MỤC LỤC
A- Khái quát về phần mềm OrCAD 9.1
B- Vẽ sơ đồ mạch điện nguyên lý với Capture CIS
1. Tìm hiểu các giao diện của Capture CIS
2. Tìm hiểu các ký hiệu linh kiện thường dùng trong Capture CIS
3. Tìm hiểu các thư viện linh kiện và cách tạo một thư viện mới
4. Các thao tác cơ bản trên bản vẽ và ví dụ cụ thể
C- Vẽ mạch in với Layout Plus
1. Cách vẽ mạch in trong Layout Plus
2. Xem và tạo các kiểu chân hàn mới
3. Liên kết với Capture CIS để tạo mạch in từ sơ đồ mạch điện
nguyên lý.
D- Phân tích mạch với PSpice
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2598 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu phần mềm Orcar 9.1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Điểm đánh giá : ........................ Xếp loại : .......................................................
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2002
Giáo viên phản biện
( Ký tên và ghi rõ họ tên)
LỜI NÓI ĐẦU
Để hiểu được một phần mềm ứng dụng và sử dụng nó một cách có hiệu quả thì thật
không dễ dàng chút nào. Nó đòi hỏi ta tìm tòi, khám phá và khi ta hiểu được một vấn đề gì đó
thì ta sẽ cảm thấy rất là thú vị. Đối với những sinh viên ngành Điện tử thì việc có một phần
mềm ứng dụng như OrCAD thì rất tiện lợi và bổ ích.Chính vì vậy, em đã chọn đề tài này trước
là để tìm hiểu thêm, sau đó là có thể củng cố kiến thức cho tương lai sau này.Và thực tế hơn cả
là em có thể giúp các bạn chưa biết về OrCAD có thể biết ít nhiều về nó.
Em xin chân thành cảm ơn cô NGUYỄN THỊ NGỌC ANH đã hướng dẫn tận tình cho
em hoàn thành đồ án môn học này.Và em cũng xin cảm ơn các thầy cô bộ môn và các thầy cô
trong phòng thí nghiệm cùng các bạn lớp 99ĐT1 đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình làm đồ
án.Chúc các thầy cô và các bạn luôn mạnh khỏe và thành công trong học tập và trong lao động.
Sinh viên làm đồ án
LÊ THÀNH TRUNG
MỤC LỤC
A- Khái quát về phần mềm OrCAD 9.1
B- Vẽ sơ đồ mạch điện nguyên lý với Capture CIS
1. Tìm hiểu các giao diện của Capture CIS
2. Tìm hiểu các ký hiệu linh kiện thường dùng trong Capture CIS
3. Tìm hiểu các thư viện linh kiện và cách tạo một thư viện mới
4. Các thao tác cơ bản trên bản vẽ và ví dụ cụ thể
C- Vẽ mạch in với Layout Plus
1. Cách vẽ mạch in trong Layout Plus
2. Xem và tạo các kiểu chân hàn mới
3. Liên kết với Capture CIS để tạo mạch in từ sơ đồ mạch điện
nguyên lý.
D- Phân tích mạch với PSpice
PHẦN A: KHÁI QUÁT VỀ PHẦN MỀM ORCAD 9.1
Phần mềm OrCAD 9.1 là một công cụ hỗ trợ rất tốt cho việc mô phỏng một mạch
điện xem nó có hoạt động tốt hay không? Ta có thể thực hiện nhiều công việc như vẽ
sơ đồ mạch điện nguyên lý với Capture CIS, vẽ bảng mạch in với Layout Plus, phân
tích mạch với Pspice A/D hay viết chương trình nạp EFROM với VDHL và PLD v.v..
Nếu bạn đang học về điện tử thì OrCAD sẽ là một trợ lý đắc lực của bạn trong vấn đề
phân tích và thiết kế thử mọât mạch điện xem nó có chạy tốt hay không?Nếu chạy tốt
trên OrCAD thì bạn yên tâm tạo ra mạch ứng dụng trong thực tế và dĩ nhiên là
OrCAD sẽ tiết kiệm dùm bạn một ít chi phí và thời gian để bạn có thể làm những công
việc khác.Chúc các bạn có thêm nhiều lý thú với phần mềm OrCAD 9.1 này.
PHẦN B :
VẼ SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN NGUYÊN LÝ VỚI CAPTURE CIS
1.Tìm hiểu các giao diện của Capture CIS
Sau khi mở Capture CIS, bạn sẽ thấy hiện ra cửa sổ sau:
Trong cửa sổ này, bạn chọn mục File , rồi chọn New và chọn Project…Bạn sẽ thấy
hiện ra cửa sổ sau:
Trong cửa sổ này, bạn gõ vào tên tậïp tin (trong Name) và chọn thư mục để cất tập tin
này(trong ô Location).
Nếu muốn liên kết với Pspice thì bạn
đánh dấu trong ô tròn thứ nhất.
Nếu muốn liên kết với Layout Plus để
vẽ bảng mạch in thì đánh dấu trong ô
tròn thứ hai.
Còn muốn liên kết với PLD để nạp
chương trình vào các IC EPROM thì
đánh dấu trong ô tròn thứ ba.
Và nếu muốn chỉ vẽ sơ đồ mạch điện thôi, bạn đánh dấu trong ô tròn thứ tư.
Sau khi chọn xong phần mềm liên kết với mạch điện.Bạn nhấn OK, lúc này trình Capture
CIS sẽ mở ra một cửa sổ hỏi Bạn có muốn lấy thêm các thư viện nào nữa không?
Nếu muốn lấy thêm thư viện, Bạn
chọn tên thư viện bên khung trái rồi
nhấn phím Add>> .Nếu muốn bỏ bớt
các thư viện, chọn tên các thư viện
bên khung phải rồi nhấn phím
<<Remove.
Bạn hãy nhấn Finish đe vào trang vẽ, việc thêm bớt các thư viện ta làm sau cũng được.
Sau khi nhấn phím Finish, Bạn sẽ vào vùng làm việc chính của Capture CIS
Trong vùng làm việc này, Bạn sẽ thực hiện các thao tác vẽ mạch điện, còn các thao tác đó
như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau.
Thanh công cụ liên
thông với PSpice
Thanh công cụ
của Capture CIS
Thanh công cụ
dùng vẽ các sơ
đồ mạch điện
2.Tìm hiểu các ký hiệu linh kiện dùng trong Capture CIS
Trong trang vẽ của Capture CIS, đối tượng chính ta cần phải hiểu thật rõ chính là ký hiệu của
các linh kiện.Capture CIS cất các ký hiệu linh kiện trong các thư viện có họ là .olb, với các thư
viện có sẵn trong OrCAD thì ta có trên 30.000 ký hiệu của các linh kiện.Bây giờ chúng ta hãy
tìm hiểu các đặc tính của các ký hiệu này.
Khi vào trong trang vẽ của Capture CIS, bạn hãy mở cửa sổ Place Part (gọi nhanh bằng
phím “P”).Bạn hãy lấy một ký hiệu đặt vào trang vẽ.Thí dụ:IC 555.Trên trang vẽ bạn hãy nháy
chuột để chọn ký hiệu này(quanh ký hiệu sẽ hiện khung chữ nhật màu đỏ).Mở mục Edit rồi
Part.Bạn sẽ chuyển ký hiệu IC 555 vào trang Edit Part.Trong trang Edit Part,bạn sẽ có các
thành phần sau:(Bạn xem hình)
(Chọn IC 555B có trong thư viện ANL-
MISC.OLB,ký hiệu này hiện ra trong khung
Preview, nếu đúng linh kiện muốn lấy, bạn nhấn
OK để xác nhận)
Sau khi sắp xếp lại các chân linh kiện IC
555B, ta có 1 ký hiệu mới để dễ vẽ trong
mạch nguyên lý hơn.
GND
1
VCC
8
DISCHARGE
7
555B
THRESHOLD
6
CONTROL
5
RESET
4
TRIGGER
2
U?
OUTPUT
3
(IC 555B sau khi sửa lại)
Tương tự như vậy, bạn có thể sửa chữa bất kỳ một ký hiệu linh kiện nào mà bạn muốn để ta
có thể vẽ mạch nguyên lý một cách dễ dàng hơn.
3.Tìm hiểu các thư viện linh kiện và cách tạo một thư viện mới
a) Các thư viện linh kiệân:
Tài nguyên phong phú của Capture CIS chính là các ký hiệu linh kiện cất trong các
tập tin thư viện có họ là .olb.Muốn vẽ một sơ đồ mạch điện bạn phải sử dụng đến các
ký hiệu có trong các thư viện này.Bạn củng có thể tạo ra các ký hiệu hoàn toàn mới
và cất vào trong thư viện của riêng bạn.
Có 4 loại thư viện,đó là:
• Thư viện vốn có của Capture CIS ( có họ là .olb).
• Thư viện cất giữ các footprint dùng cho trình vẽ mạch in với Layout Plus (có họ là
.llb).
• Thư viện dùng khai báo các tham số của linh kiện dùng trong Pspice (có họ là
.lib).
• Thư viện cất các IC EPROM dùng cho trình PLD (có họ là .vhd).
Bạn hãy vào thư mục CAPTURE,rồi vào tiếp thư mục LIBRARY,bạn sẽ thấy hiện
ra các thư viện vốn có của trình Capture CIS.
Để khảo sát các ký hiệu vốn có trong các tập tin thư viện có họ .olb,bạn có thể cho
mở trang biên soạn xử lý các ký hiệu trong thư viện.Bạn hãy làm như sau:
Bước 1:Vào trình Capture CIS
Bước 2:Mở mục File, chọn mục Open rồi chọn mục Library…
Lúc này trên màn hình sẽ hiện ra một cửa sổ,bạn hãy tìm tập tin thư viện mà bạn
muốn mở ra xem.
Bạn muốn mở tập tin nào thì nhấp
chuột nhanh 2 nhịp vào tập tin đó.
Ở đây ta thử mở tập tin opamp.olb
Sau đó, ta vào trong trang quản lý các ký hiệu có trong tập tin thư viện này.(Bạn xem
hình)
Trong giao diện này,bạn thấy liệt
kê ra tất cả các ký hiệu có trong tập
tin thư viện.muốn xem ký hiệu
nào,bạn nhấp chuột nhanh 2 nhịp trên
tên của ký hiệu đó.
Thí dụ:Bạn muốn xem ký hiêu
“101”, hãy nhấp chuột trên “101”.
Bạn sẽ thấy hiện ra cửa sổ Edit
Part.Giao diệân của trang Edit Part
như sau:
Khi bạn đã ở trong trang Edit
Part.Bạn sẽ thấy được hình dạng
của ký hiệu,hiểu được các thuộc tính của tất cả các chân của ký hiệu.
Dĩ nhiên bạn có thể sửa đổi ký hiệu này và cập nhật vào thư viện để sau này sử dụng.
b) Cách tạo một thư viện mới:
Bước 1: Vào trình Capture CIS
Bước 2:Mở mục File, rồi chọn New rồi chọn mục Library…
Ngay lúc này trên giao diện xuất hiện tên tập tin mới.(Bạn xem hình)
Trong giao diện này có tập tin mới được đặt
tên là:Library1.olb
Lúc này bạn có thể cho mở thêm nhiều thư
viện khác.bạn có thể cho chép các ký hiệu
đã có trong các thư viện bằng cách nhấn
vàkéo chuột cho qua các thư viện khác.
Để tìm hiểu tên của các linh kiện có trong tất cả các thư viện.Bạn có thể mở tập tin
LIBRARY.HLP.Trong đó liệt kê đầy đủ tên của tất cả các thư viện dùng trong trình Capture
CIS.
Bạn có thể dùng chức năng Part search… trong cửa sổ Place Part để tìm tên một linh kiện
trong các thư viện của Capture CIS.Trong trang
vẽ Capture CIS, bạn gõ phím “P” để mở cửa sổ
Place part.Trong cửa sổ này có mục Part
search…, bạn nhấp chuột trên mục này sẽ cho
mở một cửa sổ như hình sau:
Trong ô Part Name, gõ vào tên linh kiện bạn
cần tìm.Trong mục Library Part, bạn chỉ định
tìm trong thư mục nào.Khi chỉ định xong nhấn Begin Search để bắt đầu tìm.
Bạn có thể dùng dấu “*” để thay thế các ký tự không nhớ, đặt trước hay sau tên linh kiện
muốn tìm cũng được.
Khi đã tìm ra linh kiện, các linh kiện này sẽ hiện ra trong khung Libraries.Lúc này nếu muốn
lấy linh kiện nào, bạn nhấp chuột nhanh 2 nhịp trên tên của linh kiện đó.
Linh kiện và thư viện chứa linh kiện này sẽ cho nạp vào cửa sổ làm việc của lệnh Place
Part.Trong khung Preview, bạn sẽ thấy hiện ra hình ảnh của ký hiệu.Nếu đúng là ký hiệu bạn
cần hãy chọn và đặt vào trang vẽ.
4.Các thao tác cơ bản trên bản vẽ và ví dụ cụ thể:
Ta thử vẽ mạch dao động đa hài.Bạn vào trang vẽ của Capture CIS như đã hướng dẫn ở
phần trên và vẽ.
- Dùng lệnh Place Part(gõ phím
“P”) để lấy linh kiện đặt vào
trang vẽ.
- Dùng lệnh Place Wire(gõ phím
“W”) để đặt đừơng nối qua các
chân linh kiện.
- Dùng lệnh Place Ground(gõ phím
“G”) để cho nối masse.
Nguồn Vdc bạn lấy trong thư viện source.olb.
-Muốn lật ngang linh kiện bạn gõ phím “H”.
-Muốn lật dọc linh kiện bạn gõ phím “V”.
-Muốn quay linh kiện bạn gõ phím “R”.
-Muốn thay đổi giá trị của linh kiện, bạn dùng lệnh Edit (nhấp chuột nhanh 2 nhịp
trên tên hay trị số của linh kiện) để biên soạn lại trị số của từng linh kiện trên mạch.
Vậy là ta có thể vẽ mạch điện nguyên lý trên Capture CIS được rồi.Nếu bạn thấy
thích mạch này chẳng hạn và bạn muốn làm mạch in thì sao?Chúng ta hãy cùng nhau
tìm hiểu cách thiết kế mạch in bằng Layout Plus mà phần mềm OrCAD đã cung cấp
cho chúng ta.
PHẦN C: VẼ MẠCH IN VỚI LAYOUT PLUS
1.Cách vẽ mạch in trong Layout Plus:
Sau khi nhấp chuột vào tiêu hình của Layout Plus, khi vào được giao diện của Layout Plus
bạn chọn File rồi New để vẽ bảng mạch in mới.
Trên màn hình sẽ hiện ra cửa sổ sau để hỏi bạn có cần các tập tin trợ giúp không? Các tập
tin này có họ là .tpl (tập tin Template) hay .tch (tập tin technie).
Lúc này, bạn cứ chọn tập tin hỗ trợ DEFAULT.TCH, vậy hãy nhấp chuột vào “open”.Bạn
sẽ thấy hiện ra cửa sổ sau:
Layout Plus hỏi bạn có chọn nạp tập
tin Netlist đã được khai báo trước
chưa, các tập tin này có họ là
.mnl.Nếu bạn chưa có chuẩn bị các
tập tin khai báo các linh kiện và các
đường nối mạch qua các Pad hàn của
linh kiện (tập tin Netlist), bạn nhấn
Cancel để vào thẳng trang vẽ.
Lúc này bạn sẽ thấy trang vẽ của Layout Plus hiện ra như sau:
Trong trang vẽ này có các thành phần chính sau:
- Phần thanh công cụ phía trên
- Khoảng giữa trang vẽ màu đen là vùng vẽ bảng mạch in
- Thanh ngang phía dưới là tọa độ con trỏ, cho biết khoảng còn trống của vùng nhớ
RAM và trạng thái hoạt động của trang vẽ.
Lúc này bạn hãy nhấn [Shift]+[Home],bạn sẽ thấy hiện rõ tất cả các thành phần hiện có
trên trang vẽ.
Đến đây, bạn có thể bắt đẫu vẽ các bảng mạch in trên trang vẽ của Layout Plus đúng theo
ý riêng của bạn.
Bây giờ ta sẽ làm tuần tự các bước sau:
a) Đặt đường biên của bảng mạch in với tiêu hình Obstacle.
Bạn sẽ tìm thấy tiêu hình Obstacle trên thanh công cụ phía trên trang vẽ Layout
Plus.Sau khi chọn nó, bạn nhấn phím chuột phải, bạn sẽ thấy hiện ra cửa sổ có các
mục(End Command;New…;Any Angel Corners và Undo).Bạn hãy chọn mục New…, lúc
này con trỏ đã đổi qua dạng “+”.Bạn lại nhấn chuột phải để mở cửa sổ hình sau:
Trong cửa sổ này bạn hãy chọn
mục Properties để biên soạn các
thuộc tính của đường bao.
Sau khi chọn mục Propeties, bạn sẽ
thấy hiện ra cửa sổ mà ở đó bạn sẽ
chọn các thuộc tính cho đường bao
mà bạn muốn vẽ.
Ở đây, trong bảng Edit Obstacle, bạn sẽ vẽ đường bao để xác địng kích cỡ của bảng mạch
in, do đó bạn sẽ chọn:
Mục Obstacle Type: Lấy kiểu Board
outline.
Mục Width:Kích cỡ của đường kẻ lấy
khoảng 20 mm.
Mục Obstacle Layer:Đường bao xác định
kích cỡ bảng mạch in phải kẻ trên lớp
chung(lấy lớp Global Layer).
Sau khi chọn xong bạn nhấn “Enter”.Bạn
sẽ trở lại trang vẽ và con trỏ sẽ có dạng
“+”.Bạn hãy chọn điểm đầu của hình chữ
nhật rồi nhấn giữ chuột trái kéo thành khung hình chữ nhật để định kích cỡ của bảng mạch
in.
Sau khi đặt xong kích cỡ bảng mạch, bạn sẻ thấy hình trang vẽ hiện ra như sau:
Đường bao sẽ có màu mặc định là màu vàng vì nó nằm trên lớp chung(Global Layer).Lúc
này bạn hãy dùng tổ hợp phím [Shift]+[home] để cho hiện ra tất cả các thành phần của
bảng vẽ.Trên bảng vẽ bạn cũng sẽ thấy điểm gốc của trang vẽ(vòng tròn nhỏ với chữ
thập nằm ở tâm).Nó dùng xác định tọa độ của các kiểu chân trên trang vẽ(tọa độ X và Y).
b) Đặt lại điểm gốc sau khi chọn kích thước bảng mạch in (Place Datum):
Để đặt lại điểm gốc, bạn hãy chọn mục Tool trên thanh công cụ trang vẽ, bạn sẽ thấy
hiện ra cửa sổ như sau(bạn
xem hình dưới).Trong cửa sổ
này bạn chọn mục Dimension
rồi chọn mục Move Datum
trong cửa sổ con.Sau khi chọn
xong bạn sẽ dùng con trỏ để
đặt lại điểm gốc trên trang
vẽ.Thông thường, người ta đặt
điểm gốc với X=0 và Y=0 ở
tại góc phải dưới của hình chữ nhật dùng xác định kích cỡ của bảng mạch in.
c) Đặt các footprint lên trang vẽ trong vùng bảng mạch:
Bây giờ hãy vào thư viện các kiểu chân để lấy ra các kiểu chân tương ứng vói các ký
hiệu trong sơ đồ mạch để đặt vào vùng bảng vẽ.Để mở các thư viện bạn hãy chọn tiêu
hình “Component Tool” trên thanh công cụ của trang vẽ.Chọn xong, bạn nhấn phím
[Insert] để mở cửa sổ chọn kiểu chân.Lúc này Layout Plus sẽ hiên ra cửa sổ Add
Component như hình sau:
Nếu bạn nhớ tên kiểu chân
(footprint) thì gõ tên vào ô
trống.Nếu không bạn có thể chọn
phím “Footprint…” để mở cửa sổ
thư viện của Layout Plus.
Thông thường lúc đầu bạn chưa
quen tên của các kiểu chân nên
bạn nên mở thư viện để tìm kiểu
chân.
Hãy nhấp chuột trên phím “Footprint…”, bạn sẽ thấy hiện ra giao diện Select Footprint
như hình sau:
Trong cửa sổ Select Footprint, Bạn
chọn tên tập tin thư viện trong thư mục
Libraries rồi hãy chọn hãy chọn tên của
kiểu chân trong mục Footprints.Lúc này
bạn sẽ thấy ô đen bên phải hiện ra kiểu
chân mà bạn sẽ lấy ra.Nếu bạn đồng ý
kiểu chân này thì nhấn “OK” (
Sau đó nhấn tiếp OK một lần nữa để vào lại trang vẽ của Layout Plus).Bạn muốn đặt kiểu
chân ở đâu thì di chuyển chuọât đến đó rồi nhấn chuột trái.
Bạn có thể dùng phím “R” để xoay kiểu chân hàn.Sau đó bạn biên soạn lại tên riêng của
ký hiệu với tiêu hình “Text Tool” trên thanh công cụ.bạn nhấp chuột vào các chữ và soạn
lại theo ý bạn.
d) Kẻ các đường tiền nối qua các Pad hàn (Place Connection):
Bạn hãy chọn tiêu hình “Connection Tool” trên thanh công cụ để đặt các đường tiền nối
qua các Pad hàn của kiểu chân.Sau khi dùng chuột chọn các Pad hàn đặt xong các đường
tiền nối lên bảng vẽ.Lúc này bạn có thể chạy lệnh tự động nối mạch.
Bây giờ bạn hãy chọn lớp hàn mạch (Layer) và định độ rộng (Width) cho các đường nối
mạch.
e) Chọn định lại lớp hàn (Edit layer):
Bạn hãy chọn tiêu hình “View Spreadsheed” rồi sau đó chọn mục Layers để chọn các
lớp muốn cho nối mạch.Bạn sẽ thấy hiện ra trang quản lý các lớp bảng mạch in như sau:
Bạn hãy nhấp chuột lean lớp TOP.Bạn sẽ thấy hiện ra cửa sổ sau:
Trong cửa sổ Edit Layer, bạn chọn
mục Unused Routing nếu bạn
không muốn cho nối mạch trên
lớp này.
Bạn hãy dùng cách này để tắt các
lớp TOP, INNER 1 và INNER
2.Như vậy chỉ để lại lớp
BOTTOM dùng cho việc nối mạch
mà thôi.
f) Định lại kích cỡ của đường đồng nối qua các Pad hàn:
Mở tiêu hình “View Spreadsheed” và chọn mục Nets, bạn sẽ thấy hiện ra trang quản lý
các đường nối của bảng mạch in.Bạn xem hình.
Bạn thấy trong mục Width (Min Con Max) của các đường nối có tên là NET chỉ lấy kích
cỡ đường nối là 8 mil.Bạn có thể chọn hết các mục này rồi nhấn chuọât phải và chọn mục
Properties.Bạn sẽ thấy hiện cửa sổ Edit Net như hình sau:
Trong cửa sổ này bạn gõ vào kích cỡ
của các đường nối.
Min Width: Kích cỡ đường nối nhỏ
nhất.
Conn Width:Kích cỡ đường nối hiện
dùng.
Max width:Kích cỡ đường nối lớn nhất.
Thí dụ: Bạn gõ vào lần lượt là 30, 40, 50.
Định xong kích cỡ cho các Net, bạn nhấn “OK” và sẽ thấy kích cỡ đó sẽ được ghi vào
trong trang quản lý các đường nối.
Cuối cùng bạn cho chạy chức năng nối mạch tự động.Bạn hãy chọn mục Auto trên thanh
menu rồi chọn Autoroute và Board và Layout Plus sẽ tự động nối mạch cho bạn.
2.Xem và tạo các kiểu chân hàn mới:
Bạn có thể chọn tiêu hình “Library Manager” để xem các thư viện kiểu chân hàn mà
Layout Plus cung cấp cho ta, và nó còn dùng để biên soạn các kiểu chân hàn mới.Trong
khi đang vẽ mạch in, bất cứ lúc nào ta cũng có thể vào được Library Manager bằng cách
nhấp chuột lên tiêu hình đó.
Nhìn chung trang vẽ dùng biên soạn Footprint cũng giống như trang vẽ dùng để vẽ bảng
mạch in.Nó gồm các thành phần sau:
Trên cùng là thanh menu chính, kế đó là các tiêu hình thường dùng, rồi dòng thông
báo tọa độ con trỏ với thông số X-Y và một cửa sổ nhỏ cho biết lớp hiện dùng.Bên trái có
cửa sổ Libreries cho hiện tên các thư viện đang dùng.Cửa sổ phía dưới là tên các footprint
có trong thư viện.Cửa sổ to bean phải là vùng biên soạn các footprint.Trên trang vẽ này
có các mục chọn với công dụng như sau:
Add… dùng gọi vào các thư viện có trên đĩa.Các thư viện được gọi vào sẽ hiện ra và bạn
sẽ lấy các footprint có trong nó.
Remove, Dùng để đẩy các thư viện ra khỏi Ram, lúc cần ta sẽ gọi lại.
Create New Footprint… dùng tạo footprint mới.
Save, cho ghi một footprint đã soạn xong vào một thư viện do bạn chọn.
Save As… cho ghi một footprint đã soạn xong vào thư viện với tên khác.
Delete Footprint, cho xóa các Footprint, bạn nhớ rằng nó sẽ xóa mất các Footprint hiện
có do đó khi cần bạn phải tạo lại footprint này.Vì vậy, hãy cẩn thận khi dùng lệnh này.
3.Liên kết với Capture CIS để tạo mạch in từ sơ đồ mạch điện nguyên lý:
Ta cần làm các bước sau:
Bước 1:Mở Capture CIS để vẽ một sơ đồ mạch điện nguyên lý
Thí dụ: Ta vẽ mạch dao động đa hài như hình sau:
C2
1uF
1 2
R4
1k
2
1
Q2
Q2SC1815
C1
1uF
1 2
R3
68k
2
1
V1
9Vdc
Q1
Q2SC1815
R1
1k
2
1
R2
68k
2
1
Bước 2:Tạo tập tin Netlist cho sơ đồ mạch điện trên
Trong trang vẽ Capture CIS, bạn mở mục Window rồi chọn tên của bản vẽ mà bạn lưu để
trở ra trang quản lý bản vẽ.Sau khi trở ra trang bảng vẽ bạn sẽ thấy có 3 cửa sổ là:
Cửa sổ 1 Session Log: dùng ghi lại các ghi nhận trong việc làm cả các báo lỗi nếu có.
Cửa sổ 2 (tên tập tin vẽ bạn lưu) dùng quản lý các vấn đề khác của trang vẽ.
Cửa sổ 3) –(SCHEMATIC:PAGE1 chính là trang vẽ sơ đồ mạch điện.
Bạn hãy nhấp chuột trên mục
PAGE1.Bạn xem hình.
Sau khi chọn xong cho mở mục Tool trên thanh menu rồi chọn Create Netlist…
để tạo tập tin khai báo các linh kiện và các đường nối của sơ đồ mạch điện.
Cửa sổ cho thấy có nhiều dạng tập
tin Netlist tương ứng với các phần
ứng dụng điện tử khác nhau.
Ở đây, bạn chọn Layout để xác
định là muốn tạo ra tập tin Netlist
dùng cho trình Layout Plus.
Sau khi chọn Layout, Capture CIS sẽ chuyển sơ đồ mạch điện nguyên lý ra dạng tập tin
Netlist dùng cho trình Layout Plus và sẽ có tên là .MNL.Sau đó bạn nhấn OK.Đến đây
bạn đã hoàn thành các công việc phải làm trong Capture CIS và hãy chuyển vào Layout
Plus để vẽ bảng mạch in một cách tự động.
Bước 3:Mở Layout Plus để vẽ bảng mạch in
Hãy nhấp chuột trên tiêu hình của Layout Plus để cho mở trang vẽ bảng mạch in.Khi đến
cửa sổ Load Netlist Source, bạn hãy chọn tập tin .MNL mà lúc nãy bạn đã lưu vào và mở
ra (trong này ta lưu với tên là tam.mnl).Layout Plus sẽ cho tạo ra bản vẽ với tên
tam.max.Sau khi biên dịch xong, tất cả các khai báo trong tập tin Netlist sẽ được cho hiện
ra trên trang vẽ của Layout Plus như sau:
Tất cả các linh kiện đều đã hiện ra, trên chân các linh kiện là các đường tiền
nối(Rastnet).Bây giờ công việc của chúng ta làchọn vị trí sắp xếp các footprint để rồi cho
nối mạch tạo ra bảng mạch in đúng như mong muốn.
a) Cách sắp xếp lại các footprint:
• Nhấp chuột trên tiêu hình Component
• Chọn ký hiệu footprint để đặt vào vị trí mới bạn muốn
• Sau khi làm xong bạn có hình sau:
Bạn có thể kiểm tra sự liên thông giữa Capture CIS và Layout Plus bằng cách mở mục
Window và chọn mục Haft Screen.Bạn sẽ thấy màn hình có dạng sau:
Bên trái là trang vẽ của Capture CIS và bên phải là trang vẽ của Layout Plus.Lúc này khi
bạn chọn một ký hiệu bean trang vẽ này thì ký hiệu tương ứng bên trang vẽ kia cũng sẽ
được chọn, nhờ vậy bạn có thể theo dõi được việc sắp xếp các linh kiện.
b) Cách xác định các lớp nối:
• Bạn mở trang View Spreadsheet
• Chọn mục Layers
• Trong trang quản lý các lớp, tắt các lớp không vẽ đường nối
Sau khi chọn Lay
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_an_mon_orcad_456.pdf