MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
1.3. Nội dung nghiên cứu 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu 3
1.5. Cơ sở tính toán 3
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
CHƯƠNG II 4
2.1. Đặc điểm tự nhiên 4
2.1.1 Vị trí địa lý 4
2.1.2 Địa hình 4
2.1.3 Khí hậu 5
2.1.4 Diện tích tự nhiên và phân vùng địa giới hành chính. 6
2.1.5 Chế độ thuỷ văn 6
2.1.6. Địa chất 7
2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An 8
2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế 8
2.2.2. Tình hình dân số và đô thị hoá 9
2.2.3 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng 10
CHƯƠNG III 12
3.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt 12
3.1.1. Chất thải rắn 12
3.1.2. Chất thải rắn sinh hoạt 12
3.1.3. Nguồn gốc và thành phần của chất thải rắn sinh hoạt 12
3.1.4. Tính chất của CTRSH 13
3.1.4.1. Tính chất vật lý 13
3.1.4.2. Tính chất hoá học 13
3.1.4.3. Tính chất sinh học 14
3.2. Anh hưởng của chất thải rắn đến môi trường 15
3.2.1. Anh hưởng đến môi trường nước 15
3.2.2 . Anh hưởng đến môi trường đất 16
3.2.3. Anh hưởng đến môi trường không khí 17
3.2.4. Anh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người 18
3.3. Tổng quan về các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt 18
3.3.1. Xử lý sơ bộ Chất thải rắn 18
3.3.2. Làm khô và khử nước 19
3.3.3. Xử lý bằng công nghệ ép kiện 20
3.3.4. Xử lý CTR bằng phương pháp ủ sinh học 21
3.3.5. Xử lý CTR bằng phương pháp đốt 21
3.3.6. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh 21
3.3.6.1. Khái niệm 21
3.3.6.2. Điều kiện chôn lấp các loại chất thải rắn tại bãi chôn lấp 22
3.3.6.3. Phân loại bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh 23
3.3.6.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường từ sự hình thành bãi chôn lấp 25
CHƯƠNG IV 32
4.1. Nguồn gốc phát sinh và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An 32
4.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 33
4.3. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An 35
4.4. Dự đóan khối lượng CTR sinh hoạt huyện Cần Giuộc đến năm 2020 39
4.4.1. Dự đoán dân số 40
4.4.2. Dự đoán khối lượng CTRSH huyện Cần Giuộc đến năm 2020 41
CHƯƠNG V 43
5.1. Lựa chọn địa điểm 43
5.1.1. Các nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng khu xử lý 44
5.1.1.1. Quy mô diện tích bãi chôn lấp 43
5.1.1.2. Vị trí bãi chôn lấp 44
5.1.1.3. Địa chất công trình và thủy văn 47
5.1.1.4. Khía cạnh môi trường 47
5.1.2. Phân tích lựa chọn địa điểm xây dựng BCL hợp vệ sinh cho huyện 50
5.2. Thiết kế bãi chôn lấp 50
5.2.1. Lựa chọn quy mô công suất bãi chôn lấp 50
5.2.2. Chọn phương pháp chôn lấp 50
5.2.3. Tính toán diện tích các ô chôn lấp 52
5.2.3.1. Tính toán diện tích đất cần thiết để chôn lấp 52
5.2.3.2. Tính toán diện tích các ô chôn lấp 54
5.2.4. Lớp Lót Đáy 55
5.2.5. Lớp phủ đỉnh 57
5.2.6. Hệ thống thu gom, thoát nước mặt 58
5.2.7. Hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác 58
5.2.7.1. Lưu lượng nước rỉ rác từ BCL 58
5.2.7.2. Hệ thống thu gom nước rỉ rác 60
5.2.7.3. Thành phần nước rỉ rác 62
5.2.7.4. Hệ thống xử lý nước rỉ rác 64
5.2.8. Phương án xử lý nước rò rỉ 66
5.2.9. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải theo phương án 68
5.2.9.1. Hố thu gom 68
5.2.9.2. Bể trộn đứng 68
5.2.9.3. Bể phản ứng xoáy hình trụ kết hợp với bể lắng đứng 69
5.2.9.4. Tháp khử NH3 73
5.2.9.5. Bể điều hoà 75
5.2.9.6. Bể trung hòa 78
5.2.9.7. Bể UASB 80
5.2.9.8. Bể Aerotank 89
5.2.9.9. Bể Nitrate Hóa 98
5.2.9.10. Bể khử Nitrate 100
5.2.9.11. Bể lắng II 101
5.2.9.12. Bể phản ứng oxi hóa bằng Fenton(H2SO4, H2O2 và FeSO4) 106
5.2.9.13. Bể nén bùn trọng lực 106
5.2.10. Hệ thống thu gom và xử lý khí sinh học từ BCL 106
5.2.10.1. Các sản phẩm khí 106
5.2.10.2. Cơ chế hình thành các khí trong bãi chôn lấp 107
5.2.10.3. Tính toán lượng khí sinh ra từ bãi chôn lấp 108
5.2.10.4. Hệ thống thu khí và xử lý khí 109
5.3. Bố trí mặt bằng của BCL 110
5.4. Vận hành bãi chôn lấp 111
5.4.1. Giai đoạn hoạt động của bãi chôn lấp 111
5.4.2. Giai đoạn đóng bãi chôn lấp 113
5.4.3. Quan trắc môi trường bãi chôn lấp 114
5.3.4. Tái sử dụng diện tích bãi chôn lấp 117
5.5. Dự trù kinh tế Bãi Chôn Lấp 117
CHƯƠNG VI 120
143 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 19106 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tính toán thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh ở huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An quy hoạch đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
016
150.000
152.755
151.258
152.785
153.000
2017
153.000
155.846
154.318
155.876
156.000
2018
156.000
158.998
157.439
159.029
159.000
2019
159.000
162.211
160.620
162.242
163.000
2020
163.000
165.485
163.862
165.517
166.000
Như vậy, dân số từ năm bắt đầu dự án (năm 2010) là 133.000 người và năm kết thúc dự án là 165.520 người (năm 2020).
Chú thích: Ni : Số dân ban đầu(người)
Ni*+ 1 : số dân sau 1 năm(người)
Ni*+ ½: số dân sau nửa năm(người)
Trong phương pháp dự đoán Euler người ta căn cứ vào số dân được đăng ký chính thức, bên cạnh đó người ta cũng tính tới số dân không đăng ký và lượng khách vãng lai.
4.4.2. Dự đoán khối lượng CTRSH huyện Cần Giuộc đến năm 2020
Dự đoán khối lượng CTR phát sinh trong tương lai là vấn đề cần thiết và quan trọng để có kế hoạch đầu tư cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Ở đây khối lượng rác sẽ được dự đóan trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2020 để có cơ sở cho việc tính tóan nhu cầu về trang thiết bị, diện tích cần thiết cho bãi chôn lấp, chi phí đầu tư, chi phí vận hành… Căn cứ vào tỷ lệ gia tăng dân số của khu vực dự án hàng năm và mức độ thải rác của người dân thay đổi theo từng năm trên đầu người (do nhu cầu và mức sống của người dân ngày càng cao). Chúng ta có thể dự báo tải lượng rác thải của toàn huyện giai đoạn 2011 – 2020.
Ước tính tốc độ thải rác của tòan huyện Cần Giuộc hiện nay là 0,5 kg/người/ngày(theo kế hoạch BVMT huyện Cần Giuộc năm 2010). Theo đà phát triển của xã hội, tốc độ thải rác bình quân đầu người sẽ ngày một tăng lên và dự báo tốc độ thải rác đến năm 2020 dự tính sẽ là 0,9 kg/người/ngày. Kết quả tính toán được đưa ra ở bảng 4.4.
Công thức dự đoán áp dụng như sau:
Khối lượng rác thải (tấn/ngày) = [tốc độ thải rác (kg/người/ngày) * dân số trong năm] /1000.
Bảng 4.4: Dự báo khối lượng chất thải rắn đến năm 2020
Năm
Tốc độ thải rác (kg/người/ngày)
Khối lượng rác thải (tấn/ngày)
Khối lượng rác thải
( tấn/năm)
2011
0.6
83
31.000
2012
0.7
99
36.000
2013
0.7
101
37.000
2014
0.7
103
38.000
2015
0.8
120
44.000
2016
0.8
122
45.000
2017
0.8
125
46.000
2018
0.9
143
52.000
2019
0.9
147
54.000
2020
0.9
149
55.000
Như vậy tổng lượng rác thải đưa ra bãi hàng ngày khoảng 82 tấn vào thời điểm bắt đầu dự án và tăng lên khoảng 149 tấn vào năm 2020.
Từ bảng 4.4 có thể dự đoán được tổng lượng rác được thu gom và đem đi chôn lấp của huyện Cần Giuộc trong giai đoạn 2011 – 2020 là 438.000 tấn.
CHƯƠNG V
LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM VÀ THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH QUI HOẠCH ĐẾN NĂM 2020 Ở HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN
5.1. Lựa chọn địa điểm
5.1.1. Các nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng khu xử lý
Bãi chôn lấp là công nghệ đơn giản và rẻ tiền nhất, phù hợp với các nước nghèo và đang phát triển nhưng tốn diện tích đất rất lớn và còn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, việc lựa chọn vị trí bãi chôn lấp là hết sức quan trọng, sao cho đảm bảo các yêu cầu như quy mô, địa chất thuỷ văn ( xây dựng ở vùng đất ít thấm)…Theo dự thảo hướng dẫn của đề tài nghiên cứu về kiểm soát CTR của Cục Môi trường năm 1998 thì việc xây dựng bãi chôn lấp cần thoả mãn các điều kiện sau:
5.1.1.1. Quy mô diện tích bãi chôn lấp
Quy mô diện tích bãi chôn lấp CTR được xác định dựa trên cơ sở:
Dân số và lượng chất thải hiện tại, tỷ lệ tăng dân số và tăng lượng chất thải trong suốt thời gian vận hành của bãi chôn lấp.
Khả năng tăng trưởng kinh tế và định hướng phát triển của đô thị.
Việc thiết kế bãi chôn lấp phải phù hợp với sức chứa của nó, ít nhất là phải sử dụng được từ 5 - 10 năm.
Việc thiết kế bãi chôn lấp phải đảm bảo sao cho tổng chiều dày của đáy lên đến đỉnh có thể từ 15 - 25m. Tùy thuộc vào loại hình của bãi chôn lấp và điều kiện cảnh quan xung quanh bãi chôn lấp.
Tỷ lệ diện tích xây dựng các công trình phụ trợ: đường, đê kè, hệ thống thoát nước, dẫn nước, nhà kho, sân bãi, hệ thống thu khí, hệ thống xử lý nước rỉ rác, hệ thống hàng rào cây xanh và các công trình phụ trợ khác trong bãi chôn lấp chiếm khoảngg 25% tổng diện tích bãi.
Quy mô diện tích bãi chôn lấp được lựa chọn dựa theo Thông Tư Liên Tịch số 01/2001/TTLT - BKHCNMT - BXD ban hành ngày 18/01/2001 “ Hướng dẫn quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn” thì quy mô lựa chọn như sau
Bảng 5.1: Phân loại quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị
STT
Loại bãi
Dân số đô thị hiện tại (người)
Lượng chất thải rắn (tấn/năm)
Diện tích bãi (ha)
Thời hạn sử dụng (năm)
1
Nhỏ
100.000
20.000
5
<10
2
Vừa
100.000 - 300.000
65.000
10 - 30
10 - 30
3
Lớn
300.000 - 1000.000
200.000
30 - 50
30 - 50
4
Rất lớn
≥ 1000.000
> 200.000
≥ 50
> 50
Nguồn: Thông Tư Liên Tịch số 01/2001/ TTLT - BKHCNMT – BXD
Theo bảng 4.3 thì dân số hiện tại năm 2010 là 136.000 và đến năm 2020 là 166.000 người. Như vậy theo thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD thì bãi chôn lấp lựa chọn ở huyện Cần Giuộc là bãi chôn lấp loại vừa.
5.1.1.2. Vị trí bãi chôn lấp
Mặc dù có nhiều biện pháp xử lý nhưng bất kỳ một bãi chứa và xử lý CTR nào đều gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh trong quá trình vận hành của nó. Vị trí BCL phải gần nơi sản sinh chất thải, nhưng phải có khoảng cách thích hợp với những vùng dân cư gần nhất. Các yếu tố ảnh hưởng đến các vùng dân cư này là loại chất thải (mức độ độc hại), điều kiện hướng gió, nguy cơ gây lụt lội …
Địa điểm bãi chôn lấp phải cách xa sân bay, khu dân cư … là các nơi có các khu vực đất trống vắng, tính kinh tế không cao. Đường xá đi đến nơi thu gom phải đủ tốt và đủ chịu tải cho nhiều xe tải hạng nặng đi lại trong cả năm.
Tất cả vị trí đặt bãi chôn lấp phải được quy hoạch cách nguồn nước cấp sinh hoạt và nguồn nước sử dụng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ít nhất là 1000m. Ngoài ra chú ý các khoảng cách khác để đảm bảo an toàn cho khu vực xung quanh.
Cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh không được đặt tại khu vực ngập lụt.
Không được đặt vị trí BCL chất thải hợp vệ sinh ở những nơi có tiềm năng nước ngầm lớn.
Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh phải có một vùng đệm rộng ít nhất 50m cách biệt với bên ngoài. Bao bọc bên ngoài vùng đệm là hàng rào bãi.
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh phải hòa nhập với cảnh quan môi trường tổng thể trong vòng bán kính 1000m (có thể tạo vành đai cây xanh, các mô đất hoặc các hình thức khác để bên ngoài bãi không nhìn thấy được).
Các quy định về khoảng cách tối thiểu từ BCL tới các công trình được trình bày ở bảng 5.2 .
Bảng 5.2: Quy định khoảng cách tối thiểu khi lựa chọn bãi chôn lấp
Các công trình
Đặc điểm và quy mô công trình
Khoảng cách tối thiểu từ vành đai công trình đến các bãi chôn lấp
Bãi chôn lấp nhỏ và vừa
Bãi chôn lấp lớn
Bãi chôn lấp rất lớn
Đô thị
Các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ
3.000 - 5.000
5.000 - 15.000
15.000
Sân bay, các khu công nghiệp, hải cảng
Từ quy mô nhỏ đến lớn
1.000 - 2.000
2.000 - 3.000
3.000 - 5.000
Cụm dân cư đồng bằng và trung du
>15 hộ.
Cuối hướng gió chính và các hướng khác
≥ 1.000
≥ 300
≥ 1.000
≥ 300
≥ 1.000
≥ 300
Cụm dân cư ở miền núi
Theo khe núi (có dòng chảy xuống)
Không cùng khe núi
- 5.000
Không quy định
> 5.000
Không quy định
> 5.000
Không quy định
Các công trình khai thác nước ngầm
Q<100m3/ngày
Q<1000m3/ngày
Q<10.000m3/ngày
50 - 100
> 100
>500
50 - 100
> 100
> 500
50 - 100
> 100
> 500
Nguồn: Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT - BKHCNMT – BXD
5.1.1.3. Địa chất công trình và thủy văn
Địa chất tốt nhất là có lớp đất đá nền chắc và đồng nhất, nên tránh vùng đá vôi và tránh các vết nứt kiến tạo, vùng đất dễ bị dạn nứt. Nếu lớp đá nền có nhiều vết nứt và vỡ tổ ong thì điều cực kỳ quan trọng là đảm bảo lớp phủ bề mặt dầy và thẩm thấu chậm. Vật liệu phủ bề mặt thích hợp nhất là đất cần phải mịn để làm chậm quá trình rò rỉ, hàm lượng sét trong đất càng cao càng tốt để tạo ra khả năng hấp thụ cao và thẩm thấu chậm. Hỗn hợp giữa đất sét bùn và cát là lý tưởng nhất. Không nên sử dụng cát sỏi và đất hữu cơ. Đồng thời việc lựa chọn vị trí bãi chôn lấp cũng cần xem xét đến điều kiện khí hậu,thủy văn (hướng gió, tốc độ gió, ít ngập lụt..)
Nếu như các điều kiện thủy văn không thỏa mãn, bãi chôn lấp chất thải được chọn phải được lót bằng những chất sao cho chúng có khả năng ngăn ngừa ô nhiễm nước ngầm và các nguồn nước mặt khu vực lân cận. Có nhiều kỹ thuật làm lớp lót, các chất có thể sử dụng làm lớp lót như: đất sét biển, nhựa đường, hóa chất tổng hợp (các polymer, cao su), các màng lót tổng hợp.
Ngoài ra, bãi chôn lấp cần có hệ thống thu khí,nước rò rỉ, trạm xử lý nứơc rác cục bộ hoặc dẫn nước thải vào một khu vực tiếp nhận nước thải chung để xử lý.
Để đảm bảo cho BCL chất thải hoạt động, hàng ngày chất thải phải được mang tới và nén ép. Cuối mỗi ngày, đống chất thải được san bằng, đầm nén và dùng một lớp chất bao phủ khoảng 0,25m, nên dùng loại đất có độ sét thấp. Tại một số bãi chôn lấp chất thải hiện đại, chất thải được băm nhỏ, nén tốt và lấp chất bao phủ hàng ngày. Quy trình này tiếp diễn cho đến khi bãi chôn lấp hoàn tất thì phủ một lớp chất bao phủ khoảng 0,6m.
5.1.1.4. Khía cạnh môi trường
Trong quá trình xây dựng và vận hành BCL sẽ gây nhiều tác động đến môi trường. Như bãi chôn lấp sẽ tạo ra bụi do xử lý và vùi lấp chất thải, chất thải tươi và sự phân hủy của nó sẽ tỏa ra mùi hôi thối… Vì vậy khi lựa chọn vị trí bãi chôn lấp cần cố gắng bố trí bãi chôn lấp xa khỏi tầm nhìn và xa các khu vực giải trí, địa điểm nên khuất gió và có hướng gió xa hẳn khu dân cư. Một điều quan trọng nữa là BCL không ở gần các ngã tư đường hoặc không gây cản trở nào khác đối với trục đường giao thông chính. Sau cùng là phải giữ gìn khu vực sạch sẽ, đây là khả năng đạt được kết quả tốt nhất về chi phí, hiệu quả và làm giảm bớt sự phản kháng của công chúng. Tăng cường sự thích nghi các đối kháng cộng đồng. Điều này thường nổi lên như một nhân tố chính ảnh hưởng đến việc chọn lựa cuối cùng.
5.1.2. Phân tích lựa chọn địa điểm xây dựng BCL hợp vệ sinh cho huyện Cần Giuộc.
Địa điểm dự kiến xây dựng bãi chôn lấp CTRSH sẽ được đặt tại xã Long An, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Đây là khu vực ít dân cư, hệ thống giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển rác, địa hình, điều kiện thủy văn thuận lợi để xây dựng bãi chôn lấp. Diện tích dự kiến dành cho BCL là 17 ha.
Hình 5.1: Vị trí bản đồ xây dựng bãi chôn lấp
Địa hình: địa hình là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định vị trí và quyết định đến việc xác định chiều sâu nền đáy cũng như độ cao đê bao chống lũ của bãi chôn lấp CTR. Chọn chiều cao tổng thể của bãi chôn lấp là 10m, trên những vùng đất có địa hình trung bình đến hơi cao (so với khu vực) thì phần chìm của bãi có thể sâu 3m và phần nổi của bãi là 7m đê bao cao 4m để có thể chống nước lũ tràn vào bãi.
Địa chất: khi đặt ra phương án bãi chôn lấp CTR loại nửa chìm nửa nổi thì cần quan tâm đến một số các thông số như: loại trầm tích, độ chặt và tinh thấm của đất. Dựa vào tài liệu địa chất - trầm tích của vùng dự án, đối với trầm tích pleistosene(là trầm tích có thành phần cơ giới chủ yếu là sét chiếm 75%) thích hợp cho việc xây dựng bãi chôn lấp CTR hơn cả, độ chặt khá lớn, dung trọng (Bbd) dao động khoảng 1,4 - 1,6g/cm3, độ thấm nước kém (0,2 - 0,4 cm/giờ) và trong trường hợp được đầm nén thì dung trọng có thể lên đến 2g/cm3 và độ thấm xuống khá thấp (0,1cm/giờ).
Vị trí bãi chôn lấp nằm cách xa khu dân cư và trung tâm huyện Cần Giuộc (cách 17km) nên thỏa mãn về điều kiện mặt bằng theo quy định của Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT - BKHCNMT - BXD ngày 18/1/2001 về việc hướng dẫn các qui định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp CTR.
Trong khu vực dự án không có dân cư sinh sống, không có công trình văn hóa, không có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Đây là đất chủ yếu trồng cây lâm nghiệp (chủ yếu là rừng tràm) nên việc đền bù và giải tỏa cũng thuận lợi.
Nhìn chung, vị trí đặt bãi chôn lấp tương đối phù hợp và thuận lợi cho việc xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
Theo quy hoạch của huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An thì diện tích khu đất dành cho BCL này khoảng 17ha.
5.2. Thiết kế bãi chôn lấp
5.2.1. Lựa chọn quy mô công suất bãi chôn lấp
Theo số liệu hiện trạng và dự báo tốc độ gia tăng dân số đến năm 2020 thì dân số huyện Cần Giuộc là 166.000 người (gồm cả dân số thành thị và nông thôn). Theo số liệu tính toán và dự báo cho thấy tổng lượng chất thải rắn của khu vực huyện Cần Giuộc vào năm 2011 là 31.000 tấn/năm, với khả năng thu gom hiện tại đạt 60%. Khối lượng chất thải rắn vào năm 2020 là 55.000 tấn/năm. Do đó, nhìn vào hướng phát triển và mở rộng khu vực huyện theo đề án phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Long An thì có thể phân loại để quy hoạch bãi chôn lấp CTR cho khu vực này phải thuộc loại vừa( theo thông tư liên tịch 01/2001/TTLT - BKHCNMT - BXD ngày 18/1/2001 thì BCL loại vừa thì dân số từ 100.000-300.000, lượng rác vào khoảng 65.000 tấn/năm, diện tích BCL 10-30ha).
Diện tích bãi chôn lấp chiếm 75% tổng diện tích bãi, với chiều cao của bãi kể từ đáy đến đỉnh là 15-25m.
Diện tích xây dựng các công trình phụ trợ: đường, đê kè, hệ thống thoát nước, nhà kho, sân bãi, hệ thống xử lý nước… chiếm khoảng 25% tổng diện tích bãi.
5.2.2. Chọn phương pháp chôn lấp
Tùy thuộc vào đặc tính của từng loại chất thải được chôn lấp và đặc điểm địa hình của từng khu vực để có thể lựa chọn mô hình bãi chôn lấp. Có nhiều loại bãi chôn lấp như: bãi chôn lấp khô, bãi chôn lấp ướt, bãi chôn lấp hỗn hợp khô - ướt, bãi chôn lấp nổi, bãi chôn lấp kết hợp chìm nổi và bãi chôn lấp ở khe núi… xem hình minh hoạ 5.2 :
Hình 5.2: Các phương pháp chôn lấp
Dựa vào điều kiện địa hình, địa chất tại huyện Cần Giuộc và đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt, mô hình bãi chôn lấp được lựa chọn là phương pháp ô rãnh, kết hợp chôn nửa chìm - nửa nổi. Chất thải được đổ xuống các hố đã được đào sẵn và dùng máy để san ủi, đầm nén chất thải. Sau khi đã lấp hết độ sâu của hố, chất thải tiếp tục được đổ và chôn lấp có chiều cao so với mặt đất khoảng 7m. Phương pháp được chọn dựa trên các cơ sở sau:
- Khối lượng rác đưa đến bãi chôn lấp hàng ngày không quá lớn: 62 tấn/ngày
- Biện pháp vận hành bãi chôn lấp đơn giản, dễ kiểm soát
- Tạo ra sự ổn định vững chắc của bãi
- Tận dụng được nguồn đất đào từ hố lên.
5.2.3. Tính toán diện tích các ô chôn lấp
5.2.3.1. Tính toán diện tích đất cần thiết để chôn lấp
Căn cứ vào lượng chất thải rắn sinh ra, tính tới năm 2020 như đã tính toán ở phần trên (438.000 tấn) ta có thể tính toán được diện tích cần thiết để chôn lấp rác, hay nói cách khác là diện tích bãi chôn lấp cho huyện Cần Giuộc như sau:
Với các giả thiết tính toán như sau:
Bãi chôn lấp được xây dựng trên nguyên tắc nửa chìm nửa nổi
Trước khi chôn lấp rác được đầm nén để đạt tỷ trọng 0,8tấn/m3
Chiều cao tổng thể của bãi rác sau khi đóng cửa là 10m, với độ sâu chìm dưới đất là 3m và độ cao nổi là 7m
Các lớp rác dày tối đa là 60cm, sau khi đã được đầm nén kỹ
Các lớp đất phủ xen kẽ từng lớp rác có độ dày 20cm
Tổng diện tích các lớp đất phủ chiếm 28% thể tích hố chôn
Hiệu suất sử dụng đất tại bãi chôn lấp là 75%, còn lại là 25% diện tích đất phục vụ cho giao thông, bờ bao, công trình xử lý nước thải và trạm điều hành, đất trồng cây xanh
Hiệu suất thu gom đạt 80% đến năm 2020
Căn cứ vào các giả thiết này ta có thể tính toán được diện tích cần thiết để chôn lấp rác như sau:
Khối lượng rác thu gom được là:
Mtg= M * k
Trong đó:
Mtg : Lượng rác thu gom được
M : Lượng rác thải ra
K : Hệ số thu gom. Lấy = 0,8
è Mtg = 438.000 * 0,8 = 350.400 (tấn)
Thể tích chất thải rắn cần để chiếm chỗ là:
Wtc = Mtg / b
Trong đó:
Wtc : thể tích cần thiết để chứa chất thải rắn ở bãi rác
b : tỉ trọng chất thải rắn. Chọn b = 0,8 tấn/m3
è Wtc = 350.400/0,8= 438.000 (m3)
Với độ cao tổng thể của bãi rác là (D = 10m), các lớp rác dày (dr = 60cm) và lớp đất phủ xen kẽ (dd = 20cm)
Số lớp rác chôn lấp (L) cần cho 1 bãi rác được tính:
L = D/ dr+ dd = 1000/(60 + 20) = 12,5( lớp)
Ta chọn số lớp rác là 12 (lớp)
Độ cao hữu dụng để chứa rác:
d1 = dr* L= 0,6 * 12= 7,2(m)
Chiều cao của các lớp đất phủ là:
d2 = dd* L= 0,2 * 12= 2,4 (m)
Diện tích hữu dụng cần thiết để chôn lấp hết lượng rác tính toán là:
Stc= Wtc/d1= 438.000/7,2= 60833,333 ( m2)= 6,1 (ha)
Diện tích thực tế có thể chôn lấp hết lượng rác thu gom được trong tòan huyện là:
Stt= Stc/k= 6,1/0,8= 7,625 (ha)
Ta chọn là 8 ha
Nếu chọn diện tích đất sử dụng cho các công trình phụ trợ là 25% thì tổng diện tích bãi chôn lấp sẽ là 10 ha. Với diện tích này thì hoàn toàn thích hợp và đủ so với qui hoạch diện tích dành cho BCL này là 17ha.
5.2.3.2. Tính toán diện tích các ô chôn lấp
Theo số liệu tính toán, khối lượng chất thải rắn từ năm 2011 – 2020 là 438.000 tấn và thời gian sử dụng cho bãi chôn lấp là 10 năm. Diện tích sử dụng để chôn lấp là 8 ha, sẽ xây dựng được 8 hố chôn với diện tích bằng nhau. Các hố chôn sẽ được luân phiên sử dụng theo thứ tự từ 1 đến 8, hố này đầy sẽ đắp lại và sử dụng hố tiếp theo.
Tổng lượng chất thải rắn đưa vào bãi chôn lấp từ năm 2011 – 2020 là: 438.000 tấn
à Khối lượng CTR cho 1 ô chôn (đơn nguyên)là:
438.000/ 8 = 54.750 (tấn)= 68.437 (m3/ 1 đơn nguyên)
Thể tích 1 đơn nguyên có thể được tính như sau:
Vđn = VI + VII (*)
VI = 1/3 h1{a1b1 + ab + (a1b1ab )1/2}
VII = 1/3 h2 {a2b2 + ab + (a2b2ab)1/2}
Trong đó:
VI : Thể tích phần chìm của ô chôn lấp
VII : Thể tích phần nổi của ô chôn lấp
h1 : Chiều cao phần chìm của ô chôn lấp
h2 : Chiều cao phần nổi của ô chôn lấp
a,b : Cạnh đáy lớn của ô chôn
a1,b1 : Cạnh đáy dưới của ô chôn
a2,b2 : Cạnh đáy trên của ô chôn
a1 = a - 2h1 = a - 6
a2 = a - 2h2tg600 = a- 24,248
b1 = b- 2h1 = b- 6
b2 = b - 2h2tg600 =b - 24,248
Vđn = Vrác + Vvật liệuphủ
Theo tính tóan Vvật liệuphủ = 28% Vrác
è Vđn = 128% Vrác= 128
Chọn: a = 120 m b = 70m h= 10m
à diện tích S = 8.400 (m2)
a1 = 114 m b1 = 64m a2 = 95,5m b2 = 45,5m
Tính Vđn theo công thức (*) ta được:
Vđn = 87.599 (m3)
à Vậy 8 đơn nguyên sẽ chiếm diện tích là:
8.400 * 8 = 67.200 (m2)= 6,72 (ha)
Vậy:
- Chiều dài mặt ô là: 120m
Chiều dài đáy ô là:114m
Chiều rộng mặt ô : 70m
Chiều rộng đáy ô : 64m
Chiều cao ô : 10m
5.2.4. Lớp Lót Đáy
Trong quá trình xử lý, vận hành bãi chôn lấp vần đề nứơc rò rỉ là vấn đề rất đáng lo ngại khi chúng thấm xuống tầng nước ngầm của khu vực bãi chôn lấp. Như vậy vấn đề chống thấm phải được đặt ra hàng đầu. Nguyên tắc của việc chống thấm như sau:
Kết cấu chống thấm phải đảm bảo hiệu quả thu nước rò rỉ cao, thời gian sử dụng lớn hơn 10 năm
Vật liệu chống thấm phải không bị ăn mòn (hoặc ăn mòn chậm) do các chất ô nhiễm trong nước thải và các chất xâm thực từ đất, có độ bền chống thấm hóa học trên 10 năm
Vật liệu chống thấm phải có độ bền cơ học tốt, chống lại các lực nén, ép, uốn, lún khi vận hành bãi chôn lấp, đặc biệt trong thời gian hoạt động chôn lấp
Kết cấu chống thấm phải thuận lợi cho việc gia công và sử dụng. Các vật liệu chống thấm phải rẻ tiền, có sẵn trên thị trường hoặc dễ gia công với nguồn nguyên liệu đã có và không gây tác động phụ với môi trường cũng như con người
Vật liệu sử dụng làm lớp lót đáy bãi rác phải có tốc độ thấm < 1* 107 cm/s
Độ dày của lớp lót đáy phải > 0,6m
Đáy bãi rác phải đặt cách mạch nước ngầm > 1,5m
Các phướng pháp chống thấm tiêu chuẩn thông dụng đối với cả đáy và vách hố chôn
Đối với khu vực bãi chôn lấp CTR huyện Cần Giuộc, lớp lót ở đáy có cấu tạo từ dưới lên trên như sau:
Hình 5.3. Lớp lót đáy
(Hệ thống các tầng bảo vệ màng chống thấm nói trên phải được xử lý sao cho chúng có độ dốc bề mặt tối thiểu 3%)
Kết cấu chống thấm mặt vách hố:
Về cơ bản kết cấu chống thấm vách hố chôn lấp cung bao gồm các lớp giống như kết cấu chống thấm đáy hố. Tuy nhiên, mặt vách hố ít phải chịu lực so với mặt đáy và không có hệ thông thu gom nên kết cấu mặt vách hố có độ dày thấp hơn.
5.2.5. Lớp phủ đỉnh
Hệ thống lớp phủ đỉnh có nhiệm vụ ngăn chặn và hạn chế lượng nước mưa thâm nhập vào trong bãi rác. Mặt khác, nó còn ngăn chặn các loại động vật đào hang. Hệ thống lớp bao phủ không được thấm nhanh hơn hệ thống lớp lót. Nó phải hoạt động với chi phí bảo trì nhỏ nhất và tăng cường sự thoát nước trên bề mặt, đồng thời giảm thiểu sự sói mòn.
Cấu tạo từ trên xuống của hệ thống lớp bao phủ bề mặt như sau:
Hình 5.4. Lớp phủ đỉnh
Lớp màn tổng hợp (được bảo vệ cả 2 mặt bởi lớp nền ở cả trên và dưới. Màn có độ dày tối thiểu 20mm, có độ dốc tối thiểu 3%.
Lớp phủ cuối cùng là lớp đất pha sét dày 0,6m, có hàm lượng sét > 30% đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩn thận.
(độ dốc trên đỉnh bề mặt bãi từ 3 – 5%)
Lớp che phủ hàng ngày được sử dụng là các tấm bạt, mục đích để ngăn chặn ruồi muỗi, ngăn cản nước mưa ngấm xuống các lớp phía dưới.
5.2.6. Hệ thống thu gom, thoát nước mặt
Hệ thống thu gom nước mặt được xây dựng để thu nước từ những khu vực khác chảy tràn qua bãi chôn lấp. Hệ thống thoát nước không chỉ bảo vệ những khu vực chôn lấp rác khỏi bị xói mòn trong thời gian hoạt động mà còn tiêu thoát lượng nước thừa ngấm vào ô rác và tạo ra nước rác. Để hạn chế nước mưa chảy qua khu vực chôn rác, quanh hố chôn rác được xây dựng đê bao cao khoảng 2,5m, chiều dày mặt đê 2,5m để ngăn nước mưa.
Rãnh thoát nước bề mặt có thể là rãnh hở, được bố trí xung quanh bãi. Ngay cả những bãi đã có hệ thống thoát nước đáy cũng cần có hệ thống rãnh thoát nước xung quanh bãi.
5.2.7. Hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác
5.2.7.1. Lưu lượng nước rỉ rác từ BCL
Nước rác được hình thành khi nước thấm vào ô chôn lấp. Nước có thể thấm vào theo một số cách sau đây:
Nước sẵn c