Mục Lục
DANH SÁCH NHÓM I: 2
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 4
1.1. Tính cấp thiết: 4
1.2. Nội dung nghiên cứu: 5
1.3. Phương pháp nghiên cứu: 5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ 7
2.1. Tổng quan về chất thải rắn đô thị 7
2.1.1. Chất thải rắn là gì? 7
2.1.2. Chất thải rắn đô thị 7
2.1.3. Các nguồn phát sinh chất thải rắn 7
2.1.4. Phân loại chất thải rắn 8
2.1.5. Thành phần CTR: 12
2.2 Các phương pháp xử lý chất thải rắn 19
2.2.1. Phương pháp xử lý cơ học 19
2.2.2. Phương pháp hóa học 20
2.2.3. Phương pháp xử lý sinh học 22
2.2.4. Bãi chôn lấp rác vệ sinh 24
2.2.5. Phương pháp tái chế 25
2.2.6. Đổ thành đống hay bãi hở 26
2.3 Quy trình kỹ thuật quản lý chất thải rắn 27
2.3.1. Thu gom và vận chuyển 27
2.3.2. Phân loại 28
CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THÀNH PHỐ HUẾ 30
3.1. Đặc điểm tự nhiên 30
3.1.1. Vị trí địa lý 30
3.1.2. Địa hình 30
3.1.3. Khí hậu 31
3.2 Kinh tế xã hội 32
3.2.1. Dân số: 32
3.2.2. Thu nhập 34
3.2.3. Văn hóa, giáo dục, y tế 35
3.2.4. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và năm 2030 35
3.3. Hiện trạng phát sinh và thu gom, xử lý chất thải rắn ở thành phố Huế. 37
3.3.1. Hiện trạng phát sinh: 37
3.3.2. Hiện trạng thu gom: 38
3.3.3. Một vài cơ sở xử lý chất thải rắn tại Thừa Thiên - Huế: 40
CHƯƠNG 4. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM, THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ CHO THÀNH PHỐ HUẾ ĐẾN NĂM 2030 41
4.1. Lựa chọn địa điểm: 41
4.1.1. Các nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng bãi chôn lấp: 41
4.1.2. Quy mô diện tích bãi chôn lấp: 41
4.1.3. Vị trí bãi chôn lấp: 42
4.1.4. Phân tích lựa chọn địa điểm: 43
4.2. Thiết kế hệ thống thu gom: 44
4.3. Tính toán thiết kế bãi chôn lấp: 48
4.3.1. Tính diện tích bãi chôn lấp: 48
4.3.2. tính toán diện tích các ô chôn lấp: 50
4.3.3. Lớp chống thấm: 53
4.3.4. Tính toán lượng nước rỉ rác và hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác: 54
4.3.5. Tính toán lượng khí gas sinh ra, thu gom, xử lý khí: 61
4.4. Dự trù kinh tế bãi chôn lấp: 64
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ . 67
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11423 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị cho thành phố Huế từ năm 2011 đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững nhược điểm sau:
Thời gian phân hủy lâu, thường là 4 – 12 tháng.
Các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại với quá trình phân hủy vì nhiệt độ phân hủy thấp.
Các khí sinh ra từ quá trình phân hủy là khí methane và khí sunfuahydro gây mùi khó chịu.
Ưu điểm của phương pháp xử lý sinh học:
Loại trừ được 50% lượng rác sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành phần gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
Sử dụng lại được 50% các chất hữu cơ có trong thành phần rác thải để chế biến làm phân bón phục vụ nông nghiệp theo hướng cân bằng sinh thái. Hạn chế việc nhập khẩu phân hóa học để bảo vệ đất đai.
Tiết kiệm đất sử dụng làm bãi chôn lấp. Tăng khả năng chống ô nhiễm môi trường. Cải thiện đời sống cộng đồng.
Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng. Dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Giá thành tương đối thấp, có thể chấp nhận được.
Phân loại rác thải được các chất có thể tái chế như (kim loại màu, thép, thủy tinh, nhựa, giấy, bìa…) phục vụ cho công nghiệp.
Trong quá trình chuyển hóa, nước rác sẽ chảy ra. Nước này sẽ thu lại bằng một hệ thống rãnh xung quanh khu vực để tuần hoàn tưới vào rác ủ để bổ sung độ ẩm.
Nhược điểm
Mức độ tự động của công nghệ chưa cao.
Việc phân loại chất thải vẫn phải được thực hiện bằng phương pháp thủ công nên dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nạp liệu thủ công, năng suất kém.
Phần tinh chế chất lượng kém do tự trang tự chế.
Phần pha trộn và đóng bao thủ công, chất lượng không đều.
Biogas
Rác có nhiều chất hữu cơ, nhất là phân gia súc được tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phân hủy tạo thành khí methane. Khí methane được thu hồi dùng làm nhiên liệu.
2.2.4. Bãi chôn lấp rác vệ sinh
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4.
Như vậy về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị vừa là phương pháp tiêu hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp.
Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng trong quá trình xử lý rác thải. Thí dụ ở Hoa Kỳ trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lý bằng phương pháp này; hoặc ở các nước Anh, Nhật Bản… Người ta cũng hình thành các bãi chôn lấp rác vệ sinh theo kiểu này.
Ưu điểm:
- Có thể xử lý một lượng lớn chất thải rắn.
- Chi phí điều hành các hoạt động của BCL không quá cáo.
- Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các loại côn trùng, chuột bọ, ruồi muỗi khó có thể sinh sôi nảy nở.
- Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra còn giảm thiểu được mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí.
- Làm giảm nạn ô nhiễm môi trường nước ngầm và nước mặt.
- Các BCL khi bị phủ đầy, chúng ta có thể sử dụng chúng thành các công viên, làm nơi sinh sống hoặc các hoạt động khác.
- Ngoài ra trong quá trình hoạt động bãi chôn lấp chúng ta có thể thu hồi khí ga phục vụ phát điện hoặc các hoạt động khác.
- BCL là phương pháp xử lý chất thải rắn rẻ tiền nhất đối với những nơi có thể sử dụng đất.
- Đầu tư ban đầu thấp so với những phương pháp khác.
- BCL là một phương pháp xử lý chất thải rắn triệt để không đòi hỏi các quá trình xử lý khác như xử lý cặn, xử lý các chất không thể sử dụng, loại bỏ độ ẩm (trong các phương pháp thiêu rác, phân hủy sinh học…)
Nhược điểm:
- Các BCL đòi hỏi diện tích đất đai lớn, một thành phố đông dân có số lượng rác thải càng nhiều thì diện tích bãi thải càng lớn.
- Cần phải có đủ đất để phủ lấp lên chất thải rắn đã được nén chặt sau mỗi ngày.
- Các lớp đất phủ ở các BCL thường hay bị gió thổi mòn và phát tán đi xa.
- Đất trong BCL đã đầy có thể bị lún vì vậy cần được bảo dưỡng định kỳ.
- Các BCL thường tạo ra khí methane hoặc hydrogen sunfite độc hại có khả năng gây nổ hay gây ngạt. Tuy nhiên người ta có thể thu hồi khí methane có thể đốt và cung cấp nhiệt.
2.2.5. Phương pháp tái chế
Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất.
Công nghệ tái chế phù hợp với rác khối lượng lớn và nguồn thải rác có đời sống cao.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bởi việc sử dụng vật liệu được tái chế thay cho vật liệu gốc.
- Giảm lượng rác thông qua việc giảm chi phí đổ thải, giảm tác động môi trường do đổ thải gây ra, tiết kiệm diện tích chôn lấp.
Có thể thu hồi lợi nhuận từ các hoạt động tái chế.
Nhược điểm:
Chỉ xử lý được với tỷ lệ thấp khối lượng rác (rác có thể tái chế )
- Chi phí đầu tư và vận hành cao
- Đòi hỏi công nghệ thích hợp
- Phải có sự phân loại rác triệt để ngay tại nguồn.
2.2.6. Đổ thành đống hay bãi hở
Đây là phương pháp cổ điển đã được loài người áp dụng từ rất lâu đời. Ngay cả trong thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ đại cách đây khỏang 500 năm trước công nguyên, người ta đã biết đổ rác bên ngoài tường các thành lũy - lâu đài và dưới hướng gió. Cho đến nay phương pháp này vẫn còn được áp dụng ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Đặc biệt tại thị xã Tân An tỉnh Long An, phương pháp xử lý CTR phổ biến vẫn là đổ thành bãi hở. Phương pháp này có nhiều nhược điểm như sau:
+ Tạo cảnh quan khó coi, gây cảm giác khó chịu khi con người thấy hay bắt gặp chúng.
+ Khi đổ thành đống rác thải sẽ là môi trường thuận lợi cho các loại động vật gặm nhấm, các loại côn trùng, các vi sinh vật gây bệnh sinh sôi nảy nở gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
+ Các bãi rác hở bị phân hủy lâu ngày sẽ rỉ nước tạo nên vùng lầy lội, ẩm ướt và từ đó hình thành các dòng nước rò rỉ chảy thấm vào các tầng đất bên dưới, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, hoặc tạo thành dòng chảy tràn, gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
+ Bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm không khí do quá trình phân hủy rác tạo thành các khí có mùi hôi thối. Mặt khác ở các bãi rác hở còn có thêm hiện tượng “cháy ngầm” hay có thể cháy thành ngọn lửa và tất cả các quá trình trên sẽ dẫn đến hiện tượng ô nhiễm không khí.
Có thể nói đây là phương pháp rẻ tiền nhất, chỉ tiêu tốn chi phí cho công việc thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác. Tuy nhiên, phương pháp này lại đòi hỏi một diện tích bãi thải lớn, do vậy ở các thành phố đôngdân cư và quỹ đất khan hiếm thì nó sẽ trở thành phương pháp đắt tiền cộng với nhiều nhược điểm nêu trên.
2.3 Quy trình kỹ thuật quản lý chất thải rắn
2.3.1 Thu gom và vận chuyển
a. Thu gom
- Thu gom trực tiếp: Người công nhân vệ sinh đến từng hộ gia đình mang dụng cụ chứa rác đến đổ vào phương tiện vận chuyển chở rác. Cách thức này thường áp dụng cho các nhà trệt, biệt thự, khu thương mại … người sử dụng dịch vụ này phải trả tiền cao hơn dịch vụ thu gom gián tiếp.
- Thu gom gián tiếp: Trong cách thu gom này người công nhân dùng máy móc đưa rác từ nơi chứa tập trung lên phương tiện chuyên chở rác. Rác được các hộ gia đình mang chứa vào các thùng rác tập trung của khu vực. Cách thức này thường áp dụng ở trung cư, nhà cao tầng. Thường nhà cao tầng hiện đại có thiết kế một ống dẫn rác để từ tầng trên cùng đến các tầng phía dưới đều có thể qua ống mà đổ rác vào thùng chứa ở tầng dưới cùng.
b. Trung chuyển
Tùy vào nhiều yếu tố kinh tế và kỹ thuật thuộc hệ thống quản lý CTR mà người ta sẽ áp dụng việc trung chuyển hay không. Nhìn chung trung chuyển rác có thể áp dụng cho hầu hết các hệ thống thu gom. Phân loại theo phương thức trung chuyển người ta có:
+ Trạm chuyển trực tiếp là nơi mà xe thu gom rác đổ rác trực tiếp vào xe chuyên chở rác.
+ Trạm trung chuyển phối hợp, rác được đổ trực tiếp lên xe chuyên chở hoặc chứa tạm tại chỗ tùy lúc.
Trạm trung chuyển phải được xây dựng và cấu trúc hợp lý cho việc chuyển động của xe rác, trạm phải kín đảm bảo vệ sinh.
Nguyên tắc điều hành trạm trung chuyển là khi rác bị rơi vãi, tràn khỏi phương tiện chứa thì phải được đặt và cho vào chỗ chứa ngay. Trạm cũng cần có hệ thống phun nước chống bụi, hệ thống khử mùi.
c. Vận chuyển
Hiện nay việc vận chuyển rác có thể thực hiện bằng các phương tiện vận chuyển trên các trục đường bộ, đường sắt, đường thủy, các hệ thống khí động và thủy động lực của một số phương tiện vận chuyển khác cũng được sử dụng cho vận chuyển rác nhưng không phổ biến.
Tùy vào vị trí địa lý, địa hình, diện tích mặt bằng và chi phí vận chuyển vv… mà người ta chọn cách vận chuyển rác hợp lý nhất. Các yêu cầu vận chuyển rác:
Chi phí vận chuyển thấp nhất
Phương tiện vận chuyển phải kín, hợp vệ sinh
- Phải chở rác bằng phương tiện chuyên dùng để đáp ứng tốt các yêu cầu sử dụng, bảo quản dễ dàng đơn giản.
2.3.2 Phân loại
Chất thải rắn sau khi thu gom sẽ được vận chuyển về các trạm xử lý để tiến hành phân loại rác, việc phân loại rác có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng các thiết bị cơ giới hóa vừa nhằm mục đích phân tách các thành phần có thể tái sinh như thủy tinh, kim loại, giấy, nhựa, gỗ… với các thành phần không thể tái sinh. Đồng thời cũng phân tách được phần lớn các chất hữu cơ và các chất vô cơ. Phần còn lại sẽ được đốt nếu thích hợp hoặc được nén ép thành từng bánh để làm giảm thể tích CTR và tăng thời gian sử dụng các bãi rác.
Phân loại CTR đóng vai trò quan trọng nhất vì quá trình này liên quan đến khả năng tái sinh của các thành phần trong rác sinh hoạt, khả năng phân hủy của các chất hữu cơ có trong rác. Các cách thức phân loại rác hiện nay gồm:
+ Phân loại CTR bằng tay: Việc phân loại bằng tay có thể thực hiện ngay tại nguồn, nơi CTR phát sinh như các hộ gia đình, các cụm dân cư, các trạm trung chuyển , trạm xử lý và ngay tại các bãi thải. Ơ một số quốc gia phát triển, việc phân loại bằng tay được tiến hành ngay từ trong từng đơn vị hộ gia đình. Phân loại bằng tay giúp cho các công đọan phân loại kế tiếp và công tác xử lý để thu hồi nguyên liệu trở nên dễ dàng hơn, tiện lợi và ít tốn kém hơn.
+ Phân loại bằng luồng khí: Phân loại bằng luồng khí được áp dụng để tách các thành phần khác nhau của một hỗn hợp khô có trọng lượng riêng khác nhau. Trong quá trình phân loại CTR, luồng khí có lưu lượng và tốc độ thổi thích hợp sẽ tách các thành phần nhẹ như giấy, các chất plastic và các chất hữu cơ nhẹ khác ra khỏi CTR.
+ Phân loại bằng sàng: Phương pháp sàng được dùng để tách hỗn hợp các chất thành hai hoặc nhiều thành phần có kích thước khác nhau bằng cách dùng một hoặc nhiều lưới sàng với kích thước lỗ khác nhau. Quá trình sàng có thể thực hiện trước hoặc sau khi cắt nghiền CTR, thường áp dụng cho rác khô và trong các hệ thu hồi năng lượng và nguyên liệu.
+ Phân loại bằng từ tính: Đây là phương pháp thông dụng nhất được áp dụng để tách các vật liệu bằng sắt và các hợp kim có chứa sắt ra khỏi CTR bằng từ trường. Các thiết bị phân loại bằng từ trường thường gồm một băng tải chuyển rác qua một trống từ, các vật liệu bằng sắt hoặc có chứa sắt sẽ bị từ tính hút giữ lại và đưa đến một vị trí khác.
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THÀNH PHỐ HUẾ
3.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Huế nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, trên trục Bắc - Nam của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, gần tuyến hành lang Đông - Tây của tuyến đường Xuyên Á và có toạ độ địa lý:
Kinh độ Ðông: 107o31’45’’- 107o38’
Vĩ độ Bắc: 16o30’45’’- 16o2’'
Diện tích tự nhiên là 5.054 km2 (số liệu thống kê năm 2003).
- Cách Hà Nội 675 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.060 km về phía nam.
- Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thủy phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang. Tọa lạc hai bên bờ dòng sông Hương về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112km, cách biển Thuận An12 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 15 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km.
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ với các trung tâm kinh tế đang phát triển nhanh như khu khuyến khích phát triển kinh tế - thương mại Chân Mây, Thành phố Đà Nẵng, khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quốc..., có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối dễ dàng với Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.
3.1.2 Địa hình
Thừa Thiên - Huế nằm trên một dải đất hẹp với chiều dài 127 km, chiều rộng trung bình 60 km với đầy đủ các dạng địa hình rừng núi, gò đồi, đồng bằng duyên hải, đầm, phá và biển tập trung trong một không gian hẹp, thấp dần từ Tây sang Đông, phía Tây là dãy núi cao, phía giữa là đồi núi thấp và phía Đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp. Phần phía Tây chủ yếu là đồi núi, chiếm tới 70%. Núi chiếm khoảng 1/4 diện tích tự nhiên, nằm ở biên giới Việt – Lào và vùng tiếp giáp với Đà Nẵng. Phần lớn các đỉnh núi có độ cao từ 800 đến hơn 1.000 m, trong đó có núi Bạch Mã và Hải Vân là những địa danh du lịch nổi tiếng. Địa hình phần đồi phân bố chủ yếu ở vùng trung du, trong các thung lũng, chiếm khoảng ¼ diện tích tự nhiên, độ cao phần lớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải 20 – 250m.
Nằm tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn, khu vực thành phố Huế là đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hương và sông Bồ, có độ cao trung bình khoảng 3 - 4 m so với mực nước biển và thường bị ngập lụt khi đầu nguồn của sông Hương (trên Dãy trường Sơn) xảy ra mưa vừa và lớn. Khu vực đồng bằng này tương đối bằng phẳng, tuy trong đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp như núi Ngự Bình, đồi Thiên An - Vọng Cảnh...
Thành phố Huế nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú và diện mạo riêng, thành phố hội đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, sông hồ, tạo thành một không gian cảnh quan thiên nhiên-đô thị-văn hoá lý tưởng để tổ chức các loại hình Festival và các hoạt động du lịch thể thao khác nhau.
Thành phố Huế là địa bàn lý tưởng gắn kết các tài nguyên văn hoá truyền thống đặc sắc với du lịch mà không một Thành phố, địa danh nào ở nước ta có được và là một trong 5 trung tâm du lịch quốc gia. Huế nằm ở vị trí trung tâm của các di sản văn hoá thế giới của Việt Nam (Hội An, Mỹ Sơn, động Phong Nha-Kẻ Bàng) và gần với các Thành phố cố đô của các nước trong khu vực.
3.1.3 Khí hậu
Khí hậu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyển tiếp từ á xích đạo đến nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
Chế độ nhiệt:
Thành phố Huế có mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm vùng đồng bằng khoảng 24°C - 25°C.
+ Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27°C - 29°C, tháng nóng nhất (tháng 5, 6) nhiệt độ có thể lên đến 38°C- 40°C.
+ Mùa lạnh: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°C - 22°C.
Chế độ mưa và độ ẩm:
Lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới 30% lượng mưa cả năm.
- Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở.
- Độ ẩm trung bình 85%-86%.
Chế độ gió bão:
Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:
+ Gió mùa Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài.
+ Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt.
+ Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9 -10.
Kinh tế xã hội
3.2.1 Dân số:
Tính đến năm 2009, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.088.822 người (538.163 nam; 550.659 nữ). Về phân bố, có 393.018 người sinh sống ở thành thị và 695.804 người sinh sống ở vùng nông thôn.
Riêng thành phố Huế có diện tích tự nhiên là 7.168,49 ha, tiếp giáp với các huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang. Dân số: 337.554 người, mật độ dân số bình quân 4.754,95 người/km2. Toàn thành phố có 27 đơn vị hành chính, bao gồm 27 phường.
Bảng 3.1 Dân số Thành phố Huế
Xã/phường/thị trấn
Số nhân khẩu
Nam
Nữ
Tổng số
Tổng số
16.2828
174.340
337.169
Khu vực thành phố
146.602
157.771
304.373
Phường Phú Thuận
3.729
3687
7.416
Phường Phú Bình
4.746
4850
9.596
Phường Tây Lộc
9.549
10000
19.549
Phường Thuận Lộc
7.471
7867
15.339
Phường Phú Hiệp
6.874
7020
13.893
Phường Phú Hậu
4.749
5058
9.807
Phường Thuận Hoà
7.260
7657
14.917
Phường Thuận Thành
6.568
6937
13.505
Phường Phú Hoà
2.956
3150
6.106
Phường Phú Cát
4.294
4625
8.919
Phường Kim Long
7.392
7505
14.897
Phường Vỹ Dạ
9.219
10358
19.577
Phường Phường Đúc
5.612
5821
11.433
Phường Vĩnh Ninh
3.478
3870
7.348
Phường Phú Hội
5.341
6674
12.015
Phường Phú Nhuận
4.043
4809
8.852
Phường Xuân Phú
6.112
6619
12.731
Phường Trường An
7.716
8103
15.819
Phường Phước Vĩnh
9.677
11273
20.951
Phường An Cựu
10.368
12007
22.375
Phường An Hoà
4.800
4910
9.710
Phường Hương Sơ
3.499
3435
6.935
Phường An Đông
7.697
8049
15.747
Phường An Tây
3.454
3485
6.939
Khu vực nông thôn
16.291
16.634
32.925
Thuỷ Biều
4.519
5.020
9.539
Hương Long
5.154
5.000
10.154
Thuỷ Xuân
6.618
6.615
13..233
3.2.2 Thu nhập
Năm 2010: nền kinh tế thành phố Huế đạt mức tăng trưởng 13,5%
Tốc độ tăng trưởng đạt 13,5%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: Dịch vụ (71%)-Công nghiệp, xây dựng (27,9%), Nông lâm ngư (1,1%). GDP bình quân đầu người đạt 1.350 USD. Tổng mức bán lẽ hàng hóa và dịch vụ đạt 10.383 tỷ đồng, tăng 35,2%. Hoạt động du lịch có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng khá với doanh thu đạt 831 tỷ đồng, tăng 21,47%, tổng lượt khách đến Huế đạt 1.451,6 nghìn lượt, tăng 12%. Thu ngân sách đạt 417,535 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn đạt 2.887 tỷ đồng...; các lĩnh vực văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng đã có những chuyển biến mạnh mẽ.
So với thu nhập bình quân của người Việt Nam, tính đến cuối năm 2010 đạt khoảng 1.160 USD. Trong những năm qua sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những chuyển biến tích cực với tốc độ tăng trưởng bình quân cao 13%/năm, đã phổ cập xong bậc tiểu học, thu nhập bình quân đầu người khá cao 950USD/người/năm…Tuy nhiên, quá trình này vẫn còn đứng trước những khó khăn như: tỷ lệ đói nghèo 8%, số lao động thất nghiệp cao với tốc độ tăng 5,8% năm… Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong thời gian qua.
Văn hóa, giáo dục, y tế
Lĩnh vực văn hoá - thể thao có nhiều nhiều hoạt động đựoc tổ chức. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã có 1.125 làng, thôn, bản, tổ dân phố được công nhận đơn vị đạt chuẩn văn hóa (tỷ lệ 82,2%); 911 cơ quan, đơn vị được công nhận đạt chuẩn văn hóa (tỷ lệ 85,8%); 189.060 gia đình được công nhận gia đình văn hóa (tỷ lệ 87,1%), 28 xã, phường, thị trấn đăng ký xây dựng xã, phường, thị trấn văn hóa (tỷ lệ 27,3%), 38,3% số thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng.
Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc được quan tâm. Đã ưu tiên đầu tư các thiết chế văn hóa, các dự án tu bổ di tích. Hoàn chỉnh công trình Tượng đài Quang Trung. Đã hoàn thành nhiều hồ sơ công nhận di tích; trong đó, địa đạo Bạch Mã, khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, làng cổ Phước Tích đã được xếp hạng di tích quốc gia. Quần thể kiến trúc Cố đô Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Lĩnh vực y tế đã làm tốt công tác giám sát dịch tễ, tuyên truyền, phòng chống các bệnh truyền nhiễm gây dịch... nhờ vậy, không để dịch bệnh xảy ra. Giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 16,9%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,14%…
Lĩnh vực giáo dục đã giữ vững chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Mạng lưới các trường học phát triển cả về số lượng và chất lượng; đã có 116/577 trường đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỷ lệ 20,1%; cơ bản hoàn thành chương trình cải tạo môi trường vệ sinh trường học.
3.2.4 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và năm 2030
(Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 86/2009/QĐ-TTg ngày17/06/2009)
Mục tiêu kinh tế
- Phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011 – 2020 đạt
12 – 13%. Nhanh chóng đưa mức GDP/người tăng kịp và vượt so với mức bình quân chung của cả nước ngay trong thời kỳ 2006 – 2010 và đạt trên 1.000 USD (giá năm 2005) vào năm 2010, đến năm 2020 đạt trên 4.000 USD/người (giá thực tế);
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóađến năm 2015 tỷ trọng này tương ứng là 45,4% - 46,6% - 8,0% và đến năm 2020 là
47,4% - 47,3% - 5,3%;
- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt vào khoảng 1 tỷ USD vào năm 2020;
- Phấn đấu đạt tỷ lệ thu ngân sách chiếm trên 14% vào năm 2020.
Mục tiêu xã hội
- Tạo chuyển biến cơ bản về văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc về xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân;
- Giảm dần tốc độ tăng dân số bình quân ,giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,3 – 0,4‰; sau năm 2012, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống khoảng 1,1 – 1,2%.
- Phấn đấu ổn định và từng bước giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn khoảng 5%; nâng thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn khoảng 90% vào năm 2020. Nâng số lượng lao động được giải quyết việc làm lên 16 – 17 nghìn lao động/năm giai đoạn 2011 – 2020. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 5.000 – 6.000 lao động/năm. Tăng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề trên 50% vào năm 2020.
- Đến năm 2020, tỷ lệ như sau: nhà trẻ là 50%, mẫu giáo trên 90%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 99,9%, trung học phổ thông 75%. Đến năm 2010, hoàn thành cơ bản phổ cập giáo dục trung học ở thành phố Huế và các huyện đồng bằng;
- Đến năm 2020 có 98% số hộ có điện sử dụng; 95% dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh;
- Hạn chế và giảm đáng kể, tiến tới loại trừ các bệnh nhiễm vi rút HIV/AIDS và các bệnh dịch khác. Duy trì kết quả 100% trạm y tế xã có bác sỹ; đạt 12 bác sỹ/vạn dân và khoảng 15 bác sỹ/vạn dân vào năm 2020; tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt 37 giường vào năm 2010, trên 40 giường vào năm 2020; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn dưới 5% vào năm 2020.
- Tỷ lệ hộ nghèo dưới 3% vào năm 2020;
- Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh và truyền hình trên toàn Tỉnh. Nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, đưa các môn thể thao mũi nhọn và truyền thống của địa phương tiến kịp trình độ khu vực và cả nước.
Mục tiêu về môi trường
- Bảo vệ môi trường các vùng sinh thái, tránh ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, bảo vệ rừng nhập nước ven biển, bảo vệ sinh thái đầm phá;
- Các khu đô thị, khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và làng nghề phải xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả ra môi trường;
- Phòng chống, hạn chế đến mức tối đa sự suy kiệt và ô nhiễm các nguồn tài nguyên và các tác hại do thiên tai bão lụt .v.v…
3.3 Hiện trạng phát sinh và thu gom, xử lý chất thải rắn ở thành phố Huế.
3.3.1 Hiện trạng phát sinh:
Hiện tại, lượng rác thải phát sinh ở thành phố Huế theo báo cáo vào khoảng 200 tấn/ngày.
Lượng rác trung bình tiếp nhận tại mỗi cơ sở QLCTR được thể hiện bảng dưới đây:
Bảng 3.2 Lượng rác tiếp nhận ở cơ sở xử lý Thành phố Huế
STT
Cơ sở xử lý
Khối lượng (tấn/ngày)
1
Thủy Phương
60
2
Tâm Sinh Nghĩa
141
Tổng
202
Nguồn tin monre.gov.vn
Bảng 3.3 Thành phần rác tiếp nhận tại các cơ sở xử lý
Nguồn tin monre.gov.vn
3.3.2 Hiện trạng thu gom:
Thừa thiên - Huế mới có gần 20% số xã thu gom và xử lí rác thải.
Theo Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Huế - Huế: Công tác thu gom và xử lý rác thải mới chỉ thực hiện được ở 22 xã trong tổng số 112 xã, vùng nông thôn của tỉnh, đạt 19,6%. Ở các huyện, công tác thu gom và xử lí rác thải cũng còn rất hạn chế như: Phú Lộc chỉ có 3 xã; Hương Trà 5 xã, Quảng Điền 5 xã, Phong Điền 3 xã...
Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhiều địa phương trong tỉnh chưa có quy hoạch hoặc không thể quy hoạch được bãi rác tập trung do điều kiện đất đai không đáp ứng.
Điển hình như thị trấn Sịa, bình quân mỗi ngày có từ 20 đến 25 tấn rác thải; trong khi bãi rác của thị trấn đóng cửa nhưng chậm quy hoạch và đưa bãi rác mới vào hoạt động... Nhiều vùng nông thôn ở xa không có đủ kinh phí để tổ chức vận chuyển rác. Tại huyện Quảng Điền có kế hoạch đầu tư 5 xe ben để vận chuyển rác thông qua Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Do vậy, huyện phải thuê một số xe của tư nhân để vận chuyển rác đến bãi tập trung.
Tình trạng ứ đọng rác trong khu dân cư diễn ra phổ biến một phần do các đơn vị tổ chức, thu gom rác thải trên địa bàn nông thôn chưa đủ khả năng, trong khi đó nhận thức về vệ sinh môi trường của người dân ở nông thôn còn hạn chế.
Công ty môi trường và công trình công cộng Huế (HEPCO) là công ty nhà nước duy nhất thu gom và vận chuyển rác thải ở thành phố Huế.
Có hai phương pháp thu gom đang được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2727891 amp225n CRT NHOM 1.docx