Đồ án Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

MỤC LỤC

 

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ 2

1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt 2

1.1.1. Chất thải rắn 2

1.1.2. Chất thải rắn sinh hoạt 2

1.1.3. Phân biệt giữa chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp 2

1.1.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt 2

1.1.3.2 Chất thải rắn công nghiệp 3

1.1.4. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 3

1.1.5. Phân loại chất thải rắn 4

1.1.6 Thành phần CTR 6

1.1.6.1 Thành phần vật lý 6

1.1.6.2 Thành phần hoá học 7

1.2. Quy trình kỹ thuật quản lý chất thải rắn 8

1.2.1. Thu gom và vận chuyển 8

1.2.1.1. Thu gom 8

1.2.1.2. Trung chuyển 8

1.2.1.3. Vận chuyển 9

1.2.2. Phân loại 9

1.2.3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn 10

1.2.3.1 Phương pháp xử lý cơ học 10

1.2.3.2 Phương pháp hóa học 11

1.2.3.3. Phương pháp xử lý sinh học 12

1.2.3.4 Phương pháp tái chế 14

1.3. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam 14

1.3.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới 14

1.3.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam. 15

1.4 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường 16

1.4.1 Ảnh hưởng đến môi trường nước 16

1.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường đất 17

1.4.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí 18

1.4.4. Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người 19

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường từ sự hình thành bãi chôn lấp 19

1.5.1. Tác động tới môi trường nước 20

1.5.1.1. Tác động tới nguồn nước mặt 20

1.5.1.2. Tác động tới nguồn nước ngầm 21

1.5.2. Tác động đến môi trường không khí và tiếng ồn 22

1.5.2.1. Ô nhiễm bụi và tiếng ồn 22

1.5.2.2. Ô nhiễm không khí 22

1.5.3. Tác động đến môi trường đất 22

1.5.4. Tác động đối với các dạng tài nguyên sinh học và các hệ sinh thái 23

1.5.5. Tác động tới môi trường kinh tế – xã hội 23

1.5.5.1. Tác động do việc giải toả di dời dân 23

1.5.5.2.Tác động đến cảnh quan môi trường 24

1.5.6. Tác động liên quan đến chất lượng cuộc sống con người 24

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.2. Phương pháp nghiên cứu 26

2.2.1. Phương pháp ngoài thực địa. 26

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. 26

2.3. Thời gian nghiên cứu 26

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 27

3.1. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện CưMgar 27

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện CưMgar tỉnh ĐakLak 27

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 27

3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện CưMgar 29

3.1.2. Tình hình thu gom và xử lý rác trên địa bàn huyện CưMgar 32

3.1.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn tại huyện CưMgar 32

3.1.2.2. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt huyện CưMgar 33

3.1.3. Dự báo dân số và khối lượng chất thải rắn của huyện CưMgar đến năm 2030 36

3.2. Tính toán và thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar giai đoạn từ 2011 đến 2030 40

3.2.1. Lựa chọn địa điểm 40

3.2.1.1. Nguyên tắc chung khi thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh] 40

3.2.1.2. Địa điểm xây dựng 40

3.2.1.3. Quy mô bãi chôn lấp 41

3.2.2. Thiết kế bãi chôn lấp 41

3.2.2.1. Tính toán diện tích đất cần thiết để chôn lấp 41

3.2.2.2. Tính toán diên tích ô chôn lấp 43

3.2.3. Thiết kế các công trình trong bãi chôn lấp 44

3.2.3.1. Hệ thống thu gom nước rác 44

3.2.3.2. Tính toán lưu lượng nước bãi chôn lấp 47

3.2.3.3. Hệ thống xử lý nước rò rỉ từ bãi chôn lấp 48

3.2.3.4. Lượng khí phát sinh và hệ thống thu gom khí rác] 51

3.2.3.5. Bố trí mặt bằng 56

3.2.4. Vận hành và quan trác bãi chôn lấp 58

3.2.4.1. Vận hành .58

3.2.4.2. Quan trắc môi trường 59

3.2.4.3. Kiểm tra chất lượng các hạng mục về mặt môi trường 60

3.2.5. Tái sử dụng diện tích bãi chôn lấp 60

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 62

KẾT LUẬN: 62

KIẾN NGHỊ: 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5713 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra. 1.5 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường 1.5.1 Ảnh hưởng đến môi trường nước.[2],[3][7] Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ được tách ra kết hợp với các nguồn nước khác như: Nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rò rỉ. Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trong quá trình phân hủy sinh học, hóa học… Nhìn chung, mức độ ô nhiễm trong nước rò rỉ khá cao: - COD: từ 3000 - 45.000 mg/l - N-NH3: từ 10 - 800 mg/l - BOD5: từ 2000 - 30.000 mg/l - TOC (Carbon hữu cơ tổng cộng: 1500 - 20.000 mg/l - Phosphorus tổng cộng từ 1 – 70 mg/l … và lượng lớn các vi sinh vật. Nếu rác thải có chứa kim loại nặng, nồng độ kim loại nặng trong giai đọan lên men axit sẽ cao hơn trong giai đọan lên men metan. Đó là do các axit béo mới hình thành tác dụng với lim loại tạo thành phức kim loại. Các hợp chất hydroxyt vòng thơm, axit humic và axit fulvic có thể tạo phức với Fe, Pb, Cu, Cd, Mn, Zn … Hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí khử sắt có hóa trị 3 thành sắt hóa trị 2 sẽ kéo theo sự hòa tan của các kim loại như: Ni, Cd và Zn. Vì vậy, khi kiểm soát chất lượng nước ngầm trong khu vực bãi chôn lấp phải kiểm tra xác định nồng độ kim loại nặng trong thành phần nước ngầm. Ngoài ra, nước rò rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như: Các chất hữu cơ bị halogen hóa, các hydrocarbon đa vòng thơm … chúng có thể gây đột biến gen, gây ung thư. Các chất này nếu thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe, sinh mạng của con người hiện tại và cả thế hệ con cháu mai sau. 1.5.2. Ảnh hưởng đến môi trường đất [2] Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất trong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành nên các chất khóang đơn giản, nước, CO2, CH4 … Với một lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống tầng nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này. Đối với rác không phân hủy như nhựa, cao su … nếu không có giải pháp xử lý thích hợp thì chúng sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất. 1.5.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí Các loại rác thải dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây hỏng …) trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 350C và độ ẩm 70 - 80%) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm khác có tác động xấu đến môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người. Trong điều kiện kỵ khí: Gốc sulfate có trong rác có thể bị khử thành sulfide (S2-), sau đó sunfide tiếp tục kết hợp với ion H+ để tạo thành H2S, một chất có mùi hôi khó chịu theo phản ứng sau: 2 CH3CHCOOH + SO42- à 2 CH3COOH + S2- + H2O + CO2 S2-+ 2 H+ à H2S Sufide lại tiếp tục tác dụng với các Cation kim loại, ví dụ như Fe2+ tạo nên màu đen bám vào thân, rễ hoặc bao bọc quanh cơ thể sinh vật. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ, trong đó có chứa sulfur trong chất thải rắn để tạo thành các chất có mùi hôi đặc trưng như: Methyl mercaptan và axit amino butyric. CH3SCH2 CH(NH2)COOH à H3SH + CH3 CH2 CH2(NH2)COOH. (Methionine) (Methyl mercaptan) (Aminobutyric acid) Methyl mercaptan có thể phân hủy tạo ra methyl alcohol và H2S. Quá trình phân hủy rác thải chứa nhiều đạm bao gồm cả quá trình lên men chua, lên men thối, mốc xanh, mốc vàng … có mùi ôi thiu. Đối với các acid amin: Tùy theo môi trường mà CTR có chứa các acid amin sẽ bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện kỵ khí hay hiếu khí. Trong điếu kiện hiếu khí: acid amin có trong rác thải hữu cơ được men phân giải và vi khuẩn tạo thành acid hữu cơ và NH3 ( gây mùi hôi). R – CH(COOH) – NH2 à R – CH2 –COOH + NH3 Trong điều kiện kỵ khí: acid amin bị phân hủy thành các chất dạng amin và CO2. R – CH(COOH) – NH2 à R – CH2 - NH2 + CO2 Trong số các amin mới được tạo thành có nhiều loại gây độc cho người và động vật. Trên thực tế, các amin được hình thành ở hai quá trình kỵ khí và hiếu khí. Vì vậy, đã tạo ra một lượng đáng kể các khí độc và cả vi khuẩn, nấm mốc phát tán vào không khí. Nồng độ CO2 trong khí thải bãi chôn lấp khá cao, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên. Khí CH4 được hình thành trong điều kiện phân hủy kỵ khí, chỉ tăng nhanh từ tháng 6 trở đi và đạt cực đại từ 30 -36 tháng. Do vậy, đối với các bãi chôn lấp có quy mô vừa đang hoạt động hoặc đã hoàn tất công việc chôn lấp nhiều năm, cần kiểm tra nồng độ CH4 để hạn chế khả năng gây cháy nổ tại khu vực. 1.5.4. Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người Chất thải rắn phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư và làm mất mỹ quan đô thị. Thành phần chất thải rắn rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết… tạo điều kiện tốt cho ruồi, muỗi, chuột… sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịch. Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng… tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như: bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, phó thương hàn, tiêu chảy, giun sán, lao… Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các chất thải rắn nguy hại từ y tế, công nghiệp như: Kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, hợp chất hữu cơ bị halogen hóa… Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ thống thóat nước đô thị. 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường từ sự hình thành bãi chôn lấp Việc xây dựng một bãi chôn lấp cần phải được xem xét và đánh giá một cách kỹ lưỡng bởi phạm vi ảnh hưởng của bãi rác đến môi trường rất rộng, lâu dài và nếu không được kiểm soát đúng mức sẽ gây những hậu quả lớn, khó có thể khắc phục được. Các tác động của bãi rác đến môi trường thường là kết quả của các quá trình biến đổi lý hóa và sinh học xảy ra tại bãi rác và khu vực lân cận. Các tác động này được trình bày tóm tắt dưới đây: Các tác động đối với thành phần môi trường vật lý + Tác động tới môi trường nước. + Tác động đối với môi trường không khí và tiếng ồn. + Tác động đến môi trường đất. Các tác động đối với các dạng tài nguyên sinh học và hệ sinh thái + Thực vật, cây trồng. + Động vật trên cạn. + Hệ thủy sinh. Các tác động đến môi trường kinh tế - xã hội + Tác động do việc giải tỏa di dời. + Tác động đối với cơ sở vật chất kỹ thuật. + Tác động đến cảnh quan môi trường. Các tác động liên quan đến cuộc sống con người + Các sự cố môi trường. + Sự cố cháy nổ bãi. + Sự cố sụt tràn chất thải. 1.6.1. Tác động tới môi trường nước [2] Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường tại các bãi chôn lấp rác là khả năng ô nhiễm môi trường do nước rò rỉ. Nhìn chung, nước rác nếu bị rò rỉ sẽ tác động mạnh đến chất lượng đất và nước ngầm cũng như nước mặt nơi bị nước rác chảy vào. Vì vậy, giữ an toàn nguồn nước và vệ sinh môi trường là vấn đến quan trọng khi xây dựng bãi chôn lấp. Nước rác (nước rò rỉ) là nước phát sinh từ quá trình phân hủy rác trong bãi rác và chảy qua tầng rác. Nước rác chứa chất rắn lơ lửng, các thành phần hòa tan của rác và các sản phẩm của quá trình phân hủy rác do hoạt động của vi sinh vật. Thành phần của nước rác phụ thuộc vào thành phần của rác, của giai đọan phân hủy đang diễn tiến, độ ẩm của rác cũng như quy trình vận hành bãi chôn lấp rác. Nước thải từ bãi chôn lấp rác có chứa các chất hữu cơ và vô cơ (đặc biệt là các kim loại nặng) là nguồn ô nhiễm rất lớn. Nước thải này có nồng độc các chất ô nhiễm rất cao thường gấp 20 - 30 lần nước thải bình thường . Tuy nhiên, nồng độ các chất ô nhiễm sẽ giảm dần theo thời gian và từ năm thứ 3 trở đi còn rất thấp. 1.6.1.1. Tác động tới nguồn nước mặt Sự ô nhiễm các nguồn nước mặt như sông hồ, suối, mương có thể xảy ra tại khu vực khi xây dựng bãi chôn lấp CTR. Nguyên nhân của sự gây ô nhiễm là do nước thải từ rác chảy tràn hoặc chảy theo chỗ trũng, lượng nước này sẽ mang theo nồng độ ô nhiễm rất cao. Nước thải từ bãi chôn lấp với nồng độ ô nhiễm rất cao, nếu không được xử lý sẽ gây tác động xấu đến chất lượng nguồn nước mặt trong khu vực. Nước thải của bãi chôn lấp sẽ đổ vào các con kênh rạch, con mương và chảy qua ruộng cuối cùng sẽ đổ vào nguồn nước mặt của khu vực bãi chôn lấp. Tác động này được coi là lớn nhất nên nhất định phải có biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu. 1.6.1.2. Tác động tới nguồn nước ngầm Tác động của nước thấm từ bãi rác đối với nguồn nước ngầm là hết sức quan trọng. Ở những khu vực lượng mưa thấp (vùng khô) thì ảnh hưởng của nước thấm từ bãi rác là không đáng ngại, nhưng đối với các khu vực có lượng mưa trung bình năm cao như tại khu vực huyện cưmgar thì các ảnh hưởng xấu là có thể xảy ra. Các chất trong nước thải thấm từ bãi chôn lấp có thể phân ra làm 4 loại sau: - Các ion và nguyên tố thông thường như: Ca, Mg, Fe, Na … - Các kim loại nặng có vết như: Mn, Cr, Ni, Pb, Cd…. - Các hợp chất hữu cơ thường đo dưới dạng TOC hoặc COD và chất hữu cơ riêng biệt như phenol. - Các vi sinh vật. Ảnh hưởng của các chất hữu cơ trong nước ngầm sẽ rất lâu dài do tốc độ ôxy hóa chậm trong nước ngầm (oxy hòa tan ít). Ngoài ra, các kim loại nặng và vi sinh vật có thể thấm qua đáy và thành bãi xuống nước ngầm. Nước ngầm bị ô nhiễm sẽ không thích hợp làm nguồn nước cấp cho tương lai. Bản chất của địa tầng và dòng chảy, nước ngầm sẽ mở rộng sự ô nhiễm theo các vectơ từ bãi thải xuống nước ngầm. Một vài chất có tính bền hóa học và một vài chất không bền trong môi trường của nước ngầm. Việc phân loại và xác định chúng rất khó do đó cần nhiều giếng giám sát và phân tích mẫu định kỳ. Tuy nhiên, khả năng tác động xấu đến nguồn nước ngầm còn phụ thuộc quan trọng vào độ thấm nước (tính chất đất, vị trí) của nền bãi. Theo khả năng gây ô nhiễm của bãi có thể chia làm 3 nhóm: Bãi không thấm. Bãi ở đó các thành phần đất cát, sỏi như là chất lọc nước. Bãi có vết nứt và nước thấm qua bãi có thể lan truyền đi xa hàng km. Đối với các bãi không thấm ( là bãi có nền đáy là lớp đất sét ngăn thấm và có lớp lót đáy) thì vấn đề ô nhiễm nước ngầm khó có thể xảy ra vì chất bẩn không thấm qua được. 1.6.2. Tác động đến môi trường không khí và tiếng ồn 1.6.2.1. Ô nhiễm bụi và tiếng ồn Việc hoạt động thường xuyên của các phương tiện vận chuyển cơ giới nặng để vận chuyển rác về bãi chôn rác luôn gây nên ô nhiễm bụi do hệ thống giao thông gần khu vực bãi rác chủ yếu là đường đất. Bụi đất gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đến chất lượng cuộc sống con người, gây tác hại đến đường hô hấp đặc biệt là bệnh phổi. Tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động của các phương tiện cơ giới: Xe tải vận chuyển rác thải vào trong bãi chôn lấp. Các xe ủi đất, xúc đất… Tiếng ồn, độ rung cao gây tác hại đến sức khỏe con người như gây mất ngủ, khó chịu. Các loại máy móc công suất lớn tại bãi rác như máy ủi, đầm nén, xe tải sẽ gây ồn mạnh nhưng chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến các công nhân làm việc tại bãi chôn lấp, họ có thể bị điếc nghề nghiệp. 1.6.2.2. Ô nhiễm không khí Khí thải phát sinh từ quá trình phân hủy rác chủ yếu bao gồm hydro và cacbonic trong giai đọan đầu và mêtan, cacbonic trong các giai đọan tiếp theo. Thành phần của khí bãi rác dao động rất lớn và thay đổi trong suốt thời gian hoạt động. Thành phần chính của khí bãi rác là CH4 và CO2 ngoài ra còn chứa rất nhiều loại khí khác. 1.6.3. Tác động đến môi trường đất Trước tiên việc sử dụng đất làm bãi chôn lấp rác đã chiếm rất nhiều diện tích đất trong khu vực. Khi dự án được triển khai, sẽ mất một diện tích lớn đất bị chuyển chức năng. Việc sử dụng đất nông nghiệp làm bãi chôn lấp rác có tác động xấu cho khu vực như sau: Giảm diện tích đất canh tác nông nghiệp. Thành phần dinh dưỡng của đất có thể bị thay đổi, đất sẽ bị ô nhiễm do sự xâm nhập của nước rò rỉ. Đất trong khu vực bãi rác phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước rò rỉ thấm xuống. Các chất ô nhiễm thâm nhập vào đất làm thay đổi trạng thái ban đầu của đất, các mẫu đất xét nghiệm ở phần lớn các bãi rác cho thấy độ mùn rất cao, một số mẫu bị ô nhiễm kim loại nặng và những chất độc hại khác. Sự thay đổi tính chất của đất ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Các độc tố tích tụ trong đất có thể chuyển sang cây trồng và sau đó là gia súc gây ra tích tụ sinh học ảnh hưởng đến chăn nuôi và sức khỏe cộng đồng. Tính chất đất tại khu vực dự kiến xây dựng bãi chôn lấp có thành phần sét rất cao nên khả năng thấm của các chất ô nhiễm rất thấp. Như vậy khả năng gây ô nhiễm các vùng đất xung quanh từ bãi rác được đánh giá là nhỏ do các yếu tố trên kết hợp với kỹ thuật xử lý nền đáy và thu gom xử lý nước rác. 1.6.4. Tác động đối với các dạng tài nguyên sinh học và các hệ sinh thái Trên khu đất dự kiến xây dựng bãi chôn lấp chủ yếu là cây nông nghiệp, trồng lúa và hoa màu. Vì vậy khi tiến hành giải phóng mặt bằng xây dựng bãi chôn lấp sẽ làm mất đi một diện tích khá lớn đất nông nghiệp. Ngoài ra trong quá trình xây dựng và hoạt động dự án, những tác động đáng lưu ý được dự báo là các chất ô nhiễm nước, không khí với hàm lượng vượt tiêu chuẩn rất nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng đến động thực vật và hệ thủy sinh ở khu vực. Các ảnh hưởng bao gồm: Đối với thực vật cây trồng: Hầu hết các chất ô nhiễm không khí đều có tác hại xấu đến thực vật, biểu hiện chính của nó là làm cho cây trồng chậm phát triển. Đối với động vật trên cạn: Nói chung các chất ô nhiễm do bãi rác gây ra đều rất nhạy cảm và có hại đến con người và động vật. Tác hại hoặc trực tiếp qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua nước uống hoặc cây cỏ bị nhiễm các chất ô nhiễm. Tuy nhiên bãi chôn lấp được cách ly và được lấp hàng ngày nên các ảnh hưởng là không đáng kể. Hệ thủy sinh: Nước thải rò rỉ từ bãi rác có chứa hàm lượng chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng cao là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Ngoài ra, còn phải kể đến các chất độc hại như kim loại nặng có trong đất, nước sẽ gây ảnh hưởng lớn tới động thực vật. 1.6.5. Tác động tới môi trường kinh tế – xã hội 1.6.5.1. Tác động do việc giải toả di dời dân Để xây dựng một bãi rác sinh hoạt tương đối rộng thì một vấn đề quan trọng đặt ra là cần di dời những hộ dân nằm trong khu vực dự án và cả những hộ dân nằm trong vùng ảnh hưởng của bãi chôn lấp ( theo tiêu chuẩn của BXD, bộ KHCN & MT). Tuy nhiên việc di dời sẽ dẫn đến một số những ảnh hưởng xấu như sau: Vấn đề an cư: Các hộ dân sẽ phải di chuyển khỏi nơi cư trú. Đây là một vấn đề rất khó khăn trong hướng giải quyết cấp đất tái định cư cho dân. Vấn đề lạc nghiệp: Việc di dời gây khó khăn về mặt kinh tế cho các hộ dân bởi vì thu nhập hiện nay của họ dựa duy nhất vào lợi tức khai thác từ khai thác trồng trọt và chăn nuôi. Do đó nơi cư trú mới rất khó giải quyết những nhu cầu công việc trên, tuy nhiên có thể khắc phục. Ngoài ra, công tác đền bù nếu không được giải quyết sớm, kịp thời và đúng lúc cho dân thì sẽ gây rất nhiều trở ngại cho dân trong việc an cư lập nghiệp. Tác động đối với cơ sở vật chất kỹ thuật Việc xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sẽ làm gia tăng mật độ giao thông trên những tuyến đường vào bãi do xe vận chuyển rác di chuyển ra vào bãi. Vì vậy, việc hình thành bãi chôn lấp CTR tại Thị xã ảnh hưởng chủ yếu là hệ thống giao thông khu vực. Do việc vận chuyển rác thải và vật liệu phục vụ bãi chôn lấp. Trong quá trình xây dựng và hoạt động của bãi chôn lấp sẽ sử dụng nguồn năng lượng, nguồn nước, nguyên nhiên liệu cũng như các phương tiện liên lạc của Thị xã. Tuy nhiên việc sử dụng này là không đáng kể. 1.6.5.2.Tác động đến cảnh quan môi trường Tác động đến cảnh quan môi trường do việc xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn là không thể tránh khỏi. Trong đó bao gồm tác động trực tiếp từ bãi rác và gián tiếp do việc vận chuyển chất thải đến bãi chôn lấp, cảnh quan môi trường sẽ thay đổi do thay đổi mục đích sử dụng đất của khu vực. Việc phá huỷ thảm thực vật để xây dựng bãi sẽ tạo nên cảnh hoang hoá trong thời gian đầu, tuy nhiên tác động này chỉ tạm thời. Hoạt động của bãi sẽ tạo ra tiếng ồn, mùi hôi của rác, bụi … sẽ làm xấu đi cảnh quan môi trường khu vực. Khi xe rác vận chuyển cũng có thể gây mùi hôi hoặc rác có thể rơi vãi trên đường vận chuyển, nhưng do thời gian hoạt động chủ yếu vào buổi sáng và các xe vận chuyển chủ yếu là xe ép nên phần nào hạn chế ảnh hưởng của tác động này. 1.6.6. Tác động liên quan đến chất lượng cuộc sống con người Tình trạng vệ sinh tại bãi rác sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng dân cư xung quanh nếu khoảng cách an toàn không được thiết lập. Các chất phát tán là mối lo ngại lớn nhất, như mùi hôi và các thành phần giấy và bịch nilon có nhiều trong rác có thể phát tán đi nhiều km2 và có thể bay vào nhà dân gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của họ. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động của bãi chôn lấp và sau khi đóng cửa sẽ có thể xảy ra những sự cố tại bãi chôn lấp như sự cố cháy nổ tại bãi, các sự cố môi trường, sự cố sụt tràn chất thải… Nguy cơ cháy nổ Methane là khí nhẹ hơn không khí nên nó sẽ có xu hướng di chuyển lên trên để thoát ra khí quyển, khi gặp lớp chắn, lớp đất chông thấm bao phủ trên mặt bãi rác, nó sẽ len lỏi qua các khe nứt của bề mặt đất để thoát ra ngoài. Khí methane có mặt trong không khí với nồng độ từ 5 – 15% nó sẽ gây cháy nổ. Do đó, cháy nổ là một mối lo ngại lớn của bãi chôn lấp. Bãi chôn lấp rác nếu được thiết kế hệ thống thu gom khí thì các khả năng gây cháy nổ sẽ được hạn chế đến mức thấp nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý bảo quản và vận hành thích hợp hệ thống dẫn khí gas của bãi chôn lấp. Các sự cố môi trường Nếu lớp bao phủ trên cùng của bãi rác không đủ khả năng chống lại mưa, gió…, một thời gian sau khi đóng cửa (vài năm hoặc hàng chục năm) bề mặt bãi sẽ bị mòn. Cũng có trường hợp bãi chôn lấp sau khi đóng cửa sẽ bị con người hay động vật đào bới, làm bề mặt bao phủ của lớp chất thải lộ ra, các chất ô nhiễm phân tán vào không khí và vào nguồn nước. Lớp bao phủ bề mặt bãi rác cũng có thể bị phá huỷ do lớp cây trồng phía trên có bộ rễ lớn và sâu. Trong trường hợp này, ngoài việc chất ô nhiễm bị phát tán vào môi trường không khí, nước, cây trồng cũng sẽ hấp thụ các chất có hại trong bãi chôn lấp. Sự cố sụt tràn chất thải Sự giảm thể tích rác không đều: thành phần rác trong hố chôn lấp rất khác nhau, từ khó phân huỷ đến dễ phân huỷ, nên tốc độ phân huỷ rác không đều. Do đó gây nên sự giảm thể tích của bãi thải không đồng nhất, bề mặt bãi rác bị lún với cường độ khác nhau gây nên các vết nứt. Sự sụt lún kiến tạo: hiện tượng sụt lún kiến tạo thường xảy ra với các bãi chôn lấp xây dựng trên nên địa chất không ổn định (địa hình phân cắt hay vùng đất yếu. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng chất thải rắn nghiên cứu là chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện CưMgar – ĐakLak. Đối tượng đất nghiên cứu là đất tại vị trí được lựa chọn để xây dựng bãi chôn lấp. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp ngoài thực địa. - Phương pháp hồi cứu số liệu: Thu thập thông tin số liệu từ các nguồn cung cấp thông tin là các văn bản chỉ thị, các tài liệu thống kê có liên quan đến tổng lượng rác thải hàng năm của địa phương. Tỉ lệ gia tăng dân số hàng năm. Các văn bản và quy định về về việc xây dựng bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh. Các tài liệu về điều kiện tự nhiên: Địa chất, địa hình, đất, khí tượng thủy văn. Báo cáo rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 huyện CưMgar – tỉnh ĐakLak. Báo cáo tình hình quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện CưMgar. Phương pháp điều tra khảo sát, đánh giá nhanh hiện trạng CTRSH và các biện pháp xử lý của người dân. Khảo sát khu vực dự kiến xây dựng BCL. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. - Chủ yếu là thiết kế mô hình xây dựng BCL CTR hợp vệ sinh. - Áp dụng các biện pháp và kỹ thuật thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh theo TCVN 6696 – 2000. - Tham khảo các thiết kế BCL CTR tại Việt Nam hiện nay. 2.3. Thời gian nghiên cứu Từ ngày 14/2/2011 đến 14/05/2011 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 3.1. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện CưMgar 3.1.1. Tình hình thu gom và xử lý rác trên địa bàn huyện CưMgar [1], [4] 3.1.1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn tại huyện CưMgar Huyện cưMgar có dân số là 170 nghìn người gồm 17 xã, thị trấn là huyện có dân số tương đối đông, phân bố không đồng đều. Toàn huyện có trong tổng diện tích tự nhiên là 82.443ha, nhìn chung đời sống của nhân dân trên địa bàn còn nhiều khó khăn nhất là vùng nhiều đồng bào dân tộc sinh sống vùng sâu, vùng xa. Hiện tại lượng chất thải rắn khá nhiều chủ yếu sinh ra từ các nguồn gốc chính sau: Rác từ các hộ dân cư: do quá trình sinh họat của các hộ dân. Rác thải từ các hoạt động của các đơn vị, cơ quan hành chính. Rác thải từ các đơn vị sản xuất: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên trong các cơ sở sản xuất. Rác thương mại: phát sinh từ chợ, các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn… Rác công viên và đường phố: phát sinh từ các cây xanh, khách vãng lai… Rác từ khu du lịch: phát sinh từ khách du lịch. Rác công trình xây dựng (xà bần): phát sinh từ các hoạt động xây dựng, sửa chữa nhà… Nguồn rác sinh hoạt, buôn bán tại khu vực chợ của huyện chiếm một lượng rất lớn và đây là một vấn đề nan giải hiện nay của tất cả các huyện thị trong tỉnh. Bảng 3.1. Thống kê các nguồn phát sinh của huyện STT Nguồn phát sinh Số lượng (cái ) 1 Chợ 15 2 Bệnh viện 1 3 Trường học 25 4 Cơ quan nhà nước 28 5 Cơ sở công nghiệp 5 6 Khu thương mại- dịch vụ 1 (Tổng hợp từ số liệu thực tập) 3.1.1.2. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt huyện CưMgar [4] a. Hiện trạng thu gom Hình thức thu gom rác thải sinh hoạt của huyện chủ yếu do Công ty môi trường đô thị của huyện quản lý và thực hiện theo hình thức, rác từ các hộ dân được xe đẩy tay hoặc xe ba gác tư nhân tới thu gom và sau đó được chuyển đến xe ép rác của công ty sẽ mang tới đổ tại bãi rác tạm thời. Hầu hết các loại CTR từ hộ dân cư, đến các cơ quan, cơ sở sản xuất đều không được phân loại khi chuyển đến bãi rác huyện. Tuy nhiên, một số cơ sở sản xuất có chất thải là kim loại, thủy tinh với số lượng lớn thì họ tự thu gom và phân loại ra sau đó bán cho các đơn vị thu mua phế liệu. Rác thải sinh hoạt do người dân đổ ra từ các thùng rác chưa được thu gom một cách triệt để nên sinh ra các bãi rác lưu động một cách bừa bãi làm ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan đô thị. Hình 3.1. Các bãi rác sinh hoạt lưu động của người dân Giải pháp : - Tăng cường thêm các thùng rác. - Sử dụng các xe ba gác thu gom rác tại các điểm rác tập trung nhiều và trong các hẽm nhỏ. - Nâng cao ý thức của người dân tránh tình trạng vứt rác bừa bãi. b. Xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện CưMgar [4] Hiện nay, trong toàn huyện đã xây dựng 7 bãi chôn lấp rác thải tại các xã, thị trấn, riêng bãi rác xã quảng tiến đã quá tải và đang xin chuyển vị trí khác. Hầu hết rác thải chỉ thu gom và tập trung ra bãi rác đốt hoặc chôn lấp,riêng bệnh viện đa khoa huyện CưMgar chỉ đốt lượm rác thải y tế mà bệnh viện thải ra và các phòng khám tại thị trấn Quảng Phú. Nguồn phát sinh rác thải Công nhân thu gom Vận chuyển đến BCL tạm Tiến hành chôn lấp Hình 3.2. Quy trình thu gom rác của huyện Thuyết minh quy trình. Rác từ các khu vực thu gom hầu hết là rác thải sinh hoạt thông thường tại các trung tâm thị trấn, khu trung tâm xã và chợ xã, bệnh viện huyện, hộ gia đình và chủ yếu là các tuyến đường chính của các khu vực tập trung (trường học, bệnh viện, cơ quan…) sau khi thu gom đầy xe ép rác tiến hành vận chuyển đến bãi chôn lấp tại xã Ea Mnang huyện CưMgar. Riêng chất thải rắn bệnh viện đa khoa huyện, được xử lý đốt tại lò đốt tại bệnh viện huyện. Công ty môi trường đô thị cho xe thu gom hết lượng rác trên địa bàn sau đó rác được vận chuyển đến ô chôn lấp sẽ được san ủi và phun xịt thuốc khử mùi. Bảng 3.2. Sơ đồ quản lý chất thải rắn ở huyện CưMgar STT Chức vụ Số người 1 Giám đốc 1 2 Phó giám đốc 1 3 Kiểm kê 1 4 Kế toán 1 5 Nhân viên 18 (Tổng hợp từ số liệu thực tập) Những vấn đề còn tồn đọng : Trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện CưMgar còn tồn tại rất nhiều vấn đề như:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHOA LUAN CHINH THUC TIEN.DOC
  • bakBAN 1.bak
  • dwgBAN 1.dwg
  • bakBAN 2.bak
  • dwgBAN 2.dwg
  • bakban 3.bak
  • dwgban 3.dwg
  • bakBẢN 4.bak
  • dwgBẢN 4.dwg
  • pptDAU VAN TIEN 08MT2.ppt
Tài liệu liên quan