MỤC LỤC
Đề tài gồm có 3 phần:
+ Phần 1: Phần này bao gồm các nội dung như sau:
- Giới thiệu đề tài
- Giới thiệu những sản phẩm đã có
- Các phương pháp thực hiện
- Lựa chọn phương án
- Giới hạn đề tài
+ Phần 2: Đây là phần nội dung của đề tài
- Chương 1: Các vấn đề liên quan
- Chưong 2: Thiết kế và thi công mạch chống trộm bằng tia laser
- Chương 3: Giải thích nguyên lý hoạt động của mạch chống trộm bằng tia laser
+ Phần 3: Kết luận và hướng phát triển
- Kết luận
- Hướng phát triển
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16302 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế và thi công hệ thống chống trộm dùng tia Laser, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM KYÕ THUAÄT TP.HCM
KHOA ĐIỆN - ÑIEÄN TÖÛ
BOÄ MOÂN ÑIEÄN TÖÛ COÂNG NGHIEÄP
ĐỒ ÁN MÔN HỌC I
Đề tài:
Thiết kế và thi công hệ thống chống trộm dùng tia Laser
SVTH : Nguyễn Đức Huy
MSSV : 07101041
GVHD: Nguyễn Trường Duy
Tp.HCM, tháng 12 năm 2010
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN MÔN HỌC
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN ĐỨC HUY
Mssv: 07101041
Lớp: 071011C
Ngành: Kỹ thuật Điện – Điện tử
Tên đề tài:
Thiết kế và thi công mạch chống trộm dùng tia laser
Nội dung các phần thuyết minh tính toán và thi công:
Mạch bao gồm các khối sau:
1. Nguồn 5V
2. Mạch phát Laser
3. Cảm biến ánh sáng (Quang trở)
4. Khối so sánh dùng LM358
5. IC 555 tạo xung và điều chỉnh thời gian âm thanh phát ra loa
6. Loa
Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN TRƯỜNG DUY
Ngày giao nhiệm vụ: …………13/10/2010
Ngày hoàn thành nhiệm vụ:…20/12/2010
Giáo viên hướng dẫn
F Hướng dẫn thực hiện đồ án môn học
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, con người bước vào một thời đại mới – thời đại mà mỗi giờ, mỗi phút, thậm chí là mỗi giây trôi qua lại xuất hiện những phát minh, tiến bộ khoa học – kỹ thuật.
Công nghệ mới xuất hiện liên tục, từ đó, những thành tựu của khoa học- kỹ thuật được áp dụng vào đời sống thực tiễn. Nhờ vậy, con người ngày càng tận hưởng được cuộc sống một cách tiện nghi và thoải mái hơn. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, thiết bị công nghệ hiện diện mọi nơi, trong mọi lĩnh vực.
Ở khắp mọi nơi trên trái đất, hàng ngàn việc nghiên cứu, trung tâm với hàng triệu kỹ sư vẫn đang miệt mài nghiên cứu để đóng góp cho nhân loại những cải tiến, tìm tòi ra những kỹ thuật mới,phục vụ cuộc sống. Có thể nói, sức mạnh về khoa học – kỹ thuật chính là sức mạnh ghê gớm nhất, nó có thể chi phối các mặt khác như quân sự, kinh tế,… thể hiện vị thế, vai trò của một quốc gia trên trường quốc tế.
Ở Việt Nam, không nằm ngoài xu thế của thời đại, các nhà nghiên cứu, các kỹ sư đặc biệt là thế hệ trẻ, các bạn sinh viên vẫn tích cực, say mê nghiên cứu khoa học để tìm ra những kỹ thuật mới, trao đổi, học hỏi và tiếp thu những công nghệ mới trên thế giới để phục vụ cho công cuộc hiện đại hóa- công nghiệp hóa đất nước.
Dẫu biết rằng trình độ khoa học- kỹ thuật ở Việt Nam ở nhiều lĩnh vực vẫn có khoảng cách khá xa so với các nước tiên tiến nhưng với lòng say mê tìm tòi, đức tính cần cù chịu khó và thông minh của người Việt Nam, tin rằng một ngày không xa, chúng ta sẽ bắt kịp và hòa nhịp vào dòng chảy công nghệ trên thế giới.
Để phát triển những công nghệ mới thì trước hết phải nắm chắc và hiểu rõ những vấn đề cơ bản trong mỗi lĩnh vực. Đó cũng là lý do người viết tiến hành nghiên cứu đề tài này, mục tiêu là để làm rõ một số yếu tố chủ yếu, cơ bản nhất để có thể phát triển các kỹ thuật, sản phẩm mới hơn, hiện đại hơn trong tương lai.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này thì người thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn: thầy Nguyễn Trường Duy, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ người viết thực hiện đề tài đúng thời gian và đúng hướng.
Những kiến thức thu nhặt được trong quá trình nghiên cứu đề tài, phần nhiều được thầy hướng dẫn đều cực kỳ có ích, giúp người thực hiện hiểu rõ hơn, nắm chắc hơn một số vấn đề cơ bản, đồng thời sẽ giúp ích người viết trong con đường học tập sau này cũng như trong tương lai.
Người viết cũng xin chân thành cảm ơn thư viện trường ĐH SPKT TPHCM đã cung cấp rất nhiều tài liệu, giáo trình quan trọng giúp người viết thu thập và hệ thống kiến thức để hoàn thành đề tài.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn đến các trang web như www.dientuvietnam.net, www.lqv77.com,minhdt,... Đã cho người viết rất nhiều kiến thức phục vụ đề tài.
Người thực hiện đề tài cũng không quên cảm ơn các anh, chị và các bạn đã tận tình giúp đỡ người viết thông qua việc góp ý, hoàn thiện đề tài.
MỤC LỤC
Đề tài gồm có 3 phần:
+ Phần 1: Phần này bao gồm các nội dung như sau:
Giới thiệu đề tài
Giới thiệu những sản phẩm đã có
Các phương pháp thực hiện
Lựa chọn phương án
Giới hạn đề tài
+ Phần 2: Đây là phần nội dung của đề tài
Chương 1: Các vấn đề liên quan
Chưong 2: Thiết kế và thi công mạch chống trộm bằng tia laser
Chương 3: Giải thích nguyên lý hoạt động của mạch chống trộm bằng tia laser
+ Phần 3: Kết luận và hướng phát triển
Kết luận
Hướng phát triển
PHẦN I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1/ Giới thiệu tổng quát:
Trong xã hội ngày nay, cùng với sự tiến bộ của KH-KT, cuộc sống con người trở nên đầy đủ và tiện nghi hơn, lượng của cải vật chất cũng được tạo ra nhiều hơn.
Do đó, việc bảo vệ và giữ gìn tài sản được đặt ra rất cấp thiết. Để giải quyết vấn đề đó, con người đã thiết kế ra các hệ thống phát hiện, cảnh báo và chống lại sự xâm nhập của các thành phần xấu, giữ gìn tài sản được an toàn.
Với vốn kiến thức còn hạn chế của mình, người viết sẽ giới thiệu và trình bày một hệ thống cảnh báo người khác xâm nhập một cách đơn giản nhất. Đây có thể chưa phải là một hệ thống hoàn chỉnh và hiện đại nhưng nó thể hiện những nguyên lý cơ bản nhất của một hệ thống chống trộm, từ đó mở ra khả năng phát triển những hệ thống tốt, hoàn thiện hơn cũng như ứng dụng vào các mục đích khác nhau trong cuộc sống.
2/ Các sản phẩm đã có:
a/ Mạch chống trộm dùng hồng ngoại:
► Ưu điểm:
Khá hiệu quả
Chi phí thấp
Thiết kế và thi công đơn giản, sử dụng các linh kiện quen thuộc.
► Khuyết điểm:
Dễ bị nhiễu
Độ ổn định không cao
Tín hiệu điều khiển yếu trong môi trường xuất hiện nhiều sóng gần với hồng ngoại.
► Phân tích hoạt động:
Mạch phát là mạch dao động tạo xung vuông dùng IC 555, hoạt động với chu kỳ T=ln2.(1+2.20).(10^3).0.001.(10^-6)=2.84.10^-5 (s)
Khi có xung ra ở chân 3 thì led phát hồng ngoại sẽ sáng.
Mạch thu gồm 1 mắt thu hồng ngoại, khi có ánh sáng hồng ngoại chiếu vào thì sẽ tạo tín hiệu ra chân 3, tín hiệu qua transistor T1 khuếch đại, đảo đưa vào chân 2 (Trigger) của IC 555. IC 555 được mắc theo kiểu phát hiện không có xung, nghĩa là nếu chân 2 không có tín hiệu ( khi tia hồng ngoại bị người đi qua chặn lại không đến được mắt thu) sau 1 khoảng thời gian thì chân 3 (output) sẽ lên mức cao, tạo tín hiệu đưa vào IC UM66 (đây là IC nhạc có 3 chân), sau đó tín hiệu từ IC ra đưa vào transistor T2 khuếch đại rồi đưa ra loa.
b/ Mạch chống trộm dùng Laser:
► Ưu điểm:
Tín hiệu mạnh
Độ chính xác cao
Ít bị nhiễu
► Khuyết điểm:
Chi phí cao
Có thể bị phát hiện trong môi trường quá tối
► Phân tích hoạt động:
Led2 ở đây là module phát laser. LDR là quang trở. Bình thường, tia laser từ module laser được chiếu thẳng qua quang trở làm trị số điện trở của quang trở nhỏ, không đủ phân cực cho transistor Q2 dẫn, Q2 tắt làm cho transistor Q3 dẫn, tín hiệu từ cực C của transistor Q3 được đưa đến chân 2 (Trigger) của IC 555. Vì Q3 dẫn nên cực C của Q3 sẽ ở mức thấp, chân 2 của IC 555 không có tín hiệu nên chân 3 (output) của IC cũng không có tín hiệu ra.
Khi có người đi qua chắn ngang đường đi của tia laser, quang trở không có ánh sáng chiếu vào nên trị số lớn, phân cực cho Q2 dẫn làm Q3 tắt, cực C của Q3 lên mức cao, đưa tín hiệu đến chân 2 của IC 555, IC 555 trong trường hợp này là một mạch dao động tạo xung vuông (có biến trở để chỉnh chu kỳ xung vuông tạo ra) nên khi có tín hiệu vào chân 2 thì sẽ tạo ra xung vuông ở ngõ ra chân 3. Tín hiệu được đưa đến IC HT2860 ( là loại IC có các ngõ vào cài đặt để lựa chọn các loại âm thanh nạp sẵn trong IC) sau đó tín hiệu được đưa qua Transistor Q4 khuếch đại rồi phát ra loa.
c/ Mạch chống trộm dùng PIR:
PIR ( Passive Infra-Red) là loại cảm biến dùng để phát hiện sự chuyển động của người (hay động vật) trong khu vực quét của cảm biến.
► Ưu điểm:
Đơn giản, dễ lắp đặt
Độ nhạy cao
Phạm vi tác dụng rộng
► Khuyến điểm:
Chi phí cao
Quá nhạy
3/ Các phương án thực hiện:
Có nhiều phương án thực hiện như dùng hồng ngoại, dùng laser hay đơn giản là sử dụng mạch cảm biến PIR để phát hiện người hay vật chuyển động trong phạm vi nhất định.
4/ Lựa chọn phương án:
Sử dụng laser làm nguồn phát và mạch điều khiển dùng quang trở để phát hiện sự xuất hiện của đối tượng khi đối tượng chắn ngang đường truyền của laser.
5/ Giới hạn đề tài:
Độ phức tạp chưa cao, chưa tạo thành một hệ thống phát hiện và cảnh báo hoàn chỉnh.
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1: Các vấn đề liên quan
Mạch nguồn 5V:
Nguồn AC 220 V được đưa qua biến áp lấy 9.5 Vac,sau đó đưa vào Domino qua cầu Diode được lọc phẳng bởi tụ C22 và C11, tiếp tục được đưa qua IC ổn áp 7805 để tạo ra áp 5V đưa qua tụ C3 lọc, ta được điện áp 5Vdc. D111 là led báo nguồn, khi có nguồn 5V ra led sẽ sáng.
Sơ đồ 7805:
Bảng đặc tính của IC 7805:
II/ Laser Diode:
Laser diode thực chất là một con diode nhưng phát ra tia laser, laser diode thường được dùng trong các lĩnh vực như đo đạc, truyền dẫn dữ liệu, trong các đầu đọc CD, DVD và các thiết bị y tế,…
Có nhiều loại Laser Diode trên thị trường, với các bước sóng khác nhau. Bước sóng phát của Laser Diode phụ thuộc vào nhiệt độ
III. IC 555:
Cấu tạo của NE555 gồm OP-amp so sánh điện áp, mạch lật và transistor để xả điện. Cấu tạo của IC đơn giản nhưng hoạt động tốt. Bên trong gồm 3 điện trở mắc nối tiếp chia điện áp VCC thành 3 phần. Cấu tạo này tạo nên điện áp chuẩn. Điện áp 1/3 VCC nối vào chân dương của Op-amp 1 và điện áp 2/3 VCC nối vào chân âm của Op-amp 2. Khi điện áp ở chân 2 nhỏ hơn 1/3 VCC, chân S = [1] và FF được kích. Khi điện áp ở chân 6 lớn hơn 2/3 VCC, chân R của FF = [1] và FF được reset.
Giải thích sự dao động:
Ký hiệu 0 là mức thấp bằng 0V, 1 là mức cao gần bằng VCC. Mạch FF là loại RS Flip-flop,Khi S = [1] thì Q = [1] và = [ 0].Sau đó, khi S = [0] thì Q = [1] và = [0].Khi R = [1] thì = [1] và Q = [0].Tóm lại, khi S = [1] thì Q = [1] và khi R = [1] thì Q = [0] bởi vì = [1], transisitor mở dẫn, cực C nối đất. Cho nên điện áp không nạp vào tụ C, điện áp ở chân 6 không vượt quá V2. Do lối ra của Op-amp 2 ở mức 0, FF không reset.Giai đoạn ngõ ra ở mức 1:Khi bấm công tắc khởi động, chân 2 ở mức 0.Vì điện áp ở chân 2 (V-) nhỏ hơn V1(V+), ngõ ra của Op-amp 1 ở mức 1 nên S = [1], Q = [1] và = [0]. Ngõ ra của IC ở mức 1.Khi = [0], transistor tắt, tụ C tiếp tục nạp qua R, điện áp trên tụ tăng. Khi nhấn công tắc lần nữa Op-amp 1 có V- = [1] lớn hơn V+ nên ngõ ra của Op-amp 1 ở mức 0, S = [0], Q và vẫn không đổi. Trong khi điện áp tụ C nhỏ hơn V2, FF vẫn giữ nguyên trạng thái đó.Giai đoạn ngõ ra ở mức 0:Khi tụ C nạp tiếp, Op-amp 2 có V+ lớn hơn V- = 2/3 VCC, R = [1] nên Q = [0] và = [1]. Ngõ ra của IC ở mức 0.Vì = [1], transistor mở dẫn, Op-amp2 có V+ = [0] bé hơn V-, ngõ ra của Op-amp 2 ở mức 0. Vì vậy Q và không đổi giá trị, tụ C xả điện thông qua transistor.Kết quả cuối cùng: Ngõ ra OUT có tín hiệu dao động dạng sóng vuông, có chu kỳ ổn địnhThiết kế mạch dao động = IC Nội dung : IC tạo dao động họ XX555, Thiết kế mạch dao động tạo ra xung vuông có tần số và độ rộng bất kỳ.
--------------------------------------------------------------------------------1. IC tạo dao động XX555 ; XX có thể là TA hoặc LA v v ... Mạch dao động tạo xung bằng IC 555Bạn hãy mua một IC họ 555 và tự lắp cho mình một mạch tạo dao động theo sơ đồ nguyên lý như trên. Vcc cung cấp cho IC có thể sử dụng từ 4,5V đến 15V , đường mạch mầu đỏ là dương nguồn, mạch mầu đen dưới cùng là âm nguồn. Tụ 103 (10nF) từ chân 5 xuống mass là cố định và bạn có thể bỏ qua ( không lắp cũng được ) Khi thay đổi các điện trở R1, R2 và giá trị tụ C1 bạn sẽ thu được dao động có tần số và độ rộng xung theo ý muốn theo công thức. T = 0.7 × (R1 + 2R2) × C1 và f = 1.4 / ( (R1 + 2R2) × C1 )T = Thời gian của một chu kỳ toàn phần tính bằng (s) f = Tần số dao động tính bằng (Hz) R1 = Điện trở tính bằng ohm (W )R2 = Điện trở tính bằng ohm ( W )C1 = Tụ điện tính bằng Fara ( W )T = Tm + Ts T : chu kỳ toàn phần Tm = 0,7 x ( R1 + R2 ) x C1 Tm : thời gian điện mức caoTs = 0,7 x R2 x C1 Ts : thời gian điện mức thấp Chu kỳ toàn phần T bao gồm thời gian có điện mức cao Tm và thời gian có điện mức thấp TsTừ các công thức trên ta có thể tạo ra một dao động xung vuông có độ rộng Tm và Ts bất kỳ. Sau khi đã tạo ra xung có Tm và Ts ta có T = Tm + Ts và f = 1/ T
IV. Quang trở:
Model
Vmax
Pmax
Nhiệt độ môi trường
(°C)
Đỉnh quang phổ
(nm)
Điện trở khi có ánh sáng
(kΩ)
Điện trở khi không có ánh sáng
(MΩ)
γ
min
Thời gian đáp ứng (ms)
Mức cao
Mức thấp
PGM5506
100
90
-30 ~ +70
540
2 ~ 6
0.15
0.6
30
40
PGM5516
100
90
-30 ~ +70
540
5 ~ 10
0.2
0.6
30
40
PGM5526
150
100
-30 ~ +70
540
8 ~ 20
1.0
0.6
20
30
Quang trở là linh kiện điện tử dùng để nhận biết sự xuất hiện của ánh sáng, cũng như đo lường tương đối cường độ ánh sáng chiếu tới.
Quang trở trong mạch thường có ký hiệu là LDR (Light Dependent Resistor) tức là điện trở phụ thuộc ánh sáng. Bình thường, khi không có ánh sáng chiếu tới bề mặt hoạt động của quang trở thì quang trở có trị số rất lớn (vài MΩ) nhưng khi có ánh sáng chiếu vào thì trị số điện trở lại giảm xuống. Tùy vào cường độ ánh sáng mà trị số này giảm nhiều hay ít.
Qaung trở thường được sử dụng trong các ứng dụng như các mạch điện phát hiện ánh sáng, các mạch điện đóng ngắt đèn đường,v.v……
V. LM358:
Lm358 là IC khuếch đại thuật toán kép, gồm 2 bộ khuếch đại thuật toán bên trong. Mỗi op-amp có 3 chân, ngõ vào đảo(- input), ngõ vào không đảo (+ input), và ngõ ra, hoạt động với 1 nguồn cung cấp, ngưỡng điện áp vào thay đổi trong phạm vi rộng.
Các thông số cơ bản:
Độ lợi điện áp dc lớn : 100dB
Băng thông rộng : 1 Mhz (có bù nhiệt)
Dải điện áp cung cấp rộng (3V tới 32V đối với nguồn đơn, ±1.5V tới ±16V đối với nguồn đôi)
Điện áp offset ngõ vào thấp : 2 mV
Điện áp ngõ vào vi sai tương đương với điện áp nguồn cung cấp.
Điện áp ngõ vào: - 0.3V đến 32V
Dòng ngõ vào (Vin < -0.3V): 50mA
Dải nhiệt độ hoạt động: 0 tới +70°C
Nhiệt độ chì hàn: 260°C
Chương 2: Tính toán, thiết kế và thi công mạch chống trộm dùng laser
1/ Mạch phát Laser:
Domino2 ở đây được dùng để cấp nguồn 5v (lấy từ mạch nguồn ) cho mạch phát. Diode zener có giá trị 3.3V để ổn áp, điện trở R1 phân cực cho Transistor C1815 dẫn có giá trị 10k. Công tắc SW1 để đóng hay ngắt mạch phát laser. Mắt phát Laser chính là Diode Laser, được đặt trong ống nhỏ để không bị nhiễu từ các nguồn sáng bên ngoài, được đặt cố định sao cho tia lser chiếu thẳng qua bên quang trở ở mạch thu.
2/ Mạch thu Laser:
Quang trở là loại 5mm, được đặt sao cho tia laser từ bên phát được chiếu thẳng vào bề mặt quang trở.
Biến trở VR2 có giá trị 100k dùng để điều chỉnh điện áp chuẩn trong mạch so sánh dùng Op-Amp. Tụ C15 có trị số 1nF để lọc tín hiệu tử ngõ ra Op-Amp. Điện trở R70 10k dùng để phân cực cho transistor. Transistor C1815 hoạt động ở chế độ dẫn bão hòa. IC 555 tạo thành mạch dao động tạo xung vuông với chu kỳ lớn nhất được tính như sau:
T = ln(2) x (R1 + 2R2 ) x C1
= ln(2) x 100 000 x 0.0000022
= 0.15 (s)
Transistor C1815 Q5 được dùng để khuếch đại tín hiệu trước khi đưa ra loa.
Loa trong trường hợp đề tài này được sử dụng là loại loa nhỏ, chủ yếu để phát ra âm thanh báo hiệu.
Chương 3: Nguyên lý hoạt động của mạch chống trộm dùng tia laser
Tín hiệu từ bên phát được đưa đến quang trở. Ở điều kiện làm việc bình thường, khi quang trở được chiếu sáng bởi tia laser, giá trị điện trở của quang trở giảm chỉ còn vài
kΩ nên áp rơi trên quang trở nhỏ. Áp này được đưa đến ngõ vào đảo của Op-Amp (IC LM358). Ngõ vào không đảo của Op-Amp được nối với một biến trở để lấy điện áp chuẩn so sánh. Biến trở này có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh độ nhạy của mạch. Vì điện áp ở ngõ vào đảo ( lấy từ quang trở) nhỏ hơn điện áp chuẩn nên ngõ ra
của Op-Amp có giá trị là 5V, do đó, transistor Q25 được phân cực dẫn ở chế độ dẫn bão hòa nên ngõ ra C của transistor không có tín hiệu. IC555 không có xung kích vô chân số 2 (Trigger) nên không có xung ở ngõ ra, transistor Q5 tắt và loa không kêu.
Trong trường hợp có người đi qua, chắn ngang đường đi của tia lser từ mạch phát đến quang trở. Quang trở không nhận được tia laser nên có trị số lớn (vài MΩ), áp rơi trên quang trở lớn, được đưa đến ngõ vào đảo của Op-Amp. Vì ngõ vào đảo có giá trị điện áp lớn hơn ngõ vào không đảo nên ngõ ra của Op-Amp có giá trị là 0, làm cho transistor Q25 tắt, có tín hiệu ra ở cực C của Transistor.
Tín hiệu này được đưa đến chân số 2 (Trigger) của IC 555 làm IC 555 hoạt động tạo ra xung vuông ở chân 3 (output). Xung vuông này có chu kỳ lớn nhất là 0.15s (có thể thay đổi chu kỳ xung nhờ biến trở RV1 100k). Tín hiệu xung vuông được đưa đến Transistor Q5 khuếch đại, đưa đến loa, trong trường hợp này thì loa sẽ kêu lên báo hiệu có người đi ngang qua.
Diode D5 dùng để bảo vệ loa chống sức điện động ngược sinh ra trên cuộn dây trong loa khi Transistor ngưng dẫn.
Chức năng của IC 555 trong trường hợp này dùng để điều chỉnh thời gian âm thanh phát ra loa. Khi có người đi chắn ngang đường truyền của tia laser đến quang trở rồi sau đó người đi khỏi, tia laser lại chiếu trực tiếp lên bề mặt quang trở, nếu không điều chỉnh thời gian âm thanh phát ra loa dài thì sẽ làm giảm tác dụng phát hiện và cảnh báo của mạch này. Thời gian này được điều chỉnh bởi biến trở RV2.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
I. Kết luận:
Đây là đề tài nghiên cứu, thiết kế và thi công mạch chống trộm dùng Laser. Trong đề tài, người viết đã giới thiệu một số mạch điện và ứng dụng liên quan như mạch nguồn 5 Vdc, các mạch cảnh báo, chống trộm dùng các phương pháp khác.
Người viết đã tính toán và lựa chọn linh kiện để tạo thành một mạch chống trộm bằng laser tương đối hoàn chỉnh, đơn giản và có độ chính xác tương đối.
II. Tóm tắt:
Sau một thời gian tìm hiểu, tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, cũng như được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và bạn bè, người viết đã hoàn thành đề tài với những phần chính sau:
PHẦN I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
PHẦN II:NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1: Các vấn đề liên quan
I. Mạch nguồn 5V
II. Laser Diode
III. IC 555
IV. Quang trở
V. LM358
Chương 2: Thiết kế, tính toán và thi công mạch chống trộm dùng laser
Chương 3: Nguyên lý hoạt động mạch chống trộm dùng laser
III. Ưu và khuyết điểm của đề tài:
Dù đã rất cố gắng nhưng trong quá trình thực hiện không tranh khỏi những thiếu sót nhưng người viết hi vọng bài viết này có thể xem như một tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu về các mạch cảnh báo, chống trộm đơn giản. Cũng như thông qua bài viết này, người viết cũng nhắc lại một số kiến thức, nguyên lý cơ bản của một số linh kiện và mạch điện thông dụng, mong muốn người xem có thêm một nguồn tra cứu khi cần.
► Ưu điểm:
Mạch được thiết kế với các biến trở, ta có thể dễ dàng điều chỉnh tùy thuộc vào yêu cầu và trường hợp cụ thể.
Cấu tạo và hoạt động đơn giản.
Tia laser có cường độ mạnh, độ chính xác tương đối cao.
Có thể mở rộng và phát triển dễ dàng.
Dễ lắp đặt và thiết lập.
Sử dụng các linh kiện quen thuộc.
► Khuyết điểm:
Cấu tạo mạch còn đơn giản, dễ bị phát hiện.
Hệ thống cảnh báo chưa hoàn chỉnh.
Phải tính toán và điều chỉnh lại các thông số trong các trường hợp khác.
IV. Hướng phát triển của đề tài:
Đề tài có thể được mở rộng ra bằng việc sử dụng các loại cảm biến ánh sáng, thân nhiệt,.. hay dùng vi điều khiển, kết hợp với ngõ ra tác động đến chuông báo, camera an ninh quay hình lại hay tự động kết nối đến tổng đài cảnh sát.
Ngoài ra, bên cạnh mục đích phát hiện sự xâm nhập, đề tài này còn có thể được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác như đếm số người ra vào kho, hiển thị số người trong kho để bảo đảm an toàn khi làm việc trong các kho lạnh,v.v…..
► Tài liệu tham khảo:
Giáo trình điện tử cơ bản 1,2 trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
Giáo trình Kỹ thuật số trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
Tài liệu về mạch chống trộm dùng laser của tác giả trang web
Tài liệu tiếng Anh trên các trang web:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chang tram bang laser.doc