Đồ án Thực trạng thành phần kinh tế nhà nước và quá trình nâng cao vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước ở nước ta hiện nay

Tính đến cuối 1997, diện các DNNN làm ăn thua lỗ lên tới 45%. Hàng loạt các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đóng cửa. Trong thời gian đó. Khủng hoảng khu vực lại lan rộng và gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động xuất khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN áp lực hội nhập quốc tế ngày càng gay gắt, đẩy các doanh nghiệp tới trước sự lựa chọn hoặc là phải cải cách triệt để, hoặc là bị phá sản, giải thể.

Trong bối cảnh đó, thủ tướng Chu Dung Cơ đã chọn con đường cải cách triệt để DNNN với mục tiêu đưa ra là: trong vòng 3 năm (1998 - 2000) đưa các DNNN cơ bản thoát khoải khó khăn, tiến tới xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại. Các giải pháp cơ bản:

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thực trạng thành phần kinh tế nhà nước và quá trình nâng cao vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình thức tổ chức liên hiệp tổng công ty theo hướng hình thành và tập đoàn kinh doanh mạnh thuộc sở hữu " Nhà nước". Những nội dung chính sách chủ yếu về tổng công ty Nhà nước là tăng thực lực, khả năng tích tụ, khả năng cạnh tranh của DNNN trên các lĩnh vực quan trọng. - Tổng công ty trong các ngành quan trọng nhất, điều kiện chín muồi nhất do chính phủ quyết định thành lập chỉ định các doanh nghiệp thành viên và nhân sự, hoạt động trên phạm vi cả nước (Tổng công ty 91). + Tổng công ty thành lập ở cấp bộ, địa phương gồm các thành viên tự nguyên gia nhập, thường hoạt động theo các khu vực (Tổng côngt y 90) hiện nay tồn tại những hạn chế kìm hãm sự phát triển của các tổng công ty như: số lượng các tổng công ty quá nhiều, chưa có sự liên kết kinh tế gắn bó lợi ích, hỗ trợ về thị trường.... giữa tổng công ty với các đơn vị thành viên, giữa các đơn vị thành viên khác nhau: II.2.3. Các chính sách đa dạng hoá sở hữu DNNN Sau đại hội VI của Đảng, quá trình đổi mới DNNN có thêm một nội dung mới. Đó là trong việc sắp xếp tổ chức lại DNNN có thêm yêu cầu, đa dạng hoá sở hữu đối với hệ thống doanh nghiệp này. Theo chủ trương hiện hành, các hình thức đa dạng hoá sở hữu sau đâu đã được ban hành, ở các mức độ khác nhau đã được thể chế hoá với bước đầu được thực thi. Hình thức cao nhất là bán toàn bộ DNNN cho cấ nhân và tập thể, chuyển thành công ty cổ phần trong đó Nhà nước không tham gia mua cồ phần, hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn sở hữu tư nhân hoặc thành công ty tư nhân, hình thức tiếp theo là các DNNN được đánh giá lại tài sản hiện có và sử dụng đất đai để cùng góp vốn thành lập xí nghiệp liên doanh với chủ sở hữu nước ngoài theo luật đầu tư nước ngoài. Hình thức được đánh giá là quan trọng nhất đã và đang thực hiện là cổ phần hoá một bộ phận DNNN. Hình thức hiện cổ phần hoá bao gồm: Bán một phần giá trị doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước tại DNNN, Nhà nước giữ lại cổ phần có thể đạt mức cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt theo luật định, tuỳ theo nhu cầu công ty cổ phần sau này, bán cổ phần một đơn vị thành viên. Xét một cách toàn diện thì cổ phần hoá DNNN đã đem lại lợi ích rõ rệt cho người lao động, cổ đông, Nhà nước và xã hội. Thông qua việc cổ phần hoá, vốn Nhà nước không những được đảm bảo mà còn được tăng thêm. DNNN được hình thành từ cổ phần hoá có nhiều cơ hội huy động vốn trong xã hội để phụcvụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trong 370 DNNN đã cổ phần hoá có số vốn Nhà nước là 854 tỷ đồng đã thu hút gần 1432 tỷ đồng ngoài xã hội, đồng thời Nhà nước thu được 714 tỷ đồng từ việc Nhà nước rút bớt phần vốn ở các DNNN này. Theo báo cáo của ban đổi mới DNNN thì 40 công ty cổ phần đã hoạt động từ 1 năm trở lên có chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh, với hiệu quả khả quan. Doanh thu tăng gấp 2 lần so với 46 tỷ đồng trước cổ phần hoá. Số lượng lao động chẳng những không giảm mà còn tăng 20%. Ví dụ công ty chế biến hàng xuất khẩu long an từ 900 đến 1200 lao động, công ty cơ điện lạnh từ 244 lao động đến 806 lao động. Thu nhập của người lao động tăng bình quân 20% /năm điển hình là công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển bộ giao thông vận tải có thu nhập lợi nhuận tằng từ 2- 3 lần, nộp Ngân sách tăng 2 - 25 lần, vốn điều lệ tăng 2,5 lần. Lãi cổ tức đã cao hơn lãi tiết kiệm, bình quân từ 1 - 2% tháng, có một số công ty đạt 2,5%. Tuy nhiên số DNNN được cổ phần hoá trong thời gian qua là quá ít so với kế hoạch đề ra. Năm 1998 đạt 55% năm 1999 đạt 63% năm 2000 đạt 36%. II.2.4. Ban hành và thực hiện hệ thống luật liên quan đến DNNN. Cùng với nhiều chính sách vĩ mô đã thay đổi, nhà nước cũng đã từng bước ban hành hệ thống luật liên quan đến DNNN. Trong đó có hai bộ luật được hình thành tương đối sớm là luật phá sản doanh nghiệp và luật doanh nghiệp Nhà nước (năm 1995). - Đối với luật phá sản, đây là bước đi mạnh dạn đồng thời đáp ứng tình hình thực tế đã và đang xuất hiện rõ lượng không ít DNNN lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, nhưng nếu dựa vào các văn bản pháp quy trước đó thì không thể xử lý được. Luật doanh nghiệp Nhà nước, là một bước ngoặt về chất lượng quan trọng trong tiến trình xây dựng, củng cố và quản lý Nhà nước đối với hệ thống DNNN - hệ thống quan trọng vào bậc nhất trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Luật doanh nghiệp ra đời 4/1999 là tín hiệu mới cho các doanh nghiệp nói chung, DNNN nói riêng. Nó thay đổi cách tư duy xây dựng luật pháp của chúng ta từ trước tới nay, là chỉ chú trọng phần trước hoạt động của doanh nghiệp, còn quá trình hoạt động, sau hoạt động ra sao thì không cần để ý tới. II.2.5. Những đổi mới về chính sách kinh tế vĩ mô có liên quan đến các DNNN. Ngay cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 đã có những cải cách chính sách kinh tế vĩ mô theo hướng kinh tế thị trường khắc phục một bước khá căn bản cơ chế cũ trong chính sách này. Đó là cuộc cải cách thuế giai đoạn 1989 -1990 chuyển hình thức "thu quốc doanh" qua áp dụng thuế doanh thu, chuyển hình thức trích nộp lợi nhuận qua áp dụng thuế lợi tức. Sự ra đơi của pháp lệnh của ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh về ngân sách thương mại, các tổ chức tín dụng... là đã mới rất cơ bản và đúng hướng cho các DNNN chuyển qua hoạt động heo cơ chế thị trường ở nấc thang cao hơn. Như vậy cho đến nay phần lớn chính sách kinh tế vĩ mô đã chuyển mạnh sang cơ chế điều tiết gián tiếp của Nhà nước. Song cần thấy những chính sách đó còn nhiều bất cập. Nổi bật là lĩnh vực ngân hàng và thị trường vốn trung, dài hạn còn nhiều tồn tại, nếu chậm sửa đổi sẽ là trở ngại cho tiến trình cải cách hiện nay. Nhiều chính sách, cơ chế kinh tế vĩ mô còn giữa những quy định phân biệt đối xử không cần thiết, có chỗ phi lý giữa DNNN và các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. II.3. Những thách thức của DNNN trước xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới. Văn kiện Đại hội Đảng IX đã chỉ rõ "thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương... chủ động hội nhập nền kinh tế thế giới theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, bản sắc vănhoá dân tộc, bảo vệ môi trường". Thực vậy, sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới mở cửa và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được những cải thiện đáng kể trong quan hệ thương mại quốc tế nỏi riêng, hợp tác kinh tế quốc tế nói chung. Với việc mỹ tuyên bố xoá bỏ cấm vận đầu năm 1993, Việt Nam được kết nạp vào ASEAN năm 1995 đồng thời ký CEPT gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA) Việt nam trở thành thành viên của APEC năm 1997 và đặc biệt ngày 13/7/2000 vừa qua, tại Oasinhtơn, Hiệp định thương mại Việt Mỹ đã được ký kết bở bộ trưởng Thương Mại Việt Nam và Đại diện Thương mại của Tổng thống mỹ. Tổng kết thực tiễn cho thấy các nước có tốc độ phát triển cao trong nhiều năm và có sự tích luỹ hiệu quả về công nghệ thì đều có thị trường xuấ khẩu sang Mỹ khá lớn, chiếm tới trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, của Việt Nam hiện mới là 4,3%. Tạp chí Tài chính tháng 8/2000 trang 27 Việc Việt Nam đã kỹ hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và hưởng quy chế tối huệ quốc có ý nghĩa tiêu đề quan trọng việc thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư hướng vào xuất khẩu. Liệu các DNNN Việt Nam, đặc biệt là các Tổng công ty có phá vỡ được tư tưởng hiện tại là chỉ nhằm ổn định sản xuất lấy mục tiêu đáp ứng nhu cầu sản phẩm thay thế nhập khẩu trước mắt để chuyển sang lấy cạnh tranh quốc tế làm chuẩn mực cho sự phát triển hướng vào xuất khẩu. Trong một nền kinh tế thế giới toàn cầu hoá thì việc một quốc gia có hội nhập vào nền kinh tế thế giới hay không và hội nhập đến mức độ nào sẽ cơ bản phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sở tại. Nhìn vào nền kinh tế Việt Nam có thể thấy rất rõ, dù chỉ chiếm chưa tới 20% tổng số 35.000 doanh nghiệp của cả nước, các DNNN vẫn nắm giữ hầu hết các nguồn lực cơ bản của xã hội và giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế. Tuy nhiên chưa nói gì đến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khả năng cạnh tranh của bản thân các DNNN còn yếu về nhiều mặt như: vốn kinh doanh, trình độ máy móc thiết bị công nghệ, năng lực đội ngũ cán bộ, cơ cấu bộ máy tổ chức sản xuất. Toàn cầu hoá đồng nghĩa với nhiều nguy cơ, thách thức đối với doanh nghiệp đặc biệt là DNNN cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế. Việt Nam đi sau rất nhiều nước và khoảng cách này lại đang ngày càng doãng ra. Chiến lược đuổi vượt của nền kinh tế Việt Nam trông đợi vào khả năng cạnh tranh và hội nhập của các DNNN nội địa. Ta thấy sức cạnh tranh của các Tổng công ty có vai trò quyết định đối với khả năng cạnh tranh của cả nền kinh tế. Việt Nam chỉ có thể hội nhập nhanh và hội nhập hiệu quả nếu các tổng công ty thực sự trở thành các tập đoàn kinh tế vững mạnh, có mối quan hệ liên kết bên trong theo chiều dọc bền vững và có mối quan hệ chặt chẽ với các loại hình doanh nghiệp khác. các doanh nghiệp thành viên trong một chừng mực nào đó phải cạnh tranh với nhau, nâng khả năng cạnh tranh của cả Tổng công ty để cả Tổng công ty có đủ sức mạnh cạnh tranh trong một nền kinh tế hội nhập với các công ty quốc tế vốn đang rất hùng mạnh. Không còn cách nào khác các doanh nghiệp nhà nước phải tiến hành cải cách, đổi mới triệt để nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh để từ đó hội nhập với nền kinh tế thế giới mở ra tiềm năng phát triển của kinh tế Việt Nam. III- nghiên cứu đánh giá quá trình đổi mới cải cách của thế giới làm bài học cho vấn đề nâng cao vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước (doanh nghiệp nhà nước) ở nước ta. III.1 Việc đổi mới, cải cách DNNN ở các nước XHCN mà Trung Quốc là đại diện tiêu biểu III.1.1 Doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc từ 1949-1996 ở Trung Quốc, khi mới xây dựng nước Trung Hoa mới 1949 Chính phủ không chỉ tiếp quản 913 xí nghiệp các loại cuả các nước đế quốc, mà còn tịch thu của chính phủ cũ và của tư sản mại bản 2858 xí nghiệp công nghiệp, 2446 ngân hàng, 10 công ty thương mại lớn. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Trung Quốc đã tập trung nhân lực, vật lực, tài lực xây dựng 156 công trình loại lớn như gang thép, than, điện lực, cơ khí, dầu mỏ, hoá chất.... mở ra một chương trình mới trong việc phát triển khu vực kinh tế nhà nước. Thực vậy, sau kế hoạch 5 năm lần I công cuộc cải tạo XHCN ở Trung Quốc đã củng cố cơ sở chế độ công hữu, hìnht hành các ngành kinh tế chủ yếu của nền kinh tế quốc dân do doanh nghiệp Nhà nướ đóng vai trò chủ đạo. Cùng với việc kinh tế quốc dân (DNNN) chiếm vị trí chủ đạo, nền kinh tế kế hoạch hoá, căn bản đã hình thành thay thế kinh tế hàng hoá sự điều phối theo kế hoạch trực tiếp của nhà nươcs dần thay thế sự trao đổi theo cơ chế thị trường. Cùng với thời gian, các khuyết tật của cơ chế kế hoạch hoá tập trung ngày càng bộc lộ rõ nét và càng thể hiện tính không thực hiện. Năm 1978 Trung quốc thực hiện công cuộc cải cách mở cưa đề ra xây dựng thể chế thị trường XHCN nhằm khắc phục những khuyết tật của thể chế kinh tế kế hoạch hoá trước đây đặt cải cách DNNN là khâu trọng tâm trong cải cách thể chế của cả nền kinh tế. Công cuộc cải cách DNNN tính đến nay đã gần 20 năm bao gồm các giai đoạn: - Từ 1978 đến năm 1983. Trọng tâm là mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho các DNNN, điều chỉnh quan hệ phân phối giữa Nhà nước và doanh nghiệp. - Từ năm 1983 đến năm 1987: trong giai đoạn này, thực hiện thí điểm biệm pháp " thuế thay lợi nhuận" để điều chỉnh lợi ích giữa xí nghiệp và nhà nước. - Từ năm 1987 đến năm 1992: thực hiện phổ biến chế độ khoán trách nhiệm kinh doanh với nhiều hình thức - Từ năm 1992 đến năm 1996: trọng điểm của giai đoạn này là chuyển đổi cơ chế kinh doanh của DNNN, không phải chỉ là điều chỉnh quyền hạn và lợi ích giữa nhà nước và doanh nghiệp trong thể chế quyền hạn và lợi ích giữa nhà nước và doanh nghiệp trong thể chế cũ mà hình thành thể chế mới trong đó DNNN là người sản xuất và kinh doanh hàng hoá độc lập. Qua gần 20 năm thực hiện cải cách, hệ thống DNNN Trung Quốc đã có những biến đổi to lớn. Thể chế kinh doanh đổi mới mạnh mẽ. Hàng loạt xí nghiệp đã lớn mạnh và đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. III.1.2. Chính sách cải cách DNNN mới nhất của Trung Quốc do thủ tướng Chu Dung Cơ đề xuất (1998 - 2000) Tính đến cuối 1997, diện các DNNN làm ăn thua lỗ lên tới 45%. Hàng loạt các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đóng cửa. Trong thời gian đó. Khủng hoảng khu vực lại lan rộng và gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động xuất khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN áp lực hội nhập quốc tế ngày càng gay gắt, đẩy các doanh nghiệp tới trước sự lựa chọn hoặc là phải cải cách triệt để, hoặc là bị phá sản, giải thể. Trong bối cảnh đó, thủ tướng Chu Dung Cơ đã chọn con đường cải cách triệt để DNNN với mục tiêu đưa ra là: trong vòng 3 năm (1998 - 2000) đưa các DNNN cơ bản thoát khoải khó khăn, tiến tới xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại. Các giải pháp cơ bản: * Phân loại và cơ cấu lại các DNNN Để có những giải pháp cải cách hợp lý, 380.000 DNNN ở Trung quốc được chia thành 3 loại: loại I gồm hơn 1000 DNNN lớn thuộc các ngành then chốt như: quốc phòng, giao thông vận tải thông tin viễn thông.... loại II gồm 13.000 DNNN vừa, loại III gồm hơn 300.000 DNNN nhỏ. Đối với từng loại DNNN mà Trung Quốc có những giải pháp xử lý khác nhau. - Đối với các DNNN lớn: trong số 1000 DNNN lớn. Trung quốc chỉ nắm 512 doanh nghiệp then chốt các doanh nghiệp còn lại sẽ áp dụng chế độ công ty cổ phần trong đó nhà nước nắm cổ phần khống chế (51%). Hiện nay ở Trung Quốc có 3 mô hình công ty nhà nước nắm giữ cổ phần khống chế. +Mô hình thứ nhất: Công ty cổ phần do Nhà nướ nắm cổ phần khống chế đơn thuần. Theo môhình này, Nhà nước chỉ đầu tư cổ phần mà không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. + Mô hình thứ hai: Cong ty cổ phần do Nhà nước nắm cổ phần khống chế hỗn hợp. Theo mô hình này Nhà nước vừa đầu tư cổ phần trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh. + Mô hình thứ ba: Công ty cổ phần do Nhà nước nắm cổ phần khống chế mang tính chiến lược, Nhà nước có quyền về nhân sự, quyền đưa ra quyết sách đầu tư. - Đối với các DNNN vừa và nhỏ: thực tế cho thấy bên cạnh bán giải thể, cho phá sản.... cổ phần hoá và sát nhập là 2 biện pháp được áp dụng chủ yếu để cơ cấu lại chế độ sở hữu của các DNNN vừa và nhỏ. Hiện nay Trung quốc cho phép bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài với mức khống chế 30% - 50% cổ phần của công ty và với chính sách 3 đồng " đồng loại, đồng giá, đồng lợi ích". Nghĩa là cổ phiếu bán ra cho các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước cùng một giá. * Xử lý mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng Trước 1998 có tới 70% DNNN ở Trung Quốc là con nợ của ngân hàng với số nợ 500 tỷ NDT (Tạp chí Tài chính 8/2000) một trong những giải pháp được áp dụng là chuyển nợ thành cổ phần thông qua việc thành lập các công ty quản lý tài sản. Sử lý thất nghiệp. Nhìn chung, mặc dù có những tiến triển khả quan, song xét tổng thể các DNNN Trung quốc vẫn chưa thoát được khó khăn: hiệu quả kinh tế chưa cao, các khoản nợ tuy đã được giải quyết song mới mang tính thí điểm thất nghiệp cao. Chương trình cải cách của thủ tướng Chu Dung Cơ sẽ phải tiếp tục đối phó với việc Trung quốc gia nhập WTO. Để có đủ sức cạnh tranh và hội nhập, các DNNN Trung quốc phải vượt cả một chựng đường dài đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa DNNN - ngân hàng - chính phủ Trung quốc. III.2. Việc đổi mới cải cách DNNN ở các nước TBCN III.2.1. Chuyển đổi các DNNN - quản lý sự thay đổi triệt để tính chất trong môi trường phi điều tiết ở Auslralia và Newzeland: III.2.1.1. New zreland DNNN ở New zraland được cải cách theo 2 hướng: Công ty hoá tư nhân hoá, Qua hơn 10 năm thực hiện, chương trình cải cách thu đượckết quả tốt, kinh tế tăng trưởng nhanh đời sống cao,.... Hiện nay New zraland còn 16 DNNN. Giá trị sản xuất bằng 5% GDP. Tất cả DN này đều đã được công ty hoá. Còn đối với hầu hết các DNNN thực hiện tư nhân hoá thì Nhà nước không còn cổ phần trong doanh nghiệp. Hoạt động DNNN của New zreland được điều chỉnh bởi luật DNNN luật công ty, hợp đồng định hướng kinh doanh hàng năm. bản hợp đồng nên tóm tắt kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, đây là căn cứ quan trọng nhất để giám sát hoạt động của DNNN. DNNN được quyền tự chủ các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài thuế doanh nghiệp phải nộp cổ tức cho Nhà nước. III.2.1.2. Australia DNNN của Australia gồm 2 loại: loại do liên bang quản lý và loại do bang quản lý. Số lượng DNNN của Australia không nhiều liên Bang có 13 doanh nghiệp, ở các bang Newsorth Waler và Victoria mỗi bang rất nhiều. DNNN ở đây được gọi là doanh nghiệp thương mại, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Những đơn vị nhà nước hoạt động không tạo ra lợi nhuận thì không được gọi là DNNN được điều chỉnh bởi luật công ty, luật thương mại. Luật cạnh tranh chống độc quyền, một số bang có luật DNNN các DNNN ở Australia đều được công ty hoá. Sau khi thực hiện công ty hoá. DNNN hoạt động bình đẳng như các doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp chỉ thực hiện chức năng kinh doanh. Các chức năng xã hội trả lại cho Nhà nước. Nếu Nhà nước yêu cầu các DNNN thực hiện chức năng xã hội hay một số dự án không thu được lợi nhuận thì Nhà nước phải thanh toán tiền. Một số DNNN hoạt động trong lĩnh vực độc quyền, điện, đường sắt... chịu sự quản lý giá của Nhà nước để đảm bảo hài hoà quyền lợi của cộng đồng với quyền lợi của DNNN và nhà nước. III.2.1.3. Những nhận xét đánh giá chung Nghiên cứu phương thức quản lý DNNN của Australia và Newzraland chúng ta rút ra một số kinh nghiệm sau: - Phải tách phải tách chức năng quản lý Nhà nước, chủ sở hữu Nhà nước với chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. - Chủ sở hữu cần được xác định rõ không phân tán, mơ hồ -Tuy nhiên do điều kiện về chính trị kinh tế xã hội của Australia và Newzraland khác so với Việt Nam ta do vậy chúng ta chỉ nên áp dụng những tinh hoa trong việc chuyển đổi DNNN đó mà thôi. Trong cuốn " chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà nước - quản lý sự thay đổi triệt để tổ chức trong môi trường phi điều tiết" nói về sự chuyển đổi DNNN ở Newzraland và Australia, Bary Spiwr rút ra kết luận: " cuối cùng để tăng hiệu quả của DNNN chỉ bằng một cách duy nhất, cuối cùng tư nhân hoá..." III.2.2. Chuyển đổi chế độ sang nền kinh tế thị trường tự do và tư nhân hoá toàn bộ hệ thống DNNN của Liên Xô và Đông Âu: Mô hình CNXH trước đây ở Liên Xô và một số nước Tây Âu được xây dựng trên cơ sở chiếm hữu hoá TLSX và điều hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Mô hình này đã có những tác dụng tích cực to lớn. Mười năm trước chiến tranh thế giới thứ II cứ 5 năm thu nhập quốc dân của Liên Xô lại tăng gấp đôi. Điều đó đã đưa Liên Xô từ một quốc gia với nền kinh tế lạc hậu trở thành một cường quốc trên thế giới. Chỉ sau hơn 30 năm sau ngày thành lập hệ thống kinh tế quốc doanh đã trở thành trụ cột nền kinh tế chiếm từ 80-100% thu nhập quốc doanh. Tuy nhiên cùng thời gian, mô hình cơ chế tập trung càng tỏ ra yếu kém. ở Liên Xô - Đông Âu nền kinh tế ngày càng lâm vào khủng hoảng nguy kịch. Trước thực tế đó, cuối 50 đầu 60, Liên Xô và các nước CNXH bắt đầu cải cách doanh nghiệp. Đầu những năm 90 chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Cùng với việc chuyển thể chế xã hội sang kinh tế thị trường, việc chuyển DNNN trong các nước này được thực hiện triệt để theo hướng tư nhân hoá. Mới đây ở Nga, chương trình tư nhân hoá DNNN tới 70 DN lớn vẫn chưa tiến triển được bao nhiêu. Trong năm 1999. Nga đã tự nhận hoá được 2,5% Caz prom, 25% Svyanzinvest - và 9% luikoil (tạp chí tài chính8/2000). Chương trình tư nhân hoá DNNN ở đông âu sau một thời gian sôi động lại lắng xuống do việc chuyển quyền kiểm soát doanh nghiệp từ nhà nước sang tư nhân diễn ra hết sức chậm chạm. Trước tình hình này, chính phủ các nước Đông âu đã đưa ra một loạt biện pháp đẩy nhanh quá trình tư nhân hoá: Thông qua luật tư nhân hoá, phát động các chương trình tư nhân hoá rộng rãi. Tuy nhiên ở Đông Âu, trong khi tư nhân hoá các DNNN nhỏ mang lại kết quả thì kết quả tư nhân hoá các DNNN lớn lại gây thất vọng cả về năng lượng và mặt chất. III.2.3. ở một số nước khác Chương trình chuyển đổi sở hữu DNNN cho kinh tế tư nhân trên thế giới diễn ra mạnh mẽ sôi động ngay từ đầu thập kỷ 80 và bắt đầu từ Anh, sau đó lan rộng ra hầu hết các nước công nghiệp phát triển và đang phát triển. Chỉ tính từ tháng 10/1979 đến năm 1988, chính phủ Anh đã bán ra22, 25 tỷ USD cổ phần Nhà nước trong các ngành hàng không, bưu chính viễn thông, gang thép khí than, đng tàu và do các DNNN cung cấp gia.... tỷ trọng tổng giá trị sản phẩm do DNNN cung cấp từ 11% năm 1979 xuống còn 6,5% năm 1998. Tiếp đó đến pháp và Mỹ từ năm 1986 đến năm 1991, chính phủ Pháp đã bán 66 doanh nghiệp và ngân hàng cho tư nhân với tổng tài sản giá trị 275 tỷ France còn chính phủ Mỹ đã bán 52 tỷ USD tài sản Nhà nước bao gồm tài sản của các ngành điện lực, sản xuất thiết bị dầu mỏ, thám không và một số bất động sản và cơ sở dịch vụ thuộc chính phủ liên bang. Cùng thời điểm đó, chính phủ của các nước Mỹ La tinh và vùng Caribê đã thực hiện cổ phần hoá và tư nhân hoá hơn 2000 DNNN gồm các ngân hàng hải cảng, xa lộ các công tri tiện ích công cộng và công ty bảo hiểm. Trong đó Chi lê và Mê hi cô là những nước dẫu đầu sau đó đến Australia. Chi lê chuyển đổi sở hữu của mình (DNNN ) cho hơn 90% DNNN cho hơn 500 DNNN từ 1970 - 1888. ở Mê hi cô, từ 1983 đến năm 1988 có khoảng 90% số DNNN đã chuyển đổi sở hữu Australia bắt đầu chương trình cải cách DNNN từ năm 1989 bằng việc tổ chức lại và tư nhân hoá, giải thể DNNN cả trong lĩnh vực dân sự lẫn quốc phòng. Nhà nước đã bán toàn bộ hoặc một phần DNNN trong các ngành viễn thông dầu khí, đường sắt,.... với mục tiêu tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân, giảm trợ cấp ngân sách nhà nước cho DNNN. Mỗi quốc gia khi tiến hành cổ phần hoá đều đặt ra những tham vọng riêng co mục tiêu phát triển kinh tế - chính trị vì vậy kết quả thu được ở mỗi quốc gia có những thành công và tiêu hình thức và đều phải có sự trợ giúp của chính phủ để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đặc biệt là hệ thống cơ chế chính sách về tài chính đã áp dụng khi tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp này. IV. Giải pháp nâng cao vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước ở nước ta hiện nay Kinh tế Nhà nước ở nước ta là một lực lượng rất quan trọng đã được xây dựng và phát triển trong nhiều năm qua. Các doanh nghiệp nhà nước trong các ngành kinh tế đóng một vai trò hết sức to lớn trong sự nghiệp kháng chiến chống pháp, Mỹ và xây dựng hoà bình trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên hiện nay cũng đang có nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi phải được giải quyết mà các phương pháp phổ biến trước đây đã không thể xử lý một cách có hiệu quả và cơ bản. Đảng và nhà nước đã quyết tâm thực hiện sự nghiệp đổi mới, chuyển sang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc khuvực kinh tế quốc doanh mà trọng tâm là cải tổ các DNNN là yêu cầu chiến lược và cấp bách của nước ta hiện nay và trong những năm tới. Do đó để nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm phát huy và ngày càng nâng cao vai trò chủ đạo của DNNN trong quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, cần phải thực hiện một số giải pháp chủ yếu saud đây: IV.1. Định hướng sắp xếp, phát triển doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích IV.1.1. Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh Nhà nước giữ 100% vốn đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, bao gồm: vật liệu hoá chất độc, chất phóng xạ, hệ thống truyền tải điện quốc gia, mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế, sản xuất thuốc là điều. Nhà nước giữ cổ phần chi phối hoặc giữ 100% vốn đối với DNNN hoạt động kinh doanh trong các ngành và lĩnh vực: bán buôn lương thực, bán buôn, xăng dầu, công nghiệp xây dựng sản xuất hoá chất cơ bản, vận tài hàng không, bảo hiểm.... Nhà nước giữ cổ phần đặc biệt trong một số trường hợp cần thiết. Chuyển các doanh nghiệp mà Nhà nước giữ 100% vốn sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - một chủ sở hữu - nhà nước hoặc công ty cổ phần gồm các cổ đông là các DNNN. Dựa vào các căn cứ trên đây tiến hành rà soát. Phê duyệt, phân loại cụ thể các DNNN hiện có để triển khai thực hiện và từng thời kỳ xem xét điều chỉnh định hướng phân loại doanh nghiệp cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Việc thành lập mới DNNN hoạt động kinh doanh chủ yếu sẽ được thực hiện dưới hình thức công ty cổ phần. Chỉ thành lập mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đổi với những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước cần giữ độc quyền, hoặc các thành phần kinh tế khác không muốn hay không có khả năng tham gia. IV.1.2. Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích Nhà nước giữ 100% vốn đối với các doanh nghiệp công ích hoạt động trong các lĩnh vực tin bạc và chứng chỉ có giá, điều hành bay, bảo đảm hàng hải, kiểm soát và phân phối tần số vô tuyết điện. Sửa chữa, sản xuất vũ khí..... Nhà nước giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối đối với những doanh nghiệp công ích đang hoạt động trong các lĩnh vực như: kiểm định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc50270.doc
Tài liệu liên quan