ánh sáng là một phần bức xạ sóng điện từ có bước sóng =3000-7800A0 mà ta có thể cảm nhận được nó.nhận thức được nó nhờ cơ quan thị giác.
ánh sáng còn là một tập hợp các bức xạ đơn sắc được hòa trộn lẫn nhau.
ánh sáng mang đặc thù 2 tính chất là sóng và hạt.Sưk lan truyền ánh sáng có quy luật khác nhau.
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1866 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tính toán kiểm tra thiết kế hệ thống chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo tại phân xưởng ở công ty bóng đèn và phích nước Rạng Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o sử dụng điện áp lớn nên các máy móc,thiết bị sản xuất đều được nối đất ,nối không bảo vệ.
Bên cạnh đó,công ty đã ban hành các văn bản quy định việc sử dụng điện an toàn.Tại mỗi phân xưởng đều có hướng dẫn quy định sử dụng điện ở ngay tr điện.Hàng năm công ty kiểm tra tính cách điện của thiết bị sử dụng điện và thường xuyên kiểm tra thiết bị an toàn điện như :cầu dao,cầu chì,aptomat...Nếu có sai hỏng, Công ty sửa chữa kịp thời và rút kinh nghiệm nhằm đảm bảo an toàn điện tuyệt đối.
Công ty tổ chức huấn luyện an toàn điện cho công nhân lao động theo định kỳ trong đó tập trung vào vấn đề phòng ngừa tai nạn điện và tổ chức cấp cứu khi có tai nạn điện xảy ra.
Do đặc điểm công nghệ sản xuất phích nước và bóng đèn phải sử dụng nhiều máy móc cùng với hệ thống đường dây điện khá phức tạp nên không thể tránh khỏi hiện tượng sử dụng điện không an toàn .
2.1.3. Công tác phòng cháy chữa cháy của công ty bóng đèn và phích nước Rạng Đông.
Do đặc điểm công nghệ sản xuất là bóng đèn và phích nước nên nguy cơ xảy ra cháy nổ là rất cao. Nhận thức được vấn đề đó,công ty thường xuyên quan tâm tới công tác phòng cháy chữa cháy tại công ty.
Công ty đã có một hệ thống cứu hỏa bố trí trên toàn bộ mặt bằng công ty với mật độ 50 m 1 họng nước cứu hỏa. Hệ thống được đảm bảo bơm nước liên tục duy trì áp lực 3kg/cm2.
Về phương tiện chữa cháy, Công ty có khoảng 270 bình cứu hỏa các loại, số họng cứu hỏa là 55, Công ty cũng lắp đặt hệ thống báo cháy tự động tại các kho thành phần.
Đồng thời Công ty đã sử dụng phương pháp cách ly các công đoạn, thiết bị có nguy cơ cháy, nổ ra xa khu vực khác, hạn chế thấp nhất các chất dễcháy trong nơi sản xuất.
Việc giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho cán bộ công nhân viên cũng được Công ty đặt lên hàng đầu trong công tác phòng cháy chữa cháy. Công ty đã tổ chức huấn luyện cách thức phòng cháy chữa cháy và tiến hành rút kinh nghiệm thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, phát hiện những sai sót để uốn nắn kịp thời đồng thời có biện pháp tích cực loại trừ nguy cơ cháy.
2.2. Công tác vệ sinh lao động của công ty .
2.2.1. Vi khí hậu.
Vi khí hậu là một trạng thái vật lý của không khí trong một không gian hẹp.
Vi khí hậu bao gồm các thành phần như : nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt…Các yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng điều hoà nhiệt của cơ thể. Do vậy vi khí hậu có tác động rất lớn đến sức khỏe người lao động.
Theo kết quả đo kiểm môi trường lao động tại Công ty thực hiện vào tháng12 năm 2003,điều kiện vi khí hậu của Công ty thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Kết quả đo tình hình vi khí hậu ở Công ty năm 2003.
STT
Vị trí đo
Thời gian
Nhiệt độ Không khí(0C)
Độ ẩm tương đối(%)
Tốc độ gió(m/s)
Giá trị đo
Đạt TCVS
Không đạt TCVS
Giá trị đo
Đạt TCVS
Không đạt TCVS
Giá trị đo
Đạt TCVS
Không đạt TCVS
1
Phân xưởng bóng đèn
8h
27
+
65
+
0,25
+
2
Phân xưởng phích nước
8h30
27
+
72
+
0,27
+
TCVS QĐ505-BYT
Ê32
Ê85
1,5
Qua bảng số liệu trên ta thấy môi trường không khí ở các phân xưởng trong công ty không vượt quá TCCP, đạt yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm . Tốc độ gió nhỏ hơn nhiều lần so với TCCP.
Cố được kết quả trên là do cố gắng và nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng như toàn thể công nhân lao động trong Công ty: từng bước tiến hành cơ giới hóa, tự động hóa các quá trình lao động ở vị trí có nhiệt độ cao, thực hiện chế độ lao động thích hợp, nghỉ ngơi hợp lý, trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân chống nóng và chống lạnh.
2.2.2. Tiếng ồn và rung động.
Quy trình công nghệ sản xuất bóng đèn và phích nước đòi hỏi tập trung nhiều máy móc hoạt động đồng thời và liên tục nên gây ra tiếng ồn trong nơi sản xuất cụ thể như tiếng ồn cơ học do chuyển động của các bộ phận máy,tiếng ồn va chạm như quá trình rèn ,dập ,tán…..
Kết quả đo tiếng ồn tại một số khu vực sản xuất trong Công ty thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3: Kết quả đo tiếng ồn ở một số phân xưởng của Công ty năm 2003.
TCCP
Tiếng ồn(dBA)
85
STT
Vị trí đo
Mẫu đạt
Mẫu không đạt
1
Xưởng đèn huỳnh quang compact
Uốn ống
74,9
Chăng tóc-vít miệng
73,1
2
Xưởng đèn huỳnh quang
Tráng bột
80,8
Sấy thử keo
78,2
Kiểm tra
74
3
Xưởng đèn tròn
Cắm trụ
80
Chăng tóc
76,8
Gắn đầu đIn
80,4
Buồng máy nén trung tâm
83,7
4
Phân xưởng thuỷ tinh
Lỗ thuỷ tinh bóng
74,5
Nhập liệu
83,8
Máy thổi
78
Lò thổi ruột phích
81,4
5
Xưởng ruột phích
Đầu dây truyền
81,5
Thử
76,9
Theo kết quả cho thấy tiếng ồn tại khu vực sản xuất của Công ty đều nằm trong TCCP. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với tiếng ồn trong suốt 8 giờ làm việc và kéo dài từ ngày này sang ngày khác sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động. Khi làm việc với tiếng ồn cao người lao động sẽ dễ bị mệt mỏi, căng thẳng thần kinh làm giảm khả năng tập trung vào công việc gây nhầm lẫn, mất chính xác trong thao tác, dễ xảy ra tai nạn lao động. Bên cạnh tiếng ồn, các máy móc sử dụng trong công ty có độ rung tương đối lớn do làm việc với tốc độ cao. Điều này gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe ngưoưừ lao động. Để hạn chế tiếng ồn, Công ty thường xuyên cho kiểm tra tình trạng máy móc, thay mới các bộ phận cũ và lạc hậu.
2.2.3. Vấn đề bụi.
Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty gây ra bụi chủ yếu ở khu vực sản xuất thuỷ tinh và xưởng đèn huỳnh quang. Đây là loại nguyên liệu sinh ra một lượng bụi lớn. Bụi cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới người lao động.Chúng gây ảnh hưởng tới mắt, cơ quan hô hấp và làm suy giảm sức khỏe người lao động. Nồng độ bụi trong các phân xưởng thể hện ở bảng sau:
Bảng 4: Kết quả đo hàm lượng bụi ở Công ty năm 2003.
STT
Vị trí đo
Hàm lượng bụi(mg/m3)
I
Khu vực sản xuất
Quy định 505BYT/QĐ
6
1
Bên ngoài khu vực máy tráng bột
6
2
Bên ngoài khu vực pha chế bột
6
3
Khu vực lò nấu-Phân xưởng thủy tinh
3,4
4
Khu vực lò hơi-Phân xưởng cơ động
2,9
5
Xưởng sản xuất máng đIn
4,8
II
Khu vực xung quanh
TCVN 5937-95
0,3
1
Trước cửa số nhà 47 ngõ 85 phố Hạ Đình
0,21
2
Trước cửa nhà 95 ngõ 85 phố Hạ Đình
0,25
3
Trước cổng Công ty bóng đèn và phích nước Rạng Đông
0,35
Như vậy, nồng độ bụi tại các vị trí đo kiểm trong khu vực sản xuất đều nằm trong TCCP theo QĐ505/QĐ.
Nồng độ bụi tại các vị trí đo thuộc khu vực xung quanh nói chung nằm trong TCCP theo TCVN 5937-95 ngoại trừ vị trí tại cổng ra vào có nồng độ bụi > TCCP do ảnh hưởng của bụi giao thông.
2.2.4. Vấn đề về hơi khí độc.
Trong quá trình lao động, hơi khí độc thải qua xung quanh và môi trường sống rất lớn, nó có thể từ các thiết bị máy móc, nguyên vật liệu…Hơi khí độc xâm nhập vào cơ thể qua 3 con đường:qua hô hấp, tiêu hóa và da.
Tại Công ty bóng đèn và phích nước Rạng Đông, hầu hết máy móc được nhập từ Đức, Pháp , Nhật, Trung Quốc nên lượng khí thải từ máy móc là ít nhưng trong quá trình có sử dụng : thuỷ tinh và một số kim loại nặng khác là các nhiên liệu có lượng khí thải khá lớn.
Việc kiểm tra hơi khí độc tại các phân xưởng đã được tiến hành thường xuyên và kết quả đo hơi khí độc được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5: Kết quả đo hơi khí độc ở Công ty năm 2003.
STT
Vị trí đo
Hơi khí độc(mg/m3)
CO
SO2
NO2
As2O3
HF
THC
Butyl
axetat
Hơi
Hg
I
Khu vực sản xuất
Quy định 505
BYT-QĐ
30
20
5
0,3
0,5
300
200
0,01
1
Bên ngoài khu
vực máy tráng
bột
0,25
0,07
0,04
_
_
1,5
1,0
KPHĐ
2
Bên ngoài khu vực pha chế bột
0,3
0,06
0,03
_
_
110
95
KPHĐ
3
Khu vực lò nấu-
PX thuỷ tinh
_
0,09
_
KPHĐ
KPHĐ
_
_
KPHĐ
4
Khu vực lò hơi-
PX cơ động
_
0,12
_
KPHĐ
KPHĐ
_
_
_
5
Xưởng sản xuất
Máng đèn
_
0,06
_
KPHĐ
KPHĐ
_
2,0
_
II
Khu vực xung quanh
TCVN5937-95
40
0,5
0,4
_
_
TCVN5938-95
0,03
0,02
_
_
0,0003
1
Trước cửa số nhà 47 ngõ 85 phố Hạ Đình
1,5
0,08
0,06
KPHĐ
KPHĐ
_
KPHĐ
KPHĐ
2
Trước cửa nhà 95 ngõ 85 phố Hạ Đình
2,0
0,08
0,06
KPHĐ
KPHĐ
_
KPHĐ
KPHĐ
3
Trước cổng Công ty Bóng đèn và phích nước Rạng Đông
2,5
0,1
0,08
KPHĐ
KPHĐ
_
KPHĐ
KPHĐ
Như vậy,nồng độ các hơi khí độc tại các vị trí đo kiểm trong Khu vực sản xuất đều nằm trong TCCP theo quy định 505 BYT/QĐ. Bên ngoài khu vực pha chế bột nồng độ Butyl axetat đã giảm nhiều so với năm 2002 do hệ thống thu hút và xử lý nước thải đã hoạt động tốt. Nồng độ các hơi khí độc tại vị trí xung quanh thuộc khu vực xung quanh nằm trong TCCP theo TCVN5937-95 và TCVN5938-95.
2.2.5. Vấn đề nước thải.
Nước thải của Công ty có 2 nguồn chính là: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất. Nước thải sản xuất chủ yếu do công nghệ sản xuất bóng đèn và phích nước. 2 nguồn nước thải này đã được Công ty xây cống và cho thải vào cống chung của khu vực. Công ty cũng thường xuyên lấy mẫu nước thải để đánh giá mức độ ô nhiễm,kết quả cụ thể như sau:
Bảng 6: Kết quả đo kiểm tra mẫu nước thải ở Công ty năm 2003.
STT
Chỉ tiêu phân tích
Đơn vị tính
TCVN
5945-95
Mẫu1
Mẫu 2
1
pH
5,5á9
7,86
8,97
2
SS
mg/l
100
4
24
3
COD
mg/l
100
18
82
4
Tổng Nitơ
__
60
11,5
21,7
5
Dầu mỡ
__
1
0,4
0,9
Ghi chú: Mẫu 1: Nước thải sản xuất phích nước.
Mẫu 2: Nước thải sản xuất bóng đèn huỳnh quang.
Nhận xét: Hai mẫu nước thải có 5 chỉ tiêu phân tích đều nằm trong TCCP theo TCVN 5945-95 (cột B). Tuy nhiên cần kiểm soát pH của mẫu nước thải sản xuất bóng đèn huỳnh quang vì pH của mẫu nước thải này cao xấp xỉ giới hạn cho phép.
2.2.6. Hệ thống chiếu sáng.
ánh sáng là yếu tố không thể thiếu được trong ngành sản xuất đòi hỏi mức độ tập trung và độ chính xác cao. Hiện nay, Công ty sử dụng hệ thống chiếu sáng tự nhiên và hẹ thống chiếu sáng nhân tạo. Mặc dù mỗi phân xưởng được thiết kế một hệ thống cửa sổ và được lắp đặt hệ thống đèn huỳnh quang nhưng vẫn chưa đủ ánh sáng cho quá trình làm việc.
Trong điều kiện làm việc thiếu ánh sáng, người lao động phải điều tiết mắt. Sự điều tiết mắt kéo dài sẽ gây ra các bệnh cho mắt, gây căng thẳng đầu óc, đau đầu…ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động, giảm năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Do đó Công ty cần phải sửa chữa lại hệ thống chiếu sáng cho các phân xưởng nhằm đảm bảo độ chiếu sáng cho người lao động. Trong phần sau của đồ án sẽ trình bày rõ hơn nữa về thực trạng chiếu sáng và phương án thiết kế hệ thống chiếu sáng của phân xưởng bóng đèn tròn.
2.2.7. Công tác vệ sinh chung của Công ty .
Việc không ngừng cải thiện điều kiện lao động góp phần tạo ra môi trường làm việc tiện nghi luôn là vấn đề được Công ty theo dõi và tiến hành thường xuyên.
Năm 1999, Công ty đã xây dựng nhà xưởng Sản xuất đèn tròn 2600 cái/h, hoàn thiện dây chuyền pha chế phối liệu thủy tinh khép kín giảm bụi và các yếu tố độc hại cho Người lao động.
Năm 2000, Công ty đưa dây chuyền sản xuất đèn huỳnh quang tự động số 2 vào hoạt động, lắp đặt ruột phích vào hoạt động thay thế lao động thủ công nặng nhọc áp suất thấp.
Năm 2001, Công ty đã cải tạo trang bị hệ thống nước nóng cho các nhà tắm trong toàn Công ty phục vụ người lao động.
Năm 2002, Công ty cải tạo xây dựng nhà xưởng đèn compact phục vụ phát triển các sản phẩm chất lượng cao tiết kiệm năng lượng. Thay thế thiết bị hàn hơi axetylen bằng chai khí axetylen đảm bảo an toàn cao hơn. Cơ giới hóa khâu phối liệu thủy tinh thực hiện trong thiết bị kín.
Năm 2003, Công ty đã chuyển đổi hệ thống khí hóa xăng sang sử dụng gas lỏng. Lắp đặt hệ thống xử lý bụi sơn cho nhà xưởng sản xuất máng đèn.
Mặt bằng sản xuất của Công ty được quy định dọn dẹp thường xuyên nhằm đảm bảo vệ sinh công nghiệp. Hàng ngày sau giờ sản xuất, công nhân thu dọn vệ sinh quanh khu vực mình làm việc. Hàng tuần, cuối ca làm việc, các tổ bộ phận tổng vệ sinh quanh khu vực mình làm việc.
Công ty cũng đã trồng rất nhiều cây xanh quanh khu vực sản xuất tạo môi trường Xanh-Sạch- Đẹp.
Công ty cũng định kỳ 1 năm 1 lần kết hợp với trung tâm Y tế môi trường đo đạc, đánh giá kiểm tra các yếu tố trong môi trường lao động.
Các đoàn kiểm tra của Quận, Thành phố khi tiến hành kiểm tra vệ sinh lao động của Công ty đã đánh giá Công ty có nhiều thành tích trong vệ sinh lao động.
2.3. Trang bị phương tiện Bảo vệ cá nhân .
Bên cạnh việc thực hiện các công tác về kỹ thuật vệ sinh và kỹ thuật an toàn, Công ty đã rất quan tâm đến việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch Bảo hộ lao động Công ty đều dự trù và lập kế hoạch trang bị Bảo hộ lao động cho người lao động. Công ty thường xuyên thực hiện đúng kế hoạch nên người lao động làm việc trong Công ty đã được cấp phát phương tiện cá nhân đầy đủ, đúng tiêu chuẩn, mục đích bảo hộ an toàn, đúng thời gian và định hướng.
2.4. Tình hình sức khỏe,tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
2.4.1. Tình hình sức khỏe của người lao động.
Hàng năm, Công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân và hồ sơ theo dõi tổng hợp tình hình sức khỏe của người lao động trong Công ty được lập và quản lý theo đúng quy định.
Thực tế tình hình sức khỏe người lao động qua 2 lần khám sức khỏe định kỳ năm 2000 và năm 2004 được thể hiện rõ qua bảng sau
Bảng 7: Tình hình sức khỏe của người lao động năm 2000-2004.
Năm 2000
Năm 2004
Người
Chiếm%
Người
Chiếm%
Tổng số người khám
973
100%
1400
100%
Sức khỏe loại I
68
7
168
12
Sức khỏe loại II
479
49,3
739
52,8
Sức khỏe loại III
409
42
183
13,05
Sức khỏe loại IV
17
1,7
310
2,15
Sức khỏe loại V
0
0
Nhìn vào bảng tình hình sức khỏe , ta thấy sức khỏe người lao động đã có nhiều tiến bộ rõ rệt bởi Công ty luôn đặt vấn đề chăm sóc sức khỏe và cải thiện điều kiện lao động của người công nhân lên hàng đầu. .
2.4.2. Tình hình tai nạn lao động
Trong nhiều năm gần đây, các vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty đều là các vụ tai nạn lao động nhẹ, không có tai nạn lao động nặng gây chết người.
Công ty thực hiện đầy đủ các yêu cầu về Báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ theo thông tư 14/LĐLĐ TBXH -BYT- TCĐVN.
Bảng8: Thống kê tình hình TNLĐ năm 1999-2004.
STT
Năm
Tổng số vụ
Mức độ tai nạn
Nhẹ
Nặng
Chết người
1
1999
4
4
2
2000
1
1
3
2001
7
7
4
2002
3
3
5
2003
5
5
6
2004
0
0
Trong tất cả trường hợp TNLĐ xảy ra Công ty luôn khẩn trương phối hợp cùng các bộ phận chức năng tiến hành điều tra nguyên nhân TNLĐ để đề ra các biện pháp khắc phục tránh tai nạn tái diến. Công ty cũng thực hiện trợ cấp TNLĐ và thực hiện goám định để đảm bảo quyền lợi cho Người lao động.
2.4.3. Tình hình bệnh nghề nghiệp.
Qua các đợt khám định kỳ, cho tới nay, Công ty chưa phát hiện trường hợp Người lao động nào mắc bệnh nghề nghiệp. Mặc dù vậy, công nghệ sản xuất bóng đèn và phích nước phải sử dụng nguồn nhiệt cao để gia công thủy tinh,công nghệ pha chế phối liệu thủy tinh là nơi phát sinh bụi silíc, hơi thiếc, hơi Hg, bụi sơn, hơi SO2, tiếng ồn sẽ dễ ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra bệnh nghề nghiệp như bụi phổi silic,điếc nghề nghiệp nếu phải tiếp xúc lâu dài và cường độ cao. Mong Công ty tiếp tục ngày càng cơ giới hoá, tự động hóa các khâu sản xuất để người lao động giảm bớt sự tiếp xúc với các yếu tố có hại và đồng thời cũng nâng cao sức khỏe công nhân.
2.5. Một số chế độ chính sách về Bảo hộ lao động.
2.5.1. Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Với mục đích tạo cho người lao động có hiểu biết cần thiết về an toàn, vệ sinh lao động, phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, Công ty đã tổ chức huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho công nhân lao động.
Tất cả các công nhân làm việc trong công ty đều được huấn luyện về an toàn máy móc thiết bị, an toàn điện..trước khi tham gia lao động sản xuất. Đối với những công việc có sử dụng máy móc yêu cầu nghiêm ngặt về an toànthì hàng năm Công ty tổ chức huấn luyện định kỳ theo đúng quy định. Người lao động chưa qua các lớp huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động thì không được tham gia sản xuất.
Khi có sự thay đổi về máy móc thiết bị, Công ty tổ chức huấn luyện cho người lao động về cách làm việc an toàn với máy móc như trước khi được nhận vào làm việc.
Trong các bài huấn luyện, Công ty luôn đưa ra các nội dung phù hợp, đáp ứng nhu cầu sản xuất và công tác an toàn, vệ sinh lao động. Các buổi huấn luyện được tổ chức nghiêm túc, chặt chẻ có kiểm tra sát hạch và thực hiện đúng nguyên tắc, ai chưa đạt thì phải huấn luyện lại.
Công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động của Công ty đã góp phần không nhỏ vào việc phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động ở Công ty .
2.5.2. Kế hoạch Bảo hộ lao động.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác Bảo hộ lao động, hàng năm khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, Công ty đồng thời lập kế hoạch Bảo hộ lao động.
Trong quá trình sản xuất luôn có sự thay đổi của máy móc, thiết bị và cách thức làm việc để đạt hiệu quả cao hơn nên kế hoạch Bảo hộ lao động cũng được đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
Hàng năm, Công ty lập kế hoạch Bảo hộ lao động căn cứ vào nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh, báo cáo kiểm điểm công tác Bảo hộ lao động năm trước và các kiến nghị phản ánh của người lao động, ý kiến của tổ chức công đoàn, và kiến nghị của các đoàn thanh kiểm tra.
Một bản kế hoạch Bảo hộ lao động của Công ty thường bao gồm 5 nội dung chính sau:
Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phònh chống cháy nổ.
Các biện pháp về vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc.
Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho nguời lao động làm các công việc nguy hiểm, có hại.
Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng bệnh nghề nghiệp.
Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về Bảo hô lao động .
Công ty đưa kinh phí trong kế hoạch Bảo hộ lao động hạch toán vào giá thành sản phẩm. Cán bộ chuyên trách Bảo hộ lao động phối hợp với các phòng, bộ phận chức năng đôn đốc kiểm tra việc thực hiện và thường xuyên báo cáo với Tổng giám đốc công ty, bảo đảm kế hoạch Bảo hộ lao động được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn.
Bảng 9: Kế hoạch BHLĐ năm 1990-2004.
TT
Năm
Biện pháp
KTAT
PCCN
Biện pháp Kỹ thuật VSLĐ cải thiện ĐKLV
Chăm sóc sức khỏe NLĐ
Trang thiết bị BHLĐ
Tuyên truyền Giáo dục về BHLĐ
Kinh phí
Số việc
Số việc
Số việc
Số việc
Số việc
x1000đ
1
1990
11
8
2
35
5
928190
2
2000
11
6
2
36
3
1063074
3
2001
11
5
6
39
3
1055000
4
2002
11
5
6
37
3
1075810
5
2003
12
7
6
37
3
1444145
6
2004
12
7
6
36
3
1776125
2.5.3. Quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.
Người lao động trước khi tuyển vào Công ty được khám sức khỏe. Căn cứ vào kết quả khám sức khỏe, người lao động sẽ được phân công làm công việc phù hợp.
Hàng năm, Công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động nhằm phát hiện bệnh nghề nghiệp cũng như các bệnh thông thường để kịp thời chữa trị bảo đảm sức khỏe cho người lao động.
Công ty lập hồ sơ quản lý sức khỏe và bệnh tật người lao động. Khi phát hiện những người lao động có sức khỏe loại IV hoặc V và bị bệnh mãn tính, Công ty sẽ sắp xếp công việc phù hợp và tổ chức theo dõi, điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động.
Trong việc quản lý sức khỏe người lao động, Công ty rất chú trọng tới việc cấp cứu khi có tai nạn lao động xảy ra. Phòng y tế của Công ty được trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, thuốc men để cấp cứu kịp thời. Công ty huy động lực lượng cấp cứu hiểu biết, nhanh nhẹn để ngay sau khi người bị nạn được cấp cứu tại chỗ sẽ được chuyển tới cơ sở y tế gần nhất. Công ty lập hồ sơ cấp cứu ghi đầy đủ và đúng quy định, người lao động sau khi được điều trị sẽ được phân công công việc phù hợp với sức khỏe.
2.5.4. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi.
Hiện nay, Công ty áp dụng chế độ làm việc hành chính cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Mỗi ngày làm việc 8 giờ và 48 giờ mỗi tuần. Thời gian nghỉ trong một ngày lao động làm 30 phút.
Trong trường hợp công việc cần phải hoàn thành gấp, đảm bảo tiến độ, người lao động làm thêm 2-4 giờ một ngày và thời gian nghỉ tăng lên 1 giờ/ngày.
Mỗi năm, người lao động được nghỉ 12 ngày phép và số ngày nghỉ tăng theo thâm niên. Trong nhiều trường hợp, số ngày nghỉ phép có thể được thanh toán bằng tiền.
Công ty cho người lao động được hưởng nguyên lương khi nghỉ kết hôn (3 ngày), con kết hôn (1 ngày), bố , mẹ, vợ, chồng, con mất (3 ngày)…
Với chế độ làm việc, nghỉ ngơi như hiện nay, công nhân lao động trong Công ty rất yên tâm công tác đồng thời sức khỏe cũng được cải thiện.
2.5.5. Chế độ bồi dưỡng độc hại, làm thêm giờ.
Do chưa khắc phục được hết các yếu tố độc hại nên Công ty đã tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật để ngăn ngừa bệnh tật và bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
Trong trường hợp người lao động phải làm thêm giờ, ngoài tiền phụ cấp làm thêm giờ, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cũng được tăng tương ứng với số giờ làm thêm.
Công ty quy định cơ cấu hiện vật dùng để bồi dưỡng phù hợp với việc thải độc và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như: đường, sữa, trứng, chè, hoa qủa, bánh…do xí nghiệp đời sống của Công ty đảm nhận.
2.5.6. Chế độ lao động nữ.
Hiện nay, số lao động nữ trong công ty chiếm tổng số cán bộ công nhân viên nên các chính sách đối với lao động nữ rất được quan tâm. Công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi cho chị em phụ nữ tham gia lao động sản xuất.
Lao động nữ khi mang thai được cán bộ y tế của Công ty theo dõi và khám thai định kỳ hàng tháng. Lao động nữ có thai đến tháng thứ bảy thì không phải làm thêm giờ.
Khi sinh con, lao động nữ được nghỉ 3 tháng và trong thời gian con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mỗi ngày được nghỉ 60 phút cho con bú nhưng vẫn hưởng nguyên lương.
Công ty bố trí phòng thay quần áo, nhà tắm, nhà vệ sinh cho nữ công nhân tại mỗi xí nghiệp sản xuất. Đồng thời, Công ty luôn tạo điều kiện cho chị em học tập, rèn luyện và sinh hoạt hội phụ nữ.
2.5.7. Chế độ trợ cấp cho người lao động.
Trong nhiều năm trở lại đây,các vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty đều là tai nạn lao động nhẹ nên Công ty có nhiệm vụ tự tổ chức điều tra. Công ty đã thành lập đoàn điều tra và tiến hành điều tra theo đúng quy định. Biên bản điều tra tai nạn lao động được Công ty lưu trữ và gửi đến cơ quan lao động Thương binh xã hội, y tế, công đoàn các cấp, cơ quan Bảo hiểm xã hội và những người bị nạn.
Người lao động bị tai nạn lao động được kịp thời cấp cứu và chữa trị tại trung tâm y tế và kinh phí chữa trị, tiền thuốc men do Công ty trả. Người lao động sau khi được chữa trị và phục hồi sức khỏe hoàn toàn, nếu không bị mất sức khỏe thì Công ty không phải chi trả trợ cấp hàng tháng.
2.7. Tổ chức bộ máy làm công tác Bảo hộ lao động tại Công ty Bóng đèn và phích nước Rạng Đông.
Để đảm bảo công tác an toàn và vệ sinh lao động được thực hiện tốt Công ty đã thành lập hội đồng Bảo hộ lao động. Hội đồng Bảo hộ lao động của Công ty gồm có:
-Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất làm chủ tịch hội đồng.
-Chủ tịch công đoàn làm phó chủ tịch hội đồng.
-Các thành viên có trìnhh độ Đại học với các chuyên ngành khác nhau như cơ, điện, hóa chất, bác sỹ,….trong đó có 4 đồng chí là ủy viên Ban chấp hành công đoàn Công ty .
Cán bộ chuyên trách An toàn Bảo hộ lao động của Công ty bao gồm 1 đồng chí, tiểu ban An toàn ở các đơn vị và mạng lưới An toàn vệ sinh viên ở các tổ sản xuất gồm 118 đồng chí. Trong số các trưởng tiểu ban có 6 đồng chí là ủy viên Ban chấp hành công đoàn Công ty và các đồng chí này đều có khả năng đóng góp cho nội dung hoạt động về công tác Bảo hộ lao động của Công ty.
Hội đồng BHLĐ tại Công ty có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Nhiệm vụ:
Tham gia và tư vấn với người sử dụng lao động và phối hợp các hoạt động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch BHLĐ và các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động nhằm cải thiện điều kiện lao động phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong Công ty.Công ty định kỳ 6 tháng 1 lần kiểm tra tình hình thực hiện công tác BHLĐ ở các phân xưởng sản xuất làm cơ sở đánh giá tình hình công tác BHLĐ ở Công ty. Khi kiểm tra, nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn thì hội đồng BHLĐ có quyền yêu cầu người qủn lý sản xuất thực hiện các biện pháp nhằm loại trừ nguy cơ đó.
Công ty đã phân định rõ trách nhiệm cụ thể về công tác BHLĐ cho cán bộ quản lý và các phòng, bộ phận chức năng trong Công ty.
Cán bộ chuyên trách BHLĐ có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
Trách nhiệm:
Phối hợp với các phòng, bộ phận chức năng xây dựng nội quy, quy chế qủn lý công tác BHLĐ ở Công ty, lập dự thảo và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch BHLĐ hàng năm. Huấn luyện về BHLĐ cho người lao động, theo dõi tình hình sức khỏe, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đề xuất với người sử dụng lao động các biện pháp quản lý chăm sóc sức khỏe người lao động.
Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn quy phạm về an toàn và vệ sinh lao động của nhà nước và các quy chế về BHLĐ của Công ty. Đề xuất việc tổ chức hoạt động tuyên truyền vầ an toàn, vệ sinh lao động và theo dõi đôn đốc việc chấp hành các chế độ thể lệ BHLĐ, tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động trong Công ty và đề xuất các biện pháp khắc phục.
Điều tra và thống kê các vụ tai nạn lao động xảy ra trong Công ty .
Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời các đề xuất kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra.
Dự thảo trình lãnh đạo Công ty ký các báo cáo về BHLĐ theo quy định hiện hành.
Quyền hạn:
Tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24764.doc