Đồ án Tính toán thiết kế sơ bộ các phần chính của một trạm xử lý nước thải và thiết kế kỹ một công trình của trạm

a. Nhiệm vụ của SCR.

Nước thải sau khi qua ngăn tiếp nhận được dẫn đến song chắn rác theo mương tiết diện hình chữ nhật.

Song chắn rác có nhiệm vụ giữ lại các tạp chất thô có kích thước lớn trong nước thải và là công trình chuẩn bị cho các giai đoạn xử lý tiếp theo, tạo điều kiện cho các công trình bơm hút làm việc ổn định.

b. Vị trí SCR.

Vị trí của SCR thường đặt nghiêng một góc 450 so với phương thẳng đứng và nghiêng một góc nào đó so với phương dòng chảy ở mặt bằng.

Ta có thể đặt SCR ở trạm xử lý như trong dây chuyền này hoặc cũng có thể kết hợp với SCR đặt ở trước trạm bơm nước thải để có thể giảm được một công trình đơn vị trong dây chuyền công nghệ. Tuy nhiên ở đây ta sẽ tính toán cụ thể kích thước, quy mô một SCR cho một dây chuyền công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh.

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6651 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tính toán thiết kế sơ bộ các phần chính của một trạm xử lý nước thải và thiết kế kỹ một công trình của trạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LẮNG LY TÂM ĐỢT II MÁNG TRỘN BỂ MÊ TAN BỂ NÉN BÙN BỂ TIẾP XÚC BÃI RÁC SÂN PHƠI BÙN KHỬ TRÙNG MÁY NGHIỀN RÁC SÂN PHƠI CÁT S©n Ph¬i c¸t BỂ AERÔTEN Rác Cát Bùn hoạt tính tuần hoàn Bùn hoạt Bùn ht tính dư SÔNG Thuyết minh phương án II Phương án này, nước thải từ hệ thống thoát nước đường phố được máy bơm ở trạm bơm nước thải bơm đến trạm xử lý bằng ống dẫn có áp đến ngăn tiếp nhận. Qua song chắn rác có đặt máy nghiền rác, rác nghiền được nhỏ và được đưa đến bể mê tan, nước thải tiếp tục được đưa đến bể lắng cát. Để giảm khối tích xây dựng công trình mà vẫn đảm bảo hiệu quả lắng cát và các cặn lớn. Lấy cát ra khỏi bể lắng có thể bằng thủ công nếu lượng cát W 0.5m3/ngđ. Sau một thời gian, cát lắng từ bể lắng cát được đưa đến sân phơi cát. Nước sau khi qua bể lắng cát được đưa đến bể lắng ly tâm đợt 1 (nước chảy từ trung tâm ra quanh thành bể), tại đây các chất thô không hoà tan trong nước thải như chất hữu cơ,.. được giữ lại. Cặn lắng được đưa đến bể Mêtan còn nước sau lắng được đưa tiếp đến bể Aeroten. Bể Aeroten là công trình làm bằng bê tông hoặc bêtông cốt thép… thông dụng nhất là hình chữ nhật. Hỗn hợp bùn và nước thải cho chảy qua suất chiều dài của bể, nước thải với bùn hoạt tính tuần hoàn sau khi qua bể Aeroten cho qua bể lắng đợt 2. ở đây bùn lắng một phần đưa trở lại bể Aeroten, phần khác đưa tới bể nén bùn. Do ta phải xử lý sinh hóa toàn lên ta chọn bể Aeroten để hiệu quả làm việc tốt hơn, dễ điều khiển và tận dụng hết thể tích của bể. Để chắn giữ bùn hoạt tính sau bể Aeroten ta dùng bể lắng ly tâm đợt 2. Quá trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo không loại trừ hết các loại vi khuẩn, nhất là vi trùng gây bệnh. Bởi vậy sau giai đoạn xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo cần thực hiện giai đoạn khử trùng nước thải trước khi xả vào nguồn, trong quá trình xử lý nước thải bằng bất kỳ phương pháp nào cũng tạo nên một lượng cặn đáng kể, nói chung các loại cặn đều có mùi hôi thối khó chịu nhất là cặn tươi và nguy hiểm về mặt vi sinh. Do vậy nhất thiết phải xử lý cặn thích đáng, để giảm hàm lượng chất hữu cơ trong cặn và để đạt chỉ tiêu vi sinh thường áp dụng phương pháp xử lý sinh học kỵ khí trong bể Mêtan. Trạm khử trùng, máng trộn, bể tiếp xúc… là những công trình khử trùng nước trước khi xả ra nguồn. Phương án đảm bảo hiệu quả xử lý. So sánh hai phương án. Bể Biophin có cấu tạo đơn giản, quản ly thuận tiện, thích hợp với nơi có nhiệt độ không khí cao, trình độ công nghiệp chưa phát triển, bể này áp dụng với những trạm xử lý có công suất nhỏ và trung bình. Nhưng bể Biophin có nhược điểm là tốn vật liệu lọc, do đó giá thành xây dựng và quản lý đắt. Còn bể Aeroten có sức tải chất bẩn cao và cho hiệu quả làm sạch cao. - Với công suất trạm là Q = 20250 (m3/ngđ) thì việc dùng bể lắng ngang đợt II hay bể lắng ly tâm đợt II đều thoả mãn, song thực tế thì khi Q 20000 (m3/ngđ) thì người ta thường dùng bể lắng ly tâm đợt II hơn. Sau khi so sánh ta nhận thấy phương án II tốt hơn phương án I trong trường hợp công suất của trạm là Q = 20250 (m3/ngđ). Do vậy ta chọn phương án II là phương án thiết kế. III. Thiết kế dây chuyền công nghệ và tính toán thuỷ lực phương án chọn Ngăn tiếp nhận Nước thải chảy vào trạm xử lý có thể theo ống đẩy có áp của trạm bơm nước thải hoặc theo ống kêng máng tự chảy, để tiếp nhận nước thải từ các ống dẫn có áp ta xây dựng các ngăn tiếp nhận trước các công trình làm sạch. Để đảm bảo nguyên tắc tự chảy thì ngăn tiếp nhận phải được bố trí ở vị trí cao để nước thải từ đó có thể tự chảy qua các công trình của trạm xử lý. Kích thước ngăn tiếp nhận được chọn căn cứ vào lưu lượng nước thải max giây của thành phố. Theo tính toán ở trên ta có Qhmax(TP) = 1184,6 (m3/h), dựa vào bảng P31- Giáo trình XLNT đô thị - trang 319, ta chọn ngăn tiếp nhận có kích thước cơ bản như sau: Bảng 8. Kích thước ngăn tiếp nhận bằng bêtông cốt thép (mm) Lưu lượng nước thải (m3/h) KÍCH THƯỚC CƠ BẢN, MM Dống, mm A B H H1 h h1 b l l1 2 ống 1184,6 2000 2300 2000 1600 750 750 600 1000 1200 250 H×nh 6.1. Ng¨n tiÕp nhËn n­íc th¶i Mương dẫn nước thải Để phân phối, vận chuyển nước thải và cặn tới từng công trình, ở đây ta dùng 2 máng dẫn hở vì nó dễ dàng quản lý theo dõi, quan sát, và tẩy rửa… Nước thải theo mương chảy đến song chắn rác. Mỗi song chắn được chọn sẽ có một mương dẫn riêng và lưu lượng tính toán sẽ chia đều cho số mương tương ứng. Dựa vào kết quả tính toán, chọn hai song chắn rác công tác, như vậy cần tính toán thuỷ lực cho hai mương dẫn tương ứng với lưu lượng bằng 1/2 lưu lượng tính toán. Khi lưu lượng nước thải lớn hoặc để phân phối cặn vào các công trình, người ta dùng ngăn phân phối hoặc kênh làm thoáng Nước thải được dẫn đến ngăn tiếp nhận bằng mương dẫn nước có tiết diện hình chữ nhật Các thông số tính toán thủy lực được thể hiện trong bảng dưới đây. Bảng9. Bảng tính toán thủy lực kích thước mương dẫn nước thải STT Thông số tính toán Lưu lượng tính toán (l/s) qtb = 234,4 qmax = 329,1 qmin = 92,8 Vật liệu bê tông cốt thép Dòng 1 Hệ số nhám n 0.0138 0.0138 0.0138 Dòng 2 Hệ số mái 0 0 0 Dòng 3 Độ dốc i (%o) 0.0025 0.0025 0.0025 Dòng 4 Chiều rộng b (mm) 600 600 600 Dòng 5 Chiều cao h (mm) 600 700 300 Dòng 6 Tốc độ v (m/s) 1.097 1.182 0.656 Dòng 7 Độ đầy 0.594 0.663 0.601 Dòng 8 Độ sâu (m) 0.356 0.464 0.180 Giải thích cách tính ở bảng trên: - Dòng 1: n = 0,00138 với vật liệu bê tông cốt thép - Dòng 2: Hệ số mái m = 0 do mương dẫn hình chữ nhật - Dòng 3: Chọn i = 0,0025 - Dòng 4: Bề rộng b lấy từ bảng 8 - Dòng 5,6,7,8: Tra bảng tính thủy lực cống hình chữ nhật. Từ kết qủa ở bảng trên ta thấy vận tốc nước chảy trong mương dẫn thoả mãn điều kiện vmin > 0,3 (m/s); vmax < 4 (m/s). Do vậy kích thước tính toán ở trên là thoả mãn! 3. Song chắn rác (SCR) a. Nhiệm vụ của SCR. Nước thải sau khi qua ngăn tiếp nhận được dẫn đến song chắn rác theo mương tiết diện hình chữ nhật. Song chắn rác có nhiệm vụ giữ lại các tạp chất thô có kích thước lớn trong nước thải và là công trình chuẩn bị cho các giai đoạn xử lý tiếp theo, tạo điều kiện cho các công trình bơm hút làm việc ổn định. Vị trí SCR. Vị trí của SCR thường đặt nghiêng một góc 450 so với phương thẳng đứng và nghiêng một góc nào đó so với phương dòng chảy ở mặt bằng. Ta có thể đặt SCR ở trạm xử lý như trong dây chuyền này hoặc cũng có thể kết hợp với SCR đặt ở trước trạm bơm nước thải để có thể giảm được một công trình đơn vị trong dây chuyền công nghệ. Tuy nhiên ở đây ta sẽ tính toán cụ thể kích thước, quy mô một SCR cho một dây chuyền công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh. Tính toán SCR Hiệu suất của SCR phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác trong tính toán. Tính toán SCR bao gồm các công việc sau: - Xác định kích thước SCR như chiều rộng hay số thanh, chiều dài, chiều rộng máng - Tính toán tổn thất thuỷ lực qua SCR. c.1. Xác định kích thước SCR. - Số khe hở n giữa các thanh. Xác định theo công thức sau: Trong đó: - qmax là lưu lượng tối đa của nước thải qmax= 1184,6 (m3/h) = (m3/s) - b là chiều rộng khe hở giữa các thanh đan, (m); theo 7.21 TCXD 51 - 2006 ta lấy b = 20 (mm) - h1 là chiều sâu nước trước SCR ứng với qmax, h1 = hmax = 0,464 (m). - Vs là vận tốc nước chảy qua SCR, theo TCXDVN 51 - 2006,Vs = 0,8 - 1 (m/s). Chọn Vs = 1.0 (m/s) - Kz là hệ số kể đến nén dòng khi ta bố trí thiết bị vớt rác, Kz = 1,05. Thay số ta có: (khe hở) Vậy số khe hở giữa các thanh là n = 37 (khe hở) Chiều rộng tổng cộng của song chắn rác: bs = d.(n-1) + b. n Trong đó: d: Chiều dày của thanh song, chọn song hình chữ nhật nên chọn d = 8 (mm) = 0,008 (m) Ta có: bs = 0,008(37 - 1 ) + 0,02 . 37 = 1 (m) Ta lập bảng tính thủy lực dòng chảy trong đoạn có LCR Bảng 10. Bảng tính toán thủy lực kích thước mương dẫn nước thải STT Thông số tính toán Lưu lượng tính toán (l/s) qmax = 329.1 qmin = 92.8 Dòng 1 Hệ số nhám n 0.0138 0.0138 Dòng 2 Hệ số mái 0 0 Dòng 3 Độ dốc i (%o) 0.0016 0.0025 Dòng 4 Chiều rộng B (mm) 1100 1100 Dòng 5 Chiều cao H (m) 700 300 Dòng 6 Tốc độ v (m/s) 1.000 0.755 Dòng 7 Độ đầy 0.47 0.399 Dòng 8 Độ sâu (m) 0.329 0.120 Vmin = 0.755 > 0,4 (m/s) đảm bảo không bị lắng cặn Chiều dài của máng được xác định theo công thức: L = L1 + L2 + LP Với: L1 là chiều dài đoạn mở rộng của SCR (m) L2 là chiều dài đoạn thu hẹp của SCR (m) LP là chiều dài phần hình chữ nhật của SCR (m) L1 = = = 0,55 (m) b: chiều rộng của kênh dẫn nước vào lấy bằng 0,6 m Chiều dài buồng đặt song Ls lấy không nhỏ hơn 1(m) ta chọn Ls = 1,47 (m) L2 = 0,5 ´0,55 = 0,28 (m) Tổng cộng chiều dài của máng là : L = 1,6 + 0,28 + 0,55 = 2,3 (m) c.2. Tính tổn thất áp lực qua SCR. Được xác định theo công thức: hs = Trong đó: Vmax là tốc độ chuyển động của nước thải trước SCR ứng với lưu lượng lớn nhất: Vmax = 1,0 (m/s). K là hệ số tính đến sự tăng tổn thất do vướng mắc ở song chắn, lấy K=3. là hệ số sức kháng cục bộ của SCR, được tính theo công thức: Với: là hệ số phụ thuộc vào tiết diện ngang của thanh song chắn,với tiết diện hình chữ nhật tra bảng ta có = 2,42. S là chiều dày mỗi thanh, S = 8 (mm) = 0,008 (m). b là chiều rộng mỗi khe hở, b = 20 (mm) = 0,02 (m) là góc nghiêng so với mặt phẳng ngang, =600 Thay số ta được: 0,618 Vậy tổn thất áp lực qua SCR là: hs = (m) c.3. Chiều sâu xây dựng mương đặt SCR. H = hmax + hs + 0,5 = 0,7 + 0,09 + 0,5 = 1,29 (m) c.4. Lượng rác giữ lại trong giữ lại sau SCR. WR = (m3/ngđ) Trong đó: a là lượng rác tính theo đầu người trong năm, TCXDVN 51 - 2006, khi lấy rác bằng cơ giới và với khoảng cách giữa các khe hở là b = 20 (mm), lấy a = 8 (l/ng.năm). Ntt: dân số tính toán theo chất lơ lửng; Ntt = 135000 người. Thay số ta có: WR = Với dung trọng của rác là 750 (kg/m3) thì trọng lượng của rác sẽ là: P = 750.2,96 = 2220 (kg/ngđ) = 2,22 (tấn/ngđ) Lượng rác trong từng giờ của ngày đêm là: P1= (tấn/ngđ) Trong đó: Kh là hệ số không điều hòa giờ, lấy Kh = 2. Rác được nghiền nhỏ bằng máy nghiền sau đó được dẫn quay lại trước SCR. Lượng nước cần cung cấp cho máy nghiền là 40 m3 cho 1 tấn rác –theo TCXDVN 51-2006 lấy Kh=2. Q = 40 = 40.2,22 = 88,8 (m3/ngđ) Tổng số song chắn rác là 2, trong đó có 1 SCR để công tác và 1 SCR để dự phòng. Kết quả được tổng hợp ở bảng sau: Bảng 11. Tổng hợp kích thước SCR Số song chắn rác 2 Số khe hở n 37 Chiều rộng tổng cộng Bs(m) 1 Chiều dài đoạn mở rộng L1 (m) 0,55 Chiều dài đoạn thu hẹp L2 (m) 0,28 Chiều dài phần chữ nhật Lp (m) 1,47 Chiều dài máng L (m) 2,3 Tổn thất áp lực hs (m) 0,09 Chiều sâu lớp bảo vệ hbv (m) 0,5 Chiều sâu xây dựng mương đặt SCR H(m) 1,29 Lượng rác giữ lại Wr (m3/ngđ) 2,96 4. Bể lắng cát (BLC) 4.1. Chức năng. BLC có chức năng tách các hợp chất vô cơ không tan, chủ yếu là cát ra khỏi nước thải để các công trình phía sau làm việc ổn định. Các hạt cát này có tỷ trọng và kích thước tương đối lớn và có ảnh hưởng xấu đến các công trình làm sạch khác, cát lũy tích trong bể lắng, ngăn tự hoại của bể lắng hai vỏ, bể Mêtan làm giảm thể tích công tác, gây khó khăn cho việc xả cặn và phá hoại quá trình công nghệ. 4.2. Vị trí. Đặt trước bể lắng đợt I, sau song chắn rác và trước trạm bơm. 4.3. Tính toán BLC. Là quá trình lắng trọng lực do hạt cát có tỷ trọng lớn hơn hạt nước, vận tốc dòng chảy đảm bảo lắng cát nhưng không lắng bùn cặn hữu cơ Bể lắng cát ngang được xây dựng để tách các hợp phần không tan vô cơ chủ yếu là cát ra khỏi nước thải. Bể lắng cát phải đảm bảo vận tốc chuyển động của nước là vmax = 0,3 m/s ứng với qmax = 329,1 (l/s) và vmin = 0,15 m/s ứng với qmin = 92,8 (l/s), thời gian lắng là 30s ÷ 60s (Điều 6.3.4 - TCVN 51 - 2006). Việc tính toán bể lắng cát ngang được thực hiện theo chỉ dẫn ở mục 6.3 (TCVN 51 - 2006). Mương dẫn nước thải vào bể có tiết diện hình chữ nhật. Kết quả tính toán thuỷ lực mương dẫn nước vào bể như trước song chắn rác ở trên. Khi xét đến khả năng làm việc tăng cường của trạm xử lý trong tương lai, việc tính toán thủy lực của mương dẫn thường được tính ứng với Lưu lượng lớn nhất nhân với 1,3; q = 329,1.1,3 = 427,83 (l/s) 4.3.1. Chiều dài của bể lắng cát ngang: Trong đó: Htt - Chiều sâu tính toán của bể lắng cát, có thể lấy bằng độ sâu trong mương dẫn ứng với lưu lượng lớn nhất Htt = hmax = 0,464 (m) u0 - Độ thô thuỷ lực của hạt cát (mm/s). Sơ bộ có thể lấy theo bảng 6.5 – TCVN 51-2006. Với điều kiện bể lắng cát giữ lại các hạt cát có đường kính lớn hơn 0,2 mm, ta lấy u0 = 18 mm/s. k - Hệ số lấy theo bảng 6.6 TCVN 51-84, với bể lắng cát ngang k = 1,7 V - Vận tốc dòng chảy trong bể ứng với q= 329,1 (l/s) : vmax = 0,3 (m/s) 4.3.2. Diện tích tiết diện ướt của bể . q: Lưu lượng tính toán lớn nhất của nước thải; q = 329,1 (l/s) = 0,3291 m3/s. v: Vận tốc dòng chảy trong bể ứng với lưu lượng lớn nhất; vmax = 0,3 m/s. n - Số đơn nguyên công tác, n = 1. ω == 1,1 (m2) 4.3.3. Diện tích mặt thoáng của nước thải trong bể lắng cát : Trong đó: u: Tốc độ lắng trung bình của hạt cát và được tính theo công thức: Với w là thành phần vận tốc chảy rối theo phương thẳng đứng. w = 0,05.vmax = 0,05´0,3 = 0,015 (m/s). Vmax: Vận tốc lớn nhất trong bể Vmax= 0,3 m/s u0 - Vận tốc lắng tĩnh, u0 = 18 (mm/s). => Vậy 4.3.4. Chiều rộng của bể là: 4 1 5 2 3 1 2 1 – Mương dẫn nước vào 2 – Mương dẫn nước ra 3 – Hố thu cặn 4 – Mương phân phối 5 – Mương thu nước B = == 2,5 (m) Xây bể lắng cát gồm 2 ngăn công tác và một ngăn dự phòng, kích thước mỗi ngăn là: L = 13,1 (m) và B = 1,25 (m). Kiểm tra chế độ làm việc của bể tương ứng với lưu lượng nhỏ nhất. qsmin = 92,8 (l/s) = 0,0928 (m3/s). Vmin = (m/s). Với hmin là chiều sâu lớp nước trong bể ứng với lưu lượng nước thải nhỏ nhất. (Lấy bằng chiều sâu lớp nước nhỏ nhất trong mương dẫn). hmin = 0,18 m. Vmin = (m/s) > 0,15 (m/s). Đảm bảo yêu cầu về vận tốc nhỏ nhất 4.3.5. Thời gian nước lưu lại trong bể ứng với qmax Đảm bảo yêu cầu về thời gian lưu nước trong bể. 4.3.6. Thể tích phần cặn lắng của bể: (m3). P: Lượng cát thải tính theo tiêu chuẩn theo đầu người trong một ngày đêm giữ lại trong bể; P = 0,02 (l/ng.ngđ) (Theo bảng 6.7 TCVN 51 – 2006) Ntt: Dân số tính toán theo chất lơ lửng; Ntt = 135000 (người). T: Chu kỳ thải cát, để tránh thối cặn gây mùi khó chịu ta chọn chu kỳ T = 1 ngày. WC = = 2,7 (m3) 4.3.7. Chiều cao lớp cát trong bể lắng cát: (m). 4.3.8. Chiều cao xây dựng của bể: Hxd = Htt+ hc+ hbv (m). Trong đó: Htt - Chiều cao công tác của bể lắng cát; Htt = 0,7 (m). hc - Chiều cao lớp cặn trong bể; hc = 0,082 (m). hbv - Chiều cao bảo vệ; hbv = 0,4 (m). Vậy Hxd = 0,7 + 0,082 + 0,4 = 1,182 (m). Chọn Hxd = 1,2 m Để đưa cát ra khỏi bể, dùng thiết bị cào cát cơ giới gom cát về hố tập trung ở đầu bể và dùng thiết bị nâng thủy lực đưa cát - nước về sân phơi cát. 4.3.9. SÂN PHƠI CÁT. Mặt bằng sân phơi cát 1. ống dẫn cát từ bể lắng 2. Mương phân phối 3. ống dẫn D200 để tiêu nước 4. Hai lớp nhựa lót sân Sân phơi cát có nhiệm vụ làm ráo nước trong hỗn hợp nước cát. Thường sân phơi cát được xây dựng gần bể lắng cát, chung quanh được đắp đất cao. Nước thu từ sân phơi cát được dẫn trở về trước bể lắng cát. Diện tích sân phơi cát được tính theo công thức: (m2). P: Lượng cát thải tính theo tiêu chuẩn theo đầu người trong một ngày đêm giữ lại trong bể; P = 0,02 (l/ng.ngđ) h: Chiều cao lớp cát đã phơi khô trong một năm, lấy h = 5 (m/năm) Ntt : dân số tính toán theo hàm lượng chất lơ lửng; NTT = 135000 (người) Þ F = = 197,1 (m2) Thiết kế sân phơi cát gồm 2 ô với kích thước mỗi ô là 9 m11m, tổng diện tích của sân phơi cát là 9112 = 198 (m2) sơ đồ như hình trên. 5. BỂ LẮNG LY TÂM ĐỢT I. Hình - Sơ đồ cấu tạo bể lắng li tâm đợt I Để loại bỏ các tạp chất thô, trong thực tế người ta thường dùng phương pháp lắng. Ở bể lắng các chất chìm sẽ lắng xuống đáy bể, còn các chất nổi trên mặt sẽ được tập trung lại bằng thiết bị gạt và được dẫn đến giếng tập trung đặt bên ngoài bể. Thời gian lắng trong bể lắng ly tâm đợt I là: t = 1,5 (h). 5.1 Thể tích tổng cộng của bể lắng ly tâm đợt I W = Qmax .t = 1184,6 . 1,5 = 1776,9 (m3) Trong đó: Qmax: Lưu lượng giờ lớn nhất của nước thải (m3) t : Thời gian lắng (h) Chọn 3 bể công tác (và 1 bể dự phòng), thể tích của mỗi bể là: W1 = 1776,9 : 3 ≈ 591,3 (m3) 5.2 Diện tích của một bể lắng li tâm: = 268,77 (m2) Trong đó: H1: Chiều cao công tác của bể lắng có thể lấy từ 1,5m ÷ 3 m (điều 6.5.9 TCVN51- 2006), chọn H1 = 2,2 m 5.3 Đường kính của một bể lắng ly tâm: D == 18,5 (m) 5.4 Chiều cao của bể lắng li tâm: Hxd = H1 + hbv = 2,2 + 0,3 = 2,5 (m) Trong đó: hbv : Khoảng cách từ mực nước đến thành bể hbv = 0,3 m . 5.5 Tốc độ lắng của hạt cặn trong bể lắng đợt I U0 = = == 0,4 (mm/s) 5.6 Hiệu suất lắng chất lơ lửng của nước thải trong bể lắng: Hiệu suất này phụ thuộc vào tốc độ lắng của hạt cặn U và nồng độ chất lơ lửng ban đầu Chh = 400 (mg/l) Từ Chh và U0 ,tra bảng 4-6: Hiệu suất lắng các chất lơ lửng của nước thải ở bể lắng đợt I ta được hiệu suất lắng là E1 = 55% 5.7 Lượng cặn trôi ra theo nước sau bể lắng ly tâm đợt I: = 168 (mg/l). Trong đó: Chh - Hàm lượng chất lơ lửng trong hỗn hợp nước thải ban đầu; C = 400 (mg/l) E1 - hiệu suất của bể lắng ly tâm đợt I C1 = 168 (mg/l) không đạt yêu cầu khi đưa nước thải vào bể AEROTEN xử lý sinh học không hoàn toàn (C1 < 150 mg/l) cần phải làm thoáng sơ bộ. 5.8 Tính toán bể làm thoáng sơ bộ. Thể tích bể làm thoáng sơ bộ được tính theo công thức: Wt = = = 296,15 (m3) t: thời gian thổi khí t = 10 ÷ 20 (phút), chọn t = 15 (phút) Lượng không khí cần cung cấp cho bể làm thoáng được xác định theo lượng riêng của không khí : V = D. Qmax = 0,5 . 1184,6 = 592,3 (m3/h) Trong đó: D là lưu lượng riêng của không khí trên 1 m3 nước thải D = 0,5 m3/m3 Diện tích bể làm thoáng sơ bộ trên mặt bằng : F = = = 98,72 (m2) Trong đó: I – Cường độ thổi khí lên 1 m2 mặt nước trong 1h, I = 4 ÷ 7 m3/ m2.h Chiều cao công tác của bể làm thoáng sơ bộ : H = == 3 (m) Chọn bể làm thoáng sơ bộ gồm hai ngăn, kích thước một ngăn trên mặt bằng B x L = 5 x 10 (m) Sau khi làm thoáng sơ bộ thì hiệu suất tăng lên thêm 8%. Hiệu suất của bể lắng lúc này sẽ là 63%. Hàm lượng chất lơ lửng sau khi làm thoáng sơ bộ và lắng với hiệu suất E2 = 63% được tính theo công thức : C2 = = = 148 (mg/l) Nồng độ cặn này đã thỏa mãn xử lý tiếp bằng bể Aeroten. 5.9 Dung tích ngăn bùn của bể lắng ly tâm đợt I được tính: (m3) Trong đó: Chh - Nồng độ cặn lơ lửng ban đầu của nước thải, Chh = 400 (mg/l) = 400 (g/m3) E2 - Hiệu suất lắng của bể lắng li tâm đợt I; E2 = 63%. p - Độ ẩm của cặn lắng, p = 95% - Xả cặn bằng tự chảy - tiêu chuẩn 6.5.5 TCVN 51 - 2006) γ - Trọng lượng thể tích của cặn, γ = 1T/m3 = 106 g/m3. T - Chu kỳ xả cặn bằng cơ giới, T = 8 h = 1/3 ngày (Tiêu chuẩn 6.5.8 TCVN 51- 2006). Q - Lưu lượng nước thải tính toán ngày đêm của thành phố Q = 20250 m3/ngđ. Vậy Wc = = 34,02 (m3) 6. TÍNH TOÁN BỂ AEROTEN Bể Aeroten là công trình làm sạch nước thải bằng phương pháp sinh học hoàn toàn hay không hoàn toàn. Ở đây ta sử dụng bể Aeroten để xử lý sinh học hoàn toàn. Trong bể Aeroten sẽ diễn ra quá trình ôxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ trong nước thải, mà vai trò chủ yếu ở đây là những vi sinh vật hiếu khí, quần tụ lại tạo thành bùn hoạt tính. Việc tính toán bể Aeroten dựa theo mục 6-15 TCXDVN 51:2006. Khi qua các công trình làm sạch cơ học BOD có giảm nhưng trong tính toán thiết kế để đảm bảo an toàn ta coi BOD của nước thải không thay đổi khi qua các công trình đó. - Số liệu tính toán: BOD5 = 200 (mg/l); C = 148 (mg/l). - Dùng bể Aerôten kết hợp với ngăn khôi phục bùn để xử lý nước thải. Tính toán bể Aeroten tái sinh bùn hoạt tính theo chỉ dẫn ở mục 6.15.7 TCXDVN 51:2006 6.1. Xác định thời gian làm việc của các ngăn aeroten: - Thời gian cần thiết để ôxy hoá chất bẩn là: Trong đó: Tr - Độ tro của bùn hoạt hoá, phụ thuộc vào từng loại nước thải. Ta có ứng với nước thải đô thị có Tr = 0,3 (Bảng 6.23 TCXDVN 51:2006). La, Lt – BOD5 của nước thải trước và sau khi xử lý, mg/l. La = 200 mg/l; Lt = 15 mg/l. R - Tỷ lệ tuần hoàn bùn, xác định theo công thức: Với: I - Chỉ số bùn, I = 100 ml/g. a - Liều lượng bùn hoạt tính theo chất khô, g/l, được chọn bằng 4 g/l. ar - Liều lượng bùn hoạt tính trong ngăn tái sinh, g/l, xác định theo công thức: r: tốc độ ôxy hóa riêng các chất hữu cơ, mg BOD5/g chất khô không tro của bùn trong một giờ được xác định theo biểu thức sau (với giá trị liều lượng bùn hoạt tính ar): Với: - Tốc độ oxy hoá riêng lớn nhất, mg BOD5/g chất khô không tro của bùn trong 1 giờ. C0 - Nồng độ oxy hoà tan cần thiết phải duy trì trong aeroten, mg/l. Ta có C0 = 2 (mg/l). Kl - Hằng số đặc trưng cho tính chất của chất bẩn hữu cơ trong nước thải, mg BOD/l. K0 - Hằng số kể đến ảnh hưởng của oxy hoà tan, mgO2/l. - Hệ số kể đến sự kìm hãm quá trình sinh học bởi các sản phẩm phân huỷ bùn hoạt tính, l/h. Các giá trị , Kl, K0, và của các loại nước thải khác nhau sẽ khác nhau và được xác định bằng cách tra bảng 6.23 TCXDVN 51:2006. Với nước thải đô thị có: = 85 mgBOD5/g ; Kl = 33 mgBOD/l ; K0 = 0,625 mgO2/l ; = 0,07 l/h. (mgBOD5/g) = 3,5 (h) Thời gian thổi khí trong ngăn aeroten ta: = 1,4 (h) Theo qui phạm thời gian nạp khí của hỗn hợp nước thải trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 2 giờ (Điều 6.15.5 TCXDVN 51:2006 ). Vậy để đảm bảo thời gian nạp khí ta chọn ta = 2 (h). - Thời gian cần thiết để tái sinh bùn hoạt tính tts: tts = t0 - ta = 3,5 - 2 = 1,5 (h) 6.2. Thể tích Aeroten - Thể tích riêng phần của ngăn Aeroten Wa được tính theo công thức: Wa = ta ´ (1 + R) ´ Qtt Trong đó: Qtt - Lưu lượng tính toán của nước thải, m3/h; Theo 6.15.4 TCXDVN 51: 2006 quy định khi hệ số không điều hoà chung của nước thải chảy vào bể Kch = 1,40 > 1,25 nên ta lấy Qtt = Qtbmax trong t = 2 (h) có lưu lượng lớn nhất để tính toán. Ta có Qtt = 1184,6 (m3/h) Wa = 2 ´ (1 + 0,67) ´ 1184,6 = 3956,5 (m3) - Thể tích của ngăn tái sinh Wts: Wts = tts ´ R ´ Qtt = 1,5 ´ 0,67 ´ 1184,6 = 1190,5 (m3) - Tổng thể tích của bể Aeroten là: W = Wa + Wts= 3956,5 + 1190,5 = 5147 (m3) - Thời gian xử lý nước thải tính toán là: t = ta× (1 + R) + tts× R = 2× (1 + 0,67) + 1,5 × 0,67 = 4,345 (h). * Kiểm tra lại kết quả tính toán theo công thức 6.31 Mục 6.15.5 TCVN 51 - 2006. ,h +Với T: Nhiệt độ trung bình của hỗn hợp nước thải về mùa đông, giả thiết T = 150 Tr: độ tro của bùn, Tr = 0,3 atb: Liều lượng bùn trung bình của hệ thống. = 4,69 Vậy kết quả trên là xấp xỉ nhau nên thời gian tính toán để làm sạch nước thải là t = 3,5 (h). - Tỷ lệ giữa dung tích tái sinh và dung tích hệ thống: = 23,13 % Vậy ta thiết kế bể Aeroten 4 hành lang trong đó ba hành lang làm nhiệm vụ oxy hoá các chất bẩn còn một hành lang làm nhiệm vụ tái sinh bùn. 6.3. Xác định kích thước bể Aerôten Kích thước bể aeroten được xác định dựa vào mục 6.15.8 TCXDVN 51:2006 như sau: - Chiều sâu công tác: H = 4 (m) - Chiều rộng mỗi hành lang: B = 4 (m) - Số đơn nguyên là: N = 2 đơn nguyên. - Diện tích mặt bằng của bể là: (m2) - Chiều dài xây dựng của một hành lang: = 40,2 (m) > 10H = 40 (m) Trong đó: n: Số hành lang trong mỗi đơn nguyên, n = 4. N: Số đơn nguyên, N = 2. Vậy bể Aeroten đã thiết kế đảm bảo chế độ thuỷ động học của bể theo nguyên tắc đẩy. Vậy kích thước bể AEROTEN là: B ´ L ´ H = 16 ´ 40,2 ´ 4 (m). - Độ tăng sinh khối của bùn (theo 6.15.12 – TCXDVN 51:2006): Pr = 0,8×B + 0,3×La , mg/l Trong đó : B : Lượng chất lơ lửng trong nước thải đưa vào bể Aeroten, B = 147,3 (mg/l). La = 200 (mg/l) Þ Pr = 0,8 ´ 148 + 0,3 ´ 200 = 178,4 (mg/l) 6.4. Tính toán hệ thống cấp khí cho Aeroten (theo 6.15.13 – TCXDVN 51:2006) - Lưu lượng không khí đơn vị tính bằng m3 để làm sạch 1 m3 nước thải: , m3/m2 Trong đó: z: Lưu lượng ôxy đơn vị tính bằng mg để làm sạch 1mg BOD5 z = 1,1 (với bể Aerôten làm sạch hoàn toàn). K1: Hệ số kể đến kiểu thiết bị nạp khí, lấy theo bảng 6 - 26 TCXDVN 51: 2006. Với thiết bị nạp khí tạo bọt khí cỡ nhỏ lấy theo tỷ số giữa vùng nạp khí và diện tích Aerôten K1 = 1,68 (với f/F = 0,2 và Imax = 20 m3/m2.h). K2: Hệ số kể đến chiều sâu đặt thiết bị, lấy theo bảng 6 - 27 TCXDVN 51: 2006. Với h = 4 m và Imin = 3,5m3/m2-h. Þ K2 = 2,52 n1: Hệ số kể đến ảnh hưởng của nhiệt độ nước thải xác định theo công thức: n1 = 1 + 0,02 × (ttb - 20) = 1 + 0,02× (26 - 20) = 1,12 (Với ttb = 260C là nhiệt độ trung bình trong tháng về mùa hè) n2: Hệ số kể đến sự thay đổi tốc độ hoà tan ôxy trong nước thải so với trong nước sạch; n2 = 0,85. Cp: Độ hoà tan ôxy của không khí vào trong nước tuỳ thuộc vào chiều sâu lớp nước trong bể. Được xác định theo công thức: + CT: Độ hoà tan của oxy không khí vào nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Theo Phụ lục II “Xử lý nước thải” – PGS TS Hoàng Hụê, NXB Xây Dựng với T = 260 ta có CT = 8,027 (mg/l): (mg/l), C : Nồng độ trung bình của oxy trong Aeroten (mg/l). Ta có C = 2mg/l. Vậy: = 6,65 (m3/m2) - Cường độ nạp khí yêu cầu: (m3/m2-h) Ta có : Imin = 3,5 m3/m2-h < I = 13,3 m3/m2-h < Imax = 20 m3/m2-h . Đảm bảo yêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐỒ ÁN MÔN HỌC XỬ LÝ NƯỚC THẢI.doc
  • xlsBang tinh XLNT.xls