Đồ án Thiết kế mạng lưới cấp nước thị xã Sầm Sơn – tỉnh Thanh Hoá

a / Tính chất đô thị :

Tại quyết định số 2733 QĐ/UB của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung Thị Xã Sầm Sơn ngày 10/12/1998 nêu rõ Thị Xã Sầm Sơn là thị xã du lịch , nghỉ mát dưỡng sức và là trung tâm của tỉnh Thanh Hoá . Thị xã phát triển nông lâm ngư nghiệp , tiểu thủ công nghiệp , dịch vụ để phục vụ cho nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh du lịch .

Thị Xã Sầm Sơn có các mặt thuận lợi cho việc phát triển đô thị du lịch nghỉ mát , chỉ cách quốc lộ 1A 16 km về phía Đông , cách thủ đô Hà Nội 160 km , nằm ở khu vực thuận lợi cho phát triển kinh tế , là một trong 5 khu động lực phát triển của toàn tỉnh . Sầm Sơn có thể nói là điểm du lịch thuận lợi về mặt địa lý .

b / Quy mô dân số :

Tổng dân số trên địa bàn 54500 người , dự tính đến năm 2020 Thị Xã Sầm Sơn sẽ có 80000 người .

Tổng khách du lịch bình quân trong 1 ngày là 5600 khách tính 4 tháng / năm có khách .

c/ Quy mô đất đai :

Đất dân dụng : 60 m2 /người

Trong đó : -Đất ở là 30 m2/người

- Đất công cộng 5 m2/người

- Đất cây xanh 7 m2/người

- Đất giao thông đô thị 18 m2/người

- Đất khách sạn nhà nghỉ 50 m2/người

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3176 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế mạng lưới cấp nước thị xã Sầm Sơn – tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
còn thời gian chịu ảnh hưởng của bão dài hơn từ tháng 5 đến tháng 11. II.1.5/- Thủy văn và thuỷ triều: - Thị Xã Sầm Sơn được bao quanh bởi nhiều sông, nhưng chủ yếu vẫn là sông Chu và sông Mã . + Mực nước lớn nhất Hmax = + 2,05 m ứng với tần suất lũ P = 10% và thời gian xảy ra 7 ngày + Mực nước thấp nhất Hmin = + 0,9 á1,5 m Qua số liệu mưa lũ năm 1992 thực đo nước sông Quảng Châu tại Lễ Môn là: H = 2,41m cao hơn mực nước lớn nhất ( tần suất P = 10% ) là 0,4m và chu kỳ xuất hiện 3 năm một lần. Để hạn chế nước mặn xâm nhập vào sông, cốt cao độ xả nước ra sông Mã tại cống Quảng Châu là + 1,79 m. - Hồ điều tiết nước Trong phạm vi khu vực Thị Xã Sầm Sơn trước đây có 13 hồ chứa nước. Tổng diện các hồ khoảng 77.000 m2, trong đó riêng Hồ thành (6 hồ ) đã chiếm tới 40.730 m2 tương lai khu vực Đông Hương và các khu vực khác sẽ đào thêm một số hồ điều hoà, hồ sinh thái kết hợp vui chơi giải trí. - Thị Xã Sầm Sơn thuộc khu vực có chế độ bán nhật chiều . II.1.6/- Địa chất công trình và địa chất thuỷ văn: II.1.6.1/- Địa chất thuỷ văn: Qua tài liệu thông tin của đoàn địa chất thì lượng nước ngầm trong thành phố phong phú, có khai thác để cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố ở độ sâu 30 m. Nhưng cần chú ý xâm thực mặn vào nguồn nước. II.1.6.2/- Địa chất công trình: Qua các lỗ khoan địa chất xây dựng các công trình thì cường độ chịu tải của đất tự nhiên 1,5 á 2 kg/cm2 có thể xây dựng nhà cao tầng nhưng cần chú ý sự xâm thực mặn vì khu vực này chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Ngoài ra có nhiều núi đá vôi trong khu vực nên khi xây dựng công trình cần thăm dò khảo sát kỹ hiện tượng castơ II.2./- hiện trạng xây dựng và quản lý các công trình kỹ thuật hạ tầng: II.2.1/- Đường đô thị: Hệ thống mạng lưới giao thông Thị Xã Sầm Sơn đã được hình thành theo kiểu bàn cờ cho khu nội thị , khu ngoại thị chủ yếu là đường đất đá , hình thành theo khu dân cư chưa được quy hoạch . Kết cấu mặt đường cho toàn thị xã được chia làm 3 loại chủ yếu : - Đường nhựa át phan gồm 19 tuyến chủ yếu phân bố ở trung tâm thị xã . Tổng chiều dài khoảng 17 km , các tuyến này cơ bản đã được quy hoạch ổn định phục vụ chính cho đi lại , thăm quan , du lịch , nghỉ mát cho nhân dân và khách trong và ngoài thị xã . - Đường BTXM chủ yếu là đường lên núi Trường Lệ và một số đường nhánh khu nhà nghỉ và khu dân cư gôm 8 tuyến , tổng chiều dài khoảng 3,6 km .Tổng diện tích mặt đường BTXM là 18200 km2 , diện tích đất chiếm khoảng 43680 m2 . Đây là những tuyến xây dựng mới phục vụ cho việc đi lại của khách du lịch và nhân dân, thăm quan , nghỉ mát .. - Đường đất đá là những đường phân bố hầu hết ở khu dân cư nội thị ngoại thị đường được hình thành tự nhiên chưa được quy hoạch , đường và ngõ phố xen lẫ nhau gồm 28 đoạn tuyến với tổng chiều dài gần 54,3 km , mặt đường phân bố không đều rộng từ 3,5 á 9 m với tổng diện tích 238575 m2 . Đây là những tuyến giao thông phục vụ chính trong khu dân cư nội thị , cần được cải tạo nâng cấp và quy hoạch lại đưa hệ thống cấp thoát nước của thị xã vào phục vụ bảo đảm vệ sinh môi trường sạch đẹp chung cho thị xã . II.2.2/ Hiện trạng thoát nước mưa : Địa hình Thị Xã Sầm Sơn khá bằng phẳng và chia làm 2 cấp - phía tây đường Thanh Niên , địa hình cao , dốc dần Đông sang Tây . Thoát nước mưa tự chảy thuận lợi - Phía Đông đường Thanh Niên địa hình thấp phải san nền , tạo dốc để nước thoát tự chảy - Hệ thống cống rãnh thoát nước mưa đều đã xuống cấp nghiêm trọng . Một số rãnh nắp đan ven đường đã hư hỏng , ga thu nước đã bị rác làm cho tắc nghẽn . Các cống thoát nước mưa cũng không được bảo dưỡng định kỳ nên cũng ở trong tình trạng tắc nghẽn không đảm bảo yêu cầu thoát nước mặt . Trong quá trình xây dung đô thị nhiều miệng xả đã bị bịt kín gây hiện tượng chảy tràn nước mưa và gây ngập . II.2.3/ Hiện trạng thoát nước bẩn. - Hệ thống thoát nước bẩn của Thị Xã Sầm Sơn rất đơn giản , chưa được đầu tư xây dựng. Hiện tại có 4 tuyến thoát nước chính ở khu trung tâm , nhưng vẫn chưa được xây dựng đồng bộ hoàn chỉnh theo quy hoạch gồm 3 tuyến mương thoát nước tấm đan dọc 2 bên đường Lê Lợi , Nguyễn Du và đường Thanh Niên , tổng chiều dài khoảng L = 4300m . - Một tuyến thoát nước dọc 2 bên đường Bà Triệu bằng cống ngầm bê tông xi măng dài L= 900 m . - Còn lại thoát nước của thị xã là tự thấm , tự chảy , kết hợp với một số tuyến mương nhỏ trong các nhà nghỉ , cơ quan nội thị đổ ra 4 tuyến mương cống chính của thị xã và đổ ra biển . Nhìn chung hệ thống thoát nước của thị xã chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại , còn gây ứ đọng , ô nhiễm môi trường , chủ yếu là thoát nước theo tự nhiên nên gây ô nhiễm và ách tắc giao thông khi có mưa lớn . II.2.4 / Hiện trạng cấp nước : Nhà máy nước Lương Trung công suất 400 m3/ngđêm không đáp ứng được nhu cầu dùng nước của thị xã do đó hầu hết các nhà máy , nhà nghỉ , khách sạn cơ quan dùng nước giếng khoan mạch nông để cấp cục bộ từng đơn vị . Nhân dân hầu hết dùng nước giếng khơi . * Mạng lưới đường ống cấp nước : bao gồm tuyến đường ống D150 từ đài nước đến nhà máy gồm đường Nguyễn Du , Nguyễn Hồng Lễ , Ngô Quyền . * Đài nước : Đài có dung tích W = 850 m3 đặt tại phía Đông Bắc núi Trường Lệ II.2.5/ Cấp điện : Nguồn điện cấp cho Thị Xã Sầm Sơn bằng lộ 35 KV từ trạm trung gian núi dẫn về . Tại xóm Thắng đã xây dựng đợt đầu trạm trung gian công suất 4000 KV điện áp 35/10 KV . Trạm biến áp hạ thế hiện có 29 trạm với tổng công suất 8570 KVA , có 13,5 km đường dây 10 KV và 40 km đường dây 0,4 KV . Hầu hết lưới điện cao thế là dây trần , cột BTCT chất lượng cung cấp điện đã được cải thiện một bước an toàn và liên tục hơn . Điện chiếu sáng trên đường phố đã xây dựng được 3 km trên các phố như Nguyễn Du , Lê Lợi , Hồ Xuân Hương .. bằng đèn cao áp thuỷ ngân . Điện trang trí đô thị chưa có . II.2. 6/ Cây xanh : Mấy năm qua Thị Xã Sầm Sơn đã tiến hành trồng được nhiều cây xanh trên núi , ven biển , dọc theo các đường phố và trong các khu dân cư . Màu xanh đã tô điểm cho thị xã thêm đẹp , dịu dàng , mát mẻ .Diện tích đất trồng cây xanh còn ít 3 m2 / người . Tuy nhiên việc lựa chọn cây quý , cây có hình dáng đẹp để trồng chưa nhiều , công viên , vườn hoa tiểu cây cảnh chưa có gì đáng kể . Một khuôn viên nhỏ ở khu trung tâm chỉ mới bắt đầu xây dựng . II.2. 7/ Vệ sinh môi trường đô thị : Thị Xã Sầm Sơn đã bắt đầu xây dựng một khu xử lý rác thải ở phía Tây ( ven sông Đơ ) . Diện tích 5 ha đủ dùng cho 10 ha , lượng rác thu gom đạt 21,6% . Vệ sinh trong các nhà nghỉ và đường phố 2 năm qua đã có nhiều tiến bộ . Vệ sinh trên bãi cát và nước biển đã được quan tâm chu đáo hơn nhưng chưa được sạch sẽ . Mỗi ngày thu gom được 12,1 tấn rác trên toàn thị xã . Nhiều hộ dân cư đã xây dựng hố xí tự hoại hoặc bán tự hoại , số còn lại sử dụng xí 2 ngăn . Nghĩa địa đang là vấn đề lớn cần giải quyết gấp . Vẫn còn tình trạng chôn cất rải rác nhiều nơi , xen kẽ trong các khu dân cư . II.3/-định hướng phát triển quy hoạch thị xã đến năm 2020 II . 3 .1 Hiện trạng đô thị : - Thị Xã Sầm Sơn có diện tích 1790 ha bao gồm các phường xã : + Phường Trường Sơn có diện tích 408,6 ha + Phường Bắc Sơn có diện tích 178,45 ha + Phường trung Sơn có diện tích 233,07 ha + Xã Quảng Cư có diện tích 641,47 ha + Xã Quảng Tiến có diện tích 328,16 ha - Thị Xã Sầm Sơn là đô thị loại IV có tính chất là một đô thị du lịch có vùng biển đẹp , hàng năm thu hút một lượng khách du lịch rất lớn . II . 2 .2 Đặc điểm về kinh tế và xã hội a / Về kinh tế : Theo như thống kê năm 1999 cơ cấu lao động của Thị Xã Sầm Sơn như sau Khu vực 1 : nông nghiệp 9600 người Khu vực 2 : công nghiệp , thủ công nghiệp , đánh bắt chế biến thuỷ hải sản 9800 người . Khu vực 3 : thương mại , dịch vụ du lịch 5200 người Lao động chưa có việc làm 33600 người . * Đánh giá tình hình phát triển kinh tế biển : Tổng sản lượng hải sản là 11600 tỷ đồng Thị Xã Sầm Sơn chủ yếu là đánh bắt hải sản , không có những cơ sở chế biến để xuất khẩu hoặc lưu thông ra thị trường ngoài tỉnh , vì vậy giá của sản phẩm thu bắt được đều do tư thương mua với giá thấp . * Kinh doanh du lịch : Phần đất ven biển thuộc 2 phường Trường Sơn và Bắc Sơn đã được đầu tư xây dung nhà nghỉ và khách sạn với tổng số 10.100 giường . b / Về mắt xã hội * Giáo dục : toàn thi xã có - 6 trường phổ thông tiểu học với 228 lớp với 7717 học sinh đã xây dung 150 phòng học từ 1 đến 2 tầng . - 5 trường phổ thông trung học cơ sở với 100 lớp 4041 học sinh đã xây dung 65 phòng học từ 1 đến 2 tầng - Có 1 trường phổ thông trung học với 24 lớp đã xây dung phòng học nhà 4 tầng * Y tế : Thị xã hiện có trung tâm y tế quy mô 70 giường tai phường bắc Sơn , 1 phòng khám đa khoa 2 tầng 250 m2 sàn , 2 trạm xá xã , 3 trạm xá phường có quy mô từ 10 đến 15 giường chủ yếu là nhà cấp 4 diện tích mỗi trạm 150 m2 . * Văn hoá thể thao : Đã có quy hoạch đất xây dung các công trình văn hoá thể thao vui chơi giải trí ở khu trung tâm nhưng chưa được đầu tư xây dung . Nhà hát xuống cấp , nhìn chung mảng văn hoá thể thao còn rất nghèo nàn , chưa đáp ứng được yêu cầu của khách nghỉ và dân cư đô thị . II . 2 . 3 Tính chất , quy mô dân số và quy mô sử dụng đất : a / Tính chất đô thị : Tại quyết định số 2733 QĐ/UB của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung Thị Xã Sầm Sơn ngày 10/12/1998 nêu rõ Thị Xã Sầm Sơn là thị xã du lịch , nghỉ mát dưỡng sức và là trung tâm của tỉnh Thanh Hoá . Thị xã phát triển nông lâm ngư nghiệp , tiểu thủ công nghiệp , dịch vụ để phục vụ cho nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh du lịch . Thị Xã Sầm Sơn có các mặt thuận lợi cho việc phát triển đô thị du lịch nghỉ mát , chỉ cách quốc lộ 1A 16 km về phía Đông , cách thủ đô Hà Nội 160 km , nằm ở khu vực thuận lợi cho phát triển kinh tế , là một trong 5 khu động lực phát triển của toàn tỉnh . Sầm Sơn có thể nói là điểm du lịch thuận lợi về mặt địa lý . b / Quy mô dân số : Tổng dân số trên địa bàn 54500 người , dự tính đến năm 2020 Thị Xã Sầm Sơn sẽ có 80000 người . Tổng khách du lịch bình quân trong 1 ngày là 5600 khách tính 4 tháng / năm có khách . c/ Quy mô đất đai : Đất dân dụng : 60 m2 /người Trong đó : -Đất ở là 30 m2/người - Đất công cộng 5 m2/người - Đất cây xanh 7 m2/người - Đất giao thông đô thị 18 m2/người - Đất khách sạn nhà nghỉ 50 m2/người PHầN II Thiết kế mạng lưới cấp nước cho Thị xã Chương I : xác định công suấtcủa hệ thống cấp nước I. Xác định quy mô dùng nước. Nhu cầu dùng nước bao gồm lưu lượng nước cấp cho các mục đích sau : I.1.Nước cấp cho sinh hoạt. Dân số của thị xã Sầm Sơn là 142.900 người. Theo định hướng phát triển cấp nước thì tiêu chuẩn dùng nước cho mỗi người là 150 l/người ngày đêm. Lưu lượng nước sinh hoạt ngày dùng nước lớn nhất được xác định như sau: Q SHNgày max = KNgày max (m3/ng.đ) Trong đó: qi =150 l/ng.ngđ :Tiêu chuẩn dùng nước N =142900 người : Dân số của thị xã . KNgày max =(1,25-1,4) : hệ số không điều hoà ngày lớn nhất . Chọn K Ngày max = 1,35 QSH Ngày max = 1,35 = 28937 (m3/ngđ) I.2. Nước cấp cho tưới đường và cây xanh: Do không thống kê được đầy đủ số liệu về diện tích cây xanh, diện tích đường nên theo TCVN 33 – 85 ta chọn tiêu chuẩn tưới cây xanh và tưới đường là 10% . Trong đó : + Lưu lượng tưới cây Qtc= 40% tổng lưu lượng tưới cây rửa đường. Tưới cây vào các giờ từ 6h – 8h và từ 17h – 19h. + Lưu lượng nước rửa đường Qtđ = 60% tổng lưu lượng nước tưới cây và rửa đường .Rửa đường vào các giờ từ 8-16h. Ta có: Qtưới = 10%´ = 10% ´ 28937 = 2894 (m3 /ng.đ). ị Qtc = 40%´Qtưới =40% ´ 2894 = 1158 (m3/ng.đ). ị Qtđ = 60%´ Qtưới = 60%´2894 = 1736 (m3/ng.đ). I.3.Nước cấp cho các xí nghiệp công nghiệp tập trung: Bảng thống kê công nhân trong các xí nghiệp Tên xí nghiệp Số nhân công Ni (người) Số ca làm việc Nước cấp cho sản xuất (m3 ) Phân xưởng nóng Phân xưởng kh.nóng Xí nghiệp I 120 450 3 3300 Xí nghiệp II 135 495 3 3600 Xí nghiệp III 150 600 3 3600 a.Nước cho sinh hoạt của công nhận: áp dụng công thức : QSH CN = Trong đó QSH CN : Nước sinh hoạt cho công nhân. 45( l/ng.đ ):Tiêu chuẩn nước cho công nhân khi làm việc trong phân xưởng nóng . 25( l/ng.đ ):Tiêu chuẩn nước cho công nhân khi làm việc trong phân xưởng không nóng . N1 : số công nhân làm việc trong phân xưởng nóng . N2 : số công nhân làm việc trong phân xưởng không nóng . Lưu lượng nước dùng cho nhu cầu của công nhân trong xí nghiệp I là : QSH-I CN = = 16,65 (m3/ngđ) Lưu lượng nước dùng cho nhu cầu của công nhân trong xí nghiệp II là : QSH-II CN = = 18 (m3/ngđ) Lưu lượng nước dùng cho nhu cầu của công nhân trong xí nghiệp III là : QSH-III CN = = 21,75 (m3/ngđ) b.Nước tắm cho công nhân: - Lượng nước tắm cho công nhân trong 45 phút sau mỗi ca làm việc, được xác định theo công thức: = (m3/ngđ). -Do đó: + Lưu lượng nước dùng để tắm cho công nhân trong xí nghiệp I là : = = 25,2 (m3/ngđ) + Lưu lượng nước dùng để tắm cho công nhân trong xí nghiệp II là : = = 27,9 (m3/ngđ) + Lưu lượng nước dùng để tắm cho công nhân trong xí nghiệp III là : = = 33 (m3/ngđ). c.Nước dùng cho sản xuất: Theo số liệu đã cho lượng nước dùng cho sản xuất công nghiệp của các xí nghiệp là: + Xí nghiệp I: 3300 (m3/ngđ). + Xí nghiệp II: 3600(m3/ngđ). + Xí nghiệp III: 3600(m3/ngđ). ị QSX = 3300 + 3600 + 3600 = 10500 (m3/ngđ). Vậy: Tổng lưu lượng nước dùng cho sản xuất công nghiệp là = ++ = 56,4 + 86,1 + 10500 = 10642,5(m3/ngđ). Lấy tròn là 10643 m3/ngđ. I.4.Nước cấp cho các công trình công cộng: . a.Nước dùng cho trường học: + Lượng nước tiêu chuẩn là qcc tc = 1520 (l/người ngđ). Ta chọn qcc tc=20(l/người ngđ). + Theo số liệu tính toán ta có số học sinh trong các trường học là 18650 học sinh =>Lượng nước cần cấp cho trường học là: QTH= 20 ´ 18650 = 373000 (l/ngđ)=373 (m3/ngđ). b.Nước cấp cho bệnh viện: + Lượng nước tiêu chuẩn : qtcbv=400(l/người ngđ). +Theo số liệu tính toán trong thị xã có 1800 giường bệnh =>Lượng nước cần cấp cho bệnh viện là: QBV==720(m3/ngđ). c.Nước cấp cho công sở: +Lượng nước tiêu chuẩn: qcs = 25 (l/người ngđ). + Số người làm việc trong công sở là 2150 cán bộ công nhân viên =>Lượng nước cần cấp cho công sở là: QCS==54 (m3/ngđ). * Vậy : Lưu lượng cấp cho các công trình công cộng là: QCTCC= QTH+QBV +QCS =373 + 720 + 54 = 1147(m3/ngđ). I.5. Quy mô công suất của trạm cấp nước. * Tổng lưu lượng nước cần cung cấp cho thị xã trong 1 ngày đêm được tính theo công thức: QII= (QSHmax´a + QCN + QCTCC + QT)´b Trong đó: QSHmax: Lượng nước dùng cho sinh hoạt của khu dân cư trong ngày lớn nhất. QSX : Lượng nước cấp cho công nghiệp. QCTCC : Lượng nước cấp cho công trình công cộng( trường học, bệnh viện, công sở…). QT : Lượng nước dùng để tưới cây và rửa đường. a : Hệ số kể đến lưu lượng dùng cho phát triển công nghiệp địa phương. a = 1.051.1 Chọn a =1.1 b : Hệ số rò rỉ trên hệ thống cấp nước b = 1.11.2 Chọn b =1.2 QII =(28937´1.1 + 10643 + 1147 + 2894)´1.2 =46513,5 x 1,2 =55816,2(m3/ngđ). Vậy: Công suất của trạm bơm II là 55816,2 (m3/ngđ). * Công suất của trạm bơm cấp I là: QI = QII´c c : Hệ số cung cấp nước cho trạm xử lí c = 1..51.1 Chọn b =1.1 QI = 55816,2 ´ 1.1 = 61400 (m3/ngđ). I.6. Lập bảng thông kê lưu lượng nước tiêu thụ theo các giờ trong ngày đêm: Ta có công suất của trạm bơm II: Qngđ = 55816,2 ( m3/ngđ) là công suất có tính đến sự phát triển công nghiệp của địa phương và hệ số rò rỉ. Để phân bố lưu lượng nước tiêu thụ từng giờ trong ngày ta lập bảng tính toán để phân bố lưu lượng của các giờ thành %QII qua đó ta có lưu lượng % của giờ trong ngày. Để lập được bảng ta cần căn cứ vào Kgiờ là hệ số không điều hoà giờ của khu dân cư và xí nghiệp, công nghiệp ,và các đối tượng dùng nước khác. Ta có Kgiờ max của khu dân cư là tỉ số giữa lưu lượng giờ dùng nước lớn nhất và lưu lượng giờ dùng nước trung bình Kgiờ max = amax x bmax Chọn amax =1,35 Dân số của thị xã là 142900 người nên lấy bmax = 1,08. Do đó Kgiờ max = 1,35 x1,08 =1,458 Lấy Kgiờ max = 1,5. Ta có bảng thống kê lưu lượng cho thị xã cho từng giờ trong ngày đêm dưới đây: II.Chọn chế độ làm việc của TB II . Xác định dung tích đài và dung tích bể chứa II.1.Chọn chế độ làm việc của TB II . Từ bảng thống kê lưu lượng nước tiêu thụ dùng theo từng giờ trong suốt ngày đêm của thị xã ta vẽ được biểu đồ tiêu thụ nước cho thành phố dưới đây: -Từ biểu đồ tiêu thụ nước ta chọn chế độ bơm cho TB II theo 2 cấp : + Cấp 1 : 2,5 % Qngđ trong 8h ,từ 21-24h, 0-5 h. + Cấp 2 : 5% Qngđ trong 16 h , từ 5-21h. II.2.Tính toán đài Đài nước làm nhiệm vụ điều hoà nước giữa trạm bơm cấp II và chế độ tiêu thụ nước của Thị xã , ngoài ra đài còn dự trữ nước để chữa cháy trong 10 phút khi đám cháy bắt đầu. *Dung tích của đài nước được xác định theo công thức: Wđ =Wđh + WCC10 Có đơn vị là m3. Để xác định Wđđh ta dựa vào chế độ tiêu thụ nước từng giờ trong ngày của thị xã. Qua đó ta chọn chế độ chế độ bơm của trạm bơm II sao cho chế độ bơm sát với chế độ tiêu thụ trong ngày để cho Wđđh là nhỏ nhất. Xác định dung tích đài điều hoà theo phương pháp lập bảng dưới đây : XÁC ĐỊNH THỂ TÍCH ĐIỀU HOÀ CỦA ĐÀI NƯỚC ( TÍNH THEO %Qngđ) Giờ trong ngày Lưu lượng nước tiờu thụ (%Qngđ) Lưu lượng bơm cấp II (%Qngđ) Lượng nước vào đài (%Qngđ) Lượng nước ở đài ra (%Qngđ) Lượng nước cũn lại trong đài (%Qngđ) 1 2 3 4 5 6 0 -- 1 2.64 2.5 0.14 1.77 1 -- 2 2.76 2.5 0.26 1.51 2 -- 3 2.76 2.5 0.26 1.25 3 -- 4 2.76 2.5 0.26 0.99 4 -- 5 3.51 2.5 1.01 -0.02 5 -- 6 4.32 5 0.68 0.66 6 -- 7 5.14 5 0.14 0.52 7 -- 8 5.17 5 0.17 0.35 8 -- 9 5.00 5 0.00 0.35 9 -- 10 4.72 5 0.28 0.63 10 -- 11 4.66 5 0.34 0.97 11 -- 12 5.80 5 0.80 0.17 12 -- 13 5.02 5 0.02 0.15 13 -- 14 4.66 5 0.34 0.49 14 -- 15 4.65 5 0.35 0.84 15 -- 16 4.76 5 0.24 1.08 16 -- 17 4.49 5 0.51 1.59 17 -- 18 5.79 5 0.79 0.80 18 -- 19 5.80 5 0.80 0.00 19 -- 20 4.08 5 0.92 0.92 20 -- 21 3.41 5 1.59 2.51 21 -- 22 2.77 2.5 0.27 2.24 22 -- 23 2.81 2.5 0.31 1.93 23 -- 24 2.52 2.5 0.02 1.91 Cộng 100.00 100.00 Dựa vào bảng tính ta có thể thấy được quá trình điều hoà nước của đài nước để đảm bảo cho mọi hoạt động của mạng lưới cũng như khả năng điều hoà lưu lượng của đài nưóc ta phải chọn thể tích điều hoà nước lớn nhất cho đài, theo bảng tính ta chọn thể tích điều hoà nước cho đài là: Wđhđ = 2,53 %.Qngđ .= 2,53% x 55816,2 = 1412 m3 -Dung tích nước chữa cháy(WCC10) phục vụ chữa cháy trong 10phút xác định dựa vào số đám cháy xảy ra đồng thời và lưu lượng để dập tắt mỗi đám cháy theo tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy, với thị xã Sầm Sơn này ta có số đám cháy có thể xẩy ra đồng thời là: 2đám cháy và lưu lượng cấp cho mỗi đám cháy là: 35(l/s). WCC10=qcc x n x 10 x 60 x 0,001 = 2x35x10x60x0,001) = 42(m3). Vậy dung tích của đài nước là: Wđ =Wđh + WCC10 = 1412 + 42 = 1455 m3 . Thiết kế đài - Chọn đài hình trụ tròn . - Xác định đường kính và chiều cao của bầu đài nước: Ta có quan hệ giữa D và H0 của đài: = 0,7 ị H0 = 0,7.D Wđ = .H0 = .0,7.D = 0,55.D3 ị D = = = 13,9 m . Lấy tròn là 14 m . ị H0 = 0,7.D = 9,67 m Lấy tròn là 10m . Chiều cao xây dựng bầu đài: Hxd = 0,25 + H0 + 0,2 Trong đó: + 0,25: chiều cao tính đến lớp cặn đọng lại ở đáy đài + 0,2 : chiều cao thành đài từ mặt nước lên Hxd = 0,25 +10 + 0,2 = 10,45m. II.3. Tính toán bể chứa. Nước sau khi lọc qua bể lọc được đưa về bể chứa.Tại đây nước được khử trùng bằng dung dịch Clo. Dung tích bể chứa (Wbc ) tính toán đủ chứa cho lưu lượng nước điều hoà cho sản xuất và tiêu thụ (Wđh), lượng cứu hoả (Wch) và lượng dùng cho bản thân (Wbt). *Dung tích bể chứa được xác định theo công thức: Wbc=Wđh+Wcc3h+Wbt (m3) - Wbt = 5%. Qngđ = 0,05 .55816,2 = 2791 m3. - Wcc3h : dung tích nước chữa cháy trong 3giờ Ta có: Wcc3h = 10,8 x n xqcc = 10,8 x 2 x 35 =756 m3 Wđh : dung tích điều hoà của bể chứa , được xác định theo phương pháp lập bảng dưới đây : BẢNG XÁC ĐỊNH DUNG TÍCH ĐIỀU HOÀ CỦA BỂ CHỨA Giờ trong ngày đờm Chế độ bơm của trạm bơm cấp I (%Qngđ) Chế độ bơm của trạm bơm cấp II (%Qngđ) Lượng nước vào đài (%Qngđ) Lượng nước ra đài (%Qngđ) Lượng nước cũn lại trong đài (%Qngđ) 1 2 3 4 5 6 0 -- 1 4.16 2.5 1.66 6.64 1 -- 2 4.16 2.5 1.66 8.30 2 -- 3 4.16 2.5 1.66 9.96 3 -- 4 4.16 2.5 1.66 11.62 4 -- 5 4.16 2.5 1.66 13.28 5 -- 6 4.17 5 0.83 12.45 6 -- 7 4.17 5 0.83 11.62 7 -- 8 4.17 5 0.83 10.79 8 -- 9 4.17 5 0.83 9.96 9 -- 10 4.17 5 0.83 9.13 10 -- 11 4.17 5 0.83 8.30 11 -- 12 4.17 5 0.83 7.47 12 -- 13 4.17 5 0.83 6.64 13 -- 14 4.17 5 0.83 5.81 14 -- 15 4.17 5 0.83 4.98 15 -- 16 4.17 5 0.83 4.15 16 -- 17 4.17 5 0.83 3.32 17 -- 18 4.17 5 0.83 2.49 18 -- 19 4.17 5 0.83 1.66 19 -- 20 4.17 5 0.83 0.83 20 -- 21 4.17 5 0.83 0.00 21 -- 22 4.16 2.5 1.66 1.66 22 -- 23 4.16 2.5 1.66 3.32 23 -- 24 4.16 2.5 1.66 4.98 Cộng 100.00 100.00 Dựa vào bảng tính ta có thể chọn dung tích điều hoà của bể chứa: Wđh= 13,28% . Qngđ = 13,28% 55815,2 = 7413 m3 *Dung tích của bể chứa: Wbc=Wđh +Wcc3h+Wbt = 7413 +756+2791 =10960 m3. * Thiết kế bể. - Chọn bể chữ nhật . - Ta chọn số bể là 2 bể hình chữ nhật, mỗi bể có dung tích 5480 m3 : Kích thước mỗi bể là: (BxLxH ) = (30x30x6,09)m. Bể có kết cấu là bể bê tông cốt thép, Chiều sâu chôn bể là: 4,59 m, Chiều cao phần nổi là: 1,5 m. Chương II :tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước. I. Vạch tuyến mạng lưới cấp nước. I.1.Yêu cầu Cung cấp đầy đủ lượng nước yêu cầu, và áp lực cần thiết Đảm bảo cung cấp nước liên tục Chi phí xây dựng, và quản lý là ít nhất ứng dụng cơ giới hoá trong thi công xây dựng mạng lưới, và tự động hoá trong quản lý. I.2.Nguồn nước *Nguồn nước ngầm. Nguồn nước ngầm trữ lượng khá phong phú, tuy nhiên bị nhiễm mặn .Có thể khai thác để sử dụng được ở độ sâu dưới 30 m . *Nguồn nước mặt. - Thị Xã Sầm Sơn được bao quanh bởi nhiều sông, nhưng chủ yếu vẫn là sông Chu và sông Mã . -Nước từ sông Mã bị nhiễm mă mặn không sử dụng được. Nguồn nước mặt sử dụng là nguồn nước mặt khai thác từ sông chu cách thị xã khoảng 10 km về phía Tây Bắc. Tại đây nguồn nước có lưu lượng tương đối ổn định và trữ lượng lớn, đủ khả năng cung cấp cho nhu cầu nước ăn uống và sinh hoạt của thị xã trong hiện tại và tương lai. Chất lượng nguồn nước đã được phân tích và kiểm tra, các kết quả cho thấy nước là loại nước mềm, khoáng hoá thấp, hàm lượng chất hữu cơ và độ đục cao hơn tiêu chuẩn cho phép đối với nước ăn uống sinh hoạt. Chất lượng nguồn đáp ứng các chỉ tiêu lựa chọn nguồn nước mặt phục vụ hệ thống cấp nước sinh hoạt (Loại B) Tiêu chuẩn xây dựng 233: 1999 do Bộ xây dựng ban hành. Nguồn nước cần phải được sử lý trước khi sử dụng cấp cho sinh hoạt. Như vậy ta đặt nguồn thu nước lấy nước từ sông Chu , TB I , trạm xử lý được đặt tại vị cách thị xã Sầm Sơn 10 km về phía Tây Bắc ( hướng đi thành phố Thanh Hoá). 3.Vị trí đặt đài. Ta đặt đài tại phía Đông Bắc núi Trường Lệ để tận dụng địa cao , giảm chi phí xây dựng chân đài. 4. Vạch tuyến. Dựa vào bản đồ quy hoạch chung của thị xã, số liệu quy hoạch, bản đồ địa hình, địa chất, thuỷ văn, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, vị trí các công trình đơn vị trong hệ thống cấp nước, và yêu cầu của mạng lưới cấp nước, ta chọn mạng lưới cấp nước cho toàn thị xã là mạng lưới kết hợp giữa mạng lưới Vòng và mạng lưới Cụt bao chùm tất cả các điểm tiêu thụ nước, các Tuyến chính đi dọc theo đườg phố và theo hướng phát triển tương lai của TX. II. Tính toán thuỷ lực mạng lưới cấp nước 1. Trường hợp trong giờ dùng nước Max: 1.1 Tính qđvdđ , qdđ - Căn cứ vào bảng thống kê lưu lượng theo thì thấy thị xã dùng nước lớn nhất từ 11-12h và từ chiếm 5,8% Qngày đêm tương đương 3237 m3/giờ = 899,23( l/s). - Trạm bơm II: bơm với chế độ 5% Qngđ . 5% Qngđ = . - Do đó : QMax= QTBII+QĐài= 5% Qngđ +0,8%Qngđ = 775,23+124 = 899,23 (l/s) - Tổng chiều dài các đoạn ống tính toán trong mạng là: L = 20130m qđvdđ = = *Xác định lưu lượng dọc đường : qdđ = qđvdđ x L tt ( l/s ) Để tiện tính toán, ta lập tính toán qdđ trên từng đoạn ống trong mạng như sau: Ta có bảng xác định qdđ trên mỗi đoạn ống của mạng lưới là: BẢNG PHÂN PHỐI LƯU LƯỢNG DỌC ĐƯỜNG TT Đoạn ống Ltt qđv qdđ 1 2 3 4 5 1 1-2 700 0.03856 26.992 2 2-3 600 0.03856 23.136 3 2-4 800 0.03856 30.848 4 1-3 350 0.03856 13.496 5 3-4 350 0.03856 13.496 6 3-7 550 0.03856 21.208 7 4-8 550 0.03856 21.208 8 7-8 350 0.03856 13.496 9 7-11 500 0.03856 19.280 10 8-12 500 0.03856 19.280 11 11-12 350 0.03856 13.496 12 11-15 650 0.03856 25.064 13 12-16 650 0.03856 25.064 14 15-16 350 0.03856 13.496 15 15-19 450 0.03856 17.352 16 16-20 500 0.03856 19.280 17 19-20 360 0.03856 13.882 18 19-23 450 0.03856 17.352 19 20-24 650 0.03856 25.064 20 23-27 350 0.03856 13.496 21 24-28 350 0.03856 13.496 22 27-28 650 0.03856 25.064 23 23-24 650 0.03856 25.064 24 27-30 350 0.03856 13.496 25 28-31 350 0.03

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThuyet minh.DOC
  • xlsBang tinh.xls
  • xlschay+max.xls
  • xlsdieu chinh max.xls
  • docLOOP.DOC
  • xlsmax.xls
  • xlsVong_max+chay.xls
  • xlsvong-max.xls
  • xlsyen Hoi An.xls