MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CỬA ĐÓNG MỞ TỰ ĐỘNG.1
1.1.Các loại cửa tự động hiện nay .3
1.1.1.Cửa kéo .3
1.1.1.Cửa kéo.4
1.1.3.Cửa trượt.5
1.2. Khảo sát các loại cửa đóng mở tự động ở hà nội hiện nay.6
CHƯƠNG II. CÁC YÊU CẦU VÀ MỤC ĐÍCH CHẾ TẠO MÔ HÌNH CỬA ĐÓNG MỞ TỰ ĐỘNG .9
2.1. Các yêu cầu của mô hình .10
2.1.1. Yêu cầu về chương trình chung .10
2.1.2. Yêu cầu về cơ khí.10
2.2. Mục đích của việc chế tạo mô hình.11
CHƯƠNG III. CHẾ TẠO KẾT CẤU CƠ KHÍ .12
3.1. Khung mô hình cửa tự động .13
3.2. Cơ cấu truyền động của cửa tự động.14
3.3. Cánh cửa .15
3.4. Thanh ray .15
3.5.Con lăn 16
3.6. Puli .16
3.7. Rãnh trượt dưới .17
CHƯƠNG IV. THIẾT KẾ PHẦN CƠ CỦA MÔ HÌNH CỬAĐÓNG MỞ TỰ ĐỘNG .18
4.1. Tổng quan về động cơ điện một chiều .19
4.1.1. Vai trò của động cơ điện một chiều.19
4.1.2. Cấu tạo của động cơ điện một chiều .19
4.1.3. Đặc tính cơ của động cơ điện một chiều kích từ độc lập.22
4.1.4.Điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều.31
4.1.5.Vài nét về động cơ một chiều kích tư bằng nam châm vĩnh cửu .35
CHƯƠNG V. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐIỆN DÙNG TRONG MÔ HÌNH CỦA ĐÓNG MỞ TỰ ĐỘNG .39
5.1. Rơle.40
5.2.Encoder.41
5.2.1. Khái niệm .41
5.2.2. Các loại Encoder .42
5.3. Cảm biến hồng ngoại .48
5.3.1 Diode phát hồng ngoại .48
5.3.2. Sensor thu hồng ngoại .48
5.3.3.Cảm biến hồng ngoại .49
5.4. Máy biến áp .50
5.4.1. Yêu cầu của máy biến áp .50
5.4.2.Tính chọn máy biến áp .52
CHƯƠNG VI. ỨNG DỤNG PLC ĐIỀU KHIỂN ĐÓNG MỞ CỬA TỰ ĐỘNG .53
6.1. Thiết bị điều khiển PLC .54
6.1.1.Khái niệm chung: .54
6.1.2. Vai trò của PLC .54
6.1.3. Cấu trúc cơ bản . .56
6.2. Sự ưu việt của kỹ thuật PLC .57
6.3. Giới thiệu về PLC SIMATIC S7- 200 .58
6.3.1Cấu hình 58
6.3.2. Mô tả các đèn báo trên S7 -200 .59
6.3.3.Mở rộng cổng vào ra .59
6.3.4. Thực hiện chương trình . 60
6.3.5. Cấu trúc chương trình của S7-200 .60
6.3.6. Ngôn ngữ lập trình .61
6.4. Chương trình chạy của đóng mở tự động 62
6.4.1. Lưu đồ chương trình .62
6.4.2. Giản đồ thang 64
6.4.3. Mạch đảo chiều và thay đổi tốc độ đóng mở cửa . 66
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12522 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế mô hình cửa đóng mở tự động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ điện lớn, giữa trục và lõi sắt có đặt giá rôto. Dùng giá rôto có thể tiết kiệm thép kỹ thuật điện và giảm nhẹ trọng lượng rôto.
- Dây quấn phần ứng.
+ Dây quấn phần ứng là phần phát sinh ra suất điện động và có dòng điện chạy qua. Dây quấn phần ứng thường làm bằng dây đồng có bọc cách điện. Trong máy điện nhỏ có công suất dưới vài kW thường dùng dây có tiết diện tròn. Trong máy điện vừa và lớn thường dùng dây tiết diện chữ nhật. Dây quấn được cách điện cẩn thận với rãnh của lõi thép.
+ Để tránh khi quay bị văng ra do lực li tâm, ở miệng rãnh có dùng nêm để đè chặt hoặc đai chặt dây quấn. Nêm có làm bằng tre, gỗ hay bakelit.
- Cổ góp : Dùng để đổi chiều dòng điện xoay chiều thành một chiều. Cổ góp gồm nhiều phiến đồng có được mạ cách điện với nhau bằng lớp mica dày từ 0,4 đến 1,2mm và hợp thành một hình trục tròn. Hai đầu trục tròn dùng hai hình ốp hình chữ V ép chặt lại. Giữa vành ốp và trụ tròn cũng cách điện bằng mica. Đuôi vành góp có cao lên một ít để hàn các đầu dây của các phần tử dây quấn và các phiến góp được dễ dàng.
- Các bộ phận khác.
+ Cánh quạt: Dùng để quạt gió làm nguội máy. Máy điện một chiều thường chế tạo theo kiểu bảo vệ, ở hai đầu nắp máy có lỗ thông gió. Cánh quạt lắp trên trục máy, khi động cơ quay cánh quạt hút gió từ ngoài vào động cơ. Gió đi qua vành góp, cực từ lõi sắt và dây quấn rồi qua quạt gió ra ngoài làm nguội máy.
+Trục máy: Trên đó đặt lõi sắt phần ứng, cổ góp, cánh quạt và ổ bi. Trục máy thường làm bằng thép cacbon tốt.
4.1.3. Đặc tính cơ của động cơ điện một chiều kích từ độc lập
Rf
E
Rkt
Ckt
Uu
+
_
- Khi nguồn điện một chiều có công suất vô cùng lớn và điện áp không đổi thì mạch kích từ thường mắc song song với mạch phản ứng, lúc này động cơ gọi là động cơ kích từ song song.
Hình 4.1. Sơ đồ nối dây của động cơ kích từ song song
- Khi nguồn điện một chiều có công suất không đủ lớn thì mạch điện phần ứng và mạch kích từ mắc vào hai nguồn một chiều độc lập với nhau, lúc này động cơ được gọi là động cơ kích từ độc lập
E
UT1
UT1
p3
p2
p1
b
c.
t
t
t
t
I2
I1
Id
Ud
t3
t2
Rf
U
Ikt
Rkt
U
CKT
Ukt
Hình 4.2. Sơ đồ nối dây của động cơ kích từ nối tiếp
4.1.3.1 Phương trình đặc tính cơ của động cơ kích từ độc lập
- Phương trình cân bằng điện áp của mạch phần ứng:
Uư = Eư +(Rư +Rf)Iư
Uư : Điện áp phần ứng
Eư : Suất điện động phần ứng
Rư ,Rf : Điện trở phần ứng,điện trở phụ trong mạch phần ứng
E
I
Rf
U
Ikt
Rkt
U
CKT
Ukt
Iư : Dòng điện mạch phần ứng
Rư =rư +rct +rb +rtc
rư : Điện trở cuộn dây phần ứng
rct : Điện trỏ cực từ phụ
rb : Điện trở cuộn bù
rtx : Điện trở tiếp xúc chổi điện
Eư =
: Tốc độ góc (Rad/s)
Eư = Ke .
Eư
Ke: Hệ số sức điện động của động cơ
(4.1)
- Biểu thức (4.1) là phương trình đặc tính cơ điện của động cơ.
- Mặt khác mômen điện từ Mđt =K..Iư
Suy ra Iư =
- Thay giá trị Iư vào biểu thức (1) được:
- Nếu bỏ qua tổn thất cơ và tổn thất thép thì mômen cơ trên trục động cơ bằng mômen điện từ, kí hiệu là M:
Mđt =Mcơ =M
(4.2)
- Biểu thức (4.2) là phương trình đặc tính cơ của động cơ điện một chiều kích từ độc lập
- Mômen phụ thuộc vào từ thông và dòng phần ứng
Từ phương trình (4.2) suy ra: để thay đổi tốc độ động cơ ta có thể dùng phương pháp thay đổi điện áp phần ứng Uư, từ thông tức là thay đổi dòng kích từ Ikt và thay đổi điện trở phần ứng Rư ,Rf
- M =K..Iư .do đó muốn đảo chiều động cơ tức là đảo chiều mômen M ta có thể dùng phương pháp đảo chiều từ thông (tức là đảo chiều dòng kích từ Ikt ) hoặc là đảo chiều dòng điện phần ứng Iư
- Giả thiết phần ứng được bù đủ, từ thông =const, từ các phương trình đặc tính cơ điện và phương trình đặc tính cơ là tuyến tính. Đồ thị của chúng là những đường thẳng được biểu diễn trên hình vẽ:
Hình 4.3. Đặc tính cơ của động cơ điện một chiều kích từ độc lập
4.1.3.2. ảnh hưởng của các tham số đến đặc tính cơ
- Từ phương trình:
- Ta thấy có ba tham số ảnh hưởng đến đặc tính cơ: từ thông động cơ, điện áp phần ứng Uư và điện trở phần ứng động cơ. Lần lượt xét ảnh hưởng của từng tham số
a) ảnh hưởng của điện trở phần ứng.
- Giả thiết Uư = Udm = const và
- Muốn thay đổi điện trở mạch phần ứng ta nối thêm điện trở phụ Rf vào mạch phần ứng. Trong trường hợp này tốc độ không tải lí tưởng:
- Độ cứng đặc tính cơ
- Khi Rf càng lớn, càng nhỏ nghĩa là đặc tính cơ càng dốc, ứng với Rf = 0 có đặc tính cơ tự nhiên
TN(Rn)
Rf1
Rf2
Rf3
M
Mc
Rn<Rf1<Rf2<Rf3
Hình 4.4. Đặc tính cơ của động cơ một chiều kích từ độc lập khi thay đổi điện trở phụ mạch phần ứng
có giá trị lớn nhất lên đặc tính cơ tự nhiên có độ cứng hơn tất cả các đường đặc tính có điện trở phụ
- Như vậy khi thay đổi điên trở phụ Rf ta được một họ đặc tính biến trở có dạng như hình vẽ 4.5, ứng với một phụ tải Mc nào đó ,nếu Rf càng lớn thì tốc độ động cơ càng giảm , đồng thời dòng điện ngắn mạch và mômen ngắn mạch cũng giảm. Cho nên người ta sử dụng phương pháp này để han chế dòng điện và điều chỉnh tốc độ động cơ phía dưới tốc độ cơ bản.
b) ảnh hưởng của điên áp phần ứng.
- Giả thiết từ thông , điện trở phần ứng Rư = const. Khi thay đổi điện áp theo hướng giảm so với Udm có:
+ Tốc độ không tải:
Mc
U1
U2
U3
U4
Udm
M(I)
+ Độ cưng đặc tính cơ:
Hình 4.5. Đặc tính của động cơ điện một chiều kích từ độc lập khi
giảm điên áp đặt vào phần ứng độ
- Ta thấy rằng khi thay đổi điên áp (giảm áp) thì mômen ngắn mạch của động cơ giảm và tốc độ động cơ cũng giảm ứng với một phụ tải nhất định. Do đó phương pháp này cũng được sử dụng để điều chỉnh tốc độ động cơ và hạn chế dòng điện khởi động.
c) ảnh hưởng của từ thông.
- Giả thiết điện áp phần ứng Uư = Uđm= const. Điện trở phần ứng Rư = const. Muốn thay đổi dòng điện kich từ Ikt động cơ. Trong trương hợp này:
+ Tốc độ không tải:
Mnm2
Mnm1
Mnm
M
+ Độ cứng đặc tính cơ:
Hình 4.6. Đặc tính cơ của động cơ điện một chiềukích từ độc
lập khi giảm từ thông.
- Do câú tạo của động cơ điện, và thực tế thường giảm tư thông. Nên khi từ thông giảm thì tăng còn sẽ giảm. Ta có một họ đặc tính cơ với tăng dần và độ cứng của đặc tính cơ giảm dần khi giảm từ thông.
- Khi thay đổi từ thông thì dòng điện ngắn mạch
- Mô men ngắn mạch
- Các đặc tính cơ điện và đặc tính cơ của động cơ khi giảm từ thông được biểu diễn như trên hình 4.7
- Với dạng momen phụ tải Mc thích hợp với chế độ làm việc của động cơ thì khi giảm từ thông tốc độ động cơ tăng lên.
4.1.3.3. Vấn đề đảo chiều
- Chiều quay động cơ phụ thuộc vào chiều quay mômen có thể dùng hai phương pháp. Hoặc thay đổi chiều dòng phần ứng Iư hoặc đổi chiều từ thông (đổi chiều dòng kích từ Ikt).
- Nếu dùng phương pháp đảo chiều dòng kích từ. Khi máy đang quay thì do hệ số điện cảm của cuộn dây kích thích lớn (do có nhiều vòng dây) nên khi thay đổi dòng kích thích Ikt thì xuất hiện suất điện động cảm ứng rất cao gây ra điện áp làm đánh thủng cách điện dây quấn kích thích .
- Do đó để đảo chiều quay động cơ ta chon phương pháp đảo chiều dòng phần ứng Iư .
- Từ những phân tích trên ta chon phương pháp thay đổi tốc độ là thay đổi điện áp phần ứng Uư (tức là điều khiển Uư) và đảo chiều quay bằng đảo chiều dòng phần ứng Iư .
4.1.3.4. Một số yêu cầu kĩ thuật khác
a) Độ trơn
- Trong đó:
+ là tốc độ ổn định của động cơ đạt được ở cấp i, i+1
+ tức là hệ truyền động có thể ổn định ở mọi vị trí trong toàn dải điều chỉnh
b) Dải điều chỉnh tốc độ
+ Là phạm vi điều chỉnh – là tỉ số giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của tốc độ làm việc ứng với mômen tải đã cho:
Trong đó:
+ bị hạn chế bởi độ bền động cơ và độ bền của vành
+ bị chặn bởi yêu cầu về mômen khởi động, khả năng quá tải và sai số tốc độ làm việc cho phép.
c) Chống mất kích từ
+ Khi mở máy phải đảm bảo chống mất kích từ mà nguyên nhân là do ngắn mạch kích thích
+Vì khi đó Eư = 0 nên Iư =
+Do U không đổi và Rư rất nhỏ (điện trở cuộn dây phần ứng) nên Iư rất lớn làm cháy dây quấn và vành g
+ Cách khắc phục điều này là phải có bộ phận nhận biết được mất kích từ ( và do đó Iư =0) thì lập tức ngắt nguồn cấp cho phần ứng tức Uư = 0. Khi đó Iư không lớn và tránh được sự cố trên.
4.1.4.Điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều
4.1.4.1. Nguyên lí điều chỉnh điện áp phần ứng
- Để điều chỉnh điên áp phần ứng động cơ một chiều cần có thiết bị nguồn điện một chiều kích từ độc lập, các bộ chỉnh lưu điều khiển .....Các thiết bị nguồn này có các chức năng biến năng lượng điện xoay chiều thành một chiều có sức điện động Eb điều chỉnh được nhờ tín hiệu điều khiển Uđk. Vì là nguồn có công suất hữu hạn so với động cơ nên các bộ biến đổi này có điện trở trong Rb và điện cảm Lb khác không, ở chế độ xác lập phương trình đac tính cua hệ thống:
U
Eb(udk)
Eu
Rud
I
Rb
BBD
Udk
LK
Hình 4.7. Sơ đồ khối và sơ đồ thay thế ở chế độ xác lập
- Khi mômen là định mức thì các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của tốc độ là
- Để thoả mãn khả năng quá tải thì đăc tính thấp nhất của dải điều chỉnh phải có mômen ngắn mạch là:
- Trong đó Km là hệ số quá tải về mômen . Vì họ dăc tính cơ là các đường song song nhau nên theo định nghĩa về độ cứng đặc tính cơ có thể viết:
Hình 4.8. Xác định phạm vi điều chỉnh
- Với một cơ cấu máy cụ thể thì các giá trị , Mđm , Km là xác định, vì vậy phạm vi điều chỉnh D phụ thuộc tuyến tính vào giá trị của độ cứng . Khi điều chỉnh điện áp phần ứng động cơ bằng các thiết bị nguồn điều chỉnh thì điện trở mạch phần ứng gấp khoảng hai lần điện trở phần ứng. Do đó có thể tính sơ bộ được:
- Sai số tương đối của tôc độ ở đặc tính cơ thấp nhất là:
- Vì các giá trị , , nên có thể tính được giá trị tối thiểu của đặc tính cơ sao cho sai số cho phép không vượt quá giá trị cho phép. Để làm việc này trong đa số các trường hợp cần xây dựng các hệ truyền động kiểu vòng kín. Trong suốt quá trình điều chỉnh điện áp phần ứng thì từ thông kích từ được giữ nguyên do đó mômen tải cho phép của hệ sẽ không đổi:
4.1.4.2. Nguyên lí điều chỉnh từ thông động cơ
- Điều chỉnh từ thông kích thích của động cơ điện một chiều là điều chỉnh mômen điện từ của động cơ và sứ điện động quay của động cơ là mạch phi tuyến vì vậy hệ điều chỉnh từ thông cũng là hệ phi tuyến:
Trong đó rk : điện trở dây quấn kích thích
rb : điện trở của nguồn điện áp kích thích
: số vòng dây của dây quấn kích thích
- Trong chế độ xác lập có quan hệ sau: ;
- Thường khi điều chỉnh từ thông thì điện áp phần ứng được giữ nguyên bằng giá trị định mức, do đó đặc tính cơ thấp nhất trong vùng điều chỉnh từ thông là đặc tính có điện áp phần ứng định mức, từ thông định mức và được gọi là đặc tính cơ bản. Tốc độ lớn nhất của dải điều chỉnh từ thông bị hạn chế bởi khả năng chuyển mạch của cổ góp điện. Khi giảm từ thông để tăng tốc độ quay của động cơ thì đồng thời điều kiện chuyển mạch của cổ góp cũng bị xấu đi vì vậy, để đảm bảo điêu kiện chuyển mạch bình thường thì cần phải giảm dòng điện phần ứng cho phép, kết quả là momen cho phép trên trục động cơ giảm rất nhanh. Ngay cả khi giữ nguyên dòng điện phần ứng thì độ cứng đặc tính cơ cũng giảm rât nhanh khi giảm từ thông kích thích:
hay
- Do điều chỉnh tốc độ bằng cách giảm từ thông nên đối với các đông cơ mà từ thông định mức nằm ở chỗ tiếp giáp giữa vùng tuyến tính và vùng bão hoà của đặc tính từ hoá thì có thể coi việc điều chỉnh la tuyến tính và hằng số C phụ thuộc vào thông số kết cấu của máy điện:
E
Udk
Lk
rbk
ik
+
_
I
rk
Hình 4.9. Sơ đồ thay thế
Hình 4.10. Đặc tính điều chỉnh khi điều chỉnh từ thông động cơ
4.1.5. Vài nét về động cơ một chiều kích tư bằng nam châm vĩnh cửu
Trong máy điện một chiều kích từ bằng nam châm vĩnh cửu , từ trường được tạo thành nhờ nam châm vĩnh cửu . So với máy kiểu kích thích điện từ , các máy này chỉ khác ở thiết bị của hệ thống từ .
Hình 4.11.Hệ thống từ của máy điện một chiều kích từ bằng nam châm vĩnh cửu
Hình 4.11, vẽ các kiểu hệ thống từ có thể có của loại máy này . Kiểu a và b có cách bố trí nam châm hình tia thông dụng cho các máy nhiều cực khi 2p = 4 . Vì chiều dài của nam châm ngắn , tác dụng khử từ của sức từ động phần ứng dọc theo đường sức từ ở kết cấu này rất rõ rệt . Để giảm hiện tượng đó cần chế tạo nam châm có lực kháng từ mạnh ( nam châm Ferittberi ) và làm các mặt cực của nam châm bằng vật liệu từ mềm . Kiểu kết cấu c đặc biệt thích hợp khi 2p = 2 , khi đó các nam châm đặt theo hướng tiếp tuyến có chiều dài theo phương từ hóa lớn . ở trường hợp này có thể dùng các loai vật liệu từ có lực kháng từ tương đối nhỏ nhưng có năng lượng riêng lớn . Cũng ngay chính loại này co thể kàm theo hình d . ở đây hệ thống từ là một vành xác định đã được từ hóa làm bằng vật liệu từ cưngd .Ưu điểm cử loại này là kết cấu đơn giản nhưng nhựơc điểm là khả năng đổi chiều kém đi vì khe hở trục ngang nhỏ và từ trường phần ứng lớn .
Để chế tạo các nam châm vĩnh cửu công suet từ vài đến vài trăm oat được ding trong truỳen đọng công suet nhỏ , trong ôtô , máy bay và các hệ tự động khác . Các động cơ thường ding ở chế độ ngắn hạn hoặc ngắn hạn lặp lại , cho phép mở máy và đổi chiều quay không có biến trơ ở mạch phần ứng . Tốc đọ quay của đọng cơ được điều chỉnh bằng cách thay đổi điện áp phần ứng cũng như sử dụng áp xung để điều chỉnh sau tốc độ quay . Phương phá điều chỉnh sau thực hiện được nhờ rơle khống chế bởi máy phat tốc để ngắn mạch một cách chu kì điện trở phụ trong mạch phần ứng . ở các động cơ có công suet lớn hơn người ta sử dụng kích thích có bù . Trong trường hợp đó động cơ được trang bi dây quấn kich thích mà sức từ động của nó đủ để điều chỉnh từ trường trong phạm vi cho trước .
Khi tính tóan và thiết kế động cơ điện một chiều có nam cham vĩnh cửu cần xét dến đặc thù của ảnh hưởng của sức từ động phần ứng là tác dụng khử từ là chủ yếu hơn đối với động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu . Do không có dây quấn kích thích và tổn hao trong các dây quấn đó , so với máy có kích thich điện từ , máy điện mộtchiều kích từ bằng nam châm vĩnh cửu co hiệu suet cao hơn , điều khiển , làm mát dễ dàng hơn , kích thích lăp đật , trọng lượng và giá thành ( với loai co công
suất không lớn ) nhỏ hơn , kích thích ổn định hơn vì từ trường của nam châm vĩnh cửu không phục thuộc tốc độ quay , điện áp phần ứng cũng như nhiệt độ .
Tuy nhiên , máy động cơ điên một triều kích từ bằng nam châm vĩnh cửu cũng có một số nhược điểm như : tốc độ quay và điện áp phần ứng không điều chỉnh được bằng cách thay đổi từ trường ,kích thich được , công suất vượt quá vai trục oat thì chúng không thể sánh với các may có kích thích điện từ về mặt kích thước lắp đặt, trọng lượng và giá thành , công nghệ từ hóa và chế tạo nam châm phức tạp hơn.
Các ưu điểm khi sử dụng động cơ điện một chiều:
Về phương diện điều chỉnh tốc độ , động cơ điện một chiều có nhiều ưu việt hơn so vơI các động cơ khác . Không những nó co khả năng điều chỉnh tốc độ dễ dàng mà cấu trúc mạch lực , mạch điều khiển đơn giản hơn đồng thời lại đạt chất lượng điều chỉnh cao trong dải điều chỉnh rộng .
Trong mô hình ta sử dụng động cơ kích từ bằng nam châm vĩnh cửu có công suất 30ww và sử dụng phương pháp điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp cấp cho mạch kích từ của động cơ .
CHƯƠNG V
GIỚI THIỆU MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐIỆN DÙNG TRONG
MÔ HÌNH CỦA ĐÓNG MỞ TỰ ĐỘNG
5.1. Rơle
Rơle loại khí cụ điện tự động mà đặc tính “vào ra” có tính chất sau: Tín hiệu đầu ra thay đổi nhảy cấp (đột ngột) khi tín hiệu đầu vào đạt những giá trị xác định.
Rơle được sử dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực tự động điều khiển, truyền động điện, bảo vệ mạng lưới điện, thông tin liên lạc Rơle được coi là phần tử cơ bản để tạo nên các thiết bị hoạt động trên cơ sở kỹ thuật số như: Máy tính, PLC, tự động điều khiển thông minh, các quá trình sản xuất, điều khiển điện trong gia đình .
Đại lượng cần để cho Rơle hoạt động được gọi là đại lượng tác dụng. Các đại lượng tác dụng được đặt vào các đầu vào khác nhau của Rơle, chúng có thể là một hoặc hai đại lượng khác nhau. Rơle có đại lượng tác dụng là đại lượng điện (dòng điện, điện áp, công suất ), được gọi là Rơle điện.
Rơle trung gian được dùng rất nhiều trong các hệ thống bảo vệ điện, trong các hệ thống điều khiển tự động. Do có số lượng tiếp điểm lớn 4-6 tiếp điểm, vừa thường đóng vừa thường mở. Rơle trung gian được sử dụng khi khả năng đóng ngắt của tiếp điểm của Rơle chính không đủ, hoặc chia tín hiệu từ Rơle chính đến nhiều bộ phận khác nhau của sơ đồ mạch điện điều khiển. Trong các bảng mạch điều khiển dùng linh kiện điện tử , Rơle trung gian thường được dùng làm phần tử đầu ra để truyền tín hiệu cho các bộ phận mạch phía sau, đồng thời các ly điện áp khác nhau giữa phần điều khiển thường là điện áp thấp 1 chiều( 5V, 10V, 12V, 24V) với phần chấp hành thường là điện áp lớn xoay chiều (220V, 380V).
Hinh 5.1.Rơle trung gian kiểu chân cắm.
Gồm 4 tiếp điểm
2 thường đóng
2 thường mở
Có đèn báo
Những yêu cầu khi chọn Rơle trung gian:
Công suất tiêu thụ nhỏ.
Kết cấu sử dụng đơn giản.
Công suất ngắt của hệ thống tiếp điểm là đủ lớn.
Độ bền cơ, độ bền điện của cặp tiếp điểm.
Số lượng cặp tiếp điểm phù hợp với nhưu cầu sử dụng.
5.2.Encoder
5.2.1. Khái niệm
Nhiệm vụ của Encoder là đo lường dịch chuyển thẳng hoặc góc đồng thời chuyển đổi góc hoặc vị trí thẳng thành tín hiệu nhị phân và nhờ tín hiệu này có thể xác định được vị trí trục hoặc của một cơ cấu chuyển động bất kì. Tín hiệu ra của Encoder cho dưới dạng số. Encoder được sử dụng chủ yếu trong các máy CNC và robot dùng làm phần tử chuyển đổi tín hiệu phản hồi.
Hình 5.2. Encoder kiểu quay
Tùy thuộc vào chuyển động của Encoder mà ta có hai kiểu Encoder thẳng và Encoder quay. Nguyên lý hoạt động hoàn toàn giống nhau nhưng Encoder thẳng có điểm khác cơ bản với Encoder kiểu quay là chiều dài của Encoder thẳng phải bằng tổng chuyển động tương ứng có nghĩa là chiều dài cần đo phải bằng chiều dài thước. Encoder quay chỉ là một đĩa nhỏ và kích thước của của Encoder không phụ thuộc vào khoảng cách đo, do đó kích thước của nó nhỏ gọn hơn so với loại thẳng. Encoder quay có thể dùng để đo cả hai thông số dịch chuyển và tốc độ.
Trong máy công cụ điều khiển số, chuyển động của bàn máy được dẫn động từ một động cơ(động cơ bước, động cơ xoay chiều hoặc động cơ một chiều) qua vít me, đai ốc bi tới bàn máy. Có thể xác định nhờ Encoder lắp trong cụm truyền dẫn.
5.2.2. Các loại Encoder
Encoder được chia làm hai loại
5.2.2.1. Encoder tuyệt đối
Encoder tuyệt đối kết cấu gồm các phần sau: nguồn sáng, đĩa mã hóa và các phodetetor.
Đĩa mã hóa được chế tạo từ vật liệu trong suốt. Mặt đĩa được chia thành các góc đều nhau và các đường tròn đồng tâm và bán kính giới hạn các góc hình thành các phân tố diện tích. Tập hợp các phân tố diện tích cùng giới hạn bởi hai vòng tròn đồng tâm gọi là giải băng. Số giả băng trên đĩa tùy thuộc vào khả năng công nghệ. Công nghệ ngày nay cho phép chia đĩa mã hóa lớn nhất là dải. Trên các dải băng, các diện tích phân tố có phân tố để trong suốt(ánh sáng có thể xuyên qua được) và cũng có phân tố được phủ một lớp mà ánh sáng không thể xuyên qua được. Sự trong suốt và không trong suốt đặc trưng tính của các phân tố
Hình 5.3. Đĩa quang
Nguyên lý hoạt động của Encoder tuyệt đối: Đĩa mã hóa được lắp trên trục, đối diện qua đĩa mã hóa phía bên trái ta bố trí nguồn sáng( đèn LED), phía bên kia của đĩa bố trí các photosensor, khuếch đại và các trigger Smiths. Tương ứng với mỗi dải băng ta lắp nguồn sáng. Nguồn sáng và các photosensor được lắp cố định. Khi ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới đĩa mã hóa, nếu đối diện với tia sáng là diện tích phân tố trong suốt, ánh sáng xuyên qua đĩa tới photosensor làm xuất hiện dòng chạy qua photosensor. bị phủ lớp chắn sáng, ánh sáng không tới được photosensor và trong photosensor không có dòng điện chạy qua. Dòng ra của photosensor nhỏ, vì vậy ta đưa ra bộ khuếch đại, khuếch đại đủ lớn để đưa đến tầng tiếp theo. Do quá trình quay đĩa mã hóa, cường độ ánh sáng tăng từ nhỏ đến cực đại( tia sáng xuyên qua hoàn toàn) và tiếp theo giảm dần đến khi tia sáng bị chặn bởi dòng trong photosensor bằng không. Vì vậy để có xung ra là xung vuông ta cho tín hiệu qua mạch sửa dạng xung trigger Smiths.
Gọi số góc trên đĩa là S và số dải là a, quan hệ giữa số góc và số giải biểu diễn theo công thức là
S = 2a Trong đó a là số dương tuyệt đối
5.2.2.2. Encoder gia số
Encoder được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Encorder gia số có hai kiểu kiểu thẳng và kiểu quay.
Encoder quay gồm có nguồn sáng( trong kết cấu này nguồn sáng là bóng đèn), thấu kính, đĩa thước cố định đĩa, đĩa phát xung, photosensor và mạch điện.
Đĩa phát xung được làm bằng vật liệu trong suốt, trên có mộ hoặc hai dải băng( dải băng là tập hợp các vạch sáng tối có chiều dầy giống nhau). Một trong hai dải băng trên đĩa làm nhiệm vụ phát xung, dải băng còn lại để xác định góc không quy chiếu. Đĩa phát xung được lắp trên trục và chuyển động quay cùng trục. Đĩa thước( thước cố định) có xẻ bốn rãnh trên cùng một hàng, rãnh xẻ thứ năm bố trí trên hàng riêng và thước được có định trên vỏ cùng phía với photosensor
Hình 5.4. Encoder gia số kiểu quay
Tương ứng với năm rãnh cố định lắp năm photosensor, photosensor cũng được lắp cố định với Encoder.
Thấu kính làm nhiệm vụ biến đổi đường đi của các tia sáng thành các tia sáng song song.
Encoder gia số kiểu thẳng:
Encoder gia số kiểu thẳng cũng có những thành phần cơ bản như Encoder gia số kiểu quay nhưng chỉ khác thước động là thước thẳng. Nguyên lý hoạt động của nó hoàn toàn giống Encoder gia số kiểu quay.
Hình 5.5. Encoder kiểu thẳng.
So sánh Encoder gia số và Encoder tuyệt đối: Encoder gia số có ưu điểm sau:
Đơng giản và rẻ tiền
Không cần mạch giải mã và không cần bộ đếm
Giải đo chỉ giới hạn đặc tính của bộ đếm
Tốc độ có thể chọn ở bất kì điểm nào
Nhược điểm : Không đo được vị trí tuyệt đối do sự thay đổi gia số
Rất nhạy cảm với các tín hiệu bên ngoài
Ngắt nguồn điện sẽ làm mất gốc ), muốn đo được phải xác định lại
Encoder xung:
Hình 5.6.: Encoder xung
Nguyên lý làm việc của Encoder xung
Sử dụng Encoder xung làm cảm biến vị trí:
Sơ đồ ứng dụng Encoder xung giao tiếp với điều khiển:
Ưu điểm:
Đầu ra dạng xung nên trong các hệ thống điều khiển không cần có bộ chuyển đổi ADC
Dễ sử dụng.
Nhược điểm:
Giá thành cao
Phải có thêm mạch giải mã và đếm
5.3. Cảm biến hồng ngoại
5.3.1 Diode phát hồng ngoại
Hình 5.7. Cấu tạo và kích thứơc của Diode phát hồng ngoại
- Diode phát hồng ngoại được sử dụng là loại Diode có 940nm. Góc phát giới hạn trung bình là .
- Công suất tiêu tán là 200mW. Điện áp làm việc là 5V, dòng làm việc cho phép là 100mA. Công suất phát tiêu hao trên nhiệt độ là 2.67mW/ ở 25 .
5.3.2. Sensor thu hồng ngoại
Sensor thu sử dụng là loại sensor PNA4602M hoạt động ở tần số sóng mang 38Khz. Hình dạng của sensor như hình vẽ.
Hình 5.8. Cấu tạo và kích thước của sensor thu hồng ngoại
Nguyên lý hoạt động của sensor:
Khi không có hồng ngoại điện áp ra Vo =Vcc = +5V
Khi có hồng ngoại điện áp ra Vo=Vcc-0.7V
5.3.3.Cảm biến hồng ngoại
Hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ nằm ngoài vùng ánh sáng nhìn thấy, có bước sóng lớn hơn bước sáng của tia đỏ (> 760 m). Sóng hồng ngoại được tạo ra dễ dàng bằng cách tạo dao động cho diode phát hồng ngoại chuyên dụng. Do đó hồng ngoại được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Tia hồng ngoại với bản chất sóng điện từ nên có thể phản xạ khi gặp bề mặt vật thể. Ta có thể ứng dụng đặc điểm này để phát hiện vật thể. Trong mạch phát hiện vật thể hoạt động trên nguyên lý thu phát hồng ngoại ta bố trí các diode phát và sensor thu hồng ngoại thành từng cặp theo nhiều cách . Chúng có thể được bố trí cạnh nhau . Trong cách bố trí này tia hồng ngoại từ diode phát khi gặp bề mặt vật cản sẽ phản xạ ngược trở lại. Do sensor thu được đặt cạnh diode phát nên sẽ thu được tín hiệu phản xạ này. Hoặc chúng có thể được bố trí đối diện .Ở cách bố trí này, khi không có vật chắn tia hồng ngoại từ diode phát luôn tới được sensor thu, khi có vật chắn tia hồng ngoại sẽ không đi thẳng mà phản xạ trở lại do đó không tới được sensor thu.
Ngoài ra hồng ngoại còn được sử dụng để truyền tin không dây do có khả năng chống nhiễu tốt hơn ánh sáng thông thường do đó có thể mang thông tin mã hóa. Thiết bị thu phát hồng ngoại lại khá đơn giản, gọn nhẹ, giá thành rẻ. Với những ưu điểm trên hồng ngoại được lựa chọn như một giải pháp tối ưu trong việc thiết kế mạch phát hiện vật thể cho cửa tự động.
5.4. Máy biến áp
5.4.1. Yêu cầu của máy biến áp
Do sử dụng nhiều mức điện áp để cung cấp cho các thiết bị hoạt động nên ta cần có máy biến áp .Cụ thể có các mức điện áp sau khi quy đổi như sau:
+ Động cơ cần ba cấp điện áp để thay đổi tốc độ là :
- 4 V 1chiều (qua chỉnh lưu + tụ lọc) =3.5 V xoay chiều.
-6 V 1chiều (qua chỉnh lưu + tụ lọc) =5 V xoay chiều .
- 9 V 1chiều (qua chỉnh lưu + tụ lọc) =7.5 V xoay chiều
+Vi sử lý dùng cuộn:
5V 1chiều (qua chỉnh lưu + tụ lọc +ổn áp tuyến tính) =5.5 V xoay chiều
+Đầu vào Encorder
5V 1chiều (qua chỉnh lưu + tụ lọc + ổn áp tuyến tính) =5.5 V xoay chiều
+PLC:
12V 1chiều (qua chỉnh lưu + tụ lọc) =9.5 V xoay chiều
24V 1chiều (qua chỉnh lưu + tụ lọc) =19 V xoay chiều
+ Đèn : 20V xoay chiều
-- Từ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DDientu13 (4).doc