Đồ án Thiết kế Websiste phục vụ Tra cứu thông tin cho sinh viên ĐHKT

Đồ An Tốt Nghiệp Thiết Kế Web Site Phục Vụ Tra Cứu Thông Tin Cho Sinh Viên ĐHKT

Võ Hoàng Phi Lớp 95T Trang 42

LỜI NÓI ĐẦU

 

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật như ngày nay, đã từng bước cải thiện đời sống về mọi mặt. Cơ khí hóa, tự động hóa cũng là một phương châm của nhà nước ta. Trong tất cả các cơ quan, xí nhiệp đều từng bước tự động hóa dần. Ngay cả trong việc quản lý của các cơ quan nhà nước hoặc tư nhân đều tìm kiếm những phương pháp quản lý như thế nào cho nhanh chóng, chính xác, và hiệu quả cao. Hiện nay một trong những công cụ mạnh nhất đó là các phần mềm của máy tính. Các hãng phần mềm danh tiếng trên thế giới như Microsoft, Apple, vv. chuyên khai thác các dịch vụ văn phòng. Nhưng nhu cầu của con người cũng như nhu cầu của các cơ quan, các công ty, xí nghiệp là rất lớn, và từng hoạt động cụ thể của họ cũng khá phức tạp, đa dạng cho nên cần có những phần mềm chuyên dụng để đáp ứng nhu cầu cho từng hoạt động của công ty xí nghiệp đó.

Bước sang thế kỷ 21, đất nước chúng ta với đà phát triển của khoa học kỹ thuật, từng bước xây dựng đất nước hiện đại hóa và công nghiệp hóa. Khi một đất nước đã phát triển về mọi mặt thì đòi hỏi phải có một mối liên hệ chặc chẽ giữa các ngành và các tổ chức nhà nước với nhau. Như vậy thì ngành công nghệ thông tin cũng phải phát triển vượt bật để đáp ứng nhu cầu đó. Lúc này mạng máy tính là một phương tiện hữu hiệu để làm nhịp cầu nối giữa các ngành, các công ty, xí nghiệp và các cơ quan nhà nước. Hiện nay mạng máy tính tỏ ra thật là hữu hiệu trong mọi ngành nghề vì nó đáp ứng nhu cầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bất cứ lúc nào chúng ta cần thì mạng máy tính trên toàn cầu đều có thể đáp ứng những kiến thức chúng ta cần tìm thông qua công cụ hữu hiệu hiện nay là các Web Site. Đề tài của em cũng là xây dựng Web Site phục vụ tra cứu thông tin cho sinh viên trường Đại Học Kỹ Thuật. Mục đích của trang Web là cho phép sinh viên tìm kiếm, tham khảo các thông tin cần thiết trong quá trình học tập, nghiên cứu một cách nhanh chóng, để sau này thông qua trang Web cài đặt trên mạng máy tính của trường.

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN 1

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

 

1. Tên đề tài:

“ Thiết kế Web Site phục vụ tra cứu thông tin cho sinh viên tại trường Đại học kỹ thuật ”

 

2. Mục đích:

Xây dựng Web Site truy cập thông tin trên mạng với mục đích phục vụ cho sinh viên các khóa có thể truy cập những thông tin cần thiết trên mạng của trường để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó cũng phục vụ cho tất cả những ai quan tâm và muốn truy cập thông tin trên mạng máy tính của trường. Thông tin mà sinh viên có thể truy cập chủ yếu là đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp và những thông tin khác.

 

3. Ý nghĩa thực tế:

Theo qui luật cung cầu thì khi có cầu tất nhiên sẽ có cung. Cũng vậy đề tài này cũng phát xuất từ thực tế các nhu cầu của sinh viên các khóa sau muốn có một trang web truy cập những thông tin các khóa trước để tham khảo và học hỏi. Vì vậy Web Site truy cập thông tin không thể thiếu để sinh viên hoặc những ai quan tâm đến tin học cũng có cơ hội dạo chơi trên Web Site của mạng trường.

Với đà phát triển của khoa công nghệ thông tin trường ĐHKT ngày nay thì từng bước kiện toàn về tổ chức cũng như số lượng sinh viên theo học ngành tin mỗi ngày một đông. Hơn thế nữa việc đưa tất cả các thông tin, dữ liệu của các khoa, các ngành trong trường lại để cho có hệ thống dễ dàng liên hệ thông tin giữa các khoa với nhau cũng là một vấn đề rất cần thiết sau này. Nếu có điều kiện thì Web Site này cũng có thể phất triển tốt hơn để phục vụ nội bộ cho trường chúng ta.

Trong tương lai trường Đại Học Kỹ Thuật sẽ có một mạng cục bộ cho toàn trường, thì bất cứ một sinh viên nào thuộc bất cứ khoa nào, cũng đều có thể truy cập thông tin cần thiết cho mình qua trang Web site này.

 

 

4. Nội dung:

Web Site sẽ đưa tất cả những thông tin thật cần thiết và hữu ích lên mạng một cách có tổ chức để sinh viên dể dàng truy cập. Nội dung bao gồm:

- Đồ án tốt nghiệp các khóa.

- Đồ án môn học các khóa

- Thời khóa biểu của các lớp trong khoa công nghệ thông tin

- Thông tin về các hoạt động của khoa

- Thông tin về cơ cấu tổ chức lãnh đạo của trường và khoa.

- Thông tin về danh sách các giảng viên của khoa

- Thông tin về tài sản hiện có của khoa

- Giới thiệu về trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

 

1. Tạo các trang Web chuẩn bằng ngôn ngữ HTML

1.1Sơ lược về ngôn ngữ HTML.

Như ta đã biết HTML là ngôn ngũ được thiết kế để đặt tả các tổ chức logic và định dạng của các tài liệu text. Nó có thể tích hợp cả hình ảnh, form và các siêu liên kết đến các tài liệu và các tài nguyên khác trên mạng. Kết quả của phương pháp này là một ngôn ngữ đánh dấu mà:

+ Không bị giới hạn trong môi trường phần cứng hay phần mềm cụ thể.

+ Thể hiện cấu trúc của tài liều mà không thể hiện sự trình bày của nó.

Điều này phản ảnh khả năng hoạt động trong môi trường phân tán của HTML. Các cá nhân có thể xem một tài liệu sử dụng các trình duyệt khác nhau có các khả năng vật lý rất khác nhau. Ví dụ nó không chỉ định một đoạn văn bản phải được trình bày bằng một font chữ cụ thể. HTML không đặc tả chi tiết kiểu thiết lập tài liệu, thay vào đó nó đánh dấu các phần tử logic của cấu trúc tài liệu như heading, list hay paragraph. Việc trình bày chi tiết các phần tử này là tùy thuộc vào trình duyệt. Nó có thể sử dụng sự mô tả logic của tài liệu để trình bày tài liệu một cách tốt nhất nếu có thể. Do đó cùng một tài liệu có thể được trình bày trong các trình duyệt đồ họa hay phi đồ họa, cũng có thể bởi các trình duyệt không trực quan như các trình duyệt text speech hay Brandle needer.

HTML được định nghĩa theo thuật ngữ SGML (Standard Generalized Markup Language) của tổ chức chuẩn quốc tế OSI. SGML là hệ thống định nghĩa kiểu tài liệu cấu trúc phức tạp và định nghĩa ngôn ngữ đánh dấu để sử dụng các tài liệu kiểu này. HTML chỉ là một thể nghiệm của tiến trình này. Do đó nó phát triển theo hướng đơn giản hóa SGML.

HTML ngày càng phát triển và trải qua các thay đổi vững chắc trong nhiều năm. Các browser mới nhất hiện nay là HTML 4.0. Các nhà phát triển browser như Netscape và Microsoft đã đưa ra các phần tử ngoài các thẻ chuẩn HTML. Do đó ta nên cẩn thận khi thiết lập các trang HTML, nó có thể duyệt trên các trình duyệt này mà không được trên các trình duyệt khác. Sau đây ta tìm hiểu một số đặc điểm của HTML.

 

1.2 Các kí tự đặc biệt

Một số ký tự ASSCII được sử dụng một các đặc biệt trong tài liệu HTML. Chẳng hạn tự “&” được sử dụng một thực thể hay tham chiếu ký tự, các dấu ngoặc “<” và “>”dùng để chỉ các thẻ. Các bộ biên dịch HTML biên dịch các ký tự này theo các đặc biệt không như các ký tự thông thường. Nếu ta muốn các ký tự này hiển thị trong văn bản của mình thay vì được biên dịch như các dòng lệnh ta phải dùng nó như một tham chiếu ký tự hay tham chiếu thực thể. Dưới đây là một số ký tự đặc biệt trong HTML:

 

Các ký tự đặc biệt trong HTML

 

Ký Tự Tham Chiếu Ký Tự Tham Chiếu Thực Thể

Ngoặc trái (<)

Ngoặc phải (>)

Dấu và (&)

Dấu nháy kép (“ “) &#60

&#62

&#38

&#34 &lt

&gt

&amp

&quot

 

1.3 Kiểu MINE trong HTML

Thuật ngữ MINE được viết tắt từ chữ “ Multipart Independent Mail Extension” ban đầu là một sơ đồ dược thiết kế để gửi các thông điệp thư hổn hợp (chứa hình ảnh, text và các dạng khác) sư dụng giao thức thư điện tử chuẩn. Lược đồ MINE sử dụng các tiêu đề MINE content -type để định nghĩa nội dung các kiểu dữ liệu khác nhau phục vụ cho việc gửi các thông điệp mail. Trên World Wide Web các kiểu MINE được sử dụng bởi giao thức HTTP để truyền đạt kiểu tài liệu. Khi một HTTP server gửi một thông điệp tới client nó bao gồm một tiêu đề MINE content - type chỉ định kiểu dữ liệu đang gửi. Ví dụ một tệp ảnh dạng JPEG được gửi từ HTTP server tới client sẽ kèm theo xâu thông điệp sau:

Content-type: image/jpeg

Như một phần của tiêu đề HTTP đi trước dữ liệu thực sự. HTTP server xem tài liệu HTML như bất kỳ kiểu MINE khác. Khi truyền một tài liệu HTML nó truyền trước trong tiêu đề thông điệp :

Content-type: text/html

 

1.4. Các thẻ đánh dấu và các phần tử HTML

Một tài liệu HTML đơn giản là một tệp văn bản, trong đó một số xâu ký tự được gọi là các thẻ đánh dấu các vùng tài liệu và ấn định các ý nghĩa đặc biệt cho chúng. Theo đặc trưng của SGML thì các vùng và các thẻ bao bọc gọi là các phần tử. Các thẻ là các xâu ký tự được bao bọc giữa các ký tự nhỏ hơn (“<”) và lớn hơn (“>”). Ví dụ: <H1> là thẻ bắc đầu phần tử tiêu đề mức một và </H1> là thẻ kết thúc phần tử.toàn bộ phần tử H1 là xâu:

<H1> Đây là xâu tiêu đề 1 </H1>

Hầu hết các phần tử đều tương tự như ví dụ này, nó đánh dấu các vùng tài liệu thành các khối văn bản và chính các khối này đến lược nó cũng có thể chứa các phần tử khác. Ta có thể coi một tài liệu như là sự phân cấp các tài liệu. Các phần tử đánh các khối thường được gọi là các container. Các phần tử không có nội dung gọi là các thẻ trống.

Mỗi phần tử có một ten xuất hiện bên trong các thẻ, mà nó liên quan đến các ý nghĩa của các phần tử. Ví dụ phần tử H1 được sử dụng để đánh dấu tiêu đề H1. Một phần tử cũng có thể có các thuộc tính dùng để đặc tả các thuộc tính của phần tử đó. Chẳng hạn phần tử A có thuộc tính HREF dùng để chỉ định đích của liên kết. Hầu hết các phần tử được gán các giá trị. Các thuộc tính luôn xuất hiện trong thẻ bắt đầu và không bao giờ xuất hiện trong thẻ kết thúc, các thuộc tính thường là tùy chọn.

 

1.5 Cấu trúc tổng quát của một tài liệu HTML

Mọi tài liệu HTML có thể được phân chia thành hai phần chính:

Phần thân (body) chứa nội dung của tài liệu được biểu thị bởi brower và phần thứ hai là phần đầu (head) chứa các thông tin về tài liệu nhưng không hiển thị. Các phần này được định nghĩa bởi phần tử BODY và HEAD tương ứng. Cấu trúc tổng quát của mọt tài liệu HTML thường là :

<HTML>

<HEAD>

.các phần tử hợp lệ trong phần đầu

</HEAD>

<BODY>

.các phần tử hợp lệ ở phần thân

</BODY> </HTML>

2. Active Server Pages (ASP)

2.1 ASP là gì.

ASP (Active Sever Pages) là file HTML chuẩn mà được mở rộng để cộng thêm những cái đặc biệt. Giống như một file HTML chuẩn có thể chứa đích HTML mà sẽ được trình diễn và hiện ra màn hình bởi trình duyệt Web. Bất cứ điều gì bạn làm trong một trang HTML thì bạn cũng điều có thể làm trong trang ASP (như : môt ứng dụng Java, nhúng kết text, hoặc điều khiển ActiveX về phía người dùng vv.). Tuy nhiên một ASP có 4 điểm đặc biệt quan trọng mà khi làm nó cần chú ý đến:

+ Một ASP có thể chứa những tác phẩm về phía server. Có thể tạo ASP bằng VBScript, Jscript. Chúng ta có thể khởi tạo một ASP chứa nội dung động. Ví dụ chúng ta có thể tạo một trang Web trình bày những thông báo khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong ngày.

+ Một ASP cho phép xây dựng các đối tượng mà các đối tượng được xây dựng này có khả năng truy cập một ASP, mà tác phẩm của chúng ta tạo ra có nhiều khả năng hơn. Những đối tượng này cho phép chúng ta gọi thông tin từ trình duyệt đồng thời cũng có thể gởi thông tin đến cho trình duyệt. Ví dụ bằng cách sử dụng đói tượng Request chúng ta có thể gởi thông tin mà người sử dụng đẫ trải qua quá trình kiểm tra gởi một Form HTML và đáp ứng lại thông tin đó trong Script.

+ Một ASP có thể cộng thêm nhiều thành phần hợp nhất. ASP gói một số các Server-side ActiveX component chuẩn. Những thành phần hợp nhất này cho phép chúng ta làm nhiều việc ở đầu cuối ở các trình duyệt Web khác nhau hay chứa cả các trang đếm trong các trang Web.

+ Một ASP có thể tương tác với dữ liệu như Microsoft SQL Server. Bằng cách dùng các đối tượng tập hợp đặc biệt như ActiveX Data Object (ADO), chúng ta có thể dùng SQL trong ASP.

Bốn điểm đặc biệt này định nghĩa một ASP. Một ASP là một trang HTML chuẩn mà đã được mở rộng với server-side scripts, objects, components. Sử dụng ASP chúng ta có thể tạo các Web Site có nội dung động.

 

2.2 Chúng ta có thể làm gì với ASP

Sự hoàn hảo trong ASP là không có giới hạn. Nói về bất kỳ một Web Site nào mà tồn tại trên Internet ngày nay cũng đều được tạo ra bằng ASP là nhiều. Sau đây liệt kê một vài ví dụ để chúng ta biết ASP có thể làm gì:

+ Chứa các tiêu đề hoặc biểu ngữ quảng cáo chạy vòng trong trang Web của Web Site chúng ta.

+ Tiếp Nhận Thông tin Nhập vào từ một Form HTML và chứa thông tin đó vào trong cơ sở dữ liệu.

+ tạo những trang Web cá nhân để trình bày nội dung khác nhau từ những người sử dụng khác nhau.

+ Cộng thêm những thẻ đếm chống mất cắp để quản lý một hay nhiều trang của Web site chúng ta.

+ Trình bày những trang Web khác nhau phụ thuộc vào khả năng của trình duyệt.

+ Liên kết nhiều trang lại với nhau một các dễ dàng.

+ kiểm tra thông tin về hoạt động của người dùng ở Web Site và lưu giữ thông tin đó trong file nhật ký khách hàng.

 

2.3 Cấu trúc một file ASP

Là một file text có phần mở rộng là .asp, bao gồm các thành phần :

· Text

· HTML tags

· Script commands

Script commands là các lệnh gán biến, các lệnh yêu cầu Web Server gởi thông tin đến một Brower ( Như giá trị biến ), lệnh gọi Procedure. Thực ra nó là đoạn văn bản mà khi Web Server đọc tới thì nó hiểu đó là vùng Script chứa các lệnh của một ngôn ngữ Script nào đó, Web Server sẽ gọi tới các Script engine để thực thi các lệnh Script này. ASP qui định một vùng Script nằm giữa hai dấu <% và %> hoặc trong vùng của hai Tag < Script > và </Script >.

Script là nơi thể hiện các yêu cầu của người lập trình đối với ASP, nó chứa các câu lệnh mà người lập trình muốn ASP thực hiện và nội dung người đó muốn tạo ra trên trang HTML, kết quả trả về cho Web brower gọi đến ứn dụng.

Tóm lại Script giống như một chương trình được người lập trình viết ra để thực thi trên môi trường hoạt động của ASP, cũng giống như các chương trình trong mọi ngôn ngữ lập trình khác như C, Pascal, Java., chỉ có điểm khác là chương trình của các ngôn ngữ khác phải biên dịch ra dạng thực thi được và dùng dạng thực thi được đó để thực thi trên một môi trường nào đó (DOS, Windows, Unix,.), còn Script thì không phải biên dịch trước ra dạng thực thi được mà đem dạng text chạy thẳng trong môi trường của ASP.

 

2.4 Những vấn đề liên quan đến việc xây dựng một ứng dụng trên ASP:

· File Global.asa

· Sử dụng các ngôn ngữ Script

· Sử dụng các Object có sẵn

· Sử dụng các ActiveX Server Component

 

2.4.1 File Global.asa

File Global.asa là một file tùy chọn, trong đó bạn có thể khai báo các Script đáp ứng các biến cố, các đối tượng có tầm vực mức application (ứng dụng) hay session. Đây không phải là một file được nhìn thấy bởi các user, trái lại nó chứa những thông tin được sử dụng bởi ứng dụng một cách toàn cục. File này phải được đặt tên là Global.asa và được đặt trong thư mục gốc của ứng dụng. Mỗi ứng dụng chỉ có một file Global.asa duy nhất, và nó phải được đặt trong thư mục gốc của ứng dụng. Môt File Global.asa có thể chứa các thành phần sau: Application events, Sesstion events, định nghĩa các đối tượng.

Nếu bạn viết những Script không được bao bởi tag <Script >, hoặc định nghĩa các đối tượng không có tầm vực application hay session thì Server sẽ trả về lỗi. Server bỏ qua những Script có chứa những thành phần HTML mà các biến cố application và session không thể xử lý như trong một file HTML thông thường.

Những Script trong File Global.asa có thể được viết bởi bất cứ ngôn gữ nào có hổ trợ Script. Nếu các đoạn Script được viết bởi cùng một ngôn ngữ thì có thể kết hợp chúng trong một tag<Script> duy nhất.

Khi chúng ta thay đổi File Global.asa và ghi lại nó thì server hoàn tất việc xử lý những yêu cầu ứng dụng hiện thời trước khi nó biên dịch lai File Global.asa, trong khoảng thời gian này server từ chối các yêu cầu khác và ra thông báo :

“ The repuest cannot be processed while the application is being restarted”.

Sau khi những request hiện tại được xử lý xong, server xóa bỏ tất cả các session đang chạy, gọi biến cố Session_OnEnd tương ứng với mỗi Session mà nó xóa, tiếp theo gọi biến cố Application_OnEnd. File Global.asa được biên dịch lại. Request của user tiếp theo sẽ khởi động ứng dụng trở lại ( gọi biến cố Application_OnStart).

Tuy nhiên khi lưu lại những file được include trong Global.asa thì không gây nên biến cố này, muốn khởi động lại ứng dụng phải lưu lại File Global.asa.

Những thủ tục định nghĩa trong Global.asa chỉ có thể gọi từ các Script trong các biến cố : Application_OnStart, Application_OnEnd, Session_OnStart, Session_OnEnd. Các thủ tục này không thể gọi từ các trang ASP trong ứng dụng dựa trên ASP.

Để “Shase”(chia sẽ) các thủ tục giữa các file ASP khác nhau trong một ứng dụng, cần định nghĩa chúng trong một file riêng rồi dùng lệnh Server-Side Include (SSI ) để chèn chúng vào trong trang ASP có gọi thủ tục đó. Những file include thường có phần mở rộng là .inc.

Các ví dụ về File Global.asa trong phần này dùng VBScript như là ngôn ngữ Script chính, mặc dù như đã nói các Script có thể viết bằng nhiều ngôn ngữ khác (ví dụ Jscript.).

 

2.4.1.1 Những biến cố Application

Applicatin_OnStart, Application_OnEnd.

+ Application_OnStart:

Xảy ra trước khi session đầu tiên được tạo, nghĩa là trước biến cố Session_OnStart, khi có yêu cầu đầu tiên đến một trang ASP của ứng dụng. Chỉ có các đối tượng Application hay Server Build-in là có thể sử dụng. Các tham khảo đến đối tượng Session, Request, Response sẽ gây ra lỗi.

Cú pháp :

< SCRIPT LANGUAGE = ScriptLanguage RUNAT = Server >

Sub Application_OnStart

.

End Sub

< /SCRIPT >

Tham số : ScriptLanguage: chỉ định ngôn ngữ Script dùng để viết Script.

Thường sử dụng biến cố này để khởi động một số biến toàn cục, thông tin hệ thống.

Ví dụ:

Sub Application_OnStart

Application (“ Server”) = “ studentcc”

Application (“ arrayTopicName”) = arrayTopicName

Application (“AccessNumeber”) = Rs.Fields (“AccessNumeber”)

End Sub

Rs . Fields(“AccessNumber”) : là số lần truy cập đến ứng dụng, được ghi lại trong cơ sở dữ liệu.

+ Application_OnEnd:

Xảy ra trước khi đóng ứng dụng, sau khi biến cố Session_OnEnd cuối cùng xảy ra. Chỉ có các đối tượng Application hay ServerBuild-in là có thể sử dụng.

Cú pháp

< SCRIPT LANGUAGE = ScriptLanguage RUNAT = Server >

Sub Application_OnEnd

.

End Sub

< /SCRIPT >

Tham số : ScriptLanguage: chỉ định ngôn ngữ Script dùng để viết Script.

Thường sử dụng biến cố này để xóa, cập nhật lại các thông tin hệ thống

Ví dụ:

Sub Application_OnEnd

Rs . Fields ( AccessNumber”) = Application (“AccessNumber”)

End sub

2.4.1.2 Những biến cố Session

Web Server tự động tạo một Session khi một trang web trong ứng dụng được yêu cầu từ user mà người này chưa có Session. Server sẽ xóa bỏ một Session khi nó Time-out hoặc method Abandon được gọi. Những biến cố Session: Session_OnStart, Session_OnEnd.

+ Session_OnStart:

Xảy ra khi Server tạo một Session mới. Bạn phải khai báo các biến có tầm vực Session trong biến cố. Ta có thể tham khảo tất cả những đối tượng Build-in trong biến cố này.

Cú Pháp :

< SCRIPT LANGUAGE = ScriptLanguage RUNAT = Server >

Sub Session_OnStart

.

End Sub

< /SCRIPT >

Tham số : ScriptLanguage: chỉ định ngôn ngữ Script dùng để viết Script.

Ta có thể gọi phương thức Redirect trong biến cố Session_OnStart, chẳng hạn để bảo đảm rằng Người sử dụng (NSD) luôn bắt đầu từ một trang duy nhất. Khi NSD muốn mở ngay một trang khác nhau trang được chỉ định thì redirect sang đã chỉ định. Tuy nhiên cần chú ý là những Brower không hổ trợ cookies thì nó sẽ không lưu lại SessionID của nó nên bất cứ khi nào mở một trang mới thì Server lại tạo một Session mới.

Ví dụ:

Sub Session_OnStart

Application .Lock

Application (“AccessNumeber”) = Application (“AccessNumeber”) +1

Application .unlock

End Sub

+ Session_OnEnd:

Xảy ra khi một session được đóng hoặc TimeOut. Dùng biến cố này để xóa các biến đã đặt trong quá trình sử dụng của User

Cú Pháp :

< SCRIPT LANGUAGE = ScriptLanguage RUNAT = Server >

Sub Session_OnEnd

.

End Sub

< /SCRIPT >

2.4.1.3 Khai báo các < Object >

Bạn có thể tạo các đối tượng có tầm vức Session hay application trong file Global.asa. đối tượng này thực sự được tạo ra khi server xử lý một Script có tham khảo đến nó.

Cú pháp ;

< OBJECT RUNNAT = Server SCOPE = Scope ID = Identìier

{ PROGID = ProgID CLASSID = “ ClassID”}>

.

< / OBJECT>

Tham số :

· Scope: chỉ định tầm vực của đối tượng, là “ session “ hay “application”

· Identifier : tên instance của đối tượng

· ProgID : một định danh được kết hợp với định danh class. ProgID hay ClassID phải được chỉ định trong khai báo < OBJECT >

· ClassID : danh định duy nhất cho một đối tượng lớp OLE. ProgID hay ClassID phải được chỉ định trong khai báo < OBJECT >.

 

2.4.2 Sử dụng các ngôn ngữ Script khác nhau và Scripting Engine

Scripting language nằm ở khoảng ngôn ngữ siêu văn bản (HTML) và các ngôn ngữ lập trình như Java, C++, Visual Basic. Ta biết HTML dùng để định dạng và liên kết các văn bản, còn các ngôn ngữ lập trình có khả năng tạo ra một chuổi các lệnh phức tạp cho máy tính thực hiện. Đối với Scripting language, nó nằm ở giữa, tuy nhiên nó gần với ngôn ngữ lập trình hơn là HTML.

Khác nhau cơ bản giữa Scripting language và các ngôn ngữ lập trình là ở chổ các luật và cú pháp của Scripting language linh hoạt và dễ hiểu hơn các ngồn ngữ lập trình.

Scripting Engine là các đối tượng có nhiệm vụ xử lý các Script. ASP cung cấp một môi trường chủ cho các Scripting Engine và phân phối các Script trong các file .asp cho các engine này để xử lý. Để sử dụng được một Scripting language cùng với ASP, ta phải cài đặt Scripting Engine tương ứng vào Web Server. Ví dụ như Visual Basic Script (VBScript) là Scripting language mặc định của ASP, do đó ta phải có VBScript Engine được cài sẵn và ASP có thể truy xuất tới đượ, nhờ thế nó có thể xử lý được các Script viết bằng VBScript. Tương tự, ASP có thể cung cấp môi trường Scripting cho một số các Scripting language như Jscript, REXX, Perl.

ASP cho phép người lập trình dùng nhiều Scripting language cùng lúc để tạo các thủ tục phức tạp mà không cần phải bận tâm cac brower có trợ giúp các Scripting language hay không. Không những thế ta có thể dùng nhiều Scripting language trong cùng một file .asp chỉ cần bằng cách một HTML tag để khai báo ngôn ngữ Script nào được dùng.

ASP mặc định sử dụng Scripting language chính (Primary Scripting language) là VBScript. Tuy nhiên ta vẫn có thể định lại Scripting language chính trong cả hai phạm vi là : toàn bộ môi trường ASP, hay chỉ trong một file .asp nào đó. Để thay đổi Scripting language chính cho toàn bộ môi trường ASP ta phải thay đổi tên Scripting language trong giá trị của một registry entry của hệ thống có tên là DefaultScriptLanguage. Ví dụ như trị mặc định là VBScipt, ta có thể đổi lại là Jscript.

Để thay đổi Scripting language chính chỉ trong một file .asp nào đó, ta chỉ cần đặt ở đầu file một tag đặc biệt có dạng :

< %@ LANGUAGE = ScriptingLanguage %>

Với ScriptingLanguage là tên Scripting languagemuốn đặt làm Scripting language chính như VBScript, Jscript, .

 

* Viết các Procedure với nhiều ngôn ngữ :

Như ta đã nói, một trong các đặc tính mạnh của ASP là khả năng kết hợp nhiều Scripting language trong cùng một file .asp. Nếu biết tận dụng khả năng này ta có được một công cụ rất mạnh để thực hiện những công việc phức tạp. Một procedure là một nhốm các dòng lệnh Script thức hiện một tác vụ nhất định. Ta có thể tạo ra các procedure để dùng nhiều lần trong các Script.

Có thể định nghĩa các procedure bên trong các delimeter <% và %> nếu như nó được viết bằng Scripting language chính. Nếu không thì có thể dùng trong các tag. Ta có thể định nghĩa các procedure trong các file .asp chứa nó hay trong các file riêng chỉ chứa các procedure rồi include file đó vào khi cần gọi procedure đó. Thường các file include trong ASP qui ước có đuôi là .inc.

 

2.4.3 Sử dụng các Object có sẵn:

ASP cung cấp 5 built-in object, đó là:

- Application

- Request

- Response

- Server

- Session

 

2.4.3.1 Application Object

Ta có thể sử dụng object application để cho phép nhiều người cùng sử dụng một ứng dụng chia sẽ thông tin với nhau. Một ứng dụng dựa trên ASP được tạo thành từ những file .ASP đặt trong một thư mục và những thư mục con của nó.

Bởi vì object application được dùng chung bởi nhiều người sử dụng, do đó object có 2 method Lock và Unlock để cấm không cho nhiều user đồng thời thay đổi property của object này.

Các biến Application là toàn cục, có tác dụng trên toàn ứng dụng.

Syntax

Application . Method

Method

+ Lock : Method này cấm không cho client khác thay đổi property của object application

+ Unlock : Method này cho phép client khác thay đổi property của object application

Events:

+ Application_OnStart : xảy ra khi khởi động ứng dụng.

+ Application_OnEnd : xảy ra khi ứng dụng đóng, hay server shutdown.

Script cho những event này được khai báo trong file Global.asa.

Ngoài ra chúng ta có thể đặt các biến trong đối tượng Application để lưu những thông tin toàn cục, hay các cờ báo hiệu.

Ví dụ:

- Application (“ DatabaseAccessFlag ”): cờ cho biết có ai đang truy xuất Database không .

- Application (“ AccessNumber ”): số lần truy xuất dến ứng dụng. Khi khởi động hay đóng ứng dụng giá trị này dược cập nhật vào Database.

- Application (“ arrayTopicName ”): biến dãy lưu danh sách các chủ đề hiện có của hệ thống.

Trước khi thay đổi giá trị các biến Application nên Lock lại và sau khi thay đổi nhớ Unlock

 

2.4.3.2 Request Object:

Object Request lấy những giá trị mà brower của client truyền đến server thông qua một request dạng HTTP.

Syntax:

Request [.Collection](Variable)

Collection:

- ClientCertificate: nằm trong HTTP request chứa giá trị certificate của client.

- Cookies: giá trị của những biến Cookies được gởi trong HTTP request.

- Form : giá trị của các thành phần (như textbox, listbox,.) trong Form.

- QueryString : giá trị của những biến trong query.

- Server Variable: giá trị của những biến môi trường (được xác định trước).

Một số biến trong Collection ServerVariable:

Logon_user: account WinNT đang login.

Path_Info: đường dẫn logic đến file đang được gọi

Path_Translated: đường dẫn vật lý đến file đang được gọi

Script_Name: đường dẫn ảo đến Script đang được thực thi

Server_Name: host name của server, là alias cung cấp bởi DSN hay địa chỉ IP của server.

Ví dụ:

Request.Form(“txtUsername”): giá trị username trong form được submit lên

Request.QueryString(“Yeucau”): giá trị của tham số “yêu cầu “ gởi trong QueryString.

 

2.4.3.3 Response Object

Chúng ta có thể sử dụng Object response để gởi kết quả đến Client.

Syntax:

Response.Collection Property method

Collection:

Cookies : xác định giá trị biến Cookies. Nếu chỉ định Cookies không tồn tại thì nó sẽ được tạo ra. Nếu Cookies đã tồn tại thì nó sẽ nhận một giá trị mới,và giá trị cũ bị mất đi.

Cú pháp:

Response.Cookies(cookie)[(key)|.attribute] = value

Tham số

Cookie :Tên của Cookie

Key : Một tham số tùy chọn. Nếu key được chỉ định, Cookie là thư mục và key là tập value

Attribute: chỉ định thông tin về chính Cookie. Tham số thuộc tính có thể một trong các giá trị sau :

 

 

 

 

 

Tên ý nghĩa

Domain Chỉ ghi. Nếu chỉ định Cookie sẽ gởi một yêu cầu đến Domain này

 

 

Xepires Chỉ ghi. Dữ liệu trong phần kết thúc Cookie. Dữ liệu này đặt thứ tự cho Cookie và lưu trữ trong đĩa máy khách sau khi Session kết thúc. Nếu thuộc tính này không được đặt cho dữ liệu ngoại trừ dữ liệu hiện tại.Cookie sẽ kết thúc khi Session kết thúc.

Haskeys Chỉ đọc. Chỉ định một trông hai Cookie chứa khóa

 

Path Chỉ ghi. Nếu chỉ định Cookie sẽ gởi những yêu cầu đến đường dẫn này. Nếu thuộc tính này không được đặt thì đường dẫn phân chia dữ liệu sẽ được sử dụng.

Recure Chỉ ghi. Xác định Cookie được bảo đảm

 

Properties :

+ Buffer: cho phép trang output được lưu trong buffer hay không

+ ContentType: chỉ định nội dung của HTTP response.

+ Expires: chỉ ra khoảng thời gian trước khi hết hạn.

+ ExpiresAbsolute: chỉ ra ngày giờ hết hạn.

+ Status: giá trị trạng thái của server.

Methods:

+ AddHeader: đặt tên header của HTML.

+ AppendToLog: thêm một chuỗi vào cuối file Log của Web Server cho request này .

+ BinaryWrite: xuất thông tin ra output HTML dạng binary.

+ Clear: Xóa đệm output HTML.

+ End: dùng xử lý file .asp và trả về kết quả hiện tại.

+ Flush: gởi thông tin trong buffer cho client.

+ Redirect: gởi một thông báo cho browser định hướng đến một URL khác

+ Write: ghi một biến ra output như là một chuỗi.

 

2.4.3.4 Server Object

Cho phép truy xuất đến các method và property của server như là những hàm tiện ích.

Syntax:

Server.method

Properties:

ScriptTimeout: khoảng thời gian dành cho Script chạy

Methods:

+ CreateObject: tạo một instance của server component.

+ HTMLEncode: mã hóa một chuỗi theo dạng HTML

+ MapPath: ánh xạ đường dẫn ảo (là đường dẫn tuyệt đối trên server hiện hành hoặc đường dẫn tương đối trên trang hiện tại) thành đường dẫn vật lý.

+ URLencode: mã hóa một chuỗi (kể cả kí tự escape) theo qui tắc mã hóa URL

 

2.4.3.5 Session Object

Chúng ta có thể sử dụng 1 object session để lưu trử thông tin cần thiết cho 1 user-session nào đó. Những biến được lưu trữ trong object session vẫn tồn tại khi user nhảy từ trang này sang trang khác trong ứg dụng.

Web Server tự động tạo object session khi user chưa có session yêu cầu một trang web.

Các biến session có tầm vực trong session đó mà thôi.

Syntax:

Session.property method

Properties:

SessionID : trả về sessionID cho user

Timeout: khoảng thời gian tồn tại của session tính bằng phút

Methods:

Abandon: xóa bỏ một object session, trả lại tài nguyên cho hệ thống .

Ví dụ:

Ta có thể tạo các biến trong đối tượng Session để lưu thông tin cho mỗi kết nối đến Server.

Session(“login”): cho biết người yêu cầu truy xuất đến trang có login chưa.

Session(“Username”): tên cả Account tạo ra Session hiện tại

Session(“SelectedTopic”): tên chủ đề trang được chọn để thực hiện một thao tác nào đó

 

2.4.4 Sử dụng các ActiveX Server Component:

ActiveX Server Component( trước đây được gọi là Automation Server) được thiết kế để chạy trên Web Server như là một phần của ứng dụng trên Web. Component chứa đựng những đặc trưng chung mà chúng ta không cần phải tạo lại những đặc trưng này.

Component thường được gọi từ những file.asp. Tuy nhiên, chúng ta có thể gọi những component này từ những Source khác nhau như là: một ứng dụng ISAPI, một server component, hoặc một ngôn ngữ tương thích OLE (OLE Compatible languge).

2.4.4.1 Tạo một instance của component:

Chúng ta có thể tạo một instance của một ActiveX Server Component với một câu lệnh đơn giản. Khi chúng ta đã tạo được một instance của một component, thì chúng ta có thể sử dụng những phương pháp (method) liên quan đến component đó hoặc đặt(set) và đọc(read) những thuộc tính(property) của nó.sau đây là một Script sử dụng method Server.CreateObject để tạo một instance của Browser Capabilities Component và gán vào biến bc:

 

<% Set bc=Server.CreateObject(“MSWC.BrowserType”) %>

 

Ta cũng có thể sử dụng <OBJECT> tag để tạo một instance component. Ví dụ sau tạo ra một instance của Ad Rotator Component:

<OBJECT RUNAT=Server ID=MyAd PROGID=”MSWC.AdRotator”>

</OBJECT>

ASP có sẵn 5 ActiveX Server Component:

+ Database Access Component

+ Ad Rotator Component

+ Browser Capabilities Component

+ Content linking Component

 

2.4.4.2 Database Access Component (Truy xuất dữ liệu từ Database):

Chúng ta có thể sử dụng Database Access Component để truy xuất đến Database từ một ứng dụng của Web. Chúng ta có thể hiển thị toàn bộ nội dung của một bảng (table), cho phép người sử dụng xây dựng những Query, thực hiện những thao tác trên Database từ trong trang Web.

Database Access Component sử dụng ADO (ActiveX Data Object) để truy xuất thông tin lưu trữ trong một Database hoặc một cấu trúc dữ liệu thống kê khác. Nó cũng sử dụng đặc tính connection Pooling của ODBC để truy xuất Database hữu hiệu hơn.

Các ứng dụng Database truyền thống tạo một connection đơn giản đến Database và conection này được sử dụng trong suốt thời gian ứng dụng tồn tại. Tuy nhiên, do bản chất Stateless của Web, nên một ứng dụng Database dựa trên Web phải mở và đóng một connection mới trên mỗi trang.

Một phương pháp để tạo một connection lâu dài đến Database là tạo một connection đến Database cho mỗi user và lưu trữ connection này trong Session Object. Tuy nhiên vì phương pháp này tăng số idle connection đến Database nên nó chỉ được sử dụng ở những Web Site có lưu lượng thông tin thấp (low traffic).

Một phương pháp hữu hiệu hơn để quản lý những connection đến Database dựa trên Web là sử dụng connection pooling của ODBC. Connection pooling duy trì việc mở connection đến Database và quản lý connection chung cho nhiều yêu cầu của những người sử dụng khác nhau để đảm bảo hiệu suất và giảm số idle connection. Đối với mỗi yêu cầu connection, connection pooling đầu tiên xác định idle connection ở trong pooling không. Nếu có connection pooling trả về connection đó thay vì tạo một connection đến Database. Connection không còn nối với Database và ra khỏi connection pooling nếu ở trong trạng thái idle hơn 60 giây. Connection pooling mặc định được cho phép trong ASP. Chúng ta có thể cấm connection pooling bằng cách đặt Start Connection Pool = 0 trong Registry entry.

Để sử dụng tốt nhất connection pooling, ta nên mở và đóng connection đến Database trong mỗi trang ASP. Tuy nhiên, ta nên đặt những property của connection một lần và sử dụng lại chúng ở mỗi trang sau.

Ví dụ:

Chúng ta có thể sử dụng “connection string” trong file Global.asa để chỉ ra property của connection trong biến cố Session_OnStart như script sau:

Session (“ConnectionString”) = “dsn=Adworks; uid=adworks; pwd=adworks”

Sau đó, trong mỗi file .ASP mà có truy xuất Database chúng ta có thể viết:

<OBJECT Runat=Server ID=conn PROGID=”ADODB.Connection”>

</OBJECT>

để tạo một instance của đối tượng connection cho trang đó và sử dụng script:

Conn.OpenSession(“ConnectionString”) để mở connection.

Ơ cuối trang , ta đóng connection bằng script:

Conn.close

Giá trị Timeout mặc định cho connection pooling là 60 giây. Ta có thể thay đổi giá trị này cho một ODBC Driver bằng cách đặt Registry Key như sau:

\ HKEY_LOCAL_MACHINE

\ SOFTWARE

\ ODBCINST.INI

\ driver-name\Cptimeout = timeout

(REG_SZ, đơn vị là giây)

2.4.4.3 Browser Capabilities Component:

Browser Capabilities Component cung cấp cho Script sợ mô tả về khả năng (capability) của Web brower ở client. Khi một browser nối với một Web brower, nó tự động gởi User Agent HTTP header. Header này là một chuỗi ASCII mà chỉ ra loại browser và số version của nó .Browser Capabilities Component so sánh header này với những entry trong file Browscap.ini. Nếu thấy phù hợp thì Browser Capabilities Component thừa nhận những thuộc tính của browser mà chúng phù hợp với User Agent header. Nếu component không tìm thấy header trong Browscap.ini, nó sẽ lấy những thuộc tính của browser mặc định. Nếu component không tìm thấy header phù hợp và browser mặc định không được chỉ ra trong file Browscap.ini, nó đặt mọi thuộc tính bằng chuỗi “UNKNOWN”. Ta có thể thêm những thuộc tính mới cho component này đơn giản bằng cách cập nhật file Browscap.ini.

2.4.4.4 Ad Rotator Component:

Ad Rotator Component cho phép ta thực hiện chuỗi các hình ảnh kế tiếp nhau thay đổi trên màn hình một cách tự động, nó còn cho phép tạo ra các link từ những hình ảnh này. Component này rất hữu dụng trong các ứng dụng có tính chất quảng cáo, giới thiệu.

Ví dụ:

<% Set Ad = Server.CreateObject(“MSWC.Adrotator”) %>

<% = Ad.GetAdvertisement(“/ads/adrot.txt”) %>

2.4.4.5 File Access Component:

component này cho ta việc truy xuất vào hệ thống file của server. Nó có hai đối tượng giúp ta thực hiện điều này là FileSystemObject và TextStream.

2.2.4.6 Content Linking component:

Content Linking component quản lý danh sách các URL để chúng ta có thể xử lý các trang trong Web Site như là các trang trong một quyển sách. Chúng ta có thể sử dụng Content Linking component để tạo và cập nhật tự động mục lục, đường liên kết của những trang Web trước và sau. Điều này thật lý tưởng cho nhữn ứng dụng như là Online Newspaper. Content Linking component tham khảo đến file content linking list, file này chứa danh sách các trang Web được liên kết với nhau. Danh sách này được lưu trữ tại Web server.

 

3. ODBC (Open Database Connectivity)

Ngày nay có rất nhiều hệ thống Database khác nhau, nếu không có một chuẩn chung để giao tiếp giữa những hệ thống Database này thì khi ứng dụng chuyển đổi từ hệ thống Database này sang hệ thống khác, mã của chương trình phải thay đổi lại cho phù hợp. Để giải quyết tình trạng đó, người ta đã đưa ra một chuẩn để các kiểu Database khác nhau có thể giao tiếp được với nhau. Đó là ODBC. ODBC là một lớp trừu tượng giữa chương trình ứng dụng và hệ thống Database. Lớp này cho phép chúng ta sử dụng các phát biểu theo ngôn ngữ SQL để truy xuất những Database có hổ trợ ngôn ngữ SQL và một số Database khác.

ODBC là lớp phục vụ giao tiếp giữa chương trình ứng dụng và hệ điều hành cũng như hệ thống file của Database. ODBC nhận những yêu cầu truy xuất thông tin từ chương trình ứng dụng, chuyển nó thành ngôn ngữ mà Database engine hiểu được để truy xuất thông tin từ Database. Như vậy nó cho phép chúng ta phát triển tập hợp các hàm và các phương thức truy xuất đến Database mà không cần hiểu sâu về Database đó. Một ví dụ điển hình nhất là MS Acces. Trong MS Access cho phép chúng ta Link hay attach một bản (table) đến Database. Khi thực hiện điều này, Access sẽ nhắc chúng ta chọn loại Database nào ( những loại Database mà Accẻsstực tiếp hổ trợ ), nếu không có loại Database phù hợp chúng ta có thể chọn ODBC. Khi chọn ODBC, nó sẽ liệt kê tất cả các cấu hình khác nhau mà chúng ta đã thành lập, và chọn một trong số đó bất kể loại Database engine.

Khi ứng dụng làm việc với ODBC, nó làm việc với Database source và Database engine mà nó tham khảo. Khi thiết lập cấu hình cho client mà install những kết hợp driver-Database (driver-to-Database combination). Những kết hợp này sẽ được đặt tên và được sử dụng khi chúng ta muốn yêu cầu kết nối để truy xuất đến Database đó. Những kết hợp(combination) giữa Database và driver gọi là những Database Source Name hay những DSN. Khi muốn mở một Database thông qua ODBC, chúng ta phải cung cấp DSN. UserID, và Password. ODBC sẽ lấy những thông số mà chúng ta đã cấu hình sẵn (trong Control Panel - ODBC32) để tạo sự kết nối.

Nhứng thành phần chung của DSN

 

Thành phần Mô tả

DSN Tên DSN mà chúng ta đã đặt khi cấu hình ODBC

UID UserID được sử dụng để login vào Database

PWD Password được sử dụng khi login

 

Như vậy, để truy xuất đến các Database thông qua ODBC, ta phải cài đặt driver cho Database đó. ODBC có nhiều driver hổ trợ cho các Database khác nhau để chuyển các bản tính hay thậm chí các file text thành data source. Hệ điều hành căn cứ vào thông tin Registry ghi bởi ODBC Administrator để xác định cấp của ODBC driver giao tiếp với data source.

Việc nạp ODBC driver là “ trong suốt “ (transparent) đối với chương trình ứng dụng. Trong môi trường mạng, ODBC đảm nhận luôn cả việc xử lý những vấn đề truy xuất data trên mạng như sự truy xuất đồng thời, giải quyết đụng độ.

Tóm lại, ODBC là một giao tiếp lập trình chuẩn cho người phát triển ứng dụng và nhà cung cấp Database. Trước khi ODBC trở thành một chuẩn không chính thức cho các chương trình ứng dụng trên Windows giao tiếp với các hệ thống Database, người lập trình phải sử dụng những ngôn ngữ riêng cho mỗi Database mà họ muốn kết nối tới. Khi ODBC ra đời thì người lập trình không còn bận tâm về điều này nữa, họ có thể truy xuất đến các Database khác nhau bằng các thủ tục và hàm như nhau. Mã của chương trình ứng dụng không thay đổi khi Database source chuyển từ hệ thống Database này sang hệ thống khác, ví dụ từ Access sang SQL server.

 

Ưu và nhược điểm của ODBC

Ưu: vì ODBC cung cấp sự truy xuất đến bất kỳ dạng Database thông dụng có sẵn, nên tạo sự uyển chuyển trong những ứng dụng. Chúng ta có thể chuyển ứng dụng từ hệ thống này sang hệ thống Database khác mà không tốn nhiều chi phí và công sức. Tên SDN của chúng ta có thể tham khảo đến bất kỳ một Database nào. Điều này cho phép chúng ta có thể tham khảo đến bất kỳ một Database nào. Như vậy chúng ta có thể phát triển ứng dụng theo một hệ thống Database này (ví dụ như Microsoft Access) nhưng lại hiện thực thành sản phẩm sử dụng hệ thống Database khác (ví dụ như Microsoft SQL server) bằng cách rất đơn giản là thay đổi driver được sử dụng DSN mà chúng ta định nghĩa trong ứng dụng.

Nhược: Việc gọi hàm qua lớp trừu tượng ODBC đến Database engine không phải là không tổn phí. Ảnh hưởng lớn nhất là ODBC phải hổ trợ khả năng chuyển đổi các hàm được gọi từ ứng dụng, việc này cần phí tổn cho việc xử lý và làm quá trình truy xuất Database chậm đi một chút.

Rõ ràng, lợi ích của Database đem lại là rất đáng kể, tuy nhiên truy xuất thông qua ODBC không nhanh chóng như truy xuất trực tiếp đến Database.

 

4. Công cụ xây dựng Trang Web.

Dưa trên cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu được ở trên kết hợp với công cụ là Visual InterDev để xây dựng các trang web trong Web Site của mình.

Visual InterDev là một trong những công cụ mạnh hổ trợ trong việc thiết kế các Web Site.

4.1 Giới thiệu sơ lược về Visual InterDev

Visual InterDev cũng là một công cụ lập trình nhưng nó thuộc họ Visual nên nó là công cụ lập trình trực quan. Nên rất dễ dàng lập trình. Công cụ này hỗ trợ tất cả những phương thức (Method), những thuộc tính(Properties), những sự kiện(Event) cho người lập trình để tạo ra các file .ASP hoặc các file .HTML rất linh hoạt và đồng thời nó cũng giúp tạo hoặc thiết kế cơ sỡ dữ liệu một các mau chóng linh hoạt. Tích hợp được nhiều cơ sở dữ liệu.

Muốn sử dụng Visual InterDev 6.0 ta phải cài đặt từ bộ Visual Studio 6.0

Khi chạy Visual InterDev nó sẽ có giao diện như sau : xem hình1

Trong khung bên phải chứa các thanh công cụ các thuộc tính của dự án chúng ta làm việc. Khung bên phải là khung thiết kê, ta có thể tự do thiết kế các file có dạng .ASP hoặc .HTML có nội dung ta muốn trình bày trên trang Web của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình1

+ Khung công cụ: Chứa các công cụ cần thiết để lập trình như Textbox, Command Buttun, Recordset .v.v. Nếu chúng ta đang lập trình cho một trang HTML thì ta chọn khung công cụ có tiêu đề chung là HTML. Còn nếu chúng ta lập trình cho trang ASP thì chúng ta chọn khung công cụ có tiêu đề chung là Design_Time Controls . Tương ứng với mỗi công cụ ta chọn các thuộc tính phù hợp và viết các mã lệnh để điều khiển chúng. Có thể dùng ngôn ngữ của VBScript hoặc JavaScript để viết các câu lệnh điều khiển tùy thuộc vào sở thích người lập trình.

+ Thuộc tính file: Khung thuộc tính file sẽ báo cáo cho chúng ta biết file chúng ta đang làm việc là file tên gì có thuộc tính là gì (.ASP hoăc .HTML .vv.) và đường dẫn của file đó nằm trong thư mục nào.

+ Thuộc tính công cụ: Cho chúng ta biết công cụ chúng ta thuộc loại nào ví dụ như TextBox, Command Buttun .vv. Ta có thể thay đổi thuộc tính của công cụ đó phù hợp với yêu cầu mong muốn.

+ Chế độ thiết kế: Khi ta chọn ở chế độ này thì khung bên phải sẽ ở chế độ thiết kế lúc này ta thực hiện việc thiết kế trang Web của chúng ta một các trực quan.

+ Chế độ ghi mã: khi ta chọn ở chế độ này thì khung bên phải sẽ chuyển sang chế độ soạn thảo bằng mã lệnh. Trong chế độ này ta có thể viết các mã lệnh để điều khiển các đối tượng và các công cụ một các tùy thích.

Việc ghi mã vào các trang .ASP, trang .HTM cũng tương đối nhẹ nhàng vì nó có hổ trợ các phương thức, các thuộc tính. Ta chỉ việc chèn các Đoạn Script tương ứng để điều khiển.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN 3

NỘI DUNG ĐỀ TÀI

 

1.Khảo sát hệ thống mạng của trường

Hệ thống mạng của Khoa công Nghệ Thông Tin trường Đại Học Kỹ Thuật gồm có 4 phòng máy. Các phòng máy 1, 2, 3 được bố trí liên tiếp nhau tại tầng 2 thuộc khu A của trường, các phòng máy này phục vụ cho các sinh viên chuyên nghành. Còn phòng máy số 4 được bố trí ở tầng 3 cũng thuộc khu A nó phục vụ cho sinh viên ở giai đoạn đai cương của các khoa trong trưòng. Mạng máy tính trong các Phòng 1, 2, 3 sử dụng hệ điều hành WindowsNT và Unix.

Phòng máy số 3 là phòng thường dành để cho sinh viên các khóa cuối làm đề tài tốt nghiệp nên phòng máy này rất cần các trang web để cung cấp thông tin về các đồ án tốt nghiệp của các khóa trước cho các sinh viên làm đề tài tốt nghiệp tham khảo

 

2.Khảo sát yêu cầu về Sử dụng thông tin

Từ yêu cầu thực tế của sinh viên ở các khóa sau trong các khoa nói chung, và khoa công nghệ thông tin nói riếng muốn có một Web Site để truy cập các đồ án tốt nghiệp, và đồ án môn học của các khóa trước để tham khảo và nghiên cứu thêm. Cho nên Web Site này chủ yếu sẽ đưa lên đồ án của các khóa trước cho sinh viên có cơ hội truy cập. Thông tin đưa lên bao gồm:

- Đồ án tốt nghiệp các khóa.

- Đồ án môn học các khóa

- Thời khóa biểu của các lớp trong khoa công nghệ thông tin

- Thông tin về các hoạt động của khoa

- Thông tin về cơ cấu tổ chức lãnh đạo của trường và khoa.

- Thông tin về danh sách các giảng viên của khoa

- Thông tin về tài sản hiện có của khoa

- Giới thiệu về trường

Mỗi thông tin trên sẽ được nối đến các trang tương ứng mang thông tin riêng cho từng trang. Mỗi trang sẽ giả quyết từng nhiệm vụ riêng để đáp ứng nhu cầu sinh viên truy cập.

3.Thiết kế trang Web

3.1Quá trình thiết kế trang Web

3.1.1 Chọn lọc, chuẩn hóa dữ liệu

· Mục đích: Nhằm đưa lên Web Site những dữ liệu thật cần thiết, để đáp ứng nhu cầu cho sinh viên tại trường ĐHKT một cách xác đáng. Tránh tình trạng đưa những thông tin không có giá trị học hỏi, nghiên cứu và không lành mạnh lên mạng trường. Cho nên việc chọn lọc và chuẩn hóa dữ liệu là một bước không thể thiếu trong tiến trình thiết kế Web Site.

· Cách thực hiện: Muốn chọn lọc và chuẩn hóa dữ liệu thì đòi hỏi chúng ta phải trả lời cho được các câu hỏi sau:

+ Nhu cầu của Sinh viên cần truy cập những gì ?

+ Có bao nhiêu đối tượng mà chúng ta cần phải phục vụ ?

+ Hình thức hay khuôn mẫu dữ liệu mà chúng ta phục vụ cho sinh viên ?

Khi chúng ta trả lời được những câu hỏi này rồi thì chúng ta mới tổ chức dữ liệu cho phù hợp. Trong đồ án này dữ liệu được bố trí dưới dạng các bảng ghi cho nên phải phát họa cấu trúc của các bảng ghi như sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1.2 Tổ chức lưu trữ dữ liệu từ Access

· Mục đích: Access là hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến, linh động, dễ sử dụng. Được nối kết dễ dàng với nhiều trình ứng dụng khác.Tổ chức dữ liệu nhằm giúp cho người sử dụng cũng như người thiết kế có cái nhìn tổng quát và hệ thống về dữ liệu mà mình đang thực hiện trên nó.

· Cách thực hiện: Dữ liệu của đồ án được khởi tạo từ Access

+ Bước 1: Khởi động Access - chọn Blank Database

+ Bước 2: Đặt tên cho cơ sở dữ liệu mà chúng ta cần tạo ra và chọn đường dẫn thích hợp để cất file dữ liệu đó

ví dụ: Dulieudoan.mdb

+ Bước 3: Chọn mục Table - sau đó New

+ Bước 4: Ta thiết kế các trường tương ứng với các kiểu dữ liệu của trường đó sao cho phù hợp với trường dữ liệu mà ta muốn tạo.

+ Bước 5: Save bảng dữ liệu vừa tạo và đặt tên cho nó.

Trong đồ án này có 5 bảng đó là:

- Tbdoan : chứa dữ liệu cho các đồ án tốt nghiệp của các sinh viên

- Tbmonhoc: chứa dữ liệu cho các đồ án môn học cho các sinh viên

- Tbdsgiangvien: chứa dữ liệu về các giảng viên trong khoa

- Thoikhoabieu : chứa dữ liệu về thời khóa biểu trong khoa

- Tbfilm: chứa tên các file film ảnh để phục vụ cho việc giải trí.

 

3.1.3 Dùng Visual InterDev thiết kế trang Web dạng ASP

· Mục đích: Visual InterDev là một trong những công cụ mạnh hổ trợ trong việc thiết kế các Web Site. Việc tạo ra các trang ASP và các trang HTML rất nhanh có độ ổn định cao. Giúp cho người thiết kế dễ dàng tiếp cận được dữ liệu mình muốn đưa lên trang Web.

· Cách thực hiện: Như đã giới thiệu về Visual InterDev ở phần trên. Chúng ta muốn khởi động nó, thực hiện các bước:

Chọn Start - chọn Program - chọn MicroSoft Visual Studio 6.0 - chọn MicroSoft Visual InterDev 6.0

Sau khi đã khởi động được Visual InterDev. Nếu chúng ta muốn khởi tạo một trang ASP thì thực hiện các bước sau:

B1: Ta đặt vạch sáng chọn tại thư mục mà ta muốn cất giữ trang ASP, hoặc đặt tại thư mục Project gốc.

B2: Click nút chuột phải - chọn Add - chọn Active Server Page. Rồi đặt tên cho file .ASP này.

Sau khi thực hiện xong bước này, một trang ASP được khởi tạo sẵn sàng cho bạn thiết kế.

 

 

Chú ý :

* Các đối tượng quan trọng trong thanh công cụ hổ trợ cho chúng ta trong việc điều khiển luồng dữ liệu đó là:

+ Đối tượng Recordset điều khiển các bản ghi dữ liệu mà ta đã tạo từ Access. Trong đối tượng này ta phải chọn bản ghi tương ứng với luồng dữ liệu mà ta điều khiển. Muốn chọn thuộc tính của nó. ta thực hiện các bước sau:

Click chuột phải vào đối tượng Recordset - chọn mục propertive - chọn mục Database Object - chọn tên bảng ghi mà chúng ta cần thể hiện và thao tác trên nó.

+ Đối tượng Grid: Đối tượng này dùng để thể hiện nội dung của cơ sở dữ liệu dưới dạng bảng. Trong đối tượng này cũng có các tùy chọn để thiết kế giao diện cho đẹp và tùy chọn đối tượng Recordset mà ta cần thể hiện.

+ Đối tượng FormManager : Đối tượng này giúp cho ta điều khiển các hoạt động trên trang Web này, bằng cách ta chọn các đối tượng có trong trang Web và chọn thuộc tính cũng như sự kiện tương ứng với từng đối tượng đó để nó làm việc theo yêu cầu thiết kế của chúng ta.

* Đối với các đồ án tốt nghiệp hay các đồ án môn học, nếu chúng ta muốn bảo mật thì ta thực hiện như sau:

Tạo một trang HTML giới thiệu sơ qua về đồ án đó. Sau đó ta cho liên kết với file Password.asp trong Web Site này, nếu đồ án ta muốn bảo mật là đồ án tốt nghiệp. Còn nếu là đồ án môn học thì ta cho nối với file Passwordmonhoc.asp. Sau đó trong quá trình cập nhật đồ án tốt nghiệp hoặc cập nhật đồ án môn học ta nên cập nhật Password một cách tùy ý.

 

3.1.4 Cài trang Web Lên máy

- Khai báo ODBC:

Chon Start - chọn Setting - chọn Control Pannel - chọn mục ODBC(32bit) - chọn mục System DSN - chọn Add - chọn mục Microsoft Access Driver sau đó ấn nút Finish - ta đặt cho nó một tên sau đó ta chọn đường dẫn nơi có chứa file dữ liệu (ví dụ: "C:\MyDocuments\VisualStudioProjects\Phida\Phida_Local\DLChung\dlda.mdb") rồi ấn nút OK.

Sau khi thực hiện được các bước trên ta ấn nút OK và thoát khỏi ODBC. Như vậy chúng ta đã tạo ra một lớp giao tiếp dữ liệu có tên mà chúng ta vừa đặt cho nó. Khi nào ta muốn nối kết dữ liệu để kết xuất vào server ta chỉ cần khai tên của lớp giao tiếp này là đủ.

- Yêu cầu với máy đơn: Để chạy được WebSite này cần phải có:

+ Personal Web Server. Khi ta cài Personal Web Server là để ta giả một mạng trên máy đơn, khi này trình duyệt mới duyệt được.

+ Internet Explorer 4.0 trở lên hoặc Netscape 4.0 trở lên.

- Yêu cầu với máy mạng :

Để chạy WebSite này cần phải có Internet Explorer 4.0 trở lên

 

3.2 Mẫu Web:

Web Site bao gồm nhiều trang, mỗi trang chứa một thông tin riêng và được liên kết với nhau bởi các URL.

Trang Web chính chứa hai Frame: Frame bên trái và Frame bên phải. Frame bên trái là một Menu chứa các mục thông tin chính cần duyệt như :

- Giới thiệu về trường

- Đồ án tốt nghiệp các khóa.

- Đồ án môn học các khóa

- Thời khóa biểu của các lớp trong khoa công nghệ thông tin

- Thông tin về các hoạt động của khoa

- Thông tin về cơ cấu tổ chức lãnh đạo của trường và khoa.

- Thông tin về danh sách các giảng viên của khoa

- Thông tin về tài sản hiện có của khoa

- Cập nhật đồ án tốt nghiệp các khóa

- Cập nhật đồ án môn học các khóa

- Cập nhật danh sách giảng viên

- Cập nhật thời khóa biểu.

- Phần trợ giúp (help)

Frame bên phải dùng để chứa nội dung của từng mục được chọn ở trong Menu của Frame bên trái khi được duyệt. Hay nói cách khác là Frame bên phải là đích cho các trang khác chứa các nội dung của các mục chính khi trình duyệt gọi.

Ở Frame bên trái khi ta click vào thanh Menu thì một list chứa các thông tin như trên cần truy cập sẽ được trình bày cho người sử dụng để chọn. Khi ta muốn chọn thông tin nào thì ta chỉ việc click chuột vào mục thông tin đó.

 

Trang Web chính có dạng như sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình2

 

Khi ta chọn từng mục trong Menu của Frame bên trái thì một trang khác có nội dung phản ánh cho mục ta chọn được trình duyệt mở và đặt ở Frame bên phải. Ví dụ ta click vào mục Đồ án tốt nghiệp thì trang đồ án tốt nghiệp được trình duyệt gọi thông qua URL, và có dạng như sau: hình 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 3

 

3.3 Sơ đồ truy tìm thông tin

Thông tin đưa lên mạng bao gồm :

- Đồ án tốt nghiệp các khóa.

- Đồ án môn học các khóa

- Thời khóa biểu của các lớp trong khoa công nghệ thông tin

- Thông tin về các hoạt động của khoa

- Thông tin về cơ cấu tổ chức lãnh đạo của trường và khoa.

- Thông tin về danh sách các giảng viên của khoa

- Thông tin về tài sản hiện có của khoa

- Giới thiệu về trường

Hiện nay với sự đa dạng của công cụ hổ trợ cho trang web thì có nhiều cách bố trí thông tin trên Web Site sao cho phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định :

+ Đảm bảo thông tin trên trang web phải rõ ràng, mạch lạc

+ Cấu trúc của thông tin phải có tính logic cao

+ Trang web phải mang tính thẩm mỹ, sống động và hấp dẫn

+ Thông tin phải được bảo mật tuyệt đối an toàn nếu cần thiết.

Có thể mô tả sơ đồ truy cập thông tin như sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong trang Web này cơ sở dữ liệu được tạo từ Access, và dùng ODBC Data Source Administrator để nối kết dữ liệu đó với máy. Vì ODBC chứa thông tin dữ liệu nguồn để người dùng biết làm thế nào mà nối dữ liệu người dùng yêu cầu.

Tất cả thông tin đều được cất vào file dlda.mdb cho nên muốn truy cập thông tin về vấn đề nào thì vào mục đó. Khi click vào thì sẽ liên kết đến một trang tìm kiếm và ta nhập thông tin cần tìm vào hộp text (text box). Thông tin mình nhập vào hộp text có thể mình chưa biết, vì thế chỉ cần nhớ một từ trong thông tin mình muốn tìm thì server sẽ duyệt tất cả những dữ liệu chứa từ đó có liên quan và trả về cho Clien. Biểu diễn bởi hình 3:ở trên

Sau đó nhấn vào nút Seach thì nó sẽ liệt tất cả những dữ liệu mà bạn cần tìm.Quá trình làm việc của nó được mô tả như sau: khi ta click vào nút Seach lúc này trang ASP này sẽ gởi yêu cầu lên Server để Server xử lý. Sau khi đã tìm đúng dữ liệu yêu cầu thì Server sẽ gởi trả kết quả về cho Client. Được biểu diễn bởi hình sau: hình 4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình4

 

Ưng với mỗi thông tin trong bảng được tìm thấy và liệt kê lên thì khi ta click chuột vào mục nào thì nó sẽ được liệt kê đến mọt trang tiếp theo chứa nội dung chúng ta cần tìm. Trong trang này có chứa các mục báo cáo về đồ án tốt nghiệp hoặc đồ án môn học gồm:

+Demo chương trình

+Báo cáo của đồ án(phần lý thuyết của đồ án)

+Đánh gíá của giáo viên

Nó có dạng như sau: hình 5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 5

 

Tương ứng với mỗi mục trên thì khi ta click chuột vào từng mục thì nó sẽ liên kết đến trang chứa nội dung ta cần.

Ví dụ :

+ khi ta click chuột vào mục Demo chương trinh server sẽ load chương trình và trả về chạy thử chương trình cho chúng ta

+khi ta click chuột vào mục Báo cáo lý thuyết server sẽ load những file word (.doc) và trả về cho clien.

Được biểu diễn: ở hình 6 và hình 7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 6 Demo chương trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 7 (báo cáo lý thuyết)

Tương tự đối với đồ án môn học cũng được thiết kế như đồ án tốt nghiệp.

Cả đồ án tốt nghiệp và đồ án môn học đều được bảo mật bởi cơ chế bảo mật. Nếu đồ án tốt nghiệp nào hoặc đồ án môn học nào mà tác giả muốn bảo mật không cho truy cập tự do, hoặc nếu muốn truy cập thì phải thông qua tác giả thì trong quá trình cập nhật đồ án thì nhập thêm Password vào cơ sở dữ liệu.

Nếu đồ án nào được bảo mật thì khi người sử dụng nào muốn truy cập thì phải nhập đúng Password vào thì Server mới trả trang cho phép truy cập đồ án đó về cho Clien. Trang quản lý Password được thiết kế như sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 8

Trên phương diện là người quản lý Web Site, việc bổ sung và cập nhật đồ án tốt nghiệp, đồ án môn học và cập nhật danh sách giảng viên cũng tương tự nhau nên chỉ nêu một khía cạnh để minh họa. Ví dụ cập nhật đồ án tốt nghiệp có các mục :

+ Khóa hoc

+ Lớp

+ Họ và tên

+ Đồ án tốt nghiệp

+ Trường liên kết

+ Password

Tương ứng với mỗi mục ta sẽ nhập dữ liệu vào cho phù hợp. Riêng mục trường liên kết thì ta sẽ nhập tên file .HTM là trang chứa nội dung của đồ án mà ta muốn đưa vào trong cơ sở dữ liệu. Trang bổ sung, cập nhật được thiết kế như sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN 4

KẾT LUẬN

 

Trải qua hai tháng thực tập tại trường, và một thời gian nghiên cứu làm đồ án tốt nghiệp với sự hướng dẫn của thầy đặc trách. Em đã học hỏi và làm được một số vấn đề sau:

+ Em nghiên cứu phần nào về Visual InterDev 6.0 là một trong những công cụ làm Web. Bên cạnh đó cũng có nghiên cứu thêm về FrontPage98.

+ Nghiên cứu ASP (Active Server Page)

+ Nghiên cứu về cách liên kết dữ liệu vào trang Web bằng ODBC.

+ Viết các trang .ASP tìm kiếm và truy cập thông tin

+ List cơ sở dữ liệu lên bản trong trang .ASP một cách động

+ Cách bảo mật thông tin trên trang web

+ Viết các trang trợ giúp trên WebSite dưới dạng .CHM

Bên cạnh đó cũng còn nhiều vấn đề cần đặt ra để phát triển thêm cho sau này là :

+ Bố trí các báo cáo về đồ án tốt nghiệp hoặc đồ án môn học theo chỉ mục, theo nội dung, theo từng chương, hoặc theo từng phần để tiện cho việc truy cập những vấn đề mà người sử dụng cần đến mà thôi.

Với thời gian có hạn em chỉ nghiên cứu sơ về những vấn đề trên và chương trình cũng còn nhiều thiếu sót. Kính mong các thầy góp ý và chỉ bảo thêm cho em.

Trong những ngày sắp đến Khoa Công Nghệ thông tin có khả năng hòa nhập vào mạng internet nói chung và mạng Trường Đại Học Đà Nẵng nói riêng cho nên việc Tra cứu các tài liệu nghiên cứu, các giáo trình của các giảng viên, các đồ án tốt nghiệp của sinh viên trong trường là không thể thiếu. Vì vậy em muốn phát triển Web Site của mình hoàn chỉnh hơn về mặt hình thức và phong phú hơn về mặc nội dung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần 5

Tài Liệu Tham Khảo

 

 

1. HTML 3.2

2. ActiveX

3. FrontPage

4. Web Publishing

5. Active Server Page (ASP)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN 1 2

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 2

1. Tên đề tài: 2

2. Mục đích: 2

3. Ý nghĩa thực tế: 2

4. Nội dung: 3

PHẦN 2 4

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1. Tạo các trang Web chuẩn bằng ngôn ngữ HTML 4

1.1Sơ lược về ngôn ngữ HTML. 4

1.2 Các kí tự đặc biệt 5

1.3 Kiểu MINE trong HTML 5

1.4. Các thẻ đánh dấu và các phần tử HTML 6

1.5 Cấu trúc tổng quát của một tài liệu HTML 6

2. Active Server Pages (ASP) 7

2.1 ASP là gì. 7

2.2 Chúng ta có thể làm gì với ASP 7

2.3 Cấu trúc một file ASP 8

2.4 Những vấn đề liên quan đến việc xây dựng một ứng dụng trên ASP: 9

2.4.1 File Global.asa 9

2.4.1.1 Những biến cố Application 10

2.4.1.2 Những biến cố Session 11

2.4.1.3 Khai báo các < Object > 12

2.4.2 Sử dụng các ngôn ngữ Script khác nhau và Scripting Engine 13

2.4.3 Sử dụng các Object có sẵn: 14

2.4.3.1 Application Object 14

2.4.3.2 Request Object: 15

2.4.3.3 Response Object 16

2.4.3.4 Server Object 18

2.4.3.5 Session Object 18

2.4.4 Sử dụng các ActiveX Server Component: 19

2.4.4.1 Tạo một instance của component: 19

2.4.4.2 Database Access Component (Truy xuất dữ liệu từ Database): 20

2.4.4.3 Browser Capabilities Component: 21

2.4.4.4 Ad Rotator Component: 21

2.4.4.5 File Access Component: 22

2.2.4.6 Content Linking component: 22

3. ODBC (Open Database Connectivity) 22

4. Công cụ xây dựng Trang Web. 24

4.1 Giới thiệu sơ lược về Visual InterDev 24

PHẦN 3 27

NỘI DUNG ĐỀ TÀI 27

1.Khảo sát hệ thống mạng của trường 27

2.Khảo sát yêu cầu về Sử dụng thông tin 27

3.Thiết kế trang Web 28

3.1Quá trình thiết kế trang Web 28

3.1.1 Chọn lọc, chuẩn hóa dữ liệu 28

3.1.2 Tổ chức lưu trữ dữ liệu từ Access 28

3.1.3 Dùng Visual InterDev thiết kế trang Web dạng ASP 29

3.1.4 Cài trang Web Lên máy 30

3.2 Mẫu Web: 31

3.3 Sơ đồ truy tìm thông tin 33

PHẦN 4 40

KẾT LUẬN 40

Phần 5 41

Tài Liệu Tham Khảo 41

 

 

 

 

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 1979 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế Websiste phục vụ Tra cứu thông tin cho sinh viên ĐHKT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục này không thể gọi từ các trang ASP trong ứng dụng dựa trên ASP. Để “Shase”(chia sẽ) các thủ tục giữa các file ASP khác nhau trong một ứng dụng, cần định nghĩa chúng trong một file riêng rồi dùng lệnh Server-Side Include (SSI ) để chèn chúng vào trong trang ASP có gọi thủ tục đó. Những file include thường có phần mở rộng là .inc. Các ví dụ về File Global.asa trong phần này dùng VBScript như là ngôn ngữ Script chính, mặc dù như đã nói các Script có thể viết bằng nhiều ngôn ngữ khác (ví dụ Jscript....). 2.4.1.1 Những biến cố Application Applicatin_OnStart, Application_OnEnd. + Application_OnStart: Xảy ra trước khi session đầu tiên được tạo, nghĩa là trước biến cố Session_OnStart, khi có yêu cầu đầu tiên đến một trang ASP của ứng dụng. Chỉ có các đối tượng Application hay Server Build-in là có thể sử dụng. Các tham khảo đến đối tượng Session, Request, Response sẽ gây ra lỗi. Cú pháp : Sub Application_OnStart ...... End Sub Tham số : ScriptLanguage: chỉ định ngôn ngữ Script dùng để viết Script. Thường sử dụng biến cố này để khởi động một số biến toàn cục, thông tin hệ thống. Ví dụ: Sub Application_OnStart Application (“ Server”) = “ studentcc” Application (“ arrayTopicName”) = arrayTopicName Application (“AccessNumeber”) = Rs.Fields (“AccessNumeber”) End Sub Rs . Fields(“AccessNumber”) : là số lần truy cập đến ứng dụng, được ghi lại trong cơ sở dữ liệu. + Application_OnEnd: Xảy ra trước khi đóng ứng dụng, sau khi biến cố Session_OnEnd cuối cùng xảy ra. Chỉ có các đối tượng Application hay ServerBuild-in là có thể sử dụng. Cú pháp Sub Application_OnEnd ...... End Sub Tham số : ScriptLanguage: chỉ định ngôn ngữ Script dùng để viết Script. Thường sử dụng biến cố này để xóa, cập nhật lại các thông tin hệ thống Ví dụ: Sub Application_OnEnd Rs . Fields (‘ AccessNumber”) = Application (“AccessNumber”) End sub 2.4.1.2 Những biến cố Session Web Server tự động tạo một Session khi một trang web trong ứng dụng được yêu cầu từ user mà người này chưa có Session. Server sẽ xóa bỏ một Session khi nó Time-out hoặc method Abandon được gọi. Những biến cố Session: Session_OnStart, Session_OnEnd. + Session_OnStart: Xảy ra khi Server tạo một Session mới. Bạn phải khai báo các biến có tầm vực Session trong biến cố. Ta có thể tham khảo tất cả những đối tượng Build-in trong biến cố này. Cú Pháp : Sub Session_OnStart ...... End Sub Tham số : ScriptLanguage: chỉ định ngôn ngữ Script dùng để viết Script. Ta có thể gọi phương thức Redirect trong biến cố Session_OnStart, chẳng hạn để bảo đảm rằng Người sử dụng (NSD) luôn bắt đầu từ một trang duy nhất. Khi NSD muốn mở ngay một trang khác nhau trang được chỉ định thì redirect sang đã chỉ định. Tuy nhiên cần chú ý là những Brower không hổ trợ cookies thì nó sẽ không lưu lại SessionID của nó nên bất cứ khi nào mở một trang mới thì Server lại tạo một Session mới. Ví dụ: Sub Session_OnStart Application .Lock Application (“AccessNumeber”) = Application (“AccessNumeber”) +1 Application .unlock End Sub + Session_OnEnd: Xảy ra khi một session được đóng hoặc TimeOut. Dùng biến cố này để xóa các biến đã đặt trong quá trình sử dụng của User Cú Pháp : Sub Session_OnEnd ...... End Sub 2.4.1.3 Khai báo các Bạn có thể tạo các đối tượng có tầm vức Session hay application trong file Global.asa. đối tượng này thực sự được tạo ra khi server xử lý một Script có tham khảo đến nó. Cú pháp ; < OBJECT RUNNAT = Server SCOPE = Scope ID = Identìier { PROGID = ProgID | CLASSID = “ ClassID”}> .............. Tham số : Scope: chỉ định tầm vực của đối tượng, là “ session “ hay “application” Identifier : tên instance của đối tượng ProgID : một định danh được kết hợp với định danh class. ProgID hay ClassID phải được chỉ định trong khai báo ClassID : danh định duy nhất cho một đối tượng lớp OLE. ProgID hay ClassID phải được chỉ định trong khai báo . 2.4.2 Sử dụng các ngôn ngữ Script khác nhau và Scripting Engine Scripting language nằm ở khoảng ngôn ngữ siêu văn bản (HTML) và các ngôn ngữ lập trình như Java, C++, Visual Basic.... Ta biết HTML dùng để định dạng và liên kết các văn bản, còn các ngôn ngữ lập trình có khả năng tạo ra một chuổi các lệnh phức tạp cho máy tính thực hiện. Đối với Scripting language, nó nằm ở giữa, tuy nhiên nó gần với ngôn ngữ lập trình hơn là HTML. Khác nhau cơ bản giữa Scripting language và các ngôn ngữ lập trình là ở chổ các luật và cú pháp của Scripting language linh hoạt và dễ hiểu hơn các ngồn ngữ lập trình. Scripting Engine là các đối tượng có nhiệm vụ xử lý các Script. ASP cung cấp một môi trường chủ cho các Scripting Engine và phân phối các Script trong các file .asp cho các engine này để xử lý. Để sử dụng được một Scripting language cùng với ASP, ta phải cài đặt Scripting Engine tương ứng vào Web Server. Ví dụ như Visual Basic Script (VBScript) là Scripting language mặc định của ASP, do đó ta phải có VBScript Engine được cài sẵn và ASP có thể truy xuất tới đượ, nhờ thế nó có thể xử lý được các Script viết bằng VBScript. Tương tự, ASP có thể cung cấp môi trường Scripting cho một số các Scripting language như Jscript, REXX, Perl... ASP cho phép người lập trình dùng nhiều Scripting language cùng lúc để tạo các thủ tục phức tạp mà không cần phải bận tâm cac brower có trợ giúp các Scripting language hay không. Không những thế ta có thể dùng nhiều Scripting language trong cùng một file .asp chỉ cần bằng cách một HTML tag để khai báo ngôn ngữ Script nào được dùng. ASP mặc định sử dụng Scripting language chính (Primary Scripting language) là VBScript. Tuy nhiên ta vẫn có thể định lại Scripting language chính trong cả hai phạm vi là : toàn bộ môi trường ASP, hay chỉ trong một file .asp nào đó. Để thay đổi Scripting language chính cho toàn bộ môi trường ASP ta phải thay đổi tên Scripting language trong giá trị của một registry entry của hệ thống có tên là DefaultScriptLanguage. Ví dụ như trị mặc định là VBScipt, ta có thể đổi lại là Jscript.... Để thay đổi Scripting language chính chỉ trong một file .asp nào đó, ta chỉ cần đặt ở đầu file một tag đặc biệt có dạng : Với ScriptingLanguage là tên Scripting languagemuốn đặt làm Scripting language chính như VBScript, Jscript, .... * Viết các Procedure với nhiều ngôn ngữ : Như ta đã nói, một trong các đặc tính mạnh của ASP là khả năng kết hợp nhiều Scripting language trong cùng một file .asp. Nếu biết tận dụng khả năng này ta có được một công cụ rất mạnh để thực hiện những công việc phức tạp. Một procedure là một nhốm các dòng lệnh Script thức hiện một tác vụ nhất định. Ta có thể tạo ra các procedure để dùng nhiều lần trong các Script. Có thể định nghĩa các procedure bên trong các delimeter nếu như nó được viết bằng Scripting language chính. Nếu không thì có thể dùng trong các tag. Ta có thể định nghĩa các procedure trong các file .asp chứa nó hay trong các file riêng chỉ chứa các procedure rồi include file đó vào khi cần gọi procedure đó. Thường các file include trong ASP qui ước có đuôi là .inc. 2.4.3 Sử dụng các Object có sẵn: ASP cung cấp 5 built-in object, đó là: Application Request Response Server Session 2.4.3.1 Application Object Ta có thể sử dụng object application để cho phép nhiều người cùng sử dụng một ứng dụng chia sẽ thông tin với nhau. Một ứng dụng dựa trên ASP được tạo thành từ những file .ASP đặt trong một thư mục và những thư mục con của nó. Bởi vì object application được dùng chung bởi nhiều người sử dụng, do đó object có 2 method Lock và Unlock để cấm không cho nhiều user đồng thời thay đổi property của object này. Các biến Application là toàn cục, có tác dụng trên toàn ứng dụng. Syntax Application . Method Method + Lock : Method này cấm không cho client khác thay đổi property của object application + Unlock : Method này cho phép client khác thay đổi property của object application Events: + Application_OnStart : xảy ra khi khởi động ứng dụng. + Application_OnEnd : xảy ra khi ứng dụng đóng, hay server shutdown. Script cho những event này được khai báo trong file Global.asa. Ngoài ra chúng ta có thể đặt các biến trong đối tượng Application để lưu những thông tin toàn cục, hay các cờ báo hiệu. Ví dụ: Application (“ DatabaseAccessFlag ”): cờ cho biết có ai đang truy xuất Database không . Application (“ AccessNumber ”): số lần truy xuất dến ứng dụng. Khi khởi động hay đóng ứng dụng giá trị này dược cập nhật vào Database. Application (“ arrayTopicName ”): biến dãy lưu danh sách các chủ đề hiện có của hệ thống. Trước khi thay đổi giá trị các biến Application nên Lock lại và sau khi thay đổi nhớ Unlock 2.4.3.2 Request Object: Object Request lấy những giá trị mà brower của client truyền đến server thông qua một request dạng HTTP. Syntax: Request [.Collection](Variable) Collection: ClientCertificate: nằm trong HTTP request chứa giá trị certificate của client. Cookies: giá trị của những biến Cookies được gởi trong HTTP request. Form : giá trị của các thành phần (như textbox, listbox,..) trong Form. QueryString : giá trị của những biến trong query. Server Variable: giá trị của những biến môi trường (được xác định trước). Một số biến trong Collection ServerVariable: Logon_user: account WinNT đang login. Path_Info: đường dẫn logic đến file đang được gọi Path_Translated: đường dẫn vật lý đến file đang được gọi Script_Name: đường dẫn ảo đến Script đang được thực thi Server_Name: host name của server, là alias cung cấp bởi DSN hay địa chỉ IP của server. Ví dụ: Request.Form(“txtUsername”): giá trị username trong form được submit lên Request.QueryString(“Yeucau”): giá trị của tham số “yêu cầu “ gởi trong QueryString. 2.4.3.3 Response Object Chúng ta có thể sử dụng Object response để gởi kết quả đến Client. Syntax: Response.Collection | Property | method Collection: Cookies : xác định giá trị biến Cookies. Nếu chỉ định Cookies không tồn tại thì nó sẽ được tạo ra. Nếu Cookies đã tồn tại thì nó sẽ nhận một giá trị mới,và giá trị cũ bị mất đi. Cú pháp: Response.Cookies(cookie)[(key)|.attribute] = value Tham số Cookie :Tên của Cookie Key : Một tham số tùy chọn. Nếu key được chỉ định, Cookie là thư mục và key là tập value Attribute: chỉ định thông tin về chính Cookie. Tham số thuộc tính có thể một trong các giá trị sau : Tên ý nghĩa Domain Chỉ ghi. Nếu chỉ định Cookie sẽ gởi một yêu cầu đến Domain này Xepires Chỉ ghi. Dữ liệu trong phần kết thúc Cookie. Dữ liệu này đặt thứ tự cho Cookie và lưu trữ trong đĩa máy khách sau khi Session kết thúc. Nếu thuộc tính này không được đặt cho dữ liệu ngoại trừ dữ liệu hiện tại.Cookie sẽ kết thúc khi Session kết thúc. Haskeys Chỉ đọc. Chỉ định một trông hai Cookie chứa khóa Path Chỉ ghi. Nếu chỉ định Cookie sẽ gởi những yêu cầu đến đường dẫn này. Nếu thuộc tính này không được đặt thì đường dẫn phân chia dữ liệu sẽ được sử dụng. Recure Chỉ ghi. Xác định Cookie được bảo đảm Properties : + Buffer: cho phép trang output được lưu trong buffer hay không + ContentType: chỉ định nội dung của HTTP response. + Expires: chỉ ra khoảng thời gian trước khi hết hạn. + ExpiresAbsolute: chỉ ra ngày giờ hết hạn. + Status: giá trị trạng thái của server. Methods: + AddHeader: đặt tên header của HTML. + AppendToLog: thêm một chuỗi vào cuối file Log của Web Server cho request này . + BinaryWrite: xuất thông tin ra output HTML dạng binary. + Clear: Xóa đệm output HTML. + End: dùng xử lý file .asp và trả về kết quả hiện tại. + Flush: gởi thông tin trong buffer cho client. + Redirect: gởi một thông báo cho browser định hướng đến một URL khác + Write: ghi một biến ra output như là một chuỗi. 2.4.3.4 Server Object Cho phép truy xuất đến các method và property của server như là những hàm tiện ích. Syntax: Server.method Properties: ScriptTimeout: khoảng thời gian dành cho Script chạy Methods: + CreateObject: tạo một instance của server component. + HTMLEncode: mã hóa một chuỗi theo dạng HTML + MapPath: ánh xạ đường dẫn ảo (là đường dẫn tuyệt đối trên server hiện hành hoặc đường dẫn tương đối trên trang hiện tại) thành đường dẫn vật lý. + URLencode: mã hóa một chuỗi (kể cả kí tự escape) theo qui tắc mã hóa URL 2.4.3.5 Session Object Chúng ta có thể sử dụng 1 object session để lưu trử thông tin cần thiết cho 1 user-session nào đó. Những biến được lưu trữ trong object session vẫn tồn tại khi user nhảy từ trang này sang trang khác trong ứg dụng. Web Server tự động tạo object session khi user chưa có session yêu cầu một trang web. Các biến session có tầm vực trong session đó mà thôi. Syntax: Session.property | method Properties: SessionID : trả về sessionID cho user Timeout: khoảng thời gian tồn tại của session tính bằng phút Methods: Abandon: xóa bỏ một object session, trả lại tài nguyên cho hệ thống . Ví dụ: Ta có thể tạo các biến trong đối tượng Session để lưu thông tin cho mỗi kết nối đến Server. Session(“login”): cho biết người yêu cầu truy xuất đến trang có login chưa. Session(“Username”): tên cả Account tạo ra Session hiện tại Session(“SelectedTopic”): tên chủ đề trang được chọn để thực hiện một thao tác nào đó 2.4.4 Sử dụng các ActiveX Server Component: ActiveX Server Component( trước đây được gọi là Automation Server) được thiết kế để chạy trên Web Server như là một phần của ứng dụng trên Web. Component chứa đựng những đặc trưng chung mà chúng ta không cần phải tạo lại những đặc trưng này. Component thường được gọi từ những file.asp. Tuy nhiên, chúng ta có thể gọi những component này từ những Source khác nhau như là: một ứng dụng ISAPI, một server component, hoặc một ngôn ngữ tương thích OLE (OLE Compatible languge). 2.4.4.1 Tạo một instance của component: Chúng ta có thể tạo một instance của một ActiveX Server Component với một câu lệnh đơn giản. Khi chúng ta đã tạo được một instance của một component, thì chúng ta có thể sử dụng những phương pháp (method) liên quan đến component đó hoặc đặt(set) và đọc(read) những thuộc tính(property) của nó.sau đây là một Script sử dụng method Server.CreateObject để tạo một instance của Browser Capabilities Component và gán vào biến bc: Ta cũng có thể sử dụng tag để tạo một instance component. Ví dụ sau tạo ra một instance của Ad Rotator Component: ASP có sẵn 5 ActiveX Server Component: + Database Access Component + Ad Rotator Component + Browser Capabilities Component + Content linking Component 2.4.4.2 Database Access Component (Truy xuất dữ liệu từ Database): Chúng ta có thể sử dụng Database Access Component để truy xuất đến Database từ một ứng dụng của Web. Chúng ta có thể hiển thị toàn bộ nội dung của một bảng (table), cho phép người sử dụng xây dựng những Query, thực hiện những thao tác trên Database từ trong trang Web. Database Access Component sử dụng ADO (ActiveX Data Object) để truy xuất thông tin lưu trữ trong một Database hoặc một cấu trúc dữ liệu thống kê khác. Nó cũng sử dụng đặc tính connection Pooling của ODBC để truy xuất Database hữu hiệu hơn. Các ứng dụng Database truyền thống tạo một connection đơn giản đến Database và conection này được sử dụng trong suốt thời gian ứng dụng tồn tại. Tuy nhiên, do bản chất Stateless của Web, nên một ứng dụng Database dựa trên Web phải mở và đóng một connection mới trên mỗi trang. Một phương pháp để tạo một connection lâu dài đến Database là tạo một connection đến Database cho mỗi user và lưu trữ connection này trong Session Object. Tuy nhiên vì phương pháp này tăng số idle connection đến Database nên nó chỉ được sử dụng ở những Web Site có lưu lượng thông tin thấp (low traffic). Một phương pháp hữu hiệu hơn để quản lý những connection đến Database dựa trên Web là sử dụng connection pooling của ODBC. Connection pooling duy trì việc mở connection đến Database và quản lý connection chung cho nhiều yêu cầu của những người sử dụng khác nhau để đảm bảo hiệu suất và giảm số idle connection. Đối với mỗi yêu cầu connection, connection pooling đầu tiên xác định idle connection ở trong pooling không. Nếu có connection pooling trả về connection đó thay vì tạo một connection đến Database. Connection không còn nối với Database và ra khỏi connection pooling nếu ở trong trạng thái idle hơn 60 giây. Connection pooling mặc định được cho phép trong ASP. Chúng ta có thể cấm connection pooling bằng cách đặt Start Connection Pool = 0 trong Registry entry. Để sử dụng tốt nhất connection pooling, ta nên mở và đóng connection đến Database trong mỗi trang ASP. Tuy nhiên, ta nên đặt những property của connection một lần và sử dụng lại chúng ở mỗi trang sau. Ví dụ: Chúng ta có thể sử dụng “connection string” trong file Global.asa để chỉ ra property của connection trong biến cố Session_OnStart như script sau: Session (“ConnectionString”) = “dsn=Adworks; uid=adworks; pwd=adworks” Sau đó, trong mỗi file .ASP mà có truy xuất Database chúng ta có thể viết: để tạo một instance của đối tượng connection cho trang đó và sử dụng script: Conn.OpenSession(“ConnectionString”) để mở connection. Ơ cuối trang , ta đóng connection bằng script: Conn.close Giá trị Timeout mặc định cho connection pooling là 60 giây. Ta có thể thay đổi giá trị này cho một ODBC Driver bằng cách đặt Registry Key như sau: \ HKEY_LOCAL_MACHINE \ SOFTWARE \ ODBCINST.INI \ driver-name\Cptimeout = timeout (REG_SZ, đơn vị là giây) 2.4.4.3 Browser Capabilities Component: Browser Capabilities Component cung cấp cho Script sợ mô tả về khả năng (capability) của Web brower ở client. Khi một browser nối với một Web brower, nó tự động gởi User Agent HTTP header. Header này là một chuỗi ASCII mà chỉ ra loại browser và số version của nó .Browser Capabilities Component so sánh header này với những entry trong file Browscap.ini. Nếu thấy phù hợp thì Browser Capabilities Component thừa nhận những thuộc tính của browser mà chúng phù hợp với User Agent header. Nếu component không tìm thấy header trong Browscap.ini, nó sẽ lấy những thuộc tính của browser mặc định. Nếu component không tìm thấy header phù hợp và browser mặc định không được chỉ ra trong file Browscap.ini, nó đặt mọi thuộc tính bằng chuỗi “UNKNOWN”. Ta có thể thêm những thuộc tính mới cho component này đơn giản bằng cách cập nhật file Browscap.ini. 2.4.4.4 Ad Rotator Component: Ad Rotator Component cho phép ta thực hiện chuỗi các hình ảnh kế tiếp nhau thay đổi trên màn hình một cách tự động, nó còn cho phép tạo ra các link từ những hình ảnh này. Component này rất hữu dụng trong các ứng dụng có tính chất quảng cáo, giới thiệu. Ví dụ: 2.4.4.5 File Access Component: component này cho ta việc truy xuất vào hệ thống file của server. Nó có hai đối tượng giúp ta thực hiện điều này là FileSystemObject và TextStream. 2.2.4.6 Content Linking component: Content Linking component quản lý danh sách các URL để chúng ta có thể xử lý các trang trong Web Site như là các trang trong một quyển sách. Chúng ta có thể sử dụng Content Linking component để tạo và cập nhật tự động mục lục, đường liên kết của những trang Web trước và sau. Điều này thật lý tưởng cho nhữn ứng dụng như là Online Newspaper. Content Linking component tham khảo đến file content linking list, file này chứa danh sách các trang Web được liên kết với nhau. Danh sách này được lưu trữ tại Web server. 3. ODBC (Open Database Connectivity) Ngày nay có rất nhiều hệ thống Database khác nhau, nếu không có một chuẩn chung để giao tiếp giữa những hệ thống Database này thì khi ứng dụng chuyển đổi từ hệ thống Database này sang hệ thống khác, mã của chương trình phải thay đổi lại cho phù hợp. Để giải quyết tình trạng đó, người ta đã đưa ra một chuẩn để các kiểu Database khác nhau có thể giao tiếp được với nhau. Đó là ODBC. ODBC là một lớp trừu tượng giữa chương trình ứng dụng và hệ thống Database. Lớp này cho phép chúng ta sử dụng các phát biểu theo ngôn ngữ SQL để truy xuất những Database có hổ trợ ngôn ngữ SQL và một số Database khác. ODBC là lớp phục vụ giao tiếp giữa chương trình ứng dụng và hệ điều hành cũng như hệ thống file của Database. ODBC nhận những yêu cầu truy xuất thông tin từ chương trình ứng dụng, chuyển nó thành ngôn ngữ mà Database engine hiểu được để truy xuất thông tin từ Database. Như vậy nó cho phép chúng ta phát triển tập hợp các hàm và các phương thức truy xuất đến Database mà không cần hiểu sâu về Database đó. Một ví dụ điển hình nhất là MS Acces. Trong MS Access cho phép chúng ta Link hay attach một bản (table) đến Database. Khi thực hiện điều này, Access sẽ nhắc chúng ta chọn loại Database nào ( những loại Database mà Accẻsstực tiếp hổ trợ ), nếu không có loại Database phù hợp chúng ta có thể chọn ODBC. Khi chọn ODBC, nó sẽ liệt kê tất cả các cấu hình khác nhau mà chúng ta đã thành lập, và chọn một trong số đó bất kể loại Database engine. Khi ứng dụng làm việc với ODBC, nó làm việc với Database source và Database engine mà nó tham khảo. Khi thiết lập cấu hình cho client mà install những kết hợp driver-Database (driver-to-Database combination). Những kết hợp này sẽ được đặt tên và được sử dụng khi chúng ta muốn yêu cầu kết nối để truy xuất đến Database đó. Những kết hợp(combination) giữa Database và driver gọi là những Database Source Name hay những DSN. Khi muốn mở một Database thông qua ODBC, chúng ta phải cung cấp DSN. UserID, và Password. ODBC sẽ lấy những thông số mà chúng ta đã cấu hình sẵn (trong Control Panel - ODBC32) để tạo sự kết nối. Nhứng thành phần chung của DSN Thành phần Mô tả DSN Tên DSN mà chúng ta đã đặt khi cấu hình ODBC UID UserID được sử dụng để login vào Database PWD Password được sử dụng khi login Như vậy, để truy xuất đến các Database thông qua ODBC, ta phải cài đặt driver cho Database đó. ODBC có nhiều driver hổ trợ cho các Database khác nhau để chuyển các bản tính hay thậm chí các file text thành data source. Hệ điều hành căn cứ vào thông tin Registry ghi bởi ODBC Administrator để xác định cấp của ODBC driver giao tiếp với data source. Việc nạp ODBC driver là “ trong suốt “ (transparent) đối với chương trình ứng dụng. Trong môi trường mạng, ODBC đảm nhận luôn cả việc xử lý những vấn đề truy xuất data trên mạng như sự truy xuất đồng thời, giải quyết đụng độ. Tóm lại, ODBC là một giao tiếp lập trình chuẩn cho người phát triển ứng dụng và nhà cung cấp Database. Trước khi ODBC trở thành một chuẩn không chính thức cho các chương trình ứng dụng trên Windows giao tiếp với các hệ thống Database, người lập trình phải sử dụng những ngôn ngữ riêng cho mỗi Database mà họ muốn kết nối tới. Khi ODBC ra đời thì người lập trình không còn bận tâm về điều này nữa, họ có thể truy xuất đến các Database khác nhau bằng các thủ tục và hàm như nhau. Mã của chương trình ứng dụng không thay đổi khi Database source chuyển từ hệ thống Database này sang hệ thống khác, ví dụ từ Access sang SQL server. ¨ Ưu và nhược điểm của ODBC Ưu: vì ODBC cung cấp sự truy xuất đến bất kỳ dạng Database thông dụng có sẵn, nên tạo sự uyển chuyển trong những ứng dụng. Chúng ta có thể chuyển ứng dụng từ hệ thống này sang hệ thống Database khác mà không tốn nhiều chi phí và công sức. Tên SDN của chúng ta có thể tham khảo đến bất kỳ một Database nào. Điều này cho phép chúng ta có thể tham khảo đến bất kỳ một Database nào. Như vậy chúng ta có thể phát triển ứng dụng theo một hệ thống Database này (ví dụ như Microsoft Access) nhưng lại hiện thực thành sản phẩm sử dụng hệ thống Database khác (ví dụ như Microsoft SQL server) bằng cách rất đơn giản là thay đổi driver được sử dụng DSN mà chúng ta định nghĩa trong ứng dụng. Nhược: Việc gọi hàm qua lớp trừu tượng ODBC đến Database engine không phải là không tổn phí. Ảnh hưởng lớn nhất là ODBC phải hổ trợ khả năng chuyển đổi các hàm được gọi từ ứng dụng, việc này cần phí tổn cho việc xử lý và làm quá trình truy xuất Database chậm đi một chút. Rõ ràng, lợi ích của Database đem lại là rất đáng kể, tuy nhiên truy xuất thông qua ODBC không nhanh chóng như truy xuất trực tiếp đến Database. 4. Công cụ xây dựng Trang Web. Dưa trên cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu được ở trên kết hợp với công cụ là Visual InterDev để xây dựng các trang web trong Web Site của mình. Visual InterDev là một trong những công cụ mạnh hổ trợ trong việc thiết kế các Web Site. 4.1 Giới thiệu sơ lược về Visual InterDev Visual InterDev cũng là một công cụ lập trình nhưng nó thuộc họ Visual nên nó là công cụ lập trình trực quan. Nên rất dễ dàng lập trình. Công cụ này hỗ trợ tất cả những phương thức (Method), những thuộc tính(Properties), những sự kiện(Event) cho người lập trình để tạo ra các file .ASP hoặc các file .HTML rất linh hoạt và đồng thời nó cũng giúp tạo hoặc thiết kế cơ sỡ dữ liệu một các mau chóng linh hoạt. Tích hợp được nhiều cơ sở dữ liệu. Muốn sử dụng Visual InterDev 6.0 ta phải cài đặt từ bộ Visual Studio 6.0 Khi chạy Visual InterDev nó sẽ có giao diện như sau : xem hình1 Trong khung bên phải chứa các thanh công cụ các thuộc tính của dự án chúng ta làm việc. Khung bên phải là khung thiết kê, ta có thể tự do thiết kế các file có dạng .ASP hoặc .HTML có nội dung ta muốn trình bày trên trang W

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAOCAOTN.DOC