MỤC LỤC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 1
3. Giới hạn của đề tài 1
4. Nội dung nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
CHƯƠNG I: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI 3
1.1 Phương pháp xử lý cơ học 3
1.1.1. Song chắn rác và lưới chắn rác 3
a. Song chắn rác 3
b. Lưới chắn rác. 4
1.1.2. Bể lắng cát 4
1.1.3. Bể tách dầu mỡ 6
1.1.4. Bể điều hòa 6
1.1.5. Bể lắng 7
1.1.6. Bể lọc 7
1.2. Phương pháp xử lý hóa học 8
1.2.1. Phương pháp trung hoà 8
1.2.2. Phương pháp đông tụ và keo tụ 9
1.2.3. Phương pháp điện hoá học 11
1.2.4. Oxy hóa khử 11
1.2.5. Phương pháp quang xúc tác 12
1.3 Phương pháp xử lý hóa lý 13
1.3.1. Tuyển nổi 13
1.3.2. Tuyển nổi phân tán không khí bằng thiết bị cơ học. 14
1.3.3. Tuyển nổi phân tán không khí bằng máy bơm khí nén (qua các vòi phun, qua các tấm xốp). 14
1.3.4. Tuyển nổi với tách không khí từ nước (tuyển nổi chân không; tuyển nổi không áp; tuyển nổi có áp hoặc bơm hỗn hợp khí nước). 14
1.3.5. Tuyển nổi điện, tuyển nổi sinh học và hoá học. 15
1.3.6. Trích ly 15
1.3.7. Hấp thụ 17
1.3.8. Hấp phụ 17
1.3.9. Chưng bay hơi 17
1.3.10. Trao đổi ion 18
1.3.11. Tách bằng màng 19
a. Thẩm thấu ngược 20
b. Siêu lọc 20
c. Thẩm tách và điện thẩm tách 20
1.4. Phương pháp xử lý sinh học 21
1.4.1 Sơ lược về các vi sinh vật trong việc xử lý nước thải 21
1.4.2 Công trình xử lý trong điều kiện tự nhiên 23
1.4.2.1. Cánh đồng tưới công cộng và bãi lọc 23
1.4.2.2. Ao hồ sinh học 24
1.4.3 Các công trình xử lý nhân tạo 25
1.4.3.1. Các công trình xử lý sinh học hiếu khí 25
1.4.3.2. Các công trình xử lý sinh học kị khí 30
1.5. Phương pháp khử trùng 33
1.5.1 Khử trùng bằng Clo và hợp chất của Clo 33
1.5.2. Khử trùng bằng Ôzôn (03): 35
1.5.3. Khử trùng bằng tia cực tím 36
1.5.4. Khử trùng bằng một số phương pháp khác 36
1.6. Phương pháp xử lý cặn: 37
1.7. Một số công nghệ xử lý nước thải của các đô thị ở Việt Nam 37
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ TÂN AN, TỈNH LONG AN 42
2.1. Sơ lược về tỉnh Long An 42
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Long An 42
2.2. Sơ lược về thành phố Tân An, tỉnh Long An: 48
CHƯƠNG III: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 55
3.1. Nguồn gốc, thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt. 55
3.2 Các chỉ tiêu cơ bản về chất lượng nước thải sinh hoạt 57
3.2.1. Các chỉ tiêu lí học 57
3.2.2. Các chỉ tiêu hóa học và sinh hóa. 58
3.3. Xác định các thông số tính toán 61
3.3.1. Xác định lưu lượng tính toán nước thải sinh hoạt thành phố Tân An 61
3.3.2. Xác định nồng độ bẩn của nước thải sinh hoạt của thành phố Tân An. 63
3.3.3. Xác định mức độ cần xử lý nước thải. 67
3.4. Đề xuất các phương án xử lý nước thải sinh hoạt 68
3.4.1. Phương án 1. 68
3.4.2. Phương án 2 70
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 72
4.1. Các thông số tính toán: 72
4.2. Tính toán thiết kế các phương án: 73
4.2.1. Phương án 1. 73
4.2.1.1. Song chắn rác (SCR) 73
4.2.1.2. Ngăn tiếp nhận. 75
4.2.1.3. Bể điều hòa. 77
4.2.1.4. Bể lắng I 80
4.2.1.5. Bể Aerotank 86
4.2.1.6. Bể lắng II 93
4.2.1.7. Bể tiếp xúc – khử trùng. Khử trùng bằng Clorin 98
4.2.1.8. Bể chứa bùn 102
4.2.1.9. Máy ép bùn 102
4.2.2. Phương án 2 103
4.2.2.1. Bể lọc sinh học nhỏ giọt 103
4.2.2.2. Bể lắng II. 107
4.2.2.3. Sân phơi bùn. 111
CHƯƠNG V: KHAI TOÁN KINH TẾ VÀ CHỌN PHƯƠNG ÁN 113
5.1. Tính toán kinh tế cho phương án 1: 113
5.1.1 Vốn đầu tư xây dựng. 113
5.1.1.1 Vốn đầu tư xây dựng 113
5.1.1.2 Vốn đầu tư trang thiết bị 113
5.1.2. Chi phí quản lý và vận hành: 114
5.1.2.1 Chi phí nhân công 114
5.1.2.2 Chi phí điện năng 114
5.1.2.3 Chi phí hóa chất 115
5.1.2.4 Chi phí bảo trì, sửa chữa 115
5.1.3 Tổng chi phí đầu tư. 115
5.2. Tính toán kinh tế cho phương án 2: 115
5.2.1 Vốn đầu tư xây dựng: 115
5.2.1.1 Vốn đầu tư xây dựng 115
5.2.1.2 Vốn đầu tư trang thiết bị 116
5.2.2. Chi phí quản lý và vận hành: 117
5.2.2.1 Chi phí nhân công 118
5.2.2.2 Chi phí điện năng 118
5.2.2.3 Chi phí hóa chất 118
5.2.2.4 Chi phí bảo trì, sửa chữa 118
5.2.3 Tổng chi phí đầu tư. 118
5.3. So sánh 2 phương án. 118
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 120
6.1. Kết luận. 120
6.2. Kiến nghị 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
123 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4007 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho thành phố Tân An, tỉnh Long An công suất 4500m3/ ngày.đêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c. Riêng 5 huyện, thành phố này đã chiếm hơn 70% sản lương công nghiệp của tỉnh.
Các năm qua Long An tập trung phát triển Công nghiệp cho Song Đức là chủ yếu. Đức Hoà, Đức Huệ tập trung nhiều khu công nghiệp lớn bậc nhất cả nước. Mạng lưới cơ sở hạ tầng phát triển hanh và đồng bộ cũng là một thế mạnh của nền Công nghiệp Long An. Một vài khu công nghiệp lớn: Đức Hoà 1, Xuyên Á, Tân Đức (huyện Đức Hoà), các KCN Thuận Đạo, Vĩnh Lộc 2, Thạnh Đức, Nhựt Chánh (huyện Bến Lức), các KCN Tân Kim, Long Hậu (huyện Cần Giuộc), các KCN Cầu Tràm (huyện Cần Đước). Trong các KCN đã đi vào hoạt động và một số KCN đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) của giai đoạn 2 là Đức Hoà 1, Xuyên á, Tân Đức, Thuận Đạo và Long Hậu.
Y tế, Giáo dục – đào tạo.
Giáo dục – đào tạo phát triển tương đối toàn diện ở các cấp học, chất lượng dạy và học được tăng lên, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển nguồn nhân lực. Phổ cập tiểu học đúng tuổi 100% năm 2010, phổ cập trung học cơ sở đạt 80% năm 2010; tỷ lệ trẻ, học sinh đi học đúng tuổi ngày càng được nâng cao; 95% đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa. Trường học, thiết bị dạy và học được quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng được yêu cầu, gần 100% trường phổ thông được kiên cố hóa. Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, đào tạo nghề.
Chế độ thủy văn và dòng chảy mặt
Long An chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông qua cửa Soài Rạp, thời gian một ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kỳ triều từ 13 đến 14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng triều nhiều nhất thuộc khu vực các huyện phía Nam Quốc lộ 1, vùng này chịu ảnh hưởng mặn từ 4 đến 6 tháng/ năm.
Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 - 3,9 m, đã xâm nhập vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô khi nước bổ sung đầu nguồn cho 2 sông Vàm Cỏ rất ít. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 - 235 cm tại Tân An và từ 60 - 85 cm tại Mộc Hóa. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió chướng đe dọa xâm nhập mặn vào vùng phía Nam.
Trong mùa mưa có thể lợi dụng triều tưới tiêu tự chảy vùng ven 2 sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây làm giảm chi phí sản xuất.
Ngày nay, do tác dụng của hồ Dầu Tiếng, nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông được bổ sung, việc xâm nhập nước mặn theo tuyến sông Vàm Cỏ Đông giảm rõ rệt, mở ra triển vọng mới phát triển nông - công nghiệp theo ven tuyến sông này.
Mùa lũ: Mùa lũ hằng năm ở các huyện thuộc khu vực Đồng Tháp Mười của Long An bắt đầu vào trung tuần tháng 8 kéo dài đến tháng 11. Đây cũng là lúc mưa tập trung với lưu lượng và cường độ lớn nhất trong năm.
Ngập lũ ở Long An chủ yếu do mưa lũ ở thượng nguồn sông Mê Kông. Độ sâu ngập và thời gian ngập phụ thuộc vào vị trí, địa hình. Hoạt động của thủy triều và lượng mưa khu vực cũng đóng vai trò quan trọng.
Chất lượng nước: Biển Đông: có độ mặn từ 32-35 g/l là nguồn gây mặn trực tiếp vào các sông rạch chính trong vùng. Tùy theo lưu lượng thượng nguồn, địa hình, mặt cắt sông, nước mặn xâm nhập vào các sông rạch, độ mặn giảm dần khi truyền từ biển Đông vào.
Sông Vàm Cỏ Tây: Tại Tân An thời gian có độ mặn trên 2 g/l bắt đầu từ giữa tháng 1 và kết thúc vào tháng 6. Thời gian mặn khoảng 5 tháng. Thời gian mặn 4g/l xuất hiện vào đầu tháng 3 và xuống vào đầu tháng 5. Mặn thường lên đến Tuyên Nhơn, cách biển 144 km.
Sông Vàm Cỏ Đông: Tại Bến Lức, nếu lấy tiêu chuẩn 2g/l, hằng năm mặn lên từ ngày 5/2 và kết thúc vào ngày 30/6. Năm có độ mặn hơn thì mặn xuất hiện sớm và kết thúc muộn, trung bình là 25 ngày. Thời gian mặn liên tục khoảng 155 ngày (5 tháng). Nếu lấy tiêu chuẩn 4g/l, thời gian mặn vào trung tuần tháng 2 và kết thúc vào cuối tháng 5. Thời gian mặn khoảng 4 tháng. Hiện nay với khả năng điều tiết của hồ Dầu Tiếng, độ mặn trên sông Vàm Cỏ Đông ngày càng giảm dần và nước sông Vàm Cỏ Đông từ Hòa Khánh trở lên có thể sử dụng tưới an toàn cho cây trồng. Sự cải thiện nguồn nước trên sông Vàm Cỏ Đông tạo ra một khu vực nước ngọt quanh năm ở Bắc Bến Lức và Đức Huệ, mở ra triển vọng mới phát triển các ngành công nghiệp trong khu vực này.
. Sơ lược về thành phố Tân An, tỉnh Long An:
Vị trí:
Thành phố Tân An là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật của tỉnh Long An. Thị xã vừa nằm trên tia phát triển của Địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, vừa là cửa ngỏ kinh tế của các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, có trục giao thông chính thủy bộ chạy qua trung tâm là Quốc lộ I A, Quốc lộ 62 và sông Vàm cỏ Tây.
Tân An nằm về phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 47 km và có ranh giới với các đơn vị hành chính như sau: Phía Bắc giáp huyện Thủ Thừa; Phía Đông giáp huyện Tân Trụ và huyện Châu Thành; Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Tiền Giang.
Thành phố Tân An có 9 phường và 5 xã với tổng diện tích tự nhiên là 81,79km2, trong đó diện tích nội thị 39,16km2, diện tích ngọai thị 42,63km2, gồm: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 6, phường 7, phường Khánh Hậu, phường Tân Khánh, xã An Vĩnh Ngãi, xã Bình Tâm, xã Hướng Thọ Phú, xã Lợi Bình Nhơn và xã Nhơn Thạnh Trung.
Với vị trí địa lý như trên tạo cho thị xã Tân An có lợi thế so sánh tương đối về địa lý kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An nói chung và Thị xã Tân An nói riêng.
Địa hình, địa chất:
Địa hình Thị xã Tân An mang đặc điểm chung vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Nơi đây địa hình được bồi đắp liên tục và đều đặn dẫn đến sự hình thành đồng bằng có bề mặt bằng phẳng và nằm ngang. Độ cao tuyệt đối biến đổi từ 0,5- 2 m (hệ Mũi Nai) và trung bình là 1-1,6 m. Đặc biệt lộ ra một vùng cát từ Tiền Giang qua Tân Hiệp lên đến Xuân Sanh (Lợi Bình Nhơn) với độ cao thường biến đổi từ 1-3 m.
Hầu hết phần diện tích đất ở hiện hữu không bị ngập úng, rải rác có những điểm trũng dọc theo hai bên bờ sông rạch bị ngập nước về mùa mưa. Nhìn chung địa hình Thị xã tương đối thấp, dễ bị tác động khi triều cường hoặc khi lũ Đồng Tháp Mười tràn về.
Đất ở thị xã Tân An biến đổi mạnh theo địa hình. Khoảng 86,13% diện tích đất thuộc nhóm đất phù sa ngọt đang phát triển mạnh, còn lại là diện tích đất phèn. Có thể chia thành 5 loại đất chính như sau:
+ Đất phù sa đang phát triển tầng mặt giàu hữu cơ là 284,43 ha chiếm 3,47% so với tổng diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trên địa hình trung bình đến hơi cao ở xã Khánh Hậu và xã An Vĩnh Ngãi. Loại đất này thích nghi nhiều loại cây trồng nên có tiềm năng đa dạng hóa rất cao.
+ Đất phù sa phát triển sâu, điển hình, bão hòa nước ngầm là 4.507,72 ha, chiếm 55,02% diện tích tự nhiên. Đất phát triển từ vật liệu phù sa mới, trầm tích nước ngọt có địa hình cao và phân bố thành các vùng lớn ở khắp địa bàn thị xã. Loại đất này thích nghi nhiều loại cây trồng và có tiềm năng đa dạng hóa cây trồng rất cao.
+ Đất phù sa phát triển sâu, bảo hòa nước ngầm là 1.994,09 ha chiếm 24,34% tổng diện tích tự nhiên. Mẫu chất là trầm tích phù sa mới, được hình thành và phát triển trong môi trường nước ngọt, phân bố trên địa hình cao, rãi rác trong địa bàn thị xã.
+ Đất phèn tiềm tàng là 267,43 ha, chiếm 3,26% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố trên địa hình trung bình ở ấp Ngãi Lợi B xã Lợi Bình Nhơn, Hướng Thọ Phú và dọc sông Vàm Cỏ Tây.
+ Đất phèn hoạt động là 152,19 ha chiếm 1,86% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở trung tâm xã Hướng Thọ Phú, đất có địa hình trung bình thấp so với chung quanh.
Là một địa bàn hình thành khá lâu nên phần lớn diện tích đất tự nhiên của Thị xã Tân An được sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế xã hội. Tuy là tỉnh lỵ của tỉnh Long An nhưng phần lớn diện tích đất tự nhiên được bố trí cho mục đích nông nghiệp (khoảng 72%). Diện tích đất chuyên dùng chiếm chưa đến 11%. Tổng diện tích đất sử dụng cho đô thị chiếm khoảng 27% tổng diện tích tự nhiên. Mức độ phát triển đô thị trên địa bàn thị xã tương đối thấp, chưa đạt yêu cầu là trung tâm tỉnh lỵ.
Thủy văn:
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn thị xã khá chằng chịt mang sắc thái của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều của biển Đông. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217- 235 cm, đỉnh triều cực đại tháng 12 là 150 cm. Một chu kỳ triều khoảng 13-14 ngày. Do gần cửa biển, biên độ triều lớn, đỉnh triều vào đầu mùa gió chướng nên sông rạch thường bị xâm nhập mặn.
Về mùa lũ sông Vàm Cỏ Tây vừa chịu ảnh hưởng của thủy triều, vừa chịu ảnh hưởng của lũ ở vùng Đồng Tháp Mười tràn về. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 6 nước sông Vàm Cỏ Tây bị nhiễm mặn. Tháng 5 có độ mặn cao nhất 5,489g/lít, tháng 1 có độ mặn 0,079g/l. Độ pH trong nước sông Vàm Cỏ Tây từ tháng 6 đến tháng 8 khoảng 3,8 - 4,3 nên không thể sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt.
Tình hình dân số:
Dân số Thị xã là 165.214 người, trong đó, dân nội thị là 118.107 người chiếm 71,5% và dân nông thôn là 47.107 người chiếm 28,5% dân số toàn thị xã. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 9,92‰. Mật độ dân số trung bình của Thị xã là 1.505 người/km2, mức tăng dân số trung bình hàng năm 0,98%.
Với tổng diện tích tự nhiên là 81,79 km² (trong đó diện tích nội thị là 12.416 km²), dân số là 165.214 người. Trong đó các phường 1, 2, 3 là trung tâm của thành phố. Từ năm 2006 Tân An hình thành một trung tâm mới nằm thuộc khu vực toàn bộ Phường 6 một phần xã An Vĩnh Ngãi. Với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ khu trung tâm mới này sẽ tạo bộ mặt xứng tầm cho Đô thị Tân An trong tương lai.
Lao động trong độ tuổi 77.562 người chiếm tỷ lệ 63% dân số, Tổng số lao động tham gia trong các thành phần kinh tế: 53.127 lao động, trong đó lao động phi nông nghiệp 42.599 người, chiếm tỷ lệ 80,18%; Tổng số hộ là 35.530 hộ, trong đó số hộ phi nông nghiệp là 26.803 hộ, chiếm tỷ lệ 85%.
Cơ cấu ngành nghề:
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: giá trị tổng sản lượng công nghiệp ước thực hiện năm 2008 là 2.270 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Các cơ sở sản xuất gặp nhiều khó khăn do tình hình lạm phát, nhưng đã dần dần phục hồi vào cuối năm. Công tác xúc tiến đầu tư được quan tâm, tiếp nhận nhiều nhà đầu tư trên địa bàn, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, cụ thể:
Cụm công nghiệp Lợi Bình Nhơn đã thực hiện cơ bản phần hạ tầng kỹ thuật và bàn giao đất cho nhà đầu tư. Đã có 12 nhà đầu tư đưa vào hoạt động, quy mô khoảng 18 ha, thu hút trên 1.500 lao động
Cụm công nghiệp Nhơn Thạnh Trung đang tiến hành giải phóng mặt bằng khu tái định cư và chuẩn bị đầu tư các bước tiếp theo của dự án.
Cụm tiểu thủ công nghiệp Bình Tâm đã mời Cty Thành Tài đầu tư: đang chuẩn bị lập quy hoạch dự án.
Ngoài ra, tỉnh đã thành lập Trung tâm Khuyến công, tập huấn kỹ thuật công nghiệp cho các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi để tổng sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vượt kế hoạch đề ra trong năm 2008.
Thương mại - dịch vụ: tổng số hộ được cấp mới, thay đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tính từ đầu năm đến nay là 594 giấy, với tổng vốn đăng ký là 87 tỷ 500 triệu đồng, tăng 42% so với cùng kỳ, trong đó nhiều nhất là các ngành: thương nghiệp và dịch vụ sửa chữa, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, khách sạn, nhà hàng, hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn.
Hoạt động thương mại tăng trưởng khá, các loại hình dịch vụ tiếp tục phát triển, đa dạng về số lượng và chất lượng, nhất là các lĩnh vực tín dụng, thông tin liên lạc đã được đưa vào hoạt động khai thác, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân và các tổ chức kinh tế trên địa bàn. Vai trò quản lý nhà nước tiếp tục được duy trì và đạt được kết quả, đã hướng dẫn hộ kinh doanh thực hiện tốt các chủ trương, chính sách để phát triển.
Tình hình trật tự kinh doanh, vệ sinh môi trường khu vực chợ tiếp tục được củng cố và có chuyển biến khá tốt, đến nay các hộ tiểu thương khu vực chợ hoạt động bình thường. Các chợ xã phường hoạt động ổn định, đáp ứng yêu cầu của nhân dân..
Nông nghiệp: diện tích sản xuất nông nghiệp giảm so với cùng kỳ năm trước; nguyên nhân do dịch bệnh và tiến trình đô thị hoá thị xã.
Trồng trọt: diện tích lúa thu hoạch đạt 10.103 ha, năng suất bình quân 45,04 tạ/ha, tăng cao so cùng kỳ, sản lượng vượt kế hoạch, đạt 110,9%. Mặc dù dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá diễn biến phức tạp, nhưng dưới sự chỉ đạo tập trung của các ngành, các cấp và cùng với sự nổ lực, quyết tâm của nông dân trong công tác phòng chống đã góp phần làm giảm thiệt hại và tăng được sản lượng cả năm. Hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng thường xuyên được kiểm tra, nạo vét, bảo đảm phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Chăn nuôi: Thị xã tiếp tục triển khai điều tra đàn gia súc, gia cầm, dịch lở mồm long móng trên gia súc, bệnh tai xanh trên heo,… và chiến dịch tiêu độc khử trùng chuồng trại. Đàn gia súc đã phục hồi và có chiều hướng gia tăng, đa số là chăn nuôi heo thịt, gà công nghiệp và bò sữa. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 129,8 ha, chủ yếu là nuôi cá hỗn hợp, ươm giống giảm so cùng kỳ do tiến trình đô thị hoá và do nuôi trồng đạt hiệu quả thấp.
Điều kiện cơ sơ hạ tầng
Với phương châm cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội nhanh và ổn định, trong những năm gần đây Thị xã Tân An đã chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tình hình cơ sở hạ tầng có liên quan mật thiết đến việc kiểm soát chất thải như thu gom vận chuyển đến nơi xử lý.
Hiện trạng giao thông
Đường bộ:
Trên địa bàn thị xã Tân An hiện có quốc lộ 1A chạy qua nối với 2 thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Mỹ Tho. Đây là trục giao thông huyết mạch của thị xã đã được đầu tư nâng cấp tốt. Tính đến cuối năm 2005, 100% các phường xã thuộc Thị xã Tân An có đường ô tô đến tận trung tâm phường, xã trong đó chủ yếu là đường bê tông nhựa.
Về đường thủy:
Khu vực Tân An có sông Vàm Cỏ Tây đi qua. Đây là tuyến đường giao thông thủy vận chuyển hàng hóa liên huyện trên địa bàn tỉnh Long An và từ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đến TP.HCM và ngược lại. Tuy vậy các tuyến giao thông đường thuỷ chưa được quan tâm đúng mức dù thị xã Tân An nằm ngay bên bờ sông Vàm Cỏ Tây và các hệ thống kênh nối với sông Tiền.
Cấp điện
Hiện nay trên địa bàn thị xã đã có 100% các hộ dân đuợc cấp điện bằng mạng lưới điện quốc gia. Trong những năm tới chính quyền địa phương sẽ có chủ trương mới chú trọng đầu tư mới gắn với nâng cấp mở rộng các trạm điện hiện có. Chủ động kêu gọi đầu tư nguồn điện cung cấp cho khu công nghiệp, ngành dịch vụ.
Cấp nước:
Hiện tại, hệ thống cơ sở hạ tầng cấp nước tại Thị Xã Tân An chỉ mới phát triển ở quy mô nhỏ và phạm vi hẹp tại trung tâm của Thị xã. Khu vực ngoại thị, nhiều nơi vẫn chưa có hệ thống cấp nước công cộng. Phần lớn dân cư ở các khu vực này vẫn sử dụng nước ngầm với hình thức giếng đào hoặc giếng khoan riêng lẻ cho từng hộ gia đình.
Hiện trạng thoát nước thải và vệ sinh môi trường.
Hiện nay khu vực thành phố Tân An chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, ngoại trừ một số tuyến ống dọc theo các đường giao thông chính trong thị xã, quốc lộ 1A và tuyến tránh. Nước mưa và nước thải sinh hoạt đều thu gom chung vào các tuyến cống chính này và thoát ra các kênh mương hiện hữu.
Hiện nay khu vực thành phố Tân An chưa có trạm xử lý nước thải tập trung nên nước thải sinh hoạt từ các hộ dân thoát trực tiếp ra sông rạch, chưa được xử lý đúng tiêu chuẩn. Nhà vệ sinh thường dùng của nhân dân là tự hoại thấm đào hố hay kiểu cầu cá ở vùng ven thành phố.
Rác thải chưa được thu gom một cách hệ thống, chỉ có một số khu dân cư tập trung và khu vực trung tâm thành phố được thu gom từ các tổ thu gom rác dân lập, phần còn lại do dân tự giải quyết bằng cách đốt hoặc chôn lấp tự nhiên.
CHƯƠNG III:
LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
3.1. Nguồn gốc, thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt.
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của công cộng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,... Chúng thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của các nhà máy hay các trạm cấp nước hiện có. Các trung tâm đô thị thường có tiêu chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng ngoại thành và nông thôn, do đó lượng nước thải sinh hoạt tính trên đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Nước thải sinh hoạt ở các trung tâm đô thị thường được thoát bằng hệ thống thoát nước dẫn ra các sông rạch, còn ở vùng ngoại thành và nông thôn do không có hệ thống thoát nước nên nước thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao hồ hoặc thoát nước bằng biện pháp tự thấm.
Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm hai loại:
+ Nước thải nhiễm bẩn do bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.
+ Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: Cặn bã từ nhà bếp, các chất trôi nổi kể cả làm vệ sinh sàn nhà.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Các chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm các hợp chất như protein (40 – 50%), hydratcacbon(40 – 50%), gồm tinh bột, đường và xenlulo và các hợp chất béo (5 – 10%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150 – 450mg/L theo trọng tải khô. Có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Nước thải sinh hoạt có nguồn gốc phát sinh từ nhu cầu sử sụng nước cho các hoạt động sống của con người, có các tính chất đặc trưng sau: do thải ra từ các thiết bị vệ sinh trong hộ gia đình như bồn tắm, chậu rửa, lavabo, nhà xí, máy giặt, … nên chứa nhiều chất ô nhiễm hữu cơ và vi trùng; là dị thể phức hợp gồm nhiều chất bẩn dưới nhiều dạng khác nhau, các chất bẩn có thể là sản phẩm thải bỏ từ cơ chế sinh hoá từ quá trình sống con người và vật nuôi, protein, hydrate carbon, lipid, khoáng chất,…hoặc là các loại chất thải rắn lẫn vào như: giấy, gỗ, nylon, các chất tẩy rửa, các chất hoạt động bề mặt và đặc biệt là các loại vi khuẩn gây bệnh, trứng giun, các loại nấm mốc, rong rêu, ký sinh trùng,…Lưu lượng thải phụ thuộc vào tiêu chuẩn dùng nước tính trên đầu người.
Bảng 3.1 Các chất ô nhiễm quan trọng trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt.
Chất gây ô nhiễm
Nguyên nhân được xem là quan trọng
Các chất rắn lơ lửng
Tạo nên bùn lắng và môi trường yếm khí khi nước thải chưa xử lư được thải vào môi trường. Biểu thị bằng đơn vị mg/L.
Các chất hữu cơ có thể phân hủy bằng con đường sinh học
Bao gồm chủ yếu là carbohydrate, protein và chất béo. Thường được đo bằng chỉ tiêu BOD và COD. Nếu thải thẳng vào nguồn nước, quá tŕnh phân hủy sinh học sẽ làm suy kiệt oxy ḥa tan của nguồn nước.
Các mầm bệnh
Các bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm từ các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải. Thông số quản lư là MPN (Most Probable Number).
Các dưỡng chất
N và P cần thiết cho sự phát triển của các sinh vật. Khi được thải vào nguồn nước nó có thể làm gia tăng sự phát triển của các loài không mong đợi. Khi thải ra với số lượng lớn trên mặt đất nó có thể gây ô nhiễm nước ngầm.
Các chất ô nhiễm nguy hại
Các hợp chất hữu cơ hay vô cơ có khả năng gây ung thư, biến dị, thai dị dạng hoặc gây độc cấp tính.
Các chất hữu cơ khó phân hủy
Không thể xử lư được bằng các biện pháp thông thường. Ví dụ các nông dược, phenols...
Kim loại nặng
Có trong nước thải thương mại và công nghiệp và cần loại bỏ khi tái sử dụng nước thải. Một số ion kim loại ức chế các quá tŕnh xử lư sinh học
Chất vô cơ hòa tan
Hạn chế việc sử dụng nước cho các mục đích nông, công nghiệp
Nhiệt năng
Làm giảm khả năng băo ḥa oxy trong nước và thúc đẩy sự phát triển của thủy sinh vật
Ion hydrogen
Có khả năng gây nguy hại cho TSV
Nguồn: Wastewater Engineering: Treatment, Diposal, Reuse, 1989.
3.2 Các chỉ tiêu cơ bản về chất lượng nước thải sinh hoạt
3.2.1 Các chỉ tiêu lí học
Đặc tính lí học quan trọng nhất của nước thải gồm: chất rắn tổng cộng, mùi, nhiệt độ, màu và độ đục.
Chất rắn
Chất rắn trong nước thải bao gồm các chất rắn lơ lửng, chất rắn có khả năng lắng, các hạt keo và chất rắn hòa tan. Tổng các chất rắn (Total solid, TS) trong nước thải là phần còn lại sau khi đã cho nước thải bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ từ 103 - 105oC. Các chất bay hơi ở nhiệt độ này không được coi là chất rắn. Tổng các chất rắn được biểu thị bằng đơn vị mg/L. Trong nước thải sinh hoạt có khoảng 40 – 65% chất rắn nằm ở trạng thái lơ lửng.
Tổng các chất rắn có thể chia ra làm hai thành phần: Chất rắn lơ lửng (có thể lọc được) và chất rắn hòa tan (không lọc được).
Hàm lượng chất rắn lơ lửng được xác định bằng cách lọc một thể tích xác định mẫu nước thải qua giấy lọc và sấy giấy lọc ở 1050C đến khối lượng không đổi. Độ chênh lệch khối lượng giữa giấy lọc trước khi lọc mẫu và sau khi lọc mẫu trong cùng một điều kiện cân chính là lượng chất lơ lửng có trong một thể tích mẫu đã được xác định, phần cặn trên giấy lọc được đốt chấy thì các chất rắn dễ bị bay hơi bị cháy hoàn toàn. Các chất rắn bị bay hơi được xem như là phần vật chất hữu cơ.
Mùi.
Việc xác định mùi của nước thải ngày càng trở nên quan trọng. Đặc biệt là các phản ứng gay gắt của dân chúng đối các công trình xử lý nước thải không được vận hành tốt. Mùi của nước thải còn mới thường không gây ra các cảm giác khó chịu, nhưng một loạt các hợp chất gây mùi khó chịu sẽ tỏa ra khi nước thải bị phân hủy sinh học dưới các điều kiện yếm khí. Hợp chất gây mùi đặc trưng nhất là hydrosulfua (H2S – mùi trứng thối). Hợp chất khác, chẳng hạn như: Indol, skatol, cadaverin... được tạo dưới các điều kiện yếm khí có thể gây ra những mùi khó chịu hơn H2S.
Nhiệt độ.
Nhiệt độ của nước thải thường cao hơn so vơi nhiệt độ của nước cấp do việc xả ra các dòng nước nóng hoặc ấm từ các hoạt động sinh hoạt, thương mại...và nhiệt độ của nước thải thường thấp hơn không khí. Nhiệt độ của nước thải là một trong những thông số quan trọng bởi vì phần lớn các sơ đồ xử lý nước đều ứng dụng quá trình xử lý sinh học mà quá trình đó thường bị ảnh hưởng mạnh bởi nhiệt độ. Nhiêt độ của nước thải ảnh hưởng đời sống thủy sinh vật, sự hòa tan oxy trong nước.
Độ màu.
Độ màu của nước thải là do các Chất thải sinh hoạt, Nó có thể làm cản trở khả năng khuếch tán của ánh sáng vào nguồn nước gây ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của hệ thủy sinh thực vật. Nó còn làm mất vẽ mỹ quan của nguồn nước nên rất dễ bị sự phản ứng của cộng đồng lân cận.
Độ đục.
Độ đục của nước thải là do các chất lơ lửng và các chất dạng keo chứa trong nước thải tạo nên. Đơn vị đo độ đục thông dụng NTU.
3.2.2. Các chỉ tiêu hóa học và sinh hóa.
pH .
PH của nước thải có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý. Các công trình xử lý nước thải áp dụng các quá trình sinh học làm việc tốt khi pH nằm trong giới hạn từ 7 - 7,6. Như chúng ta đã biết môi trường thuận lợi nhất để vi khuẩn phát triển là môi trường có pH từ 7 - 8. Các nhóm vi khuẩn khác nhau có giới hạn pH hoạt động khác nhau. Ví dụ vi khuẩn nitrit phát triển thuận lợi nhất với pH từ 4,8 - 8,8, còn vi khuẩn nitrat với pH từ 6,5 - 9,3. Vi khuẩn lưu huỳnh có thể tồn tại trong môi trường có pH từ 1 - 4. Ngoài ra pH còn ảnh hưởng đến quá trình tạo bông cặn của các bể lắng bằng cách tạo bông cặn bằng phèn nhôm. Nước thải sinh hoạt pH dao động trong khoảng 6,9 – 7,8.
Nhu cầu oxy hóa học.( Chemical Oxygen Demand, COD)
Chỉ tiêu BOD không phản ánh đầy đủ về lượng tổng các chất hữu cơ trong nước thải, vì chưa tính đến các chất hữu cơ không bị oxy hóa bằng phương pháp sinh hóa và cũng chưa tính đến một phần chất hữu cơ tiêu hao để tạo nên tế bào vi khuẩn mới. Do đó để đánh giá một cách đầy đủ lượng oxy cần thiết để oxy hóa tất cả các chất hữu cơ trong nước thải người ta sử dụng chỉ tiêu nhu cầu oxy hóa học. Để xác định chỉ tiêu này, người ta thường dùng potassium dichromate (K2Cr2O7) để oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ, sau đó dùng phương pháp phân tích định lượng và công thức để xác định hàm lượng COD.
Nhu cầu oxy sinh học( biochemical oxygen demand, BOD ).
Nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ trong một khoảng thời gian xác định và được ký hiệu bằng BOD được tính bằng mg/L. Chỉ tiêu BOD phản ánh mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải. BOD càng lớn thì nước thải (hoặc nước nguồn) bị ô nhiễm càng cao và ngược lại.
Thời gian cần thiết để các vi sinh vật oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ có thể kéo dài đến vài chục ngày tùy thuộc vào tính chất của nước thải, nhiệt độ và khả năng phân hủy các chất hữu cơ của hệ vi sinh vật trong nước thải. Để chuẩn hóa các số liệu người ta thường báo cáo kết quả dưới dạng BOD5 (BOD trong 5 ngày ở 20oC). Mức độ oxy hóa các chất hữu cơ không đều theo thời gian. Thời gian đầu, quá trình oxy hóa xảy ra với cường độ mạnh hơn và sau đó giảm dần.
Nitơ.
Nitơ có trong nước thải ở dạng các liên kết ở dạng vô cơ và hữu cơ. Trong đó nước thải sinh hoạt, phần lớn là liên kết hữu cơ là các chất có nguồn gốc protit, thực phẩm dư thừa. còn các Nitơ trong các liên kết vô cơ gồm các dạng khử NH4+, NH