LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I: LỰA CHỌN SƠ ĐỒ KHỐI VÀ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝCỦA MẠCH ỔN ÁP
I. KHỐI BIẾN ÁP
II. KHỐI CHỈNH LƯU
III. KHỐI LỌC
IV. KHỐI ỔN ÁP
PHẦN II: TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC GIÁ TRỊ LINH KIỆN SỬ DỤNG TRONG MẠCH.
I. KHỐI BIẾN ÁP:
II. KHỐI LỌC
III. KHỐI ỔN ÁP.
IV. TÍNH HỆ SỐ GỢN SÓNG CỦA CẢ MẠCH:
PHẦN III : THỰC NGHIỆM, MẠCH IN, LẮP RÁP VÀ THÔNG SỐ ĐO ĐƯỢC.
Phần IV. KẾT LUẬN
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3998 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế nguồn ổn áp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết,hầu hết các mạch điện tử ngày nay đều được cung cấp năng lượng bởi nguồn một chiều. Có thể đó là những nguồn có sẵn nhưng đại đa số đều được biến đổi từ điện lưới sang điện một chiều. Việc chuyển từ điên lưới xoay chiều sang điện một chiều được thực hiện dễ dàng các mạch chỉnh lưu, ví dụ mạch chỉnh lưu cầu. Nhưng điện áp một chiều sau chỉnh lưu có gợn sóng lớn, mặt khác điện áp này không ổn định, có thể dễ dàng bị biến đổi khi U lưới thay đổi. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của mạch điện tử và tuổi thọ của các kinh kiện như IC, transistor…Chúng ta có thể khắc phục nhược điểm trên bằng cách mắc sau chỉnh lưu một bộ ổn áp để đảm bảo sự ổn định cho các thông số làm việc của mạch điện tử, khi mà điện áp lưới biến thiên trong một khoảng nào đó. Như vậy, chúng ta thấy rằng, chỉnh lưu bao giờ cũng đi liền với ổn áp, công việc thiết kế ra một bộ nguồn ổn áp để dùng cho các mạch điện tử là việc hết sức cơ bản và rất cần thiết đối với một nhà thiết kế. Ở trong bài này, em xin trình bày cách thiết kế một bộ ổn áp với đầu vào là điện lưới xoay chiều, đầu ra là điện áp một chiều với các thông số được nêu dưới đây. Qua 2 học kì được học bộ môn “Kĩ thuật Mạch điện tử ”, em đã được trang bị những kiến thức cơ bản về mạch điện tử, giờ đây em muốn được kết hợp lý thuyết với thực hành, bắt tay thiết kế một mạch điện đơn giản để tiếp cận với thực tiễn .
Do hiểu biết của em còn có giới hạn,trong trình bày chắc chắn sẽ còn nhiều sai sót. Mong thày giáo sẽ chỉ bảo thêm cho em để em được hoàn thiện thêm về lý thuyết và thực hành.
Chỉ tiêu của nguồn ổn áp :
Ur =12V.
Ir =6A.
Ulưới = (80130)V.
Độ gợn sóng : 5 %.
PHẦN I: LỰA CHỌN SƠ ĐỒ KHỐI VÀ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝCỦA MẠCH ỔN ÁP
Mạch ổn áp được thực hiện nhờ các khối như sau:
Khối Biến áp
Khối Chỉnh lưu
Khối lọc
K/đ điều chỉnh
Khối khuyếch đại so sánh
Khối tạo V
Khối phân áp
Chúng ta sẽ xem xét chức năng, nguyên lý hoạt động của từng khối .
I. KHỐI BIẾN ÁP
Khối biến áp có nhiệm vụ biến đổi điện áp lưới thành mức điện áp phù hợp đưa vào khối chỉnh lưu. Nó là một khối gồm các cuộn dây sơ cấp, thứ cấp được quấn trên một lõi thép gồm các lá thép kỹ thuật điện được dát mỏng ghép lại với nhau. Sở dĩ phải được cấu tạo từ các lá thép mà không phải là một khối thép đặc là vì để tránh dòng Fucô chạy trên đó, gây toả nhiệt .
Trong sơ đồ mạch điện, biến áp được ký hiệu như sau:
Trong đó:
n1 : là số vòng dây của cuộn sơ cấp.
n2 : là số vòng dây của cuộn thứ cấp.
U1 : Điện áp xoay chiều đặt ở đầu vào cuộn sơ cấp.
U2 : Điện áp xoay chiều ở đầu ra của cuộn thứ cấp.
Nguyên tắc làm việc của biến áp như sau:
Khi đầu vào sơ cấp của biến áp ta đặt một đIện áp xoay chiều U1 = Ulưới là tín hiệu hình sin (f=50Hz), trong lõi thép xuất hiện một từ trường biến thiên theo quy luật hình sin giống như đầu vào (f=50Hz). Từ thông biến thiên này cảm ứng sang bên cuộn dây thứ cấp một điện áp xoay chiều cũng ở dạng hình sin với f= 50Hz. Mặt khác, quan hệ về biên độ của điện áp đầu ra và đầu vào của biến áp là tỷ lệ thuận với tỷ số vòng dây n1 và n2:
Do đó, biến áp có khả năng hạ áp khi n1 > n2.
Với bài thiết kế này ta phải hạ mức điện áp lưới từ (80-130) V,xuống còn tối thiểu là 16.5V . Trên cơ sở đó, ta sẽ tính toán các giá trị như số vòng dây cuốn trên hai cuộn sơ cấp, thứ cấp, đường kính dây cuốn, tiết diện của các lá thép phù hợp với đòi hỏi trên.
II. KHỐI CHỈNH LƯU
Nhiệm vụ : biến đổi năng lượng điện xoay chiều thành năng lượng điện một chiều.
Nguyên tắc: sử dụng các phần tử tích cực có đặc tuyến A-V không đối xưng sao cho dòng điện qua nó chỉ đi theo một chiều. Các phần tử tích cực thường được sử dụng là:
Diode(Si, Ge): dùng khi công suất ra nhỏvà trung bình.
Thyristor : dùng khi công suất ra lớn, có thể điều chỉnh điện áp ra tuỳ ý.
Trong chỉnh lưu bằng diode, các mạch chỉnh lưu thường được dùng là:
Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ.
Mạch chỉnh lưu hai nửa chu kỳ:
+Mạch chỉnh lưu cân bằng.
+Mạch chỉnh lưu cầu.
Mạch chỉnh lưu bội áp.
Ta chỉ quan tâm tới mạch chỉnh lưu cầu. Phương pháp chỉnh lưu cầu có rất nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp khác đó là tính ổn định của điện áp ra sau chỉnh lưu,điện áp ngược tối đa mà mỗi điốt phải chịu đựng chỉ bằng 1/2 so với chỉnh lưu nửa chu kỳ và độ gợn sóng của phương pháp chỉnh lưu này cũng giảm đi 2 lần so với chỉnh lưu nửa chu kỳ.
Nguyên lý của mạch chỉnh lưu cầu:
Trong từng nửa chu kỳ của điện áp thứ cấp U2 ,một cặp van có anôt dương nhất và katôt âm nhất mở cho dòng một chiều qua và cặp van còn lại khoá và chịu một điện áp ngược cực đại bằng biên độ U2m .
Khi : D1 và D3 thông, D2 và D4 tắt, Ura = Uvao.
Khi : D2 và D4 thông, D1 và D3 tắt, Ura = Uvao.
Như vậy, trong cả hai nửa chu kỳ, ta luôn có Ura > 0,tuy nhiên Ura = Uvao chỉ là lấy lý tưởng, thực tế Ura = 2 Uvao – 1,4V. Điện áp ra giảm 1,4V so với điện áp vào do sụt áp tổng cộng trên hai điốt thông trong mỗi nửa chu kỳ.
Đối với hai Điốt tắt trong mỗi nửa chu kỳ, do điện áp đỉnh tối đa phân bố ngược đều trên hai điôt do đó điện áp ngược chỉ còn một nửa.
Sau đây là giản đồ thời gian thể hiện quá trình trên
Việc chọn giá trị tối đa về dòng và điện áp ngược mà diôt phải chịu đựng phụ thuộc vào dòng và áp mà mạch ổn áp phải chịu đựng, cung cấp cho tải.
III. KHỐI LỌC
Tuy khối chỉnh lưu đã biến đổi được điện áp xoay chiều thành điện áp và một chiều nhưng điện áp ra sau chỉnh lưu có độ gợn sóng lớn . Giá trị điện áp biến thiên từ 0 đến 2Uvào –1,4V một cách chu kỳ,gọi là sự đập mạch(gợn sóng) điện áp hay dòng điện sau chỉnh lưu.Sự đập mạch hay gớn sóng này là do các sóng hài gây nên làm mất mát năng lượng một cách vô ích và gây nhiễu loạn cho sự làm việc của tải. Để giảm độ gợn sóng ta sử dụng các bộ lọc. Các bộ lọc thường được sử dụng là bộ lọc LC, RC . Trong thiết kế này ta dùng một tụ lọc RC có giá trị thoả mãn với chỉ tiêu độ gợn sóng là 5%.
Khi dùng tải là tụ lọc C ở chế độ xác lập, do hiện tượng nạp và phóng điện của tụ C mạch lúc đó làm việc ở chế độ không liên tục.
Sơ đồ nguyên lý mạch lọc bằng tụ điện :
U2
Clọc
Rt
U2
t
0
U2’
t
0
Ta có công thức tính giá trị điện dung của tụ thông qua độ gợn sóng như sau:
Trong đó:
Hệ số gợn sóng KGS(thực tế thường chọn )KGS =5%.
Điện trở tải ( tức là điện trở đầu vào của khối ổn áp)
Tần số của điện áp xoay chiều đầu vào chỉnh lưu f lấy giá trị f=50Hz
IV. KHỐI ỔN ÁP
Sơ đồ khối của khối ổn áp:
Khuếch đại điều chỉnh
Khuếch đại so sánh
Phân áp
Tạo điện áp chuẩn
Thực chất của bộ ổn áp so sánh là sử dụng biện pháp hồi tiếp âm nên ta có sơ đồ tương đương như sau:
KHỐI
KHUẾCH ĐẠI(KĐ)
KHỐI
HỒI TIẾP (HT)
Giả sử vì lý do nào đấy mà điện áp ra tăng lên một lượng Ur thì lượng biến thiên này sẽ quay trở lại đầu vào nhờ bộ hồi tiếp âm. Tín hiệu hồi tiếp âm ngượcpha với tín hiệu vào do đó nó sẽ làm yếu tín hiệu vào và ngược lại khi điện áp ra bị giảm đi một lượng Ur thì tín hiệu vào sẽ có xu hướng tăng lên để chống lại sự giảm này.
Bộ khuyếch đại phản hồi trong nguồn ổn áp là bộ khuyếch đại một chiều. a
Nếu ta gọi hệ số khuếch đại của khối khuếch đại là , của khối hồi tiếp là và của toàn bộ mạch sau khi có hồi tiếp là .
Ta có quan hệ sau:
Trong đó, g là độ sâu của phương pháp hồi tiếp âm (g>1).
Vậy, khi có hồi tiếp âm, hệ số khuếch đại giảm đi g lần.
Mặt khác, với việc sử dụng mạch ổn áp này (hồi tiếp âm), ta có nhiều hiệu ứng khác rất có lợi:
- Điện trở vào tăng g lần, làm hiệu suất từ các tầng trước đưa đến tầng này tăng lên, đồng thời điện áp cung cấp cho mạch này ít chịu ảnh hưởng của sự biến đổi trở kháng ra của các tầng trước.
- Điện trở ra giảm g lần, giúp điện áp ra ít bị biến đổi khi giá trị điện trở tải thay đổi.
-Độ nhấp nháy giảm g lần.
Tất cả các hiệu ứng trên đều có ảnh hưởng rất tốt trong việc ổn định dòng điện và điện áp ra.
Ta nhận thấy khi hồi tiếp âm sâu : >>1 do đó .
Hệ số KĐ tổng quát chỉ phụ thuộc vào hệ số .
Điều kiện để hồi tiếp âm là:
K + HT = 1800
K . KHT >>1
Ta xét lần lượt từng khối của mạch ổn áp:
1.Khối phân áp:
Tạo Upa tỉ lệ với điện áp ra, dùng làm tín hiệu so sánh với tín hiệu điện áp chuẩn, tạo ra sự chênh lệch để đưa vào khối khuyếch đại điều chỉnh
Có nhiệm vụ trích 1 phần dòng đIện ra, tạo ra mức điện áp một chiều UPA tỷ lệ với URA dùng làm “thông tin” để so sánh với UCHUẨN, tạo ra một sự chênh lệch để từ đó điều khiển khối KĐ điều chỉnh.
UPA tạo ra nhờ bộ phân áp điện trở như sau:
Mạch này chỉ đơn thuần là mạch phân áp thông thường.
Nếu ISS << IPA khi đó: RII
UPA= URA.
RI + RII
Các điện trở R6, R7, R8 là các điện trở phân áp. Trong đó, R7 có thể là biến trở và tách thành 2 đIện trở R7a, R7b.
Khi đó RI=R6 + R7a và RII = R8 + R7b.
Giá trị của R6, R7, R8 được chọn tuỳ thuộc vào dòng ra của mạch cần cung cấp cho tải là bao nhiêu, dòng phân áp được chọn sao cho Ipa << Ira .
Ipa (1/10 Ura ).
2. Khối tạo điện áp chuẩn:
Dùng mạch ổn áp thông số, mà điện áp cung cấp cho mạch là điện áp ra.
Sơ đồ:
Gọi Uz là đIện áp đánh thủng của điôt zener để điôt zener làm việc được thì tối thiểu U ngược cung cấp cho điôt zener (Ura) phải lớn hơn Uz.
3. Khối khuếch đại so sánh:
Ta có thể dùng khuyếch đại thuật toán hoặc khuyếch đại Transistor.
Ta sử dụng bộ KĐ transitor:
Với :
Cực B đặt UPA
Cực E đặt UCHUẨN
Cực C lấy ra USS
Như vậy đây chính là mạch KĐ kiểu E chung (CE) HT = .
Mạch như sau:
Để phục vụ cho việc tính độ sâu hồi tiếp g, ta cần xác định , hệ số KĐ này là sự tổng hợp của khối phân áp (Kpa) và khối khuếch đạI so sánh (Kss).
;
Trong đó, : ĐIện trở tương đương xoay chiều tại cực C của transitor.
: ĐIện trở trong cực E của trandito ().
Khi biết g ta có thể xác định được, điện trở ra, vào và độ ổn định nhấp nháy của mạch ổn áp.
Việc chọn transitor Q4 phụ thuộc vào công suất mà transitor phải chịu đựng.
4. Khối khuếch đại điều chỉnh:
Trong trường hợp này ta cũng sử dụng Transistor để xây dựng nên khối KĐ điều chỉnh . Tính hiệu so sánh được đưa vào chân B của Transistor, tín hiệu ra có thể lấy ở chân E hoặc chân C
Nếu lấy ở chân E K =00
Nếu lấy ở chân C K =1800
Nhưng HT = 1800 nên tín hiệu lấy ra ở chân e của Transistor KĐ điều chỉnh tức là
K =00 Điều kiện hồi tiếp âm về pha được thoả mãn
Mặt khác cả 2 khối KĐ điều chỉnh và khối KĐ so sánh đều mắc theo kiểu
E chung do đó đIều kiện về biên độ K. KHT >>1 cũng thoả mãn. Nên khối ổn áp đã có hồi tiếp âm.
Do yêu cầu kỹ thuật thì dòng vào KĐ điều chỉnh << dòng ra KĐ so sánh và cần hệ số KĐ dòng lớn vì :
ITẢI
= (- là hệ số KĐ dòng điện)
IVÀO
Chính vì những yêu cầu kỹ thuật đó mà ta chọn cách mắc các Transistor theo kiểu KĐ Darlingtơn.
Sơ đồ như sau:
Từ sơ đồ trên ta thấy : Nếu gọi 1, 2, 3 là hệ số KĐ của các đèn T1, T2, T3 thì hệ số KĐ của cả khối KĐ so sánh là : = 1. 2 . 3
Các điện trở R1, R2, R3 là các điện trở để triệt dòng nhiệt của các Transistor:
Dòng Ico (dòng rò ngược ) sẽ chảy qua lớp tiếp giáp b-e, nhờ có điện trở R đưa dòng này xuống đất.
Tính điện trở triệt dòng nhiệt dựa theo công thức sau:
R =
5 . Sơ đồ nguyên lý của khối ổn áp
k +ht =180.
* Nguyên lý ổn áp của mạch điện như sau:
Nếu điện áp ra (Ura) trên tải tăng, qua mạch phân áp UPA tăng, còn UCHUẨN vẫn giữ giá trị không đổi, làm cho UbeT4 tăng, khiến cho T4 dẫn điện mạnh, IcT4 tăng, gây sụt áp trên điện trở R1 nhiều, làm cho UbT3 giảm khiến cho T3 đẫn đIện yếu và kéo theo sự dẫn điện yếu của T2, T3 trong tầng KĐ Darlingtơn, nội trở tăng, gây sụt áp UceT1 tăng, IcT1 giảm tức là Itải giảm, làm Ura giảm để ổn định U ra=const.
Tương tự Nếu điện áp ra (Ura) trên tải giảm, qua mạch phân áp UPA giảm,
còn UCHUẨN vẫn giữ giá trị không đổi, làm cho UbeT4 giảm, khiến cho T4
dẫn điện yếu, IcT4 giảm, gây sụt áp trên đIện trở R1 ít, làm cho UbT3 tăng
khiến cho T3 đẫn điện mạnh hơn và kéo theo sự dẫn điện mạnh nên của T2,
T3 trong tầng KĐ Darlingtơn, nội trở giảm, gây sụt áp UceT1 giảm, dòng
IcT1 tăng tức là Itải tăng, làm Ura tăng để ổn định U ra = const
Ưu điểm của mạch ổn áp kiểu bù: ổn áp tốt, phạm vi ổn áp đủ rộng và có thể
điều chỉnh được (bằng cách thay đổi VR7 tương đương với thay đổi ).
Công suất ra đủ lớn khi chọn Q1 có công suất đủ lớn, do đó mạch điện được
sử dụng rất phổ biến làm bộ nguồn cho nhiều thiết bị điện tử, máy móc điện
tử.
6 Sơ đồ nguyên lý cuối cùng của mạch điện tổng hợp từ những khối đã phân tích ở trên:
PHẦN II: TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC GIÁ TRỊ LINH KIỆN SỬ DỤNG TRONG MẠCH.
I. KHỐI BIẾN ÁP:
Với chỉ tiêu Ura =12V, ta chọn Uvào=15V.
Ta phải chọn Uvào lớn hơn Ura tối thiểu là 2V để dự phòng cho độ gợn sóng. Điện áp này phải thoả mãn ngay cả khi Ulưới có giá trị thấp nhất là 80V. Đồng thời, ta phải cộng thêm một lượng điện áp rơi trên hai điôt chỉnh lưu. Ta có giá trị của điện áp ra trên cuộn dây thứ cấp là:
U2=U+0,7*2=16,4V.
Tỉ số biến áp :
= (lần).
Từ đó ta có thể tính được điện áp ra lớn nhất trên hai cuộn thứ cấp:
U=*=130**26V
Ta có:A.
Từ điện áp và dòng điện trên ta tính được công suất lớn nhất biến áp cung cấp là:
W.
Nếu coi tổn hao trên hai điôt chỉnh lưu cầu là 10% thì ta có
Công suất thựclớn nhất mà biến áp cần cung cấp cho mạch ổn áp là:
W.
Công suất đầu vào là : P=162*=179 W
Dòng điện chạy trên cuộn sơ cấp là:
I==1.37A.
Ta phải chọn cầu chì có dòng tối đa là 2A.
Để tính diện tích tiết diện của lõi biến thế ta dựa vào công thức:
(cm2).
(Ta phải lấy giá trị của điện áp ralớn nhất đã tính toán ở trên).
(cm2).
Chọn diện tích tiết diện của lõi biến thế là 17 cm2, ta dùng thép kỹ thuật tôn-silíc.
Theo tiêu chuẩn mật độ dòng 3,ta tính được diện tích tiết diện của đường kính dây cuốn biến áp:
Sơ cấp:
(mm2).
Thứ cấp:
(mm2).
Đường kính dây cuốn biến áp trên cuộn sơ cấp là:
(mm).
Đường kính dây cuốn biến áp trên cuộn thứ cấp là:
(mm).
Số vòng Vôn
==2.7(vòng/vôn)
Số vòng dây trên cuộn Sơ cấp:
n=130*2.7=351 (vòng)
Số vòng dây trên cuộn thứ cấp:
n=2.7*26=70 (vòng)
Sau khi đã tính toán giá trị các thông số của biến áp được lựa chọn là:
Diện tích tiết diện lõi biến áp:S=17cm2 .
Đường kính dây cuốn biến áp trên hai cuộn:
Sơ cấp: mm ; Thứ cấp: mm.
Số vòng dây trên hai cuộn:
Sơ cấp: (vòng) ; Thứ cấp(vòng).
II. KHỐI LỌC
Xét tụ lọc sau chỉnh lưu, tụ này cũng phải chịu đựng điện áp vàolớn nhất là 24.5V, vậy ta chọn tụ có Umax =50V.
Mặt khác, để xác định điện dung của tụ điện ta dựa vào độ gợn sóng sau khối chỉnh lưu:
Ta chọn độ gợn sóng sau khối chỉnh lưu là Kgs=5%=0,05.
Chu kỳ chỉnh lưu
Điện trở tải tương đương
Vậy (F).
Chọn (mF).
III. KHỐI ỔN ÁP.
Khối KĐ điều chỉnh gồm các transistor mắc kiểu Darlinton, ta cần tính số transistor và công suất chịu đựng của từng transistor. Với
chọn hệ số khuyếch đại khối KĐ điều chỉnh phải tạo ra là (lần)
Với mỗi transistor có hệ số KĐ dòng là 50 thì ta cần dùng 3 transistor để tạo nên khối KĐ Darlinton ().
Để tính công suất tối đa cho từng transistor ta sử dụng công thức .
Với Q1: (W).
Với Q2: (W).
Với Q3: .
Ta có thể chọn Q1 là
Chọn R1 sao cho .
UBQ3=Ura+3*0.7 14(V).
Chọn Uvàomin=UBQ3 +1=15(V).
Ta có:
Vậy : (K).
Khi đó, mA
R5 thường được chọn sao cho , nếu chọn ta tính được:
=> chọn R5=2.2K
Với điôt Zener ta có thể chọn tuỳ ý giá trị điện áp đánh thủng của Dz miễn là giá trị này phải nhỏ hơn Ura = 25V, tuy nhiên giá trị Uz thường được chọn là 6V.
Công suất của Dz có thể được tính theo công thức: .
Do đó, mAmW.
Đối với transistor Q4 ta cũng tính công suất tối đa
mW.
Ta dùng Q4 là .
Tính điện trở triệt dòng nhiệt của các transitos R2, R3, R4:
Ta chọn điện trở này sao cho nó bằng với điện trở tương đương nhìn từ cực Bazơ của mỗi Q.
Với R4:
Với R3: ()
Với R2: (K)
Xác định R6, VR7 và R8: Ta dựa vào giả thiết dòng , khi đó, tổng 3 điện trở R6, VR7 và R8 phải thoả mãn:
K.
Để tính cụ thể R6, VR7 và R8 ta cần thêm phương trình phân áp:
Ta chọn: .
Vậy giá trị các linh kiện được lựa chọn trong khối ổn áp là:
Q1: 2N3055
Q2: D468
Q3,Q4: C828.
(K),,
IV. TÍNH HỆ SỐ GỢN SÓNG CỦA CẢ MẠCH:
Ta có thể tính chỉ tiêu chống nhấp nháy của đầu ra như sau:
Như đã nói ở trên, độ nhấp nháy của đầu ra sau mạch ổn áp sẽ tốt lên một lượng đúng = độ sâu hồi tiếp g:
Vì khối khuếch đại mắc kiểu C chung hệ số khuyếch đại K1, mặt khác, Kht là sự tổng hợp của khối phân áp và khối KĐ so sánh (kiểu E chung):
Trong đó, : lần lượt là điện trở tương đương xoay chiều và điện trở trong cực E của Q4 hai giá trị này lần lượt ta chọn trường hợp tệ nhất khi g nhỏ nhất (Kgs ít giảm nhất) là lớn nhất =10.5(mA)
Thay vào phương trình ta được:
K=K*K=0.266*=112
Ta có : g=1+1*112=113 độ nhấp nháy cuối cùng là :
PHẦN III : THỰC NGHIỆM, MẠCH IN, LẮP RÁP VÀ THÔNG SỐ ĐO ĐƯỢC.
Sơ đồ mạch in được thiết kế trên Layout Plus
Phần IV. KẾT LUẬN
Sau khi hoàn thành bài thiết kế mạch ổn áp,em nhận thấy rằng giữa lí thuyết và thực hành có mối liên hệ rất chặt chẽ .Kết quả của mạch lắp ráp đã cho thấy rằng nguyên lí hoạt động của mạch mà ta xây dựng trên lí thuyết là hoàn toàn đúng đắn .Những kết quả đo đạc được ở trên mạch thực tế cùng những thông số của các limh kiện hoàn toàn phù hợp với lí thuyết .Tuy nhiên,do việc lựa chọn linh kiện trên thị trường bị giới hạn nên nhiều linh kiện chỉ được lắp với trị số xấp xỉ,mặt khác các linh kiện không hoàn toàn lí tưởng và do kĩ năng lắp ráp của chúng em còn nhiều hạn chế, cho nên kết quả vẫn chưa được hoàn toàn chính xác, vẫn phải có một quá trình điều chỉnh mới đạt chỉ tiêu yêu cầu .Qua đó, em cũng nhận thấy rằng mình cần phải rèn luyện thêm rất nhiều,không ngừng học hỏi thêm kiến thức và hoàn thiện kĩ năng thực hành để đáp ứng với yêu cầu của một kĩ sư điện tử trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đinh Hữu Thanh đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong việc hoàn thành đồ án môn học này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DDientu76.doc