MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT 3
CHưƠNG I: MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 4
1 Lý do lựa chọn đề tài 4
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu 4
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Giới thiệu bố cục Đồ án tốt nghiệp 5
CHưƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ CHIẾN LưỢC 6
1 Khái niệm về quản trị chiến lược 6
1.1 Khái niệm 6
1.2 Quy trình quản trị, đổi mới chiến lược của doanh nghiệp 6
2 Các công cụ sử dụng để nghiên cứu quản trị chiến lược Công ty Bảo hiểm BIDV 7
2.1 Mô hình căn bản của quản trị chiến lược 7
2.2 Công cụ cơ bản phân tính, đánh giá chiến lược 8
2.2.1 Mô hình Delta Project 9
2.2.2 Bản đồ chiến lược 10
2.2.3 Các công cụ hỗ trợ khác 10
CHưƠNG III: PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
1 Giới thiệu sơ đồ nghiên cứu 11
2 Phương pháp nghiên cứu cơ bản 12
3 Dữ liệu thông tin 12
3.1 Danh mục tài liệu dữ liệu thứ cấp 12
3.2 Dữ liệu sơ cấp 12
3.3 Phân tích dữ liệu thu thập được 13
3.3.1 Sử dụng Mô hình PEST để phân tích môi trường vĩ mô 13
3.3.2 Sử dụng mô hình 5 thế lực cạnh tranh của M.PORTER để phân tích môi trường ngành bảo
hiểm phi nhân thọ
13
3.3.3 Phân tích SWOT 13
CHưƠNG IV: THỰC TRẠNG CHIẾN LưỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY
BẢO HIỂM BIDV14
I Giới thiệu Công ty Bảo hiểm BIDV 14
1 Quá trình hình thành và phát triển 14
2 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006 – 2010 14
II Định vị chiến lược của Công ty Bảo hiểm BIDV 15
1 Lựa chọn chiến lược 15
2 Tầm nhìn - Sứ mệnh 15
3 Giá trị cốt lõi 15
III Phân tích môi trường ngành bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam 15
1 Phân tích môi trường vĩ mô 15
2 Xác định vị trí cạnh tranh 16
2.1 Nguy cơ của các đối thủ tiềm năng 17
2.2 Năng lực của người cung cấp 17
2.3 Năng lực của khách hàng mua 17
2.4 Nguy cơ cạnh tranh của sản phẩm thay thế 18
2.5 Sự ganh đua của các công ty hiện có 18
3 Phân tích nguồn lực của Công ty bảo hiểm BIDV 20
3.1 Phân tích chuỗi giá trị 20
3.2 Sử dụng công cụ SWOT để phân tích nguồn lực doanh nghiệp 21
4 Chương trình hành động 22
4.1 Các công việc kinh doanh 22
4.2 Hiệu quả hoạt động 22
4.3 Đổi mới cải tiến 23
4.4 Xác định khách hàng mục tiêu 23
5 Thực trạng các yếu tố cơ bản theo bản đồ chiến lược 24
Mô hình Delta Project hiện tại của Công ty Bảo hiểm BIDV 25
Bản đồ chiến lược hiện tại của Công ty bảo hiểm BIDV 26
CHưƠNG V: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHIỂN LưỢC KINH DOANH CỦA
CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV27
CHưƠNG VI: ĐỀ XUẤT CHIẾN LưỢC KINH DOANH CÔNG TY BẢO
HIỂM BIDV GIAI ĐOẠN 2011-201529
1 Định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh giai đoạn 2011-2015 29
2 Chương trình hành động thực hiện kế hoạch kinh doanh theo chiến lược đề xuất từ
2011-2015
Về nội tại 29
Về tài chính 29
Về khách hàng 29
Về khả năng học hỏi, phát triển 30
CHưƠNG VII: KẾT LUẬN 31
PHỤ LỤC 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
MỤC LỤC 38
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5595 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Bảo hiểm BIDV kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hạch toán phụ thuộc. Hiện nay, BIC có 500 cán bộ nhân viên, phục vụ khách hàng tại
19 Công ty thành viên, hơn 70 Phòng kinh doanh và gần 1.000 đại lý bảo hiểm trên toàn quốc. Định
hướng phát triển của BIC là sẽ trở thành 1 trong 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có thị phần lớn
nhất và được ưa thích nhất Việt Nam, duy trì vị trí 1 trong 2 trụ cột chính của hệ thống BIDV.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006 – 2010.
Với tốc độ tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ sau khi là thành viên của Ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam (BIDV). Tổng doanh thu lũy kế đến 30/11/2010 toàn Tổng Công ty đạt 748,004 tỷ đồng, tăng
38% so với cùng kỳ năm 2009. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm của BIC trong tháng 11/2010 có sự
khởi sắc sau tháng đầu tiên tập trung cho việc chuyển đổi mô hình hoạt động, đưa doanh thu phí bảo
hiểm lũy kế 11 tháng đạt 468,959 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2009. Doanh thu hoạt động
đầu tư tài chính đạt 226,422 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm tính riêng tháng 11 đạt 7,929 tỷ đồng, tăng 454% so với
tháng 10, đưa tổng lợi nhuận lũy kế 2 tháng sau chuyển đổi sang Tổng Công ty Cổ phần của BIC đạt
15
15,477 tỷ đồng.
Lợi nhuận tháng 11/2010 của BIC sụt giảm đáng kể so với tháng 10/2010 (giảm 50%) chủ yếu do Tổng
Công ty thực hiện trích lập lại khoản dự phòng 11,2 tỷ đồng giảm giá chứng khoán khoản đầu tư vào
BFI (phần dự phòng đã trích trước đây theo giá dưới mệnh giá đã được tính tăng vốn Nhà nước khi xác
định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định).
So với cùng kỳ năm 2009, vốn chủ sở hữu của BIC đã tăng 40%, đạt 677,748 tỷ đồng; Quỹ dự phòng
nghiệp vụ tăng 35%, đạt 231,304 tỷ đồng. (nguồn: báo cáo công bố tháng 11/2010 của BIC)
II. Định vị chiến lƣợc của Công ty Bảo hiểm BIDV
1. Lựa chọn chiến lược
Công ty Bảo hiểm BIDV xác định chiến lược trọng tâm là liên tục đổi mới dịch vụ làm gia tăng giá trị
khách hàng thông qua hệ thống các dịch vụ nổi trội, tiên tiến, nắm bắt tâm lý và nhu cầu thay đổi của
khách hàng trong nước và quốc tế. Vì vậy, công ty lựa chọn giải pháp sản phẩm tối ưu.
2. Tầm nhìn - Sứ mệnh
Tầm nhìn: Trở thành 1 trong 5 công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất Việt Nam theo cả 3 tiêu chí:
vốn, thị phần và lợi nhuận, từng bước đa dạng hóa hoạt động. Xây dựng BIC trở thành thương hiệu bảo
hiểm uy tín, là hoạt động trụ cột chính trong Tập đoàn Tài chính BIDV.
Sứ mệnh: BIC sẽ là nhà quản lý rủi ro tài chính toàn diện cho khách hàng
3. Giá trị cốt lõi
Mục đích: xây dựng BIC trở thành thương hiệu bải hiểm có uy tín, hoạt động hiệu quả trên thị trường
bảo hiểm Việt Nam, không ngừng gia tăng tỷ trọng đóng góp trong hệ thống BIDV.
Giá trị cốt lõi: “Tận tâm cho sự an tâm” – xác định sự hiểu biết sâu sắc và đáp ứng tốt nhất nhu cầu
của khách hàng là nên tảng của sự thành công; xây dựng văn hóa BÍC trên cơ sở lấy chính trực là kim
chỉ nam xuyên suốt mọi hoạt động; chia sẻ niềm tin, cơ hội và hệ thống giá trị mang lại cho các thành
viên; coi trọng sự sáng tạo, tài năng cá nhân và xác định đây là giá trị cốt lõi của sự thành công và
trường tồn của công ty.
III. Phân tích môi trƣờng ngành bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam
1. Phân tích môi trƣờng vĩ mô
Sử dụng mô hình PEST phân tích môi trường vĩ mô.
Môi trường chính trị, luật pháp (P):
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật:
Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực nhằm tạo hành lang pháp lý chuẩn mực nhằm thúc đẩy các
doanh nghiệp phát triển: Ngành kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tiềm ẩn những rủi ro nhất định bắt buộc
doanh nghiệp phải đối mặt. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về kinh doanh
bảo hiểm, đầu tư vốn và hoạt động của công ty cổ phần, chứng khoán và thị trường chứng khoán. Ngoài ra,
16
việc thực thi chưa đạt hiệu quả cao nên khả năng chính sách của Nhà nước thay đổi luôn có thể xảy ra và khi
xảy ra thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường kinh tế (E):
Tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình trên 7%. Năm 2009, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt 5,32%, tốc độ lạm phát 6,88% (nguồn:báo cáo phát
triển kinh tế xã hội năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Trong các diễn biến thất thường của nền
kinh tế, hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt trong tình hình
khó khăn, nhu cầu bảo hiểm tăng cao do thị trường có xu hướng tiến tới sự an toàn để hạn chế mức tối
thiểu rủi ro có thể gặp phải. Trong giai đoạn 2006-2009, tốc độ tăng trưởng của ngành bảo hiểm tăng
bình quân 19,1%. Cơ cấu tỷ trọng doanh thu dịch vụ bảo hiểm trong GDP tăng từ 1,42% năm 2006 lên
2,3% năm 2009 (nguồn:Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam).
Môi trường xã hội, dân số (S):
Tỷ lệ lao động ở độ tuổi làm việc tại Việt Nam chiếm gần 50% tổng dân số. Xu hướng lựa chọn ngành
nghề liên quan tài chính, ngân hàng, bảo hiểm ngày càng gia tăng ở độ tuổi trẻ. Các trường đào tạo đáp
ứng tốt nhu cầu đào tạo nhân lực cho lĩnh vực bảo hiểm.
Đời sống vật chất, tinh thần, trình độ dân trí trung bình toàn xã hội không ngừng được cải thiện. Điều
này là động lực, là thị trường tiềm năng để cung cấp các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
Môi trường công nghệ (T):
Thực tế ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong ngành bảo hiểm còn thấp. Việc nâng cao chất
lượng phục vụ khách hàng là một trong những đòi hỏi cấp bách nhằm hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ
bảo hiểm, mà trong đó, ứng dụng CNTT là yếu tố quan trọng.
Thách thức lớn đối với ngành bảo hiểm Việt Nam hiện nay là trình độ CNTT giữa các DN chưa đồng
đều và năng lực của đội ngũ nhân lực còn hạn chế. Theo các chuyên gia, do quy mô và tính chất hoạt
động của các doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau, nên mỗi doanh nghiệp cần có phương thức tổ chức
mạng lưới riêng của mình. Do vậy, mức độ sử dụng vốn đầu tư và trang bị kỹ thuật cũng rất khác nhau.
Có doanh nghiệp đầu tư theo hướng tập trung, có doanh nghiệp đầu tư theo hướng phân tán.
Môi trường quốc tế:
Nền kinh tế thế giới luôn tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng trong trường hợp xẩy ra chiến tranh hay khủng
hoảng cục bộ tại một ngân hàng, hệ thống ngân hàng. Sự ảnh hưởng này sẽ nhanh chóng lan sang các
quốc gia, khu vực khác do quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế ngày càng sâu rộng. Do vậy, môi trường
quốc tế ổn định là điều kiện khách quan, yếu tố chính để ngành bảo hiểm phi nhân thọ phát triển.
2. Xác định vị trí cạnh tranh
Cấu trúc ngành bảo hiểm phi nhân thọ: Hiện nay, cả nước có 50 công ty bảo hiểm, trong đó doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là 28 doanh nghiệp, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 1 DN tái bảo
17
hiểm và 10 DN môi giới bảo hiểm, cùng hơn 120.000 đại lý bảo hiểm, với tổng vốn chủ sở hữu trên
21.000 tỷ đồng. Những nghiệp vụ có doanh thu phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu thường có
cạnh tranh gay gắt nhất là: bảo hiểm xe cơ giới (31,7%), bảo hiểm tài sản và thiệt hại (23,2%), bảo hiểm
sức khỏe và tai nạn con người (14,3%). (
2.1. Nguy cơ của các đối thủ tiềm năng:
Theo cam kết WTO, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường tài chính, bảo hiểm. Vì vậy, ngành bảo hiểm
phi nhân thọ đang dần nóng lên với sự tham gia thị trường của nhiều công ty bảo hiểm hàng đầu trên thế
giới, tại quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Pháp, Anh vv…
Việt Nam có nhiều ngân hàng đang hoạt động, định hướng khách hàng tập trung khác nhau, các ngân
hàng có xu hướng hợp tác đầu tư, góp vốn thành lập công ty bảo hiểm nhằm tối đa hóa lợi nhuận từ
khách hàng, quy trình chăm sóc khách hàng từ khi phát sinh khoản vay đầu tư đến mua bảo hiểm phòng
ngừa rủi ro dự án trở nên khép kín. Ngoài ra, các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam cũng có xu hướng mở
rộng danh mục đầu tư sang lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, với sự hậu thuẫn của các doanh nhiệp lớn về
vốn và thị trường, các tập đoàn sẽ nhanh chóng có được một số lượng khách hàng lớn là đơn vị, công
trình, dự án của các DN tham gia sáng lập. Do vậy, nguy cơ cạnh tranh ngành bảo hiểm phi nhân thọ rất
lớn, lợi thế cạnh tranh giữa các công ty đang hoạt động và những công ty chuẩn bị gia nhập thị trường
không có nhiều khoảng cách.
2.2. Năng lực của ngƣời cung cấp:
Trong môi trường cạnh tranh của ngành bảo hiểm phi nhân thọ, nguồn cung cấp khách hàng là các tổ chức,
cá nhân có nhu cầu mua bảo hiểm phi nhân thọ để phòng ngừa rủi ro phát sinh. Hiện nay, nguồn cung cấp
chính của công ty bảo hiểm là các ngân hàng thông qua việc các thoả thuận phân chia lợi nhuận.
2.3. Năng lực của khách hàng mua:
Khách hàng chủ yếu của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ là những công ty quy mô lớn, hoạt động
trong các lĩnh vực hàng không, hàng hải, xây dựng vv…Đây là nhóm khách hàng ổn định, có năng lực
tài chính, cơ cấu quản lý và phong cách làm việc chuyên nghiệp nên nhu cầu mua bảo hiểm để phòng
tránh rủi ro luôn được quan tâm.
Hệ thống những doanh nghiệp vừa và nhỏ và người dân thu nhập thấp chưa có nhu cầu mua bảo hiểm phòng
ngừa rủi ro. Tâm lý người dân là gửi tiền vào ngân hàng để đảm bảo lãi suất. Vì vậy, đối tượng khách hàng
của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ hướng đến là những người có thu nhập từ trung bình khá trở lên.
18
2.4. Nguy cơ cạnh tranh của sản phẩm thay thế
Ngành bảo hiểm chưa có sản phẩm thay thế. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp cần có
những hướng đi riêng. Các doanh nghiệp không thể tiếp tục cạnh tranh bằng việc giảm phí bảo hiểm vì
trong thời gian tới chinh sách bảo hiểm sẽ thay đổi theo hướng bắt buộc các doanh nghiệp phải tự đổi
mới sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo lòng tin và gây dựng uy tín cho khách hàng.
2.5. Sự ganh đua của các công ty hiện có
Tại Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được cấp phép hoạt động ngày một gia
tăng, khiến cho môi trường bảo hiểm cạnh tranh càng gay gắt hơn, đặc biệt nguồn nhân lực luôn bị xáo trộn
bởi chính sách thu hút của các doanh nghiệp mới. Các doanh nghiệp bảo hiểm đang phải đối mặt với áp lực
giữ chân khách hàng và giữ chân nhân sự trước những đối thủ mới. Tái cơ cấu được coi là biện pháp lâu dài
và định hướng có tính chiến lược cho các doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh này.
Dù tăng trưởng khá tốt trong những năm gần đây (30%/năm) nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề: còn nhiều doanh nghiệp bảo hiểm chưa đầu tư đúng
mức vào phát triển nghiệp vụ bảo hiểm, công tác thống kê và định phí bảo hiểm; do hoạt động chưa
chuyên nghiệp, chạy theo doanh thu nên một số doanh nghiệp vẫn cạnh tranh bằng mọi cách để giành
dịch vụ, không chú ý đánh giá rủi ro, tính phí bảo hiểm nên đã lỗ từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Hình thức cạnh tranh chủ yếu là hạ phí bảo hiểm, mở rộng điều kiện, điều khoản bảo hiểm, tăng chi phí
khai thác, tăng chi phí dưới hình thức khuyến mại. Tình trạng này diễn ra phổ biến ở các doanh nghiệp
bảo hiểm trong nước mới đi vào hoạt động. Trong khi đó, dịch vụ chăm sóc khách hàng tại một số
doanh nghiệp vẫn chưa được chú trọng. Ngoài ra, sự cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao
trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ rất được các công ty bảo hiểm quan tâm.
Áp lực tái cơ cấu các doanh nghiệp bảo hiểm để sẵn sàng đón nhận những cơ hội và thách thức từ khi Việt
Nam gia nhập WTO ngày càng sâu rộng. Trong số các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam
hiện nay, Bảo Việt và Bảo Minh đang có sự chuyển đổi, tái cơ cấu khá mạnh mẽ. Đầu tư vào công nghệ
thông tin, đo lường và đánh giá chất lượng làm việc của cán bộ, tăng cường quản lý rủi ro… là những lĩnh
vực được hai doanh nghiệp này tái cấu mạnh nhất.
Theo báo cáo của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2010, lần đầu tiên sau những
năm bám đuổi gần đây, Bảo hiểm Dầu khí (PVI) đã chính thức chiếm vị trí dẫn đầu của Bảo Việt với
doanh thu khai thác đạt 1.975 tỷ đồng. Bảo Việt lùi xuống vị trí thứ hai với 1.935 tỷ đồng. Đứng thứ ba
là Bảo Minh với 1.064 tỷ đồng. PJICO đứng thứ tư với 711 tỷ đồng. Thứ năm là PTI với 280 tỷ đồng.
19
Hình 7: Biểu đồ doanh thu bảo hiểm của 5 công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam
Số lượng hợp đồng khai thác mới trong 6 tháng 2010 đạt mức tăng trưởng cao với 353.588 hợp đồng
(sản phẩm chính), tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó Prudential khai thác được 132.814 hợp
đồng, Bảo Việt Nhân thọ là 63.893 hợp đồng, Manulife là 58.222 hợp đồng. Các doanh nghiệp có số
lượng hợp đồng có hiệu lực lớn là Prudential 1.727.218, Bảo Việt Nhân thọ là 1.407.883 hợp đồng,
Manulife là 316.437 hợp đồng.
Tổng hợp thông tin thu thập trên bản đồ 5 thế lực cạnh tranh của M.PORTER như sau:
20
Hình 8: Mô hình 5 thế lực cạnh tranh của M.PORTER về ngành bảo hiểm phi nhân thọ
3. Phân tích nguồn lực của Công ty bảo hiểm BIDV.
3.1. Phân tích chuỗi giá trị:
Nhân sự: Hiện tại, nguồn nhân lực của công ty bảo hiểm BIDV bao gồm 488 người, trong đó 449 người
đại trình độ đại học và trên đại học (chiếm 92%), 39 người đạt trình độ cao đẳng, trung cấp, kỹ thuật dạy
nghề (chiếm 8%). Cơ cấu tổ chức được xây dưng ở các cấp độ khác nhau, từ Đại hội đồng cổ đông, sau
đó đứng đầu là Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm điều hành chiến lược kinh doanh là Tổng giám đốc
và các phó tổng giám đốc (phụ trách khối), các ban trực thuộc và các công ty con hạch toán phụ thuộc.
Độ tuổi trung bình làm việc tại ngân hàng là 30 tuổi.
Tài chính: Vốn điều lệ trước khi cổ phần 500.000.000.000 đồng. Vốn điều lệ sau khi cổ phần hoá
660.000.000.000 đồng (cổ đông lớn nhất là ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chiếm 82,30 vốn
điều lệ). Doanh thu năm 2007 tăng 232%, năm 2008 tăng 81%, năm 2009 tăng 37%. Từ năm 2008, BIC
đã đã cũng cố vững chắc là công ty có thị phần lớn thứ 6 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt
Nam. Thị phần bảo hiểm gốc năm 2009 của BIC là 2,71%, tăng 0,21% so với năm 2008.
Quy trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ đƣợc xử lý cụ thể qua các bộ phận nhƣ sau:
Bắt đầu từ bộ phận Tư vấn tham gia bảo hiểm đến bộ phận Đàm phán ký hợp đồng chuyển sang bộ phận
thẩm định rủi ro đồng thời chuyển sang thu xếp tái bảo hiểm (nếu dịch vụ phải tái), sau đó đến Bộ phận
Cấp đơn, Thu phí bảo hiểm và Quản lý hợp đồng (quản lý rủi ro đối tượng bảo hiểm), cuối cùng chuyển
bộ phận thanh lý hợp đồng, mời tái bảo hiểm. Tuy nhiên, công ty chưa có biện pháp đánh giá chuỗi giá
trị gia tăng qua từng bộ phận.
Hoạt động Marketing và dịch vụ sau bán hợp đồng bảo hiểm: Hiện tại, bộ phận Marketing hoạt
SỰ GANH ĐUA CỦA CÁC CÔNG TY HIỆN CÓ
Các doanh nghiệp tái cơ cấu
Cạnh tranh: giảm giá, mở rộng điều khoản
hợp đồng, dịch vụ
Thu hút nguồn nhân lực
Ó
Các doanh
ghiệp
ái
- Xây dựng tá
phong
- Tạo ra nhiều côn
- Sản phẩm chưa đa dạng mới chỉ tập trung chủ yếu
vào XD cầu đường, t
ủy lợi thủy điện..
- Chưa có quy trình quản lý rủi ro
Tiếp thị, quảng bá thương hiệu tốt
ân lực
NĂNG LỰC CỦA NGƢỜI
CUNG CẤP
Các ngân hàng
Tổ chức, cá nhân có
nhu cầu mua bảo
hiểm
NĂNG LỰC CỦA
KHÁCH HÀNG MUA
Khách hàng : hàng
không, hàng hải,
công ty theo hình
thức tập đoàn, đa
ngành nghề…
Doanh nghiệp vừa
và nhỏ
NGUY CƠ CỦA CÁC ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG
Doanh nghiệp nước ngoài
Tập đoàn kinh tế
NGUY CƠ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM THAY THẾ
Sản phẩm là dịch vụ
Uy tín, thương hiệu
21
động tương đối hiệu quả, các cán bộ có khả năng làm việc độc lập, thường xuyên được đào tạo, nâng cao
nghiệp vụ. Tuy nhiên, hoạt động Marketing chưa thực sự đa dạng, chủ yếu tập trung các khách hàng
hiện tại do các cổ đông có mối quan hệ giới thiệu. Bộ phận Marketing đang tìm hiểu, nghiên cứu thị
trường nhằm phát triển hệ thống sản phẩm tối ưu, phục vụ theo nhu cầu khách hàng nhưng vẫn đảm bảo
các quy định pháp luật và lợi nhuận của công ty.
Hoạt động dịch vụ sau bán hàng: xử lý nhanh chóng các hợp đồng bảo hiểm hết hạn, phong cách phục
vụ, làm việc chuyên nghiệp.
3.2. Sử dụng công cụ SWOT để phân tích nguồn lực doanh nghiệp
Bảng đánh giá phân tích SWOT của Công ty bảo hiểm BIDV cụ thể:
Điểm mạnh Điểm yếu
- Nhận được sự hỗ trợ tối đa về nguồn khách hàng,
hệ thống mạng lưới phân phối, nguồn lực từ Ngân
hàng BIDV.
- Thế mạnh trong khai thác bảo hiểm quả kênh
ngân hàng.
- Chiến lược kinh doanh của BIC đã được định
hình rõ ràng.
- Đội ngũ cán bộ của BIC trẻ, được đào tạo bài
bản, nhiệt huyết, sẵn sàng tiếp thu công nghệ, kiến
thức mới.
- Hệ thống quản lý nội bộ, nguồn nhân lực chất
lượng, danh mục sản phẩm và mạng lưới đồng bộ
- Nền tảng khách hàng chưa đủ lớn, khai thác còn
dàn trải, tỷ lệ tái tục chưa cao.
- Chi phí quản lý cao
- Sản phẩm dịch vụ còn chưa đa dạng, tiến độ triển
khai các sản phẩm mới còn chậm. Hình ảnh, vị thế,
thương hiệu còn mới mẻ, chưa quảng bá được đến
đông đảo công chúng.
Cơ hội Thách thức
- Hội nhập kinh tế quốc tế đang và sẽ tạo điều kiện
đổi mới hoạt động cho các doanh nghiệp và bảo
hiểm phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế
- Với chuyển biến tích cực của các nền kinh tế, dự
báo tốc độ tăng trưởng bảo hiểm phi nhân thọ năm
2010 của Việt Nam đạt khoảng 25%
- Nhận thức về sản phẩm bảo hiểm ngày càng
được nâng cao và mức thu nhập trung bình ngày
một được nâng cao
- Tỷ trọng tổng thu phí bảo hiểm trên GDP và phí
bảo hiểm tính trên đầu người của Việt Nam vẫn ở
mức thấp
- Năm 2010, dự kiến BIC sẽ hoàn thành cổ phần hóa.
Đây là cơ hội để BIC chuyển đổi cơ cấu, mô hình
hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Nhận thức và hiểu biết về sử dụng bảo hiểm của
người Việt Nam còn hạn chế.
- Cạnh tranh gay gắt hơn với thành lập của các
công ty bảo hiểm mới và các công ty bảo hiểm
nước ngoài.
- Nguy cơ tụt hậu từ trình độ công nghệ, nguồn
nhân lực trình độ quản lý, thiếu tính chuyên nghiệp
chuyên sâu.
- Áp lực tăng trưởng doanh thu cao.
- Khó khăn trong thu hút nguồn vốn đầu tư và
nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Hoàn chỉnh chiến lược phát triển công nghệ
thông tin đến năm 2012 để tối ưu hóa nguồn lực và
kịp thời ra quyết định điều hành kinh doanh.
22
4. Chương trình hành động
Tối đa hoá lợi nhuận dựa trên những yếu tố chủ lực:
Mở rộng thị trường hiện tại và thị trường mới thông qua việc trú trọng nghiên cứu phát triển sản phẩm
mới, mở rộng kênh phân phối, cải tiến cách thức phục vụ.
Nâng cao chất lượng dịch vụ bồi thường và chăm sóc khách hàng. Xây dựng văn hóa phục vụ khách hàng.
Xây dựng, thực thi chiến lược phát triển nguồn nhân lực thông qua cơ chế tuyển dụng, đào tạo, phát
triển nghề nghiệp. Xây dựng cơ chế đãi ngộ cạnh tranh và môi trường làm việc để thu hút nguồn nhân
lực giỏi của thị trường.
Xây dựng và chuẩn hoá hệ thống rủi ro từ khâu cấp đơn đến khâu quản lý hợp đồng, giải quyết bồi
thường...Xây dựng các chỉ tiêu, công cụ để kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động.
Quảng bá thương hiệu, xây dựng hình ảnh BIC là công ty bảo hiểm uy tín, chuyên nghiệp, hướng tới
khách hàng, uy tín với thị trườn
Đầu tư, xây dựng, nâng cấp hệ thống thông tin hiện đại, tiên tiến, coi đây là lợi thế cạnh của BIC trên thị
trường bảo hiểm (đã phân tích môi trường công nghệ).
Mô hình Delta Project hiện tại của Công ty Bảo hiểm BIDV
4.1. Các công việc kinh doanh
Công ty bảo hiểm BIDV luôn giữ được mức độ tăng trưởng cao. Nguyên nhân là sự tập trung đầu tư, hỗ
trợ của BIDV khi xác định bảo hiểm là hoạt động trụ cột thứ 2 của hệ thống sau hoạt động truyền thống
là ngân hàng trong chiến lược phát triển.
Các công việc kinh doanh chính của công ty là bảo hiểm tài sản kỹ thuật (bảo hiểm rủi ro tài sản, bảo
hiểm rủi ro trong quá trình xây dựng lắp đặt, bảo hiểm máy móc, thiết bị vv…). Mảng bảo hiểm lớn thứ
2 của BIC là bảo hiểm phi hàng hải như: bảo hiểm tai bạn con người, bảo hiểm người lao động, bảo
hiểm trách nhiệm, bảo hiểm xe cơ giới. Ngoài ra, công ty đã bắt đầu triển khai dịch vụ bảo hiểm hàng
hải từ năm 2009.
4.2. Hiệu quả hoạt động
Về các chỉ tiêu quy mô, theo BIC, tính đến ngày 30/06/2010, tổng tài sản của Công ty đạt 3.270,071 tỷ
đồng, tăng 175% so với cùng kỳ năm 2009 và tăng 80% so với thời điểm đầu năm 2010. Vốn chủ sở hữu
của BIC tính đến thời điểm 30/6/2010 đạt 548,621 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2009. Tổng
quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt 207,671 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ 2009 và tăng 17% so với thời
điểm đầu năm 2010. Tổng doanh thu toàn Công ty đạt 346,146 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ năm
2009. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm đạt 238,512 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ năm 2009.
Về các chỉ tiêu hiệu quả, tổng lợi nhuận trước thuế của BIC đạt 36,298 tỷ đồng, tăng 81% so với cùng
23
kỳ năm 2009. Trong đó, LN từ kinh doanh bảo hiểm đạt 8,889 tỷ đồng và LN từ đầu tư tài chính đạt
27,046 tỷ đồng. Tỷ lệ bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại là 27%, giảm 19% so với cùng kỳ 2009.
(nguồn:
Công ty bảo hiểm BIDV là công ty bảo hiểm đi đầu về số lượng sản phẩm cung cấp qua hệ thống ngân
hàng cũng như thị phần kênh, doanh thu từ kênh bancassurance của BIC trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt
gần 30 tỷ đồng, chiếm 14% tổng doanh thu toàn Công ty (chỉ tính riêng các dịch vụ do các NHTM là đại
lý trực tiếp bán bảo hiểm). Hiện BIC đang cung cấp gần 10 sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống BIDV và
các ngân hàng liên kết khác như Seabank, Bắc Á, Phương Đông, VRB, Techcombank… Với kế hoạch
đa dạng hóa sản phẩm và liên tục mở rộng mạng lưới liên kết với các ngân hàng ngoài BIDV, kênh
bancas hứa hẹn sẽ có mức phát triển tốt trong năm 2010.
Đồng thời với việc nâng cao hiệu quả hoạt động, trong 6 tháng đầu năm 2010, BIC tiếp tục mở rộng
mạng lưới kinh doanh với việc thành lập mới 12 phòng kinh doanh khu vực tại các tỉnh, thành lớn trên
cả nước, có tiềm năng phát triển hoạt động bảo hiểm, nâng tổng số phòng kinh doanh khu vực của BIC
lên 50 phòng bên cạnh hệ thống 19 chi nhánh đã đi vào hoạt động ổn định. Để đáp ứng yêu cầu mở rộng
kinh doanh, đầu tháng 7/2010, BIC đã tiến hành một đợt tuyển dụng với quy mô lớn trên toàn quốc và
đã thu hút được một lượng lớn ứng viên dự tuyển, cho thấy BIC đã trở thành một công ty có sức thu hút
đối với người lao động trên thị trường.
Cùng với kết quả hoạt động khả quan tại thị trường trong nước, các công ty tại nước ngoài của BIC cũng
có kết quả hoạt động kinh doanh tốt, theo đúng kế hoạch phát triển đặt ra. LVI đã vươn lên đứng thứ 2
về thị phần tại Lào và CVI đã đi vào hoạt động ổn định tại Campuchia.
4.3. Đổi mới cải tiến:
Công ty đã xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo kiểm soát rủi
ro, thống nhất và duy trì chất lượng dịch vụ đối với khách hàng. Xây dưng mô hình tổ chức quản lý kinh
doanh theo thông lệ, được phân cấp chức năng rõ ràng.
Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên: Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng theo
từng vị trí; luân chuyển vị trí thường xuyên; tổ chức thi/phỏng vấn lại để đánh giá lại năng lực…
Cải thiện công nghệ, áp dụng khoa học quản lý ngày càng chú trọng hơn: Liên tục cập nhật khoa học công
nghệ. Áp dụng công nghệ thông tin một cách tối đa trong việc quản lý. Hiện nay, công ty đang sử dụng rất
nhiều phần mềm quản lý: phần mềm quản lý đơn, quản lý dữ liệu khách hàng, phần mềm kế toán…
4.4. Xác định khách hàng mục tiêu
Cùng với việc không ngừng mở rộng hệ thống các kênh phân phối, đa dạng hóa sản phẩm, hệ thống
khách hàng và đối tác của BIC ngày càng đa dạng, mở rộng với nhiều đơn vị đầu ngành trong các lĩnh
vực khác nhau. Hiện nay, công ty có gần 150.000 khách hàng, trong đó có nhiều đối tác lớn như tập
24
đoàn Hòa Phát, Vinaconex, Vincom, Pomina …Tuy nhiên, Nhóm khách hàng mục tiêu mà BIC hướng
đến là những doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sử dụng dịch vụ của hệ thống ngân hàng đầu tư và phát
triển Việt Nam (BIDV).
5. Thực trạng các yếu tố cơ bản theo bản đồ chiến lƣợc
Về mặt nội tại
Mô hình tổ chức được xây dựng theo hướng chuyên môn hóa. Phân định rõ ràng chức năng của các bộ
phận, phòng ban: Bộ phận kinh doanh, bộ phận nghiệp vụ, bộ phận hỗ trợ. Xây dựng cơ cấu phối hợp cụ
thể giữa các bộ phận để đảm bảo hoạt động nhịp nhàng, tránh sự chồng chéo, không hiệu quả. Tuy
nhiên, công ty chưa có biện pháp đánh giá chuỗi giá trị gia tăng qua từng bộ phận.
Các biện pháp để phòng ngừa rủi ro hợp đồng bảo hiểm như rủi ro do thiên tai, hoả hoạn: Tư vấn
khách hàng phòng ngừa và hạn chế tổn thất. Trường hợp phát sinh tổn thất thì hỗ trợ khách hàng khắc
phục rủi ro, hạn chế tổn thất. Xây dựng cơ cấu tái hợp đồng hợp lý. Mua hợp đồng tái bảo hiểm bảo vệ
trước các thảm họa.
Về mặt tài chính:
Sau khi tái cơ cấu, thực hiện chuyển đổi, nguồn lực tài chính của công ty ổn định, phù hợp với quy định
của pháp luật và nguồn lực hiện tại. Nhìn chung, các chỉ tiêu tài chính của công ty năm 2010 đã được cải
thiện, đặc biệt là các chỉ tiêu về khả năng sin
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Bảo hiểm BIDV kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.pdf