Đồ án Thiết kế mạng LAN cho một công ty vừa và nhỏ

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN MẠNG MÁY TÍNH 5

1.1 Định nghĩa 5

1.2 Kiến trúc mạng 5

1.2.1Các topo mạng 5

1.2.1.2 Mạng hình tuyến (Bus Topology) 6

1.2.1.3 Mạng hình bus 7

1.2.1.4 Mạng dạng vòng (Ring Topology) 7

1.2.1.5 Mạng dạng kết hợp 8

1.2.1.5.1 Kết hợp hình sao và tuyến (star/Bus Topology) 9

1.2.1.5.2 Kết hợp hình sao và vòng (Star/Ring Topology) 9

1.2.1.6Mạng full mesh 9

1.2.1.7 Mạng phân cấp (Hierarchical) 9

1.2.2 Các giao thức (Protocol) 9

1.2.2.1 Giao thức CSMA/CD (Carries Sense Multiple Access/Collision Detect) 10

1.2.2.2 Token passing protocol 10

1.2.3 Một số bộ giao thức kết nối mạng 11

1.2.3.1 TCP/IP 11

1.2.3.2 NetBEUI 11

1.2.3.3 IPX/SPX 11

1.2.3.4 DECnet 11

1.2.4 Bộ giao thức TCP/IP 11

1.2.4.1 Tổng quan về bộ giao thức TCP/IP 11

1.2.4.1.1 T ầng liên kết: 12

1.2.4.1.2T ầng Internet: 12

1.2.4.1.3T ầng giao vận: 12

1.2.4.1.4 T ầng ứng dụng: 13

1.2.5 Một số giao thức cơ bản trong bộ giao thức TCP/IP 14

1.2.5.1 Giao thức liên mạng IP (Internet Protocol): 14

1.2.5.1.1Giới thiệu chung 14

1.2.5.1.2 Ý ngh ĩa các tham số trong IP header: 15

1.2.5.1.3 Đị a chỉ mạng con: 17

1.2.5.1.4M ặt nạ địa chỉ mạng con: 17

1.2.5.1.5Các địa chỉ IP đặc biệt: 18

1.2.5.1.6Một số giao thức điều khiển 18

1.2.5.1.6.1Giao thức ICMP 18

1.2.5.1.6.2Giao thức ARP 19

1.2.5.1.6.3Giao thức RARP 19

1.2.5.2 Giao thức TCP (Transmission Control Protocol) 19

1.3 Đường truyền 21

1.3.1Các loại đường truyền và các chuẩn của chúng 21

1.3.2 Hệ thống cáp mạng dùng cho LAN. 23

1.3.2.1 Cáp xoắn 23

1.3.2.2 Cáp đồng trục 23

1.3.2.3 Cáp sợi quang (Fiber - Optic Cable) 24

1.3.3 Hệ thống cáp có cấu trúc theo chuẩn TIA/EIA 568 25

1.3.4 Các yêu cầu cho một hệ thống cáp 27

1.3.5 Các thiết bị dùng để kết nối LAN. 28

1.3.5.1 Bộ lặp tín hiệu (Repeater) 28

1.3.5.2 Bộ tập trung (Hub) 28

1.3.5.3 Cầu (Bridge) 29

1.3.5.4 Bộ chuyển mạch (Switch) 29

1.3.5.5 Bộ định tuyến(Router) 30

1.4.Hệ điều hành mạng 30

1.4.1Hệ điều hành mạng UNIX: 30

1.4.2Hệ điều hành mạng Windows NT: 31

1.4.3Hệ điều hành mạng Windows for Worrkgroup: 31

1.4.4Hệ điều hành mạng NetWare của Novell: 31

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH THIẾT KẾ LAN 31

2.1Khảo sát hiện trạng 31

2.2 Phân tích 32

2.3Thiết kế 33

2.3.1 Thiết kế sơ đồ mạng logic 33

2.3.2 Xây dựng chiến lược khai thác và quản lý tài nguyên mạng 33

2.3.3 Thiết kế sơ đồ mạng vật lý 34

2.3.4 Chọn hệ điều hành mạng và các phần mềm ứng dụng 34

2.4 Cài dặt 34

2.4.1 Lắp đặt phần cứng 34

2.4.2 Cài đặt và cấu hình phần mềm 34

2.5 Kiểm thử 35

2.6 Bảo trì 35

CHƯƠNG III THIẾT KẾ MẠNG LAN CHO MỘT CÔNG TY VỪA VÀ NHỎ 36

3.1 Bài toán đặt ra 36

3.2 Mô hình lôgic 39

3.3 Mô hình vật lý 41

3.4 Danh sách thiết bị ,bảng giá 42

 

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10549 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế mạng LAN cho một công ty vừa và nhỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài toàn bộ IP datagram tính theo byte. Dựa vào trường này và trường header length ta tính được vị trí bắt đầu của dữ liệu trong IP datagram. − Indentification (16 bit): là trường định danh, cùng các tham số khác như địa chỉ nguồn (Source address) và địa chỉ đích (Destination address) để định danh duy nhất cho mỗi datagram được gửi đi bởi 1 trạm. Thông thường phần định danh (Indentification) được tăng thêm 1 khi 1 datagram được gửi đi. − Flags (3 bit): các cờ, sử dụng trong khi phân đoạn các datagram. 01 2 0 DF MF Bit 0: reseved (chưa sử dụng, có giá trị 0) bit 1: ( DF ) = 0 (May fragment) = 1 (Don’t fragment) bit 2 : ( MF) =0 (Last fragment) =1 (More Fragment) − Fragment Offset (13 bit): chỉ vị trí của đoạn phân mảnh (Fragment) trong datagram tính theo đơn vị 64 bit. − TTL (8 bit): thiết lập thời gian tồn tại của datagram để tránh tình trạng datagram bị quẩn trên mạng. TTL thường có giá trị 32 hoặc 64 được giảm đi 1 khi dữ liệu đi qua mỗi router. Khi trường này bằng 0 datagram sẽ bị hủy bỏ và sẽ không báo lại cho trạm gửi. − Protocol (8 bit): chỉ giao thức tầng trên kế tiếp − Header checksum (16 bit): để kiểm soát lỗi cho vùng IP header. − Source address (32 bit): địa chỉ IP trạm nguồn − Destination address (32 bit): địa chỉ IP trạm đích − Option (độ dài thay đổi): khai báo các tùy chọn do người gửi yêu cầu, thường là: Độ an toàn và bảo mật, Bảng ghi tuyến mà datagram đã đi qua được ghi trên đường truyền, Time stamp, Xác định danh sách địa chỉ IP mà datagram phải qua nhưng datagram không bắt buộc phải truyền qua router định trước, Xác định tuyến trong đó các router mà IP datagram phải được đi qua.Kiến trúc địa chỉ IP (IPv4) Địa chỉ IP (IPv4): Địa chỉ IP (IPv4) có độ dài 32 bit và được tách thành 4 vùng, mỗi vùng (mỗi vùng 1 byte) thường được biểu diễn dưới dạng thập phân và được cách nhau bởi dấu chấm (.). Ví dụ: 203.162.7.92. Địa chỉ IPv4 được chia thành 5 lớp A, B, C, D, E; trong đó 3 lớp địa chỉ A, B, C được dùng để cấp phát. Các lớp này được phân biệt bởi các bit đầu tiên trong địa chỉ. Lớp A (0) cho phép định danh tới 126mạng với tối đa 16 triệu trạm trên mỗi mạng. Lớp này thường được dùng cho các mạng có số trạm cực lớn (thường dành cho các công ty cung cấp dịch vụ lớn tại Mỹ) và rất khó được cấp. Lớp B (10) cho phép định danh tới 16384 mạng với tối đa 65534 trạm trên mỗi mạng. Lớp địa chỉ này phù hợp với nhiều yêu cầu nên được cấp phát nhiều nên hiện nay đã trở nên khan hiếm. Lớp C (110) cho phép định danh tới 2 triệu mạng với tối đa 254 trạm trên mỗi mạng. Lớp này được dùng cho các mạng có ít trạm. 7-bits 24-bits Class A 0 netid hostid 14-bits 16-bits Class B1 0 netid hostid 21-bits 8-bits Class C 1 1 0 netid hostid 28-bits Class D 1 1 1 0 multicast group ID 27-bits Class E 1 1 1 1 0 reserved for future use Hình 1-9: Phân lớp địa chỉ IPv4 L ớp D (1110) dùng để gửi gói tin IP đến một nhóm các trạm trên mạng (còn được gọi là lớp địa chỉ multicast) Lớp E (11110) dùng để dự phòng L ớp Khoảng địa chỉ A 0.0.0.0 đến 127.255.255.255 B 128.0.0.0 đến 191.255.255.255 C 192.0.0.0 đến 223.255.255.255 D 224.0.0.0 đến 239.255.255.255 E 240.0.0.0 đến 247.255.255.255 Bảng các lớp địa chỉ Internet Ngoài ra còn m ột số địa chỉ được quy định dùng riêng (private address). Các địa chỉ này chỉ có ý nghĩa trong mạng của từng tổ chức nhất định mà không được định tuyến trên Internet. Việc sử dụng các địa chỉ này không cần phải xin cấp phép. Ví dụ: 192.168.0.0 – 192.168.255.255 Cách chuyển đổi địa chỉ IP từ dạng nhị phân sang thập phân: Ví dụ: Dạng Nhị phân Dạng Thập phân 11001011 10100010 00000111 01011100 203.162.7.92 00001001 01000011 00100110 00000001 1 9.67.38.1 11001011.10100010.00000111.01011100 203.162.7.92 11001011 27 + 26 + 23 + 21 + 20 = 128 + 64 + 8 +2 + 1 = 203 10100010 27 + 25 +21 = 128 + 32 + 2 = 162 00000111 22 + 21 +20 = 4 + 2 + 1 = 7 01011100 26 + 24 + 23 + 22 = 64 + 16 + 8 + 4 = 92 1.2.5.1.3 Đị a chỉ mạng con Đối với các địa chỉ lớp A, B số trạm trong một mạng là quá lớn và trong thực tế thường không có một số lượng trạm lớnnhư vậy kết nối vào một mạng đơn lẻ. Địa chỉ mạng con cho phép chia một mạng lớn thành các mạng con nhỏ hơn. Người quản trị mạng có thể dùng một số bit đầu tiên của trường hostid trong địa chỉ IP để đặt địa chỉ mạng con. Chẳng hạn đối với một địa chỉ thuộc lớp A, việc chia địa chỉ mạng con có thể được thực hiện như sau: Việc chia địa chỉ mạng con là hoàn toàn trong suốt đối với các router nằm bên ngoài mạng, nhưng nó là không trong suốt đối với các router nằm bên trong mạng. Hình 1-10: Ví dụ minh họa cấu hình Subnet 1.2.5.1.4M ặt nạ địa chỉ mạng con Bên cạnh địa chỉ IP, một trạm cũng cần được biết việc định dạng địa chỉ mạng con: bao nhiêu bit trong trường hostid được dùng cho phần địa chỉ mạng con (subnetid). Thông tin này được chỉ ra trong mặt nạ địa chỉ mạng con (subnet mask). Subnet mask cũng là một số 32bit với các bit tương ứng với phần netid và subnetid được dặt bằng 1 còn các bit còn lại được đặt bằng 0. Như vậy, địa chỉ thực của một trạm sẽ là hợp của địa chỉ IP và subnet mask. Ví dụ với địa chỉ lớp C: 203.162.7.92, trong đó: 203.162.7 Địa chỉ mạng 92 Địa chỉ IP của trạm Nếu dùng 3 bit đầu của trường hostid để đánh subnet subnet mask sẽ là: 11111111.11111111.11111111.11100000 = 255.255.255.224 Địa chỉ của subnet: 11001011.10100010.00000111.01011100 11111111.11111111.11111111.111 - - - ------- AND Logic 11001011.10100010.00000111.010- - - - - = 203.162.7.64 (Subnet address) Địa chỉ trạm: trạm thứ 28 trong Subnet 203.162.7.64 Trong thực tế subnet mask thường được viết kèm với địa chỉ IP theo dạng thu gọn sau: 203.162.7.92/27; trong đó 27 chính là số bit được đặt giá trị là 1 (gồm các bit thuộc địa chỉ mạng và các bit dùng cho Subnet). Như vậy ở đây ta có thể hiểu ngay được với subnet mask là 27 thì tương ứng với 11111111.11111111.11111111.111 1.2.5.1.5 Các địa chỉ IP đặc biệt Có 7 loại địa chỉ IP đặc biệt được mô tả như trong bảng sau: Địa chỉ IP Vai trò Mô tả netID subnetID hostID Địa Địa ch ỉ chỉ nguồn đích 0 0 không Trạm hiện tại trong mạng hiện tại 0 hostID có không Trạm hostID trong mạng hiện tại 127 Bất kỳ có có Địa chỉ phản hồi 1 1 không có Điạ chỉ quảng bá giới hạn (không được chuyển tiếp) netID 1 không có Địa chỉ quảng bá tới mạng netID netID subnetID 1 không cóĐịa chỉ quảng bá tới mạng con subnetID, netID netID 1 1 không có Địa chỉ quảng bá tới mọi mạng con trong netID Bảng các địa chỉ IP đặc biệt Trong bảng trên, 0 nghĩa là tất cả các bit của trường đều bằng 0, còn 1 nghĩa là tất cả các bit của trường đều bằng 1. Phân mảnh và hợp nhất các gói IP Phân mảnh dữ liệu là một trong những chức năng quan trọng của giao thức IP. Khi tầng IP nhận được IP datagram để gửi đi, IP sẽ so sánh kích thước của datagram với kích thước cực đại cho phép MTU (Maximum Transfer Unit), vì tầng dữ liệu qui định kích thước lớn nhấtcủa Frame có thể truyền tải được, và sẽ phân mảnh nếu lớn hơn. Một IP datagram bị phân mảnh sẽ được ghép lại bởi tầng IP của trạm nhận với các thông tin từ phần header như identification, flag và fragment offset. Tuy nhiên nếu một phần của datagram bị mất trên đường truyền thì toàn bộ datagram phải được truyền lại. 1.2.5.1.6Một số giao thức điều khiển 1.2.5.1.6.1Giao thức ICMP ICMP (Internet Control Message Protocol) là một giao thức của lớp IP, được dùng để trao đổi các thông tin điều khiển dòng số liệu, thông báo lỗi và các thông tin trạng thái khác của TCP/IP. Vídụ: − Điều khiển dòng truyền (Flow Control):khi các gói dữ liệu đến quá nhanh, trạm đích hoặc một gateway ở giữa sẽ gửi một thông điệp ICMP trở lại nơi gửi, yêu cầu nơi gửi tạm thời dừng việc gửi dữ liệu. − Thông báo lỗi: trong trường hợp địa chỉ đích là không tới được thì hệ thống sẽ gửi một thông báo lỗi “Destination Unreachable”. −Định hướng các tuyến đường: một gateway sẽ gửi một thông điệp ICMP “Redirect Router” để nói với một trạm là nên dùng gateway khác. Thông điệp này có thể chỉ được dùng khi mà trạm nguồnở trên cùng một mạng với cả hai gateway. -Điểm tra các trạm ở xa: một trạm có thể gửi một thông điệp ICMP “Echo” đi để biết được liệu một trạm ở xa có hoạt động hay không. 1.2.5.1.6.2Giao thức ARP ARP (Address Resolution Protocol) là giao thức giải (tra) địa chỉ để từ địa chỉ mạng xác định được địa chỉ liên kết dữ liệu (địa chỉ MAC). Ví dụ: Khi IP gửi một gói dữ liệu cho một hệ thống khác trên cùng mạng vật lý Ethernet, IP cần biết địa chỉ Ethernet của hệ thống đích để tầng liên kết dữ liệu xây dựng khung. Thông thường , có thể xác định địa chỉ đó trongbảng địa chỉ IP – Địa chỉ MAC ở mỗi hệ thống. Nếu không, có thể sử dụng ARP để làm việc này. Trạm làm việc gửi yêu cầu ARP (ARP_Request) đến máy phục vụ ARP Server, máy phục vụ ARP tìm trong bảng địa chỉ IP – MAC của mình và trả lời bằng ARP_Response cho trạm làm việc. Nếu không, máy phục vụ chuyển tiếp yêu cầu nhận được dưới dạng quảng bá cho tất cả các trạm làm việc trong mạng. Trạm nào có trùng địa chỉ IP được yêu cầu sẽ trả lời với địa chỉ MAC của mình. 1.2.5.1.6.3Giao thức RARP RARP (Reverse Address Resolution Protocol) là giao thức giải ngược (tra ngược) từ địa chỉ MAC để xác định IP. Quá trình này ngược lại với quá trình giải thuận địa chỉ IP – MAC mô tả ở trên. 1.2.5.2 Giao thức TCP (Transmission Control Protocol) TCP và UDP là 2 giao thức ở tầng giao vận và cùng sử dụng giao thức IP trong tầng mạng. Nhưng không giống như UDP, TCP cung cấp dịch vụ liên kết tin cậy và có liên kết. Có liên kết ở đây có nghĩa là 2 ứng dụng sử dụng TCP phải thiết lập liên kết với nhau trước khi trao đổi dữ liệu. Sự tin cậy trong dịch vụ được cung cấp bởi TCP được thể hiện như sau: − Dữ liệu từ tầng ứng dụng gửi đến được được TCP chia thành các segment có kích thước phù hợp nhất để truyền đi . − Khi TCP gửi 1 segment, nó duy trì một thời lượng để chờ phúc đáp từ trạm nhận. Nếu trong khoảng thời gian đó phúc đáp không tới được trạm gửi thì segment đó được truyền lại. − Khi TCP trên trạm nhận nhận dữ liệu từ trạm gửi nó sẽ gửi tới trạm gửi 1 phúc đáp tuy nhiên phúc đáp không được gửi lại ngay lập tức mà thường trễ một khoảng thời gian . − TCP duy trì giá trị tổng kiểm tra (checksum) trong phần Header của dữ liệu để nhận ra bất kỳ sự thay đổi nào trong quá trình truyền dẫn. Nếu 1 segment bị lỗi thì TCP ở phía trạm nhận sẽ loại bỏ và không phúc đáp lại để trạm gửi truyền lại segment bị lỗi đó. Giống như IP datagram, TCP segment có thể tới đích một cách không tuần tự. Do vậy TCP ở trạm nhận sẽ sắp xếp lại dữ liệu và sau đó gửi lên tầng ứng dụng đảm bảo tính đúng đắn của dữ liệu. Khi IP datagram bị trùng lặp TCP tại trạm nhận sẽ loại bỏ dữ liệu trùng lặp đó . Hình 1-11: Khuôn dạng TCP segment TCP cũng cung cấp khả năng điều khiển luồng. Mỗi đầu của liên kết TCP có vùng đệm (buffer) giới hạn do đó TCP tại trạm nhận chỉ cho phép trạm gửi truyền một lượng dữ liệu nhất định (nhỏ hơn không gian buffer còn lại). Điều này tránh xảy ra trường hợp trạm có tốc độ cao chiếm toàn bộ vùng đệm của trạm có tốc độ chậm hơn. Khuôn dạng của TCP segment được mô tả trong hình 1.10 Các tham số trong khuôn dạng trên có ý nghĩa như sau: − Source Port (16 bits ) là số hiệu cổng của trạm nguồn . − Destination Port (16 bits ) là số hiệu cổng trạm đích . − Sequence Number (32 bits) là số hiệu byte đầu tiên của segment trừ khi bit SYN được thiết lập. Nếu bit SYN được thiết lập thì sequence number là số hiệu tuần tự khởi đầu ISN (Initial Sequence Number ) và byte dữ liệu đầu tiên là ISN + 1. Thông qua trường này TCP thực hiện viẹc quản lí từng byte truyền đi trên một kết nối TCP. − Acknowledgment Number (32 bits). Số hiệu của segment tiếp theo mà trạm nguồn đang chờ để nhận và ngầm định báo nhận tốt các segment mà trạm đích đã gửi cho trạm nguồn . − Header Length (4 bits). Số lượng từ (32 bits) trong TCP header, chỉ ra vị trí bắt đầu của vùng dữ liệu vì trường Option có độ dài thay đổi. Header length có giá trị từ 20 đến 60 byte . − Reserved (6 bits). Dành để dùng trong tương lai . − Control bits : các bit điều khiển URG : xác đinh vùng con trỏ khẩn có hiệu lực. ACK : vùng báo nhận ACK Number có hiệu lực. PSH : chức năng PUSH. RST : khởi động lại liên kết. SYN : đồng bộ hoá các số hiệu tuần tự (Sequence number). FIN : không còn dữ liệu từ trạm nguồn. − Window size (16 bits) : cấp phát thẻ để kiểm soát luồng dữ liệu (cơ chế cửa sổ trượt). Đây chính là số lượng các byte dữ liệu bắt đầu từ byte được chỉ ra trong vùng ACK number mà trạm nguồn sẫn sàng nhận. − Checksum (16 bits). Mã kiểm soát lỗi cho toàn bộ segment cả phần header và dữ liệu. − Urgent Pointer (16 bits). Con trỏ trỏ tới số hiệu tuần tự của byte cuối cùng trong dòng dữ liệu khẩn cho phép bên nhận biết được độ dài của dữ liệu khẩn. Vùng này chỉ có hiệu lực khi bit URG được thiết lập. − Option (độ dài thay đổi ). Khai báo các tuỳ chọn của TCP trong đó thông thường là kích thước cực đại của 1 segment: MSS (Maximum Segment Size). − TCP data (độ dài thay đổi ). Chứa dữ liệu của tầng ứng dụng có độ dài ngầm định là 536 byte . Giá trị này có thể điều chỉnh được bằng cách khai báo trong vùng Option. 1.3 Đường truyền 1.3.1Các loại đường truyền và các chuẩn của chúng Chuẩn Viện công nghệ điện và điện tử (IEEE) Tiêu chuẩn IEEE LAN được phát triển dựa vào uỷ ban IEEE 802. − Tiêu chuẩn IEEE 802.3 liên quan tới mạng CSMA/CD bao gồm cả 2 phiên bản bǎng tần cơ bản và bǎng tần mở rộng. − Tiêu chuẩn IEEE 802.4 liên quan tới sự phương thức truyền thẻ bài trên mạng hình tuyến (Token Bus) − IEEE 802.5 liên quan đến truyền thẻ bài trên mạng dạng vòng (Token Ring). Theo chuẩn 802 thì tầng liên kết dữ liệu chia thành 2 mức con: mức con điều khiển logic LLC (Logical Link ControlSublayer) và mức con điều khiển xâm nhập mạng MAC (Media Access Control Sublayer). Mức con LLC giữ vai trò tổ chức dữ liệu, tổ chức thông tin để truyền và nhận. Mức con MAC chỉ làm nhiệm vụ điều khiển việc xâm nhập mạng. Thủ tục mức con LLC không bị ảnh hưởng khi sử dụng các đường truyền dẫn khác nhau, nhờ vậy mà linh hoạt hơn trong khai thác. Chuẩn 802.2 ở mức con LLC tương đương với chuẩn HDLC của ISO hoặc X.25 của CCITT. Chuẩn 802.3 xác định phương pháp thâm nhập mạng tức thời có khả nǎng phát hiện lỗi chồng chéo thông tin CSMA/CD. Phương pháp CSMA/CD được đưa ra từ nǎm 1993 nhằm mục đích nâng cao hiệu quả mạng. Theo chuẩn này các mứcđược ghép nối với nhau thông qua các bộ ghép nối. Chuẩn 802.4 thực chất là phương pháp thâm nhập mạng theo kiểu phát tín hiệu thǎm dò token qua các trạm và đường truyền bus. Chuẩn 802.5 dùng cho mạng dạng xoay vòng và trên cơ sở dùng tín hiệu thǎm dò token. Mỗi trạm khi nhận được tín hiệu thǎm dò token thì tiếp nhận token và bắt đầu quá trình truyền thông tin dưới dạng các khung tín hiệu. Các khung có cấu trúc tương tự như của chuẩn 802.4. Phương pháp xâm nhập mạng này quy định nhiều mức ưu tiên khác nhau cho toàn mạng và cho mỗi trạm, việc quy định này vừa cho người thiết kế vừa do người sử dụng tự quy định. Hình 1-12: Mối quan hệ giữa các chuẩn IEEE và mô hình OSI Chuẩn uỷ ban tư vấn quốc tế về điện báo và điện thoại(CCITT) . Đây là những khuyến nghị về tiêu chuẩn hóa hoạt động và mẫu mã mođem ( truyền qua mạngđiện thoại) Một số chuẩn: V22, V28, V35... X series bao gồm các tiêu chuẩn OSI. Chuẩn cáp và chuẩn giao tiếp EIA. Các tiêu chuẩn EIA dành cho giao diện nối tiếp giữa modem và máy tính. − RS-232 − RS-449 − RS-422 1.3.2 Hệ thống cáp mạng dùng cho LAN. 1.3.2.1 Cáp xoắn đôi Hình 1-13: Cắp xoán Đây là loại cáp gồm hai đường dây dẫn đồng được xoắn vào nhau nhằm làm giảm nhiễu điện từ gây ra bởi môi trường xung quanh và giữa chúng với nhau. Hiện nay có hai loại cáp xoắn là cáp có bọckim loại ( STP - Shield Twisted Pair) và cáp không bọc kim loại (UTP -Unshield Twisted Pair). Cáp có bọc kim loại (STP): Lớp bọc bên ngoài có tác dụng chống nhiễu điện từ, có loại có một đôi giây xoắn vào nhau và có loại có nhiều đôi giây xoắn với nhau. Cáp không bọc kim loại (UTP): Tính tương tự như STP nhưng kém hơn về khả năng chống nhiễu và suy hao vì không có vỏ bọc. STP và UTP có các loại (Category - Cat) thường dùng: − Loại 1 & 2 (Cat 1 & Cat 2): Thường dùng cho truyền thoại và những đường truyền tốc độ thấp (nhỏ hơn 4Mb/s). − Loại 3 (Cat 3): tốc độ truyền dữ liệu khoảng 16 Mb/s , nó là chuẩn cho hầu hếtcác mạng điện thoại. − Loại 4 (Cat 4): Thích hợp cho đường truyền 20Mb/s. − Loại 5 (Cat 5): Thích hợp cho đường truyền 100Mb/s. − Loại 6 (Cat 6): Thích hợp cho đường truyền 300Mb/s. Đây là loại cáp rẻ, dễ cài đặt tuy nhiên nó dễ bị ảnh hưởng của môi trường. 1.3.2.2 Cáp đồng trục Hình 1-14: Cắp đồng trục Cáp đồng trục có hai đường dây dẫn và chúng có cùng một trục chung, một dây dẫn trung tâm (thường là dây đồng cứng) đường dây còn lại tạo thành đường ống bao xung quanh dây dẫn trung tâm (dây dẫn này có thể là dây bện kim loại và vì nó có chức năng chống nhiễu nên còn gọi là lớp bọc kim). Giữa hai dây dẫn trên cómột lớp cách ly, và bên ngoài cùng là lớp vỏ plastic để bảo vệ cáp. Cáp đồng trục có độ suy hao ít hơn so với các loại cáp đồng khác (ví dụ như cáp xoắn đôi) do ít bị ảnh hưởng của môi trường. Các mạng cục bộ sử dụng cáp đồng trục có thể có kích thước trong phạm vi vài ngàn mét, cáp đồng trục được sử dụng nhiều trong các mạng dạng đường thẳng. Hai loại cáp thường được sử dụng là cáp đồng trục mỏng và cáp đồng trục dày trong đường kính cáp đồng trục mỏng là 0,25 inch, cáp đồng trục dày là 0,5 inch. Cả hai loại cáp đều làm việc ở cùng tốc độ nhưng cáp đồng trục mỏng có độ hao suy tín hiệu lớn hơn Hiện nay có cáp đồng trục sau: − RG -58,50 ohm: dùng cho mạng ThinEthernet − RG -59,75 ohm: dùng cho truyền hình cáp Các mạng cục bộ thường sử dụng cáp đồng trục có dải thông từ 2,5 - 10 Mb/s, cáp đồng trục có độ suy hao ít hơn so với các loại cáp đồng khác vì nó có lớp vỏ bọc bên ngoài, độ dài thông thưòng của một đoạn cáp nối trong mạng là 200m, thường sử dụng cho dạng Bus. 1.3.2.3 Cáp sợi quang (Fiber - Optic Cable) Hình 1-15: Cắp sợi quang Cáp sợi quang bao gồm một dây dẫn trung tâm (là một hoặc một bó sợi thủy tinh có thể truyền dẫn tín hiệu quang) được bọc một lớp vỏ bọc có tác dụng phản xạ các tín hiệu trở lại để giảm sự mất mát tín hiệu. Bên ngoài cùng là lớpvỏ plastic để bảo vệ cáp. Như vậy cáp sợi quang không truyền dẫn các tín hiệu điện mà chỉ truyền các tín hiệu quang (các tín hiệu dữ liệu phải được chuyển đổi thành các tín hiệu quang và khi nhận chúng sẽ lại được chuyển đổi trở lại thành tín hiệu điện). Cáp quang có đường kính từ 8.3 - 100 micron, Do đường kính lõi sợi thuỷ tinh có kích thước rất nhỏ nên rất khó khăn cho việc đấu nối, nó cần công nghệ đặc biệt với kỹ thuật cao đòi hỏi chi phí cao. Dải thông của cáp quang có thể lên tới hàng Gbps và cho phép khoảng cách đi cáp khá xa do độ suy hao tín hiệu trên cáp rất thấp. Ngoài ra, vì cáp sợi quang không dùng tín hiệu điện từ để truyền dữ liệu nên nó hoàn toàn không bị ảnhhưởng của nhiễu điện từ và tín hiệu truyền không thể bị phát hiện và thu trộm bởi các thiết bị điện tử của người khác. Chỉ trừ nhược điểm khó lắp đặt và giá thành còn cao , nhìn chung cáp quang thích hợp cho mọi mạng hiện nay và sau này. Các lo ại cáp Cáp xoắn cặp Cáp ng trục Cáp đồng trục Cáp quang mỏng dày Chi tiết Bằng đồng, Bằng đồng, 2 Bằng đồng, 2 Thủy tinh, 2 có 4 cặp dây dây, đường dây, đường sợi (loại 3, 4, 5) kính 5mm kính 10mm Chiều dài 100m 185m 500m 1000m đoạn tối đa Số đầu nối tối 2 30 100 2 đa trên 1 đoạn Ch ạy 10 Được Được Được Được Mbit/sChạy 100 Được Không Không Được Mbit/s Ch ống nhiễu Tốt Tốt Rất tốt Hoàn toàn Bảo mật Trung bình Trung bình Trung bình Hoàn toàn Độ tin cậy Tốt Trung bình Tt Tốt Lắp đặt Dễ dàng Trung bình Khó Khó Khắc phục lỗi Tốt Dở Dở Tốt Quản lý Dễ dàng Khó Khó Trung bình Chi phí cho 1 Rất thấp Thấp Trung bình Cao trạm 1.3.3 Hệ thống cáp có cấu trúc theo chuẩn TIA/EIA 568 Vào giữa những năm 1980, TIA và EIA bắt đầu phát triển phương pháp đi cáp cho các toà nhà, với ý định phát triển một hệ đi dây giống nhau, hỗ trợ các sản phẩm và môi trường của các nhà cung cấp thiết bị khác nhau. Năm 1991, TIA và EIA đưa ra chuẩn 568 Commercial Building Telecommunication Cabling Standard. Từ đó chuẩn này tiếp tục phát triển phù hợp với các công nghệ truyền dẫn mới, hiện nay nó mang tên TIA/EIA 568 B. TIA/EIA xác định một loạt các chuẩn liên quan đến đi cáp mạng: − TIA/EIA-568-A Xác định chuẩn cho hệ đi cáp cho các toà nhà thương mại hỗ trợ mạng dữliệu, thoại và video. − TIA/EIA-569 Xác định cách xây dựng đường dẫn và không gian cho các môi trường viễn thông. − TIA/EIA-606 Xác định hướng dẫn về thiết kế cho việc điều cơ sở hạ tầng viễn thông. − TIA/EIA-607 Xác định các yêu cầu về nền và xây ghép cho cáp và thiết bị viễn thông. Chuẩn cáp có cấu trúc của TIA/EIA là các đặc tả quốc tế để xác định cách thiết kế, xây dựng và quản lý hệ cáp có cấu trúc. Chuẩn nầy xác định mạng cấu trúc hình sao. Theo tài liệu TIA/EIA-568B, chuẩn nối dây được thiết kế để cung cấp các đặc tính và chức năng sau: − Hệ nối dây viễn thông cùng loại cho các toà nhà thương mại − Xác định môi trường truyền thông, cấu trúc tôpô, các điểm kết nối, điểm đầu cuối, và sự quản lý. − Hỗ trợ các sản phẩm, các phương tiện của các nhà cung cấp khác nhau. Định hướng việc thiết kế tương lai cho các sản phẩm viễn thông cho các doanh nghi ệp thương mại. − Khả năng lập kế hoạch và cài đặt kết nối viễn thông cho toà nhà thương mại mà không cần có trước kiến thức về sản phẩm sử dụng để đi dây. −Điểm cuối cùng cólợi cho người dùng vì nó chuẩn hóa việc đi dây và cài đặt, mở ra thị trường cho các sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh trong các lĩnh vực về đi cáp, thiết kế, cài đặt, và quản trị. Hình sau minh hoạ cấu trúc hệ thống cáp trong một toà nhà cụ thể: Hình 1-16: Sơ đồ các thành phần hệ thống cáp trong toà nhà Các thành phần của hệ thống cáp gồm có: − Hệ cáp khu vực làm việc (work area wiring) -Gồm các hộp tường, cáp, và các đầu kết nối (connector) cần thiết để nối các thiết bị trong vùng làm việc (máy tính, máy in,...) qua hệ cáp ngang tầng đến phòng viễn thông. − Hệ cáp ngang tầng (horizontal wiring) - Chạy từ mỗi máy trạm đến phòng viễn thông. Khoảng cách dài nhất theo chiều ngang từ phòng viễn thông đến hộp tường là 90 mét, không phụ thuộc vào loại môi trường. Được phép dùng thêm 10 m cho các bó cáp ở phòng viễn thông và tại máy trạm. − Hệ cáp xuyên tầng (vertical wiring) - Kết nối các phòng viễn với phòng thiết bị trung tâm của toà nhà. − Hệ cáp backbone - Kết nối toà nhà với các toà nhà khác. Ta có thể thay các phòng viễn thông và các phòng thiết bị trung tâm bởi các tủ đựng thiết bị nhưng vẫn cần tuân thủ kiến trúc phân cấp dựa trên tôpô hình sao của chuẩn này. Hình sau đây minh hoạ rõ hơn kết nối máy tính với hub/switch thông qua hệ thống cáp ngang. Hình 1-17: Kết nối từ máy tính tới hub/switch 1.3.4 Các yêu cầu cho một hệ thống cáp − An toàn, thẩm mỹ: tất cả các dây mạng phải được bao bọc cẩn thận, cách xa các nguồn điện, các máy có khả năng phát sóng để tránhtrường hợp bị nhiễu. Các đầu nối phải đảm bảo chất lượng, tránh tình trạng hệ thống mạng bị chập chờn. − Đúng chuẩn: hệ thống cáp phải thực hiện đúng chuẩn, đảm bảo cho khả năng nâng cấp sau này cũng như dễ dàng cho việc kết nối các thiết bị khác nhau của các nhà sản xuất khác nhau. Tiêu chuẩn quốc tế dùng cho các hệ thống mạng hiện nay là EIA/TIA 568B. −Tiết kiệm và "linh hoạt" (flexible): hệ thống cáp phải được thiết kế sao cho kinh tế nhất, dễ dàng trong việc di chuyển các trạm làm việc và có khả năng mở rộng sau này. 1.3.5 Các thiết bị dùng để kết nối LAN. 1.3.5.1 Bộ lặp tín hiệu (Repeater) Hình 1-18: Bộ lặp tín hiệu . Nó không thay đổi tín hiệu mà chỉ loại bỏ sự méo, nhiễu, khôi phục lại tín hiệu ban đầu Cho phép tín hiệu được truyền đi xa Nó chỉ hoạt đồng ở tầng 1 (Physical) của mô hình OSI nên chỉ cho phép kết nối 2 mạng có cùng topo và đặc tính truy cập mạng Chỉ cho phép sử dụng tối đa 4 Repeater khi muốn truyền tín hiệu đi xa (tối đa 1000 m) 1.3.5.2 Bộ tập trung (Hub) Hình 1-19: Bộ tập trung Dùng để nối các mạng hình sao, nó đóng vai trò trung tâm Nó nhận tín hiệu từ một cổng và phân truyền các cổng còn lại mà không thay đổi tín hiệu. Do đó nó hoạt động giống như một Repeater có nhiều cổng. . Nó chỉ cho phép nối các mạng có cùng đặc tính Có hai loại Hub là Hub thụ động và Hub chủ động 1.3.5.3 Cầu (Bridge) Hình 1-20: Cầu Hoạt động ở Tầng 2 (Datalink) của mô hình OSI Bridge là một thiết bị có xử lý dùng để nối hai mạng giống nhau hoặc khác nhau, nó có thể được dùng với các mạng có các giao thức khác nhau. Cầu nối hoạt động trên tầng liên kết dữ liệu nên không như bộ tiếp sức phải phát lại tất cả những gì nó nhận được thì cầu nối đọc được các gói tin của tầng liên kết dữ liệu trong mô hình OSI và xử lý chúng trước khi quyết định có chuyển đi hay không. Khi nhận được các gói tin Bridge chọn lọc và chỉ chuyển những gói tin mà nó thấy cần thiết. Điều này làm cho Bridge trở nên có ích khi nối một vài mạng với nhau và cho phép

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO AN CHUYEN NGHANH.doc
  • doc20m.doc
  • docbaocao.doc
  • docDE CUONG CHI TIET TOT NGHIEP.doc
  • docde cuong hoan thanh.doc
  • docĐỒ ÁN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.doc