LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC i
DANH MỤC HÌNH ẢNH i
DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH 1
1.1 Giới thiệu về công trình. 1
1.2 Giải pháp kiến trúc. 1
1.3 Giải pháp kỹ thuật 5
1.4 Tình hình phát triển ngành xây dựng trên Thế giới và ở Việt Nam. 5
CHƯƠNG 2. GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHO CÔNG TRÌNH 8
2.1 Các giải pháp kết cấu chịu lực: 8
2.1.1 Phân tích đánh giá ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của các giải pháp kết cấu chịu lực theo phương thẳng đứng. 8
2.1.2 Lựa chọn giải pháp kết cấu sàn. 10
2.1.3 Lựa chọn giải pháp kết cấu tối ưu cho công trình. 11
2.2 Xác định sơ bộ kích thước tiết diện kết cấu công trình 11
2.2.1 Vật liệu sử dụng. 11
2.2.2 Xác định sơ bộ chiều dày sàn. 12
2.2.3 Xác định sơ bộ kích thước tiết diện cột. 13
2.2.4 Xác định sơ bộ kích thước vách, lõi thang máy. 17
2.2.5 Xác định kích thước sơ bộ tường vây 17
CHƯƠNG 3. TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN CÔNG TRÌNH 18
3.1 Cơ sở tính toán tải trọng. 18
3.2 Các loại tải trọng tác dụng lên công trình. 18
3.2.1 Tải trọng thường xuyên (Tĩnh tải). 18
3.2.2 Tải trọng tạm thời 23
3.3 Tải trọng đặc biệt (Tải trọng động đất) 34
3.3.1 Cơ sở tính toán 34
3.4 Tổ hợp tải trọng 45
CHƯƠNG 4. THIẾT KẾT KẾT CẤU CÔNG TRÌNH 47
4.1 Cơ sở thiết kế kết cấu công trình 47
4.2. Tính toán thiết kế kết cấu công trình 47
4.1.2 Tính toán thiết kế sàn tầng điển hình (sàn tầng 3) 47
4.1.3 Tính toán thiết kế khung trục 72
4.2 tính toán cầu thang 84
265 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế và thi công công trình Chung cư cao cấp Phú Đạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cọc nhồi bằng gầu khoan.
Định vị cọc :
Trước khi bắt đầu công tác khoan, NT cần phải xây dựng các mốc chuẩn và các mốc khống chế trung gian để định vị chính xác vị trí cọc trên tổng mặt bằng công trình. Mốc chuẩn phải được KS duyệt.
Việc định vị cọc phải được thực hiện bởi một trắc đạc KS được chấp thuận. NT (nhà thầu) phải chịu trách nhiệm về sự chính xác của địa điểm và vị trí từng cọc. Bất cứ sai sót nào trong việc bố trí mốc và bất cứ sự thiệt hại nào gây ra hậu quả cho Chủ đầu tư phải được NT khắc phục tới mức độ chấp thuận của KS.
NT phải bảo quản các cọc tiêu & mốc chuẩn do cán bộ Trắc Đạc bố trí. Trong trường hợp có cọc hay mốc nào bị di dời hoặc mất đi, Trắc Đạc cần thay lại cọc hay mốc khác với sự chấp thuận của KS. Sau khi hoàn thành toàn bộ công tác cọc, NT phải thực hiện bản vẽ hoàn công trong đó thể hiện vị trí các cọc đã được thực hiện. Vị trí cọc phải được Trắc Đạc xác nhận.
Giác đài cọc.
Trước khi đào người thi công cần phải kết hợp với người làm công việc đo đạc, trải vị trí công trình trong bản vẽ ra hiện trường xây dựng. Trên bản vẽ thi công tổng mặt bằng phải có lưới đo đạc và xác định đầy đủ toạ độ của từng hạng mục công trình , bên cạnh đó phải xác định lưới ô toạ độ lưới ô toạ độ, dựa vào vật chuẩn sẵn có hay mốc dẫn xuất, mốc quốc gia, cách chuyển mốc vào địa điểm xây dựng.
Trải lưới ghi trong bản mặt bằng thành lưới ô trên hiện trường và toạ độ của góc nhà để giác móng. Chú ý tới sự mở rộng do phải làm mái dốc.
Khi giác móng cần dùng những cọc gỗ đóng sâu cách mép đào 2m, trên 2 cọc đóng miếng gỗ có chiều dày 20mm, bản rộng 150mm, dài hơn móng phải đào 400mm. Đóng đinh ghi dấu trục của móng và 2 mép móng. Sau đó đóng 2 đinh nữa vào thanh gỗ gác lên là ngựa đánh dấu trục móng.
Căng dây thép d=1mm nối các đường mép đào. Lấy vôi bột rắc lên dây thép căng mép móng này lầm cữ đào.
Phần đào bằng máy cũng lấy vôi bột đánh dấu luôn vị trí.
Giác cọc trên móng.
Công tác định vị tim cọc
Dùng máy kinh vĩ để xác định vị trí tim cọc
Dùng 2 máy kinh vĩ đặt ở hai trục vuông góc để định vị lỗ khoan. Riêng máy kính vĩ thứ 2, ngoài việc định vị lỗ khoan, phải dùng máy để kiểm tra độ thẳng đứng của cần khoan.
Việc định vị được tiến hành trong thời gian dựng ống vách, ở đây có thể nhận thấy ống vách có tác dụng đầu tiên là đảm bảo cố định vị trí của cọc. Trong quá trình lấy đất ra khỏi lòng cọc, cần khoan sẽ được đưa ra vào liên tục nên tác dụng thứ hai của ống vách là đảm bảo cho thành lỗ khoan phía trên không bị sập, do đó cọc sẽ không bị lệch khỏi vị trí. Mặt khác, quá trình thi công trên công trường có nhiều thiết bị, ống vách nhô một phần lên mặt đất sẽ có tác dụng bảo vệ hố cọc, đồng thời là sàn thao tác cho công đoạn tiếp theo.
Khoan tạo lỗ mồi tiến hành hạ ống vách
Biện pháp giảm hiện tượng nền đất bị rung động mạnh xung quanh ống vách khi hạ bằng búa rung ngay trên lớp đất mặt, người ta khoan lỗ mồi trước khi hạ ống vách.
ống vách có nhiệm vụ:
Định vị và dẫn hướng cho máy khoan.
Gĩư ổn định cho bề mặt hố khoan và chống sập thành phần trên hố khoan.
Bảo vệ đất đá, thiết bị không rơi xuống hố khoan.
Làm sàn đỡ tạm và thao tác để buộc nối và lắp dựng cốt thép, lắp dựng và tháo dỡ ống đổ bê tông.(Sau khi đổ bê tông cọc nhồi xong, ống vách sẽ được rút lên và thu hồi lại.)
Thi công ống vách là công tác quan trọng.
Định vị tâm ống vách trùng với vị trí tâm cọc.
Cần chú ý xác định độ thẳng đứng của ống vách. Sai số độ thẳng đứng ống vách ≤ 10‰
Cao trình hạ đỉnh ống vách : trên mặt đất tự nhiên 0.5m
Sau khi hoàn tất quá trình hạ ống vách, dùng đấy sét lèn chặt giữ ống vách cố định trong suốt quá trình thi công cọc
Khoan tạo lỗ đến chiều sâu thiết kế.
Trong quá trình khoan phải thường xuyên kiểm tra sự cân bằng của máy và độ thẳng đứng của cần khoan. Đồng thời phải thường xuyên bơm dung dịch bentonite xuống hố khoan sao cho mực dung dịch trong hố khoan luôn cao hơn mực nước ngoài ống vách.
Trong quá trình khoan tạo lỗ phải thường xuyên theo dõi các lớp địa chất mà mũi khoan đi qua và đối chứng với tài liệu khảo sát địa chất.
Hạ ống vách
Công tác khoan nên tiến hành liên tục và không được phép nghỉ nếu không có sự cố gì về máy móc và thiết bị khoan.
Chuẩn bị:
Lắp tấm tôn dày 2 cm để kê máy khoan đảm bảo máy khoan ổn định trong suốt quá trình thi công.
Đưa máy khoan vào vị trí thi công, điều chỉnh cho máy thăng bằng, thẳng đứng. Trong quá trình thi công có hai máy kinh vĩ để kiểm tra độ thẳng đứng của cần khoan.
Kiểm tra lượng dung dịch Bentônite, đường cấp Bentônite, đường thu hồi dung dịch Bentônite, máy bơm bùn, máy lọc, các máy dự phòng và đặt thêm ống bao để tăng cao trình và áp lực của dung dịch Bentônite nếu cần thiết.
Khoan :
Thực hiện bằng máy khoan xoay.
Dùng thùng khoan để lấy đất trong hố khoan đối với khu vực địa chất không phức tạp. Nếu tại vị trí khoan gặp dị vật hoặc khi xuống lớp cuội sỏi thì thay đổi mũi khoan cho phù hợp.
Hạ mũi khoan vào đúng tâm cọc, kiểm tra và cho máy hoạt động.
Đối với đất cát, cát pha tốc độ quay gầu khoan 20 30 vòng/phút; đối với đất sét, sét pha: 20 22 vòng/ phút. Khi gầu khoan đầy đất, gầu sẽ được kéo lên từ từ với tốc độ 0,3 0,5 m/s đảm bảo không gây ra hiệu ứng Pittông làm sập thành hố khoan. Trong quá trình khoan cần theo dõi, điều chỉnh cần khoan luôn ở vị trí thẳng đứng, độ nghiêng của hố khoan không được vượt qúa 1% chiều dài cọc.
Khi khoan quá chiều sâu ống vách, thành hố khoan sẽ do dung dịch Bentônite giữ. Do vậy phải cung cấp đủ dung dịch Bentônite tạo thành áp lực dư giữ thành hố khoan không bị sập, cao trình dung dịch Bentônite phải cao hơn cao trình mực nước ngầm 1 1,5 m.
Quá trình khoan được lặp đi lặp lại tới khi đạt chiều sâu thiết kế. Chiều sâu khoan có thể ước tính qua chiều dài cuộn cáp hoặc chiều dài cần khoan, để xác định chính xác ta dùng quả dọi thép đường kính 5 cm buộc vào đầu thước dây thả xuống đáy để đo chiều sâu hố khoan .
Trong quá trình khoan qua các tầng đất khác nhau hoặc khi gặp dị vật ta thay mũi khoan cho phù hợp.
Khi khoan qua lớp cát, sỏi: dùng gầu thùng.
Khi khoan qua lớp sét dùng đầu khoan guồng xoắn ruột gà.
Khi gặp đá tảng nhỏ, dị vật nên dùng gầu ngoạm hoặc kéo.
Khi gặp gốc, thân cây cổ trầm tích thì dùng guồng xoắn xuyên qua rồi tiếp tục khoan như thường.
Khi gặp đá non, đá cố kết dùng gầu đập, mũi phá, khoan đá kết hợp.
Do các lớp địa chất có thể không đồng đều do đó không phải nhất thiết phải khoan sâu đến độ sâu thiết kế mà chỉ cần khoan thoã mãn điều kiện mũi cọc đặt sâu vào lớp cuội sỏi 2 m.
Sau khi đạt độ sâu yêu cầu, ghi chép đầy đủ cao trình mũi cọc thực tế, kể cả ảnh chụp mẫu khoan làm tư liệu. Sau đó dừng khoan, dùng gầu vét để vét sạch đất đá rơi trong đáy hố khoan. Đo chiều sâu hố khoan chính xác bằng quả dọi.
Quá trình khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi.
Kiểm tra độ sâu hố khoan bằng thước dây mềm có quả rọi nặng ở đầu.
Bùn khoan
Mực nước
Tường dẫn
Kiểm tra độ sâu khoan.
Làm sạch hố khoan
Gồm 2 bước:
Bước 1:
Khi khoan đủ chiều sâu thiết kế thì dừng lại chờ lắng từ 30 ÷ 60 phút. Sau đó cho gàu vét lại lắng động hố khoan. Khi gàu chạm đáy thì khoan với tốc độ chậm để vét hết các lắng đọng dưới đáy hố khoan.
Bước 2:
Sau khi hạ xong cốt thép và ống đổ bê tông, nếu độ lắng của hố khoan vượt quá 10cm hoặc tỷ trọng dung dịch bentonite quá cao > 1,15 thì ta tiến hành vệ sinh hố khoan lần 2 được thực hiện bằng phương pháp thổi rửa như sau:
Đưa ống thổi rửa có đường kính nhỏ (F90-F100) vào trong ống đổ bê tông và xuồng tới gần đáy hố khoan. Dùng khí nén đưa xuống đáy hố khoan tạo áp lực cao dưới đáy hố khoan để đẩy vật chất lắng đọng lên theo ống thổi rửa đồng thời phải bơm bổ xung dung dịch bentonite mới vào hố khoan.
Việc thổi rửa thực hiện đến khi dung dịch bentonite lấy lên sạch (hàm lượng cát d< 6, tỷ trọng< 1,15)và lượng chất bồi lắng đáy hố khoan sau khi đã vệ sinh hố khoan không được dày quá 100mm.
Việc kiểm tra chất lượng bồi lắng thực hiện bằng cách đo chiều sâu hố khoan sau khi vệ sinh hố khoan lần 1 và sau khi vệ sinh hố khoan lần 2.
Công tác gia công cốt thép và hạ lồng thép.
Gia công lồng thép.
Cốt thép đưa vào sử dụng phải đúng kích thước và chủng loại theo đúng yêu cầu thiết kế.
Mỗi lần vận chuyển thép tới công trường đều phải lấy hai tổ mẫu để kiểm tra, mỗi tổ có 3 mẫu, một tổ kiểm tra nén, một tổ kiểm tra uốn.
Lồng thép cọc được chế tạo sẵn thành các lồng ngắn theo chiều dài cây thép tiêu chuẩn là 11,7 m.
Để đảm bảo cẩu lắp không bị biến dạng, đặt các cốt đai tăng cường 3Ø18 , khoảng cách 2m. Để đảm bảo lồng thép đặt đúng vị trí giữa lỗ khoan, xung quanh lồng thép hàn các thép kê, nhô ra từ mép lồng thép là 500mm.
Các lồng thép phải được kiểm tra trước và sau công tác khoan hoàn thành, các đoạn lồng thép sẽ được tập kết gần hố khoan để chuẩn bị hạ từng lồng một.
Chiều dài nối lồng theo yêu cầu thiết kế là 650mm, liên kết chắc chắn các đoạn lồng với nhau bằng dây thép nhỏ (Ø 1mm - Ø 2mm) và tăng cường bằng các mối hàn khi nối các đoạn lồng thép cuối cùng.
Hạ lồng thép.
Sau khi kiểm tra lớp bùn, cát lắng dưới đáy hố khoan không quá 10 cm thì tiến hành hạ, lắp đặt cốt thép. Cốt thép được hạ xuống từng lồng một, sau đó các lồng được nối với nhau bằng nối buộc, dùng thép mềm f= 1 để nối. Các lồng thép hạ trước được neo giữ tạm thời trên miệng ống vách bằng cách dùng thanh thép hoặc gỗ ngáng qua đai gia cường buộc sẵn cách đầu lồng kho.
Khi hạ lồng thép phải điều chỉnh cho thẳng đứng, hạ từ từ tránh va chạm với thành hố gây sập thành khó khăn cho việc thổi rửa sau này.
Chiều dài nối chồng thép chủ là 900 mm.
Để tránh hiện tượng đẩy nổi lồng thép trong quá trình đổ bê tông thì ta hàn 3 thanh thép hình vào lồng thép rồi hàn vào ống vách để cố định lồng thép.
Công tác hạ lồng thép phải được làm khẩn trương để giảm tối đa lượng chất lắng đọng xuống đáy hố khoan, cũng như khả năng sụt lở thành vách.
Công tác hạ lồng thép tiến hành ngay sau khi vệ sinh hố khoan xong và tiến hành càng sớm càng tốt.
Sau khi lồng thép đã được hạ đến cao độ yêu cầu, neo cố định lồng thép vào ống vách bằng 3 đoạn thép Ø 10 để tránh tuột lồng.
Hạ lồng thép đến chiều sau thiết kế.
Để cho khung cốt thép đặt đúng tâm hố khoan thì trên khung cốt thép phải đặt sẵn các con kê bằng bê tông có đường kính tương đương 2 lần chiều dày lớp bọc lồng thép, dày 30mm và có khoảng cách giữa các tầng con kê là 2m.
Công tác đỗ bê tông
Loại bê tông:
Bê tông được dùng là loại bê tông tươi được cấp bởi nhà thầu bê tông chuyên nghiệp nhằm đạt các yêu cầu sau:
Cường độ chịu nén của mẫu bê tông 28 ngày phải 350 Kg/cm2.
Hàm lượng xi măng tối thiểu là 400 kg/m3 bê tông.
Độ sụt của bê tông khi bắt đầu đổ là 16cm ÷ 20cm.
Phụ gia
Để cải thiện tính công tác của bê tông, sử dụng các loại phụ gia kéo dài thời gian ninh kết nhằm tạo ra hỗn hợp bê tông có tính năng phù hợp với yêu cầu của công nghệ.
Vận chuyển bê tông:
Bê tông phải được vận chuyển bằng xe chuyên dụng.
Bê tông phải được vận chuyển bằng xe chuyên dụng.
Dự trù khối lượng lớn hơn khối lượng lý thuyết khoảng 10%, đảm bảo khối lượng bê tông chính xác.
Kiểm tra chất lượng bê tông:
Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra độ sụt của bê tông và kiểm tra chất lượng bê tông bằng mắt xem có bị vón cục, đá có đúng kích cỡ không, để tránh hiện tượng bê tông bị nghẹt trong ống đổ trong quá trình đổ bê tông.
Mỗi cọc phải có ít nhất 3 tổ mẩu thử nén. Mẩu bê tông được lấy ở phần mũi cọc, giữa cọc và đầu cọc. Mẩu bê tông sẽ được thí nghiệm nén 7 ngày tại phòng thí nghiệm của nhà cung cấp bê tông và kiểm tra 28 ngày tại Đơn vị thí nghiệm do CĐT chỉ định.
Trước khi đổ bê tông:
Để giảm tối thiểu mức độ lắng cặn và khả năng sụt lở hố khoan, bê tông nên được đổ ngay sau khi vệ sinh hố khoan xong. Các công tác như: kiểm tra dung dịch bentonite sau thổi rửa và cặn đáy hố khoan phải được làm hết sức khẩn trương.
Để đảm bảo chất lượng cọc khoan và tránh mất thời gian trước khi đổ bê tông, quy trình nên thực hiện như sau:
Khi nhà thầu thấy việc thổi rửa làm sạch hố khoan đạt yêu cầu cụ thể dung dịch bentonite lấy lên sạch (hàm lượng cát 6%, tỷ trọng < 1,15) và lượng chất bồi lắng đáy hố khoan sau khi đã vệ sinh hố khoan không được dày quá 10cm.
Sau khi nghiệm thu hố khoan, hố khoan vẫn tiếp tục được thổi rửa cho đến khi xe bê tông gần đến công trường. Do đó không cần phải kiểm tra lại độ sâu hố khoan lần nữa, rút ngắn được thời gian thi công. Trong trường hợp thời gian từ lúc chấm dứt thổi rửa đến khi đổ bê tông quá 1giờ, thì phải nghiệm thu lại độ lắng, nếu ≤ 10cm thì sẽ thổi rửa lại và sẽ nghiệm thu lại độ lắng, nếu đạt thì tiếp tục đổ bê tông.
Đổ bê tông
Cho bóng khí vào ống đổ bê tông, để khi đổ bê tông bóng khí được đẩy xuống đến đáy hố khoan, nhờ vậy mà lượng bùn cát ở mũi cọc được đẩy lên trên.
Bê tông được rót vào ống dẫn bê tông thông qua phễu.
Bùn mới
Lồng thép
Lồng thép
Ống trépie
Đặt lồng thép và ống đổ bê tông (trépie)
Chân ống dẫn phải ngập trong vữa bê tông: 2m.
Phải giảm tối thiểu thời gian tháo lắp ống đổ để tăng tốc độ đổ bê tông.
Trong suốt quá trình đổ bê tông cọc tránh không để bê tông tràn ra ngoài miệng phễu và rơi vào trong lòng cọc làm ảnh hưởng đến chất lượng cọc.
Khối lượng bê tông một cọc được tính toán cho sự hao hụt 1,05 ¸ 1,1 %.
Quá trình đổ bê tông được khống chế trong vòng 4 giờ. Để kết thúc quá trình đổ bê tông cần xác định cao trình cuối cùng của bê tông. Do phần trên của bê tông thường lẫn vào bùn đất nên chất lượng xấu cần đập bỏ sau này, do đó cần xác định cao trình thật của bê tông chất lượng tốt trừ đi khoảng 0.8 m phía trên. Ngoài ra phải tính toán tới việc khi rút ống vách bê tông sẽ bị tụt xuống do đường kính ống vách to hơn lỗ khoan. Nếu bê tông cọc cuối cùng thấp hơn cao trình thiết kế phải tiến hành nối cọc. Ngược lại, nếu cao hơn quá nhiều dẫn tới đập bỏ nhiều gây tốn kém do đó việc ngừng đổ bê tông do nhà thầu đề xuất và giám sát hiện trường chấp nhận.
Trong suốt quá trình đổ bê tông phải thường xuyên kiểm tra cao độ mặt bê tông trong lòng cọc bằng thước dây và rọi để kịp thời điều chỉnh cao độ chân ống dẫn cho phù hợp.
Cao độ đổ bê tông cuối cùng phải cao hơn cao độ đầu cọc thiết kế thường 1m.
Kết thúc đổ bê tông thì ống đổ được rút ra khỏi cọc, các đoạn ống được rửa sạch xếp vào nơi quy định
Đổ bê tông cọc.
Rút ống vách.
Các giá đỡ, sàn công tác, neo cốt thép vào ống vách được tháo dỡ. ống vách được kéo từ từ lên bằng cần cẩu, phải đảm bảo ống vách được kéo thẳng đứng tránh xê dịch tim đầu cọc, gắn thiết bị rung vào thành ống vách để việc rút ống được dễ dàng, không gây thắt cổ chai nơi kết thúc ống vách.
Sau khi rút ống vách, tiến hành lấp cát lên hố khoan, lấp hố thu Bentônite, tạo mặt bằng phẳng, rào chắn bảo vệ cọc. Không được gây rung động trong vùng xung quanh cọc, không khoan cọc khác trong vòng 24 giờ kể từ khi kết thúc đổ bê tông cọc trong phạm vi 5 lần đường kính cọc.
Công tác kiểm tra chất lượng cọc trong quá trình thi công:
Kiểm tra dung dịch Bentônite đảm bảo thành hố khoan không bị sập trong quá trình khoan và đổ bê tông. Kiểm tra việc thổi rửa đáy hố khoan trước khi đổ bê tông. Các thông số chủ yếu của dung dịch Bentônite:
Hàm lượng cát : nhỏ hơn 5%.
Dung trọng : 1,01 ¸ 1,05.
Độ nhớt: 35 s.
Độ pH: 9,5 ¸ 12.
Kiểm tra chất lượng của vật liệu : cốt thép, bê tông , ...
Cần ghi chép đầy đủ các tình hình từ khi bắt đầu tới khi kết thúc.
Kiểm tra kích thước hố khoan bằng các thiết bị chuyên dụng, sử dụng một trong các biện pháp:
Biện pháp kiểm tra kích thước cọc.
Thông số kiểm tra
Phương pháp kiểm tra
Tình trạng hố
Kiểm tra bằng mắt + đèn dọi
Siêu âm
Độ thẳng đứng và độ sâu.
So sánh lượng đất lấy lên với thể tích cọc
Theo thể tích dung dịch giữ thành
Theo chiều dài tời khoan
Dùng quả dọi
Tình trạng đáy lỗ và độ sâu của mũi cọc trong đất.
Lấy mẫu và so sánh đất đá lúc khoan và đo độ sâu trước và sau thời gian quy định.
Độ sạch của dung dịch thu hồi khi thổi rửa.
Phương pháp quả tạ rơi hoặc xuyên động.
Phương pháp điện (điện trở, điện dung, ... )
Các sai số cho phép về lỗ cọc khoan nhồi.
Đường kính cọc : 0,1D và £ -50 mm
Độ thẳng đứng : 1%.
Sai số về vị trí: D/6 và không được lớn hơn 100.
Hoàn thành cọc
Sau khi hoàn thành việc đổ bê tông vách ,làm vệ sinh nhằm hoàn thành công việc thi công vách .Đối với các vách có cao trình ở sâu dưới mặt đất, sau khi đổ bê tông phải bơm thải hết dung dịch bentonite và lấp đầu bằng cát san lấp để đảm bảo cho người và xe máy đi lại an toàn
Mỗi cọc hoàn thành phải có các báo cáo kèm theo, các báo cáo phải chứa các thông tin sau:
Số hiệu cọc
Cao trình cắt cọc
Cao trình mặt đất
Cao trình ống vách
Kích thước cọc
Vị trí cọc
Các thông số của lồng cốt thép
Mác bê tông, nhà máy cung cấp bê tông, phụ gia, độ sụt, số mẫu thử
Ngày đổ bê tông
Ngày đào và hoàn thành cọc
Độ sâu cọc tính từ mặt đất
Độ sâu cọc từ cao trình cắt cọc
Chiều dài ống vách
Khối lượng bê tông theo lý thuyết và thực tế
Cao trình đỉnh bê tông sau mỗi xe
Thời gian bắt đầu đổ từng xe và kết thúc
Miêu tả các lớp đất
Thời tiết khi đổ bê tông
Các thông số của dung dịch vữa sét
Các sự cố nếu có
Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp siêu âm
Nguyên lý
Các xung điện tạo ra bởi máy phát sóng xung được chuyển thành sóng siêu âm qua đầu phát đến đầu thu rồi được các máy xử lý, căn cứ vào sự thay đổi tốc độ truyền của siêu âm có thể đánh giá được tính toàn khối của thân cọc và phát hiện được những khuyết tật của cọc như: bê tông rỗ, chất lượng bê tông kém, tiết diện cọc bị thay đổi...
Kiểm tra chất lượng cọc bằng phương pháp siêu âm
Các ống thép được đạt sẵn trong lồng thép (3 ống với cọc F1000 ) đều theo chu vi cọc tạo thành hình tam giác đều. Các ống phải đổ đầy nước trước khi tiến hành kiểm tra
Thả 2 đầu thu , phát vào trong ống khác nhau( 2 đầu phải ở cùng một cao mức).
Đo thời gian hành trình và biểu lộ độ dao động thu được.
Số lượng cọc thí nghiệm : Cứ 10 cọc thì chọn 1 cọc làm thí nghiệm , cọc thí nghiệm được chọn ngẫu nhiên và thống nhất với bên tư vấn thiết kế hoặc 10¸25% tổng số cọc theo TCXD 206 -1998( khi có tiến hành thí nghiệm cùng với phương pháp khác).
Điều kiện áp dụng :
Các ống phải rất sạch trước khi sử dụng : tẩy rửa chất cặn hoặc bùn đọng trong ống
Tuổi tối thiểu của cọc khi thăm dò trong điều kiện tốt phải là 2 ngày.
Không được cắt cọc trước khi đo.
Một số chỉ dẫn đặt ống :
Dạng ống và đường kính ống : ống dùng để thăm dò thân cọc là các ống thép mà đường kính trong nhỏ hơn 50 (mm) có chiều dài 6 (m) có ren ở đầu với bước ren như đường ống dẫn gas , không để bê tông chui qua khe nối gây tắc ống .
Nối ống : Các ống bắt buộc phải nối với nhau bằng măng sông bắt vít, trong mọi trường hợp không được hàn.
Nút : Các nút nối ống phải đóng kín đáy ống nhằm tránh bùn, chất lắng đọng hoặc bê tông tràn lên .
Có thể sử dụng nắp khít bằng chất dẻo tổng hợp như loại BBG 2 hoặc B6.60 đối với ống 50/60mm .
Đầu trên phải được đậy kín nhằm tránh mảnh vụn hoặc bê tông rơi vào ống .
Định vị ống thép vào lồng thép : Hệ định vị phải chắc chắn để chống lại sự rời bê tông va vào ống và phải đủ gần nhau ( khoảng 3m).
ống để thăm dò thân cọc phải đặt tới đáy lồng thép , ở trên đầu cọc ống phải vượt ít nhất 0,50(m) trên mặt bê tông cọc .
Thiết bị.
Bộ thiết bị gồm có :
Búa gây chấn động có trọng lượng khoảng 2kg
Các bộ phận ghi và phân tích kết quả .
Điều kiện áp dụng :
Tiếp điểm giữa búa gõ và đầu cọc phải đảm bảo tiếp xúc tốt .
Đầu đo gia tốc vào thân cọc phải thỏa mãn tiêu chuẩn kĩ thuật đo .
Số lượng cọc kiểm tra không nhỏ hơn 50% tổng số cọc .
Một máy chính tạo xung và ghi lại các tín hiệu đo được.
Một đầu phát và một đầu nhận nối với máy chỉnh bằng 2 cuộn dây.
Một con lăn đo chiều sâu.
Một dây đấu với máy tính để chuyển tín hiệu.
Một phần mềm in số liệu.
Quy trình thí nghiệm
Trước khi thí nghiệm cần đổ đầy nước các ống.
Dùng đầu rò nặng để rà và thông ống.
Đầu phát và đầu đo đấu với máy chính thả đều vào 2 ống dẫn đến đáy. Sóng siêu âm đo được trong suốt quá trình sẽ được ghi lại trong máy với trục y là chiều dài cọc và trục x là tín hiệu sóng
Cho chạy phát thử nếu thấy tín hiệu thu được tốt thì có thể bắt đầu ghi lại tín hiệu và đồng thời kéo 2 dây lên. Khi tính hiệu xấu cần điều chỉnh 2 dây kéo đầu do lên xuống để thu được tính hiệu ổn định và đều.
Sau khi kết thúc ở hai lỗ đầu ,đầu đo chuyển sang lổ thứ 3 trong khi đầu phát ở lỗ thứ 2. Cứ như vậy một cọc sẽ được đo 3 lần .
Số liệu ghi lại được trong quá trình đo sẽ được xử lý trong phòng bằng chương trình vi tính.
Số lượng cọc thí nghiệm
TCXDVN 326:2004 quy định
Khối lượng kiểm tra chất lượng bê tông cọc
Đối với phương pháp kiểm tra siêu âm, tỷ lệ kiểm tra tối thiểu là 10- 25 % số lượng cọc
Kiểm tra sức chịu tải của cọc đơn
Số lượng cọc cần kiểm tra sức chịu tải được quy định dựa trên mức độ hoàn thiện công nghệ của nhà thầu, mức độ rủi ro khi thi công, tầm quan trọng của công trình, nhưng tối thiểu là mổi loại đường kính 1 cọc, tối đa là 2% tổng số cọc. Kết quả thí nghiệm là căn cứ pháp lý để nghiệm thu móng cọc
Phương pháp kiểm tra sức chịu tải của cọc đơn chu yếu là thử tĩnh (nén tĩnh)
Sơ bộ thiết kế và chọn máy khoan:
Thiết kế
Tất cả các kích thước của các cọc và tải trọng làm việc theo thiết kế được trình bày trong bản vẽ thiết kế. Tất cả các cọc đều được thiết kế với hệ số an toàn.
Đường kính cọc 800 mm
Sức chịu tải cho phép của cọc Ptk = 293 (T)
Bêtông cọc B25 (Rn = 1450 T/m2), thép CIII : Ra =2800 T/m2
Cao độ mũi cọc thiết kế: -44.900 m
Chiều dài thân cọc thết kế: 43.800 m
Cao độ bêtông đầu cọc thiết kế: -2.200 m
Khối luợng bêtông tính toán theo thiết kế: 34,4 m3
Lớp bê tông bảo vệ lồng cốt thép dày 75mm và khoảng cách giữa các đai định vị là 1.5m.
Giằng móng có kích thước bxh = 600x1000mm
Vật liệu :
Ximăng dùng cho cọc nhồi có thể là xi măng thường hay ximăng pooclang .
Nước dùng để trộn bê tông phải sạch, không dùng các loại nước chứa các ion axit và các tạp chất bẩn.
Bê tông đổ cọc thường phải đảm bảo các điều kiện Bê tông phải có độ dính kết và linh động cao để khi đổ bê tông bằng ống đổ sẽ cho sản phẩm bê tông cọc tốt.
Độ sụt bê tông 180 ± 20 mm
Phụ gia dùng cho bê tông phải được phía tư vấn chấp nhận.
Mẫu bê tông phải được đổ thử theo tiêu chuẩn.
Thép dùng cho cọc phải phù hợp theo thiết kế.
Chọn máy khoan cọc,máy cẩu máy trộn bê tông
Máy khoan:
Dựa trên các chỉ số về kích thước cọc, dựa trên đặc điểm cơ lý của các lớp đất bên dưới cọc, căn cứ vào các thiết bị thi công cọc khoan nhồi hiện có ở Việt Nam. Ta chọn máy khoan ED-5500 với các đặc tính như sau:
Phương pháp khoan: khoan gầu
Độ sâu khoan: 17,1m
Đường kính khoan: 600-1500 mm
Khoảng cách từ máy đến hố khoan tối thiểu Rmin = 3,8m, tối đa Rmax = 5,4m. Do đó để khoan được các hố ở xa thì phải lót đường bằng các bản thép cho máy khoan đi vào.
Máy khoan ED-5500.
Chọn cần cẩu.
Máy cần cẩu dùng trong việc nâng hạ ống vách, lồng cốt thép và các thiết bị thi công khác. Do đó, máy cần cẩu được lựa chọn sao cho đảm bảo khả năng nâng hạ các cấu kiện và thiết bị trên.
Một lồng cốt thép có chiều dài 11.7m và trọng lượng khoảng 0.5T
Một ống vách có chiều dài 6m và trọng lượng khoảng 3T
Tính toán thông số cẩu lắp dựa vào các cấu kiện trên
Chiều cao lắp : HC L= h1+h2+h3+h4
h1=0,6 m (Chiều cao ống sinh trên mặt đất)
h2= 11,7 m (Chiều cao lồng thép)
h3=1,5 m (Chiều cao thiết bị treo buộc tính từ điểm cao nhất của cấu kiện tới móc cẩu của cầu trục)
Chiều cao nâng móc cẩu cần thiết
Chiều cao đỉnh cần trục
Sức nâng yêu cầu:
Dùng cẩu của máy khoan ED5500 để thi công cẩu lắp thông số cẩu như sau
Bảng 5.5 Thông số máy cẩu ED5500
Cần cẩu ED5500
Ôtô chuyên dụng.
Dùng loại có thương hiệu KMAZ phục vụ cho côngtác vận chuyển bê tông.
Ô tô vận chuyển bê tông KMAZ
Máy trộn Bentonite.
Máy trộn theo nguyên lý khuấy bằng áp lực nước do bơm ly tâm mã hiệu BE-15A có các thông số cho trong bảng sau :
Loại máy
BE-15A
Dung tích thùng trộn(m3)
1,5
Năng suất(m3/h)
15¸18
Lưu lượng(l/phút)
2500
Áp suất dòng chảy(kN/m2)
1,5
Các thông số kỹ thuật của máy trộn BE- 15A
Tính thời gian thi công cho 1 cọc:
Lắp mũi khoan, di chuyển máy: 30 phút.
Thời gian đào mồi và thời gian hạ ống vách đồng thời căn chỉnh ống vách mất khoảng 30 phút
Sau khi hạ ống vách, ta tiếp tục khoan sâu xuống 42.1m kể từ mặt đất tự nhiên.
năng suất của máy khoan là:10m3/h
khối lượng đất lỗ khoan: 33m3
Do đó thời gian cần thiết : 33/10=3.3h = 198 phút.
thời gian làm sạch hố khoan lần 1: 15 phút.thời gian hạ lống cốt thép(do cần thời gian điều chỉnh, nối các lồng cốt thép) ta lấy thời gian là: 120 phút.
Thời gian lắp ống dẫn: (45-60) phút.
Thời gian thổi rửa lần 2: 30 phút.
Thể tích bê tông cọc
V = 29,83 m3
Tốc độ đổ BT là 0,6m3/phút
Thời gian đổ bêtông cọc: 29,83/0.6= 50 phút.
Ngoài ra còn thời gian chuẩn bị, kiểm tra, cắt ống dẫn, lấy thời gian đổ BT là 90 phút.
Thời gian rút ống vách: 20 phút.
Bảng tổng hợp thời gian thi công cọc
TT
Nội dung công việc
Thời gian (phút)
Ghi chú
1
Định vị tim cọc
15
2
Định vị và khoan mở lỗ
15
Khoan để hạ vách
3
Hạ ống vách
15
4
Cấp Bentonite
10
5
Khoan tạo lỗ
198
Đến độ cao thiết kế
6
Kiểm tra cao độ đáy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_an_thiet_ke_va_thi_cong_cong_trinh_chung_cu_cao_cap_phu_d.docx