Đồ án Thiết kế môn học Thiết kế lò điện trở

MỤC LỤC

Lời mở đầu . 1

Chương 1: Tổng quan về cấu tạo và

nguyên lý làm việc của lò điện . 2

1. Giới thiệu chung về lò điện .

2. Giới thiệu chung về lò điện trở .

3. Cấu tạo lò điện trở .

Chương 2: Giới thiệu chung về

mạch điều áp xoay chiều ba pha .

1. Mạch điều áp xoay chiều .

2. Quan hệ giữa góc điều khiển và công suất ra tải .

Chương 3: Thiết kế và tính toán mạch lực .

1. Tính toán chọn van bán dẫn .

2. Tính toán bảo vệ van bán dẫn .

Chương 4: Thiết kế và tính toán mạch điều khiển .

1. Nguyên lý chung của mạch điều khiển .

2. Thiết kế và tính toán mạch điều khiển .

2-1. Khâu đồng pha .

2-2. Khâu tạo điện áp răng cưa (Utựa) .

2-3. Khâu so sánh .

2-4. Khâu phát xung chùm .

2-5. Chọn cổng AND .

2-6. Khâu khuếch đại xung và biến áp xung .

2-7. Khâu phản hồi .

2-8. Khối nguồn .

Kết luận .

Tài liệu tham khảo .

pdf46 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2086 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế môn học Thiết kế lò điện trở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biệt của kết cấu hoặc chi tiết, hiệu quả kỹ thuật được đánh giá bằng công suất dẫn động, mô men xoắn, lực v.v... ứng với trọng lượng, kích thước hoặc giá thành kết cấu. 3 - Chắc chắn khi làm việc 8 Chắc chắn khi làm việc là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của chất lượng kết cấu của các lò điện. Thường các lò điện làm viêc liên tục trong một ca, hai ca và ngay cả ba ca một ngày. Nếu trong khi làm việc, một bộ phận nào đó không hoàn hảo sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản suất chung. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các lò điện làm việc liên tục trong dây chuyền sản xuất tự động. Ngay đối với các lò điện làm việc chu kỳ, lò ngừng cũng làm thiệt hại rõ rệt cho sản xuất vì khi ngừng lò đột ngột ( nghĩa là phá huỷ chế độ làm việc bình thường vủa lò ) có thể dẫn đến làm hư hỏng sản phẩm, lãng phí nguyên vật liêu và làm tăng giá thành sản phẩm. Một chỉ tiêu phụ về sự chắc chắn khi làm việc của một bộ phận đó của lò điện là khả năng thay thế nhanh hoặc khả nằng dự trữ lớn khi lò làm việc bình thường. Theo quan điểm chắc chắn, trong thiết bị cần chú ý đến các bộ phận quan trọng nhất, quyết định sự làm việc liên tục của lò. Thí dụ : dây nung, băng tải v.v... 4 - Tiện lợi khi sử dụng Tiện lợi khi sử dụng nghĩa là yêu cầu - Số nhân viên phục vụ tối thiểu - Không yêu cầu trình độ chuyên môn cao, không yêu cầu sức lực và sự dẻo dai của nhân viên phục vụ. - Số lượng các thiết bị hiếm và quí bị hao mòn nhanh yêu cầu tối thiểu - Bảo quản dễ dàng. Kiểm tra và sửa chữa tất cả các bộ phận của thiết bị thuận lợi. - Theo quan điểm an toàn lao động, điều kiện làm việc phải hợp vệ sinh và tuyệt đối an toàn. 5 - Rẻ và đơn giản khi chế tạo Về mặt này yêu câu như sau : - Tiêu hao vật liệu ít nhất, đặc biệt là các vật liệu quí và hiếm ( các kim loại mầu, các hợp kim có hàm lượng niken cao v.v... ) - Công nghệ chế tạo đơn giản nghĩa là khả năng chế tạo phải sao cho ngày công ít nhất và tận dụng đưọc các thiết bị, dụng cụ thông thường có sẵn trong các nhà máy chế tạo để gia công. - Các loại vật liệu và thiết bị yêu cầu để chế tạo phải ít nhất. - Sử dụng đến mức tối đa các kết cấu giống nhau và cùng loại để dễ dàng đổi lẫn và thuận tiện khi lắp ráp. 9 - Chọn hợp lý các dạng gia công để phù hợp với điều kiện chế tạo ( đúc, hàn, dập ). Bỏ các chi tiết và các khâu gia công cơ khí không hợp lý. 6 - Hình dáng bề ngoài đẹp Mỗi kết cấu của thiết bị, vật phẩm, các khâu và các chi tiết phải có hình dáng và tỷ lệ các cạnh phù hợp, dễ coi. Tuy vậy cũng cần chú ý rằng, độ bền của kết cấu khi trọng lượng nhỏ và hình dáng bề ngoài đẹp có quan hệ khăng khít với nhau. Việc gia công lần chót như sơn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hình dáng bề ngoài của lò điện. Song cũng cần tránh sự trang trí không cần thiết. II - Cấu tạo lò điện trở Lò điện trở thông thường gồm ba phần chính : vỏ lò, lớp lót và dây nung. 1 - Vỏ lò Vỏ lò điện trở là một khung cứng vững, chủ yếu để chị tải trọng trong quá trình làm việc của lò. Mặt khác vỏ lò cũng dùng để giữ lớp cách nhiệt rời và đảm bảo sự kín hoàn toàn hoặc tương đối của lò. Đối với các lò làm việc với khí bảo vệ, cấn thiết vỏ lò phải hoàn toàn kín, còn đối với các lò điện trở bình thường, sự kín của vỏ lò chỉ cần giảm tổng thất nhiệt và tránh sự lùa của không khí lạnh vào lò, đặc biệt theo chiều cao lò. Trong những trường hợp riêng, lò điện trở có thể làm vỏ lò không bọc kín. Khung vỏ lò cần cứng vững đủ để chị được tải trọng của lớp lót, phụ tải lò ( vật nung ) và các cơ cấu cơ khí gắn trên vỏ lò. - Vỏ lò chữ nhật thườnng dùng ở lò buồng, lò liên tục, lò đáy rung v.v... - Vỏ lò tròn dùng ở các lò giếng và một vài lò chụp v.v... - Vỏ lò tròn chịu lực tác dụng bên trong tốt hơn vỏ lò chữ nhật khi cùng một lượng kim loại để chế tạo vỏ lò. Khi kết cấu vỏ lò tròn, người ta thường dùng thép tấm dày 3 - 6 mm khi đường kính vỏ lò là 1000 – 2000 mm và 8 – 12 mm khi đường kính vỏ lò là 2500 – 4000 mm và 14 – 20 mm khi đường kính vỏ lò khoảng 4500 – 6500 mm. Khi cần thiết tăng độ cứng vững cho vỏ lò tròn, người ta dùng các vòng đệm tăng cường bằng các loại thép hình. 10 Vỏ lò chữ ngật được dựng lên nhờ các thép hình U, L và thép tấm cắt theo hình dáng thích hợp. Vỏ lò có thể được bọc kín, có thể không tuỳ theo yêu cầu kín của lò. Phương pháp gia công vỏ lò loại này chủ yếu là hàn và tán. 2 - Lớp lót Lớp lót lò điện trở thường gồm hai phần : vật liệu chịu lửa và cách nhiệt. Phần vật liệu chịu lửa có thể xây bằng gạch tiêu chuẩn, gạch hình và gạch hình đặc biệt tuỳ theo hình dáng và kích thước đã cho của buồng lò. Cũng có khi người ta đầm bằng các loại bột chịu lửa và các chất dính dết gọi là các khối đầm. Khối đầm có thể tiến hành ngay trong lò và cũng có thể tiến hành ở ngoài nhờ các khuôn. Phần vật liệu chịu lửa cần đảm bảo các yêu cầu sau : + Chịu được nhiệt độ làm việc cực đại của lò. + Có độ bền nhiệt đủ lớn khi làm việc. + Có đủ độ bền cơ học khi xếp vật nung và đặt thiết bị vận chuyển trong điều kiện làm việc. + Đảm bảo khả năng gắn dây nung bền và chắc chắn. + Có đủ độ bền hoá học khi làm việc, chịu được tác dụng của khí quyển lò và ảnh hưởng của vật nung. + Đảm bảo khả năng tích nhiệt cực tiểu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với lò làm việc chu kỳ. Phần cách nhiệt thường nằm giữa vỏ lò và phần vật liệu chịu lửa. Mục đích chủ yếu của phần này là để giảm tổn thất nhiệt. Riêng đối với đáy, phần cách nhiệt đòi hỏi phải có độ bền cơ học nhất định còn các phần khác nói chung không yêu cầu. Yêu cầu cơ bản của phần cách nhiệt là : + Hệ số dẫn nhiệt cực tiểu + Khả năng tích nhiệt cực tiểu + Ổn định về tính chất lý, nhiệt trong điều kiện làm việc xác định. Phần cách nhiệt có thể xây bằng gạch cách nhiệt, có thể điền đầy bằng bột cách nhiệt. 3 - Dây nung Theo đặc tính của vật liệu dùng làm dây nung, người ta chia dây nung làm hai loại : dây nung kim loại và dây nung phi kim loại. 11 Trong công nghiệp, các lò điện trở dùng phổ biến là dây nung kim loại. 12 CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MẠCH ĐIỀU ÁP XOAY CHIỀU BA PHA I - Mạch điều áp xoay chiều ba pha : Như đã nói ở trên, công suất ra tải của lò được tính theo công thức: P = 3. t 2 f R U Như vậy, để thay đổi công suất đưa ra tải , ta có thể thay đổi tR hoặc fU . Tuy nhiên, trong thực tế, người ta thường chọn cách thay đổi fU để có thể thay đổi công suất ra tải. Khi có sẵn một nguồn điện xoay chiều, để có thể thay đổi điện áp ra tải ta có thể dùng bộ điều chỉnh điện áp xoay chiều ( ĐAXC ) dùng van bán dẫn. Việc điều chỉnh điện áp ra tải dựa theo nguyên tắc tương tự như ở các bộ chỉnh lưu tức là thay đổi điểm mở của van so với điểm qua không của điện áp nguồn, vì vậy còn gọi là phương pháp điều khiển pha (thay đổi góc mở van ). Do diot chỉ có thể dẫn dòng theo một chiều mà ta lại yêu cầu điện áp ra tải là xoay chiều nên trong mạch điều áp xoay chiều người ta không dùng diot mà dùng triac vì đây là loại van bán dẫn duy nhất cho phép dòng điện xoay chiều đi qua nó. Tuy nhiên, do triac không thông dụng bằng thyristor nên thực tế người ta thường dùng sơ đồ 2 thyristor đấu song song ngược nhau thay cho triac như hình dưới : Các van T1, T2 lần lượt dẫn dòng theo 1 chiều xác định nên dòng qua cặp thyristor đấu song song ngược này là dòng xoay chiều. Các van thyristor được phát xung điều khiển lệch nhau góc 180 độ điện để đảm bảo dòng qua cặp van là hoàn toàn đối xứng. 13 Một ưu điểm của việc sử dụng hai van thyristor đấu song song ngược nhau thay thế cho triac trong nạch điều áp xoay chiều là khả năng điều khiển để mở và khoá thyristor dễ dàng hơn nhiều so với triac. Ta có đồ thị dạng điện áp ra của mạch điều áp xoay chiều : Các mạch điều áp xoay chiều có nhược điểm cơ bản là trong quá trình điều chỉnh, mạch luôn làm việc ở chế độ dòng điện gián đoạn, cả dạng dòng điện và điện áp ra tải đều không sin nên chỉ phù hợp với các tải loại điện trở như lò điện trở , bóng đèn loại sợi đốt v...v... Dòng điện sẽ liên tục và đồng thời trở thành hình sin hoàn chỉnh chỉ khi điện áp ra tải lấy bằng điện áp nguồn. Như vậy, khi điều chỉnh trên tải nhận được một dải n sóng hài hình sin. Mặc dù vậy, với tải là điện trở thuần của lò điện trở thì việc dạng điện áp ra tải không sin cũng không ảnh hưởng đến chế độ làm việc của lò. Các mạch điều áp xoay chiều không phù hợp với tải dạng cảm kháng như biến áp hoặc động cơ điện,... nên chỉ dùng khi phạm vi điều chỉnh điện áp không lớn. Trong thực tế công nghiệp, các mạch điều áp xoay chiều thường sử dụng là các mạch điều áp xoay chiều ba pha, tải mắc hình sao( Y ) hoặc tải hình tam giác (Δ ). Quá trình làm việc của mạch điều áp xoay chiều ba pha phức tạp hơn nhiều so với mạch một pha vì ở đây các pha ảnh hưởng mạnh 14 sang nhau và nó còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như sơ đồ đấu van, góc điều khiển cụ thể, tính chất tải... Hình trên là sơ đồ thường dùng nhất, đó là sơ đồ có sáu thyristor đấu thành ba cặp song song ngược. II - Quan hệ giữa góc điều khiển và công suất ra tải Khi phân tích hoạt động của sơ đồ ta cần xác định rõ xem trong các giai đoạn sẽ có bao nhiêu van dẫn và nhờ các quy luật dưới đây ta có thể có được biểu thức điện áp của từng giai đoạn, từ đó mới tiến hành tính toán. Dưới đây là các quy luật dẫn dòng của van trong mạch điều áp xoay chiều ba pha: • Nếu mỗi pha có một van dẫn thì toàn bộ điện áp ba pha nguồn đều nối ra tải. • Nếu chỉ hai pha có van dẫn thì một pha nguồn bị ngắt ra khỏi tải, do đó điện áp đưa ra tải là điện áp dây nào có van đang dẫn. • Không thể có trường hợp chỉ có một pha dẫn dòng. Dựa vào quy luật dẫn dòng của van trong từng giai đoạn mà ta có thể xây dựng được đồ thị điện áp ra của mạch điều áp xoay chiều ba pha. Tiếp theo, từ những biểu thức điện áp của từng giai đoạn đó ta lại có thể tính toán được các đại lượng cần tính như điện áp, dòng điện, công suất... Ta xét hoạt động của mạch điều áp xoay chiều ba pha dùng sáu thyristor đấu song song ngược, tải thuần trở đấu hình sao ở trên và dựng đồ thị quan hệ giữa công suất tải và góc α : Công suất tải là : R.I.3P 2= trong đó I là trị số hiệu dụng của dòng điện tải. Dòng điện này biến thiên theo hai trong ba quy luật dẫn dòng của van như sau : • Nếu mỗi pha có một van dẫn ( hay toàn mạch có ba van dẫn) : )sin( R3 Ui dm ϕ+θ= • Nếu chỉ có hai van dẫn (hay toàn mạch có hai van dẫn ) : )sin( R2 U i dm ϕ+θ= trong đó : dmU là biên độ điện áp dây. ϕ là góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện ở giai đoạn đang xét. 15 Tuỳ thuộc vào góc điều khiển mà các giai đoạn có ba van dẫn hoặc hai van dẫn cũng thay đổi theo. Ta thấy có ba khoảng điều khiển chính : 1) Khoảng dẫn của van ứng với α = 0 ÷ o60 : Trong phạm vi này sẽ có các giai đoạn ba van và hai van dẫn xen kẽ nhau như đồ thị dưới đây : Dựa vào đồ thị ta có thể xác định được biểu thức liên quan giữa công suất ra tải P và góc điều khiển α : R.I.3P 2= = )d 3 sind 4 sind 3 sind 4 sind 3 sin( R U3 3 2 23 2 3 2 23 2 3 23/ 3 3 222 dm θθ+θθ+θθ+θθ+θθπ ∫∫∫∫ ∫ π α+π α+π π π α+π π α α+π π = ] 8 2sin 46 [ R U3 2dm α+α−ππ (1) 16 2) Khoảng van dẫn ứng với α = 60 ÷ o90 : Trong phạm vi này luôn chỉ có các giai đoạn hai van dẫn. Ta có đồ thị điện áp ra ở dưới : Dựa vào đồ thị ta có thể xác định được biểu thức liên quan giữa công suất ra tải P và góc điều khiển α : R.I.3P 2= = ]d 4 sind 4 sin[ R U3 36 5 32 36 5 32 222 dm θθ+θθπ ∫ ∫ α+π−π α+π−π α+π−π α+π−π = ]2cos 16 32sin 16 3 12 [ R U3 2dm α+α+ππ (2) 17 3) Khoảng van dẫn ứng với α = 90 ÷ o150 : Trong phạm vi này chỉ có các giai đoạn hai van dẫn hoặc không có van nào dẫn xen kẽ nhau. Ta có đồ thị điện áp ra như ở dưới : Dựa vào đồ thị ta có thể xác định được biểu thức liên quan giữa công suất ra tải P và góc điều khiển α : R.I.3P 2= = ∫ ∫π α+π−π π α+π−π θθ+θθπ 32 32 222 dm ]d 3 sind 4 sin[ R U3 = ]2sin 16 12cos 16 3 424 5[ R U3 2dm α+α+α−ππ (3) Theo ba biểu thức (1), (2), (3) và cho các giá trị α khác nhau và lấy P ở α = 0 là 100% ta có bảng các giá trị và đồ thị biểu diễn quan hệ giữa công suất ra tải P và góc điều khiển α : 18 α P% α P% 0 100 90 29,3 20 98,6 100 18,1 30 95,6 110 9,7 40 90,2 120 4,3 50 81,8 130 1,3 60 70,6 140 0,1 70 57,16 150 0 80 42,8 Nhận xét : công suất đưa ra tải là lớn nhất khi góc điều khiển α = 0 nhưng với α =30 thì công suất ra tải cũng xấp xỉ khi α = 0. Trong mạch điều áp xoay chiều ba pha sáu thyristor đấu song song ngược tải thuần trở đấu tam giác, dạng điện áp từng pha cũng như vậy. Tuy nhiên, do tải đấu tam giác nên khi mạch có ba van dẫn thì điện áp rơi trên điện trở tải là điện áp dây, khi mạch có hai van dẫn thì điện áp rơi trên điện trở tải giữa hai dây đó là điện áp dây còn điện áp rơi trên hai điện trở còn lại bằng một nửa điện áp dây. 19 CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ TÍNH TOÁN MẠCH LỰC I - Tính chọn van bán dẫn Trong mạch điều áp xoay chiều ba pha dùng cho lò điện dưới đây ta sử dụng mạch điều áp xoay chiều ba pha sáu thyristor đấu song song ngược, tải thuần trở đấu sao. Các biểu thức thể hiện quan hệ giữa công suất ra tải P và góc điều khiển α : Với α = 0 ÷ o60 : P = ] 8 2sin 46 [ R U3 2dm α+α−ππ Với α = 60 ÷ 90o : P = ]2cos 16 32sin 16 3 12 [ R U3 2dm α+α+ππ Với α = 90 ÷ 150o : P = ]2sin 16 12cos 16 3 424 5[ R U3 2dm α+α+α−ππ 20 Công suất định mức của lò điện là dmP = 40 (kw) Tổn hao của lò điện PΔ = 3 (kw) Trong thực tế, lò điện có thể coi là hộ tiêu dùng điện loại một, nghĩa là nguồn cung cấp cho lò điện là ổn định. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cũng như sự an toàn trong hoạt động của lò điện, ta sẽ chọn một lượng công suất dự trữ cho lò điện đề phòng trường hợp điện áp nguồn vì một lý do nào đó bị sụt áp . Ngoài ra, trong quá trình hoạt độngcua mình, lò điện cũng chịu thêm một số tổn thất khác như tổn thất trên các van bán dẫn, tổn thất trên đường dây... nhưng do không đáng kể so với tổng tổn thất vì nhiệt của lò nên ta có thể bỏ qua. Khi α = 0 thì điện áp ra tải là hình sin hoàn toàn và đồng thời công suất ra tải cũng đạt công suất lớn nhất P = maxP vì vậy để đảm bảo đủ bù các tổn hao đã nói ở trên ta chọn công suất lớn nhất của lò ứng với khi góc điều khiển α = 0 là : P = maxP = 50 (kw) Dựa vào công thức (1) ta tính được công suất ra tải khi α = 0 t 2 dm max R2 UP = Æ 3 2 max 2 dm t 10.50.2 380 P2 UR == = 1,444 (Ω) ta xác định được dây điện trở của lò có giá trị là 1,444 (Ω). Từ đây, dựa vào công nghệ chế tạo ta có thể tiến hành thiết kế chi tiết cho dây điện trở để có thể đảm bảo được các yêu cầu kinh tế kĩ thuật của lò điện. Tiếp theo, ta tiến hành chọn van thông qua các thông số kỹ thuật của van là điện áp ngược lớn nhất, dòng trung bình qua van ... Như đã nói ở trên, hoạt động của mạch điều áp xoay chiều cũng tương tự như mạch chỉnh lưu, cụ thể là mạch điều áp xoay chiều ba pha sáu thyristor đấu song song ngược có nguyên lý hoạt động trong một chu kỳ cũng giống như nguyên lý của mạch chỉnh lưu ba pha hình tia. Vì vậy, ta có thể hoàn toàn áp dụng các thông số chọn van của mạch chỉnh lưu ba pha hình tia cho mạch điều áp xoay chiều ba pha sáu thyristor đấu song song ngược. Cụ thể : Điện áp ngược lớn nhất trên van : 21 dmfmaxng U2U6U == Æ 537380.2U maxng == (V) Nhận xét : khi góc điều khiển α = 0 điện áp ra tải là hình sin và như vậy, dòng trung bình qua van lúc này là lớn nhất. Từ đây ta có thể xác định được giá trị dòng điện trung bình qua van. ∫π θπ= 0 maxmaxtb sinI2 1I (do tải thuần trở nên i trùng pha với u ) Æ )]0cos(cos[ R2 UI maxfmaxtb −−π−π= Æ 444,1. 2.220I maxtb π= = 68,6 (A) Khi chọn van ta phải chú ý đến điều kiện làm mát cho van vì khi hoạt động, van toả nhiệt rất lớn nên điều kiện làm mát cho van sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như tuổi thọ của van. Nếu van hoạt động trong điều kiện được làm mát bằng không khí nhờ cánh tản nhiệt thì van có thể làm việc tốt với 25% dòng định mức. Nếu van làm việc trong điều kiện làm mát bằng quạt gió cưỡng bức thì van có thể chịu được đến 30 ÷ 60% dòng định mức. Nếu làm mát bằng nước thì van có thể chịu được đến 80% dòng định mức. Thông thường trong công nghiệp thì van phải được làm mát tồi nhất là bằng không khí có quạt gió cưỡng bức. Trong nhiệm vụ thiết kế là điện này thì dòng qua van không quá lớn nên ta có thể chọn chế độ làm mát cho van bằng không khí có quạt gió cưỡng bức. Ta chọn các điều kiện thích hợp để van có thể chịu dòng tới 40% dòng định mức của van. Khi đó: tbI = %40 I maxtb = %40 6,68 = 172 ( A ) Để chọn giá trị của điện áp ngược lớn nhất trên van, ta sẽ chọn thêm hệ số dự trữ điện áp uk = 1,6 ÷ 2 ta chọn : uk = 1,6 ngU = uk . maxngU = 1,6 . 537 22 = 860 (V) Từ các giá trị của tbI và ngU , tra trong sổ tay ta chọn được van C358 do hãng G.E của Mỹ chế tạo với các thông số sau : ngU = 500 ÷ 1200 ( V ) tbI = 225 ( A ) 200 dt di max = ........ Kết luận, trong mạch điều áp xoay chiều ba pha dùng cho lò điện này ta cần dùng sáu van thyristor C358 do hãng G.E của Nhật Bản chế tạo. II - Tính toán bảo vệ van bán dẫn Trong quá trình van hoạt động thì van phải được làm mát để van không bị phá hỏng về nhiệt vì vậy ta đã tính toán chế độ làm mát cụ thể cho van rồi. Tuy nhiên, van cũng có thể bị hỏng khi van phải chịu tốc độ tăng dòng, tăng áp quá lớn. Để tránh hiện tượng quá dòng, quá áp trên van dẫn đến hỏng van ta phải có những biện pháp thích hợp để bảo vệ van. Biện pháp bảp vệ van thường dùng nhất là mắc mạch R, C song song van để bảo vệ quá áp và mắc nối tiếp cuộn kháng để hạn chế tốc độ tăng dòng. Do tải của lò điện là tải thuần trở nên khi van có tín hiệu điều khiển mở thì dòng qua van sẽ tăng đột ngột với tốc độ tăng dòng rất lớn sẽ gây hỏng van. Vì vậy, người ta cần phải mắc vào trước van một cuộn dây để hạn chế tốc độ tăng dòng. Cuộn dây được dùng là một cuộn kháng bão hoà có đặc tính là: khi dòng qua cuộn kháng ổn định thì điện cảm của cuộn kháng hầu như bằng không và lúc này cuộn dây dẫn điện như một dây dẫn bình thường. Ta có mạch như hình vẽ: Để tính toán giá trị của cuộn kháng ta xét quá trình quá độ trong mạch: U f = i.R + L. dt di Ta thấy rằng tốc độ tăng dòng lớn nhất là: 23 dt di max = L Uf Để đảm bảo an toàn cho van ta phải chọn L sao cho di/dt max phải nhỏ hơn tốc độ tăng dòng chịu được của van, hay là: dt di max < 200 A/μs Æ L Uf < 200 A/μs ÆL > 6f10.200 U − = 610.200 2.220 − = 1,555 μH Ta chọn cuộn kháng bão hoà có giá trị là 1,6 μH, loại lõi không khí vì điện cảm nhỏ. Sau khi tính toán bảo vệ chống tốc độ tăng dòng ta tính toán bảo vệ quá áp cho van. Người ta chia ra hai loại nguyên nhân gây nên quá áp: 1 - Nguyên nhân nội tại: là do sự tích tụ điện tích trong các lớp bán dẫn. Khi khoá van thyristor bằng điện áp ngược, các điện tích nói trên đổi ngược lại hành trình, tạo ra dòng điện ngược trong thời gian rất ngắn. Sự biến thiên nhanh chóng của dòng điện ngược gây nên sức điện động cảm ứng rất lớn trong các điện cảm, vốn luôn luôn có của đường dây nguồn dẫn đến các thyristor. Vì vậy, giữa anốt và catốt của thyristor xuất hiện quá điện áp. Ta có đồ thị thể hiện quá trình biến thiên của điện áp và dòng điện trên van: 2 - Nguyên nhân bên ngoài: những nguyên nhân này thường xẩy ra ngẫu nhiên như khi đóng cắt không tải một máy biến áp trên đường dây, khi một cầu chì bảo vệ nhẩy, khi có sấm sét ... 24 Để bảo vệ quá điện áp do tích tụ điện tích khi chuyển mạch gây nên người ta dùng mạch RC đấu song song với thyristor như hình dưới: Thông số của R, C phụ thuộc vào mức độ quá điện áp có thể xảy ra, tốc độ biến thiên của dòng điện chuyển mạch, điện cảm trên đường dây, dòng điện từ hoá máy biến áp ...Việc tính toán thông số của mạch R, C rất phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian nên ta sẽ sử dụng phương pháp xác định thông số R, C bằng đồ thị giải tích, sử dụng những đường cong đã có sẵn. Các bước tính toán như sau: - Xác định hệ số quá áp theo công thức: k = im imp U.b U với impU là giá trị cực đại cho phép của điện áp ngược đặt trên diot hoặc thyristor một cách không chu kỳ, tra trong sổ tay tra cứu. imU là giá trị cực đại của điện áp ngược thực tế đặt trên diot hoặc thyristor. b là hệ số dự trữ an toàn về điện áp, b = 1 ÷ 2 - Xác định các thông số trung gian: )k(C*min , )k(R * max , )k(R * min bằng cách tra trong đồ thị trong sổ tay tra cứu - tính dt di max khi chuyển mạch như ở phần tính toán cuộn kháng bão hoà. - Xác định điện lượng tích tụ Q = f( dt di ), sử dụng các đường cong cho trong sổ tay tra cứu để xác định. - Tính toán các giá trị của R, C theo công thức: 25 C = im * min U Q.2.C Q2 LURR Q2 LUR im*maxim * min ≤≤ trong đó L là điện cảm của mạch RLC Tuy nhiên, trong thực tế, khi tính toán thiết kế bảo vệ van thì rất khó có thể có đầy đủ tất cả các đường cong đặc tính cần thiết nên người ta thường chọn giá trị của R, C theo kinh nghiệm: R = 20 ÷ 100 ( Ω ) ; C = 0,4 ÷ 1 ( μF ) Với dòng qua van nhỏ, ta chọn giá trị R lớn, C nhỏ.Với dòng qua van lớn, ta chọn giá trị R nhỏ, C lớn. Theo tính toán, dòng qua van bằng 68,6 A không phải là lớn nên ta chọn giá trị của R, C như sau: R = 100 Ω C = 0,47 μF ( các giá trị chuẩn) Ngoài ra, trong mạch lực cũng cần có thêm các thiết bị bảo vệ ngắn mạch, quá tải ... như áptômát, cầu chì ...ở mỗi pha và cầu chì ở trước mỗi van để tăng cao tính an toàn cho mạch. Ta có mạch hoàn chỉnh như ở dưới : 26 27 CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN MẠCH ĐIỀU KHIỂN I. Nguyên tắc chung của mạch điều khiển 1. Thyristor chỉ mở cho dòng chảy qua khi thoả mãn hai điều kiện : UAK > 0 IG > 0 Khi thyristor chuyển sang trạng thái dẫn thì cực điều khiển không còn tác dụng. Thyristor chỉ trở về trạng thái khoá nếu dòng điện IA < IH. ( IH : dòng điện duy trì ) 28 Chức năng của mạch điều khiển : + Điều chỉnh được vị trí xung trong phạm vi nửa chu kỳ dương của điện áp đặt lên A-K của thyristor. + Tạo ra được các xung đủ diều kiện mở thyristor, độ rộng xung tx được tính theo biểu thức : dtdi It Hx / = di/dt : tốc độ biến thiên dòng tải. 2. Cấu trúc mạch điều khiển thyristor. UAK : điện áp điều khiển ( điện áp một chiều ). Ut : điện áp tựa ( đồng bộ với điện áp A-K của thyristor ). Hiệu điện áp | Uđk – Ut | đưa vào khâu so sánh. (1) : làm việc như một trigơ. Đầu ra nhận được một chuỗi xung chữ nhật. (2) : khâu tạo xung. (3) : khâu khuếch đại xung. (4) : khâu biến áp xung. Thay đổi Uđk có thể điều chỉnh được vị trí xung điều khiển tức là điều chỉnh được góc α. 3. Nguyên tắc điều khiển. Có hai nguyên tắc : a. Nguyên tắc điều khiển thẳng đứng tuyến tính : Uđk + Ut đưa đến đầu vào của một khâu so sánh bằng cánh làm biến đổi Uđk ta có thể điều chỉnh được thời điểm xuất giện xung tức là điều chỉnh được góc α. Khi Uđk = 0 ta có α = 0 Khi Uđk 0 Quan hệ giữa α và Uđk như sau : maxt dk U Uπα = 29 Ta lấy Uđkmax = Utmax. b. Nguyên tắc điều khiển thẳng đứng “arccos”. Nguyên tắc này dùng hai điện áp : Điện áp động bộ Ut vượt trước điện áp A-K của thyristor một góc bằng π/2. ( Nếu UAK = Asinωt thì Ut = Bcosωt ). UAK có thể điều khiển được theo hai hướng dương và âm. Ut + Uđk được đưa đến đầu vào khâu so sánh . Khi Ut + Uđk = 0 ta nhận được một xung ở đầu ra của khâu so sánh. Uđk + Bcosα = 0 ⇒ α = arccos( -Uđk/B ). Thường lấy B = Uđkmax. Khi Uđk = 0 thì α = π/2. Nguyên tắc này được sử dụng trong các thiết bị chỉnh lưu chất lượng cao. Nhận xét : Yêu cầu của điều áp xoay chiều ba pha có thể dùng nguyên tắc điều khiển thẳng đứng tuyến tính vì nó đơn giản và đáp ứng được yêu cầu mạch lực. Tín hiệu phản hồi là sensơ nhiệt độ biến tính hiệu nhiệt thành tín hiệu điện, bao gồm sơ đồ cầu R9, R10, R11, R*, En. Tín hiệu điện này được đưa qua bộ khuếch đại ( R12, R13, R14, IC A5 ), sau đó được đưa vào bộ PI gồm Uđặt, R15, C3, R17, đầu ra là Uchuẩn ( U1, U2, U3, U4, U5, U6_). II. Tính toán mạch điều khiển. A. Nguyên lý hoạt động của sơ đồ. Cấp nguồn 220V cho cuộn sơ cấp máy biến áp đồng pha. Điện áp phần thứ cấp là điện áp đồng pha. Ta chỉ lấy điện áp U21, U22 để dẫn giải : U21 được so sánh mức điện áp 0V, qua D1 chỉ lấy xung vuông U1 . U22 được so sánh ở mức điện áp 0V, qua D1 chỉ lấy xung vuông U2. 30 U1 và U2 được đưa qua bộ tạo điện áp răng cưa ( gồm R3, R4,R5, R6, D1, D2, D3, A3, T1,T2 ), đầu ra sẽ nhận được điện áp răng cưa U3. Uđk được so sánh với U3 qua A4, cho xung chữ nhật vuông. Xung chữ nhật vuông này qua D4 chỉ lấy xung chữ nhật dương U4. Uđk có thể thay đổi, khi nhiệt độ tăng | Uđk | giảm, góc phát xung lớn lên làm điện áp đầu ra của thyrist

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThiết kế đồ án môn học - Thiết kế lò điện trở.pdf