MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 - LẬP LUẬN KINH TẾ. 5
1.1.Khả năng tiêu thụ sản phẩm kẹo. 5
1.2.Tiềm năng của thị trường kẹo. 5
1.3.Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. 5
1.4.Phân tích SWOT ngành Bánh kẹo 6
1.5.Triển vọng phát triển ngành .7
1.6.Lựa chọn năng suất 8
1.7.Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy/phân xưởng 9
CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN. 10
2.1.Đại cương về kẹo 10
2.1.1.Lịch sử về kẹo 10
2.1.2.Phân loại kẹo 10
2.1.3.Giá trị dinh dưỡng của kẹo 11
2.1.4.Kẹo mềm 12
2.2.Nguyên liệu sản xuất kẹo mềm 13
2.2.1.Chất ngọt 13
2.2.1.1.Saccharose 13
2.2.1.2.Mật tinh bột 14
2.2.1.3.Isomalt 17
2.2.2.Nước 18
2.2.3.Sữa 18
2.2.4.Chất béo 19
2.2.5.Phụ gia tạo cấu trúc 20
2.2.5.1.Albumin 20
2.2.5.2.Gelatin 20
2.2.5.3.Keo pectin 22
2.2.6.Axit hữu cơ 22
2.2.6.1.Axit citric 23
2.2.6.2.Axit tactric 23
2.2.6.3.Axit malic 23
2.2.6.4.Axit ascorbic 23
2.2.7.Hương liệu 23
2.2.7.1.Tinh dầu 24
2.2.7.2.Vanilin 24
2.2.8.Màu thực phẩm 24
CHƯƠNG 3 – QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ. 26
3.1.Nguyên lý sản xuất kẹo mềm 26
3.2.Qui trình công nghệ 27
3.3.Giải thích quy trình 29
3.3.1.Ngâm gelatin 29
3.3.2.Hòa tan gelatin 29
3.3.3.Lọc 29
3.3.4.Hòa siro 29
3.3.5.Gia nhiệt sơ bộ 30
3.3.6.Nấu kẹo 30
3.3.7.Phối trộn-Làm nguội 31
3.3.8.Quật kẹo 31
3.3.9.Tạo hình: phương pháp lăn-vuốt-dập 31
3.3.9.1.Lăn 31
3.3.9.2.Vuốt 32
3.3.9.3.Dập 32
3.3.10.Làm nguội 32
3.3.11.Phân loại 32
3.3.12.Bao gói 33
CHƯƠNG 4 – TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT. 35
4.1.Chọn thành phần nguyên liệu và sản phẩm 35
4.2.Tính cân bằng vật chất cho một phần đường 35
4.3.Khối lượng nguyên liệu sử dụng để sản xuất được 2000 Kg kẹo trong 1 ngày 37
CHƯƠNG 5 – LỰA CHỌN THIẾT BỊ. 38
5.1.Thiết bị hòa tan siro 38
5.2.Thiết bị nấu 38
5.3.Thiết bị phối trộn-làm nguội 38
5.4.Thiết bị quật kẹo 39
5.5.Thiết bị lăn-vuốt-dập-làm nguội 39
5.6.Thiết bị bao gói 39
CHƯƠNG 6 – TÍNH CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG. 40
6.1. Tính hơi để hòa tan siro 40
6.2.Tính hơi dùng để gia nhiệt sơ bộ 41
6.3.Tính hơi dùng để nấu kẹo 41
6.4.Chọn nồi hơi 42
CHƯƠNG 7 – TÍNH ĐIỆN, NƯỚC. 43
7.1.Tính nước 43
7.2.Tính điện tiêu thụ 43
CHƯƠNG 8 – AN TOÀN LAO ĐỘNG. 45
CHƯƠNG – MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8274 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế phân xưởng sản xuất kẹo mềm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.Sữa
Bơ sữa có tác dụng làm tăng mùi vị thơm ngọt cho kẹo. Các axit amin của sữa tham gia phản ứng Maillard tạo màu và mùi thơm đặc trưng của một số loại kẹo caramel sữa. Theo một số tác giả, protid ảnh hưởng đến việc hình thành và ổn định các hệ nhũ tương, ảnh hưởng đến độ nhớt của kẹo,… Do vậy sữa được sử dụng để cải thiện mùi thơm của kẹo, nâng cao giá trị dinh dưỡng đồng thời làm cho kẹo mềm mại, mịn xốp, đàn hồi đối với kẹo mềm và kẹo dẻo.
Các loại sữa có thể được sử dụng để sản xuất kẹo:
Sữa tươi:
Do có hàm lượng nước lớn hơn 87.8% đồng thời lại chứa nhiều dưỡng chất nên là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển, cho nên đòi hỏi phải bảo quản sữa tươi nghiêm ngặt mà thời gian bảo quản khó kéo dài nên sữa tươi rất ít được dùng trong sản xuất kẹo.
Sữa đặc có đường:
Hàm lượng nước trong sữa đặc có đường nhỏ hơn 30% và hàm lượng đường saccharose vào khoảng 40 - 50%. Sự có mặt của saccharose làm tăng lượng chất khô trong sữa và có tác dụng bảo quản sữa được lâu dài. Do có lượng đường cao nên trong sản xuất kẹo thì sữa đặc có đường được sử dụng với tỉ lệ nhất định.
Bảng 2.2.3.1 Chỉ tiêu chất lượng của sữa đặc có đường dùng sản xuất kẹo
Chỉ tiêu
Yêu cầu
Nước
Chất béo
Chất khô của sữa
Saccharose
Chì
£ 30%
³ 8.5%
³ 22%
40 - 50%
£ 2ppm
Sữa bột
Sữa bột là nguyên liệu sữa chủ yếu để sản xuất kẹo. Thành phần của sữa bột phụ thuộc vào tính chất của sữa tươi ban đầu cũng như phương pháp chế biến. Sữa bột có tính chất hút ẩm mạnh do đó cần chú ý bảo quản nơi khô ráo, thường nhiệt độ không quá 15oC và độ ẩm tương đối vào khoảng 70 - 75%.
Trên thị trường sữa bột có hai loại là sữa bột không tách béo (sữa bột toàn bơ) và sữa bột tách béo (sữa gầy).
Bảng 2.2.3.2 Chỉ tiêu chất lượng của sữa bột dùng trong sản xuất kẹo
Chỉ tiêu
Sữa gầy
Sữa béo
Hàm lượng ẩm
Chất béo
Protein
Lactose
£ 5%
£ 1.5%
³ 30%
³ 40%
4%
³ 25%
³ 8 -10%
45%
Cảm quan
Màu vàng ngà, bột mịn không vón cục, hoà tan trong nước thành nhũ tương đồng đều không lắng cặn, mùi thơm vị ngọt.
2.2.4.Chất béo (dầu mỡ, bơ)
Vai trò của chất béo trong kẹo :
Giúp kẹo trở nên bóng, mịn, xốp, ít dính răng khi ăn
Chống dính giữa các viên kẹo với nhau hay giữa viên kẹo với mặt bàn trước khi bao gói.
Khi sử dụng chất béo cần lưu ý những đặc điểm sau:
Đặc tính kết cấu của sản phẩm
Mùi vị của sản phẩm
Thời gian bảo quản sản phẩm
Công cụ trong chế biến
Giá thành
Căn cứ vào các yếu tố trên mà các nhà sản xuất sẽ quyết định sử dụng đúng loại chất béo với hàm lượng thích hợp cùng với những kỹ thuật tương ứng để tạo ra sản phẩm kẹo phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng đồng thời đạt được hiệu quả kinh tế.
Thông thường các chất béo dùng trong sản xuất kẹo bao gồm các loại sau:
Bơ
Bơ được sản xuất bằng cách phân ly từ sữa động vật. Như vậy thành phần chính của bơ là chất béo (trên 80%), nếu bơ chỉ chứa khoảng 40 - 45% chất béo thì gọi là bơ nhẹ. Ngoài ra trong bơ còn chứa một lượng nhỏ muối (1.5 - 3%) và các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Một số loại bơ còn chứa chất màu nhưng đối với sản xuất kẹo thì loại này không cần thiết. Trong bơ có chứa một lượng nhỏ sữa phân tán trong chất béo, nhờ có casein và photphatit có tính ưa nước và ưa béo nên có tác dụng bền hoá nhũ tương. Ngoài ra trong bơ sữa còn có chứa axit butanoic mà các loại bơ khác có rất ít, chính nhờ điều này mà bơ sữa có mùi vị thơm ngon. Do đó khi đưa bơ vào kẹo sẽ giúp cho kẹo cải thiện mùi vị, tăng chất dinh dưỡng đồng thời cũng làm cho kẹo bóng mịn hơn. Tuy nhiên không nên đưa quá nhiều bơ vào kẹo vì bơ có nhiệt độ nóng chảy thấp nên dễ tan chảy làm cho kẹo hoá mềm, biến dạng và gây cho người tiêu dùng cảm giác khó chịu vì mùi vị của dầu mỡ.
Bảng 2.2.4.1 Chỉ tiêu chất lượng của bơ dùng để sản xuất kẹo
Chỉ tiêu
Yêu cầu
Chất béo
Lactoza
Đạm
Chất khoáng
Nhiệt độ nóng chảy
Nhiệt độ đông đặc
Độ pH
Nước
Màu sắc
Mùi vị
Vi sinh
³ 83%
0.5%
1.1%
0.2%
22 - 30oC
12 - 25oC
5.0 – 5.5
16%
vàng nhạt
Không có mùi vị lạ
Không có nấm mốc và vi khuẩn đường ruột
Bơ cacao
Bơ cacao được tách ra từ quá trình chế biến hạt cacao. Nó có giá trị rất quan trọng trong chế biến kẹo, đặc biệt là nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất kẹo sôcôla. Bơ cacao có màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu. Chất béo trong bơ cacao có nhiệt độ nóng chảy cao hơn so với trong bơ sữa, ở nhiệt độ cơ thể thì bơ cacao có độ cứng mà các loại bơ thông thường khác không có, do đó bơ cacao thường dùng sản xuất các loại kẹo bóng, nhẵn, mát cổ và không bị biến dạng. Ngoài ra do bơ cacao có hàm lượng axit béo no tương đối cao nên so với các loại bơ khác thì bơ cacao cũng ít bị oxi hoá và hư hỏng. Tuy nhiên giá thành bơ cacao đắt hơn so với bơ thường vì thế nó thường được sử dụng cho các loại số kẹo cao cấp hay làm lớp vỏ bọc cho một số loại kẹo.
Bảng 2.2.4.2 Chỉ tiêu chất lượng của bơ cacao dùng trong sản xuất kẹo
Chỉ tiêu
Yêu cầu
Nhiệt độ nóng chảy
Tỉ trọng
Chiết suất (40oC)
Chỉ số iốt
Độ pH
Mùi vị
32 - 36oC
0.945 – 0.976
1.4560 – 1.4578
31 - 36
4.0 – 4.5
Có mùi thơm tự nhiên
Shortening và magarine
Shortening là chất béo được tách ra từ dầu thực vật. Người ta lấy những chất béo có khối lượng phân tử lớn đem hydro hoá để tạo thành chất béo no với mục đích bảo quản tốt hơn. Shortening có tính dẻo, màu trắng đục, xốp bề mặt bóng liền không nứt. Được dùng trong một số thực phẩm làm tăng nhiệt lượng, tăng vị ngon, bảo quản lâu hư hỏng, dùng trong công nghiệp làm bánh kẹo, mì ăn liền.
Magarine cũng có đặc điểm giống shortening. Đây là hỗn hợp nhũ tương đồng thể giữa dầu và nước (85% dầu, 15% H2O), trong lúc phối chế bổ sung muối khoáng, hương liệu và vitamin.
Dùng shortening làm chất chống dính cho kẹo cứng, đồng thời shortening và magarine cũng tạo ra cấu trúc mịn cho kẹo cũng như tăng giá trị dinh dưỡng cho kẹo.
Bảng 2.2.4.3 Chỉ tiêu chất lượng của shortening và magarine dùng sản xuất kẹo
Chỉ tiêu
Shortening
Magarine
Hàm lượng béo
Nhiệt độ nóng chảy
Chỉ số axit
Hàm lượng muối
³ 90%
38 - 42oC
£ 0.5%
³ 82%
37 - 42oC
£ 0.5%
1.5 - 3%
Cảm quan
Màu vàng nhạt, không có mùi ôi, không có tạp chất cơ học
2.2.5.Phụ gia tạo cấu trúc
Việc sử dụng các phụ gia trong công nghiệp sản xuất kẹo là lĩnh vực hết sức phong phú và có nhiều bí quyết. Sử dụng hiệu quả các phụ gia sẽ đem lại những hiệu quả to lớn về kinh tế, tăng được chất lượng sản phẩm hay thay thế được nhiều nguyên vật liệu phụ và đặc biệt là có thể đáp ứng được thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng vốn rất đa dạng và hay biến đổi
Trong sản xuất kẹo mềm và kẹo dẻo thì người ta đưa thêm vào kẹo chất keo với mục đích tạo bọt và nhũ hoá để cho viên kẹo có cấu trúc xốp, mềm hay dai.
Các loại keo phổ biến trong công nghiệp chế biến kẹo bao gồm:
2.2.5.1.Albumin
Albumin được sản xuất từ lòng trắng trứng gà.
Người ta sử dụng albumin với mục đích tạo cho kẹo có cấu trúc xốp mềm.
Khi ngâm albumin trong nước thì sẽ tạo thành dịch keo, dịch keo này không thể bảo quản được lâu vì vậy thường người ta ngâm albumin vào nước ấm với thời gian xác định, đồng thời dịch albumin sử dụng phải được bảo quản trong kho lạnh. Thông thường trong sản xuất người ta ngâm albumin với lượng nước ngâm bằng 3 - 4 lần lượng albumin với thời gian ngâm khoảng 8 giờ.
Bảng 2.2.5.1 Chỉ tiêu chất lượng của albumin dung trong sản xuất kẹo
Chỉ tiêu
Yêu cầu
Hàm lượng nước
Hàm lượng chất khô
Tạp chất
Màu sắc
Vi sinh
£ 16%
³ 79%
không có
vàng nhạt
không có
2.2.5.2.Gelatin
Gelatin có trong sản phẩm phụ của ngành chế biến thịt như da, lông, xương. Ngoài tác dụng keo, gelatin còn cung cấp một số axit amin.
Đặc trưng bởi độ Bloom : là khối lượng tính bằng gam cần thiết tác dụng lên bề mặt mẫu gel thí nghiệm để khối gel lún xuống 4mm. Trong sản xuất kẹo mềm thì gelatin có độ Bloom từ 100-250.
Khối gel thí nghiệm : hàm lượng gelatin 6.67%, đổ khuôn có chiều cao 10mm, giữ ổn định ở 100C trong 16-18h, sau đó tạo hình bởi ống có đường kính 14.7mm.
Trong sản xuất keo người ta quan tâm nhiều đến năng lực đông tụ (năng lực tạo keo) của gelatin và cũng dựa vào đó mà người ta cung cấp gelatin theo chỉ tiêu này. Trên thị trường hiện nay có hai loại gelatin:
Gelatin 125 (với năng lực đông tụ là 125g/cm3).
Gelatin 250 (với năng lực đông tụ là 250 g/cm3).
Trong sản xuất kẹo, người ta hay sử dụng gelatin 125 hơn vì khi khuấy trộn cấu trúc gel ít bị phá vỡ.
Nếu gia nhiệt trong một thời gian dài thì gelatin sẽ bị phân huỷ và làm giảm năng lực đông tụ.
Gelatin là loại keo ưa nước và tạo gel, nó tan tốt trong nước ấm nhưng lại bị đông đặc khi làm nguội dưới 350C.
Tác dụng của gelatin trong kẹo là giúp trong kẹo có cấu trúc mềm, dai, đàn hồi tốt, tạo độ xốp và làm chậm quá trình tan kẹo trong miệng với tỷ lệ 2-7%.
Những điều cần lưu ý trong sản xuất:
Để tạo ra dung dịch gelatin có nồng độ cao phục vụ cho việc sản xuất kẹo thì người ta có thể áp dụng các biện pháp sau:
Đánh trộn gelatin trong nước ấm với máy đánh trộn với tốc độ cao.
Ngâm gelatin trong nước lạnh một thời gian sau đó hoà tan hoàn toàn bằng cách đun cách thuỷ.
Ngâm gelatin trong nước lạnh, sau đó hoà tan trực tiếp cùng với nguyên liệu cần trộn.
Thông thường người ta sử dụng cách thứ 2 hay sử dụng cách thứ 2 kết hợp cùng với cách thứ 1.
Bảng 2.2.5.2 Chỉ tiêu chất lượng của gelatin dùng trong sản xuất kẹo
Chỉ tiêu
Yêu cầu
Gelatin 125
Gelatin 250
Hàm lượng ẩm
Năng lực đông tụ
Hàm lượng SO2
Hàm lượng tro
£ 10%
120 -135g/cm3
£ 50ppm
£ 2%
£ 10%
240 - 260g/cm3
£ 50%
£ 2%
Cảm quan
Màu vàng nhạt hoặc không màu, trong suốt, không mùi vị
2.2.5.3.Keo pectin
Keo pectin là sản phẩm phụ của ngành chế biến rau quả, chủ yếu thu được từ bã ép cà chua và các loại vỏ trái cây, nhiều nhất là ở vỏ bưởi, vỏ cam.
Người ta sử dụng pectin trong kẹo với mục đích tạo cho khối kẹo tính mềm, dẻo và đàn hồi.
Pectin tan trong nước lạnh và tạo thành dung dịch có độ nhớt cao. Tuy nhiên khi phân tán nhanh vào nước thì trên bề mặt pectin nhanh chóng xuất hiện một lớp gel, tạo thành màng bảo vệ, ngăn cản không cho lớp bên trong tiếp xúc với nước, do đó khó tan.
Trong kỹ thuật, để hoà tan pectin được người ta có thể cho khuấy trộn mạnh hoặc trộn pectin với một lượng đường saccharose rồi mới hoà tan. Lý do là vì pectin tan chậm trong dung dịch đường nên nó sẽ bị phân tán kém và do đó được hoà tan dễ dàng.
Pectin được sử dụng đặc biệt cho kẹo mềm với hàm lượng nước cao do ít bị phân huỷ, độ đàn hồi tốt; nhưng cần lưu ý là giá thành pectin cao hơn nhiều so với các loại keo khác.
Bảng 2.2.5.3 Chỉ tiêu chất lượng của pectin dùng sản xuất kẹo
Chỉ tiêu
Yêu cầu
Hàm lượng ẩm
Hàm lượng galactoronic
Hàm lượng SO2
Năng lực tạo keo
Hàm lượng tro
Cảm quan
£ 12%
³ 55%
£ 50ppm
»150g/cm3
»1%
màu trắng, không mùi vị
2.2.5.4.Các chất tạo keo khác
Ngoài ra còn phải kể đến các chất làm thay đổi cấu trúc của kẹo như:
Aga-aga từ rong đỏ và alginat từ rong nâu, có khả năng tạo gel, tạo thành khối đông cứng, giòn, màu trong.
CMC được sử dụng để tăng độ nhớt của hồ tinh bột.
Các dẫn xuất của mono sterat, mono oleat, lacto- palmitat,… có tác dụng làm kẹo mềm.
2.2.6.Axit hữu cơ
Các axit hữu cơ được sử dụng làm chất điều vị cho các loại kẹo trái cây. Tuy nhiên khi sử dụng axit sẽ làm tăng lượng đường chuyển hoá trong kẹo. Để hạn chế sự chuyển hoá này cần hạn chế thời gian tiếp xúc của axit với đường ở nhiệt độ cao.
2.2.6.1.Axit citric
- Đây là axit được sử dụng phổ biến nhất trong chế biến kẹo.
- Công thức hoá học: COOH-CH2-C(OH)-COOH-CH2-COOH.
Axit citric có dạng tinh thể, ngậm một phân tử nước, rất dễ tan trong nước hoặc cồn. Axit citric có nhiều trong hoa quả tự nhiên đặc biệt là chanh có hàm lượng citric khoảng 6 - 8% chất khô. Lượng axit citric dùng trong sản xuất kẹo thường là 0.4 -1.4%. Do axit citric dễ bị vốn cục và biến màu, từ đó gây khó khăn cho sản xuất kẹo nên cần lưu trữ axit ở nơi khô ráo, có nhiệt độ thấp.
Bảng 2.2.6.1 Chỉ tiêu chất lượng của axit citric dùng sản xuất kẹo
Chỉ tiêu
Yêu cầu
Hàm lượng axit citric
Tro
Kim loại nặng
Tạp chất
Màu sắc
³ 99%
£ 0.4%
£ 50ppm
không có
trắng tinh
2.2.6.2.Axit tactric
- Thường dùng axit tactric để thay thế một phần hoặc hoàn toàn cho axit citric.
- Công thức hoá học: COOH-CH(OH)-CH(OH)-COOH
Đây là một axit hai lần axit. Ở điều kiện thường axit tactric có dạng tinh thể. Nhiệt độ nóng chảy của axit tactric là 169oC, dễ tan trong nước và cồn. Ở 70oC, 100g nước có thể hoà tan 139.4gram axit còn ở 100oC có thể hoà tan 343 gram axit.
Bảng 2.2.6.2 Chỉ tiêu chất lượng của axit tactric dùng sản xuất kẹo
Chỉ tiêu
Yêu cầu
Độ tro
Kim loại nặng
Màu sắc
£ 0.5%
£ 0.0014%
trắng hoặc vàng nhạt
2.2.6.3.Axit malic
- Axit malic cũng có thể được dùng để thay thế cho axit citric.
- Công thức hoá học: COOH-CH2-CH(CH)-COOH
Axit malic cũng có dạng tinh thể không màu, có nhiệt độ nóng chảy vào khoảng 130oC. Axit malic là axit hai lần axit.
2.2.6.4.Axit ascorbic
Ngoài ra người ta còn có thể sử dụng các axit khác như axit ascorbic vì bên cạnh tính chất tạo hương vị chua của trái cây thì axit ascorbic còn cung cấp vitamin C cho cơ thể đồng thời còn là một chất chống oxi hoá rất tốt cho các thành phần chất béo có trong kẹo.
2.2.7.Hương liệu
Mùi thơm của kẹo được tạo thành từ mùi thơm của bản thân các nguyên liệu có trong kẹo, mùi từ sản phẩm của các phản ứng xảy ra trong quá trình nấu kẹo và mùi của hương liệu đưa vào.
Hương liệu có thể tồn tại ở dạng lỏng, dạng bột hay dạng tinh thể. Hương liệu có các mùi thơm khác nhau được con người ưa thích. Hương liệu dùng trong sản xuất kẹo là những hợp chất este, andehyt, axit, rượu,…
Lượng hương liệu đưa vào kẹo phải vừa phải. Nếu bỏ quá nhiều hương liệu thì khi ăn kẹo sẽ cảm thấy xốc mũi, khó chịu, mất cảm giác hài hoà êm dịu của hương thơm, còn nếu bỏ quá ít hương liệu thì hương thơm không đủ, không đạt được hiệu quả cần có.
Một đặc điểm cần lưu ý là các hương liệu phần lớn là các chất dễ bay hơi nên cần sử dụng các chất định hương để cố định thành phần của hương liệu làm cho hương liệu được phân bố đều trong kẹo. Ngoài ra do hương liệu sử dụng trong kẹo có rất nhiều loại nên các nguyên nhân gây biến chất rất phức tạp.Thường là do tác dụng của các quá trình oxy hoá, trùng hợp hay thuỷ phân,…với các tác nhân là nhiệt độ, không khí, ánh sáng hay pH,…
2.2.7.1.Tinh dầu
Tinh dầu thuộc nhóm hợp chất bay hơi, có mùi thơm. Tinh dầu không tan trong nước nhưng có thể tan trong một số dung môi hữu cơ. Về bản chất hoá học, tinh dầu là một hỗn hợp của nhiều chất khác nhau, tuy nhiên thành phần chính và quan trọng hơn cả là terpen và các oxit của terpen
Trong sản xuất kẹo thường sử dụng các loại tinh dầu như: tinh dầu quýt, tinh dầu dứa, tinh dầu cam,…
Các loại tinh dầu trên phải đảm bảo được các chỉ tiêu:
Có mùi thơm đặc trưng.
Thể hiện trung tính hay axit yếu.
Hàm lượng kim loại nặng £ 10ppm.
2.2.7.2.Vanilin
Vanilin có dạng tinh thể hình kim hoặc dạng bột, không màu có mùi thơm đặc trưng, tan trong rượu etylic.
Bảng 2.2.7 Chỉ tiêu chất lượng của vanilin dùng trong sản xuất kẹo
Chỉ tiêu
Yêu cầu
Nhiệt độ nóng chảy
Nước
Tro
Kim loại nặng
31-33oC
£ 0.5%
£ 0.05%
£ 10ppm
2.2.8.Màu thực phẩm
Trong sản xuất người ta có thể nhuộm màu cho thực phẩm bằng cách sử dụng màu tự nhiên hay màu tổng hợp.Tuy nhiên dù cho sử dụng loại màu nào thì cũng đảm bảo trước tiên là không gây độc hại đối với cơ thể người sau đó mới quan tâm đến màu sắc, độ tan, độ bền màu và các phản ứng có màu khác.
Màu tự nhiên thường không gây độc hại cho cơ thể người tuy nhiên chúng lại không bền màu và có pH ổn định khác nhau, chúng dễ dàng bị oxy hoá và biến màu.
Các chất màu tổng hợp không gây ngộ độc cấp tính mà có tác dụng tích luỹ lâu dài cho nên việc ngộ độc thực phẩm rất khó phát hiện và điều trị.
Do đó người ta đưa ra liều lượng tối đa của màu thực phẩm mà cơ thể có thể tiếp nhận trong ngày tính bằng đơn vị mg/kg thể trọng cơ thể - gọi là chỉ số ADI.
Trong thực tế để quản lý, đánh giá các loại chất màu người ta sử dụng chỉ số CI (Color Index). Chỉ có một số nhỏ các chất màu được phép sử dụng trong thực phẩm. Số lượng ngày nay thay đổi theo từng quốc gia. Ở Việt Nam các chất màu thực phẩm được phép sử dụng hiện nay được quy định theo quyết định số 8671998 QĐBYT ban hành ngày 14/04/1998.
Đối với việc sản xuất kẹo, chất màu sử dụng còn phải thoả điều kiện là phải tan trong nước. Muốn chất màu hoà đều trong kẹo thì trước khi dùng phải hoà chất màu thành dung dịch với lượng nước ít nhất, thường hoà theo tỉ lệ: nước/màu = 9/1.
Theo quy định, lượng màu đưa vào trong kẹo nhiều nhất không vượt quá 0.01% khối lượng kẹo. Ngoài ra cần phải lưu ý phải đựng các chất màu trong các bình đóng kín, nếu không chất màu sẽ hút ẩm, vón cục, ảnh hưởng đến độ hoà tan của chất màu.
Bảng 2.2.8 Chỉ tiêu chất lượng của chất màu dùng trong sản xuất kẹo
Chỉ tiêu
Yêu cầu
Chất bay hơi (ở 135oC)
Chất không tan trong nước
Arsen (tính theo As2O3)
Chì
£ 10%
£ 0.5%
£ 1.4ppm
£ 10ppm
2.2.9.Các phụ gia khác
Một số phụ gia sử dụng trong chế biến kẹo còn có thể kể đến là các chế phẩm enzym thuỷ phân bao gồm: amylase và protease thường được sử dụng để thuỷ phân triệt để hơn trong quá trình thuỷ phân tinh bột thành dung dịch đường (xirô) có độ nhớt và độ ngọt phù hợp với yêu cầu.
Khi nấu dung dịch đường và sữa có nồng độ cao, trong thiết bị chân không dễ có hiện tượng tạo bọt nhiều trên bề mặt, làm tổn thất sản phẩm. Người ta có thể dùng dầu thực vật để làm giảm sức căng bề mặt hay phá bọt.
Các chất phụ gia dùng trong bảo quản bánh kẹo thường được gồm các chất kháng vi sinh vật (chất bảo quản ) như axit sorbic (chống mốc), axit benzoic và các muối. Người ta có thể sử dụng các muối sunfit (NaHSO3, Na2SO3) vừa có tác dụng tẩy trắng vừa có thể loại trừ SO2 dư trong khi còn đun nóng.
CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
3.1.Nguyên lý sản xuất kẹo mềm
Kẹo mềm là loại kẹo có tính mềm xốp, đàn hồi, chứa nhiều nước, trong suốt hoặc nửa trong suốt. Trong sản xuất các loại kẹo mềm thường được tạo thành từ một loại keo ưa nước với đường kính, mật tinh bột, mật chuyển hoá, axit, hương liệu,…Do đó, tuỳ theo các tính chất của chất keo được sử dụng và hàm lượng các thành phần khác mà các loại kẹo mềm có những đặc tính khác nhau. Ví như kẹo mềm làm từ tinh bột biến tính thì ít xốp, độ trong tương đối thấp; kẹo mềm làm từ pectin thì mềm, trong, có hương vị của quả tươi; kẹo làm từ aga thì rất quánh, giòn mềm và hàm lượng nước cao,…Cũng có các loại kẹo mềm chứa các hạt đường kết tinh có kích thước bé cỡ vài chục micromet từ nguyên liệu mà không chứa các keo ưa nước.
Hàm lượng nước của các loại kẹo mềm không giống nhau. Ví như kẹo mềm gelatin có hàm lượng nước có thể đạt đến 20%, còn kẹo mềm tinh bột thường dưới 10%. Hàm lượng saccharose và hàm lượng đường khử của các loại kẹo mềm cũng có thể thay đổi tuỳ theo tính chất của bản thân từng loại kẹo và sự khác nhau về công nghệ chế biến, do đó hàm lượng chất keo cũng biến đổi tương đối lớn tuỳ theo sự biến đổi tương ứng về tính chất của từng loại keo.
Cũng tuỳ vào quá trình chế biến mà các loại kẹo mềm có hình dạng khác nhau, thường là dạng khối hình chữ nhật (gọi là viên) hoặc là dạng không thống nhất. Dạng khối hình chữ nhật thu được bằng cách làm nguội, sau đó cán phẳng rồi dùng máy cắt, dạng không thống nhất thu được bằng cách rót khuôn rồi sấy khô.
Đối với kẹo có bề mặt khô, ít dính ướt thì có thể đóng gói bằng máy với các bao gói không hút ẩm. Đối với kẹo có bề mặt dính nhiều thì thường người ta gói một lớp giấy tinh bột ở trong rồi mới gói giấy chống ẩm bên ngoài, hay cũng có thể tẩm saccharose ở dạng bột ở mặt ngoài rồi xuất xưởng.
Trong quá trình bảo quản lâu ngày, vận chuyển đường dài, các loại kẹo mềm rất dễ mất nước, mặt khô và trở nên cứng. Một số loại kẹo mềm trong thời kỳ bảo quản có hiện tượng hồi đường, sẫm đục hoặc ướt mặt, bị biến dạng do chất keo co lại. Trong mùa hè ẩm ướt, do tác dụng của vi sinh vật sẽ lên mốc, sẩm màu.
Hầu hết các chất keo ưa nước đều có đặc tính là từ dạng lỏng chuyển thành dạng đông cứng trong điều kiện nhất định. Như khi gia nhiệt gelatin thì chảy ra, sau đó làm nguội thì nó sẽ đông lại, albumin của các loại đậu có dạng lỏng trong nước khi thêm muối và gia nhiệt cũng sẽ đông lại còn pectin cũng có thể đông lại trong dung dịch đường có tính axit. Do chất keo ưa nước hút một lượng nước khá lớn, thể tích sẽ tăng lên, ở điều kiện nhất định sẽ biến thành chất keo xốp, trong, bóng và có tính đàn hồi. Khi chất keo rắn chắc đã được tạo thành với áp suất và nhiệt độ nhất định cũng không làm biến dạng được. Tính chất đặc biệt này của keo có được là do khi chất keo từ dạng dung dịch chuyển thành dạng đông tụ, các hạt keo đã mất hẳn năng lực hoạt động tự do, giữa các keo đã bắt đầu tạo nên nhiều mạch dài, các mạch này bệnh lại với nhau và kết thành nút, thành dây, thành mạng một cách không định hướng, cuối cùng những mạng này tạo nên những bộ khung rất phức tạp của chất keo đông tụ. Do những chỗ tiếp giáp giữa các mạng có hình thành nhiều khoảng trống và hấp thu nhiều phân tử nước nên tạo thành khối kẹo đông tụ xốp và nở.
Đồng thời với việc tạo thành keo đông tụ, khi cho thêm xirô caramel có nồng độ tương đối cao vào thì các phân tử đường và nước sẽ lắp vào một cách đều đặn, đều khắp và chặt chẽ ở những khoảng trống giữa các mạng lưới phức tạp của chất keo đông tụ, tạo nên chất keo đông tụ ngậm đường rất bền vững, dù là có tác dụng của một lực rất lớn lên hệ thì cũng không thể tách rời các phân tử đường và nước ra được. Ở điều kiện bình thường, chất keo cũng không bị nứt gãy hay bị biến dạng. Đây là tổ chức đầu tiên của kẹo mềm mà người ta gọi là khối kẹo.
Điều kiện để các dịch keo lỏng khác nhau có thể chuyển sang trạng thái đông tụ cũng sẽ khác nhau. Nói cách khác điều kiện để các dịch keo lỏng ngậm đường không ổn định chuyển thành kẹo đông tụ có ngậm đường ổn định sẽ khác nhau ở từng loại kẹo. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đó là phẩm chất của keo, độ thuần khiết của nguyên liệu, nồng độ hay độ pH của dịch xiro, nhiệt độ, tốc độ sấy khô, làm lạnh, trình tự và tính chất hợp lý của khâu chế biến,…Những yếu tố trên sẽ quyết định lên cấu trúc, độ bền và phẩm chất của hệ keo đông tụ ngậm đường.
Mặc dù chất keo trong kẹo mềm có tính dính cũng như có năng lực đông tụ lớn, nhưng hàm lượng saccharose chứa trong kẹo mềm cũng khá lớn (50-60%) đồng thời kẹo mềm lại có hàm lượng ẩm cao (> 5%) nên đường saccharose vẫn có khả năng kết tinh trở lại và tách ra. Không kể đến loại kẹo mềm có chứa các hạt tinh thể đường thì các loại kẹo mềm khác cần có đặc điểm là trong suốt mịn màng và nhẵn bóng do đó cần xác định thành phần, tỷ lệ nguyên liệu chính xác để tránh hiện tượng hồi đường. Trong quá trình chế biến cần hạn chế gia nhiệt trong thời gian dài và nhiệt độ nấu kẹo quá cao, độ axit trong dung dịch quá lớn vì những yếu tố này có thể làm cho chất keo bị phân giải một cách mãnh liệt, ảnh hưởng đến cấu trúc sau cùng của kẹo thành phẩm. Ngoài ra, người ta có thể cho thêm vào trong kẹo một số chất như chất điều vị hoặc chất điều hương để giúp nâng cao được hương vị sản phẩm. Người ta cũng có thể cho vào các dạng bột sệt của hoa quả tươi hoặc sữa đặc có đường,…để nâng cao hương vị và giá trị dinh dưỡng của kẹo mềm.
3.2.Qui trình công nghệ :
Ngâm
Hòa tan
Đồng hóa
Quật kẹo
Tạo hình
Làm nguội
Phân loại
Hòa siro
Nấu
Phối trộn-
Làm nguội
Đường; mật tinh bôt; nước
Gelatin
Bao gói
Dịch Gelatin
Lọc
Chất béo; sữa bột
Kẹo đầu đuôi
Hương,màu,acid
Kẹo mềm
Hình 3.2 Qui trình công nghệ
3.3.Giải thích quy trình
3.3.1.Ngâm gelatin :
Mục đích : chuẩn bị
Biến đổi :
- Gelatin không tan trong nước lạnh mà chỉ hút nước và trương nở.
Thông số công nghệ :
- Nhiệt độ nước ngâm : nhiệt độ thường.
- PH = 7, không sử dụng nước cứng.
- Tỉ lệ nước ngâm : bột gelatin là 2:1
- Thời gian ngâm : 1-1,2h
3.3.2.Hòa tan gelatin:
Mục đích : chuyển hỗn hợp về dạng dung dịch
Phương pháp thực hiện : đun nóng hỗn hợp lên nhiệt độ 40-450C.
3.3.3.Lọc :
Mục đích :
- Loại bỏ phần tử rắn, tạp chất, hạt gelatin không hòa tan
- Tác dụng đồng nhất
Phương pháp : dùng thiết bị rây
Thông số công nghệ : nhiệt độ sau khi lọc 38-400C
Yêu cầu dịch gelatin :
- Đồng nhất
- Phải có thùng chứa điều nhiệt t = 38-400C
3.3.4.Hòa siro :
Mục đích: chuẩn bị
- Tránh sự kết tinh trở lại trên một diện tích lớn khi dung dịch đường ở trạng thái quá bão hòa.
- Đồng nhất dung dịch đường và mật tinh bột.
Yêu cầu :
- Đường hòa tan triệt để (hoàn toàn), nếu không hoàn toàn thì xuất hiện mầm tinh thể làm kết tinh đường (quá bão hòa).
- Nồng độ siro đạt cao nhất
Các biến đổi của nguyên liệu:
Biến đổi vật lý:
Nhiệt độ khối dung dịch tăng.
Tỷ trọng dung dịch tăng.
Biến đổi hoá lý:
Sự hoà tan mật tinh bột và đường vào nước.
Sự bốc hơi nước.
Biến đổi hoá học:
Phản ứng thuỷ phân đường saccharose tạo đường nghịch đảo.
Tăng nồng độ chất khô.
Biến đổi sinh học:
Vi sinh vật bị ức chế.
Phương pháp thực hiện : phương pháp liên tục
- Hòa tan đường với nước, gia nhiệt dung dịch lên 700C.
- Mật tinh bột được gia nhiệt lên 700C, rồi cho vào dung dịch đường.
- Trộn mật tinh bột và đường
Thông số công nghệ:
- Nhiệt độ của nước cho vào : 800C
- Thời gian hòa tan : 9-11 p