Đồ án Tìm hiểu cấu tạo, quy trình vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng bình tách chịu áp lực ở mỏ Bạch Hổ - Tính chọn bình tách C2 cho MSP 3 mỏ Bạch Hổ

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ TÁCH 2

1.1. Sơ lược về thiết bị tách 2

1.2. Chức năng của thiết bị tách 2

1.2.1. Chức năng cơ bản 3

1.2.2. Chức năng phụ 3

1.2.3. Chức năng đặc biệt 4

1.3. Các cơ chế tách dầu – khí 5

1.3.1. Các phương pháp tách dầu ra khỏi khí 5

1.3.1.1 Tách trọng lực 5

1.3.1.2. Tách va đập 5

1.3.1.3. Thay đổi hướng và thay đổi tốc độ chuyển động 5

1.3.1.4. Sử dụng lực ly tâm 6

1.3.1.5. Đông tụ 6

1.3.1.6. Phương pháp thấm 6

1.3.2. Các phương pháp tách khí ra khỏi dầu 7

1.3.2.1. Giải pháp cơ học 7

1.3.2.2. Giải pháp nhiệt 7

1.3.2.3. Giải pháp hóa học 8

CHƯƠNG 2 CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG, QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA BÌNH TÁCH 9

2.1. Cấu tạo chung 9

2.1.1. Bộ phân tách cơ bản (A) 9

2.1.1.1. Bộ phận tách cơ bản bố trí theo nguyên tắc hướng tâm 10

2.1.1.2. Bộ phận tách cơ bản bố trí theo nguyên tắc ly tâm 10

2.1.2. Bộ phận tách thứ cấp (B) 12

2.1.3. Bộ phận lưu giữ chất lỏng (C) 12

2.1.4. Bộ phận chiết sương (D) 12

2.1.4.1. Bộ phận chiết sương kiểu đồng tâm 12

2.1.4.2. Bộ chiết sương kiểu nan chớp 13

2.1.4.3. Bộ chiết sương dạng cánh 14

2.1.4.4. Bộ lọc sương 14

2.2. Nguyên lý hoạt động chung của bình tách 15

2.3. Phân loại bình tách 16

2.3.1. Phân loại theo chức năng 16

2.3.2. Phân loại theo hình dạng 16

2.3.2.1. Bình tách trụ đứng 17

2.3.2.2. Bình tách hình trụ ngang 20

2.3.2.3. Bình tách hình cầu 21

2.3.3. Phân loại theo áp suất làm việc 22

2.3.4. Phân loại theo phạm vi ứng dụng 22

2.3.5. Phân loại theo nguyên lý tách cơ bản 23

2.3.6. Phân loại theo số pha được tách 24

2.3.7. Phân loại theo cấp tách 24

2.4. Phạm vi ứng dụng 24

2.4.1. Bình tách hình trụ đứng 24

2.4.2. Bình tách hình trụ nằm ngang 24

2.4.3. Bình tách hình cầu 25

2.4.4. Ưu – nhược điểm của các loại bình tách 26

2.5. Quy trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và công tác an toàn đối với bình tách 27

2.5.1. Quy trình lắp đặt và vận hành bình tách chịu áp lực C2 đang được sử dụng tại XNLD Vietsovpetro 27

2.5.1.1. Yêu cầu về lắp đặt 29

2.5.1.2. Quy trình vận hành bình tách chịu áp lực C2 30

2.5.2. Quy trình sửa chữa và bảo dưỡng bình tách 34

2.5.2.1. Quy trình sửa chữa bình tách 34

2.5.2.2. Quy trình bảo dưỡng bình tách 35

2.5.3. Quy phạm an toàn trong công tác kiểm tra bình tách theo tiêu chuẩn Việt Nam 36

2.5.4. Các biện pháp an toàn trong công tách vận hành bình tách 36

2.5.5. Các biện pháp an toàn trong công tác bảo dưỡng sửa chữa bình tách 38

CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN CHỌN BÌNH TÁCH C-2 CHO MSP 3 MỎ BẠCH HỔ 39

3.1. Sơ đồ tổ hợp khai thác, thu gom dầu khí trên MSP 39

3.2. Tính toán cho bình tách 41

3.2.1. Tính toán công suất và kích thước bình tách 41

3.2.1.1. Công suất bình tách 41

3.2.1.2. Tính đường kính của bình tách 42

3.2.2. Tính toán thể tích và chiều dài bình tách 43

3.3.2.1. Thể tích bình tách 43

3.3.2.2. Chiều dài bình tách 44

3.3.2.3. Thời gian lưu giữ chất lỏng trong bình tách 44

3.2.3. Tính toán chiều dày của bình tách 45

3.2.3.1. Chiều dày thành bình 45

3.2.3.2. Chiều dày đáy bình tách 45

3.2.4. Tính toán bền cho bình tách 45

3.2.5. Tính toán khối lượng, diện tích và tải trọng sàn lắp đặt 46

3.2.5.1. Tính toán khối lương và diện tích sàn lắp đặt 46

3.2.5.2. Tính toán tải trọng tác dụng lên mặt sàn lắp đặt 47

3.3. Áp dụng tính tính chọn bình tách chịu áp lực C2 cho MSP 3 mỏ Bạch Hổ 47

KẾT LUẬN 53

 

 

doc53 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2012 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu cấu tạo, quy trình vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng bình tách chịu áp lực ở mỏ Bạch Hổ - Tính chọn bình tách C2 cho MSP 3 mỏ Bạch Hổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đổi liên tục, dầu sẽ bám dính vào các tấm này, sau đó va đập vào các tấm chắn thẳng đứng có đục lỗ, hướng các giọt dầu chảy xuống phần thu và theo đường ống chảy xuống phần thấp nhất của thiết bị. Hiệu quả sẽ được tăng lên khi trên các tấm lượn sóng có các gờ và các cánh phụ. + Ưu điểm: chế tạo đơn giản, giá thành thấp, quá trình tách nhanh và khả năng tách bụi dầu tốt hơn so với bộ chiết sương dạng đồng tâm. 2.1.4.3. Bộ chiết sương dạng cánh Hình 2.6. Bộ chiết sương dạng cánh Bộ chiết sương dạng cánh được cấu tạo từ các tấm thép góc lắp song song. Đỉnh của các tấm này được bố trí hướng lên phía trên, các khe hở được bố trí sao cho dòng khí qua đó chịu va đập, thay đổi hướng và tốc độ chuyển động để tách pha lỏng ra khỏi pha khí. Bộ chiết sương dạng cánh có cấu tạo đơn giản, nhưng hiệu quả tách cao và giá thành hợp lý. 2.1.4.4. Bộ lọc sương Bộ lọc sương được sử dụng để tách sương từ khí thiên nhiên và được dùng nhiều trong hệ thống vận chuyển và phân phối khí có hàm lượng chất lỏng trong khí thấp. Các tấm đệm này tạo ra một tập hợp cơ chế: va đập, thay đổi hướng, thay đổi tốc độ chuyển động và kết dính để tách pha lỏng ra khỏi pha khí. Đệm có mặt tiếp xúc lớn để gom và keo tụ sương chất lỏng. Bộ lọc kiểu này ngoài tác dụng lọc khí còn được sử dụng trong bình tách dầu – khí. Tuy vậy, nếu sử dụng trong bình tách thì có hạn chế ở chỗ đệm keo tụ có thể chế tạo từ vật liệu giòn, dễ hỏng khi vận chuyển và lắp ráp vì vậy chúng được lắp đặt ở nơi sản xuất trước khí đem đến nơi sử dụng. Các loại lưới thép có thể bị lấp bít bởi parafin và các tạp chất, vì thế làm bình tách hoạt động không hiệu quả sau một thời gian sử dụng. Ngoài ra sự giảm áp lớn qua đệm gây nguy cơ tạo rãnh xung quanh. Vì vậy bộ lọc kiểu keo tụ chỉ nên dùng cho hệ thống thu gom, vận chuyển và phân phối khí. Hình 2.7. Một số loại đệm đông tụ 2.2. Nguyên lý hoạt động chung của bình tách Bình tách hoạt động theo 4 giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: là giai đoạn đầu của quá trình tách. Hỗn hợp sản phẩm được tạo rối và phân tán để tách các bọt khí. - Giai đoạn 2: là sự tách bằng trọng lực, thực hiện tách bổ sung các bọt khí còn sót mà giai đoạn 1 chưa tách được bằng cách trải hỗn hợp thành những lớp mỏng trên mặt phẳng nghiêng. Để tăng hiệu quả tách, trên mặt phẳng nghiêng có bố trí các gờ chặn nhỏ, đồng thời tăng số lượng các tấm lệch dòng. - Giai đoạn 3: là sự tách sương, sử dụng bộ chiết sương để giữ lại các giọt dầu bị cuốn theo dòng khí. Sự tách các giọt lỏng ra khỏi dòng khí dựa vào tập hợp các cơ chế: va đập, trọng lực, thay đổi hướng và tốc độ chuyển động của dòng khí. - Giai đoạn 4: là giai đoạn lắng trọng lực, sự phân lớp các chất lỏng: pha lỏng nhẹ hơn sẽ nổi trên pha lỏng nặng hơn. Sự sa lắng các giọt chất lỏng tuân theo định luật Stock. Hỗn hợp sản phẩm khai thác qua đường vào tới bộ phận tách cơ bản. Tại đây pha khí được tách khỏi pha lỏng rồi đi lên bộ phận chiết sương để loc các giọt lỏng bị cuốn theo dòng khí. Chất lỏng chảy xuống bộ phận tách thứ cấp là các tấm lệch dòng có bố trí các gờ để tách hiệu quả các bọt khí còn sót trong pha lỏng mà bộ phận tách cơ bản chưa tách được. Sau đó pha lỏng chảy xuống phần lắng, tại đây khí được tách triệt để và dầu nước được phân lớp rồi được xả ra ngoài qua các van xả tương ứng. Pha lỏng được lưu giữ ở phần lắng một thời gian theo thiết kế. 2.3. Phân loại bình tách Có nhiều tiêu chí để phân loại bình tách như: - Phân loại theo chức năng. - Phân loại theo hình dạng. - Phân loại theo áp suất làm việc. - Phân loại theo phạm vi ứng dụng. - Phân loại theo nguyên lý tách cơ bản. - Phân loại theo số pha được tách. - Phân loại theo cấp tách. 2.3.1. Phân loại theo chức năng Tùy theo từng chức năng của bình tách mà ta có thể phân loại như sau: - Bình tách dầu và khí (oil and gas separator). - Bình tách 3 pha dầu, khí và nước. - Bình tách dạng bẫy (trap). - Bình tách từng giai đoạn (stage separator) - Bình tách nước (water knockout). - Bình lọc khí (gas filter). - Bình làm sạch khí (gas scrubber). - Bình tách và lọc (filter/separator). 2.3.2. Phân loại theo hình dạng Dựa vào hình dạng bên ngoài của bình tách người ta có thể phân chia bình tách thành các loại sau: - Bình tách hình trụ đứng. - Bình tách hình trụ ngang. - Bình tách hình cầu. 2.3.2.1. Bình tách trụ đứng Các bình tách hình trụ đứng có đường kính từ 10 in đến 10 ft, chiều cao có thể đạt từ 4 ÷ 25 ft. Gồm các loại sau: - Bình tách trụ đứng 2 pha dầu – khí. - Bình tách trụ đứng 3 pha dầu – khí – nước. - Bình tách 3 pha sử dụng lực ly tâm. Hình 2.8. Bình tách hình trụ đứng 2 pha 1 – Cửa vào của hỗn hợp 2 – Bộ phận tạo va đập 3 – Bộ phận chiết sương 4 – Đường xả khí 5 – Đường xả chất lỏng Hình 2.9. Bình tách trụ đứng 3 pha 1 – Đường vào của hỗn hợp 2 – Bộ phận tạo va đập 3 – Bộ phận chiết sương 4 – Đường xả khí 5 – Đường gom các giọt chất lỏng 6 – Đường xả nước 7 – Đường xả dầu Hình 2.10. Bình tách trụ đứng 3 pha sử dụng lực ly tâm 1 – Cửa vào nguyên liệu 2 – Bộ phận do chuyển động xoay tròn 3 – Vòng hình nón 4 – Bề mặt tiếp xúc dầu – khí 5 – Bề mặt tiếp xúc dầu – nước 2.3.2.2. Bình tách hình trụ ngang Bình tách hình trụ ngang gồm 2 loại: - Bình tách hình trụ nằm ngang 2 pha. - Bình tách hình trụ nằm ngang 3 pha. Hình 2.11. Bình tách hình trụ nằm ngang 2 pha 1 – Đường vào của hỗn hợp 4 – Đường xả khí 2 – Bộ phận tạo va đập 5 – Đường xả chất lỏng 3 – Bộ phận chiết sương Hình 2.12. Bình tách hình trụ nằm ngang 3 pha 1 – Đường vào của hỗn hợp 4 – Đường xả khí 2 – Bộ phận tạo va đập 5 – Đường xả nước 3 – Bộ phận chiết sương 6 – Đường xả dầu 2.3.2.3. Bình tách hình cầu Bình tách hình cầu thường có đường kính từ 24 ÷ 72 in, gồm 2 loại sau: - Bình tách hình cầu 2 pha dầu – khí. - Bình tách hình cầu 3 pha dầu – khí – nước. Hình 2.13. Bình tách hình cầu 2 pha 1 – Bộ phận ly tâm – kiểu thiết bị thay đổi hướng cửa vào 2 – Màng chiết 3 – Phao đo mức chất lỏng 4 – Thiết bị điều khiển mức chất lỏng trong bình 5 – Van xả dầu tự động Hình 2.14. Bình tách hình cầu 3 pha 1 – Thiết bị đầu vào 2 – Bộ phận chiết sương 3 – Phao báo mức dầu trong bình 4 – Phao báo mức nước trong bình 5 – Thiết bị điểu khiển mức nước trong bình 6 – Thiết bị điểu khiển mức nước trong bình 7 – Van xả dầu tự động 8 – Van xả nước tự động 2.3.3. Phân loại theo áp suất làm việc Trong thực tế, ta gặp các bình tách có áp suất làm việc với các áp suất từ giá trị chân không cho tới 300 at và phổ biến là trong giới hạn 1,5 ÷ 100 at. Gồm có: - Bình tách chân không. - Bình tách thấp áp: áp suất làm việc của bình là 0,7 ÷ 15 at. - Bình tách trung áp: áp suất làm việc của bình là 16 ÷ 45 at. - Bình tách cao áp: áp suất làm việc của bình là 45 ÷ 100 at. 2.3.4. Phân loại theo phạm vi ứng dụng - Bình tách thử giếng: dùng để tách và đo chất lỏng, có trang bị các loại đồng hồ để đo tiềm năng dầu, khí, nước, thử định kỳ các giếng khai thác hoặc thử các giếng ở biên mỏ. Thiết bị có 2 kiểu: tĩnh tại và di động, có thể 2 pha hoặc 3 pha, trụ đứng hay nằm ngang hoặc cầu. - Bình tách đo: có nhiệm vụ tách dầu, khí, nước và đo các chất lưu có thể thực hiện trong cùng một bình, các thiết kế đảm bảo đo chính xác các loại dầu khác nhau, có thể 2 pha hoặc 3 pha. Ở loại 2 pha, sau khi tách chất lỏng chất lỏng được đo ở phần thấp nhất của bình. Trong thiết bị tách 3 pha có thể chỉ đo dầu hoặc đo cả dầu lẫn nước. Việc đo lường được thực hiện theo giải pháp: tích lũy, cách ly và xả vào buồng đo ở phần thấp nhất. Với nhiều dầu bọt hoặc độ nhớt cao, thường không đo thể tích mà đo trọng lượng thông qua bộ khống chế cột áp thủy tĩnh của chất lỏng. - Bình tách khai thác: là một kiểu bình đặc biệt, chất lỏng giếng có áp suất cao chảy vào bình qua van giảm áp sao cho nhiệt độ bình tách giảm đáng kể thấp hơn nhiệt độ chất lỏng giếng. Sự giảm thực hiện theo hiệu ứng Joule – Thomson khi giãn nở chất lỏng qua van giảm áp nhờ đó xảy ra sự ngưng tụ. Chất lỏng thu hồi lúc đó cần phải được ổn định để ngăn bay hơi thái quá trong bể chứa. 2.3.5. Phân loại theo nguyên lý tách cơ bản - Nguyên lý trọng lực: dựa vào sự chênh lệch mật độ của các thành phần chất lưu. Các bình tách loại này ở của vào không thiết kế các bộ phận tạo va đập, lệch dòng hoặc đệm chắn. Còn ở cửa ra của khí có lắp đặt bộ phận chiết sương. - Nguyên lý va đập hoặc keo tụ: gồm tất cả các tiết bị ở của vào có bố trí các tấm chắn va đập, đệm chắn để thực hiện tách sơ cấp. - Nguyên lý tách ly tâm: có thể dung cho tách sơ cấp và cả thứ cấp, lực ly tâ được tạo ra theo nhiều phương án: + Dòng chảy vào theo hướng tiếp tuyến với thành bình. + Phía trong bình có cấu tạo hình xoắn, phần trên và dưới được mở rộng hoặc mở rộng từng phần. Lực ly tâm tạo ra các dòng xoáy với tốc độ cao đủ để tách chất lỏng. Tốc độ cần thiết để tách ly tâm thay đổi từ 3 ÷ 20 m/s và giá trị phổ biến từ 6 ÷ 8 m/s. Đa số thiết bị ly tâm có hình trụ đứng. Tuy nhiên các thiết bị hình trụ ngang cũng có thể lắp bộ phận tạo ly tâm ở đầu vào để tách sơ cấp và ở đầu ra của khí để tách lỏng. 2.3.6. Phân loại theo số pha được tách - Bình tách 2 pha: tách riêng pha khí và pha lỏng. - Bình tách 3 pha: tách sản phẩm khai thác thành 3 pha: khí, dầu, nước riêng biệt. 2.3.7. Phân loại theo cấp tách Gồm: - Bình tách cấp I. - Bình tách cấp II. 2.4. Phạm vi ứng dụng Trong công nghiệp dầu khí bình tách được chế tạo theo 3 kiểu hình dạng cơ bản: bình tách hình trụ đứng, bình tách hình trụ ngang và bình tách hình cầu. Mỗi loại thiết bị có những ưu điểm nhất định trong quá trình sử dụng. Vì vậy việc lựa chọn trong mỗi ứng dụng thường dựa trên hiệu quả thu được trong quá trình lắp đặt và duy trì giá trị. 2.4.1. Bình tách hình trụ đứng Trong công nghiệp dầu khí hiện nay, bình tách hình trụ đứng thường được sử dụng trong các trường hợp sau: - Chất lỏng giếng có tỷ lệ lỏng/ khí cao. - Dầu thô có chứa lượng cát, cặn và các mảnh vụn rắn. - Sự lắp đặt bị giới hạn về chiều ngang nhưng không bị giới hạn về chiều cao của thiết bị. - Được lắp đặt ở những nơi mà thể tích chất lỏng có thể thay đổi nhiều và đột ngột như: các giếng tự phun, các giếng gaslift gián đoạn. - Đầu vào của các thiết bị sản xuất khác sẽ không làm việc phù hợp với sự có mặt của chất lỏng ở trong khí đầu vào. - Sử dụng tại những điểm mà việc áp dụng bình tách hình trụ đứng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 2.4.2. Bình tách hình trụ nằm ngang Bình tách hình trụ nằm ngang thường được sử dụng trong các trường hợp sau: - Tách lỏng - lỏng trong bình tách 3 pha trong sự sắp đặt để hiệu quả hơn trong việc tách dầu - nước. - Tách bọt dầu thô nơi mà diện tích tiếp xúc pha lỏng - khí lớn hơn và cho phép tạo ra phần vỡ bọt nhanh hơn và sự tách khí từ lỏng hiệu quả hơn. - Bình tách hình trụ nằm ngang được lắp đặt tại các vị trí giới hạn về chiều cao, vì bóng của nó có thể che lấp vùng phụ cận. - Được lắp đặt tại những giếng khai thác ổn định lưu lượng. - Việc lắp đặt tại những nơi mà những thiết bị điều khiển hay những điều kiện đòi hỏi sự thiết kế các đập ngăn nước bên trong và ngăn chứa dầu để loài trừ việc sử dụng bộ điều khiển ranh giới chất lỏng dầu - nước. - Dùng ở nơi có nhiều thiết bị cơ động, được yêu cầu cho việc kiểm tra hay sản xuất. - Thượng nguồn của những thiết bị sản xuất sẽ không hoạt động hài hòa nhiều như có chất lỏng trong khí ở đầu vào. - Hạ nguồn của những thiết bị sản xuất mà cho phép hoặc tháo ra chất lỏng ngưng tụ hay đông tụ. - Dùng cho những trường hợp mà giá trị kinh tế của thiết bị tách trụ đứng đem lại thấp hơn. 2.4.3. Bình tách hình cầu Bình tách hình cầu thường được sử dụng trong những trường hợp sau: - Những chất lỏng giếng với lưu lượng dầu - khí cao, ổn định và không có hiện tượng trào dầu hay va đập của dòng dầu. - Được lắp đặt ở những vị trí mà bị giới hạn về chiều cao. - Hạ nguồn của những thiết bị xử lý nước bằng Glycol và các thiết bị làm ngọt khí (quá trình khử lưu huỳnh) để làm sạch và tăng giá xử lý chất lỏng như là Amin và glycol - Được lắp đặt tại những địa điểm yêu cầu thiết bị tách phải nhỏ và dễ dàng di chuyển tới nơi lắp đặt. - Lắp đặt tại những nơi mà hiệu quả để lại từ thiết bị tách hình cầu là cao hơn. - Yêu cầu làm sạch nhiên liệu và xử lý khí cho mỏ hoặc nhà máy sử dụng 2.4.4. Ưu – nhược điểm của các loại bình tách Bảng 2.1. So sánh sự thuận lợi và không thuận lợi của các loại bình tách STT Các vấn đề so sánh Bình tách hình trụ nằm ngang Bình tách hình trụ đứng Bình tách hình cầu 1 Hiệu quả tách 1 2 3 2 Sự ổn định của chất lưu 1 2 3 3 Khả năng thích ứng với sự thay đổi điều kiện 1 2 3 4 Tính chất cơ động của sự hoạt động 2 1 3 5 Dung tích 1 2 3 6 Giá thành của một đơn vị dung tích 1 2 3 7 Vật liệu ngoài 3 1 2 8 Khả năng xử lý bọt dầu thô 1 2 3 9 Khả năng thích ứng để sử dụng di động 1 3 2 10 Khoảng không gian yêu cầu cho lắp đặt Mặt phẳng đứng Mặt nằm ngang 1 3 3 1 2 2 11 Tiện lợi cho việc lắp đặt 2 3 1 12 Tiện lợi cho việc kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị 1 3 2 1 – Tiện lợi nhất 2 – Tiện lợi trung bình 3 – Kém tiện lợi 2.5. Quy trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và công tác an toàn đối với bình tách 2.5.1. Quy trình lắp đặt và vận hành bình tách chịu áp lực C2 đang được sử dụng tại XNLD Vietsovpetro Bình tách C2 hay còn gọi là bình 100 m3 có chức năng nhiệm vụ là nhận dầu và một lượng khí nhỏ từ bình C 1, C 3, C4 và từ đường xả tại blok – 1,2, tách dầu và khí cấp II trong hệ thống công nghệ khai thác dầu khí. Bình tách C2 được lắp đặt tại blok 3 của các giàn cố định thuộc Xí nghiệp khai thác dầu khí. Lượng dầu sau khi tách sẽ được các máy bơm dầu bơm vào đường ống vận chuyển dầu chung. Khí thấp áp từ bình C1 sẽ được đốt tại fakel của giàn. Bình C2 trong quá trình lắp đặt, vận hành phải tuân thủ các tiêu chuẩ kỹ thuật an toàn về bình chịu áp lực. Phải đươc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành khám nghiệm kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng. Các van an toàn của các bình phải được hiệu chỉnh đúng quy định trước khi đưa vào vận hành, còn trong thời gian làm việc sẽ được hiệu chỉnh theo lịch mỗi quý một lần. Hình 2.15. Sơ đồ nguyên lý điều khiển của bình tách C2 Bảng 2.2. Các thiết bị điều khiển của bình tách C2 Kí hiệu Tên các chi tiết Khoảng đặt PT - 521 Transmitter áp suất bình C2 0 ÷ 8 Bar PSLL - 521 Chuyển mạch áp suất thấp bình C2 0,5 Bar PSHH - 521 Chuyển mạch áp suất cao bình C2 5 Bar LT - 521 Transmitter mức chất lỏng bình C2 800 mm LSLL - 521 Chuyển mạch mức thấp bình C2 1330 mm LSHH - 521 Chuyển mạch mức cao bình C2 0 ÷ 100 oC TT - 521 Transmitter nhiệt độ bình C2 4 ÷ 20 mA PI - 521 Chỉ thị áp suất tại chỗ bình C2 0 ÷ 16 Bar TI - 521 Chỉ thị tại chỗ bình C2 0 ÷ 100 oC LG – 521A Chỉ thị mức tại chỗ bình C2 1143 mm LG – 521B Chỉ thị mức tại chỗ bình C2 1143 mm LCV - 521 Van điều khiển mức bình C2 0 ÷ 100 % LY - 521 Điều khiển khí nguồn nuôi đê đóng mở van điều khiển mức LCV - 521 4÷ 20 mA PCV - 521 Van điều khiển áp suất bình C2 0 ÷ 100 % PY - 521 Điều khiển khí nguồn nuôi đê đóng mở van điều khiển áp suất PCV - 521 4÷ 20 mA 2.5.1.1. Yêu cầu về lắp đặt Khi tiến hành lắp đặt các thiết bị cần phải tuân theo quy định tiêu chuẩn. Các định mức và các quy định về sản xuất và tiến hành công việc, trang bị công nghệ, các quy định chung và các yêu cầu hiện hành. Lắp đặt thiết bị phải thực hiện theo đúng sơ đồ hướng dẫn đính kèm với thiết bị. Nghiêm cấm lắp đặt các thiết bị ở ngoài bản vẽ kỹ thuật và các thiết bị khác ở ngoài vỏ thiết bị. Các thiết bị đặt tại vi trí xây lắp ở dạng chưa hoàn chỉnh thì phải hoàn thiện trước khi lắp đặt phù hợp với tiêu chuẩn. Khả năng hàn tại vị trí lắp ráp các thiết bị nhiệt của linh kiện nào đó mà chưa được xem xét khi thiết kế thì phải thống nhất với nhà chế tạo. Các thiết bị có thể được lắp đặt trên cấu trúc kim loại cũng như trên nền bê tông. Các thiết bị nằm ngang không điểm tựa dạng yên ngựa được lắp đặt trên nền bê tông. Kiểm tra vị trí thiết kế trên nền các thiết bị thẳng đứng, tiến hành phù hợp với quy phạm về xây lắp các dụng cụ và thiết bị dạng nghiêng và dạng tháp. Các thiết bị thẳng đứng sau khi lắp đặt phải được kẹp chặt trên các bulông cơ bản, trước khi bắt chặt ốc vít vào bulông không được tiến hành công việc vì có thể làm xê dịch vị trí của thiết bị. Thiết bị nằm ngang phải được đặt với độ nghiêng 0,002 ÷ 0,003 về phía côn dẫn lưu. Việc kiểm tra độ nghiêng phải tuân theo phần bên dưới của thiết bị. Khi lắp đặt thiết bị nằm ngang trên cấu trúc kim loại phải đảm bảo khả năng chuyển dịch tự do khi có giãn nở nhiệt. Trước khi đổ bê tông phần phía ren của các ốc vít điều khiển phải được bôi dầu, mỡ. Sau khi kiểm tra thiết bị trên nền móng và đổ bê tông, các ốc vít điều chỉnh cũng như các bulông dùng để kẹp chặt với điểm tựa trong thời gian đặt thiết bị trên nền móng phải được đặt xa, các lỗ ren phải được bôi kín mỡ chống rỉ. Sau khi đặt thiết bị trên nền móng, các ốc vít của bulông điểm tựa cố định được hàn chặt với các tấm đệm. Việc bố trí thiết bị trên mặt phẳng lắp ráp phải đảm bảo các khe hở cần thiết giữa các thiết bị. Chống sét các thiết bị phải thực hiện phù hợp với các chỉ dẫn về thiết kế và xây lắp hệ thống chống sét công trình. 2.5.1.2. Quy trình vận hành bình tách chịu áp lực C2 a.Yêu cầu khi vận hành Bình tách chịu áp lực C2 trong quá trình vận hành phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thật an toàn về bình chịu áp lực. Phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành khám nghiệm kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng và điều tra sự cố theo đúng quy định. Các van an toàn của các bình phải được hiệu chỉnh đúng quy định trước khi đưa vào vận hành. Trong thời gian làm việc sẽ được hiệu chỉnh theo lịch mỗi quý một lần.Việc khám nghiệm định kỳ các bình phải theo đúng thời gian quy định. - Khám sét bên ngoài và bên trong: 3 năm một lần. - Khám sét bên ngoài, bên trong và thử thuỷ lực: 6 năm một lần. - Kiểm tra vận hành bình: 1 năm một lần. - Việc thử thuỷ lực chỉ được tiến hành sau khi khám sét bên ngoài và bên trong đạt yêu cầu. Thử thuỷ lực nhằm mục đích kiểm tra độ bền và độ kín của bình cũng như sự hoàn hảo của một số thiết bị kiểm tra và cơ cấu kiểm tra đo lường và cơ cấu an toàn. Trên bình sau khi đăng ký xong cần phải kẻ bằng sơn ở chỗ dễ thấy nhất một khung kích thước 150 x 200 mm, trong đó ghi các số hiệu: - Số đăng ký. - Áp suất làm việc cho phép. - Ngày khám nghiệm và lần khám nghiệm tiếp theo. - Lãnh đạo xí nghiệp ra quyết định bổ nhiệm những người có trách nhiệm: Người chịu trách nhiệm thanh tra vận hành an toàn của bình là một chuyên viên phòng cơ điện. Người chịu trách nhiệm về tình trạng ổn định của bình là phó giàn cơ khí. Người chịu trách nhiệm về vận hành an toàn bình chịu áp lực là giàn phó công nghệ và các đốc công khai thác dầu khí. Người được phép vận hành bình là thợ khai thác. b.Quy trình vận hành * Công tác chuẩn bị Thông báo cho người trực ở phòng điều khiển và các bộ phận liên quan rằng thiết bị sắp hoạt động: áp suất tăng, nhiệt độ tăng, mực chất lỏng tăng,… Kiểm tra nguồn khí nuôi, nguồn điện đã sẵn sàng. Kiểm tra các hệ thống sau đang hoạt động: - Hệ thống báo chảy và báo khí. - Hệ thống điều khiển. - Hệ thống bảo vệ. Các thiết bị báo và điều khiển tự động các thông số làm việc của bình, thiết bị chỉ báo nhiệt độ, đo lưu lượng. Kiểm tra nước trong bình đã xả. Kiểm tra các mặt bịt phải được tháo hết trong trường hợp kiểm định, sửa chữa bình. Kiểm tra các van xả đã đóng kín. Kiểm tra để xác định trạng thái của các van đầu vào, đầu ra, tình trạng kết nối thiết bị với hệ thống công nghệ. Các máy bơm dầu sẵn sàng làm việc. Các công tác chuẩn bị đã thực hiện cần ghi vào phần phiếu chuẩn bị đưa thiết bị vào vận hành. * Khởi động thiết bị Công tác khởi động thiết bị được tiến hành theo trình tự như sau: Chuyển về chế độ tay các hệ thống bảo vệ tự động. Đóng các van sau: van No4, No7 trên đường bybass của đường khí và đường dầu hồi về bình. Mở các van sau: mở tất cả các van trên đường dầu bơm đi từ các máy bơm đến đường vận chuyển dầu. Mở van No2, No3 để đưa khí ra đốt ở Pakel. Mở van No1 để đưa hỗn hợp dầu - khí sau khi đã tách bước 1 ở bình C1 vào bình C2 và đưa bình C2 vào làm việc. Sau khi thiết bị đã đi vào làm việc ổn định, chuyển các hệ thống bảo vệ về chế độ tự động. Khi mức dầu trong bình cao thì khởi động máy bơm dầu từ bình vào đường vận chuyển. * Kiểm tra trong quá trình vận hành Trong quá trình làm việc, thợ vận hành thiết bị phải tiến hành kiểm tra thường xuyên các thông số làm việc của bình tách C2. Các thông số làm việc này như mực chất lỏng trong bình, áp suất làm việc phải nằm trong giới hạn cho phép của nhà sản xuất và phù hợp với quy trình công nghệ trên giàn. Đảm bảo cho thiết bị này luôn ở trạng thái kỹ thuật tốt, vận hành an toàn, nâng cao độ tin cậy và kéo dài tuổi thọ hoạt động. Hàng ngày thợ khai thác kiểm tra định kỳ 4 giờ một lần và ghi lại các thông số làm việc của bình vào sổ theo dẽo công nghệ khai thác. Đốc công khai thác phải ghi các thông số làm việc của bình trong báo cáo hàng ngày rồi gửi về xí nghiệp. Định kỳ 3 tháng một lần phải tiến hành hiệu chỉnh áp suất làm việc của van an toàn theo lịch đã được duyệt. Tiến hành các việc khám nghiệm định kỳ các bình phải theo đúng thời gian quy định. - Khám xét bên ngoài và bên trong: 3 năm một lần. - Khám xét bên ngoài, bên trong và thuỷ lực: 6 năm một lần. - Kiểm tra vận hành bình: 1 năm một lần. * Dừng thiết bị Khi có sự cố phải tiến hành dừng thiết bị và hệ thống. Bình tách C2 dừng làm việc theo trình tự sau: - Thông báo cho người trực ở phòng điều khiển (Control room) và bộ phận liên quan rằng thiết bị sắp ngừng hoạt động: áp suất giảm, nhiệt độ giảm, mực chất lỏng giảm. - Đóng các giếng khai thác đang làm việc. - Bơm hết dầu trong bình vào đường vận chuyển. - Rửa bình và hệ thống bằng nước biển từ hệ thống cứu hoả qua hệ thống đường công nghệ, qua bình C1 hoặc C3 rồi về bình C2. Bình C2 phải đảm bảo sạch trước khi dừng. - Xả áp suất trong bình về không. - Đóng các van đầu vào và đầu ra của bình. - Tất cả các công việc đã tiến hành dừng bình tách C2 phải ghi vào sổ trực công nghệ. * Khởi động lại thiết bị và hệ thống sau sự cố Sau khi khắc phục sự cố và trước khi khởi động hệ thống và thiết bị phải được tiến hành giải trừ (Reset) tất cả các van SDV có trong hệ thống, giải trừ các van chặn được điều khiển đóng mở từ xa, các van điều khiển tự động mức chất lỏng và áp suất trong bình từ hệ thống SCADA. Khởi động lại thiết bị theo trình tự khởi động thiết bị. 2.5.2. Quy trình sửa chữa và bảo dưỡng bình tách 2.5.2.1. Quy trình sửa chữa bình tách Trong quá trình làm việc của bình tách, thường xảy ra các sự cố sau: a. Chất lỏng bị cuốn ra ngoài theo dòng khí Bảng 2.3. Nguyên nhân và cách khắc phục sự cố khi chất lỏng bị cuốn ra ngoài theo dòng khí Nguyên nhân Biện pháp khắc phục Lưu lượng khí vào dư nhiều Kiểm tra lại lưu lượng khí và chỉnh lại theo thiết kế Chất lỏng lên vùng khí chưa tách Kiểm tra mức chất lỏng và chỉnh thấp hơn theo thiết kế Các thiết bị tách bên trong bị kẹt do bụi và nước Kiểm tra lại nhiệt độ và áp suất tính theo lượng nước được tạo ra Sóng mạnh ở phần chất lỏng Do áp suất nhỏ hơn 0,1 Bar. Kiểm tra lại hay cài đặt thêm màng ngăn ngang Áp suất hoạt động lớn hơn áp suất thiết kế Kiểm tra áp suất hoạt động tăng lưu lượng khí Tỷ trọng chất lỏng cao hơn thiết kế Giảm lưu lượng khí theo tỷ trọng b. Mức chất lỏng không ổn định Phao bị phủ hoàn toàn bởi chất lỏng, do đó ta phải thổi ra đường ống chia độ để lấy mức đo chính xác. Nếu thùng đo ở ngoài thì cần thổi chìm xuống xem có kẹt không. Khi ống đo mức chất lỏng và phao kiểm tra xong thì xem có bị chìm không, thường xuyên rút chất lỏng ra để phao chìm ½, nhập mức chất lỏng các bộ điều khiển. Mức chất lỏng thấp dưới phao: Kiểm tra xem có bị kẹt không, đóng van tháo lỏng để van chìm ½. Van điều khiển chất lỏng mà không làm việc thì cần phải: - Kiểm tra lại sự hoạt động của van xem đóng mở có đúng không. - Vặn van đóng mở hoàn toàn xem có phản lực hay không. - Kiểm tra lưu lượng lỏng để xác định trở lực trong đường ống. Phao bị lắc do sóng: Lắp giá bảo vệ phao luôn cân bằng làm việc ổn định. Bộ điều khiển mức chất lỏng không tương ứng bị thay đổi mức có thể do bộ điều khiển hỏng, phao thủng hoặc chất lỏng ở dưới phao. Ta phải đóng mở van để chất lỏng dao động bằng chiều dài của phao, nếu bộ điều khiển không tương ứng sẽ làm rơi phao. c. Quá tải chất lỏng Bảng 2.4. Nguyên nhân và cách khắc phục sự cố khi quá tải chất lỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục Lưu lượng các dòng cao Chỉnh lại đúng như thiết kế Nhiệt độ tách thấp hơn so với thiết kế Tăng nhiệt độ tách Bộ ngưng tụ, lọc bị tắc Kiểm tra áp suất rơi (sụt áp) hoặc phục hồi sửa chữa, tẩy rửa bộ ngưng tụ hoặc thay thế 2.5.2.2. Quy trình bảo dưỡng bình tách Các yêu cầu đặt ra cần phải thực hiện đầy đủ và n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÙI CHÍ CÔNG - TBDK 51 - STT 04.doc
  • docDANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU. MỤC LỤC.doc
  • docDANH MỤC HÌNH VẼ.doc
  • docdo an in2.doc
  • docMỤC LỤC.doc
Tài liệu liên quan