Đồ án Thiết kế quy hoạch mạng lưới giao thông thành phố Nam Định – tỉnh Nam Định

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU .1

PHẦN I : QUY HOẠCH GIAOTHÔNG.2

CHƯƠNG MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG.2

I/ Sự cần thiết phải lập quy hoạch hệ thống giao thông thành phố Nam Định – tỉnh Nam Định:.2

II/Mục tiêu của đồ án:.2

III/Nội dung – nhiệm vụ của đồ án:.3

IV/ Các căn cứ thiết kế quy hoạch giao thông:.4.5

CHƯƠNG I. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNGTHÀNH PHỐ NAM ĐỊNH.6

I. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Nam Định:.6.7

II. Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên:.7

II.1: Vị trí địa lý:.7

II.2: Các điều kiện tự nhiên:.7.8

II.2.1:Điều kiện địa hình, địa mạo:.8

II.2.2:Điều kiện khí hậu:.8

II.2.3:Điều kiện thuỷ văn.9.10

II.2.4:Điều kiện địa chất công trình:.10.11

II.2.5: Điều kiện địa chất thuỷ văn:.11

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH.11

I. Mối liên hệ vùng: .11

II. Các điều kiện hiện trạng: .11

II.1: Hiện trạng về dân số và lao động: .11.12

II.2: Hiện trạng sử dụng đất: .12.13

II.3: Hiện trạng cơ sở hạ tầng xã hội: .14.15

II.4: Hiện trạng cơ sở kinh tế – kỹ thuật: .15

II.5: Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật: .15.25

III.Định hướng quy hoạch phát triển không gian đô thị đến năm 2020:.25

III.1: Chọn đất và hướng phát triển giao thông đô thị: .25.26

III.2: Quy mô dân số và đất đai xây dựng đô thị:.26.30

III.3: Phân vùng chức năng: .26.27

CHƯƠNG III: QUY HOẠCH CHUNG MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG TP NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020.30

I.Các bản vẽ cần tham khảo và thể hiện. .30

1.Quy hoạch chung mạng lưới giao thông Thành phố Nam Định.30.31

2. Quy hoạch chi tiết mạng lưới giao thông một khu chức năng.31

3.Thiết kế kỹ thuật tuyến .31

4.Thiết kế nút giao thông.31

II. Nguyên tắc cơ bản quy hoạch mạng lưới đường đô thị.32

III. Hai phương án quy hoạch giao thông đô thị TP Nam Định.32.33

III.1. Phương án 1: .33

III.1.1. Giao thông đối ngoại: .33

III.1.2. Giao thông nội thị: .33.34

III.2. Phương án .2:34

III.2.1: Giao thông đối ngoại: .34

III.2.2: Giao thông nội thị: .34

III.3: So sánh 2 phương án.34

III.3.1. Phương án 1: .34.35

III.3.2. Phương án 2: .35.36

III.4. Kết luận: .36

IV. Quy hoạch mạng lưới giao thông thành phố Nam Định đến năm 2020.36

IV.1. Giao thông đối ngoại: .36

IV.1.1. Đường sắt: .36.37

IV.1.2. Đường bộ: .37.38

VI.1.3. Bến ôtô đối ngoại: .38

VI.1.3. Bến ôtô đối ngoại: .38.39

IV.2.1. Mạng lưới đường: .39.40

IV.2.2. Các thông số kỹ thuật và những chỉ số đánh giá chất lượng mạng lưới đường.40

1. Mật độ mạng lưới đường: .40

2. Mật độ diện tích đường phố: .41

IV.2.3. Các công trình giao thông.41

PHẦN II: QUY HOẠCH CHI TIẾT TRUNG TÂM THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH.42

I . Lý do và sự cần thiết phải quy hoạch chi tiết khu trung tâm thành phố Nam Định. .42.43

II . Mục tiêu nhiệm vụ của đồ án quy hoạch .43

III . cơ sở thiết kế qui hoạch.43.44

IV. Vị trí và phạm vi lập quy hoạch chi tiết : .44

IV-1. Phạm vi và vị trí giới hạn khu trung tâm .44

IV-2. Tính chất khu trung tâm.45

IV-3. Quy mô đất đai khu trung tâm: .45

V. hiện trạng hệ thống kỹ thuật hạ tầng. .45

a, Giao thông: .45.46

b, Thoát nước và vệ sinh môi trường: .46

VI. các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của đồ án.47.49

VII. kết luận và kiến nghị5.2

CHƯƠNG I : THIẾT KẾ SƠ BỘ TUYẾN – TL1/2000.53

I/ Giới thiệu chung : .53

1. Vị trí của tuyến đường : .53

2. Các bộ phận của tuyến đường thiết kế. .53

II.các thông số kỹ thuật của tuyến đường : .53.54

Vận tốc thiết kế.54

Chiều dài hãm xe. 54

Tính toán tầm nhìn xe chạy.55.56

Khả năng thông xe lý thuyết trên 1 làn xe.57

Độ dốc dọc: .57.58

Độ dốc ngang.58

Xác định bán kính đường cong bằng.58.59

Tầm nhìn trên trắc dọc.59.61

III/ Thiết kế sơ bộ bình đồ tuyến : .62

1 Nguyên tắc thiết kế : .62

2 Thiết kế sơ bộ tuyến: .62

IV/ thiết kế trắc dọc sơ bộ ( hai phương án ) : .62

Phương án 1 : .62

Phương án 2 : .63

So sánh đánh giá 2 phương án : .64

CHƯƠNG II : THIẾT KẾ KỸ THUẬT TUYẾN.65

I/ thiết kế kỹ thuật bình đồ tuyến.65

II/ Trắc dọc tuyến kỹ thuật : .65

III/ Trắc ngang kỹ thuật : .65.66

IV/ Điều phối đất: .66

Điều phối ngang .66.67

Điều phối dọc.67

V/ San nền và bố trí giếng thu, giếng thăm: .67

VI/ bố trí và thiết kế tổ các công trình an toàn giao thông trên tuyến đường : .67.68

PHẦN IV :THIẾT KẾ CHI TIẾT KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNGMỀM.70

I- PHƯƠNG ÁN 1 ( PHƯƠNG ÁN CHỌN ) .70

1. Thành phần kết cấu: .70

2. Các đặc trư¬ng cư¬ờng độ của các lớp vật liệu làm áo đ¬ường và nền đ-ường cho trong Bảng sau: .71

3. Kiểm tra kết cấu áo đư¬ờng theo tiêu chuẩn độ võng đàn hồi: .71.

4. Kiểm tra kết cấu áo đư¬ờng theo tiêu chuẩn đảm bảo tiêu chuẩn chống trượt.72

 

5. Kiểm tra kết cấu áo đ¬ường theo tiêu chuẩn đảm bảo chịu kéo uốn.73

5. Kiểm tra kết cấu áo đ¬ường theo tiêu chuẩn đảm bảo chịu kéo uốn dư¬ới đáy lớp kết cấu: .73.74

6. Kiểm tra kết cấu áo đư¬ờng theo tiêu chuẩn đảm bảo chống trư-ợt.74

2 – PHƯƠNG ÁN 2 ( PHƯƠNG ÁN SO SÁNH ) .74.

1. Thành phần kết cấu: .74

2. Các đặc trư¬ng cư¬ờng độ của các lớp vật liệu làm áo đ¬ường và nền đ-ường cho trong Bảng sau: .74.75

3. Kiểm tra kết cấu áo đư¬ờng theo tiêu chuẩn độ võng đàn hồi: .75

4. Kiểm tra kết cấu áo đư¬ờng theo tiêu chuẩn đảm bảo tiêu chuẩn chống trượt.75.76

5. Kiểm tra kết cấu áo đ¬ường theo tiêu chuẩn đảm bảo chịu kéo uốn.77

6. Kiểm tra kết cấu áo đư¬ờng theo tiêu chuẩn đảm bảo chống trư-ợt.77.78

 

 

 

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6072 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế quy hoạch mạng lưới giao thông thành phố Nam Định – tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y hoạch TP Nam Định dự kiến hình thành 4 khu đô thị tương lai là cơ sở hình thành các quận. Tổng hợp các khu đô thị TP Nam Định . Bảng 3: Tổng hợp các khu đô thị tp nam định Ký hiệu khu đô thị Tên khu đô thị (quận) Đất XD đô thị (ha) Vị trí trong đô thị A B C D Khu trung tâm Khu Lộc Vượng-Lộc Hạ Khu Lộc Hoà - Mỹ Xá - Lộc An Khu Nam Vân – Nam Phong 415 830 780 575 Khu vực các khu phố cũ Phía Bắc đường Trường Chinh Phía Tây khu trung tâm Phía Nam sông Đào Tổng 2600 1. Công nghiệp, kho tàng: Có hai khu công nghiệp chính Bắc và Nam sông Đào, có tổng diện tích: 220 ha. Khu công nghiệp phía Bắc sông Đào: Chủ yếu là công nghiệp dệt, may mặc, chế biến lương thực, thực phẩm, XN đóng tầu thuyền... Khu công nghiệp phía Nam sông Đào: Lắp ráp sản xuất điện tử, gia dụng, may. NM đóng tàu thuyền, cơ khí lắp ráp, chế biến lương thực thực phẩm. Trên cơ sở các khu công nghiệp hiện có, đến năm 2020 Tp Nam Định hình thành mới một số khu, cụm công nghiệp với tổng diện tích là 350 ha. * Khu công nghiệp trong thành phố cũ: Bao gồm các cụm công nghiệp hiện có như cụm công nghiệp dệt may phía đông ga thành phố, cụm công nghiệp phía Tây ga thành phố, cụm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, rượu bia, nước giải khát. Quy mô diện tích: 70 ha. * Khu công nghiệp trên tuyến QL21: Nằm phía Tây-Bắc thành phố tại ngã 3 quốc lộ 21 và quốc lộ 10 thuộc xã Lộc Hoà. Có đường sắt quốc gia, đường quốc lộ 21, quốc lộ 10 đi qua, đất đai rộng rãi rất thuận tiện cho xây dựng một khu công nghiệp tập trung. Quy mô diện tích: 120 ha. * Khu công nghiệp trên tuyến QL10: Nằm phía Tây-Nam thành phố thuộc xã Lộc An. Quy mô diện tích: 85 ha. * Khu công nghiệp ven sông Đào: Nằm phía Bắc và Nam sông Đào. Quy mô diện tích: 55 ha. 2. Các cơ quan, trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp cấp Tỉnh và cấp Vùng: Trung tâm chính trị, văn hoá giữ nguyên hiện trạng, được cải tạo nâng cấp xứng đáng một trung tâm của đô thị loại II. Cụ thể trung tâm chính trị, văn hoá của tỉnh chủ yếu trên trục đường Mạc Thị Bưởi, Hàn Thuyên và xung quanh hồ Vị Xuyên. Trung tâm chính trị của thành phố chủ yếu tập trung trong khu phố cũ. Các trụ sở cơ quan hành chính, văn phòng đại diện chủ yếu nằm trên các trục đường trung tâm thành phố. 3. Hệ thống giáo dục đào tạo: - Cơ sở cấp vùng và tỉnh - Quy mô diện tích: Tổng diện tích 29,6 ha. Khu vực phía Bắc: 15,5ha Khu vực phía Nam: 17,1ha. 4. Các khu dân cư: Khu vực A: Là khu vực trung tâm thành phố cũ,thuộc khu đô thị A. Diện tích đất đơn vị ở:145 ha- là đất nhà ở hiện trạng cải tạo. Giải pháp nhà ở: hạn chế tăng cường mật độ xây dựng, cải tạo, chỉnh trang, nâng cáp các nhà ở hiện có, bảo vệ, tôn tạo các nhà ở có giá trị. Khu vực B: là các khu dân cư phía Đông Bắc thành phố, thuộc các khu đô thị B. Tổng diện tích đất đơn vị ở: 200 ha, trong đó đất ở đô thị hiện trạng cải tạo 77 ha, làng đô thị hoá 60 ha và đất đơn vị ở xây dựng mới 63 ha. Khu C: là các khu dân cư phía Tây-Bắc có diện tích đất đơn vị ở: 320ha, bao gồm đất ở đô thị hiện trạng cải tạo 133 ha , làng đô thị hoá 70 ha và đất đơn vị ở xây dựng mới là 117ha, trong đó đất ở cao tầng là 30 ha. Khu D: khu dân cư Nam sông Đào có diện tích đất đơn vị ở : 335ha, bao gồm làng đô thị hoá 144ha và đất đơn vị ở xây mới là 19ha. 5. Dịch vụ công cộng: Trên cơ sở hệ thống trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng... hiện có trên trục đường Trần Hưng Đạo là trung tâm thương mại cấp thành phố. Xây dựng 4 trung tâm khu vực ( cấp quận trong tương lai ). Các trung tâm y tế: Nâng cao và phát triển chiều sâu cho các cơ sở hiện có nhất là khu bệnh viện trung tâm, bệnh viện đa khoa có ý nghĩa phục vụ cấp vùng và dự kiến xây dựng các bệnh viện cấp quận đặc biệt ở các quận mới. Các khu trung tâm TDTT: khu trung tâm TDTT hiện nay được cải tạo, nâng cấp. Dự kiến xây dựng một tổ hợp trung tâm TDTT vùng ĐBSH ở phía Tây công viên Tức Mạc quy mô 120-150ha . 6. Công viên, cây xanh: Trên cơ sở các công viên vườn hoa cây xanh hiện có, phát triển mở rộng khu công viên Tức Mạc theo quy mô khoảng 100ha, cây xanh ven sông Đào và khu công viên sinh thái nông nghiệp ĐBSH phía Đông Nam sông Đào quy mô khoảng 80-100ha là công viên chủ yếu phục vụ du lịch và nghiên cứu khoa học có tính chất vùng. Ngoài ra dự kiến xây dựng thêm các khu công viên cây xanh Nam sông Đào ( Khu đô thị D ) và các khu đô thị khác có quy mô 15-20ha. 7. Hệ thống các khu du lịch trọng điểm: TP Nam Định có nhiều di tích lịch sử, văn hoá có giá trị, cảnh quan thiên nhiên đa dạng phong phú... là những cơ sở tạo nên những khu du lịch hấp dẫn. Dự kiến hình thành một số khu du lịch trọng điểm trong thành phố như sau: Vùng du lịch di tích: khu vực đền Trần- Chùa Tháp, đền Bảo Lộc, trung tâm lễ hội, làng cổ Tức Mạc, trung tâm TDTTvùng, chùa Vọng Cung, khu phố cũ. Vùng du lịch sinh thái: dọc 2 bên sông Đào, các làng sinh thái, các làng cổ, làng nghề truyền thống,.. CHƯƠNG III: QUY HOẠCH CHUNG MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG TP NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 I.Các bản vẽ cần tham khảo và thể hiện. 1.Quy hoạch chung mạng lưới giao thông Thành phố Nam Định. - Sơ đồ liên hệ vùng - Bản vẽ hiện trạng kiến trúc - Định hướng phát triển không gian - Quy hoạch sử dụng đất - Quy hoạch giao thông hai phương án cơ cấu - Quy hoạch mạng lưới giao thông + Phân loại đường + Thể hiện mặt cắt ngang đường + Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật của mạng lưới + Thể hiện một số nút giao thông quan trọng 2. Quy hoạch chi tiết mạng lưới giao thông một khu chức năng. - Bản vẽ hiện trạng sử dụng đất . - Quy hoạch chi tiết mạng lưới giao thông + Phân loại đường + Thể hiện mặt cắt ngang đường +Tổng hợp đường dây đường ống + Cấu tạo đường, kết cấu áo đường + Tổ chức san nền và thoát nước mưa + Các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông + Các thông số hình học của những tuyến đường chính + Cắm mốc xây dựng mạng lưới đường 3.Thiết kế kỹ thuật tuyến - Giới thiệu tuyến thiết kế - Bình đồ tuyến + Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật + Thiết kế sơ bộ trắc dọc tuyến: Hai phương án \ Tính toán khối lượng đất \ Tính toán kết cấu áo đường mềm - Thiết kế kỹ thuật trắc dọc tuyến - Thiết kế trắc ngang tuyến - Điều phối đất - San nền và thoát nước mưa 4.Thiết kế nút giao thông - Giới thiệu khu vực nút thiết kế - Hiện trạng giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật liên quan - Các phương án tổ chức giao thông tại nút - Các chỉ tiêu kỹ thuật của nút - Mặt cắt dọc và ngang của nút - San nền và thoát nước mưa cho nút II. Nguyên tắc cơ bản quy hoạch mạng lưới đường đô thị Trên cơ sở phân khu chức năng và quy hoạch phát triển không gian đô thị để phục vụ tốt cho việc liên hệ thuận lợi giữa các khu chức năng trong đô thị, việc quy hoạch mạng lưới đường cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: - Phải tạo nên một mạng lưới đường hợp lý phục vụ tốt cho việc liên hệ vận chuyển hành khách và hàng hoá trong đô thị hiện tại cũng như lâu dài, phải gắn liền với sự phát triển các loại phương tiện giao thông chủ yếu của đô thị. - Tạo nên mối quan hệ đồng bộ thích hợp giữa giao thông đối nội và đối ngoại nhằm đảm bảo tốt sự liên hệ giữa đô thị với các vùng phụ cận và các đô thị bên ngoài. - Mạng lưới cần đơn giản, phân cấp đường chính, đường phụ rõ ràng nhằm tạo cho công tác tổ chức giao thông đô thị an toàn, thông suốt. - Quy hoạch mạng lưới đường giúp cho việc định hướng phát triển thành phố trong tương lai ít nhất từ 15 – 20 năm, thậm chí đến 50 năm. - Mạng lưới đường đô thị cần phù hợp với địa hình để đảm bảo các yêu cầu kinh tế kỹ thuật cũng như cảnh quan môi trường. - Quy hoạch mạng lưới đường không thể làm tách rời việc quy hoạch sử dụng đất, phải tiến hành đồng thời với quy hoạch chung đô thị và phân theo đợt xây dựng đô thị. III. Hai phương án quy hoạch giao thông đô thị TP Nam Định Theo điều kiện địa hình, sông Đào chia cắt thành phố Nam Định thành hai phần: Phía Bắc sông Đào là khu vực thành phố cũ. Phía Nam sông Đào là khu vực thành phố dự kiến phát triển. Căn cứ theo tính chất, cấp hạng, định hướng phát triển không gian của thành phố Nam Định đến năm 2020, để tiến hành quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị, em xin đề xuất 2 phương án lựa chọn cơ cấu quy hoạch mạng lưới đường như sau: III.1. Phương án 1: III.1.1. Giao thông đối ngoại: Tuyến đường sắt Quốc gia chạy qua thành phố Nam Định. Tạo ra nhiều giao cắt với các trục đường phố, gây ách tắc, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường trong đô thị. Mặt khác, nó còn hạn chế hướng phát triển của đô thị về phía Tây-Nam thành phố. Vì vậy, ở phương án này dự kiến chuyển đường sắt và ga ra ngoài thành phố. Di chuyển tuyến đường sắt từ QL21 chạy song song với QL10 đi Ninh Bình. Sông Đào nối sông Hồng và sông Ninh Cơ ra biển tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thuỷ. Xây dựng 2 cảng hàng hoá và 1 cảng hành khách nằm hạ lưu cầu Đò Quan. Quốc lộ 10 mới sẽ là giới hạn của thành phố khu vực phía Bắc sông Đào. Có chức năng thúc đẩy mối liên hệ giữa Tỉnh, Thành phố Nam Định với các Tỉnh đô thị trong vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt với khu tam giác tăng trưởng kinh tế trong vùng. Quốc lộ 21 chạy từ Đông sang Tây nối thành phố Nam Định với thị xã Phủ Lý và nối vùng kinh tế ven biển Hải Hậu. Về hướng tuyến vẫn giữ nguyên chỉ cải tại mở rộng và nâng cấp mặt đường. Các tuyến Tỉnh lộ 38A, Tỉnh lộ 55, Tỉnh lộ 12 đi các huyện Lý Nhân, Nghĩa Hưng, ý Yên hướng tuyến cơ bản vẫn giữ nguyên, chỉ cải tạo mở rộng mặt đường. Đây sẽ là tuyến chính nối Thành phố Nam Định với đô thị trong tỉnh. III.1.2. Giao thông nội thị: Tổ chức mạng lưới đường chính theo dạng ô cờ ở khu vực trung tâm kết hợp với dạng hình tia có đường vành đai nối các khu vực chức năng với nhau và với các tuyến giao thông đối ngoại một cách hợp lý. Hai bên sông Hồng bố trí trục đường chính khu vực và đường dạo ven sông tạo thành trục chính khu vực dọc theo sông Hồng. Ven sông Đào sẽ được bố trí cây xanh, đường dạo tận dụng tối đa cảnh quan thiên nhiên hai bên sông. Mạng lưới giao thông chủ yếu dựa trên cơ sở phát triển hiện trạng hệ thống các tuyến đường cũ, được mở rộng và giao cắt khác mức với đường cao tốc quốc lộ 10. Xây dung thêm bến bãi đỗ xe quá cảnh ở khu vực quanh đền trần thuận lợi cho khách đến du lịch mà không cần vào trong trung tâm thành phố . III.2. Phương án 2: III.2.1: Giao thông đối ngoại: Tuyến đường sắt qua Nam Định vẫn giữ nguyên vị trí tuyến và ga như hiện tại, gắn liền với các tuyến đường chính của thành phố, chỉ cải tạo lại nhà ga và quảng trường trước ga, cải tạo hành lang cách ly và bảo vệ đường sắt. Các đường khác về cơ bản giống như phương án 1. III.2.2: Giao thông nội thị: Về cơ bản quy hoạch mạng lưới đường gần giống như phương án 1, không có sự khác nhau cơ bản về hướng tuyến. Các đầu mối giao thông giữa đường đô thị với giao thông đối ngoại căn cứ theo điều kiện hiện trạng dự định tổ chức giao cắt cùng mức, ở các điểm quan trọng tổ chức theo dạng tự điều chỉnh. Một số điểm giao thông quan trọng như nút giao cắt giữa đường nội thị với đường QL 10 (hướng đi Ninh Bình ) được cải tạo lại để thuận lợi hơn cho lưu thông xe cộ. III.3: So sánh 2 phương án III.3.1. Phương án 1: Ưu điểm: - Hệ thống đường phố chính : + rõ ràng , mạch lạc liên hệ tốt giữa khu ở , khu công nghiệp với các khu trung tâm và ngược lại . + Đảm bảo khoảng cách đi lại giữa các khu vực là ngắn nhất . + Mật độ mạng lưới đường được đảm bảo . + Khu trung tâm bám dọc theo trục đường chính . - Hệ thống giao thông đối ngoại : + Đưa ra ven thành phố ít ảnh hưởng đến khu trung tâm . + phù hợp với định hướng phát triển không gian ( đến năm 2020 ). + Liên hệ tốt với các khu đô thị lân cận . - Bến xe : + Bến xe đối ngoại : bố trí tại các đầu mối giao thông phù hợp với quy chuấn . + Các bãi đỗ xe công cộng bố trí gần các khu công cộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại . + Đảm bảo khpảng cách giữa các bãi đỗ xe công cộng . Bố trí cảng : + Bố trí cảng cuối hướng gió và ở hạ lưu . + cảng hành khách bố trí gần khu trung tâm . + Cảng hành khách được đặt ở ngoài . + Đảm bảo khoảng cách từ cảng đến khu dân cư (>300m) Nhược điểm: - Làm thay đổi hệ thống hạ tầng thành phố . - Việc di chuyển ga đường sắt ra ngoài thành phố sẽ tốn kém kinh tế do đền bù và giải phóng mặt bằng . III.3.2. Phương án 2: * Ưu điểm: - Giao thông thuận tiện tận dụng được mạng lưới đường hiện có. - Hệ thống trục chính : Liên hệ thuận tiện giữa khu ở , khu công nghiệp với các khu trung tâm thành phố - Mạng lưới ít thay đổi hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thành phố . * Nhược điểm: - Tồn tại giao cắt đồng mức giữa đường liên khu vực, đường sắt, đường cao tốc quốc lộ 10. - Sẽ tốn kém khi giải toả công trình để tạo trục đường dạo cùng hai dải cây xanh hai bên sông. - Tuyến đường sắt chạy trong thành phố ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt , đến cường độ thông xe trong giờ cao điểm . - Khu vực trung tâm chưa tạo được điểm nhấn. Sự liên hệ với khu du lịch và dự trữ chưa thuận tiện. - Còn giao cắt nhiều với tuyến giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông đường sắt. - Các bến xe và bãi đỗ xe chưa hợp lý . - Mạng lưới giao thông chưa đảm bảo. III.4. Kết luận: Theo phân tích ở trên em quyết định chọn phương án 1 để tiến hành thiết kế quy hoạch mạng lưới giao thông thành phố dến năm 2020. IV. Quy hoạch mạng lưới giao thông thành phố Nam Định đến năm 2020 IV.1. Giao thông đối ngoại: IV.1.1. Đường sắt: Tuyến đường sắt đi vào thành phố sẽ chuyển ra phía ngoài đô thị chạy song song với quốc lộ 10, đường đơn, khổ đường sắt là 1m. Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam dải đất dành cho đường sắt có bề rộng 12m và dải đất bảo vệ mỗi bên là 5m. Ga Nam Định chuyển ra ngoài đô thị. Vị trí đặt song song với quốc lộ 10 mới, phía Tây Nam thành phố. Hình thức bô trí ga theo kiểu thông qua.(được thể hiện trong bản vẽ) Quy mô sử dụng đất xây dựng ga. Hiện tại lượng tàu qua ga hàng ngày gồm có 15 đôi tầu khách, 12 đôi tàu hàng. Lưu lượng hành khách đạt khoảng 1800 hành khách/ ngày. Theo quy hoạch tính chất của ga Nam Định mới sẽ vẫn giữ chức năng vận chuyển hàng hoá và hành khách giữa các đô thị trong vùng. Căn cứ theo quy chuẩn xây dựng và tính chất của ga, quy mô sử dụng đất của ga như sau: + Chiều dài nền ga: 1200m + Chiều rộng nền ga: 220m. + Số đường dự kiến của ga trong giai đoạn quy hoạch là 10 đường. Việc chuyển vị trí tuyến và ga đường sắt ra ngoài khu vự thành phố không tạo nên sự giao cắt giữa đường sắt và đường đô thị, nhưng tạo nên một điểm giao cắt giữa quốc lộ 10 đoạn bắt đầu vào cửa ngõ thành phố. Để đảm bảo yêu cầu xe chạy liên tục và an toàn sẽ tổ chức nút giao nhau khác mức.Đặc biệt sẽ gây tốn kém cho việc thi công do phải thay đổi tuyến đường sắt quốc gia. IV.1.2. Đường bộ: Với vị trí là đô thị trung tâm phía Nam của vùng đồng bằng sông Hồng, trong tương lai thành phố Nam Định cần có một mạng lưới giao thông đường bộ thuận lợi với hai hành lang vận tải chính là QL10 và QL21, tạo ra động lực phát triển đô thị. Quốc lộ 21: mặt đường dự kiến mở rộng đạt 4 làn xe là 15m, hành lang mỗi bên rộng 15m, chỉ giới đường đỏ rộng 41m, hướng tuyến theo hướng hiện có. Quốc lộ 10: đường quốc lộ 10 có chức năng chủ yếu là thúc đẩy mối liên hệ giữa Tỉnh, thành phố Nam Định với các đô thị trong vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt với khu tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và các tỉnh phía Nam như: Ninh Bình, Thanh Hoá… tạo ra một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thành phố Nam Định. Hiện tại tuyến quốc lộ 10 qua thành phố Nam Định đã được xây dựng theo hướng tuyến mới với chiều dài 13 km, đạt đường cấp I, vận tốc thiết kế 80km/h, mặt đường 6 làn xe với tổng chiều rộng trên mặt cắt ngang là 59.25m. Đoạn quốc lộ 10 qua thành phố Nam Định cũng là giới hạn hướng phát triển của đô thị. Để đảm bảo an toàn các đầu mối giao thông giữa tuyến đường này với đường đô thị và với các đường khác sẽ tổ chức nút giao cắt khác mức theo các hình thức cụ thể của địa hình. Các tuyến tỉnh lộ 38A, tỉnh lộ 55, tỉnh lộ 21 từ thành phố đi các huyện Lý Nhân, Nghĩa Hưng, ý Yên. Đây là các tuyến đường nối trung tâm tỉnh, thành phố với các huyện lỵ trong tỉnh có chức năng thúc đẩy nền kinh tế giữa tỉnh, thành phố với các địa phương. Hiện tại đã và đang được cải tạo và nâng cấp. Trong quy hoạch sẽ cải tạo mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp III. Mặt cắt ngang nền đường rộng 25m (15+2x5m). đoạn trong nội thị sẽ cải tạo mở rộng thành đường đô thị cấp khu vực với mặt cắt ngang 19,5m(10,5+2x4,5m) VI.1.3. Bến ôtô đối ngoại: Trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng giao thông liên tỉnh để vận chuyển hành khách và hàng hoá ngày càng phát triển mạnh. Để đáp ứng được nhu cầu đó dự kiến xây dựng 2 bến xe đối ngoại. Theo TCVN 4449-1987 quy mô bến xe hành khách như sau: Bến xe phía Bắc sông đào tại gần ngã tư QL21 và QL10. Quy mô diện tích: 1ha. Bến xe phía Nam sông Đào tại gần ngã ba QL21- tỉnh lộ 55. Quy mô diện tích: 1 ha. Bến xe hiện nay chuyển thành bãi đỗ xe của thành phố. VI.1.3. Bến ôtô đối ngoại: Để góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển chung của thành phố, cần phải có một mạng lưới giao thông hợp lý phục vụ tốt cho việc liên hệ vận chuyển hàng hoá và hành khách trong đô thị hiện tại cũng như trong tương lai, phải gắn liền với sự phát triển của các loại phương tiện giao thông chủ yếu của đô thị. Mặt khác phải tạo nên được mối quan hệ đồng bộ thích hợp giữa giao thông đối nội và giao thông đối ngoại, đảm bảo được sự liên hệ giữa đô thị với khu vực bên ngoài thành phố nhanh chóng, an toàn. IV.2.1. Mạng lưới đường: Mạng lưới đường thành phố Nam Định được bố trí theo dạng hỗn hợp do phải bám sát vào hiện trạng khu vực. Chủ yếu mạng đường kết hợp dạng ô cờ và dạng hướng tâm có đường vành đai. Khu đô thị cũ: Chủ yếu giữ nguyên hướng tuyến và mặt cắt ngang các đường hiện có, tiến hành nâng cấp mặt đường, xây dựng các công trình ngầm và hè đi bộ. Mở rộng một số đoạn có mặt cắt ngang bị thu hẹp trên trục đường chính như trục đường Lê Hồng Phong, trục đường Hàn Thuyên. Bổ xung một số đường tại những khu vực đã xây dựng nhưng có mật độ đường thấp, hoặc chất lượng đường kém. Khoảng cách giữa các đường chính từ 800 ¸ 1000m. Mở rộng mặt đường theo các mặt cắt ngang 2-2 và 7-7, 5-5, 6-6. Khu đô thị phát triển: Mạng lưới đường chính được tổ chức theo dạng hướng tâm có vành đai. Các tuyến đường hướng tâm có chức năng nối trung tâm thành phố cũ với các đường vành đai và tuyến giao thông đối ngoại khác như: QL21, QL10, TL38A, TL12, TL55. Tổ chức các đường vành đai trong để đảm bảo mối liên hệ thuận tiện giữa các khu vực trong thành phố với nhau, trong đó có một đường vành đai khép kín mặt cắt ngang 2-2 với chức năng nối liền các trung tâm đô thị với nhau và giảm bớt lưu lương dòng xe từ bên ngoài đi xuyên qua trung tâm thành phố. Mạng lưới đường khu vực bố trí theo dạng ô cờ với cự ly 400 ¸ 600m. Tại các đầu mối giao cắt với các tuyến đường trên quốc lộ 10 đoạn qua thành phố Nam Định phải tổ chức giao nhau khác cốt. Các hình thức tổ chức nút giao thông tại các vị trí này tuỳ thuộc vào các điều kiện cụ thể. IV.2.2. Các thông số kỹ thuật và những chỉ số đánh giá chất lượng mạng lưới đường STT Loại đường Ký hiệu mặt cắt C.Rộng lòng đường (m) C.Rộng vỉa hè (m) Tổng c. dài (m) Diện tích (ha) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tổng Đường 30.0m Đường 31m Đường 67m Đường 32m Đường 25m Đường 41m Đường 19,5m Đường 16m Đường 30m 1 - 1 2 – 2 3 – 3 4 – 4 5 –5 6 – 6 7 – 7 8-8 9 - 9 15 16 44 23 15 11,5 10,5 7,0 15 7,5x2 5x2 4+5 4,5 x2 5x2 6x2+5x2 4,5x2 9,0 6x2 12163.25 21484.17 1325,99 8433,615 21589,5 12545 23699,5 7281 9837,34 130385 36.49 66,60 88,78 27 53,97 51,43 46,21 11,65 29,51 410,67 1. Mật độ mạng lưới đường: (Km/Km2) Trong đó: åL : Tổng chiều dài các đường phố (Km). F : Diện tích thành phố (Km2). d : Mạng lưới đường phố. (km/km2) 2. Mật độ diện tích đường phố: Trong đó: L : Chiều dài đường phố (Km). B : Chiều rộng đường phố (Km2). F : Diện tích thành phố do mạng lưới đường phố phục vụ (Km2). g : Mật độ diện tích đường phố Mật độ diện tích đường trên một người dân: Trong đó: L : Chiều dài đường phố (m) B : Chiều rộng đường phố (m) n : Dân số trong thành phố ( người). l : Mật độ diện tích đường trên một người dân. m2/người. Các chỉ số trên đều phù hợp với tiêu chuẩn quy phạm của mạng lưới giao thông hiện đại. IV.2.3. Các công trình giao thông * Giao thông tĩnh: Tại các bến đỗ xe đối ngoại bố trí bãi đỗ xe lam và xe buýt(dự tính cho giao thông công cộng sau này) cho giao thông hành khách nội thành. Tổ chức hệ thống bãi đỗ xe tại các trung tâm thương mại, trung tâm thương mại lớn cho phương tiện giao thông thành phố và vãng lai. Quy mô bãi đỗ xe: Lấy tiêu chuẩn 50xe/1000 dân, 25m2/xe, quy mô dân số đến năm 2020 là 375.000 dân, tổng diện tích bãi đỗ xe là: 50x375x25 = 46,8ha = 0,468km2. * Bãi đỗ xe: Tổ chức 5 bãi độ xe công cộng: 1 bãi gần khu công viên Tức Mạc. 1 bãi gần khu trung tâm thể thao. 1 bãi gần trục trung tâm mới phía Nam thành phố. 1 bãi đỗ xe gần khu vực đền trần 1 bãi đỗ xe nằm ở phía nam bờ sông Hồng. * Cầu đô thị: Hiện đã có cầu Đò Quan là cầu trung tâm thành phố. Phát triển thêm 3 cầu qua sông Đào mới, khoảng cách các cầu khoảng 300m. PHẦN II: QUY HOẠCH CHI TIẾT TRUNG TÂM THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH I . LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH. - Thành phố Nam Định được Chính phủ xếp là đô thị loại II, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật… của Tỉnh Nam Định, là đô thị lớn của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bởi vậy ngoài tính chất là Tỉnh lỵ, đóng vai trò trung tâm phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh (Mũi nhọn là công nghiệp dệt may, cơ khí, chế biến lâm sản…dịch vụ du lịch). Thành phố Nam Định còn có mối quan hệ phát triển kinh tế xã hội của vùng đồng bằng Sông Hồng và các đô thị khác. Thành phố Nam Định, đặc biệt là khu trung tâm cần có quy hoạch chi tiết để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo mục tiêu trên, đồng thời xứng đáng với tính chất đô thị về cảnh quan không gian kiến trúc, vệ sinh môi trường, cơ sở kỹ thuật hạ tầng, văn minh đô thị, nâng cao đời sống tinh thần, nghỉ ngơi, dịch vụ, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Thành phố Nam Định được Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung đến năm 2020 (tại văn bản số 31/2001/TTg ngày 12 tháng 3 năm 2001) và đã tiến hành quy hoạch các khu chức năng như : Khu đô thị mới, Khu công nghiệp phía Tây thành phố Nam Định, quy hoạch các phường…. Nhưng khu trung tâm thành phố chưa có quy hoạch chi tiết được phê duyệt sẽ khó khăn, ảnh hưởng cho việc cải tạo, xây dựng quản lý đất đai, quản lý Nhà nước về các mặt trong địa bàn khu trung tâm và mối quan hệ kiến trúc, hạ tầng giữa khu trung tâm với vùng tiếp giáp trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Với những lý do cơ bản trên, quy hoạch chi tiết khu tung tâm Thành phố Nam Định là cấp thiết. II . MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN QUY HOẠCH - Cụ thể hoá và làm chính xác những quy định của quy hoạch chung Thành phố. - Đánh giá được thực trạng xây dựng, quản lý, khả năng quỹ đất thực hiện có và quỹ đất dự kiến phát triển trên cơ sở tập hợp và cân đối yêu cầu đầu tư xây dựng trong khu vực trung tâm. - Xây dựng mặt bằng sử dụng đất đai và quy định chế độ quản lý sử dụng đất đai cho các đối tượng sử dụng - Nghiên cứu đề suất định hướng không gian kiến trúc và cảnh quan đô thị, làm cơ sở quản lý và phát triển môi trường và cảnh quan của thành phố. - Nghiên cứu cải tạo và xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng trong khu trung tâm, thống nhất với mạng lưới hạ tầng kỹ thuật toàn đô thị. - Xác định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng các đường phố. - Soạn thảo điều lệ quản lý theo quy hoạch. III . CƠ SỞ THIẾT KẾ QUI HOẠCH - Đề nghị của UBND Tỉnh Nam Định tại công văn số 181/VP5 ngày 14/7/1995 ‘’Về việc lập quy hoạch chi tiết khu trung tâm thành phố Nam Định’’. - Quyết định của Bộ trưởng Bộ xây dựng ‘’Về việc phê duyệt nhiệm vụ dự án khảo sát, quy hoạch chi tiết khu trung tâm thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định’’ số 978/QĐ - BXD ngày 22/7/2002. - Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Nam Định đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 31/2001/QĐ - TTg ngày 12/3/2001. - Quyết định số 322/BXD - ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ xây dựng ‘’Về việc ban hành quy định lập các đồ án quy hoạch đô thị’’. - Quyết định của Bộ trưởng Bộ xây dựng số 682/BXD – CSXD ngày 14/12/1996 ‘’ Về việc ban hành quy chuẩn xây dựng Việt Nam ‘’. - Các dự án đầu tư xây dựng, các quy hoạch chi tiết trên địa bàn Nam Định có liên quan đến khu trung tâm Thành phố. - Các tài liệu điều tra cơ bản, bản đồ khảo sát địa hình khu trung tâm tỷ lệ 1/2000 do Trung tâm quy hoạch đô thị – nông thôn Tỉnh Nam Định thực hiện năm 2002. IV. VỊ TRÍ VÀ PHẠM VI LẬP QUY HOẠCH CHI TIẾT : IV-1. Phạm vi và vị trí giới hạn khu trung tâm - Phiá Bắc và Tây Bắc: Giáp đường phía Bắc thôn Liễu Nha, Văn Hưng và sông Ninh Giang, đường Trường Chinh - Phía Đông giáp các đường : Trần Thái Tông (Tỉn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthanhnga.doc
  • dwg01- lhv.dwg
  • dwg02-HTDT.DWG
  • dwg03-DHPTKG.dwg
  • dwg04-CCQHCHUNG.dwg
  • dwg05-QHGT CHON.dwg
  • dwg06 -HT2000.dwg
  • dwg07- GT2000.dwg
  • dwg08-TUYENCHON2000.dwg
  • dwg09-TUYENS2000.dwg
  • dwg10-500TUYEN.dwg
  • dwg11-500SN.dwg
  • dwg12-500DP.dwg
  • dwg13-ANTOAN.dwg
  • docbia.doc
  • docCHUNG.DOC
  • docchynhua.DOC
  • docmuclocua.doc
  • dwgPACHON.dwg