MỤC LỤC
Phần mở đầu 1
1. Đặt vấn đề 2
2. Tính cấp thiết của đề tài 3
3. Mục tiêu của đề tài 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Nội dung thực hiện 4
6. Ý nghĩa đề tài 4
7. Cấu trúc luận văn 5
Chương 1: Tổng quan về huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương 6
1.1 Điều kiện tự nhiên 7
1.1.1 Vị trí địa lý 7
1.1.2 Địa hình 8
1.1.3 Khí hậu 8
1.1.4 Tài nguyên nước 8
1.1.5 Tài nguyên đất 9
1.1.6 Tài nguyên rừng 9
1.1.7 Tài nguyên khoáng sản 9
1.2 Dân số và lao động 10
1.2.1 Dân số 10
1.2.2 Lao động 10
1.3 Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội 11
1.3.1 Tăng trưởng kinh tế và phân tích tăng trưởng 11
1.3.2 Cơ cầu kinh tế 11
1.4 Hiện trạng phát triển các ngành – lĩnh vực 12
1.4.1 Ngành công nghiệp - xây dựng 12
1.4.2 Khu vực dịch vụ 12
1.4.3 Ngành nông lâm thủy sản 12
1.4.4 Hệ thống kết cầu hạ tầng 13
1.4.5 Văn hóa – xã hội 14
1.4.6 Quốc phòng an ninh 15
1.5 Nhận xét chung 16
1.5.1 Điểm mạnh 16
1.5.2 Điểm yếu 16
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các biện pháp xử lý nước 17
2.1 Tầm quan trọng của nước cấp 18
2.2 Các loại nguồn nước 20
2.2.1 Nước mặt 20
2.2.2 Nước ngầm 22
2.2.3 Nước biển 24
2.2.4 Nước lợ 24
2.2.5 Nước khoáng 25
2.2.6 Nước chua phèn 25
2.2.7 Nước mưa 25
2.3 Các chỉ tiêu về nước cấp 26
2.3.1 Chỉ tiêu vật lý 26
2.3.2 Chỉ tiêu hóa học 27
2.3.3 Chỉ tiêu vi sinh 31
2.4 Các tiêu chuẩn cấp nước 32
2.4.1 Chất lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt 32
2.4.2 Chất lượng nước cấp cho sản xuất 32
2.5 Tổng quan về các quá trình xử lý nước 32
2.5.1 Hồ chứa và lắng sơ bộ 33
2.5.2 Song chắn rác và lưới chắn 33
2.5.3 Bể lắng cát 33
2.5.4 Xứ lý nước tại nguồn bằng hóa chất 34
2.5.5 Quá trình làm thoáng 34
2.5.6 Clo hóa sơ bộ 34
2.5.7 Quá trình khuấy trộn hóa chất 35
2.5.8 Quá trình keo tụ và phản ứng tạo bông cặn 35
2.5.9 Quá trình lắng 36
2.5.10 Quá trình lọc 37
2.5.11 Flo hóa 39
2.5.12 Khử trùng nước 39
2.5.13 Ổn định nước 39
2.5.14 Làm mềm nước 39
2.6 Một vài sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp 40
Chương 3: Lựa chọn - tính toán công trình thu – trạm bơm cấp I 43
3.1 Nguồn cấp nước thô 44
3.1.1 Hiện trạng nguồn nước mặt 44
3.1.2 Hiện trạng nguồn nước ngầm 46
3.1.3 Lựa chọn nguồn nước thô 47
3.2 Nguồn cấp điện 48
3.3 Địa điểm xây dưng công trình thu – trạm bơm cấp I 49
3.4 Lựa chọn công trình thu – trạm bơm cấp I 49
3.4.1 Số liệu cơ sở phục vụ cho tính toán thiết kế 49
3.4.2 Phương án 01 50
3.4.3 Phương án 02 52
3.4.4 Kết luận về lựa chọn phương án 53
3.5 Tính toán các công trình đơn vị trong trạm bơm cấp I 53
3.5.1 Họng thu nước 53
3.5.2 Song chắn rác 53
3.5.3 Ống tự chảy dẫn nước vào ngăn thu 55
3.5.4 Ngăn lắng cát (ngăn thu) 57
3.5.5 Ngăn hút – ngăn bơm 58
Chương 4: phân tích – lựa chọn – tính toán dây chuyền công nghệ xử lý 59
4.1 Đề xuất công nghệ xử lý 60
4.2 Phân tích – lựa chọn công nghệ xử lý 61
4.2.1 Bể trộn 61
4.2.2 Ngăn tách khí 61
4.2.3 Bể phản ứng 61
4.2.4 Bể lắng 62
4.2.5 Bể lọc 64
4.2.6 Bể chứa 65
4.2.7 Trạm bơm cấp II 65
4.3 Thuyết minh công nghệ xử lý 65
4.4 Tính toán lượng hóa chất cần dùng 69
4.4.1 Phèn nhôm 69
4.4.2 Công trình chuẩn bị dung dịch phèn 70
4.4.3 Vôi 76
4.4.4 Công trình chuẩn bị dung dịch vôi 77
4.4.5 Khử trùng nước 80
4.5 Tính toán các công trình đơn vị trong cụm xử lý 82
4.5.1 Bể trộn đứng 82
4.5.2 Bể lắng ngang 85
4.5.3 Bể phản ứng có tầng cặn lơ lửng 90
4.5.4 Bể lọc nhanh 92
4.5.5 Bể chứa nước sạch 100
4.5.6 Bể thu hồi 101
4.5.7 Hồ cô đặc, nén và phơi khô bùn 103
4.6 Bố trí mặt bằng trạm xử lý nước cấp 105
Chương 5: Tính toán kinh tế 107
5.1 Mô tả các công trình chuẩn bị hóa chất 108
5.2 Mô tả công trình xử lý đơn vị 109
5.3 Dự toán chi phí xây dựng cơ bản 111
Kết luận & kiến nghị 115
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3559 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Tính toán thiết kế trạm xử lý nước cấp cho khu vực phía bắc huyện Tân Uyên - Bình Dương với công suất q = 20000 m3/ngày đêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TÂN UYÊN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.2 Dân số và lao động
1.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
1.4 Hiện trạng phát triển các ngành - lĩnh vực
1.5 Nhận xét chung
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Tân Uyên nằm phía Đông Nam tỉnh Bình Dương; hướng Bắc giáp huyện Phú Giáo; hướng Tây và Tây Nam giáp thị xã Thủ Dầu Một; huyện Bến Cát, hướng Nam giáp huyện Dĩ An, Thuận An; hướng Đông - Đông Nam giáp huyện Vĩnh Cửu thuộc Thành phố Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai; có khoảng cách gần trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 ¸ 40 km, cách ga Sóng Thần 15 km, gần Tân Cảng, cảng Cát Lái…
Huyện có diện tích 593.296 km2 và dân số là 157.187 người (tháng 8/2009). Tân Uyên có 03 thị trấn: Uyên Hưng, Tân Phước Khánh và Thái Hòa. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Uyên Hưng.
Hình 1.1 – Bản đồ địa chính huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương
Tân Uyên nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí thuận lợi để phát triển công nghiệp – nằm trong khu vực phát triển đô thị - công nghiệp - dịch vụ của vùng; huyện Tân Uyên có 2 phần, phần Nam huyện Tân Uyên thuộc khu vực Nam Bình Dương phát triển đô thị - công nghiệp tập trung; phần phía Bắc huyện là khu vực phát triển công nghiệp và cây công nghiệp gắn với đường vành đai của Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong chiến lược phát triển hệ thống giao thông của vùng Thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều tuyến giao thông quan trọng của vùng đi qua địa bàn huyện. Quan trọng nhất là: trục giao thông Bắc Nam từ thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bình Phước theo đường ĐT 743 - 741 đi qua huyện Tân Uyên. Đường vành đai tạo lực phát triển công nghiệp đông bắc của Vùng thành phố Hồ Chí Minh đi qua huyện, qua cầu Thủ Thiêm kéo dài ra tới cảng biển Vũng Tàu (Thị Vải và Sao Mai).
1.1.2 Địa hình
Địa hình huyện là địa hình trung du cao dần về hướng Bắc, có các dải đồi cao và điểm cao độc lập. Phía Bắc có cao trình 40 ¸ 50 m, thích hợp cho trồng rừng và cây công nghiệp lâu năm như cao su. Về phía Nam cao trình thấp trung bình 20 ¸ 30 m, đất đai bằng phẳng ít bị chia cắt tạo thành vùng rộng lớn, thuận lợi cho cây trồng và xây dựng…
1.1.3 Khí hậu
Huyện Tân Uyên nằm trong vùng có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, ít gió bão và không có mùa đông nhưng phân thành hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô).
1.1.4 Tài nguyên nước
Nước mặt: huyện Tân Uyên có hai con sông lớn là sông Đông Nai và sông Bé chảy qua. Ngoài ra, còn có nhiều sông, suối nhỏ như sông Vũng Gấm, suối Cái Vàng, suối Sâu, suối Vĩnh Lai...
Nước ngầm: huyện Tân Uyên thuộc khu vực có lượng nước ngầm không nhiều, tốc độ cung cấp nước của giếng đào trung bình là 0,3 l/s.
1.1.5 Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, đất đai huyện Tân Uyên được chia làm 4 nhóm chính: đất xám (SFxV), đất phù sa không bồi (P), đất phù sa đỏ vàng (Pb), đất xám gley (SFhg).
Tổng diện tích tự nhiên có 61344,36 ha, chiếm khoảng 22,8% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Bình Dương. Trong đó, đất nông nghiệp có 49289,02 ha, chiếm 80,35%; đất phi nông nghiệp có 12028,76 ha, chiếm 19,61%; và còn lại khoảng 26,61 ha diện tích đất chưa sử dụng, chiếm 0,04%.
Đất đai của huyện trong thời gian qua được sử dụng theo hướng giảm diện tích đất trồng cây hàng năm, đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng; đồng thời, tăng diện tích đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất ở và đất chuyên dùng.
1.1.6 Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của huyện Tân Uyên không lớn; có 3353,74 ha rừng và là rừng trồng sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh đó là những nông trường trồng cao su, điều rộng nên khả năng phủ xanh đất trống, đồi trọc và mang lại lợi nhuận khá lớn.
1.1.7 Tài nguyên khoáng sản
Huyện Tân Uyên tập trung phần lớn các mỏ khoáng sản phi kim đang khai thác của tỉnh Bình Dương. tập trung vào các loại chính:
Cao lanh: có 2 mỏ với trữ lượng khoảng 34.106 tấn; gồm mỏ: Tân Mỹ (lộ thiên) trữ lượng 18.106 tấn, đang khai thác và mỏ Vĩnh Tân có trữ lượng 16.106 tấn (chưa khai thác).
Sét vật liệu xây dựng: mỏ sét Khánh Bình, có trữ lượng 15.106 m3, có chất lượng rất tốt. Hiện khai thác hàng năm 12 ¸ 15 m3.
Sét chịu lửa làm gốm: tập trung tại xã Tân Phước Khánh và Tân Vĩnh Hiệp là loại nguyên liệu có giá trị kinh tế cao, làm gốm sứ và sử dụng trong luyện kim. Hàng năm sản xuất 17 ¸ 18 triệu sản phẩm.
Cát làm vật liệu xây dựng và thủy tinh: tập trung ở ven sông Đồng Nai.
Ngoài ra, còn có đá xây dựng ở Thường Tân, mỏ than bùn ở Tân Ba (diện tích 85 ha, trữ lượng 0,7 ¸ 1 triệu tấn).
DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG
Dân số
Năm 2008, dân số trung bình toàn huyện có 169.300 người, chiếm khoảng 15,3% dân số trung bình của tỉnh Bình Dương. Ước đến năm 2010 dân số của huyện đạt 200.700 người, tăng khoảng 47.200 người so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng dân số đạt 4,85 %/năm thời kỳ 2001 ¸ 2005 và ước đạt khoảng 5,50 %/năm thời kỳ 2006 ¸ 2010.
Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số trong thời gian qua có xu hướng giảm; đến năm 2008, tỷ lệ tăng tự nhiên chỉ còn 1,02 %, bình quân mỗi năm giảm trên 0,07 %/năm. Ước đến đến năm 2010 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên chỉ còn khoảng 1,00 %.
Dân số thành thị của huyện tương đối cao và tăng qua các năm. Đến năm 2008, dân số thành thị chiếm khoảng 21,0 % dân số của toàn huyện. Đến năm 2010, dân số thành thị của huyện sẽ tăng hơn, ước khoảng 47.160 người, chiếm khoảng 23,5 % dân số, tăng 18.860 người so với năm 2005.
Lao động
Cùng với tăng trưởng dân số, lao động làm việc trong các ngành kinh tế cũng tăng nhanh qua các năm. Đến năm 2008, có khoảng 101.600 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Tốc độ tăng trưởng lao động bình quân khoảng 9,1 %/năm thời kỳ 2001 ¸ 2005. Đến năm 2010 ước khoảng 120.000 lao động làm việc trong các ngành kinh tế. Tốc độ tăng trưởng lao động bình quân thời kỳ 2006 ¸ 2010 ước đạt khoảng 5,6 %/năm.
Lao động làm việc trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng; đồng thời lao động trong sản xuất nông nghiệp thì lại có xu hướng giảm dần.
Như vậy, quá trình chuyển dịch của cơ cấu lao động với chuyển dịch của cơ cấu kinh tế huyện Tân Uyên diễn ra theo xu hướng phù hợp và tích cực. Lao động di chuyển từ khu vực nông nghiệp, có năng suất thấp sang làm việc khu vực công nghiệp và dịch vụ, có năng suất cao hơn.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Tăng trưởng kinh tế và phân tích tăng trưởng
Kinh tế huyện Tân Uyên trong thời gian qua đạt tăng trưởng cao, quy mô kinh tế ngày càng lớn. Tổng giá trị gia tăng (VA) của nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, đạt hai con số và thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước. Đến năm 2008, quy mô tổng giá trị tăng thêm của huyện (theo giá so sánh 1994) đạt 2109,7 109 đồng và ước đến năm 2010 đạt 2851,0 109 đồng. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14,3 %/năm giai đoạn 2001 ¸ 2005 và ước đạt 17,5 %/năm giai đoạn 2006 ¸ 2010.
Động thái tăng trưởng kinh tế hàng năm của huyện có xu hướng năm sau đạt nhịp độ tăng trưởng cao hơn năm trước. Khu vực sản xuất vật chất tăng trưởng cao hơn khu vực dịch vụ; còn nếu chia theo ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp thì khu vực phi nông nghiệp tăng trưởng cao hơn khu vực nông nghiệp.
Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế huyện từng bước được chuyển dịch đúng hướng, theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp. Đến năm 2008, các ngành phi nông nghiệp chiếm 81,8 % trong kinh tế của huyện và các ngành nông nghiệp chiếm 18,2 %. Ước tính đến năm 2010, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tiếp tục tăng, chiếm 83,0 % và các ngành nông nghiệp giảm còn 17,0 %.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện diễn ra tương đối nhanh. Trong giai đoạn 2001 ¸ 2005, trung bình mỗi năm các ngành nông nghiệp giảm 3,3 % điểm cơ cấu, đồng thời, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 2,5 % điểm cơ cấu và khu vực dịch vụ tăng 0,7 % điểm cơ cấu. Ước tính giai đoạn 2006 ¸ 2010, các ngành nông nghiệp tiếp tục giảm nhanh, trung bình mỗi năm giảm 2,6 % điểm cơ cấu, ngành công nghiệp - xây dựng tăng mạnh, trung bình mỗi năm tăng 3,6 % điểm cơ cấu và khu vực dịch vụ giảm 1,0 % điểm cơ cấu.
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH – LĨNH VỰC
Ngành công nghiệp - xây dựng
Ngành công nghiệp - xây dựng có vị trí ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Uyên. Nếu như ngành công nghiệp - xây dựng chỉ chiếm khoảng 32,5 % trong cơ cấu kinh tế của huyện vào năm 2000 thì đến năm 2005 đã tăng nhanh đạt 45,2 %, khoảng 56,3 % vào năm 2008 và ước đạt khoảng 63,0 % vào năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành giai đoạn 2001 ¸ 2005 khoảng 22,8 %/năm và giai đoạn 2006 ¸ 2010 ước đạt khoảng 24,3 %/năm.
Khu vực dịch vụ
Tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng chậm qua các năm trong cơ cấu kinh tế huyện. Giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ (giá hiện hành) đạt 197,1 109 đồng, chiếm 21,1% năm 2000 thì đến năm 2008 đạt 893,3 tỷ đồng, chiếm 25,5 % trong cơ cấu nền kinh tế. Khu vực này đang thu hút ngày càng nhiều lao động, từ gần 7800 lao động, chiếm 13,1 % năm 2000 tăng lên khoảng 15800 lao động, chiếm 15,6 % năm 2008 trong tổng số lao động đang làm việc của cả nền kinh tế.
Ngành nông lâm thủy sản
Ngành nông lâm thủy sản có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian qua. Ngành nông lâm thủy sản đóng góp khoảng 18,2 % trong cơ cấu kinh tế huyện vào năm 2008. Tốc độ tăng trưởng của ngành luôn ổn định khoảng 5,6 %/năm trong cả thời kỳ 2001 ¸ 2005.
Trong nội bộ ngành nông lâm thủy sản cũng có sự chuyển dịch theo hướng tăng cường sử dụng các giống cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, áp dụng những kỹ thuật khoa học vào canh tác, tăng cường năng lực cơ giới… hình thành nền nông nghiệp hàng hóa theo hướng quy mô sản xuất lớn.
Sản xuất nông nghiệp chiếm chủ đạo chiếm 97 %. Cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo xu hướng tích cực, đó là giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Trong đó, trồng trọt là chính, chiếm 94%; sản phẩm chính gồm lúa, cao su, hạt điều, rau trái.
Đã hình thành các vùng chuyên canh: vùng rau thực phẩm phía Tây Nam, vùng cây công nghiệp lâu năm phía Bắc, vùng cây ăn quả và vùng chăn nuôi ven sông.
Chăn nuôi chiếm vị trí thứ hai và đang chuyển động theo xu hướng tăng tỷ trọng trong ngành nông nghiệp. Đây là một xu thế chuyển dịch tích cực trong nội bộ ngành nông nghiệp và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của huyện trong thời gian tới.
Ngành lâm nghiệp chiếm vị trí thứ hai và đóng góp khoảng 4,0 % giá trị sản xuất trong KVI, sau ngành nông nghiệp. Mặc dù ngành lâm nghiệp chiếm vị trí nhỏ về giá trị kinh tế nhưng lại có ý nghĩa to lớn về mặt môi trường và các hoạt động dịch vụ không chỉ trên địa bàn huyện mà còn có ý nghĩa đối với cả tỉnh Bình Dương.
Hệ thống kết cấu hạ tầng
Giao thông
Giao thông đường bộ: hệ thống giao thông toàn huyện gồm 992 tuyến đường, tổng chiều dài 1199,2 km. Trong đó, đường nhựa hoá 29,1 %, đường sỏi đỏ chiếm 63,3 % và đường đất chiếm 7,6 %. Diện tích đường chiếm 1,04 % diện tích đất tự nhiên của huyện, mật độ đường bộ/1000 dân đạt 5,3 km/1000 dân.
Đường sông: giao thông đường thủy chủ yếu thực hiện trên lưu vực sông Bé và sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai: sâu 5 ¸ 7 m, rộng 500 ¸ 700 m, có khả năng lưu thông tàu 2000 tấn. Tuyến sông từ Hiếu Liêm đến Thạnh Phước có thể khai thác vận tải…
Thủy lợi
Tổng chiều dài các tuyến kênh phục vụ nước sản xuất cho các hộ nông dân là 94.784 km. Trong đó có 45.483 km (tuyến kênh cấp 1, kênh chính) đã được bê tông hóa. Còn 49.301 km là các kênh mương nội đồng (kênh đất). Công suất các tuyến kênh phục vụ cho 900/1.575 ha so với thiết kế đạt 57,14 %, tập trung ở các xã, thị trấn Uyên Hưng, Bạch Đằng, Tân Mỹ, Thường Tân, Lạc An.
Bưu chính - viễn thông
Số máy điện thoại trên địa bàn không ngừng tăng đạt 15,9 máy/100 dân; nhưng vẫn thấp hơn bình quân chung của tỉnh Bình Dương 28,6 máy/100 dân.
Trên địa bàn huyện có 06 bưu cục ở các xã, thị trấn: Thường Tân, Thái Hòa, Tân Phước Khánh, Tân Thành, Bình Mỹ, Đất Cuốc; 14 điểm bưu điện văn hóa xã đã đi vào hoạt động ổn định; 96 điểm đại lý bưu điện tư nhân đang hoạt động đáp ứng cơ bản nhu cầu sử dụng điện thoại trong nhân dân và 34 đại lý internet.
Điện
Số xã thị trấn có điện đạt 100%. Tỷ lệ hộ sử dụng điện năm 2001 là 89,1 % đến nay tăng lên 95,8 % năm 2005 và khoảng 98,7 % năm 2008.
Cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường
Trên địa bàn Huyện đã đầu tư 08 nhà máy nước tập trung ở các xã, thị trấn: Tân Phước Khánh, Uyên Hưng, Tân Thành, Tân Mỹ, Tân Định, Lạc An, Đất Cuốc, Hội Nghĩa để phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân.
Tỷ lệ hộ dùng nước sạch đã nâng từ 57,9 % năm 2001 lên 71,3 % năm 2005, và năm 2008 đạt 89,7 % trên tổng số hộ.
Hệ thống thoát nước trên địa bàn huyện hiện nay còn rất đơn sơ, chủ yếu là thoát tự nhiên ra sông suối. Chưa có hệ thống thoát nước thải riêng với nước mưa.
Hiện trạng vấn đề vệ sinh môi trường của huyện chưa đến mức báo động song nguy cơ xảy ra rất lớn nếu công tác quản lý không được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc.
Diện tích và độ che phủ của rừng ngày càng thu hẹp ảnh hưởng xấu đến môi trường, không khí, suy thoái đất và suy thoái nguồn nước ngầm. Bên cạnh đó, vấn đề khí thải, chất thải, nước thải từ các khu, cụm công nghiệp cần phải được quan tâm và kiểm soát một cách chặt chẽ.
Văn hóa - xã hội
Giáo dục - đào tạo
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 01 Trung tâm dạy nghề, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên - kỹ thuật hướng nghiệp, 06 trường THPT, 09 trường THCS, 25 trường Tiểu học, 19 trường Mầm non. Cơ sở giáo dục ngoài công lập có trường Mầm non tư thục (ở thị trấn Tân Phước Khánh) và một số cơ sở dạy tin học, ngoại ngữ tư nhân. Tất cả xã, thị trấn trong huyện đều có Hội đồng Giáo dục, Hội khuyến học và Trung tâm học tập cộng đồng. Năm 2008, có 17 trường được kiên cố hóa và lầu hóa, trong đó có 10 trường tiểu học và 01 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Hệ thống cơ sở y tế được hình thành từ huyện đến cơ sở xã, thị trấn. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 01 Bệnh viện đa khoa loại III quy mô 80 giường; 02 phòng khám khu vực với 24 giường và 22 trạm y tế xã với 110 giường, trung bình 5 giường/trạm. Như vậy, toàn huyện có 25 cơ sở khám chữa bệnh với tổng số giường bệnh là 214. Nhìn chung với mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh và đội ngũ cán bộ y tế như hiện nay, đã cơ bản đáp ứng phần nào nhu cầu cho người dân.
Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao
Truyền thanh cơ sở được tăng cường đầu tư phát triển rộng khắp các xã thị trấn, đạt 100 %. Số xã thị trấn được phủ sóng truyền hình đạt 100 %. Tỷ lệ số hộ được xem truyền hình đạt trên 97 %.
Về công tác xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, năm 2008 có 26.309/29.822 hộ gia đình đạt gia đình văn hoá, chiếm 88,2 %; có 106/119 khu ấp đạt danh hiệu văn hoá, tiên tiến đạt 89,1 %.
Phong trào toàn dân rèn luyện sức khỏe theo gương Bác Hồ vĩ đại tiếp tục được duy trì và phát triển, toàn huyện có khoảng 20 % dân số thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
Quốc phòng an ninh
Thực hiện tốt chỉ thị 62 - CT/BCT tăng cường giáo dục quốc phòng mới; gắn với thế trận an ninh nhân dân. Kết hợp quốc phòng với kinh tế. An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội: tổ chức xây dựng ở mỗi xã thị đều có câu lạc bộ phòng chống tội phạm. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa: Xây dựng bộ máy tư pháp về tổ chức và năng lực cán bộ. Tuyên truyền phổ biến pháp luật. Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của dân không để tồn đọng.
NHẬN XÉT CHUNG
Điểm mạnh
Chính quyền huyện quan tâm vận dụng tốt các chính sách của nhà nước vào phát triển kinh tế - xã hội huyện.
Kinh tế tăng trưởng cao. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa. Ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời. Nhiều ngành và lĩnh vực phát triển khá nhanh.
Đầu tư gia tăng: là địa bàn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, do thủ tục hành chính đơn giản, ít phiền hà, giá đất rẻ, gần các thành phố lớn có điều kiện sinh hoạt thuận lợi cho các nhà đầu tư và thu hút nguồn lao động.
Tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển xã hội. Công tác giáo dục đào tạo, y tế, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm được quan tâm
Phát triển vùng và lãnh thổ chuyển đổi theo hướng công nghiệp đô thị hóa. Các hình thức tổ chức sản xuất rất đa dạng, phong phú thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia.
Điểm yếu
Dịch vụ phát triển chưa tương xứng với trình độ phát triển kinh tế của huyện.
Tỷ lệ thu ngân sách so với tổng giá trị tăng thêm còn thấp, trong khi nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Vốn tự có của dân cư chưa nhiều. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh còn hạn chế.
Kết cấu hạ tầng chưa đủ đáp ứng cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị và chưa tạo được sự hấp dẫn mạnh đối với đầu tư nước ngoài. Việc giải quyết vấn đề thoát nước, xử lý chất thải ở các khu cụm công nghiệp, các thị trấn, thị tứ chưa đáp ứng kịp thời.
Lực lượng lao động tại chỗ của huyện chưa đáp ứng được yêu cầu về chất dù lượng nhiều. Đội ngũ cán bộ có trình độ hạn chế.