Đồ án Tìm hiểu vi mạch điều khiển atmega 16 và phần mềm lập trình giao diện máy tính

-Visual Basic là gì ? Phần “ Visual “đề cập đến phương pháp được sử dụng để chế tạo giao diện đồ hoạ người dung ( Graphical User Interface hay viết tắt là GUI ). Có sẵn những bộ phận hình ảnh gọi là control, bạn tha hồ sắp đặt vị trí và quyết định cá đặc tính của chúng trên một khung màn hình, gọi là From

Phần “ Basic “đề cập đến ngôn ngữ BASIC , một ngôn ngữ lập trình đơn giản, dễ học được chế ra cho các khoa học giả dung

- Visual Basic đã được ra từ MSBasic, do Bill Gate viết từ thời dung cho máy tính 8 bit 8080 hay Z80. Hiện nay nó chứa đến hang trăm câu lệnh ( command), àhm ( function ) và từ khoá ( keyword ). Khả năng ngôn ngữ này cho phếp những người chuyên nghiệp hoàn thành bất kỳ điều gì nhờ sử dụng ngôn ngữ lập trình MSWindow nào khác

- Visual Basic còn có 2 dạng khác : Visual Basic for Application ( VBA ) và VBScript.

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5614 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu vi mạch điều khiển atmega 16 và phần mềm lập trình giao diện máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứng sẽ tự động xoá bit này về 0. Trước khi dữ liệu vào EEPROM ta cần phải biết chắc là khong có qú trình ghi EEPROM nào khác đang xảy ra , đẻ biết được điều này ta cần kiểm tra bit EEWE. Để ý là sau khi quá trình đọc dữ liẹu từ EEPROM hoàn tất, bit EERE sẽ được tự động xoá bởi phần cứng. Nếu EEPROM đang được ghi thì ta không thể đọc được dữ liệu từ EEPROM. Khi bắt đầu quá trình đọc dữ liệu từ EEPROM , CPU sẽ tạm nghỉ 4 chu kỳ máy trước khi thực hiện lếnh kế tiếp. - Tóm lại để ghi vào EEPROM ta cần thực hiện các bước sau: + Chờ cho bit EEWE về 0 + Cấm tất cả các ngắt + Ghi địa chỉ vào thanh ghi EEAR + Ghi dữ liệu mà ta cần ghi vào EEPROM vào thanh ghi EEDR + Set bit EEMWE thành 1 + Set bit EEWE thành 1 + Cho phép các ngắt trở lại - Nếu 1 ngắt xảy ra giữa bước 5 và 6 sẽ làm hỏng quá trình ghi vào EEPROM bởi vì bit EEMWE sau khi set lên 1 chỉ được giữ trong 4 chu kỳ máy, chương trình ngắt sẽ làm hết thời gian ( Time out ) duy trì bit này ở mức 1. - Một ngắt xuất hiện ở cuối bước 4 cũng có thể làm cho địa chỉ và dữ liệu cần ghi vào EEPROM trở lên không chính xác nếu trong vhương trình phục vụ ngắt có chỉnh sửa lại các thanh ghi EEAR và EEDR. Đó là lý do ta cần cấm các ngắt trước khi thực hiện tiếp các bước 3, 4, 5, 6 Quá trình ghi dữ liệu vào EEPROM cũng có thể không an toàn nếu điện thé nguồn nuôi (Vcc) quá thấp. - Đọc dữ liệu từ EEPROM :Việc đọc dữ liệu từ EEPROM đơn giản hơn ghi dữ liệu vào EEPROM, để đọc dữ liệu từ EEPROM ta thực hiện các bước sau: Chờ cho bit EEWE về 0. Ghi địa chỉ vào thanh ghi EEAR . Set bit EERE lên 1 C. Bộ Định thời (Timer/ Counter ) - là một modum định thời/đếm 8bit, có đặc điểm sau: + Bộ đếm một kênh. + Xoá bộ định thời khi trong mode so sánh( tự động nạp) + PWM + Tạo tần số + Bộ đếm sự kiẹn ngoài + Bộ chia tần 10 bit + Nguồn ngắt tràn bộ đếm và so sánh - Các thanh ghi : TCNT0 và OCR0 là các thanh ghi 8 bit. Các tín hiệu yêu cầu ngắt đều nằm trong thanh ghi TIFR. Các ngắt có thể được che bởi thanh ghi TIMSK. - Bộ định thời có thể sử dụng xung clock nội thong qua bộ chia hoặc xung clock ngoài trên chân T0. Khối chọn xung clock điều khiển việc bộ định thời/bộ đếm sẽ dung nguồn xung nào để tăng giá trị của nó. Ngõ ra của khối chọn xung clock được xem là xung clock của bộ định thời. - Đơn vị đếm - Phần chính của bộ định thời 8 bit là 1 đơn vị song hướng có thể lập trình được Count: tăng hay giảm TCNT01 Direction: lựa chọn giữa đếm lên và đếm xuống Clear: xoá thanh ghi TCNT0 Clkto : xung clock của bộ định thời TOP: báo hiệu bộ định thời đã tăng đến giá trị lớn nhất BOTTOM : báo hiệu bộ đinh thời đã giảm đến giá trị nhỏ nhất( 0 ) * Đơn vị so sánh ngõ ra - Bộ sa sánh 8 bit lien tục so sánh giá trị TCNT0 với giá trị trong thanh ghi so sánh ngõ ra(OCR0). Khi giá trị TCNT0 băng với OCR0, bộ so sánh sẽ tạo một báo hiệu. Báo hiệu này sẽ đặt giá trị cờ so sánh ngõ ra (OCF0 ) lên 1 vào chu kỳ xung clock tiếp theo. Nếu được kích hoạt ( OCIE0=1 ), cờ OCF0 sẽ tạo ra 1 ngắt được thực thi. Cờ OCF0 cũng có thể được xoá bằng phần mềm. - Mô tả các thanh ghi Thanh ghi điều khiển bộ định thời/bộ đếm TCCR0 + Bit 7- FOC0 : so sánh ngõ ra bắt buộc Bit này chỉ tích cực khi bit WGM00 chỉ định chế độ làm việc không có PWM. Khi đặt bit này lên 1, một báo hiệu so sánh bắt buộc xuất hiện tại đơn vị tạo dạng song + Bit 6, 3- WGM01, WGM00 : chế độ tạo dang song Các bit này điều khiển đếm thứ tự của bộ đếm, nguồn cho giá trị lón nhất của bộ đếm ( TOP ) và kiểu tạo dạng song sẽ được sử dụng. + Bit 5, 4- COM01, COM00 : chế độ báo hiệu so sánh ngõ ra Các bit này điều khiển hoạt động của chân OC0. Nếu 1 hoặc cả 2 bit COM01 và COM00 được đặt lên 1, ngõ ra OC0 sẽ hoạt động. + Bit 2, 0- CS02, CS00 : chọn sung đồng hồ Ba bit này dung để lựa chọn nguồn xung cho bộ định thời/ bộ đếm Thanh ghi bộ định thời/ bô đếm - Thanh ghi bộ định thời/ bộ đếm cho phép truy cập trực tiếp ( cả đọc và ghi) vào bộ đếm 8 bit Thanh ghi so sánh ngõ ra- OCR0 - Thanh ghi này chứa 1 giá trị 8 bit và lien tục được so sánh với giá trị của bộ đém - Thanh ghi mặt nạ ngắt + Bit 1- OCIE0: cho phép ngắt báo hiệu so sánh + Bit 0- TOIE0 :cho phép ngăt tràn bộ đếm Thanh ghi cờ ngắt bộ định thời + Bit 1- OCF0 : cờ so sánh ngõ ra 0 + Bit 0- TOV0 : cờ tràn bộ đếm - Bit TOV0 được đặt lên 1 khi bộ đếm bị tràn và đựoc xoá bởi phần cứng khi vectơ ngắt tương ứng được thực hiện . Bit này cũng có thể xoá bằng phần mềm. D .Interrup Khái niệm về ngắt : Ngắt là sự kiện bên trong hay bên ngoài làm ngắt bộ vi điều khiển để báo cho nó biết rằng thiết bị cần dịch vụ của nó. Một bộ vi điều khiển có thể phục vụ một vài thiết bị, có 2 cách để thực hiện điều này đó là sử dụng các ngắt Interrup và thăm dò ( polling). Trong phương pháp sử dụng các ngắt thì mỗi khi có thiết bị bất kỳ cần đến dịch vụ của nó thì nó báo cho bộ vi điều khiển bằng cách gửi 1 tín hiệu ngắt. Khi nhận được tín hiệu ngắt thì bộ vi điều khiển ngắt tất cả những gì nó đang thực hiện để chuyển sang phục vụ thiết bị. Chương trình đi cùng ngắt được gọi là dịch vụ ngắt ISR hay còn gọi là chương trình quản lý ngắt. Còn trong phương pháp thăm dò thì bộ vi điều khiển hiển thị lien tục tình trạng của 1 thiết bị đã cho và điều khiển thỏa mãn thì nó phục vụ thiết bị. Sau đó chuyển sang hiển thị tình trạng của thiết bị kế tiếp cho đến khi tất cả đều được phục vụ Điểm mạnh của phương pháp ngắt là bộ vi điều khiển là phục vụ rất nhiều thiết bị( tất nhiên là không cùng tại một thời điểm. Trình phục vụ ngắt Đối với mỗi ngắt thì phải có 1 trình phục vụ ngắt ISR hay trình ngắt. Khi 1 ngăt được gọi thì bộ vi điều khiển phục vụ ngắt. Đối với mỗi ngắt thì có 1 vị trí cố định trong bộ nhớ giữa địa chỉ ISR của nó. Nhóm các vị trí nhớ được dành riêng để gửi các địa chỉ của các ISR được gọi là bảng vectơ ngắt. Khi kích hoạt 1 ngắt bộ vi điều khiển đi qua các bước sau : + Vi điều khiển kết thúc lênh đang thực hiện và lưu trữ đia chỉ của lệnh kế tiếp ( PC ) vào ngăn xếp. + Nó nhảy đến 1 vị trí cố định trong bộ nhớ được gọi là bảng vectơ ngắt nơi lưu giữ địa chỉ của 1 trình phục vụ ngắt + Bộ vi điều khiển nhận địa chỉ ISR từ bảng vectơ ngắt và nhảy tới đó. Nó bắt đầu thực hiện trình phục vụ ngắt cho đến lệnh cuối cùng của ISR và RETI ( trở về từ ngắt ) + Khi thực hiện lệnh RETI bộ vi điều khiển quay trở về nơi nó đã bị ngắt. Trước hết nó nhận địa chỉ của bộ đếm chương trình PC từ ngăn xếp bằng cách kéo 2 byte trên đỉnh của ngăn xếp vào PC. Sau đó bắt đầu thực hiện các lệnh từ địa chỉ đó. Bảng vectơ ngắt của Atmega 16 E. USART - USART : Bộ truyền nhận nối tiếp đồng bộ và bất đồng bộ phổ dụng . Đây là khối chức năng dung cho việc truyền thong giữa vi điều khiển với các thiết bị khác. Trong vấn đè truyền dữ liệu só, có thể phân chia cách thức(method) truyền dữ liệu ra 2 chế độ mode cơ bản là : chế độ nhận Đồng Bộ (shynchronous) và chế độ nhận Bất đồng bộ (Asynchronous). Ngoài ra , nếu có góc độ phần cứng thì có thể phân chia theo cách khác đó là : Truyền nhận dữ liệu theo kiểu Nối Tiếp ( serial) và song song (paralen) Truyền đồng bộ: là kiểu truyền dữ liệu trong đó bộ truyền (Transmitter) và bộ nhận(Receiver) sử dụng chung mọt xung đồng hồ (clock).Do đó hoạt động truyền và nhận dữ liệu diễn ra đồng thời. Xung clock có vai trò là tín hiệu đồng bộ cho hệ thống ( gồm khối truyền và khối nhận). Ưu điểm của kiểu ctuyền đồng bộ là tốc độ nhanh, thích hợp khi truyền dữ liệu khôí block). Truyền bất đồng bộ : là kiểu truyền dữ liệu trong đó mỗi bộ truyền (transmitter) và bộ nhận (receiver) có tạo bộ xung (lock) riêng, tốc độ xung clock ở 2 khối này có thể khác nhau, nhưng thưòng khong quá 10%. Do không dung chung xung clock, nên để đồng bộ quá trình truyền và nhận dữ liệu, người ta phải truyền các bit đồng bộ (Start, stop,…) đi kèm với các bit dữ lieu. Các bộ truyền và bộ nhận sẽ dựa vào các bit đồn bộ này quyết định khi nào sẽ thực hiện hay kết thúc quá trình truyền hoặc nhận dữ liệu. Do đó, hệ thống truyền không đồng bộ còn được gọi là hệ thống truyền “ tự đồng bộ “ - Từ 2 kiểu truyền dữ liệu cơ bản trên,người ta dưa ra nhiều giao thức truyền khác nhau như : SPI (đồng bộ ), USRT (đồng bộ ), UART ( bất đồng bộ ) - Sơ đồ khói bộ USART được chia làm ba phần chính khối tạo xung Bộ truyền Bộ nhận Bộ tạo xung clock : có chức năng thiết lập tốc đọ Baud. Bộ truyền bao gồm 1 thanh ghi đệm và một thanh ghi dịch, việc ghi dữ liệu vào bộ đếm cho phép quá trình truyền lien tục mà khong có độ trẽ giữa các khung. Bộ nhận có cấu tạo phức tạpnó bao gồm việc kiểm tra chẵn lẻ, điều khiển logic, thanh ghi dich, đồng thới nó có 2 cấp độ trong bộ đếm nhận . Ngoài việc đinh dạng khung như bộ truyền thì bộ nhận có khả năng phát hiện lỗi khung, lỗi chẵn lẻ, lỗi tràn dữ liệu Đơn vị tạo xung clock Txclk : xung đồng hồ bộ truyền Rxclk : xung đồng hồ bộ nhận Xcki : tín hiệu vào từ chân XCK, sử dụng cho truyền đồng bộ Master XCKO : tín hiệu cung clock ngõ ra tới chân XCK, sử dụng cho hoạt động truyền đồng bộ slave Fose: tần số tử chân XTAL Định dạng khung: Trong ché độ truyền không đồng bộ, khung dữ liệu truyền đi không có 1tín hiệu clock để đồng bộ hoá dữ liêu ( vì thế mà gọi là không đồng bộ) , quá trình đông bộ hoá giữa bộ thu và bộ phát được thực hiện nhờ các bit đồng bộ là start bit và stop bit . Một khung nối tiếp bao giờ cũng được đinh dạn theo thứ tự 1 start bit , các bit giữ liệu (data bit ) 1 bit pairty tuỳ chọn phục vụ lỗi kiếm lỗi và kết thúc bằng 1 hoặc 2 stop bit St : bit start ( mức thấp ) (n) : bit dữ liệu ( 0 đến 8 ) P: bit chẵn lẻ Sp: bit stop ( mức cao ) IDLE : không có dữ liệu truyền ( mức cao trong suốt thời gian idle ) USART chấp nhận các định dạng khung sau: 1 start bit (luôn có mức logic thấp, gọi là space) . 5, 6, 7, 8 hoặc 9 data bits. Không có, hoặc 1 bit parity chẵn/lẻ. 1 hoặc 2 stop bit (luôn có mức lôgic cao, gọi là mark). - Quá trình truyền USART: Việc truyền dữ liệu nối tiếp ra ngoài thông qua chân TxD.Một quá trình truyền dữ liệu từ MCU đi được khởi tạo bằng việc viết dữ liệu vào thanh ghi đệm dữ liệu UDR, sau đó dữ liệu được chuyển tới thanh ghi dịch bộ phát khi thanh ghi dịch đã sẵn sàng truyền một byte mới. Các bit start và stop được bổ sung vào khung dữ liệu trong thanh ghi này với thiết đặt từ thanh ghi điều khiển bộ phát. Cũng như vậy bit thứ 9 (nếu có) có thể được thêm vào TXB8 trong thanh ghi UCSRB trước khi byte thấp của ký tự được viết vào UDR. Khi thanh ghi dịch dịch hết dữ liệu (đã được điều chế) ra thế giới bên ngoài thông qua chân TxD, nó sẽ sẵn sàng nhận dữ liệu mới nếu nó đang ở trạng thái rỗi hoặc ngay lập tức sau khi bit stop cuối cùng của khung trước đó được truyền đi. Lưu ý rằng dữ liệu được dịch ra ngoài với bit LSB trước, cuối cùng là MSB. - Quá trình nhận USART: Phần mềm cho phép thanh ghi dịch nhận dữ liệu nối tiếp từ thế giới bên ngoài thông qua chân RxD (PD0). Bộ thu bắt đầu tiếp nhận dữ liệu khi dò được một bit Start. Sau khi dò được bit Stop đầu tiên (end of the frame), dữ liệu được chuyển đến thanh ghi UDR (bộ đệm dữ liệu bộ thu) không có các Start và Stop bits theo dạng song song để vào CPU. - USART có 5 thanh ghi Thanh ghi vào/ra dữ liệu (UDR). Các thanh ghi đệm dữ liệu của bộ thu và bộ phát của USART cùng chia sẻ vùng địa chỉ I/O được tham chiếu là thanh ghi dữ liệu UDR. Khi viết vào UDR thì nó thể hiện như là một bộ đệm truyền, còn khi đọc dữ liệu từ UDR thì nó lại thể hiện như một bộ đệm nhận. Đối với các bit 5,6 và 7, các bit không dùng sẽ bị bỏ qua bởi bộ đệm truyền và được đọc là 0 bởi bộ đệm nhận. Bộ đệm truyền chỉ có thể được viết khi cờ UDRE trong thanh ghi UCSRA được set. Dữ liệu viết vào UDR khi cờ UDRE không được set sẽ bị bỏ qua. Khi dữ liệu được viết vào bộ đệm truyền và bộ đệm truyền được enable thì nó sẽ tải dữ liệu vào thanh ghi dịch truyền nếu nó rỗng. Bộ đệm thu gồm hai mức FIFO. Hai thanh ghi đệm hoạt động như một bộ đệm vòng FIFO. FIFO sẽ thay đổi trạng thái của nó bất cứ khi nào bộ đệm nhận được truy cập. Quan trọng là các cờ lỗi (FE và DOR), và bit dữ liệu thứ 9 (RXB8) được đệm cùng với dữ liệu trong bộ đệm nhận. Vì vậy các bit trạng thái luôn phải được đọc trước khi thanh ghi UDR được đọc. b. Thanh ghi điều khiển và trạng thái A (UCSRA). • Bit 7 – RXC: USART Receive Complete. Bit này được set khi có dữ liệu không đọc được vào bộ đệm nhận, hay bộ đệm nhận đ• đầy và nó bị xoá khi bộ đệm nhận là rỗng. Cờ RXC có thể sử dụng để phát ra một ngắt báo Receive Complete. • Bit 6 – TXC: USART Transmit Complete: Bit này được set nếu quá trình truyền hoàn thành, đó là tại lúc kết thúc một khung gửi đi. Cờ TXC có thể dùng phát ra một ngắt Transmit Complete. • Bit 5 – UDRE: USART Data Register Empty. Bit này được set nếu thanh ghi dữ liệu phát (bộ đệm truyền) là rỗng và sẵn sàng nhận dữ liệu mới. Cờ này cũng có thể dùng để phát ra một ngắt. c. Thanh ghi điều khiển và trạng thái B (UCSRB). d. Thanh ghi điều khiển và trạng thái C (UCSRC). • Bit 7 – URSEL: Register Select. Bit này chọn việc truy nhập vào UCSRC hoặc UBRRH. Nếu URSEL = 1 thì sẽ chọn làm việc với UCSRC, URSEL phải được viết là 1 khi thực hiện viết UCSRC. • Bit 6 – UMSEL: USART Mode Select. Bít này dùng để chọn giữa chế độ hoạt động đồng bộ (UMSEL = 1) hay không đồng bộ (UMSEL= 0). e. Thanh ghi tốc độ Baud (UBRRL và UBLLH).: • Bit 15 – URSEL: Register Select . Làm việc với UBRRH.àURSEL = 0 • Bit 14:12 – Reserved Bits. Các bit này dành cho các ứng dụng tương lai. • Bit 11:0 – UBRR11:0: USART Baud Rate Register. Đây là thanh ghi 12 bit chứa tốc độ baud của USART, UBRRH chứa 4 bit cao nhất và UBBRRL chứa 8 bit thấp còn lại PHẦN 2. Tìm hiểu phần mềm lập trình giao diện máy tính Giới thiệu phần mềm ViSual Basic -Visual Basic là gì ? Phần “ Visual “đề cập đến phương pháp được sử dụng để chế tạo giao diện đồ hoạ người dung ( Graphical User Interface hay viết tắt là GUI ). Có sẵn những bộ phận hình ảnh gọi là control, bạn tha hồ sắp đặt vị trí và quyết định cá đặc tính của chúng trên một khung màn hình, gọi là From Phần “ Basic “đề cập đến ngôn ngữ BASIC , một ngôn ngữ lập trình đơn giản, dễ học được chế ra cho các khoa học giả dung Visual Basic đã được ra từ MSBasic, do Bill Gate viết từ thời dung cho máy tính 8 bit 8080 hay Z80. Hiện nay nó chứa đến hang trăm câu lệnh ( command), àhm ( function ) và từ khoá ( keyword ). Khả năng ngôn ngữ này cho phếp những người chuyên nghiệp hoàn thành bất kỳ điều gì nhờ sử dụng ngôn ngữ lập trình MSWindow nào khác Visual Basic còn có 2 dạng khác : Visual Basic for Application ( VBA ) và VBScript. Visual basic 6.0 ( VB6) là một phiên bản của bộ công cụ lập trình Visual Basic , cho phếp người dung tiếp cận nhanh cách thức lập trình trên môi trường Window. Những ai đã từng quen thuộc với VB thì tìm thấy ở VB những tính năng trợ giúp mới và các công cụ lập trình hiệu quả. Người mới quen với VB cung có thể làm chủ VB6 một cách dễ dàng. Với VB6 , chúng ta có thể: khai thác thé mạnh của các điều khiển mở rộng. làm việc với các thanh điều khiển mới ( ngày tháng với điều khiển Month View và Data timePicker, các thanh công cụ có thể di chuyển được CoolBar, sử dụng đò hoạ với Image Combo, thanh cuộn FlatScrollBar,… ) Làm việc với các tính năng ngôn ngữ mới Làm việc với DHTML Làm việc với cơ sở dữ liệu Các bổ xung về lập trình hướng đối tượng B . C ác thao t ác v à C ontrol - IDE là tên viết tắt của môi trường phát triển tích hợp (Inegreated Development Enviroment). IDE là nơi tạo ra các chương trình VB. IDE của VB là nơi tập trung các menu, thanh công cụ và cửa sổ để tạo ra chương trình. Mỗi phần của IDE có các tính năng anhe hưởng đến các hoạt động lập trình khác nhau. Thanh menu cho phép bạn tác động cũng như quản lý trực tiếp trên toàn bộ ứng dụng. Thanh công cụ cho phép truy cập các chức năng của thanh menu qua các nút trên thanh công cụ. - Thanh menu cho phép bạn tác động cũng như quản lý trực tiếp toàn bộ ứng dụng. Ben cạnh đó thanh công cụ cho phép truy cập các chức năng của thanh menu thông qua cac nút trên thanh công cụ. Các biểu mẩu( From)- khối xây dựng chính của chương trình VB- xuất hiện trong cửa sổ From.Hộp công cụ để them các điều khiển vào các biểu mẫu của đề án. Cửa sổ Project Explorer hiển thị các đề án khác nhau ma người dung đang làm cũng như các phần của đề án. --Người dung duyệt và cài đặt các thuộc tính của điều khiển, biểu mẫu và module trong cửa sổ Propertíe. Sau cùng, người dung sẽ xem xét và bố trí một hoặc nhiều biểu mẫu trên màn hình thông qua cửa sổ From Layout. 1. Sử dụng thanh công cụ trong IDE của VB - Thanh công cụ là tập hợp các nút bấm mang biểu tương thường đắt dưới thanh menu. Các nút này đảm nhận các chức năng thông dụng của thanh menu( Open, Save ...). Thanh công cụ ở dạng standard Hơn nữa người dùng có thể kéo dê thanh công cụ trên IDE đến vị trí bất kỳ nào đó thuận tiện cho việc sử dụng. Người dùng có thể thêm hay xoá thanh công cụ trên IDE: Chọn Toolbars từ menuView hoặc ấn chuột phải vào điểm bất kỳ nào trên thanh menu , một popup menu bật ra Chọn loại thanh công cụ mà ta muốn thêm vào hoặc xoá đi. Nếu có đánh dấu check ở bên trái thì loại công cụ đó đang được chọn. - Sử dụng thanh công cụ gỡ rối (debug) với thanh công cụ gỡ rối ,người dùng có thể thực thi , tạm ngưng hoặc dừng một đề án. Với thanh công cụ Debug , người dùng có thể kiểm tra chương trình va giải Quyết các lỗi có thể xảy ra. Khi gỡ rối chương trình, người dùng có thể chạy từng dòng lệnh, kiểm tra giá trị các biến , dừng chương trình tại một điểm nào đó hoặc với một điều kiện nào đó. - Sử dụng thanh công cụ Edit Thanh công cụ Edit được dùng để viết chương trình trong cửa sổCode, thanh công cụ Edit có đầy đủ các tính năng của Menu Edit. Ngoai ra người sử dụng có sử dụng chức năng viét chương trinh tự động như là Quick Info. Thanh công cụ của Edit VB 6 có tính năng lý thú đó là tự hoàn tất các từ khoá. Tính năng này rất hữu dụng giúp cho người dùng tránh các lỗi mắc phải do gõ sai từ khoá. - Sử dụng thanh công cụ From Editor Thanh công cụ From Editor có chưc năng giống như menu fomat dung f để di chuyển và sắp xếp các điều khiển trên biểu mẫu - Sử dụng hộp công cu Tool Box Muốn hiển thị hộp công cụ, từ menu View, chọn Toolbox hoặc là nhấn chuột trên biểu tượng (icon). Khi hộp công cụ hiển thị, ta có thể dịch chuyển hộp công cụ xung quanh màn hình bằng cách nhấn thanh tiêu đề của nó(title bar) rồi giữ chuột và kéo tới nơi ta muốn và thả ra Muốn đóng hộp công cụ, nhấn chuột lên nút đóng(nằm trên góc phải của thanh tiêu đề ). Ngoài hộp công cụ, ta cũng cần xem một số cửa sổ tương tự phục vụ cho việc thiết kế ứng dụng như Gỡ rối chương trình(Debug), viết chưong trình (Edit), thiết kế biểu mẫu(Form Editor). Để hiển thị các cửa sổ này, nhấn nút phải chuột trên thanh công cụ(tool bar), ta sẽ thấy một menu theo ngữ cảnh(context sensitive menu), chọn trong menu cửa sổ mà ta muốn xem. Các cửa sổ này có thể hiển thị theo hai cách: trôi nổi và cố định. Hai cách này có thể chuyển đổi qua lại bằng cáh nhấn đúp chuột trên thanh tiêu đề của cửa sổ đó. 2. Các điều khiển nội tại Điều khiển Mô tả Label Hiển thị chuỗi ký tự không đổi trên biểu mẫu Frame Cho phép người sử dụng chọn hoặc không chọn một khả năng nào đó. CheckBox Cho phép người sử dụng chọn hoặc không chọn một khả năng nào đó ComboBox Cho phép người sử dụng chọn từ danh sách các chọn lựa hay nhập liệu mới HscrollBar Cho phép người dùng sử dụng cuộn ngang qua một điều khiển chứa dữ liệu khác Timer Cho phép chương trình tự động thi hành một công việc nào đó vào một thời điểm, không cần tương tác của người sử dụng. DirListBox Cho phép người sử dụng chọn một thư mục Shape Hiển thị một dạng hình học trên biểu mẫu Image Hiển thị hình ảnh đồ hoạ trên biểu mẫu nhưng không thể làm nơi chứa OLE Container Cho phép thêm chức năng lập trình của một điều khiển vào ứng dụng PictureBox Hiển thị hình anh trên biểu mẫu và có thể dùng làm nơi chứa. TextBox Dùng trình bày văn bản, nhưng cũng cũng cho phép người sử dụng sửa đổi hay thêm mới văn bản CommandButton Cho phép người sử dụng thực hiện một hành động OptionButton Cho phép ngưới sử dụng chọn lựa từ một nhóm có hai hay nhiều khả năng trở lên. ListBox Cho phép người sử dụng chọn từ danh sách các phần tử VscrollBar Cho phép người sử dụng cuộn dọc qua một điều khiển chứa dữ liệu khác DriveListBox Cho phép người sử dụng chọn ổ đĩa FileListBox Cho phép người sử dụng chọn một tập tin Line Hiển thị một đoạn thẳng trên biểu mẫu Data Cho phép lập trình để kết nối dữ liệu Sau đây là các điều khiển thường được sử dụng Nhãn ( Label ) Khái niệm: Nhãn là điều khiển dạng đồ hoạ cho phép người sử dụng hiển thị chuỗi kí tự trên biêu mẫu nhưng họ không thể thay đổi chuỗi kí tự đó một cách trực tiếp. Biểu tượng (shortcut ) trên hộp công cụ : Thuộc tính: Name : Đây là một tên xác định một định danh , người lập trình có thể thay đổi tên này theo cách của mình để tiện dùng. Caption : Thuộc tính quy định chuỗi ký tự hiển thị khi tạo ra một điều khiển nhãn Font ,ForeColor : quy định kiểu chữ , kích thước , màu hiển thị. Back Style ; Quy định nhã trong suốt hay không trong suốt Back kolor : Quy định màu nền của nhãn trong trường hợp nhãn không trong suốt 2.2 Khung ( Frame ) Khái niệm : Khung là 1 điều khiển dùng trong việc bố trí giao diện của 1 biểu mẫu 1 cách trong sáng và rõ nét. Thông thường các điều khiển thường phục vụ cho 1 công việc nào đó sẽ được đăt trong 1 khung nhằm làm nổi bật vai trò của chúng. Biểu tượng shortcut trên hộp công cụ : Thuộc tính : Khung cũng có các thuộc tính thông dụng như của điều khiển nhãn 2.3 Nút lệnh ( Command Button ) Khái niệm : - Nút lệnh là 1 điều khiển dùng để bắt đầu , ngắt hoặc kết thúc 1quá trình. Khi nút lệnh được chọn thì nó trông như được nhấn xuống , do đó nút lệnh còn được gọi la nút nhấn ( push Button ). Người sử dụng luôn có thể chọn một nút lệnh nào đó bằng cách nhấn chuột trên nút lệnh đó. - Biểu tượng ( shortcut ) trên hộp công cụ : thuộc tính : Name : sử dụng như một định danh nhằm xác định tên của 1 nút lệnh Caption ; dùng để hiện thị 1 chuỗi nào đó trên nút lệnh. Default : Nếu giá trị của thuộc tính này la True thì ta có thể chọn nút lệnh bằng cách nhấn phím Enter Cancel : Nếu giá trị của thuộc tính này la True thì ta có thể chon j nút lệnh bằng cách nhấn phím Esc Enabled : Trong 1 biểu mẫu có thể có nhiều nút lệnh để thực hiện nhiều công việc khác nhau và tại 1 thời điểm nào đó ta chỉ được phép thực hiện mọt số công việc. Néu giá trị thuộc tính của Enbled la False thì nút lệnh đó không có tác dụng. Giá trị mặc định của thuộc tính này là True ToolTipText : cho phép hiển thị 1 đoạn văn bản chú thích công dụng của nút lệnh khi người sử dụng được dùng chuột rê trên nút ấn Font ForeColor : quy điịnh kiểu chữ ,kích thước màu hiển thi 2.4 Ô nhập dữ liệu ( TextBox ) Khái niệm : - Ô nhập dữ liệu là 1 điều khiển cho phép nhập thông tin do ngươi dùng nhập vào. Đối với ô nhập dữ liệu ta cũng có thể dùn để hiển thị thông tin , thông tin này được đưa vào thời điểm thực thi ứng dụng. Còn thao tác nhận thông tin do người dùng nhập vào dĩ nhiên là được thực hiện tại thời điểm chạy ứng dụng. - Biểu tượng shortcut : b. Thuộc tính: - Name : Đây là ô nhập liệu , được sử dụng như 1 định danh - Maxlength: Thuộc tính quy định số kí tự tối đa có thể nhập vào ô nhập liệu. Nếu số ký tự nhập vào vươt quá số ký tự tối đa được ghi nhận vào trong thuộc tính Text. - Text : Dùng để nhập vào thông tin cần hiển thị trong TextBox tại thời điểm thiết kế hoặc nhận giá trị do người dùng nhập vào tại thời điểm chạy ứng dụng. - Locked : Thuộc tính cho phép người dùng thay đổi nội dung của ô nhập liệu được hay không. Thuọc tính này có thể nhận 2 giá trị True hoặc False. Néu False thì người dùng có thể thay đổi được nôi dung của ô nhập liệu va mặc định thì thuộc tính này có giá trị là False - PasswordChar ; Thuộc tính này quy định cách hiểm thị thông tin do người dùng nhập vào. Chẳng hạn ta nhập vào giá trị thuọc tính này la * thì các ký tự nhập vào đều hiện * .Thuộc tính này thường được dùng để che giấu thông tin người dùng - Multiline : Thuộc tính quy định ô nhập liệu có được hiển thị thông tin dưới dang nhiều hàng hay không, nếu la True thi ô nhập liệu cho phép nhiều hàng - Font, Fore Color : quy định kiểu chữ kích thước màu hiển thị. 2.5 . Điều khiển danh sách các lựa chọn ( List Box ) Khái niệm : - Điều khiển nàt hiển thị một danh sách các đề mục mà ở đó người dùng có thể chon lựa một hoặc nhiều mục - Biểu tương shortcut trên hộp công cụ - điều khiển này hiển thị một danh sách các đề mục mà ở đó người dùng có thể chọn lựa một hoặc nhiều đề mục - ListBox giới thiệu với người dùng một danh sách các lựa chọn. Một cách mặc định , các lựa chọn hiển thị theo chiều dọc trên một cột và các bạn có thể thiết lạp là hiển thị theo nhiều cột. Nếu số lượng lựa chọn nhiều và khôeng thể hiện thị hết trong danh sách thì một thanh trươt sẽ tự động xuất hiện trên điêu khiển Thuộc tính: *Name : đay là tên danh sách các lựa chọn , được sử dụng như một định danh. *MultíSelect : Thuộc tính này cho phép ListBox có được phép có nhiều lự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1011.doc
Tài liệu liên quan