MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 4
1. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế thị trường 4
1.1. Khái niệm 4
1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế thị trường 4
1.2.1. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với nền kinh tế Việt Nam 4
1.2.2. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với doanh nghiệp 7
1.3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu hiện nay 8
1.3.1. Hoạt động xuất khẩu trực tiếp 8
1.3.2. Hoạt động xuất khẩu ủy thác 9
1.3.3. Hoạt động gia công xuất khẩu 10
1.3.4. Hoạt động xuất khẩu theo hình thức mua bán đơi lưu 11
1.3.5. Hoạt động xuất khẩu theo Nghị định thư 11
1.3.6. Một số loại hình xuất khẩu khác 11
2. Nội dung của hoạt động xuất ở các doanh nghiệp 12
2.1. Nghiên cứu thị trường 12
2.1.1.Khái niệm và vai trò của nghiên cứu thị trường 12
2.1.2.Các phương pháp nghiên cứu thị trường 13
2.1.3.Nội dung của nghiên cứu thị trường 13
2.2.Tạo nguồn hàng xuất khẩu cho doanh nghiệp 14
2.2.1.Khái niệm nguồn hàng và tạo nguồn hàng 14
2.2.2. Các hình thức tạo nguồn hàng xuất khẩu 15
2.2.3. Nội dung của các công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu 16
2.3. Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu 18
2.3.1. Các hình thức giao dịch 18
2.3.2. Đàm phán và nghệ thuật đàm phám 19
2.3.3. Ký kết hợp đồng xuất khẩu 19
2.4.Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 21
2.4.1.Xin giấy phép xuất khẩu 22
2.4.2.Kiểm tra L/C (đối với trường hợp thanh toán bằng L/C) 22
2.4.3.Chuẩn bị hàng xuất khẩu 23
2.4.4.Thuê tàu lưu cước 23
2.4.5.Kiểm nghiệm hàng hóa (kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu) 24
2. 4.6. Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu (nếu trong hợp đồng quy định trách nhiệm này thuộc về người xuất khẩu) 25
2.4.7.Làm thủ tục hải quan 25
2.4.8.Giao hàng lên tàu 26
2.4.9.Làm thủ tục thanh toán 26
2.4.10.Khiếu nại với trọng tài (nếu có) 27
2.5.Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu 28
2.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả định lượng 28
2.5.2. Các kết quả định tính 30
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của một doanh nghiệp. 31
3.1.Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp 31
3.1.1.Các công cụ chính sách vĩ mô 31
3.1.2.Các quan hệ kinh tế và chính trị quốc tế 34
3.1.3.Các yếu tố khoa học công nghệ 35
3.1.5.Các yếu tố thuộc về văn hóa 36
3.2.Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp 36
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM RAU QUẢ Ở TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM 38
1. Tìm hiểu chung về Tổng Công ty Rau quả Việt Nam 38
1.1. Quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của Tổng Công ty Rau quả Việt Nam. 38
89 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1794 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả và các giải pháp tạo nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu rau quả ở Tổng công ty rau quả Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
r quốc gia. Nếu không chính nó lại trở thành tào chắn đối với việc thâm nhập vào thị trường nước đó.
Bên cạnh mối quan hệ kinh tế thì mối quan hệ về chính trị cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế và do vậy ảnh hưởng đến hoạt động xuât khẩu của các quốc gia. Việc hàng hóa của một quốc gia này có xâm nhập được vào quốc gia khác hay không tùy vào mốiq quan hệ chính trị giữa hai quốc gia đó có tốt đẹp hay không. Nói chung, các mối quan hệ về kinh tế và chính trị luôn đi liền với nhau và có ảnh hưởng lẫn nhau.
Tóm lại, có được những mối quan hệ quốc tế rộng mở, bền vững và tốt đẹp sẽ tạo những tiền đề thuận lợi cho việc thúc đẩy xuất khẩu của một quốc gia. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động xuất khẩu của từng doanh nghiệp của quốc gia đó.
3.1.3.Các yếu tố khoa học công nghệ
Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật trong thời gian qua, nhiều công nghệ tiên tiến đã ra đời tạo ra những cơ hội, nhưng cũng gây ra những nguy cơ đối tất cả các ngành nghề nói chung và đơn vị sản xuất, kinhdoanh mặt hàng xuất khẩu nói riêng.
Đối với lĩnh vực sản xuất hàng xuât khẩu, việc nghiên cứu và đưa vào ứng dụng những công nghệ mớ, các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật sẽ giúp các đơn vị sản xuất tạo ra những sản phẩm sẽ được kéo dài và có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Trong hoạt động xuất khẩu cũng vậy, việc sử dụng những yếu tố khoa học công nghệ có tác động làm tăng hiệu quả của công tác này. Ví dụ như việc áp dụng các thành tựu của bưu chính viễn thông trong công tác đàm phán ký kết hợp đồng thông qua điện thoại, fax... giảm rất nhiều chi phí đi lại.
Bên cạnh đó khoa học công nghê còn có tác động đến các lĩnh vực như vận tải hàng hóa, bảo quản hàng hóa, kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng... Đó cũng là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu.
3.1.5.Các yếu tố thuộc về văn hóa
Các yếu tố này bao gồm nhiều trình độ xã hội, phong tục tập quán, lối sống, thói quen mua sắm , thói quen tiêu dùng ... Các yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của các quốc gia. Một quốc gia muốn xuất khẩu hàng hóa của mình vào thị trường nào đó không thể không xem xét đến các yếu tố này.
3.2.Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp
Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp chính là các yếu tố thuộc về tiềm lực của doanh nghiệp, bao gồm:
Vốn
Con người (đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp thương mại)
Tổ chức bộ máy và công nghệ quản lý
Nguồn hàng và mức độ tin cậy của nguồn cung cấp
Sức cạnh tranh về giá
Sự am hiểu về thị trường và khách hàng
Chất lượng sản phẩm và sự am hiều về sản phẩm
Hiệu quả bán hàng và địa bàn hoạt động...
Các yếu tố này có ảnh hưởng quyết định đến khả năng khai thác lợi thế từ thi trường. Nếu phát huy được tiềm năng của doanh nghiệp sẽ cho phép tận dụng tối đa thời cơ với chi phí thấp để mang lại hiệu quả trong kinh doanh.
Như vậy có rất nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài ảnh hương một cách mạnh mẽ đến hoạt động xuât khẩu của các doanh nghiệp, điều chủ yếu là doanh nghiệp làm thế nào để có thể phát huy và tận dụng được một cách tối đa các yếu tố thuận lợi bên ngoài đồng thời kết hợp với các yếu tố bên trong để tạo nên một sức mạnh tổng hợp nhằm làm cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM RAU QUẢ Ở TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM
1. Tìm hiểu chung về Tổng Công ty Rau quả Việt Nam
1.1. Quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của Tổng Công ty Rau quả Việt Nam.
Tổng công ty Rau quả Việt Nam được thành lập ngày 11/02/1988, theo quyết định số 63 NN-TTCB của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất các đơn vị thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất nhập khẩu rau quả của các Bộ ngoại thương, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
Quá trình hoạt động và phát triển của Tổng công ty có thể chia làm 3 thời kỳ:
* Thời kỳ 1988 đến 1990:
Đây là thời kỳ hoạt động theo cơ chế bao cấp. Sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian này nằm trong quỹ đạo của chương trình hợp tác Rau quả Việt - Xô (1986 - 1990).
Thực hiện chương trình này cả 2 bên đều có lợi. Về phía Liên Xô đáp ứng được nhu cầu rau quả cho cả vùng Viễn Đông - Liên Xô, còn về phía Việt Nam được cung cấp các vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và có một thị trường lớn tiêu thụ ổn định.
* Thời kỳ 1991 đến 1995.
Thời kỳ cả nước đang bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường nhiều chính sách mới của nhà nước ra đời đã tạo ra cho Tổng công ty nhiều cơ hội. Bên cạnh đó Tổng công ty cũng gặp không ít khó khăn.
Ban đầu nghiên cứu sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả.
Đến thời kỳ 1991 - 1995 thì đã có hàng loạt doanh nghiệp được phép kinh doanh và xuất khẩu mặt hàng này, bên cạnh đó các doanh nghiệp nước ngoài cũng vào Việt Nam đầu tư kinh doanh về rau quả khá nhiều, tạo ra thế cạnh tranh rất gay gắt cho Tổng công ty. Thời kỳ này, chương trình hợp tác rau quả Việt - Xô không còn nữa. Việc chuyển đổi từ bao cấp sang cơ chế thị trường, bước đầu ở các cơ sở của Tổng công ty còn lúng túng, bỡ ngỡ, vừa làm vừa tìm cho mình một hướng đi sao cho thích hợp với môi trường mới.
* Thời kỳ hiện nay.
Trải qua 17 năm hoạt động, hiện nay Tổng công ty đã có quan hệ làm ăn với hơn 60 nước trên thế giới. Năm 2004, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 153 triệu USD, tổng doanh thuđạt 3650 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 119,6 tỷ đồng, nộp ngân sách 245 tỷ đồng. Vào năm 1996, Tổng công ty rau quả hoạt động theo quyết định của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (số 395 ngày 29/12/1995) về việc thành lập lại Tổng công ty rau quả Việt Nam theo quyết định 90 TTg của thủ tướng chính phủ, với số vốn đăng ký là 125,5 tỷ đồng. Tổng công ty quản lý 29 đơn vị thành viên (6 công ty, 8 nhà máy, 7 xí nghiệp, 6 nông trường, 1 viện nghiên cứu rau quả và 1 bệnh viện, ngoài rau quả còn có 5 đơn vị liên doanh nước ngoài).
Ngày 01/07/2003 Tổng công ty rau quả Việt Nam sáp nhập với Tổng công ty nông sản và thực phẩm chế biến xuất khẩu và hiện nay có tên là Tổng công ty Rau quả - Nông sản. Tên giao dịch là: Vegetexco - Viet Nam. Tên tiếng Anh là: vietnam national vegetable, fruit and agricultural product corporration. Trụ sở chính của Tổng công ty đặt tại số 2 - Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa - Hà Nội.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng Công ty Rau quả Việt Nam.
1.2.1. Chức năng của Tổng Công ty Rau quả Việt Nam.
Do đặc điểm hoạt động của Tổng công ty là sản xuất và chế biến rau quả, một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật rất khác biệt so với các chuyên ngành khác trong nông nghiệp thực phẩm. Ngành này đòi hỏi sự khắt khe trong việc tổ chức sản xuất, chế biến và kinh doanh trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu về rau quả ở trong nước và trên thế giới ngày càng tăng. Tổng công ty Rau quả - Nông sản có các chức năng sau:
- Hoạch định chiến lược phát triển chung, tập trung các nguồn lực (vốn, kỹ thuật, nhân sự) để giải quyết các vấn đề then chốt như: đổi mới giống cây trồng, công nghệ, quy hoạch và đầu tư phát triển nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất rau quả.
- Tổ chức quản lý kinh doanh:
Tổ chức bộ máy kinh doanh phù hợp, đổi mới trang thiết bị, mở thêm các chi nhánh văn phòng đại diện của Tổng công ty trong và ngoài nước.
Mở rộng kinh doanh, lựa chọn thị trường, thống nhất thị trường giữa các đơn vị thành viên được xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của nhà nước.
Quy định khung giá chung, xây dựng và áp dụng các định mức lao động mới với các đối tác nước ngoài.
Tổ chức công tác tiếp thị, hoạch định chiến lược thị trường, chiến lược mặt hàng, giá cả nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Quản lý sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên, các nguồn lực khác, đầu tư, liên doanh liên kết, góp vốn cổ phẩn, chuyển nhượng thay thế cho thuê, thế chấp cầm cố tài sản.
1.2.2. Nhiệm vụ của Tổng Công ty Rau quả Việt Nam.
Để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu kinh doanh của mình, Tổng Công ty Rau quả Việt Nam có các nhiệm vụ chủ yếu sau :
- Phải đăng ký và hoạt động theo đúng ngành nghề kinh doanh đã đăng ký trong điều lệ của Tổng Công ty, các quy định và pháp luật hiện hành của Nhà nước.
- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn Nhà nước giao.
- Nộp ngân sách Nhà nước và địa phương.
- Thực hiện chế độ thu chi, hoá đơn chứng từ theo chế độ hạch toán của Nhà nước.
- Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước trong quá trình hoạt động kinh doanh. Thực hiện đúng đường lối chính sách của Nhà nước.
- Kinh doanh trong phạm vi ngành nghề đăng ký, nghiêm chỉnh thực hiện chế độ bảo vệ lao động, môi trường của Nhà nước.
1.2.3. Các lĩnh vực kinh doanh của Tổng Công Ty Rau quả Việt Nam.
* Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng Công Ty Rau quả - nông sản Việt Nam là:
- Sản xuất, chế biến, kinh doanh và xuất nhập khẩu rau quả, nông lâm, hải sản. Trong đó:
+ Sản xuất nông nghiệp: sản xuất rau quả, rau hoa quả thương phẩm và các nông sản khác, chăn nuôi và trồng rừng.
+ Sản xuất công nghiệp: chế biến rau quả và các nông sản thực phẩm khác, sản xuất các loại bao bì
+ Thương mại và dịch vụ: bán buôn, bán lẻ rau hoa quả, các sản phẩm rau hoa quả và các loại hàng hoá khác, dịch vụ tư vấn về đầu tư phát triển ngành rau quả tươi.
+ Xuất khẩu trực tiếp: rau quả tươi, cây cảnh, giống rau quả hoa quả, các sản phẩm rau quả chế biện, nông - lâm - hải sản, hàng thực phẩm, thủ công mỹ nghệ và hàng tiêu dùng, rượu bia, nước giải khát.
+ Nhập khẩu trực tiếp: rau hoa quả, giống rau hoa quả, thực phẩm máy móc, vật tư thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên nhiên vật liệu (malt bia và các phụ gia sản xuất thực phẩm và đồ uống), hoá chất và hàng tiêu dùng.
- Thực hiện nghiên cứu khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học để đạt năng suất và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Tham gia đào tạo công nhân kỹ thuật
- Hợp tác liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để phát triển kinh doanh nhất là các loại rau quả chất lượng cao.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Rau quả Việt Nam.
Sơ đồ 2: Bộ máy quản trị của Tổng Công ty Rau quả Việt Nam.
P. Xúc tiến TM
P. Tư vấn và đầu tư phát triển
Văn phòng TCT
P. KH
tổng hợp
P. Kế toán tài chính
P. Tổ chức cán bộ
Các phòng quản lý
Trung tâm KCS&Kĩ thuật
3 nông trường
5 liên doanh
3 chi nhánh
8 công ty thương mại
13 nhà máy sản xuất
13 nhà máy sản xuất
8 phòng KD-XNK
Khối kinh doanh XNK
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
- Chức năng các phòng ban.
* Hội đồng quản trị: Thực hiện các chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ của nhà nước giao. Hội đồng quản trị gồm có 5 thành viên: chủ tịch hội đồng, 1 phó chủ tịch hội đồng và 3 quản trị viên (1 thành viên kiêm Tổng giám đốc và 2 thành viên kiêm nhiệm là chuyên gia trong lĩnh vực kinh tếm, tài chính, quản trị kinh doanh do Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm làm thành viên hội đồng quản trị tuân theo quy định điều 32 - luật doanh nghiệp.
* Ban Kiểm soát :
Ban Kiểm soát của Tổng Công ty Rau quả Việt Nam do Hội đồng quản trị thành lập để giúp hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên trong hoạt động tài chính, chấp hành điều lệ của doanh nghiệp, quyết định của Hội đồng quản trị chấp hành pháp luật Nhà nước. Ban Kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng quản trị chi phí hoạt động kiểm soát, kể các tiền lương và các điều kiện vật chất cho hoạt động của ban kiểm soát do Tổng Công ty bảo đảm.
- Tổng giám đốc: là đại diện pháp nhân của Tổng công ty chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ và thực hiện theo quy chế một thủ tướng có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất theo nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ, có hiệu quả và phù hợp với từng thời kỳ.
Cụ thể, các tổ chức hoạt động của Tổng công ty bao gồm 4 khối sau đây:
+ Khối nông nghiệp: Tổng công ty có 6 nông trường với 40.000 ha đất canh tác rải rác trên toàn quốc. Các nông trường trồng các loại cây công nghiệp và nông nghiệp như: dứa, cam, chanh, chuối, lạc, vải, đậu xanh, rau các loại Chăn nuôi gia súc như: trâu, bò, lợn và gia cầm các loại
+ Khối công nghiệp: Tổng công ty có 17 nhà máy chế biến nằm rải rác khắp từ Bắc vào Nam bao gồm:
Phía Bắc có các nhà máy: Hà Nội (có 2 nhà máy), Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Đồng Giao (Ninh Bình), Hải Phòng, Lục Ngạn (Bắc Giang), Nam Định.
Miền trung có các nhà máy: Hà Tĩnh, Thanh Hoá
Phí Nam có các nhà máy: Duy Hải (TP Hồ Chí MInh), Tân Bình, Mỹ Châu (TP Hồ Chí Minh), Quảng Ngãi, Kiên Giang, Đồng Nai.
Các nhà máy chế biến có các sản phẩm sau: sản phẩm đóng hộp, sản phẩm đông lạnh, sản phẩm muối và dầm giấm, gia vị, nước cô đặc, bao bì,
+ Khối xuất nhập khẩu: Tổng công ty có 6 công ty xuất nhập khẩu ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng.
Các mặt hàng xuất khẩu trong lĩnh vực rau quả: rau quả tươi, rau quả đóng hộp, rau quả đông lạnh, hoa tươi và cây cảnh, nước quả cô đặc, các sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm khác
Các mặt hàng nhập khẩu: vật tư nông nghiệp, vật tư công nghiệp và máy móc thiết bị cho các nhà máy chế biến, các hoá chất khác.
+ Khối nghiên cứu khoa học: Tổng công ty có một viện nghiên cứu và nhiều trạm thực nghiệm chuyên nghiên cứu các giống mới, sản phẩm mới cải tiến bao bì mẫu mã, nhãn hiệu, thông tin kinh tế và đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật.
* Phòng Quản lý sản xuất kinh doanh (QLSXKD).
Phòng QLSXKD do Tổng Công ty Rau quả Việt Nam có chức năng tham mưu tư vấn cho lãnh đạo Tổng Công ty trong các lĩnh vực : quản lý sản xuất nông - công nghiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu, hợp tác đầu tư liên doanh liên kết, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, đầu tư xây dựng cơ bản, pháp chế và thông tin kinh tế. Trên cơ sở các quyết định của lãnh đạo, phòng thừa lệnh quản lý các đơn vị thành viên và điều hành mọi hoạt động của Tổng Công ty trong các lĩnh vực nói trên.
Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng QLSXKD :
- Quản lý số liệu và thông tin kinh tế, nhận và tổng hợp báo cáo của các đơn vị thành viên, thu thập thông tin kinh tế trên mạng Internet, theo dõi chính sách quy định của Nhà nước. Đồng thời báo cáo với lãnh đạo, cung cấp các số liệu trong phòng ban nghiệp vụ lưu trữ thông tin và phát ngôn khi được lệnh của lãnh đạo.
- Quản lý sản xuất : Xây dựng kế hoạch tổ chức theo dõi chỉ đạo mọi mặt của sản xuất công - nông nghiệp trong toàn bộ Tổng Công ty theo thời vụ, theo kế hoạch từ dài hạn đến ngắn hạn. Đồng thời tiến hành cân đối vật tư thiết bị chủ yếu giữa các đơn vị thành viên, cung cấp đầy đủ phục vụ cho sản xuất.
- Quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu : Phối hợp với các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu và các phòng thuộc văn phòng Tổng Công ty để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Liên hệ chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước phụ trách hoạt động xuất nhập khẩu tại Tổng Công ty.
- Quản lý hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết : Xây dựng dự án liên doanh, giao dịch với các đối tác liên kết, làm thủ tục triển khai dự án liên doanh, dự thảo hợp đồng và điều lệ đầu tư liên doanh, quản lý theo dõi hoạt động của các liên doanh.
- Quản lý xây dựng cơ bản : Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, xin cấp vốn, hướng dẫn và nghiệm thu công trình xây dựng cơ bản.
- Quản lý công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật : Kết hợp với viện nghiên cứu rau quả, trung tâm nghiên cứu để xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học phục vụ cho sản xuất. Cử cán bộ tham gia vào hội đồng khoa học của Tổng Công ty. Theo dõi kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện các đề tài khoa học.
- Quản lý tiêu chuẩn : Đo lường chất lượng sản phẩm, tham gia xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật cấp Nhà nước, cấp bộ, ngành. Kiểm tra, kiểm định các tiêu chuẩn kỹ thuật phương tiện đo lường tại các đơn vị sản xuất thành viên.
Kiểm tra việc thực hiện chế độ vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động tại cơ sở.
- Công tác pháp chế : Xây dựng dự thảo hợp đồng, thu thập giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Thu thập các quy chế pháp lý liên quan đến hoạt động của Tổng Công ty và hướng dẫn các thành viên thực hiện.
* Phòng tổ chức cán bộ.
Phòng Tổ chức cán bộ có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng Công ty trong các lĩnh vực tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, chính sách chế độ và thanh tra.
Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Tổ chức cán bộ.
- Xây dựng đề án hoàn thiện tổ chức Tổng Công ty, đề án thành lập, giải thể, tách nhập các đơn vị thành viên.
- Xây dựng phương án tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Tổng Công ty.
- Xây dựng quy chế và tổ chức cán bộ, tiền lương thuộc đơn vị thành viên Tổng Công ty và kiểm tra việc thực hiện.
- Xây dựng quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Tổng Công ty.
- Ký tên theo dõi hợp đồng lao động với công nhân viên của Tổng Công ty, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với người lao động.
- Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Tổng Công ty về việc thực hiện các nhiệm vụ trên giao.
* Phòng Kế toán tài chính.
Phòng Kế toán tài chính có chức năng quản lý tài chính, kế toán trong toàn Tổng Công ty và cơ quan Tổng Công ty. Phản ánh và giám sát toàn bộ quá trình kinh doanh của Tổng Công ty, bảo đảm phân phối và tuần hoàn chu chuyển vốn. Nhiệm vụ quyền hạn của phòng Kế toán tài chính :
- Tổng hợp báo cáo quyết toán của các phòng ban, đơn vị thành viên để báo cáo với cấp trên.
- Chỉ đạo nghiệp vụ với các đơn vị thành viên, xét duyệt quyết toán cho các thành viên.
- Tham mưu cho lãnh đạo : Tổ chức bộ máy kế toán trong toàn ngành, chính sách giá và mức tài sản, xử lý tài sản và vốn, xử lý tồn tại trong kinh doanh và tài chính.
- Tham gia kế hoạch đầu tư tài chính cho ngành.
- Lập kế hoạch cân đối tài chính giữa các thành viên.
- Huy động vốn theo luật định.
- Thanh toán tiền hàng và ứng vốn cho các đơn vị thành viên và các phòng ban, cá nhân của Tổng Công ty.
- Xây dựng quỹ tập trung và quản lý việc sử dụng quỹ cho hoạt động của Tổng Công ty.
* Các phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu.
Các phòng xuất nhập khẩu có chức năng tổ chức sản xuất, xuất khẩu rau quả tươi, rau quả chế biến, gia vị, nông sản chế biến và các hàng hoá khác. Nhập khẩu hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất ..., tham mưu cho Tổng Công ty về chiến lược thị trường xuất nhập khẩu.
Phòng xuất nhập khẩu I : Được phân công giao dịch với thị trường châu Á, Thái Bình Dương, Châu Úc.
Phòng xuất nhập khẩu II : Chuyên trách hàng trả nợ Đông Âu và Liên Xô cũ, tìm đối tác ký kết hợp đồng ở thị trường Âu - Mỹ. Kiểm soát L/C do khách hàng mở, kinh doanh xuất nhập khẩu cho văn phòng Tổng Công ty, ký hợp đồng vận tải.
Phòng xuất nhập khẩu III : Mở rộng thị trường Âu-Mỹ, châu Phi, Trung Đông qua công tác tuyên truyền quảng cáo, hợp đồng xuất nhập khẩu.
Phòng kinh doanh IV : Chuyên doanh các mặt hàng nội tiêu và hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch .
Phòng kinh doanh V : Làm dịch vụ nông - công nghiệp, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ nhà hàng du lịch, kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh trong nước.
* Các phòng ban và các trung tâm khác trong Tổng Công ty.
Văn phòng : Phụ trách công tác văn thư lưu trữ, kiểm tra việc thực hiện nội quy Tổng Công ty, khen thưởng, kỷ luật, quản lý trang thiết bị văn phòng tại cơ quan của Tổng Công ty.
Trung tâm KCS : Kiểm tra chất lượng hàng xuất nhập khẩu thuộc lĩnh vực rau quả. Phối hợp quản lý chất lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh. Triển khai các nhiệm vụ liên quan đến công tác tiêu chuẩn, đo lường chất lượng sản phẩm.
Trung tâm tư vấn đầu tư : Làm dịch vụ tư vấn trong và ngoài nước.
Các đơn vị thành viên : Tiến hành sản xuất, kinh doanh theo kế hoạch chung và chỉ thị của Tổng Công ty đề ra, trợ giúp cho Tổng Công ty trong việc thực hiện các kế hoạch sản xuất và kinh doanh. Các đơn vị thành viên tiến hành hạch toán độc lập.
Các đơn vị liên doanh : Thực hiện liên doanh liên kết với các tổ chức và đơn vị khác để tiến hành các công việc sản xuất và kinh doanh nhất định. Lợi nhuận của hoạt động liên doanh được tính vào tổng lợi nhuận của Tổng Công ty.
Văn phòng đại diện tại nước ngoài : Thay mặt cho Tổng Công ty ở nước ngoài tiến hành các công việc như nghiên cứu thị trường, tìm bạn hàng, ký kết hợp đồng xuất khẩu và các hoạt động xúc tiến thương mại khác để hỗ trợ cho công tác xuất khẩu của Tổng Công ty.
1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Rau quả Việt Nam.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của ngành rau quả. Được sự giúp đỡ và chỉ đạo trực tiếp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng Công ty đã cố gắng hoàn thành chỉ tiêu Nhà nước giao trong dự thảo chương trình quốc gia về phát triển sản xuất và xuất khẩu rau, hoa quả tươi của Việt Nam.
Bảng1: Kết quả thực hiện chỉ tiêu cơ bản trong những năm gần đây.
TT
Các chỉ tiêu cơ bản
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Giá trị tổng sản lượng
- Nông nghiệp
- Công nghiệp
Tỷ đồng
Tỷ đồng
76
650,8
76
768
66,88
767,9
2
Tổng kim ngạch XNK
- Xuất khẩu
- Nhập khẩu
Triệu USD
Triệu USD
75,5
61,7
92,1
63,6
100,1
50,2
3
Tổng doanh thu
Tỷ đồng
3.639
4.258
4.563
4
Các khoản nộp NS
Tỷ đồng
139,17
224
238,3
5
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ đồng
120,8
194,5
285
6
Thu nhập bình quân đầu người/tháng
Đồng
1.502.347
2.133.332
3.007.998
Nguồn : Tổng Công Ty Rau quả Việt Nam
Đánh giá điển hình các chỉ tiêu vào năm 2007, 2008 của Tổng Công ty. Có thể thấy qua các năm, hầu hết các chỉ tiêu trong sản xuất công nghiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu, hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn Tổng Công ty có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Điển hình như giá trị tổng sản lượng của sản xuất công nghiệp của 2007 so với 2006 tăng 118% cùng kỳ bằng 107% kế hoạch, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của năm 2007 so với 2006 tăng 113% cùng kỳ, bằng 104% kế hoạch, trong đó kim ngạch xuất khẩu bằng 122% cùng kỳ so với 2006.
Trong năm 2008, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vào nửa cuối năm nên ảnh hưởng không nhỏ đến các chỉ tiêu thực hiện của toàn Tổng Công ty. Nửa đầu 2008, nền kinh tế Việt Nam đã xuất hiện cơn bão tăng giá. Hàng loạt các nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, bao bì các chi phí sản xuất có giá tăng tới 20 - 40%. Các giải pháp nhằm kìm chế lạm phát của Chính phủ đặc biệt là chính sách thắt chặt tiền tệ đã có tác động rất lớn đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lãi suất vay vốn tăng liên tục và đã cao tới 1,75 - 2%/tháng, gấp đôi so với năm 2007. Nhiều doanh nghiệp đã không thể vay được vốn, đồng thời không ít doanh nghiệp đã không dám vay vốn để sản xuất kinh doanh. Chỉ số hàng tiêu dùng cuối tháng 9/2008 đã tăng 21,87% so với tháng 12/2007. Nửa cuối năm 2008, nhất là các tháng cuối năm, cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ đã kéo theo khủng hoảng tài chính của hầu hết nền kinh tế châu Mỹ, châu Âu, châu Á. Kinh tế thế giới bước vào giai đoạn giảm phát. Nhu cầu tiêu thụ và giá hàng hoá thế giới giảm rất nhanh. Nhiều hợp đồng xuất khẩu đã ký bị khách hàng đề nghị lùi thời hạn nhận hàng, giảm giá hoặc từ chối nhận hàng. Các hợp đồng mới chỉ với khối lượng nhỏ và đơn giá thấp. Chính phủ đã đưa ra giải pháp : gói kích cầu 1 tỷ USD hỗ trợ lãi suất, gói 6 tỷ USD kích cầu tiêu dùng, hạ lãi suất cơ bản ... Những chính sách của Chính phủ đã bắt đầu có tác dụng : lãi suất vay vốn đã hạ nhanh xuống khoảng 1%/tháng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 3 tháng cuối năm đã giảm. Đến cuối năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng đã giảm 2% so với cuối tháng 9. Tuy vậy, với sự chỉ đạo và thống nhất của lãnh đạo Tổng Công ty, lãnh đạo các đơn vị, cùng với sự đoàn kết cố gằng, làm việc có trách nhiệm cao của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Tổng Công ty nên hầu hết các chỉ tiêu trong sản xuất kinh doanh của nhiều đơn vị trong Tổng Công ty đã có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Một vài chỉ tiêu điển hình của năm 2008 so với năm 2007 như : giá trị tổng sản lượng nông nghiệp - nguyên liệu bằng 88% cùng kỳ, giá trị tổng sản lượng công nghiệp bằng 99% cùng kỳ so với năm 2007. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 150,3 triệu USD bằng 109% cùng kỳ năm 2007, nhập khẩu 50,2 triệu USD, bằng 79% cùng kỳ so với năm 2007. Tổng Công ty đạt doanh thu 4.563 tỷ đồng bằng 104%. Lợi nhuận trước thuế 285 tỷ đồng, bằng 137% cùng kỳ năm 2007.
Có thể thấy đời sống cán bộ công nhân viên trong toàn Tổng Công ty ngày càng cao. Thể hiện ở mức thu nhập bình quân qua các năm 2006, 2007 và 2008 là : 1.502.347 triệu/người/tháng; 2.133.332 triệu USD/người/tháng; 3.007.998 triệu/người/tháng.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng Công ty Rau quả Việt Nam qua các năm được thể hiện qua bảng sau ;
Bảng 2: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm.
Đơn vị : USD
Năm
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
Xuất khẩu
Nhập khẩu
2004
2005
2006
2007
2008
140,3
137
137,2
155,7
150,3
82,1
76,7
75,5
92,1
100,1
58,2
60,3
61,7
63,6
50,2
Nguồn: Tổng Công Ty Rau quả Việt Nam
Chúng ta, có nhận xét điển hình các n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1989.doc