12 ngày sẽ diễn ra quá trình lên men sinh học kỵ khí và hiếu khí. Quá trình phân huỷ sinh học sẽ sinh ra các loại khí sinh học trong đó có khí metan. Ơ những quy trình lâu năm khí metan có thể lên tới 60 -65%. Còn tại quá trình lên men hiếu khí rác hữu cơ sẽđược chuyển hóa thành phân vi sinh. Kết quả cho thấy khi tiến hành xử lý rác tại một số nhà máy ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy mỗi tấn rác thải hữu cơ sau khi xử lý sẽ thu được khoảng 300 kg phân và vi sinh và 5m3 khí sinh học. Những sản phẩm này sẽđược thu hồi và sử dụng trong sản xuất. Có thể nói xử lý bằng công nghệ sinh học đã đem lại hiệu quả kinh tế hết sức thuyết phục nó có rất nhiều ưu điểm vượt trội như: Tuy so vốn đầu tư ban đầu cao hơn từ 2 – 3 lần bãi chôn lấp nhưng tính tổng thể lượng thời gian sử dụng thì rẻ hơn các bãi chôn lấp rất nhiều. Nhà máy chỉ cần 20% diện tích bãi chôn lấp nên tiết kiệm được 80% đất đai. Sản xuất được lượng phân bón và lượng nhiệt đáng kểđể phục vụ đời sống Qua phân tích thành phần rác thải sinh hoạt cho thấy thành phần rác hữu cơ của thành phố chúng ta chiếm khoảng 55 – 60% là tỷ lệ rất cao và thích hợp với phương pháp này. Theo các nhà chuyên môn thì tiềm năng rác để chế biến phân vi sinh và khí sinh học của chúng ta là rất lớn. Với tốc độ dân số tăng nhanh như hiện nay thì dự kiến năm 2020 lượng rác mà thành phố thải ra là 1.952.354 tấn/năm. Lượng rác này sẽ cho khoảng 3.619.600 m3 khí sinh học mà mỗi m3 khí sẽ cho khoảng 1.27kWh điện và 5.600kcal nhiệt trị. 3. Xử lý rác thải bằng phương pháp đốt Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại chất thải nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. đây là quá trình xử dụng nhiệt để chuyển đổi chất thải từ dạng rắn sang dạng khí, lỏng và tro… đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. Hay nói cách khác đốt rác là giai đoạn oxy hoá nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí trong đó có rác độc hại được chuyển hoá thành khí và chất thải rắn không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không khí, chất thải rắn còn lại thì được chôn lấp. Ưu điểm Xử lý triệt để các chất độc hại của chất thải đô thị. Thu hồi năng lượng nhiệt để tận dụng và mục đích quan trọng. Hiệu quả xử lý cao đối loại chất thải hữu cơ chứa vi trùng lây nhiễm như chất thải y tế cũng như chất thải nguy hại khác. Nhược điểm Vốn đầu tư ban đầu cao hơn rất nhiều so với các phương pháp xử lý khác và việc thiết kế lò đốt phức tạp đòi hỏi năng lực kỹ thuật cao. Đối với các chất thải có hàm lượng ẩm cao, hay các thành phần không cháy cao thì việc đốt rác không thuận lợi. 4. Phương pháp chôn lấp Chôn lấp là phương pháp cổ điển nhất, kinh tế nhất và có thể chấp nhận được về mặt môi trường. Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu lượng chất thải, tái sinh, tái sử dụng và cả kỹ thuật chuyển hoá chất thải, việc thải bỏ phần chất thải còn lại ra bãi chôn lấp vẫn là một khâu trong chiến lược quản lý tổng hợp CTR. Ưu điểm Phù hợp với vùng có diện tích đất rộng. Xử lý được tất cả các loại CTR kể cả CTR mà các phương pháp khác không thể xử lý triệt để hoặc không xử lý được. Sau khi đóng cửa BCL có thể sử dụng với mục đích khác nhau như: bãi đỗ xe, sân chơi, công viên. Vốn đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động BCL thấp hơn so với các phương pháp khác. Thu hồi năng lượng từ khí gas. Nhược điểm Tốn rất nhiều diện tích đất, nhất là những nơi tài nguyên đất còn khan hiếm. Khó khăn trong việc kiểm soát lượng khí thải và nước rỉ rác. Có nguy cơ gây ra sự cố cháy nổ, gây nguy hiểm do sự phát sinh khí CH4, H2S. Công tác quan trắc chất lượng môi trường vẫn phải tiến hành sau khi đóng cửa. 5. Công nghệ xử lý nhiệt phân rác đô thị. - So với phương pháp chôn lấp và phương pháp đốt, phương pháp nhiệt phân với nhiệt độ thấp tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn như: cho ra sản phẩm chính là than tổng hợp có hàm lượng lưu huỳnh thấp có thể dùng làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, quy trình xử lý đơn giản, vì xử lý trong nhiệt độ thấp (khoảng 50oC) nên tránh được các nguy cơphản ứng sản sinh ra chất độc hại và hiệu quả xử lý cao. CHƯƠNG II : GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI TP.HỒ CHÍ MINH I. Hiện trạng chất thải rắn TPHCM 1. Khối lượng chất thải rắn: - Thành phố hồ chí minh nơi mệnh danh là hòn ngọc viễn đông , là Pari của châu Á. - Nơi có một nền kinh tế phát triển nhanh chóng về tất cả mọi mặt, xong xong với sự phát triển mạnh mẽđó thì khối lượng chất thải rắn được thải ra ngày càng nhiều. Theo số liệu của sở Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM mỗi ngày Thành phố thải ra mỗi ngày khoảng 6.000 – 6.500 tấn, trong đó rác thải sinh hoạt là 4.936 tấn, rác xây dựng là 1.069 tấn và rác y tế là 5,5 tấn và rác công nghiệp 1.000 tấn ngày trong đó có khoảng 20% rác có tính chất độc hại. Trong khi đó việc thu gom rác của Thành phố chỉđạt được khoảng 5.000 – 5.300 tấn/ngày, lượng rác có thể tái chế và tái sinh được chỉ khoảng 700 – 900 tấn/ngày. - Lượng rác trong Thành phố hàng ngày được giải quyết nhờ lực lượng quét dọn vệsinh gồm 7.350 người trong đó có 2.950 người thuộc lực lượng tư nhân. Rác từ các khu phốđược chuyển tới 380 điểm hẹn lấy rác trên địa bàn Thành phố bằng xe đẩy tay, các xe cơ giới đến lấy rác và chuyển về trạm trung chuyển rồi mới đến khu xử lý rác. Vấn 'đềđau đầu nhất của các nhà quản lý là làm thế nào để có chỗ xử lý rác hợp vệ sinh mà không ảnh hưởng đến khu vực dân cưđang sinh sống. 2. Nguồn phát sinh ra chất thải rắn - Từ các khu dân cư - Từ các trung tâm thương mại - Từ các công sở, trường học, công trình công cộng - Từ các dich vụđô thị, sân bay - Từ các hoạt động công nghiệp - Từ các bệnh viện - Từ các hoạt động xây dựng đô thị - Từ các trạm xử lý nước thải Hiện nay chất thải sinh hoạt và xà bần được vận chuyển về bãi rác Phước Hiệp – Củ Chi. Rác thải y tế được phân loại tại nguồn thu gom và vận chuyển và thu gom theo quy trình riêng nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường và cho sức khỏe cộng đồng. Sau đó được đem đi đốt tại nhà máy xử lý rác thải y tế Bình Hưng Hoà quận Bình Tân. II. Khái quát hiện trạng thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt 1. Tổng quan về hệ thống thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt Lực lượng thu gom và vận chuyển bao gồm các đội vận chuyển của Công Ty Môi Trường đô Thị TP.HCM (CITENCO), các công ty xí nghiệp công trình đô thị của 22 quận huyện, hợp tác xã vận tải công nông và hệ thống thu gom rác dân lập. Kỹ thuật thu gom vận chuyển rác sinh hoạt tại TP.HCM có 3 hình thức: Hình thức 1: Hàng ngày chất thải sinh hoạt thu gom bằng xe đẩy tay và tập chung tại các điểm hẹn. Sau đó chất thải từ xeđẩy tay sẽ được bốc dỡ vào xe ép rác loại nhỏ từ 2- 4 tấn và chuyển đến trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển, xe tải lớn hơn nhận CTR từ xe ép nhỏ và vận chuyển tới bãi chôn lấp. Hình thức 2: CTR được thu gom bằng xe đẩy tay và tập chung tại các điểm hẹn, sau đó CTR từ xe đẩy tay sẽ được bốc dỡ lên xe ép lớn và trở trực tiếp tới bãi chôn lấp. Hình thức 3: - CTR chứa sẵn trong các thùng rác 240L và 660L nằm dọc trên các tuyến đường hay các nguồn phát sinh rác lớn như: chợ, khu thương mại, văn phòng cơ quan được bốc dỡ bằng các loại xe ép loại nhỏ từ 2 – 4 tấn và chuyển đến trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển xe tải lớn tiếp tục tiếp nhận chất thải từ xe tải nhỏ và vận chuyển tới bãi chôn lấp. Trong hình thức này nếu CTR từ các thùng chứa được bốc dỡ bằng xe ép lớn nó sẽ được vận chuyển thẳng tới bãi chôn lấp. a. Thu gom sơ cấp - Hoạt động thu gom sơ cấp bao gồm thu gom CTR phát sinh tư hộ dân cư, các trung tâm thương mại, cơ quan, chợ và đường phố. Thu gom chất thải rắn từ các hộ dân cư: - Chất thải từ hộ dân cư được thu gom bởi sự trợ giúp của các hộ dân là người dân tự đổ CTR vào phương tiện thu gom hoặc để CTR trước nhà và công nhân thu gom sẽ đổ vào các phương tiện thu gom. Phương tiện thu gom sau khi đầy rác sẽ được chở đến các bô chứa CTR, các trạm trung chuyển hoặc các điểm hẹn và chờ xe ép rác tới dỡ tải. Phương tiện thu gom hiện nay chủ yếu là xe đẩy tay, gần đây là các xe ba gác cải tiến có trang bị các thùng chứa 660L, ngoài ra còn có các loại xe ba gác đạp, xe ba gác máy cũ kỹ hoặc các xe lam chở khách, các xe lam cũng được dùng để chở CTR của các cơquan xí nghiệp. Thu gom chất thải rắn từ chợ, cơ sở thương mại, sản xuất Hiện nay CTR sinh hoạt từ các cơ quan, trường học, xí nghiệp, các chợđược các xe đẩy tay thu gom (kết hợp với thu gom rác từ các hộ dân) và tập chung tại các điểm hẹn. Điều này cũng làm cho số lượng các điểm hẹn cũng tăng lên và thời gian thu gom một chuyến cũng dài hơn. Vì vậy loại chất thải này cần được trang bị các thùng chứa thích hợp và thu gom bằng các xe ép để đưa tới trạm trung chuyển hay chuyển trực tiếp tới bãi chôn lấp. Thu gom chất thải rắn đường phố Hiện nay CTR đường phố được thực hiện dưới hình thức: Công nhân chịu trách nhiệm thu gom được trang bị chổi, dụng cụ hốt rác, xe đẩy tay để quét và thu gom trên các tuyến đường phố, lềđường. Khi xe đẩy tay đầy tải sẽ được đưa tới các bô rác, trạm trung chuyển, hay tới các điểm hẹn để xe ép tới lấy tải. Người công nhân có thể tiếp tục công việc của mình ở nơi khác hoặc ngừng làm việc khi đã hoàn thành nhiệm vụ. Thời gian gần đây trên các đường phốđã được bố trí các thùng 240L dọc hai bên lề đường để cải tiến việc thu gom nhanh gọn hơn và đồng bộ với các xe vận chuyển trong việc giao chất thải rắn và đảm bảo mỹ quan đô thị. Tuy nhiên các thùng chứa này bố trí chưa đồng đều và đôi khi không hợp lý. b. Thu gom thứ cấp Thu gom thứ cấp là hình thức tiếp theo của thu gom sơ cấp. CTR sau khi được thu gom sơ cấp sẽ được chuyển tới các điểm hẹn các bô rác để được các xe tải có tải trọng lớn hơn thu gom vận chuyển tới trạm trung chuyển hay trở trực tiếp tới BCL.Nếu CTR từviệc thu gom sơ cấp được chuyển đến trạm trung chuyển thì sẽ vận chuyển trực tiếp tới BCL. Thu gom thứ cấp trên địa bàn thành phốđược thực hiện dưới hình thức sau. Tại các điểm hẹn Hiện trên địa bàn thành phố có khoảng trên 380 điểm hẹn lấy rác các điểm hẹn này được xác định theo thoả thuận của Công ty quận huyện với Công ty Môi Trường đô Thị. Các điểm hẹn này được bố trí trên các bãi đất trống hoặc ngay bên lề của đường phố. Việc xếp và dỡ tải tại các điểm hẹn này thường gây cản trở giao thông do khối lượng CTR lớn nên thường kéo dài thời gian giao rác. Tại các bô rác Hiện các bô rác thường được đặt tại các khu đất trống nên không trực tiếp gây cản trở giao thông. Hiệu quả trung chuyển từ các xe đẩy tay nên xe ép và xe vận chuyển phụ thuộc vào loại xe sử dụng. Một số xe được trang bị các bộ phận cơ giới để nâng các xe đẩy tay vào đổ trực tiếp vào thùng chứa của xe cơ giới. Một số bô chứa rác người thu gom đổ CTR trực tiếp xuống đất để kịp thời đi chuyến khác và CTR được xe xúc lên xe tải và chở đến bãi chôn lấp. Tuy nhiên sử dụng bô rác là một công nghệ lạc hậu khi việc chuyển CTR được thực hiện bằng xe xúc và xe tải ben. Số lượng các bô chứa rác từ 30 nay đã dần dần được giải toả và thay thế bằng các điểm hẹn lấy tải. III. Hiện trạng thu gom – vận chuyển CTR Trên cơ sở 3 quy trình công nghệ thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt hiện gồm: - Thu gom từ vị trí chứa rác (điểm hẹn, thùng rác đường phố, xí nghiệp, công ty…) về trạm trung chuyển; - Vận chuyển từ trạm trung chuyển đến BCL; - Thu gom và vận chuyển thẳng từ vị trí chứa rác đến bãi xử lý. Hiện có 11 tuyến vận chuyển chính đang được thực hiện: - Tuyến thu gom từ điểm hẹn về trạm trung chuyển bằng các loại xe ép nhỏ loại 2 tấn, cự ly trung bình 10,98 km/lượt. - Tuyến thu gom từ điểm hẹn về trạm trung chuyển bằng xe ép nhỏ loại 4 tấn, cự ly trung bình 13,57. - Tuyến thu gom từ cơ quan, xí nghiệp về trạm trung chuyển bằng xe ép nhỏ loại 2 tấn, cự ly trung bình 36,33 km/lượt. - Tuyến thu gom CTR từ các thùng chứa công cộng về trạm trung chuyển bằng xe ép loại nhỏ 1,5 tấn, cự ly trung bình 14,69 km/lượt. - Tuyến thu gom CTR từ các thùng chứa công cộng về trạm trung chuyển bằng xeép loại nhỏ 2 tấn, cự ly trung bình 17,12 km/lượt. - Tuyến thu gom CTR từ chợ, cơ quan về trạm trung chuyển bằng xe cuồng, cự ly bình quân 24,8 km/lượt. - Tuyến thu gom CTR từ điểm hẹn về trạm trung chuyển bằng xe ép lớn loại 7 tấn, cự ly trung bình 12,99 km/lượt. - Tuyến thu gom CTR từ điểm hẹn về trạm trung chuyển bằng xe ben loại 7 tấn, cựly trung bình 19,08 km/lượt. - Tuyến vận chuyển CTR từ các điểm hẹn thẳng tới bãi xử lý bằng xe ép lớn, cự ly trung bình 25,87 km/lượt. -Tuyến vận chuyển CTR sinh hoạt bệnh viện trực tiếp tới bãi xử lý bằng xe ép loại 7 tấn, cự ly trung bình 26,81 km/lượt. IV. Đánh giá hệ thống quản lý thu gom và vận chuyển CTR 1. Công tác quản lý Nhìn chung hệ thống quản lý chất thải của thành phố Hồ chí minh đã đạt được rất nhiều thành quảđáng kể, tuy nhiên còn một số nhược điểm cần được khắc phục: - Sự phân công trách nhiệm chưa rõ ràng, chưa có một sự thống nhất riêng cho từng loại chất thải khác nhau - Cơ chế quản lý còn mang nặng tính bao cấp mặc dù nước ta đã có chính sách xã hội hoá. - Chưa tạo dựng một thị trường thống nhất về trao đổi và tái chế CTR nói chung và CTR công nghiệp nói riêng, chỉ có 700 – 900 tấn/ngày chất thải rắn được tái chế chiếm 12,6%. 2. Hệ thống thu gom, vận chuyển - Hiện nay việc thu gom chất thải chủ yếu sử dụng lao động thủ công và thực hiện quét dọn chủ yếu vào ban đêm mà người dân sinh hoạt ban ngày. Hơn nữa sự tham gia của cộng đồng còn rất hạn chế, chưa khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến tình trạng mất vệ sinh chung trên địa bàn thành phố. - Phần lớn chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt được thải bỏ lẫn lộn và được đưa tới bãi chôn lấp. Hơn nữa hiện nay chỉ còn duy nhất bãi rác Phước Hiệp – Củ Chi là nơi chôn lấp, nó đang phải làm việc vượt quá công xuất thiết kế và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống người dân quanh đó. - Chưa có sự đầu tư thoả đáng lâu dài với các thiết bị thu gom, vận chuyển, phân loại, xây dựng bãi chôn lấp đúng quy cách và công nghệ xử lý chất thải. - Xe thô sơ hở không kín đáo, không an toàn vệ sinh, các xe thu gom chưa được chuẩn hoá và thiếu các phương tiện cơ giới, sự phối hợp các xe đẩy tay và xe cơ giới chưa chặt chẽ dẫn tới các điểm hẹn trên đường phố bị ùn tắc thành những hàng dài gây ảnh hưởng tới mỹ quan đường phố. - Các xe sau khi chở rác không rửa sạch sẽ dẫn tới mùi khó chịu điều này đã được người dân phản ánh rất nhiều mà chưa khắc phục được. Ngoài ra một số xeđẩy tay được che chắn tạm bợ, một số còn cơi nới diện tích để tăng khối lượng thu gom. Khi thu gom từ hộ gia đình chủ yếu được cột bao nilông, sau khi lấy rác công nhân thường mở ra làm rơi vãi và gây mùi rất khó chịu cho người dân và ảnh hửơng tới mỹ quan thành phố. - Hiện nay các thiết bị dùng trong việc chuyên chở CTR không đồng bộ và lạc hậu, không được bảo dưỡng và sửa chữa đúng cách. Hiện nay số lượng xe ép còn rất thiếu và không đồng bộ với việc thu gom ban đầu. Trên thực tế hiện nay mỗi ngày chỉ có 80%tổng số xe hoạt động số còn lại hoặc hư hỏng đột xuất hoặc đang trong kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa, không có sẵn xe dự phòng để đáp ứng nhu cầu thu gom, vận chuyển CTR trong giờ cao điểm và khi thực hiện bảo dưỡng định kỳ. 3. Tình hình phân loại rác Phân loại rác tại nguồn là một từ quá quen thuôc đối với người dân ở các nước phát triển nhưng còn quá mơ hồđối với Thành phố nhộn nhịp nhất Việt Nam. Hiện nay trên địa bàn thành phố mới chỉ thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn được ở một số quận như 1, 4, 5,6,10. Hiện tượng phân loại rác mới được thí điểm ở một số quận chưa được phổ biến rộng rãi khiến cho khó khăn trong công tác thu gom rác, hoạt động thu hồi đa sốđược thực hiện bởi những người lao động nghèo sống bằng nghề bới rác việc này càng làm hoạt động thu hồi khó khăn ngoài ra nó còn gây mùi khó chịu khi và lây nan một số bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng tới sức khoẻ con ngươì. 4. Tái chế Theo số liệu ước tính của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, mỗi ngày TP đổra khoảng 6.000 – 6.500 tấn chất thải rắn. Trong khi đó việc thu gom chi khoảng 5.000 – 5.300 tấn/ngày. Lượng rác tái chế tái sinh được 700 – 900 tấn/ngày. Hiện TP chưa có thị trường thống nhất về trao đổi tái chế chỉ có một phần nhỏ chất thải rắn công nghiệp được thu hồi và tái chế. 5. Xử lý rác Hiện nay phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận chủ yếu vẫn là chôn lấp. Theo kế hoạch của Thành phố là phấn đấu từ nay tới năm 2010 sẽ giảm khối lượng chôn lấp rác dưới 20% bằng việc cho xây thêm nhiều nhà máy xử lý rác thải, tăng cường công nghệ xử lý và tái chế chất thải. Tuy nhiên điều đó là chuyện của 5,10 năm tới còn trước mắt là việc Thành phốđang thiếu bãi chôn lấp rác. Lượng rác thải hiện đang đổdồn về Phước Hiệp Củ Chi khiến nơi này quá tải dẫn tới hiện tượng sụt, lún diễn ra nghiêm trọng. Chương III: TỔNG QUAN VỀ QUẬN 2 I. Vị trí. Quận 2 là một trong năm quận mới thành lập của thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997, nằm ở phía Đông Bắc thành phố, thành lập trên cơ sở tách từ 5 xã của huyện Thủ Đức trước đây. Phía Bắc giáp quận Thủ Đức. Phía Nam giáp sông Sài Gòn, ngăn cách với quận 7; sông Nhà Bè, ngăn cách với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Phía Tây theo thứ tự từ Bắc xuống Nam lần lượt ngăn cách với quận Bình Thạnh, quận 1 và quận 4 bởi sông Sài Gòn. Phía Đông giáp quận 9. a. Khí hậu: Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt cao điều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa ñược bắt ñầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt ñó trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. b. Địa hình, hệ thống kênh rạch: Về địa hình tương đốibằng phẳng, kênh rạch chằn chịt thuận lợi cho giao thông đường bộ và đường thủy. II. Đặc điểm xã hội Từ sau khi thành lập, quận đã chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở. Các tuyến đường xa lộ Hà Nội, Trần Não, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Duy Trinh, cầu Giồng Ông Tố, đường liên phường Bình Trưng Đông – Bình Trưng Tây – Cát Lái... được nâng cấp mở rộng, xây dựng mới. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao được chú trọng đầu tư. Quận cũng đã quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo.Ngay từ đầu quận đã tập trung nâng cấp, sữa chữa trường lớp, xây dựng những ngôi trường mới khang trang đạt tiêu chuẩn quốc gia, trang bị các thiết bị mới hiện đại cho việc dạy và học. Năm 2000 đã xóa tình trạng học ca 3, hoàn thành công tác xóa mù chữ, năm 2002 hoàn thành phổ cập giáo dục bậc Trung học sơ sở, học sinh tốt nghiệp các cấp học, học sinh giỏi ngày càng nhiều. Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa ngày càng cao. Phong trào Thể dục Thể thao cũng khá phát triển, đã có nhiều đội chuyên mang về cho quận nhiều huy chương khi tham gia thi đấu các quận, toàn quốc. Đặc biệt, năm 2005 đã có 2 vận động viên được tuyển vào đội tuyển quốc gia để tham dự Sea Games. Hệ thống các công trình phúc lợi xã hội hiện nay trên địa bàn quận bao gồm: Trung tâm dạy nghề, Trung tâm Thể dục Thể thao, Trung tâm văn hoá, Bệnh viện quận 2. III. Đặc điểm kinh tế -Theo thông tin tư website quân, trong 3 tháng đầu năm 2008, doanh thu ngành Thương mại - Dịch vụ thực hiện 2.647,9 tỷ đồng, đạt 20,65% kế hoạch năm, tăng 39,96% so với cùng kỳ năm ngoái. Các ngành có sự phát triển cao như: kinh doanh vàng bạc, cầm đồ, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, xăng dầu, dịch vụ vận tải nhỏ. -Giá trị sản xuất CN-TTCN thực hiện 1.430,9 tỷ đồng, đạt 24,02% kế hoạch năm, tăng 17,39% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách ước thực hiện 159,52 tỷ đồng, đạt 63% kế hoạch năm, tăng 382% so với cùng kỳ. IV. Quy hoạch phát triển Cùng với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh, quận 2 có vị trí quan trọng, sẽ là trung tâm mới của thành phố sau này, đối diện khu Trung tâm cũ qua sông Sài Gòn, là đầu mối giao thông về đường bộ, đường xe lửa, đường thuỷ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu. Quận 2 có tiềm năng về quỹ đất xây dựng, mật độ dân số còn thưa thớt, được bao quanh bởi các sông rạch lớn, môi trường còn hoang sơ nên đã nhân lên lợi thế về vị trí kinh tế của mình.Khu đô thị mới Thủ Thiêm, trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ mới của thành phố sẽ mọc lên ở đây trong thời gian không xa nữa. Phần hai Tính toán thiết kế Diện tích 48.74km2 Dân số 2009: 145981 người Mật độ dân số : 2934 người/km2 Tốc độ gia tăng dân số: 2.1%/năm Dân số 2035 : P2035 = P2009 * (1+ r)t = 145981* (1+0.021)26 = 250519 người Tốc độ phát sinh rác : 0.8-1.2 kg/người.ngày , chọn 0.8 kg/người.ngày Dùng thùng 660l thu gom rác Thời gian dung 3 năm Thời gian làm việc 8h/ngày. Thời gian nghỉ ngơi 8 x 0.15 = 1.2h/ngày Số người/hộ = 5 người. Khối lượng rác phát sinh trong 1 ngày của quận 2 năm 2009 M = 145981 * 0.8 = 116784.8 kg Số hộ dân của quận 2: n = số dân5=1459815 = 29196 hộ Bảng 1: phân loại rác thải quận 2 loại rác % khối lượng(kg) độ ẩm(%) KLR(kg/m3) thể tích(m3) KL khô(kg) thực phẩm 79.17 92458.53 70 290 318.8225 27737.559 giấy 5.18 6049.453 6 89 67.97138 5686.4858 carton 0.18 210.2126 5 50 4.204252 199.70197 nilon, nhựa 8.89 10382.17 2 65 159.7257 10174.527 vải 0.98 1144.491 10 65 17.60755 1030.0419 gỗ 0.66 770.7797 20 237 3.252235 616.62376 cao su 0.13 151.8202 2 130 1.167848 148.7838 thủy tinh 1.94 2265.625 2 196 11.55931 2220.3125 lon đồ hộp 1.05 1226.24 3 89 13.77798 1189.4528 kimloạimàu 0.36 420.4253 3 320 1.313829 407.81254 Tphần khác 1.46 1705.058 8 130 13.11583 1568.6534 tổng cộng 100 116784.8 612.5184 50979.954 Khối lượng riêng rác huyện quận 2: D = mv= 116784.8612.5184 = 190.66 (kg/m3) Độ ẩm rác: A = m-m1m=116784.8-50979.954116784.8 100% = 56.35% Trong đó: A : độ ẩm của rác thải % M : khối lượng ban đầu của rác thải (kg)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThiết kế hệ thống quản lí chất thải rắn đô thị cho quận 2, TP HCM và qui hoạch đến năm 2035.docx
Tài liệu liên quan