I. GIỚI THIỆU VỊ TRÍ TUYẾN
- Tuyến C-D mà tôi được giao nhiệm vụ thiết kế là tuyến đường giao thông thuộc buôn Ea hleo , huyện KRÔNG BUK, tỉnh ĐắkLắc. Tuyến thuộc địa hình Đồng bằng đồi.
- Căn cứ vào nhiệm vụ thiết kế và bản đồ địa hình khu vực có tỉ lệ 1:10.000, đường đồng mức cách nhau 5 m, tuyến CD dài khoảng 4776.26 m và đi qua một số vùng dân cư rải rác.
II. CÁC CĂN CỨ THIẾT KẾ
Căn cứ vào chủ trường xây dựng tuyến đường của UBND Huyện Krông Buk
Căn cứ vào số liệu khảo sát thiết kế cho việc lập dự án đầu tư của công ty TVTKGT Đắc Lắc.
Căn cứ vào bình đồ tuyến tỷ lệ 1:10000, do công ty đo đạc ảnh địa hình cung cấp.
Căn cứ kết quả khảo sát địa chất thủy văn dọc tuyến do các đơn vị khảo sát thực hiện theo đề cương khảo sát kỹ thuật được bộ giao thông vận tải phê duyệt.
Căn cứ báo cáo về hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội khu vực đến năm 2020 do Viện nghiên cứu chiến lược và phát triển giao thông vận tải lập tháng 04/2009.
Căn cứ báo cáo đánh giá tác động của môi trường do trung tâm khoa học công nghệ môi trường thuộc viện khoa học công nghệ giao thông vận tải lập.
III. CÁC QUY TRÌNH QUY PHẠM SỬ DỤNG
- Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô 4054-05
- Quy trình thiết kế áo đường mềm 22 TCN 211-06.
- Quy trình cấp phối đá dăm 22 TCN 333-06.
- Quy trình đầm nén tiêu chuẩn 22 TCN 334-06.
- Quy trình thí nghiệm BTN 22 TCN 62-84.
- Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN 237-01.
- Quy trình đánh giá tác động môi trường khi lập dự án nghiên cứu khả thi và thiết kế 22 TCN 242.
- Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ôtô đắp trên đất yếu 22TCN 242.
- Quy trình khảo sát thiết kế đường ô tô 22TCN 27-84
- Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình 22TCN 82-85
- Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 1979-Bộ GTVT
- Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công TCVN 4252-88
- Quy trình tính toán dòng chảy lũ do mưa rào ở lưu vực nhỏ -Viện thiết kế GT 1979
- Và 1 số tiêu chuẩn quy trình khác có liên quan.
14 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 4541 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Thiết Lập dự án đầu tư, Thiết kế kỹ thuật, tổ chức thi công đoạn tuyến Km2+700–Km3+700 Buôn Đrai EAhleo -Đắc Lắk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
----( ( (----
GIỚI THIỆU CHUNG
I. GIỚI THIỆU VỊ TRÍ TUYẾN
- Tuyến C-D mà tôi được giao nhiệm vụ thiết kế là tuyến đường giao thông thuộc buôn Ea hleo , huyện KRÔNG BUK, tỉnh ĐắkLắc. Tuyến thuộc địa hình Đồng bằng đồi.
- Căn cứ vào nhiệm vụ thiết kế và bản đồ địa hình khu vực có tỉ lệ 1:10.000, đường đồng mức cách nhau 5 m, tuyến CD dài khoảng 4776.26 m và đi qua một số vùng dân cư rải rác.
II. CÁC CĂN CỨ THIẾT KẾ
Căn cứ vào chủ trường xây dựng tuyến đường của UBND Huyện Krông Buk
Căn cứ vào số liệu khảo sát thiết kế cho việc lập dự án đầu tư của công ty TVTKGT Đắc Lắc.
Căn cứ vào bình đồ tuyến tỷ lệ 1:10000, do công ty đo đạc ảnh địa hình cung cấp.
Căn cứ kết quả khảo sát địa chất thủy văn dọc tuyến do các đơn vị khảo sát thực hiện theo đề cương khảo sát kỹ thuật được bộ giao thông vận tải phê duyệt.
Căn cứ báo cáo về hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội khu vực đến năm 2020 do Viện nghiên cứu chiến lược và phát triển giao thông vận tải lập tháng 04/2009.
Căn cứ báo cáo đánh giá tác động của môi trường do trung tâm khoa học công nghệ môi trường thuộc viện khoa học công nghệ giao thông vận tải lập.
III. CÁC QUY TRÌNH QUY PHẠM SỬ DỤNG
- Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô 4054-05
- Quy trình thiết kế áo đường mềm 22 TCN 211-06.
- Quy trình cấp phối đá dăm 22 TCN 333-06.
- Quy trình đầm nén tiêu chuẩn 22 TCN 334-06.
- Quy trình thí nghiệm BTN 22 TCN 62-84.
- Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN 237-01.
- Quy trình đánh giá tác động môi trường khi lập dự án nghiên cứu khả thi và thiết kế 22 TCN 242.
- Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ôtô đắp trên đất yếu 22TCN 242.
- Quy trình khảo sát thiết kế đường ô tô 22TCN 27-84
- Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình 22TCN 82-85
- Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 1979-Bộ GTVT
- Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công TCVN 4252-88
- Quy trình tính toán dòng chảy lũ do mưa rào ở lưu vực nhỏ -Viện thiết kế GT 1979
- Và 1 số tiêu chuẩn quy trình khác có liên quan.
CHƯƠNG II
----( ( (----
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
I. HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI CÁC TỈNH THUỘC KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Diện tích đất đai và dân số khu vực nghiên cứu
- Đoạn tuyến C-D thuộc địa phận tỉnh ĐắcLắc, đi qua buôn DRAI, huyện Krông Buk
- Dân cư chủ yếu là người Kinh, Ê đê, Gia rai sống thành từng xóm khá đông đúc, tập trung trên suốt chiều dài tuyến. Ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số sống rải rác dọc theo tuyến. Cuộc sống về vật chất và tinh thần của đồng bào ở đây vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu, sống chủ yếu là nghề nông và chăn nuôi. Mạng lưới giao thông trong khu vực kém phát triển chủ yếu là đường mòn và đường cấp thấp không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá. Với chiến lược phát triển khu vực, nên việc xây dựng tuyến C-D sẽ giúp phần không nhỏ cho việc nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của đồng bào ở đây.
- Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, trong khoảng toạ độ địa lý từ 107o28’57” - 108o59’37” độ kinh Đông và từ 12o9’45” - 13o25’06” độ vĩ Bắc. Có diện tích 13.125km2 phía bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, phía nam giáp tỉnh Lâm Đồng và phía tây giáp Vương quốc Campuchia và tỉnh Đắc Nông
1.2 Hiện trạng kinh tế khu vực nghiên cứu
1.2.1 Công nghiệp.
Trong thời kỳ đổi mới nền công nghiệp đang có chiều hướng phát triển, tuy có nhiều tài nguyên khoáng sản như quặng, đồng, vàng, kẽm, ví dụ quặng sắt ,Eminit...nhưng còn tiềm ẩn trong lòng đất, đang trong thời kỳ khảo sát xác định để lập kế hoạch khai thác nên công nghiệp khai thác và công nghiệp cơ khí còn trong thời kỳ chuẩn bị hình thành.
1.2.2 Lâm nghiệp.
Sau khi chia tách tỉnh, diện tích đất có rừng của Đắk Lắk là 608.886,2 ha, trong đó rừng tự nhiên là 594.488,9 ha, rừng trồng là 14.397,3 ha. Độ che phủ rừng đạt 46,62% (số liệu tính đến ngày 01/01/2004). Rừng Đắk Lắk được phân bố đều khắp ở các huyện trong tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới của tỉnh giáp Campuchia. Rừng Đắ Lắk phong phú và đa dạng, thường có kết cấu 3 tầng: cây gỗ, các tác dụng phòng hộ cao; có nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học; phân bố trong điều kiện lập địa thuận lợi, nên rừng tái sinh có mật độ khá lớn. Do đó rừng có vai trò quan trọng trong phòng chống xói mòn đất, điều tiết nguồn nước và hạn chế thiên tai. Rừng Đắk Lắk có nhiều loại động vật quý hiếm phân bổ chủ yếu ở vườn Quốc gia Yôk Đôn và các khu bảo tồn Nam Kar, Chư Yangsin... có nhiều loại động vật quý hiếm ghi trong sách đỏ nước ta và có loại được ghi trong sách đỏ thế giới. Rừng và đất lâm nghiệp có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh.
1.2.3 Dân tộc - Dân cư:
Thành phần các dân tộc tại chỗ ở Đắk Lắk chủ yếu là người Êđê, M’nông và một số dân tộc ít người khác như Ba na, Gia rai, Sê đăng... nhưng số lượng không lớn. Tổng số dân các dân tộc tại chỗ hiện nay là 253.154 người; trong đó dân tộc Êđê chiếm đến 70.1%, dân tộc Mnông chiếm 17%, các dân tộc khác như Ba na, Gia rai, Sê đăng... chiếm 18,5%.
Trong những năm chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975) đến nay, một bộ phận đồng bào các dân tộc ít người từ miền Trung và Bắc di cư đến đây sinh cơ lập nghiệp, làm cho cơ cấu thành phần dân tộc trong tỉnh thay đổi nhanh chóng. Trong số 44 dân tộc anh em có mặt trên địa bàn Daklak, một số dân tộc có số dân lớn là:
Dân tộc Kinh chiếm 70,65% dân số, Dân tộc Ê đê chiếm 13,69 %, Dân tộc Nùng 3,9%, Dân tộc Mnông 3,51%,Dân tộc Tày 3,03%, Dân tộc Thái 1,04%, Dân tộc Dao 0,86%.....
Từng dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Đắk Lắk tuy có truyền thống và bản sắc riêng độc đáo, nhưng đã cùng nhau đoàn kết, xây dựng quê hương và hình thành nên một nền văn hoá phong phú và giàu bản sắc.
1.2.4 Những quy hoạch có liên quan đến dự án
- Về khu CN tập trung
- Về các dự án về thuỷ lợi
- Về lâm nghiệp
II.HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Đường sông
Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tương đối đồng đều, nhưng do địa hình dốc nên khả năng giữ nước kém, những khe suối nhỏ hầu như không có nước trong mùa khô nên mực nước các sông suối lớn thường xuống rất thấp. Trên địa bàn có hai hệ thông suối chính chảy qua là hệ thống suối Ea Tia và suối Ea Sol.
2.2 Đường không
Đắk Lắk có sân bay nối với Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà nẵng và Thủ Đô Hà Nội.
2.3 Đường bộ
Tỉnh Đắk Lắk nằm giữa cao nguyên Nam Trung Bộ, có các trục đường giao thông quan trọng nối liền với nhiều tỉnh, thành phố như: Ban Mê Thuột đến Dak Nông, Bình Phước, Bình Dương và TP Hồ Chí Minh; Quốc lộ 26 nối Buôn Ma Thuột - Tp Nha Trang; quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột - Đà Lạt; và một số tuyến đường khác nối liền với vùng Đông Bắc Căm Pu Chia ...
CHƯƠNG III
----( ( (----
CÁC QUI HOẠCH VÀ DỰ ÁN CÓ LIÊN QUAN, DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI
I. NHỮNG DỰ ÁN CÓ LIÊN QUAN
Trong tương lai khi đường Hồ Chí Minh được xây dựng cùng với đường hàng không được nâng cấp thì Đắk Lắk sẽ là đầu mối giao lưu rất quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn vùng Tây Nguyên phát triển.
II. DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI TRÊN TUYẾN
III. DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ĐẾN NĂM 2020
Tình hình kinh tế khu vực sẽ ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, khi đó hàng hóa làm ra ngày càng nhiều, phương tiện vận tải sẽ tăng theo để đáp ứng vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân để giao lưu, lưu thông với các vùng khác, xa hơn là các nước khác.
Theo dự báo thì tới năm 2020 số phương tiện vận tải hoạt động sẽ tăng nhanh với lượng xe con quy đổi là 10.000 đến 20.000 xe/nđ và tiếp tục tăng nhanh trong những năm tiếp theo.
CHƯƠNG IV
----( ( (----
SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
Việc đầu tư xây dựng tuyến đường qua trung tâm hai trung tâm R và X là rất cần thiết vì:
Là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Cam Pu Chia, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng.
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 (chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từ Bắc xuống Nam) với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Pleiku (Gia Lai). Huyện lỵ là thị trấn krông bur
- Tuyến đường được xây dựng sẽ cải thiện đáng kể mạng lưới giao thông, giải quyết việc đi lại khó khăn trước mắt của người dân hai huyện, giảm mật độ xe trên Quốc lộ 27 và quốc lộ 14 .
- Công trình được đầu tư xây dựng sẽ tạo ra một vùng dân cư sầm uất dọc theo hai bên đường; khai thác triệt để tài nguyên sẵn có; giảm khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng; nâng cao trình độ văn hóa dân trí của đồng bào vùng sâu, vùng xa; thu hút vốn đầu tư, viện trợ từ nhiều ngành khác nhau để mở mang các ngành nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao năng lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội của hai trung tâm C và D
- Là tiền đề phát triển giao thông nông thôn, đáp ứng nhu cầu thiết yếu về y tế, giáo dục, từng bước cải thiện đời sống đồng bào trong khu vực.
- Để thực hiện mục tiêu kinh tế đặt ra thì việc trao đổi hàng hóa, vật tư thiết bị .... giữa các địa phương trong huyện và với các huyện bạn là hết sức cần thiết và cấp bách nhưng hiện nay đường giao thông chưa thể đáp ứng được.
- Phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được xác định trong kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và chiến lược phát triển giao thông vận tải của tỉnh nhà .
Trong tương lai khi đường Hồ Chí Minh được xây dựng cùng với đường hàng không được nâng cấp thì Đắk Lắk sẽ là đầu mối giao lưu rất quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn vùng Tây Nguyên phát triển.
CHƯƠNG V
----( ( (----
CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG TUYẾN ĐI QUA
I. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỊA HÌNH
Khu vực tuyến đi qua tương đối đơn giản, bao gồm các dải đồi có độ dốc nhỏ, thoải dần, hình thành nên các suối nhỏ, lạch nước và cắt qua các khe tụ thuỷ, xen kẽ các dải đồi là vùng đồng bằng nhỏ, hẹp có độ dốc ngang tương đối thoải. Cao độ trung bình của khu vực đoạn tuyến đi qua khoảng +600m.
Nói chung, yếu tố địa hình đảm bảo cho đường có chất lượng khai thác cao.
II. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
2.1. Các đặc điểm địa chất công trình dọc tuyến
Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 13.085 km2, trong đó chủ yếu là nhóm đấtxám, đất đỏ bazan và một số nhóm khác như: đất phù sa, đất gley, đất đen.
Ở khu vực tuyến đi qua dịa chất chủ yếu là Đất đỏ bazan, phía trên đất lẩn hưu cơ dày từ 20 đến 30 cm, sau đó là lớp đất Đỏ bazan dày từ 3m đến 5m,tiếp đến là lớp đá phong hóa.Đất đỏ bazan còn có tính chất cơ lý tốt, kết cấu viên cục độ xốp bình quân 62 - 65%, khả năng giữ nước Cấu tạo của địa chất khu vực tuyến đi qua tương đối ổn định. Phương án tuyến chủ yếu đi ven sườn núi, cắt qua nhiều khe tụ thuỷ nên cấu tạo nền đất có đầy đủ các loại nền đường đặc trưng đào hoàn toàn, dào chữ L, nửa đào nửa đắp, đắp hoàn toàn. Với nền đắp trước khi đắp cần phải bóc bỏ lớp đất hữu cơ với chiều dày từ 0,2-:-0,4m, phía dưới lớp đất hữu cơ là đất nền đất đỏ bazan điều kiện địa chất tốt cho việc xây dựng đường. Ở những vi trí tuyến cắt qua đồi (đào) đất đào ở đây chủ yếu là đá phong hoá có thành phần lẫn sỏi sạn. Tầng đá gốc ở rất sâu bên dưới chính vì thế việc thi công nền đào không gặp khó khăn.
2.2. Vật liệu xây dựng
- Do tuyến C -D nằm trong khu vực đồi núi, nên vật liệu xây dựng tuyến tương đối sẵn, Qua khảo sát và thăm dò thực tế thấy:
2.2.1 .Mỏ đá
Mỏ đá Y. Snoun
Trữ lượng : khoảng 1600.000 m3 . Hiện nay địa phương đang khai thác
Chất lượng mỏ : mỏ hoàn toàn đá vôi – rất tốt cho xây dựng cầu đường .
Mỏ nằm trên QL14 nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển .
Chất lượng tốt.
2.2.2.Mỏ đất
- Mỏ đất nằm dọc tuyến có trữ lượng khoảng 70.000m3 hiện nay đang khai thác phục vụ, chất lượng tốt, nằm sát tuyến rất thuận lợi cho việc vận chuyện và đã được đưa kiểm kiểm nghiệm LAS về chất lượng
2.2.3. Mỏ cát xây
Phân bố dọc theo hai bờ sông Eakbur, trữ lượng 5000m3, chất lượng tốt
III. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN
3.1. Đặc điểm khí tượng
Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở Đắk Lắk vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu. Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường sơn, đó là nhiệt độ trung bình không cao, mùa hè mưa nhiều ít nắng bức do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây nam, mùa đông mưa ít. Vùng phía Đông và Đông Bắc thuộc các huyện M’Drăk, Ea Kar, Krông Bur là vùng khí hậu trung gian, chịu ảnh hưởng khí hậu Tây và Đông Trường Sơn.
Nhìn chung thời tiết chia làm 2 mùa khá rỏ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió Tây Nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7,8,9, lượng mưa chiếm 80-90% lượng mưa năm. Riêng vùng phía Đông do chịu ảnh hưởng của Đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn tới tháng 11. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng.
Các đặc trưng khí hậu:
a. Nhiệt độ: đặc điểm nổi bật của chế độ nhiệt ở Tây Nguyên là hạ thấp theo độ cao tăng lên. Nhiệt độ trung bình ở độ cao 500 - 800m giao động từ 22 -230C, những vùng có độ cao thấp như Buôn Ma Thuột nhiệt độ trung bình 23,70C, M’Drăk nhiệt độ 240C. Tổng nhiệt độ năm cũng giảm dần theo độ cao, ở độ cao 800m có tổng nhiệt độ giảm xuống chỉ còn 7500-80000C. Biên độ nhiệt trong ngày lớn, có ngày biên độ đạt 200C, biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm không lớn, tháng giêng có nhiệt độ trung bình thấp nhất ở Buôn Ma Thuột 18,40C, ở M’Drăk 200C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 ở Buôn Ma Thuột 26,20C, ở Buôn Hồ 27,20C.
b. Chế độ mưa: lượng mưa trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 200-300mm, trong đó vùng có lượng mưa lớn nhất là vùng phía nam (250-300mm); vùng có lượng mưa thấp nhất là vùng phía Tây Bắc (115-200mm). Lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa chiếm 84% lượng mưa năm, mùa khô lượng mưa chiếm 16%, vùng Ea Sup lượng mưa mùa khô chiếm 10% có năm không có mưa. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 8, 9. Mùa mưa Tây nguyên còn chịu ảnh hưởng bởi số lượng cơn bảo ở duyên hải Trung bộ. Lượng mưa năm biến động lớn (lượng mưa năm lớn nhất gấp 2,5 -3 lần lượng mưa năm nhỏ nhất). Theo số liệu tại trạm khí tượng thuỷ văn Buôn Ma Thuột lượng mưa cao nhất vào năm 1981 có trị số 2.598mm, lượng mưa năm nhỏ nhất vào năm 1970 đạt 1147 mm. Các tháng mưa tập trung thường gây lũ lụt vùng Lăk- Krông Ana. Trong các tháng mùa mưa đôi khi xảy ra tiểu hạn từ 15-20 ngày gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
c- Các yếu tố khí hậu khác:
+ Độ ẩm không khí: trung bình năm khoảng 82%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9 trung bình 90% tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3 trung bình 70%.
+ Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi các tháng 6,7,8,9 đạt từ 70 -85 mm. Tổng lượng bốc hơi trung bình năm 80 mm bằng 70% lượng mưa năm chủ yếu vào mùa khô.
+ Chế độ nắng: tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khá cao khoảng 2139 giờ, năm cao nhất 2323 giờ, năm thấp nhất khoảng 1991 giờ. Trong đó mùa khô số giờ nắng trung bình cao hơn (1.167 giờ) so với mùa mưa (972 giờ).
+ Chế độ gió: có 2 hướng gió chính theo 2 mùa, mùa mưa gió Tây Nam thịnh hành thường thổi nhẹ khoảng cấp 2, cấp 3. Mùa khô gió Đông Bắc thịnh hành thường thổi mạnh cấp 3, cấp 4 có lúc gió mạnh lên cấp 6, cấp 7. Mùa khô gió tốc độ lớn thường gây khô hạn.
BIỂU ĐỒ HOA GIÓ
Tóm lại khí hậu Đắk Lắk vừa mang nét chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng cao nguyên nên phù hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên do chế độ thời tiết có 2 mùa rỏ rệt, mùa khô thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt, mùa mưa lượng mưa lớn tập trung gây lũ lụt một số vùng. Lượng mưa lớn cũng gây xói mòn và rửa trôi đất đai.
3.2. Tình hình thủy văn dọc tuyến
Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tương đối đồng đều, nhưng do địa hình dốc nên khả năng giữ nước kém, những khe suối nhỏ hầu như không có nước trong mùa khô nên mực nước các sông suối lớn thường xuống rất thấp. Trên địa bàn có hai hệ thông sông chính chảy qua là hệ thống suối ea m’năng và ea kburs