Đồ án Tìm hiểu phần cứng và vấn đề điều hành bảo dưỡng tổng đài AXE 810

MỤC LỤC

Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

1.1.LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG AXE. 1

1.2.ỨNG DỤNG CỦA TỔNG ĐÀI AXE . 2

1.3.CẤU TRÚC TỔNG QUÁT. 4

1.3.1.Cấu trúc chung của hệ thống AXE. 4

1.3.2.Cấu trúc hệ thống tổng đài AXE 810 . 6

1.4.NHỮNG TIẾN BỘ CỦA AXE 810 SO VỚI ĐÀI THẾ HỆ TRƯỚC. 8

Chương 2: PHẦN CỨNG TỔNG ĐÀI AXE 810

2.1.KHỐI ĐIỀU KHIỂN APZ.11

2.1.1 Phân cấp xử lý trong AXE . 11

2.1.2.Khối xử lý trung tâm CPS. 12

2.1.2.1.SPU (Signal Processor Unit): . 13

2.1.2.2.IPU (Instruction Processor Unit): . 13

2.1.2.3.Bộ phận điều khiển Bus xử lý vùng (RPH) . 14

2.1.2.4.Đơn vị bảo dưỡng (MAU) . 15

2.1.2.5.MAI (Maintenance Unit Interface) . 15

2.1.2.6.Khối nguồn (POWC). 15

2.1.2.7.CP BUS. 15

2.1.2.8.CP-RP Comunication (RBB-S) . 15

2.1.2.9.Nguyên lý hoạt động của bộ xử lý trung tâm CPU. 16

2.1.3. Bộ xử lý vùng RP (Regional Processor ) . 17

2.1.3.1Các chức năng của RP. 17

2.1.3.2.Cấu trúc của RP. 17

2.1.4. Bộ điều khiển thiết bị (DP: Device processor) .19

2.2.KHỐI XUẤT NHẬP IOG 20C.21

2.2.1.Các chức năng của khối IOG 20 C. 21

2.2.2. Cấu trúc phần cứng chính: . 21

2.2.3.Các phân hệ trong IOG 20C. 22

2.2.3.1.SPS (hệ thống xử lý hỗ trợ): . 22

2.2.3.2.MCS (hệ thống giao tiếp người và máy): . 24

2.2.3.3.FMS (hệ thống quản lý File):. 24

2.2.3.4.DCS (hệ thống giao tiếp dữ liệu): . 24

2.2.4.Giao tiếp cảnh báo hệ thống . 26

4.1.3. Nguyên lý khôi phục lỗi hệ thống. 27

2.3.KHỐI CHUYỂN MẠCH APT .28

2.3.1 Chức năng cơ bản của khối chuyển mạch. 28

2.3.2.Cấu trúc chuyển mạch .28

2.3.2.1.Nguyên lý chuyển mạch thời gian TSM. 28

2.3.2.2.Nguyên lý chuyển mạch không gian (SPM). 30

2.3.2.3.Chuyển mạch nhóm GSS. 31

2.3.2.4.Sự an toàn của chuyển mạch. 32

2.3.3.Mô tả phần cứng của bộ chuyển mạch trong tổng đài AXE 810. 33

2.3.3.1.Chức năng của GEM: . 33

2.3.3.2.Chức năng từng card trong GEM:. 34

2.3.3.2.a.Card SCB-RP (Support and Connection Board): . 34

2.3.3.2.b.Card CGB (Clock Generation Board):. 34

2.3.3.2.c.Card IRB (Incoming Reference Board): . 35

2.3.3.2.d.Card DLEB (Digital Link Extension Board): . 35

2.3.3.2.e.Card CDB (Clock Distribution Board): . 35

2.3.3.2.f.Card XDB (Swiching Distribution Board): . 35

2.3.4. Ma trận chuyển mạch. 36

2.4.KHỐI TRUNG KẾ VÀ BÁO HIỆU TSS.40

2.4.1.Các chức năng của TSS : . 40

2.4.2.Cấu trúc phần cứng và các khối chức năng của TSS: . 40

2.4.2.1Các giao tiếp trong GMD: . 40

2.4.2.2.Cấu trúc phần cứng các khối chức năng của TSS:. 41

2.4.2.2.a.DLHB(Digital Link Multiplexer Half Height Board): . 41

2.4.2.2.b.ETC(Exchange Terminal Circuit): . 42

2.4.2.2.c.PDSPL(Pooled Digital Signalling Processor, Low capacity platform

board):. 42

2.4.2.2.d.PCD-D(Pulse Code Modulation Device-Digital):. 42

2.4.2.3.Các khối phần mềm chức năng thực hiện nhiệm vụ báo hiệu. 43

2.4.3.TSS và báo hiệu kênh riêng CAS: . 44

2.4.4. TSS và báo hiệu kênh chung C7: . 45

2.5. KHỐI GIAO TIẾP THUÊ BAO SSS .47

2.5.1. Các chức năng cơ bản. 47

2.5.2. Thông tin giữa EMRP (RSS) và bộ xử lý trung tâm (CP) của tổng đài . 48

2.5.3. Khối giao tiếp thuê bao gần(CSS) . 50

2.5.4. Tổng quát khối giao tiếp thuê bao EAR . 50

2.5.4.1.Cấu trúc phần cứng của EAR 910. 51

2.5.4.1.a.TAU (Test, Maintenance and Administration Unit). 51

2.5.4.1.b.AUS (Access Unit Switch). 54

2.5.4.1.c.AU (Access Units) . 56

Khối giao tiếp thuê bao tương tự AU PSTN. 56

Khối giao tiếp thuê bao số AU ISDN BA . 58

Khối giao tiếp thuê bao số AU ISDN PRA . 59

2.6.NGUYÊN LÝ THIẾT LẬP CUỘC GỌI .60

2.7.GHI NHẬN VIỆC LẮP ĐẶT PHẦN CỨNG TỔNG ĐÀI AXE 810.63

2.7.1.Cấu trúc phần cứng cơ bản của đài AXE 810. 63

2.7.1.1.Cabinets( Tủ thiết bị). 63

2.7.1.2.Subracks (Ngăn thiết bị). 65

2.7.1.3. Cooling (Hệ thống làm mát) . 66

2.7.1.4.Đấu nối cáp. 67

2.7.1.4.Phân phối nguồn. 67

2.7.1.5.Cáp. 68

2.7.2.Sơ đồ lắp đặt tổng đài AXE 810 dung lượng 32 Kmup . 69

2.7.3. Miêu tả chi tiết từng tủ phần cứng chức năng. 70

2.7.3.1.Tủ APZ . 70

2.7.3.1.a.IOG 20C. 70

2.7.3.1.b.APZ 212 33C. 70

2.7.3.2.Tủ APT . 71

2.7.3.3.Tủ ETC. 71

2.7.3.4.Tủ RPG. 72

2.7.3.5.Tủ ASM. 72

Chương 3: ĐIỀU HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG TỔNG ĐÀI AXE 810

3.1.KHÁI QUÁT CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH BẢO DƯỠNG.75

3.1.1.Việc vận hành khai thác liên quan đến các mảng công việc như:. 75

3.1.2. Các công tác bảo dưỡng. 75

3.1.2.1 Bảo dưỡng phòng ngừa (Preventive Maintenance) . 76

3.1.2.2 Bảo dưỡng sửa chữa (Corrective Maintenance) . 76

3.1.2.3 Bảo dưỡng tự động (Controlled Corrective Maintenance (CCM)) . 76

3.2. phần mềm giao tiếp với đài.77

3.2.1.Cài đặt phần mềm WINFIOL. . 77

3.2.2.Giới thiệu phần mềm tra cứu thư viện tổng đài (ALEX): . 77

3.2.3. Ngôn ngữ người – máy:. 79

3.2.4.Các lệnh thường dùng trong tổng đài AXE. 86

3.3. MỘT SỐ QUI TRÌNH KHAI THÁC TỔNG ĐÀI .95

3.3.1Qui trình đấu nối thuê bao mới . 95

3.3.2.Cài đặt một số dịch vụ thuê bao tiêu biểu. 95

3.3.3.Qui trình đấu nối trung kế.101

3.3.4.Qui trình đấu nối và định tuyến báo hiệu số 7.102

3.3.5.Qui trình phân tích định tuyến (phân tích số): .106

3.3.6.Qui trình định nghĩa Annoucement Route ( route thông báo): .110

3.3.7.Qui trình đo lưu lượng (Traffic Measent):.111

3.3.8.Qui trình đặt cấu hình File truy xuất dữ liệu đo thống kê : .112

3.3.9.Qui trình truy xuất dữ liệu đo thống kê : .113

3.3.10.Qui trình truy xuất dữ liệu cước .113

3.4. MỘT SỐ QUI TRÌNH BẢO DƯỠNG TỔNG ĐÀI AXE 810. .114

3.4.1.Các công việc giám sát định kỳ.114

3.4.2.Qui trình xử lý sự cố thuê bao.116

3.4.3.Giám sát ROUTE (Ruote Supervision): .117

3.4.4.Kiểm tra và xử lý trung kế: .118

3.4.5.Qui trình xử lý sự cố CP, RP, EM và EMG:.118

3.4.6.Qui trình xử lý hiện tượng treo kết nối trong hệ thống: .119

3.4.7.Qui trình thay thế bo mạch.119

3.4.8.Qui trình xử lý khẩn cấp bằng công tắc reset trên tủ IOG:.121

3.4.9.Vệ sinh công nghiệp phòng máy, thiết bị .122

pdf142 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3243 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu phần cứng và vấn đề điều hành bảo dưỡng tổng đài AXE 810, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý rằng khi ta đã xây dựng ma trận chuyển mạch theo cấu hình <= 128 KMup muốn nâng cấp lên cấu hình 512 KMup thì không thể được, vì nó còn liên quan đến một số phần cứng chuyên dụng của từng cấu hình. Ví dụ như liên quan tới card tạo xung đồng hồ, khi vào tổng đài chỉ cần nhìn card tao clock là biết được đài có thể mở rộng đến cấu hình bao nhiêu : · Với cấu hình 16 KMup card tạo clock nằm trong GEM đó. · Với cấu hình <= 128 KMup các card tạo clock nằm trong hai GEM đầu gọi là GEM 00 và GEM 01. Với cấu hình <= 512 KMup các card tạo clock không nằm trong GEM mà nằm trong hai module là CDM 0 và CDM1 cụ thể như sau: Ø Ở cấu hình 16 KMup (chỉ 1 GEM) thì Clock 0 của XDB mặt A và mặt B sẽ nối với CDB 0, còn Clock 1 của XDB mặt A và mặt B nối với CDB 1. Ø Ở cấu hình <= 128 KMup chỉ có 2 GEM đầu 00 và 01 có card CDB. Trong XDB có hai cổng nối với xung Clock gọi là Clock 0 và Clock 1(để an toàn), thì Clock 0 của các XDB ở mặt A sẽ nối tới CDB 0 của GEM 00 còn Clock 1 của XDB ở mặt A sẽ nối tới CDB 0 của GEM 01và tương tự đối xứng Clock 0 của CDB 0 ở mặt B sẽ nối tới CDB 1 của GEM 00 còn Clock 1 của XDB ởmặt B sẽ nối tới CDB 1 của GEM 01. Để rõ hơn ta có thể tham khảo ở hình vẽ sau: Hình 2.27: Đấu nối CDB với XDB trong cấu hình <=128 KMup Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810 Trang 39 Ø Đối với cấu hình <= 512 KMup (nhiều hơn 8 GEM), thì sử dụng 2 cặp card CDB như trên thì không đủ cung cấp tín hiệu đồng hồ cho tất cả các GEM trong ma trận chuyển mạch. Vì vậy để đáp ứng cho cấu hình này người ta lắp đặt một module riêng đó là CDM. Module CDM (Clock Distribution Magazine): Là module phân phối xung đồng hồ đến ma trận chuyển mạch có nhiều hơn 8 GEM (dung lượng lớn hơn 128 KMup). Trong mỗi module có 1 card CGB, 1 card IRB, 2 card SCB-RP và có tối đa 8 card CDB. Cả hai module CDM sẽ kết nối đến mỗi GEM trong ma trận chuyển mạch từ 1 cặp card CDB. Mỗi GEM sẽ được nối đến 4 card CDB, mà mỗi card CDB có 8 cổng nên cứ 4 card CDB (1 cặp ở CDM 1 và 1 cặp tương ứng ở CDM 2) có thể kết nối được 8 GEM. Vì vậy với cấu hình 32 GEM để có thể kết nối được tất cả ta phải dùng16 card CDB , như vậy trong mỗi module CDM sẽ có 8 card CDB. Kết nối giữa card CGB với IRB và CGB với CDB trong module CDM được thực hiện qua mặt Backplane( bo mạch đa năng ở mặt sau) của CDM. Kết nối giữa hai máy dao động của 2 card CGB ở 2 CDM được thực hiện qua đường mạch ngoài. Hình 2.28: Cấu hình subrack CDM Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810 Trang 40 2.4.KHỐI TRUNG KẾ VÀ BÁO HIỆU TSS 2.4.1.Các chức năng của TSS : · Điều khiển kết nối lưu thoại giữa AXE với các tổng đài khác trên mạng. · Năng giám sát và kết nối với tất cả các hệ thống báo hiệu khác nhau như R2, C7 và nó cũng thích ứng với tất cả những hệ thống báo hiệu riêng của quốc gia. · Giám sát và kiểm tra các trung kế. · Thông dịch các tín hiệu bên ngoài (đến AXE) và các tín hiệu phần mềm bên trong AXE. 2.4.2.Cấu trúc phần cứng và các khối chức năng của TSS: Phần cứng bao gồm các board mạch kết nối các đường trung kế và các thiết bị báo hiệu với tầng chuyển mạch. Magazine chứa các card của TSS được gọi là GDM(Generic Device Magazine).Cấu trúc chung của subrack GDM là có 20 khe cắm card,trong đó có 2 card RP4, hai card DLHB và 16 card DEV (khe cắm đa năng tùy vào nhu cầu sử dụng của ta mà lắp đặt các card chuyên dụng như ETC, PDSPL, RPG3...). Hình 2.29: Subrack GDM 2.4.2.1Các giao tiếp trong GMD: · 48V-A & -48V-B: nguồn cấp cho magazine qua vị trí RP4, nối đến các card thiết bị qua -48V-A và -48V-B.(Trong RP4 chứa module phân phối cho magazine). · EMB2/M-A-0,1&EMB2/M-B-0,1(Extension module bus v.2 magazine internal bus): EMB2/M-A-0,1kết nối RP4-A với 8 thiết bị, EMB2/M-B-0,1kết nối RP4-B với 8 thiết bị còn lại. · DL2B-A & DL2B-B(Digital Link 2 Backplane): mỗi bus này sẽ kết nối tất cả các thiết bị đến một HDLB. Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810 Trang 41 · RPB-S/M-A-0,1,2 & RPB-S/M-B-0,1,2(Regional Processor Bus - Serial): kết nối RP4-A và RP4-B tới các thiết bị ở vị trí 5, 6, 7. · MB-A-0,1,2 & MB-B-0,1,2(Maintenance Bus): Bus này dùng để tìm và nhận ra lỗi trên các board thiết bị, kết nối tất cả các thiết bị đến RP4-A, RP4-B. Hình 2.30: Các giao tiếp trong GDM 2.4.2.2.Cấu trúc phần cứng các khối chức năng của TSS: Hình 2.31: Các khối chức năng của TSS. 2.4.2.2.a.DLHB(Digital Link Multiplexer Half Height Board): Mạch ghép luồng số : làm việc như bộ ghép kênh, kết nối đến GS bằng DL3, trong mỗi DL3 ghép tất cả 16 DL2. Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810 Trang 42 Card làm nhiệm vụ kết nối tới GEM qua card DLEB của GEM. Hai card DLHB trong GDM xem như đối xứng nhau mỗi card phụ trách một mặt và cùng kết nối đến cặp DLEB đối xứng trong cùng một GEM. Một DLEB có 4 cổng còn một DLHB có 1 cổng, một DLEB được kết nối đến 4 DLHB, nghĩa là 1 DLEB có thể kết nối đến 4 GDM. 2.4.2.2.b.ETC(Exchange Terminal Circuit): Là Board mạch đầu cuối, giao tiếp với luồng trung kế số. ETC kết nối với GS, RSS thông qua đường PCM 2Mbits/s. Có nghĩa là ETC đáp ứng việc giám sát trên đường PCM, tuy nhiên một mình card ETC không đủ để điều khiển việc giám sát này, một số phần mềm khác sẽ cùng thực hiện việc này.Có hai loại ET là: · ETC-5, loại này có dung lượng 2Mbit/s, trên mỗi ETC-5 có ba đầu nối dùng cho: (Protected Monitoring Point ), giao tiếp với module đồng hồ hoặc thiết bị báo hiệu, giao tiếp với luồng số. Trong mỗi GDM có tối đa 16 ETC-5. · ET-155, 155 chính là 155Mbit/s, mạch ET-155 thay thế cho 63 mạch ETC-5. Lưu ý rằng ETC không thực hiện biến đổi số thành tương tự nên khi sử dụng với truyền dẫn tương tự cần có thêm một thiết bị biến đổi là bộ đa hợp MUX(Multiplexer). 2.4.2.2.c.PDSPL(Pooled Digital Signalling Processor, Low capacity platform board): Là mạch chứa 16 hoặc 32 thiết bị(tùy thuộc vào phiên bản), mỗi thiết bị có những chức năng khác nhau, trong đó quan trọng nhất là CSR(Code Sender Receiver). CSR là 1 bộ thu phát mã, dùng để gửi các tín hiệu thanh ghi MFC(Multi Frequency Signalling) kết nối trực tiếp đến GS. Số lượng mạch CSR có thể có trong mỗi PDSPL tùy thuộc vào lưu lượng. 2.4.2.2.d.PCD-D(Pulse Code Modulation Device-Digital): Dùng để ghép kênh ngõ ra 64 Kbits/s của thiết bị báo hiệu ST(Signalling Terminal) vào hệ thống PCM 2Mbits/s đến GS. ST(Signalling Terminal): dùng để thu và gửi các bản tin báo hiệu số 7 thuộc phân hệ báo hiệu kênh chung số 7 (CCS No 7). Có hai dạng ST là: · RPG3(Regional Processor with Group switch interface no3): là một RPG được nối vào bus xử lý cùng nối tiếp (RPB-S: Serial Regional Processor Bus).. RPG3 kết nối đến DLHB, từ đây DLHB sẽ ghép 16 luồng DL2 thành luồng DL3 để nối đến GS. · Một dạng khác của ST là S7V35, loại ST này không kết nối đến GS, nó là một EM được điều khiển bởi cặp RP4 trong GDM. Tốc độ của S7C35 là 56kbit/s. Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810 Trang 43 2.4.2.3.Các khối phần mềm chức năng thực hiện nhiệm vụ báo hiệu Hình 2.32: Các khối phần mềm thực hiện nhiệm vụ báo hiệu số 7. C7ST2(C7 Signalling Terminal): là khối điều khiển liên kết báo hiệu ở mức 2 cho chức năng báo hiệu kênh chung. Có các chức năng: Ø Thu nhận và truyền phát các đơn vị tín hiệu bản tin (MSU). Ø Tín hiệu bắt đầu vận hành và bảo dưỡng của đầu cuối báo hiệu. Ø Điều hành EM. Ø Khởi đầu và khởi động lại đầu cuối báo hiệu. Ø Kết nối bán thường trực thiết bị chuyển mạch qua chuyển mạch nhóm. C7DR2(C7 Distribution Discrimination and Routing): chứa các chức năng về phân loại, phân phối, chuyển tiếp lưu lượng và bản tin định tuyến của hệ thống báo hiệu C7. Khối này đọc các thông tin nơi gởi tới trong các đơn vị báo hiệu. Trong giới hạn của một bản tin, nó sẽ gởi tới người sử dụng đúng, hay nói cách khác bản tin được định tuyến lại. C7BTC(C7 Bothway Trunk Coordinator): là khối quản lý và điều phối toàn bộ việc điều hành BT. C7BTC điều khiển bắt giữ và giải tỏa các bản dữ liệu thiết bị trên cuộc gọi thông thường đồng thời quản lý các dữ liệu thiết bị và định tuyến. Điều phối tín hiệu liên quan giữa các khối chức năng khác. C7OTH(C7 Outgoing Traffic Handler): khối này gồm các chức năng điều khiển lưu lượng đường ra. CSR(Code Sender and Receiver): là khối có chức năng nhận và gởi tín hiệu quay số, khối có chức năng báo hiệu MFC/MFP(Multi-Frequency Compelled or Pulsed). Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810 Trang 44 Khối ET(Exchange Terminal) khối đầu cuối tổng đài:Có chức năng điều hành và bảo dưỡng mạch giao tiếp kết nối với GS đó là ETC, đường truyền chính của DIP(Digital Path), đồng bộ cho DIP.Khối này liên hệ mật thiết với khối BT, hay nói cách khác khối ET thực hiện giám sát và khối BT điều khiển lưu thoại. Trong Card ETC mạch giám sát sẽ đọc các cảnh báo được thu về trên TS_0 (Time Slot 0) và TS_16 khi có một lỗi được phát hiện, ví dụ như một cảnh báo, một lỗi trượt bit, thông tin sẽ được gửi đến STR là phần mềm xử lý cục bộ của ET, sau đó thông tin này sẽ được gửi tiếp đến ETU là phần mềm xử lý trung tâm của khối ET, ở hướng phát đi phần mềm trung tâm của khối ET có thể gửi tín hiệu cảnh báo yêu cầu ETR viết thông tin vào các thanh ghi tại ETC. Khối BT(Bothway Trunk) đáp ứng cho các chức năng liên quan đến việc điều hành lưu thoại của các luồng trung kế vào và ra, nếu một tín hiệu đường dây cần được gởi đi trên TS_16 thì khối BT sẽ gửi tín hiệu đến khối ET và khối này sẽ chuyển tín hiệu đó đến phần cứng mà không thực hiện bất cứ xử lý nào hết, nó chỉ chuyển tín hiệu tới phần cứng ETC. Mỗi kênh trong luồng trung kế tương ứng với một kênh trong BT. Để phân biệt các loại trung kế khác nhau, phần mềm điều khiển trung kế BT được đánh mã số khác nhau như BT1, BT2... . BTM(Bothway Trunk Maintenance): khối này có chức năng bảo dưỡng và điều hành các chức năng cho các luồng trung kế. Khối DIPST(Digital Path Supervision and Test): Giám sát các đường kết nối PCM giữa ETC và tổng đài ở xa hoặc DIP (Digital Path). 2.4.3.TSS và báo hiệu kênh riêng CAS: Hệ thống báo hiệu đa tần (MF: Multi Frequency): truyền kết hợp âm hiệu trên kênh thoại. Thanh ghi báo hiệu được thực hiện bởi mạch nhận và gởi âm hiệu (CSR). CSR kết nối với kênh thoại qua tần chuyển mạch GS. Thí dụ về thiết lập cuộc gọi giữa hai tổng đài sử dụng MFC (như hình dưới đây): · Thanh ghi(RE) yêu cầu khối BT chọn một thiết bị ra trong luồng đặc biệt. Khi đã chọn xong, BT trả lời RE đã hoàn thành việc chiếm luồng.(1) · RE đăng ký một đường dẫn đến GS. Sau đó đường dẫn này sẽ được nối đến phần cứng.(2) · BT đọc dữ liệu đến luồng và tìm bộ gởi mã được yêu cầu cho báo hiệu thanh ghi. Khối CSR được yêu cầu kết nối với thiết bị BT đã chọn.(3) · CSR được chọn một thiết bị và đăng ký GS để kết nối thiết bị CSR với thiết bị BT. Đường dẫn được kết nối ngay lập tức khi báo hiệu bắt đầu.(4) Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810 Trang 45 Hình 2.33: Ví dụ về thiết lập cuộc gọi sử dụng MFC. · Tín hiệu của sự chiếm giữ được truyền trong kênh 16 của hệ thống PCM sử dụng cho cuộc gọi. Khối ET(khối chức năng của ETC) chèn tín hiệu này vào.(5) · Số thứ nhất được lấy từ thanh ghi và gởi đến khối BT đến khối CSR. CSR gởi số đến thiết bị phần cứng được chọn, từ đây sẽ gởi số đến tổng đài khác.(6) 2.4.4. TSS và báo hiệu kênh chung C7: Phân hệ báo hiệu kênh chung CCS trong tổng đài AXE-810 cung cấp cho đài hệ thống báo hiệu số 7 (C7). Phần cứng cần thiết cho kết nối báo hiệu kênh chung: Hình 2.34: Phần cứng cần thiết cho kết nối báo hiệu kênh chung. GS DLHB DLHB RPG3-ST ETC 0 16 9 32 Kênh báo hiệu 64Kbit/s/ST 2.048Mbit/s/ST Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810 Trang 46 Cuộc gọi được thiết lập giữa hai tổng đài kết nối qua một luồng trực tiếp, báo hiệu truyền qua STP, bản tin báo hiệu C7 được gởi trên đường báo hiệu đến STP. STP sẽ kiểm tra địa chỉ (DPC: Destination Point Code) và hướng bản tin này đến tổng đài B. Thí dụ về thiết lập cuộc gọi giữa hai tổng đài sử dụng báo hiệu kênh chung(C7): Hình 2.35: phần cứng và phần mềm cho cuộc gọi sử dụng C7 · (1) Thanh ghi(khối chức năng RE) trong phân hệ điều khiển lưu thoại đăng ký chọn thiết bị đường ra. Khối và luồng được chỉ ra trong phân tích luồng. · (2) Khi xác định rõ ràng cuộc gọi là đường ra, khối C7BTC yêu cầu khối C7OTH hỗ trợ. Đây là khối điều khiển giao thức cho lưu thoại đường ra. · (3) Thanh ghi chuyển giao tất cả dữ liệu (dữ liệu của thuê bao chủ gọi, thuê bao bị gọi) cần thiết cho bản tin đến khối C7OTH. GS D L H B ETC Đến STP GS C7BTC C7OTH RE PHẦN MỀM SNT PCD-D RPG2-ST PHẦN CỨNG C7ST2 C7DR2 ETC Thoại ( 1 3 2 4 5 Phân hệ báo hiệu kênh chung Phân hệ báo hiệu và trung kế Phân hệ chuyển mạch nhóm Phân hệ điều khiển lưu thoại Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810 Trang 47 · (4) Khối C7OTH nhóm thành một đơn vị bản tin báo hiệu(MSU: Message Signalling Unit), gởi nó đến khối C7DR2. MSU được gởi trên đường kết nối đến STP. Khối C7DR2 sử dụng mã điểm tới(DPC: Destination Point Code) và dữ liệu được tải bởi lệnh để tìm đường kết nối thích hợp. · (5) Bước cuối cùng là gởi MSU đến đầu cuối báo hiệu thích hợp. Khối C7ST2 sẽ đảm nhận vai trò này. Trong trường hợp này nếu xảy ra một lỗi nào thì ST điều khiển truyền lại. 2.5. KHỐI GIAO TIẾP THUÊ BAO SSS 2.5.1. Các chức năng cơ bản Khối giao tiếp thuê bao bao gồm các chức năng cơ bản sau: Ø Cấp dòng điện đến các đường dây thuê bao. Ø Tập trung lưu lượng vào chuyển mạch nhóm. Ø Nhận các con số từ các điện thoại quay số (pulses). Ø Nhận các con số từ các điện thoại ấn phím (tones). Ø Gởi tín hiệu chuông đến thuê bao. Ø Gởi các âm hiệu khác nhau đến thuê bao. Ø Tiến hành đo trên các đường dây thuê bao. Các chức năng đã đề cập ở trên là chung cho các thuê bao, các chức năng khác là riêng. Tất cả các chức năng riêng đều được tập trung trong mạch giao tiếp đường dây (LIC) của thuê bao. Sau đây chúng ta sẽ đi nghiên cứu khối giao tiếp thuê bao với phần cứng mới nhất vừa được Ericsson đưa vào hoạt động là EAR(Engine Access Ramp), hệ thống này có card giao tiếp thuê bao AU 30 thuê bao. Khối giao tiếp thuê bao xa RSS và khối giao tiếp thuê bao gần CSS đều sử dụng phần cứng giống nhau là EAR 910. Tuy nhiên nó có điểm khác biệt khi giao tiếp với bộ phận chuyển mạch là RSS cần báo hiệu trung kế còn CSS thì không. Trước khi tìm hiểu phần cứng EAR 910 ta xem qua sự khác biệt đó. Ø CSS (Central Subscriber Switch _ Khối giao tiếp thuê bao gần): đặt trong tổng đài nội hạt AXE và nằm gần GSS. Ø RSS (Remote Subscriber Switch _ Khối giao tiếp thuê bao xa): có thể xem như một nút truy nhập từ xa. Nó được đặt ở xa đài. Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810 Trang 48 Hình 2.36: Vị trí của khối giao tiếp thuê bao trong đài. 2.5.2. Thông tin giữa EMRP (RSS) và bộ xử lý trung tâm (CP) của tổng đài Dùng báo hiệu kênh chung để thông tin giữa EMRP và CP. Xem hình 2.6. Hình 2.37: Thông tin giữa CP – EMRP. GSS CSS NT : ' ' RSM RSS NT : ' ' RSM ' Œ  Local Exchange Ž EMRP EMRP EMRP ST ST CP CCITT No.7 ' Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810 Trang 49 Thông tin báo hiệu ở CP được xử lý và được định dạng lại trong đầu cuối báo hiệu (ST) đặt trong tổng đài. Đầu cuối báo hiệu này được gọi là STC (Signalling Terminal Central). Tiếp theo, STC đặt thông tin báo hiệu vào kênh 16. Thiết bị ETC (Exchange Terminal Circuit) sẽ thực hiện việc này, ETC được sử dụng như một giao tiếp giữa luồng PCM và chuyển mạch nhóm. Sau đó thông tin báo hiệu được lấy ra từ thiết bị ETB của khối giao tiếp thuê bao. STR (Signalling Terminal Regional) định dạng lại thông tin báo hiệu và gởi nó đến EMRP có liên quan qua bus EMRP (EMRPB). STCs, STRs, EMRPBs và các luồng báo hiệu (kênh 16 trong luồng PCM) luôn luôn được nhân đôi để đảm bảo độ tin cậy. Xem hình 2.7. Hình 2.38: Bộ phận điều khiển của SSS. Khi đường truyền từ RSS đến đài mẹ bị đứt, RSS có thể vẫn làm việc ở chế độ tối thiểu để tạo sự nối kết giữa các thuê bao trong cùng một RSS đó là nhờ một phần mềm gọi là ATL được trang bị tại RSS để hỗ trợ việc này. Chế độ làm việc tối thiểu: Ø Các thuê bao có thể nhấc máy lên quay số bình thường để chỉ liên lạc với các thuê bao của cùng RSS. Ø Các loại dịch vụ cộng thêm hoàn toàn bị mất. Ø Không tính cước. Lưu ý: khối giao tiếp thuê bao xa còn được gọi là chuyển mạch thuê bao xa (RSS), hay khối thuê bao xa (RSU) Trong các tài liệu và các câu lệnh khối này còn được gọi là EMG (Extension Module Group). ETB EMRP 31 16 0 ETC “16” ETB EMRP 31 16 0 ETC “16” EMRP STR STR STC STC CP “16” “16” GSS EMRPB-A EMRPB-B ' Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810 Trang 50 2.5.3. Khối giao tiếp thuê bao gần(CSS) Là khối giao tiếp thuê bao không bị gỡ ra mà được đặt trong tổng đài, nên khoảng cách từ nó đến bộ xử lý trung tâm (CP) và đến chuyển mạch nhóm ngắn hơn, do đó nó được thiết kế hơi khác so với khối giao tiếp thuê bao xa. Sự khác biệt RSS và CSS trong tổng đài là: · Board mạch in ETB được thay thế bằng JTC (Junctor Terminal Circuit) · Khung ETC không được sử dụng, tức là thông tin trực tiếp giữa JTC và chuyển mạch nhóm. · STC và STR được kết hợp trong một khung gọi là RPBC (Regional Processor Bus Converter). Không báo hiệu trên kênh 16. · Tất cả 32 kênh đến chuyển mạch nhóm đều có thể được sử dụng cho thoại. 2.5.4. Tổng quát khối giao tiếp thuê bao EAR : Engine Access Ramp (EAR) là tên hệ thống truy cập mới của Ericsson về truy cập băng thông hẹp và băng thông rộng. Hình 2.39: Kết nối EAR 910 với AXE Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810 Trang 51 Cấu trúc của EAR 910 rất đơn giản so với các hệ thống truy cập trước đây. Có ít kiểu board mạch hơn được sử dụng, bởi một board mạch được tích hợp trên nó rất nhiều chức năng. Kết nối với tổng đài bằng đường truyền 2Mbits/s. EAR 910 được thiết kế là một node truy nhập được trang bị đầy đủ, trang bị kỹ thuật RSS tự vận hành, sẵn sàng cho việc cài đặt và vận hành ở những nơi rất xa, chịu được thay đổi của thời tiết khắc nghiệt. EAR 910 cung cấp cho một số dạng truy nhập sau: Ø Sử dụng cho mạng điện thoại công cộng PSTN. Ø Sử dụng cho mạng số đa dịch vụ ISDN-BA (2B+D),15 thuê bao. Ø Sử dụng cho mạng số đa dịch vụ ISDN-PRA(30B+D). Ø Sử dụng cho truy nhập đường thuê bao số tốc độ cao HDSL. Ø Sử dụng cho truy nhập đường thuê bao số cận đồng bộ ADSL. Cấu trúc phần cứng của EAR đối với các kiểu truy cập đều tương tự nhau ở board mạch AUS và TAU, chỉ phân biệt nhau đối với board AU. 2.5.4.1.Cấu trúc phần cứng của EAR 910 2.5.4.1.a.TAU (Test, Maintenance and Administration Unit) TAU có nhiệm vụ kiểm tra các mạch thuê bao và đường dây thuê bao bằng chương trình đo thử thuê bao từ tổng đài, điều hành và bảo dưỡng tủ thuê bao. TAU đáp ứng các chức năng liên quan đến điều hành và bảo dưỡng cho cả các mạch giao tiếp đường dây thuê bao và đường dây thuê bao. TAU có thể thực hiện đo các chức năng sau: · Đo những tham số tín hiệu PRM và điện áp đỉnh ISDN. · Kiểm tra đường thuê bao ISDN. · Đo biên độ của tín hiệu chuông gởi từ AU. · Phát hiện / đo những chữ số decadic. · Gởi các số decadic(pulse/pause ratio). · Đo điện trở, điện dung và điện áp trên đường thuê bao. · Đo diện áp và dòng diện ở mạch giao tiếp đường dây thuê bao. · Cung cấp cuộc gọi thử, kiểm tra bộ biến đổi A/D, D/A của mạch AU PSTN. · Phát tín hiệu chuông cho cuộc gọi thử hỗ trợ người kiểm tra. · Thiết bị bảo vệ chuyển mạch. · Định tuyến sự bảo trì / các lệnh kiểm tra từ AUS đến AU. Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810 Trang 52 · Có thể mô phỏng các hoạt động như các trạng thái nhấc và đặt máy. TAU thực hiện kiểm tra mạch đường dây thuê bao đồng thời mạch đường dây thuê bao số và mạch đường dây thuê bao tương tự bằng các cách sau: · Cách thứ nhất: nối các điểm đầu cuối khác nhau tới mạch đường dây thuê bao ở dưới kiểm tra và quan sát tình trạng của nó. · Cách thứ hai: phân tích dòng và áp hiện thời của đường dây thuê bao. · Cách thứ ba kiểm tra SLIC: thiết lập kiểm tra đường truyền hoặc đường truyền gọi thử. TAU kết nối tới các board AUS thông qua đường 2 Mbit/s và tới các board AU thông qua 2 bus riêng (Bus ACOM và LCOM ). Các TAU được điều khiển bởi RPG, một RPG có thể điều khiển tối đa 30 TAU. Sơ đồ mô tả vị trí của TAU trong khối EAR 910: Hình 2.40: TAU trong EAR 910 Cấu trúc phần cứng của TAU Bộ xử lý của TAU: TAU sử dụng bộ xử lý MC 68360-QUICC(Quad Integrated Communications Controller) của Motorola, hoạt động độc lập, chế độ bình thường. Khối “Test head” thực tế là đo các thiết bị trong TAU. Nó cũng thực hiện đo đường dây thuê bao và mạch giao diện đường dây thuê bao. LI(Line Interface) giao diện đường dây: được sử dụng để thiết lập đường dẫn thoại giữa TAU và một thuê bao hay giữa TAU và một mạch giao tiếp đường dây thuê bao trên mạch AU. Mạch giao diện đường dây sẽ được trình bày chi tiết trong phần cứng chi tiết của mạch AU. Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810 Trang 53 Hình 2.41: Cấu trúc phần cứng chi tiết của TAU. NT(Network Terminal) khối đầu cuối mạng: giao diện được sử dụng giữa TAU và AUS là chuẩn E1(ITU-T G.703/G.704) với tốc độ bit là 2048kbit/s +/-50ppm. Khối TLMI(TAU implementation of the Line Measuring Interface) là một bộ vi xử lý điều khiển hệ thống đo lường điện áp, điện trở, điện dung của mạch đường dây thuê bao và đường dây thuê bao. Khối TLMI xây dựng bởi bộ vi xử lý 68HC11E1, không gian địa chỉ tổng cộng là 64Kbyte. Mạch TMLI có 64Kbtye RAM và 64Kbyte EPROM . Các board TAU–C được kết nối với nhau bằng cable, cable bao gồm: · Một bus RS485 nối tiếp để nối với các bộ xử lý AU (điều khiển bus truy nhập kiểm tra ACOM). · Bus truy nhập kiểm tra để đo đường dây và AU. · Bảo vệ bus chuyển mạch LCOM. · Mở rộng bus PULSI, PEBUS. Bộ xử lý TAU (MC68360) BDM RS-232 NT Driver+Mux LI Giao diện đường dây Test terminations TLMI Kiểm tra đầu mP LED báo lỗi Chuyển mạch truy nhập PULS AUS AU-EP AU External Test Bus Test Access Bus RS-485 (ACOM) RS-485 (LCOM) Đ ườ n g 2M bi t TAU-C HDLC TAU Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810 Trang 54 2.5.4.1.b.AUS (Access Unit Switch) AUS là đơn vị trung tâm trong node truy nhập AN(Access Node), board này thực hiện các chức năng chuyển mạch thời gian, nhận xung quay số, gửi tone và xử lý AU. AUS còn có nhiệm vụ tập trung lưu thoại trên các luồng 2 Mbit/s (tối đa 6 luồng) đưa đến tổng đài. Trong mỗi nút truy cập AN có hai AUS chứa chức năng đầu cuối báo hiệu từ xa STR AUS thực hiện các chức năng sau: · Đồng bộ hóa chuyển mạch thời gian. · Chuyển mạch các mẫu thoại trong chuyển mạch thời gian 1K. · Làm suy hao các mẫu thoại. · Gởi tone đến các thuê bao. · Tiếp nhận tín hiệu mã đa tần DTMF. · Kết nối với các luồng số 2 Mbit/s (luồng E1). Những phần chính của AUS: Hình 2.42: Phần cứng của AUS Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810 Trang 55 Ø Chuyển mạch (Switch): Chuyển mạch có thể điều khiển 1024 kênh 64kbit/s. Chuyển mạch tại AUS cũng có thể làm suy hao mẫu thoại. Ø Đồng hồ: Một AUS trong nút truy cập có đồng hồ chủ và tất cả các đồng hồ còn lại trong nút phải theo đồng hồ chủ. Phòng khi trường hợp hỏng thì một đồng hồ chủ của một AUS khác đặt ở chế độ Stand-by. Các đồng hồ ở các AUS khác lấy xung đồng bộ chuẩn theo đồng hồ chủ thông qua các bus riêng, mà phần cứng có tên là VCXO(Voltage Controlled Crystal Oscilator) tần số 16,384 Mhz. Ø ET(Exchange Terminal) đầu cuối tổng đài: dùng để kết nối các luồng 2Mbit/s. kênh 0 dùng cho đồng bộ, còn lại 31 kênh cho thoại và báo hiệu. Các kết nối theo chuẩn ITU G.703, G.704 và G.706, với giao diện 120W cân bằng. Một board chuẩn của AUS có 28 mạch ET. Ø HDLC(Hight Data Link Control ) điều khiển luồng dữ liệu mức cao: HDCL là mạch truyền dữ liệu và được tích hợp trong một bộ vi xử lý. Phần cứng có thể điều khiển 32 kênh HDLC và được sử dụng cho giao tiếp giữa STC và STR. Ø DTMF( Dual Tone Multi Frequency): phần cứng này có chức năng nhận tín hiệu mã đa tần, trên cơ sở bộ xử lý tín hiệu số DSP(Digital Signal Processor). Trong mỗi khối DMTF có tối đa 32 khối KRC, khối này dùng để thu chữ số và gửi tone đi. Ø EMRP-T: hệ thống điều khiển AUS, nó thay thế cho EMRP trong hệ thống cũ. Thực hiện điều khiển mọi hoạt động có liên quan tới một cuộc gọi, chẳng hạn như: nhận chữ số, gửi tone mời quay số, gửi tone báo bận, tách ghép báo hiệu, chuyển mạch ở TSW, đồng bộ và giao diện qua giao thức V24. Ø Giao diện: AUS có hai kiểu port V24/V28 cho kết nối đến các local debugger và một portable terminal (PC). Kết nối các AUS: · EMRP Ring(Vòng EMRP): có chức năng như EMRPB trong hệ thống cũ, nó kết nối các EMRP-T với nhau, sử dụng chuẩn kết nối 2Mb/s. Sở dĩ nó có dạng vòng vì sự an toàn và các thông tin có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTìm hiểu phần cứng và vấn đề điều hành bảo dưỡng tổng đài AXE 810.pdf