Chủ nhân của biển
Số phận của những con người gắn cuộc đời mình với biểnxưa nay là
vậy. Giữa cái sống và chết chỉ là ranh giới mỏng manh. Cơn bão số 1
vừa qua, trong khoảnh khắc ngắn ngủi đã cướp đi sinh mạng của hàng
trăm con người, đa phần là những ngư dân dày dạn kinh nghiệm với
biển khơi.
ðầy rủi ro, bất trắc, nhưng không vì thế mà con ngườiquay lưng với
biển. ðại dương bao la vẫn là nguồn tài nguyên quý giá cần thiết và
hấp dẫn con người. Sau những thảm nạn trên biển, những ngư phủ
còn sống sót vẫn dong thuyền ra khơi. Rồi những thế hệ kế tiếp của
các làng chài vẫn nối nghiệp cha ông, lấy biển làm kế mưu sinh từ đời
này sang đời khác. Biển có lúc hung dữ là vậy nhưng chưabao giờ
khuất phục được con người.
Việt Nam là quốc gia có hơn 3.200 km bờ biển, riêng Quảng Nam bờ
biển có chiều dài hơn 125 km. Kinh tế biển nói chung, trong đó có
nghề đánh bắt hải sản là chiến lược kinh tế của quốc gia và của địa
55
phương. Nguồn lợi lớn của biển cả đã và vẫn cần tiếp tục khai thác để
nuôi sống hàng triệu người và làm giàu cho đất nước.
Vậy nhưng, sau tai họa bất thường từ cơn bão Chanchu,nhiều người
đã nghĩ đến chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân. Tấm lòng đối với
đồng bào gặp nạn của những nhà lãnh đạo, các doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân đối với cư dân vùng biển là điều rất đáng trân trọng, nhưng
bình tâm mà suy nghĩ, thật không dễ và có lẽ, cũng cần thận trọng
hơn. Nghề biển đầy nguy hiểm và gian nan vất vả, nhưng các làng chài
Quảng Nam lâu nay, không dựa vào biển thì biết lấy gì làm kế sinh
nhai? Ở những vùng cát trắng, diện tích đất có thể canhtác rất hiếm
hoi, làm sao có thể nuôi sống hàng nghìn gia đình bằngnông nghiệp?
Còn các nghề khác, chẳng hạn: nghề thủ công, buôn bán cũng chỉ giải
quyết số ít lao động trong vùng. Riêng các công việc liên quan đến hậu
cần nghề biển (có khả năng phù hợp và gần gũi với ngưdân) như đóng
sửa tàu thuyền, làm mắm, đan lưới,. thì rõ ràng, muốn tồn tại, phát
triển, giải quyết việc làm cho nhiều lao động thì lại liên quan mật thiết
với những chuyến ra khơi.
Thế đấy. Biển vẫn cần con người và cư dân vùng biển vẫn cần đến
biển. Không thể khác hơn. Vấn đề đặt ra lúc này là làm sao để thế hệ
chủ nhân của biển trong tương lai không chỉ là những "kình ngư" dày
dạn kinh nghiệm với biển khơi, mà phải được trang bịđầy đủ tri thức
cần thiết để chủ động đối phó với những thay đổi bất thường của thời
tiết và khai thác nguồn lợi tự nhiên một cách hiệu quả nhất. Làm sao
để ngư dân trở thành công nhân trên biển. Nghĩa là việc tổ chức đánh
bắt xa bờ phải được thực hiện theo một quy trình đồng bộ như trong
một nhà máy công nghiệp hiện đại. "Công nhân" biển trong một
chuyến ra khơi, ngoài kinh nghiệm, tri thức khoa học, tàu bè, ngư lưới
cụ hiện đại còn phải đặt dưới sự chỉ huy đồng bộ, thông suốt từ phía
đất liền. Chỉ có thế, mới hạn chế thấp nhất những rủiro trên biển, và
câu ca buồn về số phận của những đời người gắn liền vớisông nước
mới không trở thành định mệnh của đại bộ phận ngư dân!
92 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3336 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế trang trí nội thất biệt thự ven biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng
săn lùng con mồi. Sứa biển chính là sản phẩm chung cuộc của quá
trình tiến hoá này.
Những khám phá mới về loài cnidarian đã khiến cho con người phát
sinh nhu cầu tìm hiểu chúng kỹ càng hơn. Cỏ chân ngỗng hình sao
đang được tiếp tục nghiên cứu tại viện nghiên cứu năng lượng Genome
Energy Department's Joint Genome Institute, dự kiến sẽ hoàn tất công
trình nghiên cứu trong năm nay.
Các nhà khoa học đang chờ đợi nhiều điều ngạc nhiên từ công trình
nghiên cứu gene này. Họ đã tìm ra rất nhiều loại gene tương tự các
loài có xương sống trong hệ thống gene của nhóm cnidarian. Rõ ràng
các gene này không thể nào hình thành trong những loài có xương
sống thời kỳ đầu.
Chúng có tuổi xa hơn, có liên quan đến tổ tiên của loài cnidarian và
động vật hai lớp từ 600 triệu năm trước. Về sau, chúng biến mất trong
nhánh phát triển của loài động vật hai lớp như côn trùng và giun tròn,
hiện rất được chú ý trong các công trình nghiên cứu.
Ở một vài điểm, nhóm cnidarian là một mô hình nghiên cứu có ích cho
ngành sinh học cơ thể người hơn là loài ruồi giấm. Có thể là một điều
rất đáng kinh ngạc, nhưng khi nhìn một con sứa biển trong bể cá,
chẳng khác nào chúng ta đang nhìn vào gương soi.
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
1.1.4. các loại sinh vật lạ khác
Dưới mặt biển đen ngòm là cuộc sống sôi động của rất nhiều loài sinh
vật kỳ lạ với nhiều màu sắc rực rỡ, khác thường.
49
Loài sứa vương miện có màu đỏ tươi này sống ở rất sâu dưới mặt biển
ở Papua New Guinea.
Con cá batfish có đôi môi đỏ chót chu ra một cách khêu gợi, sống ở
gần đảo Cocos của Costa Rica. Chúng bơi rất kém và thường dùng vây
trông như chân để bò trên bãi biển.
50
Cá lon mây với khuôn mặt lốm đốm thò ra từ nơi trú ẩn của mình ở
đảo Solomon. Chúng có mặt ở mọi vùng biển và sống ở các vùng nước
nông.
Cá vây chân mặc một trong những bộ cánh chói lọi nhất ở dưới đại
dương.
51
Cá sư tử thường sống ở các rặng đá ngầm thuộc Thái Bình Dương và
Ấn ðộ Dương. Những chiếc vây mỏng manh của nó chứa chất độc có
thể hạ gục kẻ thù.
Hầu hết các loài cá cóc đều có khuôn mặt trang trí gớm ghiếc để ẩn
mình trong những vách đá. Con cá sống ở miền Tây Australia này có
kích thước rất lớn, dài khoảng 30 cm.
52
Con lươn đực màu xanh khoe chiếc mũi màu vàng quyến rũ tại đảo
Fiji. Chúng có thể thay đổi giới tính bất ngờ.
Con cá chúa tể đỏ rực với đôi mắt nổi bật ở vùng biển thuộc Canada.
Chúng thường sống ở các rải đá thuộc phía bắc Thái Bình Dương.
53
Thật khó để nhận ra loài cá bọ cạp xù xì giữa các dãy đá ở đảo Fiji.
Chúng sống ở độ sâu 30 dưới đáy biển.
Con tôm bọ ngựa khoe bộ xiêm y lộng lẫy như một con công tại đáy
biển ở Papua New Guinea.
54
Con cua mắt xanh ẩn mình trong rặng san hô ở đảo Namenalala.
1.2. Chủ nhân của biển
Số phận của những con người gắn cuộc đời mình với biển xưa nay là
vậy. Giữa cái sống và chết chỉ là ranh giới mỏng manh. Cơn bão số 1
vừa qua, trong khoảnh khắc ngắn ngủi đã cướp đi sinh mạng của hàng
trăm con người, đa phần là những ngư dân dày dạn kinh nghiệm với
biển khơi.
ðầy rủi ro, bất trắc, nhưng không vì thế mà con người quay lưng với
biển. ðại dương bao la vẫn là nguồn tài nguyên quý giá cần thiết và
hấp dẫn con người. Sau những thảm nạn trên biển, những ngư phủ
còn sống sót vẫn dong thuyền ra khơi. Rồi những thế hệ kế tiếp của
các làng chài vẫn nối nghiệp cha ông, lấy biển làm kế mưu sinh từ đời
này sang đời khác. Biển có lúc hung dữ là vậy nhưng chưa bao giờ
khuất phục được con người.
Việt Nam là quốc gia có hơn 3.200 km bờ biển, riêng Quảng Nam bờ
biển có chiều dài hơn 125 km. Kinh tế biển nói chung, trong đó có
nghề đánh bắt hải sản là chiến lược kinh tế của quốc gia và của địa
55
phương. Nguồn lợi lớn của biển cả đã và vẫn cần tiếp tục khai thác để
nuôi sống hàng triệu người và làm giàu cho đất nước.
Vậy nhưng, sau tai họa bất thường từ cơn bão Chanchu, nhiều người
đã nghĩ đến chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân. Tấm lòng đối với
đồng bào gặp nạn của những nhà lãnh đạo, các doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân đối với cư dân vùng biển là điều rất đáng trân trọng, nhưng
bình tâm mà suy nghĩ, thật không dễ và có lẽ, cũng cần thận trọng
hơn. Nghề biển đầy nguy hiểm và gian nan vất vả, nhưng các làng chài
Quảng Nam lâu nay, không dựa vào biển thì biết lấy gì làm kế sinh
nhai? Ở những vùng cát trắng, diện tích đất có thể canh tác rất hiếm
hoi, làm sao có thể nuôi sống hàng nghìn gia đình bằng nông nghiệp?
Còn các nghề khác, chẳng hạn: nghề thủ công, buôn bán cũng chỉ giải
quyết số ít lao động trong vùng. Riêng các công việc liên quan đến hậu
cần nghề biển (có khả năng phù hợp và gần gũi với ngư dân) như đóng
sửa tàu thuyền, làm mắm, đan lưới,... thì rõ ràng, muốn tồn tại, phát
triển, giải quyết việc làm cho nhiều lao động thì lại liên quan mật thiết
với những chuyến ra khơi.
Thế đấy. Biển vẫn cần con người và cư dân vùng biển vẫn cần đến
biển. Không thể khác hơn. Vấn đề đặt ra lúc này là làm sao để thế hệ
chủ nhân của biển trong tương lai không chỉ là những "kình ngư" dày
dạn kinh nghiệm với biển khơi, mà phải được trang bị đầy đủ tri thức
cần thiết để chủ động đối phó với những thay đổi bất thường của thời
tiết và khai thác nguồn lợi tự nhiên một cách hiệu quả nhất. Làm sao
để ngư dân trở thành công nhân trên biển. Nghĩa là việc tổ chức đánh
bắt xa bờ phải được thực hiện theo một quy trình đồng bộ như trong
một nhà máy công nghiệp hiện đại. "Công nhân" biển trong một
chuyến ra khơi, ngoài kinh nghiệm, tri thức khoa học, tàu bè, ngư lưới
cụ hiện đại còn phải đặt dưới sự chỉ huy đồng bộ, thông suốt từ phía
đất liền. Chỉ có thế, mới hạn chế thấp nhất những rủi ro trên biển, và
câu ca buồn về số phận của những đời người gắn liền với sông nước
mới không trở thành định mệnh của đại bộ phận ngư dân!
1.3. Quan niệm về biển
Hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều là những nước ven biển,
nhưng ngược lại các nước này không thể có được nhận thức chung về
biển, dẫn đến hiệu quả phát triển khác nhau. Quan niêm về biển là
cách nhìn nhận chung và quan điểm cơ bản của mọi người đối với biển
cũng như mối quan hệ giữa con người với biển.
Quan niệm về biển là một phạm trù lịch sử, phản ánh hành vi đặc
trưng của mọi người ở các thời đại khác nhau về biển, đồng thời ảnh
56
hưởng đến sự phát triển của kinh tế biển, thậm chí quyết định phương
hướng phát triển trong tương lai của một dân tộc và nhà nước. Sự thức
tỉnh của phương Tây hiện đại trong quan niệm về biển đã dẫn đến
những phát hiện lớn về địa lý cũng như sự hùng mạnh của các nước
phương Tây.
Trung Quốc bắt đầu nhận thức về biển muộn hơn so với thế giới. Trong
thế kỷ 21, kinh tế Trung Quốc hoà nhập toàn diện vào thế giới, sự dựa
vào biển ngày càng lớn.
1.3.1. Sự đặc trưng trong quan niệm truyền thống về biển của
Trung Quốc.
Trong việc tiếp xúc lâu dài với biển, các cư dân ven biển thời Trung
Quốc cổ đại đã có những nhận thức ban đầu về biển, trên cơ sở đó
hình thành quan niệm về biển rất sớm, với tư các là một bộ phận tố
thành của nền văn minh cổ đại Trung Hoa, quan niệm truyền thống về
biển thể hiện rõ nét đặc sắc phương ðông.
Biển và đất liền là đặc trưng cơ bản về vị trí địa lý của Trung Quốc,
cũng là ưu thế địa lý lớn nhất của Trung Quốc, nhưng vào thời cổ đại,
ở mức độ rất lớn, biển là một sự ngăn cách về địa lý, cuối cùng Trung
Quốc hình thành quan niệm địa lý mới; mối đe doạ đến từ đất liền Tây
Bắc cuối cùng là tiêu điểm chú ý của các thời đại.
ðặc trưng của cuộc đấu tranh địa lý này khiến cho tổ tiên của chúng ta
hình thành khuynh hướng chính sách coi trọng đất liền, coi nhẹ biển;
bên cạnh điều kiện tự nhiên ưu việt, nguồn của cải phong phú cũng
như từ đó cảm giác thiên triều thượng quốc nảy sinh đều đã làm gay
gắt thêm khuynh hướng về biển ở Trung Quốc, hơn nữa khuynh hướng
này rất dễ là một quán tính lịch sử kéo dài liên tục.
ðúng như một nhà Hán học người Mỹ cho rằng "nền văn minh Trung
Hoa là một nền văn minh đại lục kiểu hướng nội khác với nền văn minh
biển mang tính mở cửa, là một nền văn minh chính trị quan liêu, nông
nghiệp ngưng trệ, tinh thần chiết trung và đầy sự thoả hiệp".
Kết quả tất yếu mang tính khuynh hướng này là không quan tâm đến
sự tồn tại của biển, sự bên lề về quan niệm biển đã quyết định nó rất
khó lọt vào tầm mắt của các nhà cầm quyền, cũng không thể nâng lên
tầm chiến lược quốc gia, chỉ có thể là sự tồn tại vụn vặt.
Tuy Trung Quốc có sự nhìn xa trông rộng "muốn đất nước giàu có,
hùng mạnh, không thể coi nhẹ biển, của cải từ biển mà ra, rủi ro cũng
57
từ biển mà đến", nhưng lại thiếu sự kinh doanh lâu dài đối với biển,
đừng nói gì đến việc theo đuổi đối với quyền lực trên biển cũng như có
những đảm bảo tương ứng về thể chế.
Cơ cấu xã hội tri thức, nông dân, doanh nhân coi doanh nhân ở tận
đáy của xã hội, việc xây dựng hệ thống quan chức hùng mạnh càng
khiến doanh nhân không có cơ hội được nâng lên vị thế nhà cầm
quyền; các nhà cầm quyền bao đời nay đều theo khuynh hướng đánh
đồng việc coi trọng nông dân với kiềm chế doanh nhân, điều này đã
hạn chế việc phát triển của biển lấy buôn bán làm gốc, chính sách cấm
biển gay gắt đã kiềm chế xu thế kinh tế biển tư nhân, xuyên tạc sự
phát triển bình thường của quan niệm về biển.
Ông tổ của thuyết quyền lực trên biển cận đại cho biết "xưa nay, số
đông người theo đuổi ngành nghề liên quan đến biển là nhân tố quan
trọng của quyền lợi về biển". Không có sức mạnh biển tư nhân lớn
mạnh là nền tảng, "một ông vua độc tài có thể xây dựng nên một sức
mạnh trên biển mang tính quân sự thuần tuý v.v..., nhưng kinh
nghiệm cho thấy hải quân của ông vua này giống như cây không có
rễ".
Chịu sự hạn chế của tư duy nông nghiệp truyền thống, quan niệm biển
truyền thống có khuynh hướng nhất nguyên rất mạnh, thể hiện ngày
càng nhiều ở sự nhận thức về biển đó là tập trung vào "những lợi ích
của sản vật biển, coi trọng cá và muối", "dựa vào biển để sống, coi
biển là đồng ruộng" v.v... Trên thực tế, những điều này là sự tiếp diễn
của nông nghiệp, hơn nữa đã bỏ qua sự mở cửa và tính thương mại
quan trọng nhất mà bản thân biển đều có.
Về khuynh hướng chính sách, nhưng kẻ thống trị phong kiến có lợi ích
chính trị hẹp hòi, một mặt thực hiện chính sách cấm trao đổi thương
mại với bên ngoài; mặt khác lại đẩy mạnh thương mại triều cống, điều
này trái với quy luật kinh tế, thực hiện nguyên tắc "không trao đổi
buôn bán mà chỉ cống nạp", sẽ tách rời "buôn bán" và "cống nạp".
Chính sách đối ngoại này chỉ nói đến chính trị mà không tính đến giá
thành, điều đó đã cản trở nghiêm trọng sự phát triển thương mại đối
ngoại của nhà nước, rốt cuộc là trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng
tài chính của triều đại Minh, cuối cùng khó có thể tiếp tục.
Ý thức biển truyền thống là hoà bình, không phải là coi việc cướp bóc
của cải, chiếm lĩnh lãnh thổ, khai thác vùng đất ven biển là mục đích.
Lý Ước Sát bình luận: "Các nhà hàng hải phương ðông người Trung
Quốc ôn hoà, quên thù cũ, khẳng khái, không đe doạ sự sinh tồn của
58
người khác; họ được trang bị đầy đủ vũ khí, lại không chinh phục các
dân tộc khác, cũng không xây dựng doanh trại".
Tuy quy mô và trình độ kỹ thuật của hạm đội Trịnh Hoà khi đó hoàn
toàn có khả năng đi chinh phạt, nhưng hạm đội này đã thực hiện chính
sách ngoại giao hoà bình "bên trong giữ yên Trung Hoa, bên ngoài vỗ
về, cùng hưởng thái bình". Hạm đội này còn thông qua các biện pháp
để hoà giải, làm dịu những mâu thuẫn giữa các nước Á Phi lúc đó,
đồng thời tấn công hải tặc, bảo vệ an toàn giao thông trên biển, tìm
cách thiết lập môi trường quốc tế ổn định lâu dài để đề cao uy tín và
tiếng tăm trên trường quốc tế của thời nhà Minh.
Dưới sự chỉ dẫn của quan niệm biển này, triều đình Minh Thanh thực
hiện chính sách co lại, thậm chí bế quan toà cảng, khiến Trung Quốc
nhiều lần mất đi cơ hội phát triển, cuối cùng lạc hậu so với trào lưu
phát triển của thế giới, rơi vào cảnh khó khăn.
1.3.2. Sự phát triển trong quan niệm về biển thời cận đại Trung
Quốc - những thay đổi mang tính bị động.
Bắt đầu từ năm 1840, quân đội các nước như Nhật Bản, Anh, Mỹ,
Pháp, Nga, ðức, Italia, Áo đã xâm lược hơn 470 lần vùng ven biển
Trung Quốc, ép Trung Quốc ký hơn 50 hiệp ước không bình đẳng. Một
loạt thất bại trong chiến tranh đã làm thức tỉnh ý thức hoạn nạn khốn
khó của người Trung Quốc, cũng đem lại những ảnh hưởng mạnh mẽ
cho quan niệm biển truyền thông sang quan niệm biển hiện đại. Những
thay đổi này đại thể lấy cuộc chiến tranh Giáp Ngọ làm đường ranh
giới.
Sau cuộc chiến tranh Nha Phiến, mối đe doạ đến từ vùng ven biển đã
làm thức tỉnh ý thức về biển của Trung Quốc, hình thành một loạt ý
tưởng về chiến lược biển. Sự thất bại của cuộc chiến tranh biển Giáp
Ngọ đã ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh của Trung Quốc và tình hình
châu Á 100 năm qua, sự diệt vong của hải quân Bắc Dương quy mô lớn
nhất châu Á khi đó đã tuyên bố sự thất bại của quan niệm phòng thủ
biển bị động. Nguy cơ lớn về vùng biển ven bờ đã làm ý thức tỉnh ý
thức hải quyền của Trung Quốc.
59
Cơn khát dầu lửa. Ảnh NYT
1.3.3. Quan niệm về biển trong tương lai
Từ thế kỷ 21 đến nay, do sức ép về nguồn tài nguyên, sinh thái, kinh
tế biển phát triển với tốc độ nhanh, các nước đều tỏ ra hào hứng chưa
từng thấy đối với vấn đề biển. Các nước như Mỹ, Nhật Bản đều tới tấp
đưa ra những chiến lược về biển và điều chỉnh chính sách biển của
mình, tranh giành nguồn tài nguyên biển. Hàn Quốc đã đề ra chiến
lược "Biển Hàn Quốc thế kỷ 21", tuyên bố thành lập cơ quan ngang vụ
- Uỷ ban chính sách biển, trực thuộc văn phòng tổng thống. Suy ngẫm
về chính sách biển, đây là lần đầu tiên trong 30 năm qua và cũng là
lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, Uỷ ban chính sách biển trực thuộc
văn phòng tổng thống Mỹ.
Cùng với việc Trung Quốc ngày càng nhanh chóng hoà nhập hệ thống
kinh tế quốc tế, vai trò của biển ngày càng lớn trong việc phát triển
của Trung Quốc trong tương lai, nhưng ý thức về biển của nhân dân
đối với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế biển vẫn rất yếu.
Trung ương đoàn thanh niên cộng sản đã mở một cuộc điều tra trong
giới sinh viên ở Thượng Hải và đã phát hiện trên 90% sinh viên cho
rằng lãnh thổ của Trung Quốc chỉ có hơn 9.600.000 km2, có sinh viên
60
thẳng thắn cho rằng tranh chấp chủ quyền hải đảo không ảnh hưởng
đến Trung Quốc.
Việc toàn thể dân tộc ý thức rất mờ nhạt về biển rất bất lợi cho việc
giữ vững toàn vẹn chủ quyền biển, quyền lợi biển cũng như thực thi
chiến lược phát triển biển bền vững, Trung Quốc cần có một quan
niệm mới về biển.
1.3.3.1. Tích cực, chủ động
Khác với sự tiêu cực của thời cổ đại về biển, thờ ơ và không chú ý,
quan niệm về biển cũng cần khác với kiểu bị động, phản ứng của thời
cận đại.
Quan niệm mới về biển cần phải chủ động, tiếp thu những thành quả
văn minh của các nước trên thế giới về biển, kết hợp mục tiêu phát
triển với nhu cầu hiện thực của nhà nước, tính đến tình hình cơ bản
của thế giới, xác định rõ chiến lược biển của bản thân, nhà nước hoàn
toàn có thể nâng việc nghiên cứu phát triển biển lên tầm chiến lược
quốc gia giống như cuộc đại khai phát miền Tây. ðiểm này được thể
hiện rất rõ ở dân tộc Nga đó là quá trình theo đuổi không mệt mỏi đối
với biển, và cũng là quá trình phát triển của nhà nước Nga.
Mặt khác, cần nhìn nhận đúng đắn nguyên tắc "gác lại tranh chấp,
cùng nhau khai thác phát triển". Nguyên tắc này tuyệt đối không
những không để xảy ra tranh chấp giữa các nước khác nhau như Việt
Nam và Philippin với Trung Quốc, mà còn cùng với các nước khác khai
thác phát triển.
Sự bị động về quyền lợi biển không thể đổi lấy an ninh của vùng biển
ven bờ, chúng ta không thể dùng phương thức hy sinh lợi ích biển để
đổi lấy cái gọi là tình hình phát triển nào đó, cần phải tích cực tìm kiếm
và thực thi phương thức mới về quyền lợi biển quốc gia, trong đó dồn
sức phát triển kinh tế biển, chấn hưng sức mạnh biển, là nguồn gốc
của việc Trung Quốc phát triển bền vững sự nghiệp biển.
1.3.3.2. Dự đoán
100 năm trước, mọi ngưòi không thể ngờ được rằng đường hàng hải
bắc cực sẽ trở thành điểm nóng được nhiều nước quan tâm chú ý, và
cũng không thể ngờ được cuộc tranh giành giữa các nước ven biển về
thềm lục địa đang trở thành căn nguyên của vòng tranh chấp quốc tế
mới. Quan niệm về biển trong tương lai cần phải tính đến điểm cốt lõi
61
của vòng cạnh tranh tới về biển là gì? Chỉ có như vậy mới có thể phát
huy vai trò chủ đạo đối với hành vi các nhân và nhà nước.
ðúng là thiếu tính dự đoán và sự suy tính trước sau, Trung Quốc nằm
ở thế bị động trong cuộc tranh giành biển Hoa ðông và biển ðông. Mọi
người cần xác định rõ đảo ðiểu Ngư không chỉ liên quan đến lãnh thổ
trên biển 200.000 km2 và sự quy thuộc trên ½ nguồn tài nguyên dưới
đáy biển Hoa ðông, hơn nữa có ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc gia và
việc khai thác phát triển kinh tế trên biển của Trung Quốc trong tương
lai.
1.3.3.3. Quan niệm hoà bình, hợp tác, khai thác phát triển
Dưới hệ thống quốc tế hiện hành, việc duy trì hoạt động kinh tế ở nước
ngoài như đằut và thương mại cần dựa vào thị trường chung toàn cầu
chứ không phải dựa vào sức mạnh quân sự của bản thân. Với tư cách
nước lớn mang tính khu vực, việc duy trì đầu mối giao thông quan
trọng của Trung Quốc đối với tuyến vận tải trên biển cũng chỉ có thể
dựa vào hợp tác quốc tế. Do đó, việc xây dựng nên quan niệm lợi dụng
một cách hoà bình đối với biển, tuân thủ luật biển quốc tế, trong
khuôn khổ "Công ước luật biển Liên Hợp Quốc", tăng cường hợp tác
giữa các nước, phù hợp với lợi ích của Trung Quốc; thứ nữa, do tính
đặc thù của nguồn tài nguyên biển, thu hút đầu tư nước ngoài cùng
khai thác phát triển, tăng cường hợp tác quốc tế về mặt bảo vệ môi
trường và khoa học kỹ thuật biển là điều rất cần thiết.
1.3.3.4. Quan niệm đa phương, toàn diện
Bất kỳ sự nhận thức cô lập, tĩnh lặng đối với biển cũng như vai trò của
biển trong sự phát triển của nhà nước đều là sai lầm, quan niệm về
lãnh thổi biển, bao gồm lãnh hải và nội thuỷ, đặc khu kinh tế và thềm
lụa địa ven biển cũng như khả năng không gian trong tương lai, bởi vì
cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phạm vi thăm dò không
ngừng mở rộng, diện tích lãnh thổ biển thể hiện xu thế vươn rộng, hơn
nữa trong biển vẫn tồn tại nguồn tài nguyên phong phú có ý nghĩa vô
cùng quan trọng mà nhân loại vẫn không thể lợi dụng chẳng hạn như
băng nhiên liệu; hai là, quan niệm an ninh biển, vừa bao gồm lĩnh vực
an ninh truyền thống, vừa bao gồm lĩnh vực an ninh phi truyền thống
như thông tin, sinh vật, môi trường.
Theo số liệu của "Báo cáo thiên tai biển Trung Quốc năm 2007" do Cục
hải dương nhà nước công bố cho thấy trong năm 2007, Trung Quốc
tổng cộng xảy ra 163 vụ thiên tai biển như bão biển, sóng biển, băng
62
trôi và sóng thần, gây thiệt hại kinh tế 8,837 tỷ đồng nhân dân tệ, làm
chết và bị thương 161 người.
Sự phát triển kinh tế biển và những thiên tai nghiêm trọng đã hình
thành nên mâu thuẫn gay gắt, nhất là mấy năm gần đây những thiệt
hại về kinh tế do thiên tai biển gia tăng nhanh chóng khiến mọi người
phải quan tâm chú ý; ba là, xây dựng quan niệm về biển một cách
khoa học, đòi hỏi mọi người ra sức phát triển khoa học kỹ thuật về
biển, nội dung kinh tế biển không ngừng phong phú, nâng cao khả
năng phát triển kinh tế biển bền vững; việc phát triển và hoàn thiện
quan niệm về biển là xây dựng trên nền kinh tế biển phát triển mạnh.
1.3.3.5. Quan niệm về pháp chế
Hiệu quả của "Công ước về luật biển Liên Hợp Quốc" khiến việc giữ
vững trật tự biển quốc tế và thực hiện phương thức đấu tranh về
quyền lợi biển đều nảy sinh những thay đổi sâu sắc. Trong cơ chế giải
quyết tranh chấp của công ước, việc duy trì thực hiện quyền lợi biển
quốc gia, sự tranh cãi trong việc phân chia hải vực đều đòi hỏi mọi
người tăng cường nghiên cứu đối với "Công ước về luật biển Liên Hợp
Quốc", tích cực giành lấy quyền lợi lập pháp biển quốc tế, đặt nền tảng
tốt đẹp cho việc giữ vững quyền lợi biển quốc gia; mặt khác, sự nhiệt
tình của nhân dân đối với việc khai thác phát triển biển, bắt nguồn từ
sự tôn trọng lợi ích cần phải thông qua luật pháp để xác định rõ sự quy
thuộc về quyền lợi, điều này đòi hỏi mọi người cần tăng cường ý thức
luật pháp, hoàn thiện hệ thống luật biển nhà nước và chế độ biển đảo.
1.4. Con người và nhu cầu tâm sinh lý
C. Mác đã viết: “ Khi nhu cầu của con người không được thỏa mãn thì
người đó ở trong trạng thái không thoải mái với các nhu cầu của mình,
và do đó với cả bản thân mình nữa”.
Nhu cầu- đó là cái mà con người và loài vật thấy cần, là cái cần thiết
để duy trì và bảo đảm các chức năng sống quan trọng.
Ngoài các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, ở, mặc, tái sản xuất
xã hội… thì con người chúng ta có khuynh hướng hướng đến những
nhu cầu cao hơn khi những nhu cầu cơ bản trên được thoả mãn.
Theo lý thuyết của Maslow thì các nhu cầu cơ bản của chúng ta hình
thành nên một hệ thứ bậc các nhu cầu như được minh hoạ trong hình
1.1- các nhu cầu bẩm sinh của chúng ta được sắp xếp trong một chuỗi
các giai đoạn từ nguyên thủy đến tiến bộ. Các nhu cầu sinh học cơ
bản, như đói và khát chẳng hạn, nằm ở phần đáy của hệ này. Chúng
phải được thỏa mãn trước khi những nhu cầu khác có thể khởi sự tác
63
động. Khi các nhu cầu sinh học bị thúc ép, những nhu cầu khác phải
gạt sang bên và không chắc có ảnh hưởng gì đến các hoạt động của
ta, song nếu chúng được thoả mãn một cách hợp lý thì những nhu cầu
ở tầm gần đó – những nhu cầu an toàn- sẽ thúc đẩy chúng ta. Khi
không còn bận tâm đến nỗi hiểm nguy nữa thì ta bị thúc đẩy bởi các
nhu cầu gắn bó, nhu cầu được quy thuộc, được sáp nhập với những
người khác, nhu cầu yêu thương và được yêu thương. Nếu nhu cầu
dinh dưỡng và an toàn được thỏa mãn và nếu cảm thấy một ý thức
quy thuộc về mặt xã hội , thì ta chuyển lên các nhu cầu tự trọng.
Những nhu cầu này gồm nhu cầu yêu thích bản thân, nhìn bản thân
như người có tài năng và tạo ra ấn tượng sâu sắc, và nhu cầu muốn
làm điều được cho là cần thiết đặng giành được sự tôn trọng của người
khác. Loài người là những sinh vật có suy nghĩ, với bộ não phức tạo
đòi hỏi có kích thích thư duy. Chúng ta bị thúc đẩy bởi các nhu cầu
mạnh mẽ về nhận thức muốn biết quá khứ của mình để hiểu những bí
ẩn của cuộc sống hiện tại, và để đoán trước được tương lai. Sức mạnh
các nhu cầu này giúp các học giả và các nhà khoa học cống hiến cuộc
đời mình cho cuộc truy tìm kiến thức mới. Ơ tầm tiếp theo của hệ thứ
bậc nhu cầu của Maslow, là ham muốn của con người với cái đẹp và cái
trật tự , dưới dạng các nhu cầu thẩm mỹ làm nảy sinh phương diện
sáng tạo của con người. Tại đỉnh của hệ thứ bậc là những con người
được nuôi dưỡng, được che chở, được yêu thương và yêu thương, được
yên tâm, được tư duy và sáng tạo. Những con người này đã chuyển
động vượt ra ngoài những nhu cầu cơ bản của con người để tìm kiếm
sự phát huy đầy đủ nhất tiềm năng của mình; còn gọi là sự ý thức đầy
đủ về bản thân- Một con người có ý thức đầy đủ về mình, tự nhận thức
được mình, tự chấp nhận, thì nhiệt tình với xã hội, có tính sáng tạo,
không gò bó, sẵn sàng tiếp nhận cái mới và sẵn sàng chấp nhận thử
thách – không kể các phẩm chất tích cực khác. Hệ thứ bậc các nhu cầu
của Maslowgồm một bước vượt ra ngoài sự thỏa mãn hoàn toàn tiềm
năng các nhân. Nhu cầu vươn tới cái siêu việt có thể dẫn tới các trạng
thái cao hơn của ý thức và một cái nhìn có tính vũ trụ xem bản thân
như một phần của vũ trụ. Rất ít người có ham muốn chuyển động ra
ngoài cái tôi để hòa nhập vào các sức mạnh tâm linh.
ðối với Maslow, sức mạnh trung tâm của động cơ đối với con người là
nhu cầu lớn lên mang tính bẩm sinh và mong muốn thể hiện những
tiềm năng cao nhất của mình.
64
1.5. Cảm xúc và nhu cầu của con người
Các đặc điểm của những cảm xúc xuất hiện trong quá trình tác động
lẫn nhau tích cực giữa con người với môi trường và trong quá trình
hoạt động và sinh hoạt xã hội là có liên quan đến sự thỏa mãn các nhu
cầu xã hội khác nhau và các nhu cầu vật chất, văn hóa.
Cảm xúc của loài vật mang bản chất sinh vật gắn chặt với bản năng,
với sự thỏa mãn các nhu cầu sinh vật. Nếu các nhu cầu sinh vật của
con vật không được thỏa mãn, nếu nó không nhận được thức ăn và
thức uống cần thiết cho sự tồn tại của cơ thể mình thì nó sẽ chết. Các
cảm giác khổ sở, ví dụ, do bị đói hoặc khát không thể nào chịu được sẽ
kích thích sự tìm kiếm điều kiện để duy trì sự sống chùng nào các điều
kiện đó vẫn chưa tìm ra. Khi nhu cầu được thỏa mãn thì cảm xúc khổ
sở sẽ được thay thế bằng các cảm giác tốt như cảm giác thoải mái, đầy
đủ, tình yêu. Như vậy, nhờ có cảm xúc nên mới xảy ra sự thích nghi
hợp lý nhất của cơ thể đối với các điều kiện nhất định để tồn tại. Về
mặt này, cảm xúc được xem xét trong sinh lý học t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Biệt thự hoa Biển - Luận văn trang trí nội thất.pdf