LỜI NÓI ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới và phát triển nền khoa học kỹ thuật ngày càng được chú trọng, do vậy ngành công nghiệp hoá và hiện đại hoá được quan tâm hàng đầu. Nhằm giảm sức lao động của con người tăng cao năng suất hiệu quả kinh tế cao nhờ có những dây chuyền hệ thống tự động ngày càng hoàn thiện, từ đơn giản đến phức tạp từ tự động hoá từng phần đến toàn bộ dây chuyền nhờ sự phát triển vượt bậc của các linh kiện điện tử gọn nhẹ và đa năng làm việc ổn định độ tin cậy lớn đã giúp các nhà thiết kế và chế tạo ra những sản phẩm với chất lượng cao giá thành hạ. Được sự hỗ trợ phát triển mạnh của công nghệ thông tin. Bộ vi xử lý ra đời đã trở thành một công cụ hoàn hảo để phục vụ cho hệ thống tự động hoá quá trình sản xuất. Ngoài ra máy tính cũng được dùng như một thiết bị điều khiển vạn năng, nó được đặt trực tiếp trên các dây chuyền công nghệ để giám sát và quản lý các quá trình. Để trợ giúp con người điều khiển một cách tối ưu của quá trình sản xuất với hiệu quả cao.
Nhờ được tự động hoá làm giảm sức lao động của con người các hệ thống máy móc tự động đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt nâng cao chất lượng sản phẩm tăng năng suất lao động hạ giá thành, sử dụng nguyên liệu tiết kiệmv.v.
Trong quá trình học và được sự đồng ý của thầy cô trong bộ môn tự động hoá xí nghiệp. Em được giao nhận đề tài: "Thiết kế trạm trộn bê tông 30m3/h dùng PLC S7-200". Trong quá trình tham khảo, tìm tài liệu và nghiên cứu trong thực tế dây chuyền trạm trộn bê tông tươi và qua sách tham khảo kỹ thuật.
Song do thời gian có hạn và kinh nghiệm chưa có, nên trong bản đồ án của em còn có nhiều sai sót. Nhưng được sự giúp đỡ của bạn bè trong lớp và đặc biệt được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Phan Cung đã giúp đỡ và sửa chữa để em hoàn thiện bộ đồ án tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn và các thầy cô trong Bộ môn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2006
94 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 11353 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế trạm trộn bê tông 30m3-H dùng PLC S7-200, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai cách:
Nhấn vào nút dừng tổng lập tức hệ thống sẽ ngừng hoạt động.
Gạt tay gạt từ chế độ tự động sang chế độ bằng tay lập tức hệ thống ngừng hoạt động tự động trao quyền cho người điều khiển.
Với chế độ hoạt động bằng tay hệ thống ở trạng thái mở, ta có thể chỉ cấp cát, xi măng, nước để tạo thành vữa chát xây dựng. Hay chỉ cần trộn khô bê tông rồi xả nước và đổ vào thùng xe chứa để xe trộn ướt bê tông đường chuyên trở nhằm giảm thời gian trộn và đảm bảo chất lượng bê tông tới chân công trình.
2.1.7. Cấu trúc hệ điều khiển trạm trộn bê tông tươi
Hệ thống điều khiển trạm trộn bao gồm các phần sau:
1. Hệ thống máy tính giám sát trung tâm (Dùng PC)
2. Hệ thống điều khiển trực tiếp với trạm trộn (Dùng PLC)
3. Tín hiệu ra của hệ thống
4. Phần hiển thị
5. Hệ thống cân
6. Tín hiệu của các công tắc hành trình, các công tắc chọn chế độ, tín hiệu cân…
a Hệ thống máy tính giám sát trung tâm
Hệ thống máy tính giám sát trung tâm với phần mềm điều khiển giám sát có chức năng.
Nhập và truyền các lượng đặt về khối lượng xuống PLC
Nhập và truyền các lượng đặt về thời gian xuống PLC
Nhập và quản lý các thông tin về khách hàng, in hoá đơn thanh toán
Giám sát các quá trình hoạt động của máy bằng tín hiệu đèn báo
Giám sát hệ thống định lượng của máy,.
Hệ thống điều khiển trực tiếp trạm trộn.
Để điều khiển trạm trộn bê tông, máy tính có thể hoàn toàn đảm nhiệm chức năng này, tuy nhiên nhược điểm của máy tính là độ an toàn thấp. Ngày nay với sự ra đời và phát triển của thiết bị điều khiển logic khả trình (PLC) hoạt động tin cậy và thích hợp trong môi trường công nghiệp, khắc phục được các nhược điểm của máy tính, do đó việc trình bày hệ thống hoàn toàn cho phép ta lựa chọn giải pháp kết hợp khả năng của máy tính và PLC điều khiển chi phí thấp mà chất lượng hệ thống được nâng cao rõ rệt.
Trong hệ thống, nhiệm vụ điều khiển hoạt động các cơ cấu chấp hành tập trung tại PLC. Vì thế cho phép hệ thống hoạt động độc lập khi máy tính gặp sự số. Máy tính PLC có thể trao đổi dữ liệu để hệ thống vận hành đúng yêu cầu của từng loại mác bê tông.
Trạm trộn bê tông trình bày trong đồ án dùng thiết bị khả trình PLC của hãng Siemen họ S7-200 với CPU 226AC/DC/Relay, có các tính năng kỹ thuật sau:
Số đầu vào/ra số: 24DI/16DO
Khả năng mở rộng tối đa khi sử dụng modul mở rộng: 128DI/120DO.
Bộ nhớ chương trình: 8Kbyte
Bộ nhớ dữ liệu: 4Kbyte
Số cổng truyền thông: 2/RS485
Nguồn cấp 220 AVC
Đầu vào một chiều 24DC
Đầu ra Relay.
c. Hệ thống hiển thị
Chủ yếu dùng để hiển thị chế độ làm việc, tên mác bêtông đang trộn, trọng lượng vật liệu đang cân. Có thể dùng led 7 thanh, màn hình moniter, màn hình máy tính, thiết bị chuyên dụng của các hãng như BUCODATcủa hãng GEORG- BUTTNER, TD200 của hãng SIEMENS …
d. Hệ thống cân
Có thể dùng một trong những cách sau để cân cốt liệu:
Cân thủ công: người công nhân cân trực tiếp bằng cân thường, rồi đổ vật liệu vào cối trộn. Cách này không khả quan vì tốn nhiều công, sức
Cân bằng cách đong cốt liệu bằng gầu, xô, thùng… Các này chỉ áp dụng cho sản xuất nhỏ
Cân bằng phương pháp cân tự động: Sử dụng các Load cell cảm biến áp lực, khi có trọng lượng đè lên Load cell, làm thay đổi giá trị điện trở nội của Load cell, giá trị này gửi về bộ điều khiển trung tâm đẻ giải quyết. Cách này được ứng dụng nhiều trong công nghệ trạm trộn
2.2. Tính toán mạch lực cho trạm trộn bê tông.
Trạm trộn bê tông là hệ thống máy điện có công suất khá lớn khoảng 100 KVA, có thiết bị dùng điện 1 pha, có thiết bị dùng điện 3 pha ta cần phải thiết kế riêng cho hệ thống.
2.2.1. Tính toán hệ thống cung cấp điện cho hệ thống trạm trộn
Điện áp được đưa vào trạm trộn được lấy từ lưới điện trung áp cấp cho nhà máy qua trạm phân phối trung tâm và đưa tới trạm biến áp của trạm trộn bằng cáp ngầm. Điện áp từ lưới trung áp là 10kv sau khi qua trạm biến áp hệ thống được giảm xuống 0,4kv.
Điện áp sau khi biến áp được cung cấp cho các phụ tải có công suất sau.
PDC trộn = 22kw
Pvít tải kiên = 7,5kw
Pvít tải đứng = 7,5kw
Pđộng cơ xe kíp = 11kw
Pbản nước = 3 kw
Pkhí nén = 2kw
Pmáy rung = 1.1kw
a. Thiết kế trạm biến áp
STT =
22+15+11+3+2+1
= 67,5KVA
0,8
0,8 là hệ số cos j tính cho toàn động cơ.
Do sử dụng một máy biến áp nên ta chọn công suất
Sđm ³ STT
Ta chọn công suất mát
Sđm = 100KVA 10KV/0,4KV do ABB chế tạo
Do máy biến áp này được sản xuất trong nước nên không phải tính hệ số điều chỉnh nhiệt độ.
b. Lựa chọn máy cắt cao áp:
I cưỡng bức =
Sđm
=
100
=10A
Uđm
10
Dòng điện ngắn mạch qua máy cắt = 10A
Loại
Điện áp định mức
Dòng làm việc
Giới hạn dòng cắt
Dòng xung
Pb – 10/400
10KV
30DA
20KA
40KA
Chọn cầu chì của quá trình thông số máy cắt ta có thể chọn được cầu chì cao áp . Cầu chì cao áp ta chọn 2 loại của Siemens chế tạo có các thông số:
Loại
Uđm
Iđm
I cắt min
I cắt max
3GDI 201 – 3B
10KV
20A
62A
63KA
c. Chọn tủ động lực
Tủ động lực gồm 1 át tô mát tổng đầu vào và 7 át tô mát nhánh.
Chọn át tổng.
Imax=
Chọn át tổng có dòng định mức Iđm = 150A
Át tô mát động cơ trộn chính
Imax=
Chọn áttômát động cơ trộn chính có dòng định mức Iđm = 50A
Chọn khởi động từ có dòng định mức Iđm = 85A
Át tô mát vít tải xiên
Imax=
Chọn áttômát động cơ kéo vít tải xiên có dòng định mức Iđm = 16A
Chọn khởi động từ có dòng định mức Iđm = 30A
Át tô mát vít tải đứng
Imax=
Chọn áttômát động cơ kéo vít tải đứng có dòng định mức Iđm = 16A
Chọn khởi động từ có dòng định mức Iđm = 30A
Át tô mát động cơ kéo xe skíp
Imax=
Chọn áttômát động cơ kéo xe skíp có dòng định mức Iđm = 16A
Chọn khởi động từ có dòng định mức Iđm = 40A
Át tô mát động cơ bơm nước
Imax=
Chọn áttômát động cơ bơm nước có dòng định mức Iđm = 10A
Chọn khởi động từ có dòng định mức Iđm = 12A
Át tô mát máy nén khí
Imax=
Chọn áttômát máy nén khí có dòng định mức Iđm = 10A
Chọn khởi động từ có dòng định mức Iđm = 12A
Sau khi tính toán ta có sơ đồ nguyên lý mạch lực như hình 2.1
2.2.2. Chức năng từng phần tử trong sơ đồ mạch động lực
Hệ điều khiển trạm trộn bê tông không yêu cầu phải điều chỉnh tốc độ động cơ do vậy để tiết kiệm chi phí và tăng độ tin cậy cho hệ thống ta dùng động cơ không đồng bộ rô tô lồng sóc.
Toàn bệ hệ thống điện có 8 động cơ công suất từ nhỏ đến lớn, đều dùng nguồn 3 pha, với các động cơ nhỏ như động cơ rung, động cơ bơm nước, phụ gia ta có thể khởi động trực tiếp và không cần dùng Role nhiệt bảo vệ. Các động cơ còn lại có công suất lớn hơn, ta phải có biện pháp giảm dòng khởi động và phải có Role nhiệt bảo vệ quá tải.
Sơ đồ mạch động lực bao gồm:
Áp tô mát tổng 150 A: Cắt, đóng và bảo vệ ngắn mạch cho toàn bộ điều khiển.
Áp tô mát 50 A: Cắt, đóng và bảo vệ ngắn mạch cho động cơ trộn bê tông (công suất P = 22kw)
2 Áp tô mát 16 A: Cắt, đóng và bảo vệ ngắn mạch cho động cơ kéo xe skíp và động cơ vít tải đứng (công suất P=7,5Kw).
Áp tô mát 16 A: Cắt, đóng và bảo vệ ngắn mạch cho động cơ kéo vít tải xiên (công suất P = 11Kw).
2 Áp tô mát 10 A: Cắt, đóng và bảo vệ ngắn mạch cho động cơ bơm nước (công suất P = 3kw) và máy nén khí (công suất P = 2kw)
5 Áp tô mát 10 A: Cắt, đóng và bảo vệ ngắn mạch cho cuộn hút của các van điện khí nén.
2 khởi động từ 30A, KM4 và KM5 cắt, đóng nguồn và bảo vệ quá tải động cơ kéo xe skíp . KM4 cấp nguồn cho động cơ chạy thuận (xe skip đi lên) KM 5 cấp
nguồn cho động cơ chạy nghịch (Xe skip đi xuống)
Khởi động từ 30 A, KM 6 cắt, đóng nguồn và bảo vệ quá tải động cơ kéo vít tải xiên.
Khởi động từ 40A, KM 7 đóng, cắt nguồn và bảo vệ quá tải động cơ kéo vít tải xiên.
Khởi động từ 12A, KM 8 cắt, đóng nguồn và bảo vệ qúa tải cho máy bơm nước.
Khởi động từ 12A, KM9 cắt, đóng nguồn và bảo vệ quá tải cho máy nén khí.
Khởi động từ 12 A, KM 10 cắt, đóng nguồn và bảo vệ qúa tải cho máy rung.
Khởi động từ 10A, KM11, cắt đóng nguồn và bảo vệ quá tải cho cuộn hút van điện khí nén đóng mở cửa xả bê tông.
Khởi động từ 10A, KM 12 cắt, đóng nguồn và bảo vệ quá tải cho cuộn hút van điện khí nén đóng mở cửa xả nước.
Khởi động từ 10A, KM13 cắt, đóng nguồn và bảo vệ quá tải cho cuộn hút van địên khí nén đóng mở cửa xả xi măng.
Khởi động từ 10A, KM14 cắt đóng nguồn và bảo vệ quá tải cho cuộn hút van điện, khí nén đóng mở cửa đá 1.
Khởi động từ 10A, KM 15 cắt, đóng nguồn và bảo vệ quá tải cho cuôn hút van điện khí nén đóng mở cửa đá 2.
Khởi động từ 10A, KM 15 cắt, đóng nguồn và bảo vệ quá tải cho cuộn hút van điện khí nén đóng mở cửa đá 2.
Khởi động từ 10A, KM16, đóng nguồn và bảo vệ quá tải cho cuộn hút van điện khí nén đóng mở cửa cát.
2.3. Thiết kế mạch điều khiển:
2.3.1 Mạch điều khiển
Từ yêu cầu công nghệ cụ thể của trạm trộn, em thiết kế mạch điều khiển như sau ( như hình vẽ dưới đây 2.2-2.9)
Hình 2.2: Sơ đồ nguồn tủ điều khiển
Hình 2.3: Sơ đồ đầu vào PLC
Hình 2.4: Só đồ đầu tào PLC
Hình 2.5: Sơ đồ mạch điều khiển các van
Hình 2.6: Sơ đồ mạch công tắc hành chỉnh
Hình 2.7: Sơ đồ mạch đèn báo
Hình 2.8: Sơ đồ mạch điều khiển động lực
K10
K9
K7
K1
K10
K9
K7
K1
Chạy trộn
Chạy vít tải đứng
Chạy nén khí
Chạy máy rung
D
Dừng máy rung
Dừng nén khí
Dừng VTĐ
Dừng trộn
Hình 2.9: Sơ đồ mạch điều khiển những động cơ không điều khiển bằng PLC
2.3.2 Chức năng từng phần tử trong sơ đồ
a. Chức năng từng đầu ra của PLC trong sơ đồ trạm trộn bêtông
Đầu ra Q0.0: điều khiển cửa cấp cốt liệu VTP1
Đầu ra Q0.1: điều khiển cửa cấp cốt liệu VTP2
Đầu ra Q0.2: điều khiển cửa cấp cốt liệu VTP3
Đầu ra Q0.3: điều khiển nguồn cấp cho kênh cân 1 của BUCODAT
Đầu ra Q0.4: điều khiển nguồn cấp cho kênh cân 2 của BUCODAT
Đầu ra Q0.5: điều khiển vít tải xiên
Đầu ra Q0.6: điều khiển bơm nước
Đầu ra Q1.0 điều khiển cửa xả ximăng
Đầu ra Q1.1: điều khiển cửa xả nước
Đầu ra Q1.2: điều khiển cửa xả bêtông
Đầu ra Q1.3: điều khiển rơle thời gian trộn
Đầu ra Q1.4: điều khiển xe skíp lên
Đầu ra Q1.5: điều khiển xe skíp xuống
Đầu ra Q1.6: bảo vệ xe skíp xuống, lên không quá hành trình
b. Chức năng từng đầu vào của PLC trong sơ đồ trạm trộn bêtông
Đầu vào I0.0: nhận tín hiệu DS1 của BUCODAT ( tín hiệu báo đã cân đủ cốt liệu ở cửa cấp VTP1 )
Đầu vào I0.1: nhận tín hiệu DS2 của BUCODAT ( tín hiệu báo đã cân đủ cốt liệu ở cửa cấp VTP2 )
Đầu vào I0.2: nhận tín hiệu DS3 của BUCODAT ( tín hiệu báo đã cân đủ cốt liệu ở cửa cấp VTP3 )
Đầu vào I0.3: nhận tín hiệu chế độ hoạt động tự động hoạc bằng tay cho cân cốt liệu
Đầu vào I0.4: nhận tín hiệu chế độ hoạt động tự động hoạc bằng tay cho se skíp
Đầu vào I0.5: nhận tín hiệu chế độ hoạt động tự động hoạc bằng tay cho cửa xả bêtông
Đầu vào I0.6: nhận tín hiệu PE1, tín hiệu báo kênh cân 1 của BUCODAT đang hoạt động
Đầu vào I0.7: nhận tín hiệu EM1, tín hiệu báo mức rỗng của kênh cân 1 do BUCODAT gửi về
Đầu vào I1.0: nhận tín hiệu DS4 của kênh cân 2 của BUCODAT ( tín hiệu báo đã cân đủ ximăng ở thùng cân xi măng )
Đầu vào I1.1: nhận tín hiệu PE2, tín hiệu báo kênh cân 2 của BUCODAT đang hoạt động
Đầu vào I1.2: nhận tín hiệu EM2, tín hiệu báo mức rỗng của kênh cân 2 do BUCODAT gửi về
Đầu vào I1.3: nhận tín hiệu chọn chế độ làm việc hoạc đặt định mức cho trạm trộn
Đầu vào I1.4: nhận tín hiệu chọn chế độ làm việc hoạc đặt định mức cho trạm trộn
Đầu vào I1.6, I1.7: nhận tín hiệu chọn chế độ làm việc của cân phụ gia
Đầu vào I2.0: nhận tín hiệu Đ1 đóng hay mở của cửa VTP1
Đầu vào I2.1: nhận tín hiệu Đ2 đóng hay mở của cửa VTP2
Đầu vào I 2.2: nhận tín hiệu Đ3 đóng hay mở của cửa VTP3
Đầu vào I 2.3: nhận tín hiệu ĐTN trạng thái đóng hoạc mở cửa xả nước
Đầu vào I 2.4: nhận tín hiệu ĐTX báo trạng thái đóng hoạc mở cửa xả ximăng
Đầu vào I 2.5: nhận tín hiệu DT0 báo trạng thái xe skíp ở vị trí chờ cốt liệu
Đầu vào I 2.6: nhận tín hiệu DT1 báo trạng thái xe skíp ở vị trí chờ xả cốt liệu
Đầu vào I 2.7: nhận tín hiệu DT2 báo trạng thái xe skíp, cửa xả ximăng, cửa xả nước ở vị trí mở (đang xả cốt liệu ) vào cối trộn
Đầu vào I 3.0: nhận tín hiệu T3 hết thời gian chẽ trộn bêtông
Đầu vào I 3.1: nhận tín hiệu T4 hết thời gian xả bêtông
Đầu vào I 3.2: nhận tín hiệu DTT báo trạng thái đóng cửa xả bêtông
Đầu vào I 3.3: nhận tín hiệu MTT báo trạng thái mở cửa xả bêtông
Đầu vào I 3.4: nhận tín hiệu K10 báo vít tải xiên đang hoạt động
Đầu vào I 3.5: nhận tín hiệu K12 báo bơm nước đang hoạt động
Đầu vào I 3.6: nhận tín hiệu K20 báo xe skíp đang lên
Đầu vào I 3.7: nhận tín hiệu K21 báo xe skíp đang xuống
c. Chức năng của các công tắc hành trình
Công tắc hành trình Đ1: báo trạng thái đóng hoạc mở cửa VTP1
Công tắc hành trình Đ2: báo trạng thái đóng hoạc mở cửa VTP2
Công tắc hành trình Đ3: báo trạng thái đóng hoạc mở cửa VTP3
Công tắc hành trình ĐCN: báo trạng thái đóng hoạc mở cửa xả nước
Công tắc hành trình ĐTX: báo trạng thái đóng hoạc mở cửa xả ximăng
Công tắc hành trình ĐT0: báo trạng thái xe skíp ở vị trí chờ cốt liệu
Công tắc hành trình ĐT1: báo trạng thái xe skíp ở vị trí chờ xả cốt liệu
Công tắc hành trình ĐT2: báo trạng thái xe skíp, cửa xả ximăng, cửa xả nước ở vị trí mở (đang xả cốt liệu ) vào cối trộn
Bộ cảm biến ĐTT và cuộn hút ĐTT: báo trạng thái đóng cửa xả bêtông
Bộ cảm biến MTT và cuộn hút MTT: báo trạng thái mở cửa xả bêtông
Công tắc hành trình HCL: hạn chế đi lên của xe skíp không qua khỏi điểm xả cốt liệu, đảm bảo an toàn cho xe skíp
Công tắc hành trình HCX: hạn chế đi xuống của xe skíp không qua khỏi điểm đợi cốt liệu, đảm bảo an toàn cho xe skíp
Công tắc hành trình NTT: đảm bảo cối trộn quay đúng chiều
d.Các rơle thời gian
Rơle thời gian T1: tạo khoảng thời gian trễ không cho vít tải xiên và vít phụ khởi động đồng thời
Rơle thời gian T2: tạo khoảng thời gian trễ trùng cáp
Rơle thời gian T3: tạo khoảng thời gian trễ trộn bêtông
Rơle thời gian T4: tạo khoảng thời gian trễ xả bêtông
e. Các rơle trung gian
Rơle trung gian R1: điều khiển cửa cấp cốt liệu VTP1
Rơle trung gian R2: điều khiển cửa cấp cốt liệu VTP2
Rơle trung gian R3: điều khiển cửa cấp cốt liệu VTP3
Rơle trung gian R4: điều khiển nguồn cấp cho kênh cân 1 của BUCODAT
Rơle trung gian R5: điều khiển nguồn cấp cho kênh cân 2 của BUCODAT
Rơle trung gian R6: điều khiển vít tải xiên
Rơle trung gian R7: điều khiển bơm nước
Rơle trung gian R11: điều khiển cửa xả ximăng
Rơle trung gian R12: điều khiển cửa xả nước
Rơle trung gian R13: điều khiển cửa xả bêtông
Rơle trung gian R14: điều khiển rơle thời gian trộn
Rơle trung gian R15: điều khiển xe skíp lên
Rơle trung gian R16: điều khiển xe skíp xuống
Rơle trung gian R17: bảo vệ xe skíp xuống, lên không quá hành trình
f. Chức năng của các công tắc chuyển mạch
Chọn chế độ làm việc tự động hoặc bằng tay cho các khâu trong chu kỳ hoạt động của trạm.
g. Chức năng của các nút bấm chạy, dừng
Điều khiển các bước hoạt động của trạm trộn bằng tay.
2.4.Mạch nhận tín hiệu cân
2.4.1. Giới thiệu chung về BUCODAT
Giới thiệu chung về BUCODAT: Là thiết bị chuyên dung của hãng GEORG BUTTNER Cộng hoà liên bang Đức, được thiết kế để lưu giữ các chương trình điều khiển( các mác betông ) và có đầu nhận tín hiệu tương tự từ cảm biến áp lực (Load cell ) gửi về. Bản thân BUCODAT có 2 kênh nhận tín hiệu, có sẵn các bộ khuếch đại, có hai bộ hiển thị tín hiệu.
2.4.2. Nguyên lý làm việc của BUCODAT
Nguyên lý cân cốt liệu: Khi BUCODAT được cấp nguồn nuôi, nếu chân F1 được cấp nguồn 220V, kênh cân1 bắt đầu hoạt động. Chân EM1 có dương 24V DC gửi về PLC. Nhận được tín hiệu này PLC ra lệnh cho cửa VTP1 mở cấp cốt liệu 1 vào xe skip. Khi trọng lượng thành phần cốt liệu 1 đủ theo lượng đặt, (tín hiệu từ load cell 1,2,3 gửi về ) ,mức điện áp chân DS1 ngay lập tức lên + 24V DC gửi về PLC. Nhận được tín hiệu này PLC ra lệnh cho cửa VTP2 mở cấp cốt liệu 2 vào xe skip. Khi trọng lượng thành phần cốt liệu 2 đủ theo lượng đặt, (tín hiệu từ load cell 1,2,3 gửi về ) ,mức điện áp chân DS2 ngay lập tức lên + 24V DC gửi về PLC. Nhận được tín hiệu này PLC ra lệnh cho cửaVTP3 mở cấp cốt liệu 3 vào xe skip. Khi trọng lượng thành phần cốt liệu 3 đủ theo lượng đặt, (tín hiệu từ load cell 1,2,3 gửi về ) ,mức điện áp chân PE1 ngay lập tức lên + 24V DC gửi về PLC báo việc cân cốt liệu đã hoàn thành. Nhận được tín hiệu từ chân PE1, PLC tiến hành làm công việc tiếp theo.
Nguyên lý cân ximăng: Khi BUCODAT được cấp nguồn nuôi, nếu chân F2 được cấp nguồn 220V, kênh cân 2 bắt đầu hoạt động. Chân EM2 có dương 24V DC gửi về PLC. Nhận được tín hiệu này PLC ra lệnh cho vít tải xiên hoạt động. Khi trọng lượng ximăng đủ theo lượng đặt, (tín hiệu từ load cell 4,5,6 gửi về ) ,mức điện áp chân DS2 và chân PE2 ngay lập tức lên + 24V DC gửi về PLC. Nhận được tín hiệu từ chân PE2, PLC tiến hành làm công việc tiếp theo
2.4.3. Sơ đồ nguyên lý mạch cảm biến áp lực
2.5 Nguyên lý làm việc của toàn bộ sơ đồ
a. Nguyên lý hoạt động cửa cấp cát (VTP1)
Chế độ hoạt động tự động: Công tắc cân đặt ở chế độ tự động, khi có tín hiệu điều khiển từ PLC (tiếp điểm thường mở Q0.0 đóng lại). Dương nguồn 24V cấp đến 1 đầu cuộn rơle trung gian R1. Để rơle này tác động, trước đó tiếp điểm thường mở DTO của công tắc hành trình DTO báo trùng cáp phải đóng lại (báo trạng thái chờ cấp liệu của xe skíp) cấp nguồn 0V cho 1 đầu của R1. Cuộn hút R1 được cấp đủ nguồn sẽ tác động. Tiếp điểm thường mở R1 (62-300) của rơle trung gian R1 đóng lại cấp nguồn 220V cho cuộn hút VTP1. Cuộn hút VTP1 sẽ điều khiển xilanh khí 1 đóng hoặc mở cửa Đ1 đáp ứng đúng tín hiệu điều khiển từ chân Q0.0 của PLC.
Chế độ hoạt động bằng tay: Công tắc cân đặt ở chế độ tay, khi ấn nút chạy C1, đương nguồn 24V cấp đến 1 đầu cuộn hút rơle trung gian R1. Để rơle này tác động, trước đó tiếp điểm thường mở DTO của công tắc hành trình DTO báo trùng cáp phải đóng lại (báo trạng thái chờ cấp liệu của xe skíp) cấp nguồn 0V cho 1 đầu của R1. Cuộn hút R1 được cấp đủ nguồn sẽ tác động. Tiếp điểm thường mở R1 (62-300) của rơle trung gian R1 đóng lại cấp nguồn 220V cho cuộn hút VTP1. Cuộn hút VTP1 sẽ điều khiển xilanh khí 1 đóng hoặc mở cửa Đ1 đáp ứng đúng tín hiệu điều khiển từ việc ta ấn hay không ấn nút C1.
b. Nguyên lý hoạt động cửa cấp đá 1( VTP2.)
Chế độ hoạt động tự động: Công tắc cân đặt ở chế độ tự động, khi có tín hiệu điều khiển từ PLC (tiếp điểm thường mở Q0.1 đóng lại). Dương nguồn 24V cấp đến 1 đầu cuộn hút rơle trung gian R2. Để rơle này tác động, trước đó tiếp điểm thường mở DTO của công tắc hành trình DTO báo trùng cáp phải đóng lại (báo trạng thái chờ cấp liệu của xe skíp) cấp nguồn 0V cho 1 đầu của R2. Cuộn hút R2 được cấp đủ nguồn sẽ tác động. Tiếp điểm thường mở R2 (63-301) của rơle trung gian R2 đóng lại cấp nguồn 220V cho cuộn hút VTP2. Cuộn hút VTP2 sẽ điều khiển xilanh khí 2 đóng hoặc mở cửa Đ2 đáp ứng đúng tín hiệu điều khiển từ chân Q0.1 của PLC.
Chế độ hoạt động bằng tay: Công tắc cân đặt ở chế độ tay, khi ấn nút chạy C2, dương nguồn 24V cấp đến 1 đầu cuộn hút rơle trung gian R1. Để rơle này tác động, trước đó tiếp điểm thường mở DTO của công tắc hành trình DTO báo trùng cáp phải đóng lại (Báo trạng thái chờ cấp liệu của xe skíp) cấp nguồn 0V cho 1 đầu của R1. Cuộn hút R2 được cấp đủ nguồn sẽ tác động. Tiếp điểm thường mở R2 (62-301) của rơle trung gian R2 đóng lại cấp nguồn 220V cho cuộn hút VTP2. Cuộn hút VTP2 sẽ điều khiển xilanh 2 đóng hoặc mở cửa Đ2 đáp ứng đúng tín hiệu điều khiển từ việc ta ấn hay không ấn nút C2.
c. Nguyên lý hoạt động cửa cấp đá 2( VTP3 )
Chế độ hoạt động tự động: Công tắc cân đặt ở chế độ tự động, khi có tín hiệu điều khiển từ PLC (tiếp điểm thường mở Q0.2 đóng lại). Dương nguồn 24V cấp đến 1 đầu cuộn hút rơle trung gian R3. Để rơle này tác động, trước đó tiếp điểm thường mở DTO của công tắc hành trình DTO báo trùng cáp phải đóng lại (báo trạng thái chờ cấp liệu của xe skíp) cấp nguồn 0V cho 1 đầu của R3. Cuộn hút R3 được cấp đủ nguồn sẽ tác động. Tiếp điểm thường mở R3 (62-302) của rơle trung gian R3 đóng lịa cấp nguồn 220V cho cuộn hút VTP3. Cuộn hút VTP 3 sẽ điều khiển xi lanh khí 3 đóng hoặc mở cửa Đ3 đáp ứng đúng tín hiệu điều khiển từ chân Q0.2 của PLC.
Chế độ hoạt động bằng tay: Công tắc cân đặt ở chế độ tay, khi ấn nút chạy C3, dương nguồn 24V cấp đến 1 đầu cuộn hút rơle trung gian R3. Để rơle này tác động, trước đó tiếp điểm thường mở DTO của công tắc hành trình DTO báo trùng cáp phải đóng lại (báo trạng thái chờ cấp liệp của xe skíp) cấp nguồn 0V cho 1 đầu của R3. Cuộn hút R3 được cấp đủ nguồn sẽ tác động. Tiếp điểm thường mở R3 (62-302) của rơle trung gian R3 đóng lại cấp nguồn 220V cho cuộn hút VTP3. Cuộn hút VTP sẽ điều khiển xilanh 3 đóng hoặc mở cửa Đ3 đáp ứng đúng tín hiệu điều khiển từ việc ta ấn hay không ấn nút C3.
d. Nguyên lý hoạt động cửa xả xi măng
Chế độ hoạt động tự động: Công tắc cửa xả đặt ở chế độ tự động, khi có tín hiệu điều khiển từ PLC (tiếp điểm thường mở Q1.0 đóng lại). Dương nguồn 24V từ Q100 qua tiếp điểm thường đóng R6 (220-221) của rơle trung gian điều khiển vít tải xiên (báo vít tải xiên không hoạt động) cấp đến 1 đầu cuộn hút rơle trung gian R11. Cuộn hút R11 được cấp đủ sẽ tác động. Tiếp điểm thường mở R11 (62-305) của rơle trung gian R11 đóng lại cấp nguồn 220V cho cuộn hút VXX. Cuộn hút VXX sẽ điều khiển xilanh khí 2 đóng hoặc mở cửa xả xi măng đáp ứng đúng tín hiệu điều khiển từ chân Q1.0 của PLC.
Chế độ hoạt động bằng tay: Công tắc cửa xả đặt ở chế độ tay, khi ấn nút chạy C6, dương nguồn 24V từ C6 qua nút dừng D6 qua tiếp điểm thường đóng R6 (220-221) của rơle trung gian điều khiển vít tải xiên (báo vít tải xiên không hoạt động) cấp đến 1 đầu cuộn hút rơle trung gian R11. Cuộn hút R11 được cấp đủ nguồn sẽ tác động. Tiếp điểm thường mở R11 (62-305) của rơle trung gian R11 đóng lại cấp nguồn 220V cho cuộn hút VXX. Cuộn hút VXX sẽ điều khiển xi lanh khí 4 đóng lại, điều khiển cửa xả xi măng mở ra. Khi ta ấn nút dùng D6 nguồn 24V bị cắt, cuộn hút R6 mất điện. Tiếp điểm thường mở R11 (62-305) của rơle trung gian R11 mở ra cắt nguồn 220V cho cuộn hút VXX. Cuộn hút VXX sẽ điều khiển xi kanh khí 4 mở ra điều khiển cửa xả xi măng đóng lại.
e. Nguyên lý hoạt động cửa xả nước
Chế độ hoạt động tự động: Công tắc cửa xả đặt ở chế độ tự động, khi có tín hiệu điều khểin từ PLC (tiếp điểm thường mở Q1.1 đóng lại). Dương nguồn 24V từ Q1.1 qua tiếp điểm thường đóng R7 (225-226) của rơle trung gian điều khiển bơm nước (báo bơm nước không hoạt động) cấp đến 1 đầu cuộn hút rơle trung gian R12. Cuộn hút R12 được cấp đủ nguồn sẽ tác động. Tiếp điểm thường mở R12 (62-309) của rơle trung gian R12 đóng lại cấp nguồn 220V cho cuộn hút VXN. Cuộn hút VXN sẽ điều khiển xi lanh khí 5 đóng hoặc mở cửa xả nước đáp ứng đúng tín hiệu điều khiển từ chân Q1.1 của PLC.
Chế độ hoạt động bằng tay: Công tắc cửa xả đặt ở chế độ tay, khi ấn nút chạy C7, dương nguồn 24V từ C7 qua nút dừng D7 qua tiếp điểm thường đóng R7 (225-226) của rơle trung gian điều khiển bơm nước (báo bơm nước không hoạt động) cấp đến 1 đầu cuộn hút rơle trung gian R12. Cuộn hút R12 được cấp đủ nguồn sẽ tác động. Tiếp điểm thường mở R12 (62-306) của rơle trung gian R12 đóng lại cấp nguồn 220V cho cuộn hút VXN. Cuộn hút VXN sẽ điều khiển xi lanh khí 5 đóng lại, điều khiển cửa xả xi măng mở ra. Khi ta ấn nút dừng D7 nguồn 24V bị vắt, cuộn hút R12 mất điện. Tiếp điểm thường mở R12 (62-306) của rơle trung gian R12 mở ra cắt nguồn 220V cho cuộn hút VXN. Cuộn hút VXN sẽ điều khiển xi lanh khí 5 mở ra điều khiển cửa xả nước đóng lại.
f. Nguyên lý hoạt động cửa xả bê tông
Chế độ hoạt động tự động: Công tắc cửa xả đặt ở chế độ tự động, khi có tín hiệu điều khiển từ PLC (tiếp điểm thường mở Q1.2 đóng lại). Dương nguồn 24V từ Q1.2 cấp đến 1 đầu cuộn hút rơle trung gian R13. Cuộn hút R13 được cấp đủ nguồn sẽ tác động. Tiếp điểm thường mở R13 (62-307) của rơle trung gian R13 đóng lại cấp nguồn 220V cho cuộn hút VXBT. Cuộn hút VXBT sẽ điều khiển xi lanh khí 6 đóng hoặc mở cửa xả bê tông đáp ứng đúng tín hiệu điều khiển từ chân Q1.2 của PLC.
Chế độ hoạt động bằng tay: Công tắc cửa xả đặt ở chế độ tay, khi ấn nút chạy C8, dương nguồn 24V từ C8 qua nút dừng D8 cấp đến 1 đầu cuộn hút rơle trung gian R13. Cuộn hút R13 được cấp đủ nguồn sẽ tác động. Tiếp điểm thường mở R13 (62-307) của rơle trung gian R13 đóng lại cấp nguồn 220V cho cuộn hút VXBT. Cuộn hút VXBT sẽ điều khiển xi lanh khí 6 đóng lại, điều khiển cửa xả bê tông mở ra. Khi ta ấn nút dừng D8 nguồn 24V bị cắt, cuộn hút R13 mất điện. Tiếp điểm thường mở R13 (62-307) của rơle trung gian R13 mở ra cắt nguồn 220V cho cuộn hút VXBT. Cuộn hút VXBT sẽ điều khiển xi lanh khí 6 mở ra điều khiển cửa xả bê tông đóng lại.
g. Nguyên lý hoạt động bơm nước
Chế độ hoạt động tự động: Công tắc cân đặt ở chế độ tự động, khi có tín hiệu điều khiển từ PLC (tiếp điểm thường mở Q0.6 đóng lại). Dương nguồn 24V từ Q0.6 qua tiếp điểm thường đóng R12 (213-214) của rơle trung gian điều khiển cửa xả nước (báo cửa xả nước đang đóng) cấp đến 1 đầu cuộn hút rơle trung gian R7. Cuộn hút R7 được cấp đủ nguồn sẽ tác động. Tiếp điểm thường mở R7 (62-370) của rơle tủng gian R7 đóng lại cấp nguồn 220V cho cuộn hút K12. Tiếp điểm K12 sẽ cấp nguồn động lực cho bơm nước. Bơm nước bắt đầu hoạt động đưa nước lên thùng cân. Điều khiển tín hiệu từ chân Q0.6 của PLC (đóng hay không đóng) dẫn đến bơm nước hoạt động hay không hoạt động.
Chế độ hoạt động bằng tay: Công tắc cân đặt ở chế độ tay, khi ấn nút chạy C5, dương nguồn 24V từ C5 quan tiếp điểm thư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thiết kế trạm trộn bê tông 30m3-h dùng PLC S7-200.docx