MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 2
KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU THÀNH PHỐ 2
1.1. VỊ TRÍ, ĐỊA HÌNH 2
1.1.1. Vị trí 2
1.1.2. Điạ hình 3
1.2. ÐỊA CHẤT – ĐẤT ĐAI 4
1.3. NGUỒN NƯỚC VÀ THỦY VĂN 7
1.3.1. Nguồn nước 7
1.3.2. Thủy văn 8
1.4. KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT 8
1.5. DIỆN TÍCH 10
1.6. DÂN SỐ 10
1.7. QUY HOẠCH VÀ KẾT CẤU ĐÔ THỊ 11
1.8. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 11
CHƯƠNG 2.TÌNH HÌNH LỘI NGẬP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 12
2.1. NGUYÊN NHÂN GÂY NGẬP LỤT Ở TP.HCM 12
2.1.1. NGUYÊN NHÂN DO TÁC ĐỘNG CỦA TỰ NHIÊN 12
2.1.1.1. Do nhiệt độ trái đất tăng và biến đổi khí hậu 12
2.1.1.2. Do mưa 14
2.1.1.3. Do ảnh hưởng của thủy triều 16
2.1.1.4. Vị trí tạo thành của một “đô thị ngập triều” 18
2.1.1.5. Ngập do lũ 20
2.1. 2. NGUYÊN NHÂN DO TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI (NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN 22
2.1.2.1. Do quá trình đô thị hoá 22
2.1.2.2. Những nguyên nhân về kỹ thuật công trình 22
2.1.2.3. Do kênh rạch bị ô nhiễm và san lấp quá nhiều 24
2.1.2.4. Ngập do san lấp mặt bằng làm khu đô thị mới 27
2.1.2.5. Do sai lầm trong quy hoạch đô thị. 27
2.1.2.6. Bất cập trong quản lý đô thị 28
2.1.2.7. Ngập do lún đất. 30
2.1.2.8. Ngập do các công trình chống ngập 31
2.1.2.9. Ngập do ý thức của người dân chưa cao 33
2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA LỘI NGẬP 34
2.2.1. Ảnh hưởng của lội ngập đến đời sống của người dân 34
2.2.1.1. Thiệt hại về con người 34
2.2.1.2. Ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân 35
2.2.1.3. Ngập lụt gây nên kẹt hiện tượng kẹt xe, ùn tắc giao thông 36
2.2.1.4. Ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân 37
2.2.2. Ảnh hưởng của lội ngập đến kinh tế 37
2.2.3. Ảnh hưởng của lội ngập đến môi trường 39
2.2.4. Ngập lụt làm mất diện tích mặt bằng 41
2.3.THỰC TRẠNG NGẬP LỤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 41
CHƯƠNG 3 .GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NGẬP LỤT 46
3.1.NGUYÊN TẮC KHẮC PHỤC 46
3.2. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CỤ THỂ 47
3.2.1. Giải pháp xây cống chống ngập 50
3.2.2. Làm sạch hệ thống kênh, rạch 51
3.2.3. Thay đổi hướng phát triển của thành phố. 52
3.2.4. Khắc phục những bất cập trong quản lý. 54
3.2.5. Chống ngập bằng quy hoạch đô thị 54
3.2.6 Làm hồ điều tiết 54
3.2.7. Xây đê bao 57
3.2.8. Dự báo ngập nước đô thị 58
3.2.9. Khuyến khích người dân học bơi 58
3.3. CÁC DỰ ÁN CHỐNG NGẬP ĐANG TRIỂN KHAI TẠI TP HCM 60
3.3.1. Dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM, lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè 60
3.3.2. Dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ 62
3.3.3. Dự án cải thiện môi trường TP.HCM - Tiểu dự án cải tạo hệ thống thoát nước rạch Hàng Bàng 62
3.3.4. Dự án nâng cấp đô thị TP.HCM (lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm) 63
3.4. Mục tiêu và nhiệm của TP. HCM 63
3.4.1. Mục tiêu 64
3.4.1.1. Mục tiêu từ 2011 – 2015: 64
3.4.1.2. Mục tiêu từ 2015 – 2020: 65
3.4.1.3. Mục tiêu đến năm 2025: 65
3.4.2. Nhiệm vụ 65
3.4.2.1. Tập trung các biện pháp để kéo giảm, xóa các điểm ngập nước hiện hữu và ngăn chặn phát sinh mới 65
3.4.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ 67
3.4.2.3. Tăng cường trao đổi và hợp tác khoa học, công nghệ với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, chuyên gia trong và ngoài nước 69
3.4.2.4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống hạ tầng thoát nước, xử lý nước thải đô thị và quản lý ngập lụt đô thị do biến đổi khí hậu 69
3.4.2.5. Phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị 70
3.4.2.6. Nhóm giải pháp về dự án công trình: 71
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9896 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tình hình lội ngập thành phố Hồ Chí Minh và vấn đề cần giải quyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch quan và chủ quan khác nhau. Trên thực tế, hiện trạng các hệ thống công trình tiêu còn thiếu, còn yếu thì điều rõ ràng giải quyết tốt các vấn đề tiêu thoát một cách triệt để là khó khả thi, và thực tế đã chứng minh điều này. Bên cạnh đó, chi phí xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước đối với TP.HCM cần có nguồn vốn lớn. Tuy nhiên, vấn đề này còn có nguyên nhân chủ quan là tiến độ thực hiện các dự án, giải quyết vấn đề thường chậm, mối liên hệ phối hợp trong nghiên cứu, chủ động tìm giải pháp thích hợp chưa được quan tâm đúng mức.
2.1.2.7. Ngập do lún đất.
Tình trạng ngập lụt tại TP.HCM liên quan mật thiết đến hiện tượng lún đất. Trong khi đó, việc xác định chính xác độ lún để tìm ra giải pháp chống ngập cho thành phố vẫn chưa được thực hiện. Một số khu dân cư cũ của TP. HCM có hiện tượng mặt bằng bị lún, nếu không có sự chống lún tốt kể cả các đường giao thông và hệ thống nhà cửa nước lũ vào cũng có thể sinh ra ngập
Việc khai thác sử dụng nước ngầm tại thành phố quá mức đã dẫn đến tình trạng mực nước dưới đất của các tầng chứa nước ngày càng bị hạ thấp. Chính sự giảm mực nước cùng với sự phát triển nhanh các công trình xây dựng trên mặt đất đã gây nên biến dạng bề mặt địa hình tại nhiều nơi trong khu vực TP.HCM. Các biến dạng này đã thể hiện qua các hiện tượng mặt đất xung quanh các giếng khoan bị hạ thấp làm trồi ống chống giếng khoan tại nhiều khu vực trên địa bàn thành phố như: quận 6,11,12, Bình Tân, huyện Bình Chánh, Nhà Bè...
Tại TP.HCM, chưa có công nghệ thích hợp và phương pháp xử lý dữ liệu chính xác để có thể xác định biến dạng lún tại thành phố nhằm cung cấp dữ liệu quan trọng cho việc quản lý và quy hoạch khai thác nước ngầm, đánh giá mức độ lún nhằm phục vụ cho công tác chống ngập và quy hoạch phát triển đô thị bền vững.
Đến nay, việc quan trắc và giám sát lún trên địa bàn thành phố chưa được thực hiện một cách có hệ thống cũng như chưa có các nghiên cứu đồng bộ kèm theo để xác định nguyên nhân chính, cho dù đã có những nghiên cứu cho rằng hiện tượng lún tại thành phố là do việc khai thác nước ngầm là chủ yếu. Việc tăng nhanh dân cư ở khu vực các quận mới khiến cho việc khai thác nước ngầm và các công trình xây dựng ngày càng tăng, rõ ràng đã có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình biến dạng lún xuống của thành phố.
2.1.2.8. Ngập do các công trình chống ngập
Thời gian qua, TPHCM đã đầu tư xây dựng nhiều tuyến cống tiêu thoát nước nhằm hạn chế tình hình ngập ở một số quận nội thành. Tuy nhiên, chính những đơn vị thi công các công trình này gây ngập nhưng chưa có biện pháp khắc phục.
Theo nghiên cứu của trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM thì chính công trình thi công các dự án cấp thoát nước thời gian qua cũng góp phần làm tình trạng ngập nước thêm nghiêm trọng. Bởi trong quá trình thi công, các nhà thầu đã chặn dòng chảy, ngăn cống… rồi không đấu nối lại hoặc đấu nối cẩu thả nên phát sinh nhiều điểm ngập mới. Trong năm 2009, toàn thành phố có 224 vị trí thoát nước bị vỡ, bít cống do thi công nhưng chỉ khắc phục được 112 vị trí. Được biết, hiện TP có hơn 120 tuyến đường có hệ thống thoát nước bị lấn chiếm. như các lưu vực thoát nước Tân Hóa-Lò Gốm, lưu vực thoát nước Nam Nhiêu Lộc, lưu vực Nam Tham Lương… Từ đầu năm 2010 đến nay, các vị trí còn lại tuy được khắc phục nhưng rất chậm. Đến đầu tháng 5, con số 92 điểm cống bị lấn chiếm, hư hại bịt kín vì các công trình thi công trên địa bàn TP vẫn giẫm chân tại chỗ và được coi là “điểm đen” trong mùa mưa do đang bị chặn dòng chảy.
Nhiều công trình thi công hệ thống cống nước đã làm hư hại nghiêm trọng hệ thống thoát nước. Nhiều hệ thống cống thoát nước và cửa xả nằm trong tình trạng bị lấn chiếm hoặc nằm trong khu vực dân cư. Điều này gây khó khăn cho công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy trong mùa mưa. Ông Lê Thanh Sơn, Phó Giám đốc Công ty cấp thoát nước đô thị TP, cho biết, qua kiểm tra đã thống kê được hàng chục dự án thoát nước trong quá trình thi công gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thoát nước trên địa bàn TP:
- Cụ thể, tại lưu vực nam Nhiêu Lộc, đoạn từ Công trường Dân chủ đến số 178 trên đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.3), đơn vị thi công đã gây lún sụp hệ thống thải nước sinh hoạt của người dân khi thay thế hệ thống cống hiện hữu bằng tôn cuộn tròn.
- Ngoài ra, tại nhiều tuyến khác như: Võ Thị Sáu, Lý Chính Thắng, Hai Bà Trưng, Trần Quang Khải…(thuộc khu vực trung tâm), nhiều tuyến cống cũng bị xây kín trong quá trình xây dựng.
- Dự án Vệ sinh môi trường thành phố (lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè) để tiện thi công, các đơn vị đã tự ý dỡ bỏ nhiều cống đang hiện hữu, thay vào đó là các loại cống khác nhau, thậm chí dùng thùng phi đấu nối vào nhau để làm cống tạm : 15 vị trí phát sinh đều ở đầu cửa xả. Nếu không khắc phục ngay, sẽ gây ngập các tuyến đường Lý Thường Kiệt, 3 Tháng 2, Tô Hiến Thành, Cách Mạng Tháng Tám, Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Huỳnh Văn Bánh, Phan Đình Phùng, Phạm Văn Hai… khi có mưa lớn. Đối với các công trình xây dựng tại đường Nguyễn Hữu Thọ (đoạn trước cửa xả cầu Bản), Công ty CP Bê tông 620 đã xây dựng 4 trụ trạm trộn bê tông, đâm xuyên qua lòng cống thoát nước gây cản trở dòng chảy thoát nước ra rạch.
- Để thi công hai công trình Đại lộ Đông Tây và Cải thiện môi trường nước TP HCM, nhà đầu tư đã lấp tạm một đoạn rạch Bến Nghé (đoạn từ cầu Calmette đến cầu Khánh Hội cũ) phục vụ thi công. Nước mưa không còn đường thoát khiến Sài Gòn ngập trong nước sau mỗi cơn mưa lớn.
- Tại đường Huỳnh Tấn Phát (đoạn từ chùa Giác Huệ đến đường Nguyễn Văn Linh), công trình xây dựng đường ống cấp nước do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn làm chủ đầu tư, trong quá trình thi công làm xô lệch 10m cống thoát nước, lấp 2 hầm ga hiện hữu. Trung tâm chống ngập phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông Vận tải, Công ty Thoát nước đô thị kiểm tra hiện trường lập biên bản và xử phạt nhiều lần, nhưng đến nay vẫn chưa khắc phục. Hai vị trí trên nếu không khắc phục ngay sẽ gây ngập đường Nguyễn Hữu Thọ (đoạn từ cầu Số 1 đến cầu Bản) và đường Huỳnh Tấn Phát (đoạn trước Khu chế xuất Linh Trung).
Hình 9: Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa được nâng rất Mùa mưa đến, nước dâng cao làm vỡ các
cao nhưng nhiều miệng cống thoát nước nắp cống tình trở thành “cái bẫy” đối với
lại bị tắc nghẽn người đi đường
2.1.2.9. Ngập do ý thức của người dân chưa cao
Người dân thường có những hành vi như xả rác bừa bãi ra đường dẫn đến bít đường ống tiêu thoát nước làm cho tình trạng tiêu thoát nước khó khăn. Bên cạnh đó, TP.HCM cũng đang trong quá trình phát triển và đang là “đại công trường xây dựng” với rất nhiều xe cộ thực hiện vận chuyển các vật liệu xây dựng như cát sỏi gây vương vãi, khi mưa đến tập trung vào các hố ga, miệng cống làm giảm tiết diện tải nước cũng như làm tăng độ nhám của hệ thống, cản trở quá trình di chuyển của dòng chảy làm cho tình trạng ngập úng trầm trọng hơn. Mặt khác nhiều kênh rạch bị san lấp làm mất thể tích trữ nước.
Do ý thức của người dân chưa cao nên lòng kênh rạch, cống bị bồi lấp bởi lượng rác thải khổng lồ khiến dòng chảy bị cản trở. Nhiều đường phố bị bê-tông hóa nhưng chủ đầu tư không chú ý đến hệ thống cống thoát nước bên đường..
2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA LỘI NGẬP
2.2.1. Ảnh hưởng của lội ngập đến đời sống của người dân
2.2.1.1. Thiệt hại về con người
Tuy chưa có thống kê chính thức về những thiệt hại do ngập lụt, triều cường, mưa ngập gây ra cho người dân TP.HCM, nhưng nhiều cái chết thương tâm đã được ghi nhận như vụ em bé 8 tháng tuổi bị rớt xuống nước chết ngạt trong lúc cha mẹ đang tìm cách tát nước ở cư xá Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh (10/2004). Một người đàn ông trung niên đã bị điện giật chết khi đang tìm cách sửa điện vào đầu giờ sáng lúc đỉnh triều dâng cao. Người dân ở bến Mễ Cốc (Q.8) cũng chưa quên cái chết thương tâm của một học sinh tiểu học bị lọt thỏm xuống sông chết đuối vì trong lúc nước dâng cao không phân biệt được ranh giới giữa đường và sông. Bà Võ Thị Nhỏ (75 tuổi, đường số 9, khu phố 5, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP.HCM) bị tấm phản đè chết ngợp trong nước khi con cháu đang đi đắp đê.
Hình10: Đứa bé này sẽ ra sao nếu lỡ trượt chân xuống vùng nước ngập sâu hơn nửa mét?
Nguồn: Báo Sài gòn giả phóng
2.2.1.2. Ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân
- Bà Lê Thị Kim Dung (Bí thư Đảng ủy P.15, Q.8, TP.HCM) mô tả sinh động như vậy về cảnh sống khổ sở của cư dân nơi bà ở: “Dân ở đây đã khổ hơn 20 năm nay rồi. Sáng mới bảnh mắt ra đã thấy nhà ngập đầy nước. Muốn đi học, đi làm phải thức dậy từ lúc tờ mờ sáng để canh con nước. Học sinh, cán bộ công nhân viên lúc nào cũng phải thủ sẵn trong người 2 bộ quần áo để còn có đồ thay nếu chẳng may ướt hết người. Mùa SEA Games, bóng đá, đảm bảo nơi đây không có cảnh tụ tập diễu hành ăn mừng vì có đường đâu mà đi… toàn nước là nước”!
- Người dân ở phường 15, quận 8 sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Thế nhưng, đã từ lâu người dân không thể canh tác, trồng trọt vì hầu như ngày nào cũng phải sống chung với cảnh ngập nước. Nhiều người dân đã bỏ nghề nông chuyển sang làm các nghề khác hoặc đi làm thuê, làm bốc vác.
- Ông Nguyễn Thanh Sang (Bí thư Đảng ủy phường 7, quận 8) bức xúc: “Việc đi lại ở phường chỉ trông chờ vào con đường độc đạo Phạm Thế Hiển dài khoảng 3,7km, nhưng lúc nào con đường này cũng ngập sâu hơn nửa mét. Người trong phường ra ngoài cũng không được, người ngoài muốn vào cũng không xong.
- Theo số liệu thống kê, 154 trong tổng số 322 xã phường ở TP.HCM có lịch sử ngập lụt thường xuyên tới gần 11.000 ha, làm ảnh hưởng tới 917.000 người (12% dân số).
- Chẳng hạn, trong trận mưa bão lớn như Linda xảy ra năm 1997, khoảng 3,2 triệu người dân thành phố (chiếm 48%) phải chịu cảnh “sống chung với ngập”. Nặng nề hơn, nhiều nhà dân tại tổ 4 đường Lâm Văn Bền, phường Tân Phong, quận 7 nước tràn vào nhà khiến cuộc sống người dân gặp rất nhiều khó khăn. Theo người dân ở đây, cứ một cơn mưa là nước ngập kéo dài đến một tuần nhưng cho tới nay vẫn chưa thấy cơ quan chức năng khắc phục.
Hình 11: Nhiều nhà tại tổ 4 đường Lâm Văn Bền, phường Tân Phong, quận 7 ngập trong nước mưa. Ảnh: Kiên Cường , Nguồn: vnExpress.net
2.2.1.3. Ngập lụt gây nên kẹt hiện tượng kẹt xe, ùn tắc giao thông
Nước ngập tràn qua vỉa hè, xe cộ chết máy kéo thành hàng. Giao thông tắc nghẽn do ngập nước, các phương tiện nằm la liệt; tiếng máy xe rùng rùng, tiếng còi xin nhường đường lẫn lấn đường kêu inh ỏi. Kẹt xe và ngập nước từ lâu đã trở thành căn bệnh “nan y” của TP.HCM. Để “chữa bệnh”, chính quyền thành phố cho phép “đào xới” đường sá để hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật đô thị. Chưa biết lợi ích mang lại ra sao nhưng kẹt xe và ngập nước thì có phần gia tăng.
Hình 12: Tình trạng đào đường, ngập nước và kẹt xe tại TP.HCM có liên quan mật thiết với nhau.
Ảnh: Trần Duy
2.2.1.4. Ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân
Ngập úng, ngập triều thường xuyên ở TP.HCM làm nước ô nhiễm gây ra bệnh môi trường đô thị ngày một tăng. Những thiệt hại đó không thể tính toán được như dịch bệnh gây suy giảm sức khỏe, tử vong, ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng sống rất trầm trọng tới người dân, đôi lúc thành đại dịch như sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, và cả ung thư. Một số bệnh thường gặp khi lội ngập như:
Các bệnh về đường ruột do dùng nước bẩn điều kiện vệ sinh kém để rửa rau và ăn uống.
Các bệnh ngoài da như: nước ăn chân, ghẻ, thấp khớp do thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, bẩn.
Các bệnh cảm, thương hàn…
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Thuỷ lợi và Môi trường (Bộ NN&pTNT), diện tích ngập lụt trung bình hàng năm vào khoảng 265km2, số dân bị ảnh hưởng trực tiếp do ngập là 35,2%. trong đó, những vùng ngập nhiều nhất như Bình Chánh, Nhà Bè, Q.7, Thầy Cai - An Hạ, Bình Lợi, Hóc Môn, Q.12, Bình Thạnh… Mưa lũ gây thiệt hại về môi trường và sức khỏe cho người dân, đặc biệt làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm, mà nước ngầm Tp.HCM là nguồn nước đáp ứng lượng nước sinh hoạt cho một bộ phận cư dân sống ven các kênh rạch .
2.2.2. Ảnh hưởng của lội ngập đến kinh tế
Ngập lụt gây thiệt hại rất lớn cho TPHCM, kể cả thiệt hại trực tiếp về vật chất cũng như gián tiếp về kinh tế, đời sống và môi trường thì ước tính tổng thiệt hại lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng. Cụ thể, theo kết quả tính toán dựa trên các số liệu thu thập 12 năm của Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM thì hàng năm, ngập lụt gây thiệt hại trực tiếp 15 triệu đồng/ha, thiệt hại gián tiếp là 10 triệu đồng/ha, thiệt hại nông nghiệp là 3 triệu đồng/ha, thiệt hại công trình là 3 triệu đồng ha. Mỗi năm, nội thành TPHCM có hàng trăm điểm ngập do triều cường và mưa, ngoại thành TP cũng hứng chịu vài chục vụ vỡ bờ bao, gây ngập lụt.
Hình 13: Buồn hiu hắt tại chợ Thanh Đa Cây xăng ngưng hoạt động vì nước ngập trong buổi chiều mưa ngập lênh láng.
- Kinh phí để thực hiện công tác chống ngập của TP.HCM trong 6 tháng đầu năm 2010 vào khoảng 390 tỷ đồng. Còn năm 2009, TP.HCM đã dành 340 tỷ đồng để thực hiện 37 dự án chống ngập nước. Thành phố đã chi hàng trăm triệu USD từ nguồn vốn vay ODA xử lý tình trạng ngập nước bằng nạo vét các lưu vực, làm đê bao, bơm nước... Quận Bình Thạnh đã chi phí 170 tỷ cho dự án đê bao 400 ha (Bình Triệu- Bình Lợi- Rạch Lăn- Cầu Bông) mới ngăn được cửa Bình Triệu, giảm ngập được ở các đường Đinh Bộ Lĩnh, Chu Văn An, Nguyễn Xí, Bùi Đình Tuý. Nhưng đường Xô Viết Nghệ Tĩnh đoạn phường 14 vẫn ngập; hay đê bao đường Nguyễn Văn Luông (Quận 6) cũng không ngăn nổi ngập lụt. Một số chuyên gia đã ước tính thiệt hại do ngập lụt toàn thành phố từ 2010 đến 2020 lên đến 1500 tỷ đồng.
- Ngoài ra, theo nhóm nghiên cứu thì nếu TP không bị ngập sẽ tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế cao hơn vì không hạn chế sản xuất, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tốt hơn, giá đất tăng, chi phí vận chuyển giảm… Ước tính nếu không bị ngập lụt ảnh hưởng đến các mặt đời sống TP thì có khả năng tạo cơ hội cho GDP (tổng sản phẩm nội địa) thành phố tăng trưởng thêm khoảng 4,3%/năm. Nhóm nghiên cứu dựa trên tổng sản phẩm nội địa của TPHCM năm 2009 là 332.000 tỷ đồng để xác định phần thiệt hại do mất cơ hội tăng trưởng kinh tế này là hơn 8.000 tỉ đồng/năm.
Những số liệu trên được đưa ra qua kết quả nghiên cứu của nhóm thực hiện dự án “Quy hoạch chi tiết tuyến đê bao, cống nhỏ dưới đê và các hồ điều tiết nước mưa phục vụ chống ngập úng khu vực TPHCM” (thuộc Viện Thủy lợi và Môi trường). Từ những con số trên cho thấy được thiệt hại rất lớn đến thu nhập của toàn xã hội do ngập lụt gây ra là rất nghiêm trọng.
2.2.3. Ảnh hưởng của lội ngập đến môi trường
Theo Trung tâm Chất lượng nước và môi trường - Phân viện Quy hoạch khảo sát thủy lợi Nam Bộ, nước tại hệ thống kênh, rạch tại thành phố Hồ Chí Minh đều bị ô nhiễm nặng. Các thành phần như: BOD5 (nhu cầu oxy sinh học), COD (nhu cầu oxy hóa học), chỉ tiêu vi sinh (coliform), hàm lượng chất lơ lửng (SS), kim loại nặng... vượt tiêu chuẩn gấp nhiều lần cho phép:
- Hệ thống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, dài hơn 9km, chảy qua địa bàn các quận: Tân Bình, Phú Nhuận, ba, một và Bình Thạnh, nước có mầu đen sánh. Vào lúc thủy triều rút, đáy kênh lộ ra hàng lớp rác lẫn bùn đen và bốc mùi hôi nồng nặc. Kết quả đo đạc của Chi cục môi trường tại cầu Lê Văn Sỹ cho thấy, tình trạng ô nhiễm hữu cơ tại dòng kênh này cả thời điểm nước lớn và nước cạn đều vượt tiêu chuẩn hàng trăm lần cho phép.
- Tuyến kênh Tân Hóa - Lò Gốm, dài 7,6 km đi qua các quận: Tân Bình, quận 11, sáu, tám cũng bị ô nhiễm nặng. Nước tại khu vực cầu Ông Buông, Hòa Bình có chỉ tiêu vi sinh vượt chuẩn cho phép tới 14,5 lần. Dọc hai bờ kênh, nhiều bãi rác thải, chất thải rắn đổ tràn ra ngăn cả dòng chảy. Chỉ khoảng 700 m (đoạn chảy qua đường Đồng Đen, Tân Bình) người dân đã thu dọn được hơn 20 tấn rác thải, xa bần...
- Nước tại kênh Tàu Hũ - kênh Đôi - kênh Tẻ, dài 19,5 km cũng đen kịt, đặc biệt đoạn chảy dọc đường Bình Trị Đông, Ba Đình (quận 8) có mùi hôi thối đặc trưng không lẫn vào đâu được. Tại cầu Chà Và, hàm lượng SS tới 845 mg/lít. Các chỉ tiêu vật lý, hóa lý và vi sinh vật đều vượt tiêu chuẩn nhiều lần cho phép. Các chuyên gia môi trường cho rằng, với mức ô nhiễm này thì khó có khả năng duy trì sự sống.
- Tuyến kênh Bến Nghé, bắt đầu từ cửa sông Sài Gòn đến cầu chữ Y, dài hơn 3 km, mặc dù ngay sát cửa sông, ven bờ là đại lộ Đông Tây và bãi rác của chợ Cầu Muối, cầu Ông Lãnh không còn, nhưng nước đen và mùi hôi tại kênh này cũng chẳng khác so với các con kênh khác.
- Để xảy ra tình trạng ô nhiễm kênh, rạch trầm trọng như hiện nay là do hàng trăm nghìn hộ dân sinh sống hai bên bờ kênh, rạch, hàng nghìn doanh nghiệp, xưởng sản xuất nhỏ, hàng trăm bệnh viện, hàng chục KCN... đều thải rác sinh hoạt, nước chưa qua xử lý trực tiếp xuống kênh, rạch.
- Thống kê cho thấy, chỉ năm tuyến kênh chính khu vực nội thành đã có hơn 20 nghìn hộ dân đóng cọc, lấn chiếm lòng kênh làm nhà ở. Các hộ này mỗi ngày thải vào hệ thống kênh, rạch của thành phố hàng trăm tấn rác và 70.000m3 nước thải các loại chưa qua xử lý. Ngoài ra, còn 90% trong số 1,2 triệu m3 nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa qua xử lý xả trực tiếp vào hệ thống kênh, rạch.
- Năm 2008, cơ quan chức năng phát hiện Công ty thuộc da Hào Dương (KCN Hiệp Phước, huyện Nhà Bè), mỗi ngày xả 2.500 m3 nước thải chưa qua xử lý vào sông Đồng Điền. Báo cáo của Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố cho thấy, khu vực dọc tuyến kênh Thầy Cai - An Hạ có 120 đơn vị sản xuất thì chỉ 37 đơn vị có hệ thống xử lý nước thải. Lượng nước thải chưa qua xử lý xả vào tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuật gần 22 nghìn m3/ngày/đêm.
- Dọc kênh Lò Gốm - Tân Hóa có 79 đơn vị sản xuất thuộc các ngành sản xuất gây ô nhiễm cao như: dệt, nhuộm, xeo giấy, chế biến thực phẩm, công nghiệp hóa chất, cao-su... sử dụng hơn 7.000 m3 nước/ngày/đêm nhưng cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải... Trên địa bàn huyện Bình Chánh, chỉ khoảng hơn 20% trong số gần một nghìn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xây dựng hệ thống xử lý nước thải. KCN Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai... cũng còn hàng trăm cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lý nước thải, nếu có thì không đấu nối vào hệ thống xử lý chung, hoặc chạy cầm chừng, đối phó.
- Hiện tại, nhiều dòng kênh đã chết. Một số dòng đang chết và số còn lại nếu không được kiểm soát thì cũng sẽ chết. Các chuyên gia về môi trường cảnh báo, với mức ô nhiễm như hiện nay thì hầu hết các loại động vật thủy sinh, đặc biệt là cá và các loài giáp xác đều không thể sống được.
Ô nhiễm kênh, rạch ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước ngầm, nước tưới cho nông nghiệp và đời sống, sức khỏe của người dân. Điều đáng lo ngại là, nước tại nhiều kênh, rạch này đổ vào sông Sài Gòn, đe dọa khu vực lấy nước thô của Nhà máy nước Tân Hiệp, nơi cung cấp nước sạch cho hàng triệu hộ dân thành
2.2.4. Ngập lụt làm mất diện tích mặt bằng
TP.HCM sẽ có những nơi bị nhấn chìm vĩnh viễn: “Nếu mực nước biển dâng cao hơn dự báo 26cm vào năm 2050 sẽ tác động rất lớn tới rừng ngập mặn Cần Giờ và một số khu vực ở TP.HCM bị nhấn chìm vĩnh viễn”- ông Jeremy Carew Reid, Giám đốc Trung tân quốc tế về Quản lý môi trường (ICEM). Cụ thể, hàng loạt các công trình giao thông như đường sắt, tàu điện ngầm (đang xây dựng), hệ thống cảng biển mới di chuyển ra vùng ngoại thành… sẽ nằm trong vùng ngập úng.
2.3. THỰC TRẠNG LỘI NGẬP TP.HCM
Sau gần năm năm (2001-2005) thực hiện kế hoạch chống ngập, TP.HCM mới xóa được 56/100 điểm ngập, nhưng có thêm gần 30 điểm ngập mới phát sinh. Kết quả ấy chưa tương xứng với công sức, tiền bạc và sự mong mỏi của người dân. Đến nay còn rất nhiều điểm thường xuyên ngập nước sau mưa và triều cường.
- Đáng kể nhất là khu vòng xoay Phú Lâm, cửa ngõ phía tây thành phổ, bao gồm các đường: Hậu Giang, Hùng Vương, Kinh Dương Vương, Minh Phụng. Tại quận Bình Thạnh, các đường Chu Văn An, Bùi Đình Túy, Đinh Bộ Lĩnh, Bạch Đằng hay Miếu Nổi cũng thường xuyên bị ngập nặng do mưa và triều cường. Ở khu vực ngã tư Bốn Xã, thuộc quận Bình Tân, nơi có tốc độ đô thị hóa cao, tình trạng ngập úng còn kinh hoàng hơn. Những nơi này trước kia vốn là vùng ruộng trũng nhiều bàu, ao, kênh, rạch, nay bị lấp đi, thay vào đó là hàng trăm căn nhà, nhiều công trình mới mọc lên theo kiểu mạnh ai nấy làm, trong khi hệ thống thoát nước chưa được chú ý đúng mức nên cứ mưa xuống là đường bị ngập. Nhiều nơi chìm sâu trong nước 2-3 ngày mới rút, gây khổ cực, phiền phức cho hàng nghìn hộ dân. Khu vực bán đảo Thanh Đa (Bình Thạnh), đường Mễ Cốc 1, 2 (quận 8), khu Ba Bò (Thủ Đức) cũng là những nơi khá “nổi tiếng” vì ngập úng. Ngay cả khu vực gần kênh rạch vẫn bị ngập như quận Tân Bình, cạnh kênh Nhiêu Lộc, hay như vùng nằm dọc theo sông Bến Cát, quận Gò Vấp.
- Theo số liệu thống kê từ Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP năm 2007 toàn TP.HCM có khoảng 163 điểm thường xuyên bị ngập nước kéo dài khắp 24/24 quận huyện, trong đó 96 điểm là ngập thường xuyên và 67 điểm ngập do triều cường. Năm 2007 là năm có mực nước triều cường cao nhất trong 50 năm trở lại đây.
- Trong năm 2010, Trung tâm sẽ cố gắng xóa 40% số điểm ngập nước của TP. HCM. Hiện nay, toàn thành phố còn khoảng 100 điểm ngập chủ yếu do mưa trong đó khu vực nội thành có đến 60 điểm. Nhiều nhất trên các tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh, Điện Biên Phủ, D2, D3, Xô Viết Nghệ Tĩnh (Quận Bình Thạnh), Cao Thắng (Quận 3), Trần Xuân Soạn (Quận 7)….
Trên thực tế, trong vòng nửa năm qua, người TP HCM phải chịu đựng nhiều hơn tình trạng bị ngập nước, kể cả sau những cơn mưa nhỏ với cường độ 40-50 mm hoặc nhiều khu vực chưa bao giờ chìm trong nước nhưng người dân cũng phải lội bì bõm.
Bảng 6: Ý kiến bạn đọc về tình trạng ngập nước tại TP HCM
Nguồn: VnExpress.net.
Kết quả khảo sát ý kiến bạn đọc của VnExpress.net về tình trạng ngập nước tại thành phố tuần qua cho thấy, đến trên 80% trong số gần 12.000 người tham gia biểu quyết cho rằng Sài Gòn đang ngập nặng hơn so với trước. Hơn 10% nhận xét tình trạng bị nước nhấn chìm thành phố vẫn chưa được cải thiện. Chỉ 2,3% ý kiến nói rằng, TP HCM đỡ ngập hơn xưa.
Một thực tế khác, hiện những kênh rạch thoát nước tự nhiên của thành phố đang bị lấn chiếm và san lấp tùy tiện. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập lụt cao hơn. Đại diện Khu Đường sông cho biết, tình hình lấn chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn TPHCM có chiều hướng gia tăng. Hiện tại có 182 vị trí sông, kênh, rạch bị lấn chiếm; tập trung nhiều nhất là: quận 7 (49 vị trí), quận 8 (39 vị trí), huyện Bình Chánh (24 vị trí), huyện Nhà Bè (15 vị trí) (theo báo cáo hội thảo bàn về các giải pháp chống ngập ở TPHCM ngày 28-5-2010.
Trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền thành phố đề ra nhiều chủ trương, giải pháp, chỉ đạo thực hiện trong công tác chống ngập và đã đạt được những kết quả nhất định. Đã phối hợp với các Bộ - Ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước đến năm 2020, quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh; nhiều công trình, dự án từ nguồn vốn ngân sách được triển khai cùng với 3 dự án thoát nước sử dụng vốn ODA với mục tiêu: Nạo vét, cải tạo kênh rạch nội thành, xây dựng bổ sung hệ thống cống cấp 2-3, hệ thống thu gom và xử lý nước thải (dự án Vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, dự án Cải thiện Môi trường nước lưu vực Tàu Hũ – Bến Nghé – kênh Tẻ, kênh Đôi giai đoạn I, dự án Nâng cấp Đô thị lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm); đã hoàn thành đưa vào vận hành 2 nhà máy xử lý nước thải có công suất xử lý trên 60 triệu m3 nước thải/năm, 184km cống thoát nước mới xây lắp và nhiều tuyến đê bao, cống kiểm soát triều vào quản lý, khai thác góp phần kéo giảm và xóa được nhiều điểm ngập.
Tuy nhiên, tình hình ngập nước vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế; các điểm ngập tuy có giảm về số lượng và mức độ ngập nhưng vẫn chưa tạo ra những chuyển biến có tính đột phá nhất là các điểm ngập do mưa tại vùng trung tâm; chưa khống chế tình trạng phát sinh các điểm ngập mới nhất là trên các địa bàn quận mới đô thị hóa và các vùng ven ngoại thành; việc xóa, giảm các điểm ngập do triều cường chỉ mới triển khai các dự án kiểm soát triều cục bộ; các dự án kiểm soát triều trên diện rộng đang trong giai đoạn nghiên cứu lập dự án.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan do địa hình thành phố trũng thấp, chịu ảnh hưởng nặng của thủy triều và những tổ hợp bất lợi của mưa, triều, lũ; cường độ mưa có xu hướng gia tăng làm chu kỳ tràn cống thực tế bị giảm xuống khiến hệ thống cống bị quá tải gây ngập thì những nhân tố chủ quan cũng là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gia tăng mức độ ngập của các điểm ngập hiện hữu và xuất hiện các điểm ngập mới như sau:
- Trong quy hoạch, phát triển và quản lý đô thị chưa thực hiện mạnh mẽ và hiệu
quả những quy định về bảo vệ hệ thống thoát nước, kênh rạch, vùng đệm, vùng trũng
điều tiết nước; chưa có những quy định phù hợp về bù đắp diện tích mặt nước bị san lấp và ngăn chặn việc gia tăng hệ số chảy tràn;
- Hạ tầng thoát nước phát triển không đồng bộ với quá trình đô thị hóa; chỉ đạt 1/4 chiều dài cần xây dựng phát triển đến năm 2020, thường xuyên bị quá tải do thiết kế, xây lắp và khâu quản lý vận hành thiếu đồng bộ trong khi nhiều tuyến kênh rạch thoát nước quan trọng không được nạo vét đúng kỹ thuật do tình trạng lấn chiếm làm chặn hướng thoát nước;
- Tiến độ thực hiện