Đồ án Tối ưu hóa mạng UMTS

¬MỤC LỤC

Trang

 

MỤC LỤC i

DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU viii

DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ viii

LỜI NÓI ĐẦU xi

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 1

1.1. Thông tin di động và sơ lược sự phát triển 1

1.2. Hệ thống thông tin di động 3G theo 2 nhánh công nghệ chính 4

1.2.1. Hướng phát triển lên 3G sử dụng công nghệ WCDMA 4

1.2.2. Hướng phát triển lên 3G sử dụng công nghệ CDMA 2000 5

1.3. Mạng UMTS 3G và định hướng công nghệ mạng 3G của MOBIFONE 7

1.3.1. Định hướng công nghệ & dịch vụ theo tiêu chuẩn châu Âu do 3GPP qui định áp dụng cho mạng MobiFone 7

1.3.2. Nội dung chủ yếu các phiên bản tiêu chuẩn 3GPP 7

1.3.2.1. GPP R99 8

1.3.2.2. 3GPP R4 10

1.3.2.3. 3GPP R5 11

1.3.2.4. 3GPP R6 13

1.4. Kết luận chương 14

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG TRUY NHẬP VÔ TUYẾN UMTS 15

2.1. Nguyên lý CDMA 15

2.1.1. Kỹ thuật trải phổ và giải trải phổ 15

2.1.2. Kỹ thuật đa truy nhập CDMA 15

2.2. Một số đặc trưng lớp vật lý trong mạng truy nhập WCDMA 17

2.2.1. Phương thức song công 17

2.2.2. Dung lượng mạng 17

2.2.3. Các kênh giao diện vô tuyến UTRA FDD 18

2.2.4. Cấu trúc Cell 19

2.3. Hệ thống vô tuyến UMTS 20

2.3.1. Dịch vụ của hệ thống UMTS 20

2.3.2. Cấu trúc của hệ thống UMTS 21

2.3.2.1. Node-B 23

2.3.2.2. RNC 23

2.3.3. Mạng lõi CN 24

2.3.4. Các giao diện mở cơ bản của UMTS 25

2.3.5. Thiết bị người sử dụng UE 26

2.4. Kết luận chương 26

CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MẠNG UMTS 27

3.1. Các chức năng trong quản lý tài nguyên vô tuyến 27

3.1.1. Mục đích chung của quản lý tài nguyên vô tuyến 27

3.1.2. Các chức năng của quản lý tài nguyên vô tuyến RRM 27

3.1.3. Điều khiển công suất 30

3.1.4. Điều khiển chuyển giao 32

3.1.5. Điều khiển thu nạp 36

3.1.6. Điều khiển tải (điểu khiển nghẽn) 37

3.2. Các thủ tục lớp vật lý 38

3.2.1. Thủ tục tìm ô 38

3.2.2. Đo lường trong mạng UMTS 39

3.2.3. Thiết lập cuộc gọi 41

3.2.4. Thiết lập kết nối 43

3.3. Kết luận chương 45

CHƯƠNG 4: TỐI ƯU HÓA MẠNG UMTS 47

4.1. Khái quát về lý thuyết tối ưu hóa 47

4.1.1. Mục đích tối ưu hóa 47

4.1.2. Những điều cần biết trong việc tối ưu hoá hệ thống 47

4.1.3. Đo kiểm các chỉ số KPI trong mạng UMTS 48

4.1.3.1. Cảm nhận của khách hàng và tham số đo kiểm năng lực KPI theo 3GPP 50

4.1.3.2. Phần truy nhập vô tuyến UMTS 51

4.1.3.3. Phần lõi 51

4.1.3.4. Phần mạng ngoài 52

4.2. Các tham số đo kiểm năng lực KPI mạng lưới

4.2.1. Vùng phủ 53

4.2.2. Chất lượng dịch vụ 54

4.2.2.1. Tỷ lệ kết nối báo hiệu RRC thành công 54

4.2.2.2. Tỷ lệ thiết lập thành công kênh mạng vô tuyến RAB 55

4.2.2.3. Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công 57

4.2.2.4. Tỷ lệ rớt cuộc gọi 58

4.2.3. Di chuyển 59

4.2.3.1. Tỷ lệ chuyển giao mềm thành công của RNC 59

4.2.3.2. Tỷ lệ chuyển giao cứng thành công giữa các tần số 61

4.2.3.3. Tỷ lệ chuyển giao giữa các hệ thống CS 63

4.2.3.4. Tỷ lệ chuyển giao giữa các hệ thống PS thành công 64

4.2.3.5. Tỷ lệ chuyển giao giữa các hệ thống PS thành công 66

4.2.4. Dung lượng 67

4.2.4.1. Thời gian truy nhập dịch vụ CS 12.2K 67

4.2.4.2. Thời gian truy nhập dịch vụ CS 64K 68

4.2.4.3. Tốc độ download dữ liệu PS trung bình 69

4.2.4.4. Lưu lượng Erlang dịch vụ CS 69

4.2.4.5. Lưu lượng dịch vụ PS 70

4.2.4.6. Chỉ số nhiễu của tải đường lên 71

4.2.4.7. Chỉ số tải đường xuống 71

4.2.5. Sử dụng tài nguyên 71

4.2.5.1. Tỷ lệ Cell bị sự cố 71

4.2.5.2. Tỷ lệ Cell bận 72

4.2.5.3. Tỷ lệ cell ở trạng thái chờ 72

4.3. Kết luận chương 72

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ MINH HỌA CÔNG TÁC TỐI ƯU HÓA MẠNG UMTS CỦA VMS_MOBIFONE KV III 74

5.1. Các chỉ tiêu chất lượng thực tế mạng UMTS của VMS MOBIFONE KV III 74

5.1.1. Các chỉ tiêu thực tế mạng UMTS 74

5.1.2. Số liệu thống kê chất lượng mạng hiện tại 78

5.1.3. Số liệu thống kê chất lượng mạng hiện tại ở TP Đà Nẵng 79

5.2. Công cụ tối ưu mạng 80

5.2.1. Sơ đồ tổng quan cấu trúc của hệ thống Nemo Outdoor 80

5.2.2. Sơ đồ tổng quan cấu trúc của hệ thống Nemo Outdoor với tùy chọn đo kiểm chất lượng thoại 80

5.2.3. Các thành phần thiết bị trong hệ thống Nemo Outdoor Multi 81

5.2.4. Mô hình nguyên lý đo kiểm chất lượng thoại với hệ thống Nemo

Outdoor 82

5.2.4.1. Cấu trúc hệ thống đo kiểm chất lượng thoại 82

5.2.4.2. Hệ thống đo kiểm chất lượng thoại Mobile tới Mobile 83

5.2.4.3. Hệ thống đo kiểm chất lượng thoại Mobile tới Fixed 85

5.3. Minh họa công tác tối ưu hóa mạng UMTS 88

5.3.1. Xử lý vấn đề Handover lỗi từ vùng WCDMA qua GSM 88

5.3.2. Sự tráo đổi sector 89

5.3.3. Điều chỉnh vùng phủ 90

5.4. Kết luận chương 93

KẾT LUẬN 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3995 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tối ưu hóa mạng UMTS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với các hệ thống thông tin di động trước đó. CHƯƠNG 3 QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MẠNG UMTS 3.1. Các chức năng trong quản lý tài nguyên vô tuyến 3.1.1. Mục đích chung của quản lý tài nguyên vô tuyến Việc quản lý tài nguyên vô tuyến (RRM) trong mạng di động 3G có nhiệm vụ cải thiện việc sử dụng nguồn tài nguyên vô tuyến. Các mục đích của công việc quản lý tài nguyên vô tuyến RRM có thể tóm tắt như sau : Đảm bảo QoS cho các dịch vụ khác nhau. Duy trì vùng phủ sóng đã được hoạch định. Tối ưu dung lượng hệ thống. Trong các mạng 3G, việc phân bố tài nguyên và định cỡ quá tải của mạng không còn khả thi nữa do các nhu cầu không dự đoán trước và các yêu cầu khác nhau của các dịch vụ khác nhau. Vì thế, quản lý tài nguyên bao gồm 2 phần : Đặt cấu hình và đặt lại cấu hình tài nguyên vô tuyến. Việc đặt cấu hình tài nguyên vô tuyến có nhiệm vụ phân phát nguồn tài nguyên một cách hợp lý cho các yêu cầu mới đang đưa đến hệ thống để cho mạng không bị quá tải và duy trì tính ổn định. Tuy nhiên, nghẽn có thể xuất hiện trong mạng 3G vì sự di chuyển của người sử dụng. Việc đặt lại cấu hình có nhiệm vụ cấp phát lại nguồn tài nguyên trong phạm vi của mạng khi hiện tượng nghẽn bắt đầu xuất hiện. Chức năng này có nhiệm vụ đưa hệ thống bị quá tải trở về lưu lượng tải mục tiêu một cách nhanh chóng và có thể điều khiển được. 3.1.2. Các chức năng của quản lý tài nguyên vô tuyến RRM Quản lý nguồn tài nguyên vô tuyến có thể chia thành các chức năng: điều khiển công suất, chuyển giao, điều khiển thu nhận, điều khiển tải và lập lịch cho gói tin. Hình 3.1 chỉ ra các vị trí điển hình của các chức năng RRM trong phạm vi của một mạng WCDMA. Hình 3. 1 Các vị trí điển hình của các chức năng RRM trong mạng WCDMA Điều khiển công suất Điều khiển công suất là một công việc quan trọng trong tất cả các hệ thống di động vì vần để tuổi thọ của pin và các lý do an toàn, nhưng trong các hệ thống CDMA, điều khiển công suất là cần thiết bởi vì đặc điểm giới hạn nhiễu của CDMA. Trong các hệ thống GSM, chỉ áp dụng điều khiển công suất chậm (tần số xấp xỉ 2Hz). Trong IS-95, điều khiển công suất nhanh với tần số 800Khz được hỗ trợ ở đường lên, nhưng trên đường xuống, một vòng điều khiển công suất tương đối chậm (xấp xỉ 50Hz) điều khiển công suất truyền. Trong WCDMA, điều khiển công suất nhanh với tần số 1,5KHz được sử dụng trên cả đường lên và đường xuống. Điều khiển công suất nhanh khép kín là một vấn đề quan trọng của hệ thống WCDMA. Điều khiển chuyển giao Chuyển giao là một phần quan trọng của hệ thống thông ti di động tế bào. Sự di chuyển gây ra sự biến đổi chất lượng liên kết và các mức nhiễu trong các hệ thống tế bào, yêu cầu khi một người sử dụng cụ thể thay đổi trạm gốc phục vụ nó. Sự thay đổi này được gọi là chuyển giao. Điều khiển thu nạp Nếu tải giao diện vô tuyến được cho phép tăng lên một cách liên tục, vùng phủ sóng của cell bị giảm đi dưới giá trị đã hoạch định (gọi là “cell breathing”), và QoS của các kết nối đang tồn tại không thể đảm bảo. Nguyên nhân của hiệu ứng “cell breathing” là vì đặc điểm giới hạn nhiễu của các hệ thống CDMA. Vì thế, trước khi thu nhận một kết nối mới, điều khiển thu nạp cần kiểm tra xem việc nhận kết nối mới sẽ không ảnh hưởng đến vùng phủ sóng hoặc QoS của các kết nối đang hoạt động. Điều khiển thu nạp chấp nhận hay từ chối yêu cầu thiết lập một bộ mang truy nhập vô tuyến trong mạng truy nhập vô tuyến. Chức năng điều khiển thu nạp được đặt trong bộ điều khiển mạng vô tuyến RNC, nơi mà lưu giữ thông tin vể tải của một số cell. Thuật toán điều khiển thu nạp tính toán việc tải tăng lên mà do sự thiết lập thêm vật mang sẽ gây ra trong mạng truy nhập vô tuyến. Việc tính toán tải được áp dụng cho cả đường lên và đường xuống. Bộ mang yêu cầu có thể được chấp nhận chỉ khi điều khiển thu nạp trong cả 2 chiều chấp nhận, nếu không thì nó bị từ chối bởi vì nhiễu quá mức có thể tăng thêm trong mạng. Chú ý rằng việc điều khiển thu nạp được áp dụng một cách tách biệt trên cả đường lên và đường xuống, và ở mỗi hướng có thể sử dụng các chiến lược điều khiển thu nạp khác nhau. Điều khiển tải (điểu khiển nghẽn) Một công cụ quan trọng của chức năng quản lý nguồn tài nguyên vô tuyến là đảm bảo cho hệ thống không bị quá tải và duy trì tính ổn định. Nếu hệ thống được quy hoạch một cách hợp lý, và công việc điều khiển thu nạp hoạt động tốt, các tình huống quá tải sẽ bị loại trừ. Tuy nhiên, trong mạng di động, sự quá tải ở một nơi nào đó là không thể tránh khỏi vì các tài nguyên vô tuyến được ấn định trước trong mạng. Khi quá tải được xử lý bởi điều khiển tải, hay còn gọi là điều khiển nghẽn, hoạt động điều khiển này sẽ trả lại cho hệ thống tải mục tiêu, được vạch ra trong quá trình quy hoạch mạng một cách nhanh chóng và có khả năng điều khiển được. Các hoạt động điều khiển tải để làm giảm hay cân bằng tải được liệt kê như sau: Từ chối các lệnh công suất tới trên đường xuống nhận từ MS. Giảm chỉ tiêu Eb/I0 đường lên sử dụng bởi điều khiển công suất nhanh đường lên. Thay đổi kích cỡ của miền chuyển giao mềm để phục vụ nhiều người sử dụng hơn. Chuyển giao tới sóng mang WCDMA khác (mạng UMTS khác hay mạng GSM). Giảm thông lượng của lưu lượng dữ liệu gói (các dữ liệu phi thời gian thực). Ngắt các cuộc gọi trên một đường điều khiển. Hai hoạt động đầu tiên là các hoạt động nhanh được thực hiện bên trong BS. Các hoạt động này có thể diễn ra trong một khe thời gian, nghĩa là với một tần số 1,5KHz, cung cấp một quyền ưu tiên cho các dịch vụ khác nhau. Hoạt động thứ 3 thay đổi kích cỡ của miền chuyển giao mềm có một lợi ích đặc biệt đối với mạng giới hạn đường xuống. Các phương pháp điều khiển tải khác thì chậm hơn. Chuyển giao bên trong băng tần và chuyển giao bên trong hệ thống có thể khắc phục được hiện tượng quá tải bằng cách cân bằng tải. Hoạt động cuối cùng là ngắt các người sử dụng dịch vụ thời gian thực (thoại hay dữ liệu chuyển mạch kênh) để giảm tải. Hoạt động này chỉ được sử dụng chỉ khi tải của toàn bộ mạng vẫn rất lớn thậm chí sau khi các hoạt động điều khiển tải khác vừa có tác dụng để giảm quá tải. Giao diện vô tuyến WCDMA và yêu cầu tăng của lưu lượng phi thời gian thực trong mạng 3G đem lại nhiều sự lựa chọn các hoạt động khả thi để điều khiển tình huống quá tải, vì thế nhu cầu cắt những người sử dụng dịch vụ thời gian thực để giảm quá tải rất hiếm xảy ra. 3.1.3. Điều khiển công suất Các mục tiêu của điều khiển công suất có thể tóm tắt như sau : Khắc phục hiệu ứng gần-xa trên đường lên. Tối ưu dung lượng hệ thống bằng việc điều khiển nhiễu. Làm tăng tối đa tuổi thọ pin của đầu cuối di động. Mục tiêu của việc sử dụng điều khiển công suất là khác nhau trên đường lên và đường xuống. Các mục tiêu của điều khiển công suất có thể tóm tắt như sau : Khắc phục hiệu ứng gần-xa trên đường lên. Tối ưu dung lượng hệ thống bằng việc điều khiển nhiễu. Làm tăng tối đa tuổi thọ pin của đầu cuối di động. Có 3 kiểu điều khiển công suất trong các hệ thống WCDMA: Điều khiển công suất vòng mở, điều khiển công suất vòng kín và điều khiển công suất vòng bên ngoài. Điều khiển công suất vòng mở (Open-loop power control) Điều khiển công suất vòng mở được sử dụng trong hệ thống UMTS FDD cho việc thiết lập năng lượng ban đầu cho MS. MS sẽ tính suy hao đường truyền giữa các trạm gốc và MS bằng cách đo cường độ tín hiệu nhận được bằng cách sử dụng mạch điều khiển độ tăng ích tự động (AGC). Tuỳ theo sự tính toán suy hao đường truyền này, MS có thể quyết định công suất phát đường lên của nó. Điều khiển công suất vòng mở có ảnh hưởng lớn trong hệ thống TDD bởi vì đường lên và đường xuống là tương hỗ, nhưng không ảnh hưởng nhiều trong các hệ thống FDD bởi vì các kênh đường lên và đường xuống hoạt động trên các băng tần khác nhau và hiện tượng Fading Rayleigh trên đường lên và đường xuống độc lập nhau. Vậy điều khiển công suất vòng mở chỉ có thể bù một cách tượng trưng suy hao do khoảng cách. Đó là lý do tại sao điều khiển công suất vòng mở chỉ được sử dụng như là việc thiết lập năng lượng ban đầu trong hệ thống FDD. Điều khiển công suất vòng kín (Fast power Control) Điều khiển công suất vòng khép kín, được gọi là điều khiển công suất nhanh trong các hệ thống WCDMA, có nhiệm vụ điều khiển công suất phát của MS (đường lên) hay là công suất của trạm gốc (đường xuống) để chống lại Fading của các kênh vô tuyến và đạt được chỉ tiêu tỷ số tín hiệu trên nhiễu SIR đã được thiết lập bởi điều khiển công suất vòng ngoài. Chẳng hạn như trên đường lên, trạm gốc so sánh SIR nhận được từ MS với SIR mục tiêu trong mỗi khe thời gian (0,666ms). Nếu SIR nhận được lớn hơn mục tiêu, Node-B sẽ truyền một lệnh TPC “0” đến MS thông qua kênh điều khiển riêng đường xuống. Nếu SIR nhận được thấp hơn mục tiêu, Node-B sẽ truyền một lệnh TPC “1” đến MS. Bởi vì tần số của điều khiển công suất vòng kín rất nhanh nên có thể bù được Fading nhanh và cả Fading chậm. Điều khiển công suất vòng ngoài Điều khiển công suất vòng ngoài cần thiết để giữ chất lượng truyền thông với các mức yêu cầu bằng cách thiết lập mục tiêu cho điều khiển công suất vòng kín nhanh thực hiện. Mục đích của nó là cung cấp chất lượng yêu cầu. Tần số của điều khiển công suất vòng bên ngoài thường là 10-100Hz. Điều khiển công suất vòng ngoài so sánh chất lượng nhận được với chất lượng yêu cầu. Thông thường, chất lượng được định nghĩa là tỷ lỗi bit mục tiêu xác định (BER) hay tỷ số lỗi khung (FER). Mối quan hệ giữa SIR mục tiêu và mục tiêu chất lượng tuỳ thuộc vào tốc độ di động và hiện tượng đa đường. Nếu chất lượng nhận tốt hơn, có nghĩa là mục tiêu SIR đủ cao để đảm bảo QoS yêu cầu. 3.1.4. Điều khiển chuyển giao Chuyển giao trong cùng tần số Chuyển giao mềm Chuyển giao mềm chỉ có trong công nghệ CDMA. So với chuyển giao cứng thông thường, chuyển giao mềm có một số ưu điểm. Tuy nhiên, nó cũng có một số các hạn chế về sự phức tạp và việc tiêu thụ tài nguyên tăng lên. Trong phần này sẽ trình bày nguyên lý của chuyển giao mềm. Nguyên lý chuyển giao mềm Chuyển giao mềm khác với quá trình chuyển giao cứng truyền thống. Đối với chuyển giao cứng, một quyết định xác định là có thực hiện chuyển giao hay không và máy di động chỉ giao tiếp với một BS tại một thời điểm. Đối với chuyển giao mềm, một quyết định có điều kiện được tạo ra là có thực hiện chuyên giao hay không lại tuỳ thuộc vào sự thay đổi cường độ tín hiệu kênh hoa tiêu từ hai hay nhiều trạm gốc có liên quan, một quyết định cứng cuối cùng sẽ được tạo ra để giao tiếp với duy nhất 1 BS. Điều này thường diễn ra sau khi tín hiệu đến từ một BS chắc chắn sẽ mạnh hơn các tín hiệu đến từ BS khác. Trong thời kỳ chuyển tiếp của chuyển giao mềm, MS giao tiếp đồng thời với các BS trong tập hợp tích cực (Tập hợp tích cực là danh sách các cell hiện đang có kết nối với MS). Hình 3.2 Sự so sánh giữa chuyển giao cứng và chuyển giao mềm Độ lợi liên kết chuyển giao mềm Mục đích đầu tiên của chuyển giao mềm là để đem lại một sự chuyển giao không bị ngắt quãng và làm cho hệ thống hoạt động tốt. Điều đó chỉ có thể đạt được nhờ 3 lợi ích của cơ cấu chuyển giao mềm như sau: Độ lợi phân tập vĩ mô: độ lợi ích phân tâp nhờ Fading chậm và sự sụt đột ngột của cường độ tín hiệu do các nguyên nhân chẳng hạn như sự di chuyển của MS vòng quanh một góc. Độ lợi phân tập vi mô: Độ lợi phân tập nhờ Fading nhanh. Việc chia sẻ tải đường xuống: Một MS khi chuyển giao mềm thu công suất từ nhiều Node-B, điều đó cho thấy công suất phát lớn nhất đến MS trong khi chuyển giao mềm X-way được nhân với hệ số X, nghĩa là vùng phủ được mở rộng. Ba lợi ích này của chuyển giao mềm có thể cải thiện vùng phủ và dung lượng mạng WCDMA. Chuyển giao giữa các hệ thống WCDMA và GSM Các chuẩn WCDMA và GSM hỗ trợ chuyển giao cả hai đường giữa WCDMA và GSM. Sự chuyển giao này có thể sử dụng cho mục đích phủ sóng và cân bằng tải. Tại pha ban đầu khi triển khai WCDMA, chuyển giao tới hệ thống GSM có thể sử dụng để giảm tải trong các tế bào GSM. Khi lưu lượng trong mạng WCDMA tăng, thì rất cần chuyển giao cho mục đích tải trên cả đường lên và đường xuống. Chuyển giao giữa các hệ thống được khởi xướng tại RNC/BSC và từ góc độ hệ thống thu thì chuyển giao giữa các hệ thống tương tự như chuyển giao giữa các RNC hay chuyển giao giữa các BSC. Thuật toán và việc khởi xướng này không được chuẩn hoá. Hình 3.3 Chuyển giao giữa các hệ thống GSM và WCDMA Việc đo đạc chuyển giao giữa các hệ thống không hoạt động thường xuyên nhưng sẽ được khởi động khi có nhu cầu thực hiện chuyển giao giữa các hệ thống. Việc khởi xướng chuyển giao là một thuật toán do RNC thực hiện và có thể dựa vào chất lượng (BLER) hay công suất phát yêu cầu. Khi khởi xướng đo đạc, đầu tiên UE sẽ đo công suất tín hiệu của các tần số GSM trong danh sách lân cận. Khi kết quả đo đạc đó được gửi tới RNC, nó ra lệnh cho MS giải mã nhận dạng trạm gốc (BSIC) của cell GSM ứng cử tốt nhất. Khi RNC nhận được BSIC, một lệnh chuyển giao được gửi tới MS. Hình 3.4 Thủ tục chuyển giao giữa các hệ thống Chuyển giao giữa các tần số trong WCDMA Hầu hết các bộ vận hành UMTS đều có 2 hoặc 3 tần số FDD có hiệu lực. Việc vận hành có thể bắt đầu sử dụng một tần số, sau đó để tăng dung lượng, một vài tần số được sử dụng trong cùng một site sẽ tăng dung lượng của site đó hoặc các lớp micro và macro được sử dụng các tần số khác nhau. Chuyển giao giữa các tần số sóng mang WCDMA cần sử dụng phương pháp này. Trong chuyển giao này, chế độ nén cũng được sử dụng trong việc đo đạc chuyển giao giống như trong chuyển giao giữa các hệ thống. MS cũng sử dụng thủ tục đồng bộ WCDMA giống như chuyển giao trong tần số để nhận dạng cell có tần số mục tiêu. Thời gian nhận dạng cell chủ yếu phù thuộc vào số các cell và số các thành phần đa đường mà MS có thể thu được giống như trong chuyển giao cùng tần số. Hình 3.5 Nhu cầu chuyển giao giữa các tần số sóng mang WCDMA Hình 3.6 Thủ tục chuyển giao giữa các tần số 3.1.5. Điều khiển thu nạp Nếu tải giao diện vô tuyến được cho phép tăng lên một cách liên tục thì vùng phủ sóng của cell bị giảm đi dưới giá trị đã hoạch định (gọi là “cell breathing”) và QoS của các kết nối đang tồn tại không thể đảm bảo. Nguyên nhân của hiệu ứng “cell breathing” là vì đặc điểm giới hạn nhiễu của các hệ thống CDMA. Vì thế, trước khi thu nhận một kết nối mới, điều khiển thu nạp cần kiểm tra xem việc nhận kết nối mới sẽ không ảnh hưởng đến vùng phủ sóng hoặc QoS của các kết nối đang hoạt động hay không. Điều khiển thu nạp chấp nhận hay từ chối yêu cầu thiết lập một truy nhập vô tuyến trong mạng truy nhập. Chức năng điều khiển thu nạp được đặt trong bộ điều khiển RNC, nơi mà lưu giữ thông tin về tải của các số cell do nó quản lý. Thuật toán điều khiển thu nạp tính toán việc tải tăng lên do sự thiết lập thêm đối tượng sẽ gây ra trong mạng truy nhập vô tuyến. Việc tính toán tải được áp dụng cho cả đường lên và đường xuống. Đầu cuối yêu cầu có thể được chấp nhận chỉ khi điều khiển thu nạp trong cả 2 chiều chấp nhận, nếu không thì nó bị từ chối bởi vì nhiễu quá mức có thể tăng thêm trong mạng. Nhìn chung các chiến lược điều khiển thu nạp có thể chia thành hai loại: chiến lược điểu khiển thu nạp dựa vào công suất băng rộng và chiến lược điều khiển thu nạp dựa vào thông lượng. Người sử dụng mới sẽ không được chấp nhận nếu mức nhiễu tổng thể mới tạo ra cao hơn giá trị mức ngưỡng Ithreshold, cụ thể: + Từ chối: Itotal-old + DI > Ithreshold + Chấp nhận : Itotal-old + DI < Ithreshold Giá trị ngưỡng giống với độ tăng nhiễu đường lên lớn nhất và có thể được thiết lập bởi việc quy hoạch mạng vô tuyến. Hình 3.7 Đường cong tải Trong chiến lược điều khiển thu nạp dựa vào thông lượng, người sử dụng mới không được thu nhận truy nhập vào mạng nếu toàn bộ tải mới gây ra cao hơn giá trị ngưỡng: + Từ chối : htotal-old + DL > hthreshold + Chấp nhận : htotal-old + DL < hthreshold Tương tự đối với chiến lược điều khiển thu nạp dựa vào công suất như sau: + Từ chối : Ptotal-old + DPtotal > Pthreshold + Chấp nhận : Ptotal-old + DPtotal < Pthreshold Chú ý rằng việc điều khiển thu nạp được áp dụng một cách tách biệt trên cả đường lên và đường xuống. Và ở mỗi hướng có thể sử dụng các chiến lược điều khiển thu nạp khác nhau. 3.1.6. Điều khiển tải (điểu khiển nghẽn) Đây là một công cụ quan trọng của chức năng quản lý nguồn tài nguyên vô tuyến để đảm bảo cho hệ thống không bị quá tải và duy trì tính ổn định. Nếu hệ thống được quy hoạch một cách hợp lý và công việc điều khiển thu nạp hoạt động tốt, các tình huống quá tải gần như sẽ bị loại trừ. Tuy nhiên, trong mạng di động, sự quá tải ở một nơi nào đó là không thể tránh khỏi vì các tài nguyên vô tuyến được ấn định trước trong mạng. Khi quá tải được xử lý bởi điều khiển tải hay còn gọi là điều khiển nghẽn thì hoạt động điều khiển này sẽ trả lại cho hệ thống tải mục tiêu đã chọn được đưa ra trong quá trình quy hoạch mạng một cách nhanh chóng và có khả năng điều khiển được. Các hoạt động điều khiển tải để làm giảm hay cân bằng tải bao gồm: Từ chối các lệnh công suất tới trên đường xuống nhận từ MS. Giảm chỉ tiêu Eb/I0 đường lên sử dụng bởi điều khiển công suất nhanh đường lên. Thay đổi kích cỡ của miền chuyển giao mềm để phục vụ nhiều người sử dụng hơn. Chuyển giao tới sóng mang WCDMA khác (mạng UMTS khác hay mạng GSM). Giảm thông lượng của lưu lượng dữ liệu gói (các dữ liệu phi thời gian thực). Ngắt các cuộc gọi trên một đường điều khiển. Hai hoạt động đầu tiên là các hoạt động nhanh được thực hiện bên trong BS. Các hoạt động này có thể diễn ra trong một khe thời gian, nghĩa là với một tần số 1,5KHz, cung cấp một quyền ưu tiên cho các dịch vụ khác nhau. Hoạt động thứ 3 thay đổi kích cỡ của miền chuyển giao mềm có một lợi ích đặc biệt đối với mạng giới hạn đường xuống. Các phương pháp điều khiển tải khác thì chậm hơn. Chuyển giao bên trong băng tần và chuyển giao bên trong hệ thống có thể khắc phục được hiện tượng quá tải bằng cách cân bằng tải. Hoạt động cuối cùng là ngắt các người sử dụng dịch vụ thời gian thực (như là thoại hay dữ liệu chuyển mạch kênh) để giảm tải. Hoạt động này chỉ được sử dụng chỉ khi tải của toàn bộ mạng vẫn rất lớn thậm chí sau khi các hoạt động điều khiển tải khác vừa có tác dụng để giảm quá tải. Giao diện vô tuyến WCDMA và yêu cầu tăng của lưu lượng phi thời gian thực trong mạng 3G đem lại nhiều sự lựa chọn các hoạt động khả thi để điều khiển tình huống quá tải và vì thế nhu cầu cắt những người sử dụng dịch vụ thời gian thực để giảm quá tải rất hiếm xảy ra. 3.2. Các thủ tục lớp vật lý 3.2.1. Thủ tục tìm ô Thủ tục tìm ô sử dụng kênh đòng bộ gồm 3 bước cơ bản, mặc dù từ quan điểm tiêu chuẩn không có yêu cầu nào đối với việc thực hiện các bước nào và khi nào. Tiêu chuẩn chỉ đặt ra yêu cầu về thời gian tìm cực đại so với các điều kiện kiển tra. Các bước điển hình với tìm ô ban đầu như sau: UE tìm mã đồng bộ sơ cấp 256 chip giống nhau cho tất cả các ô. Vì mã đồng bộ sơ cấp như nhau cho tất cả các khe, giá trị đỉnh tương quan nhận được sẽ tương ứng với biên giới khe. Trên cơ sở tìm được mã đồng bộ sơ cấp, UE tìm đỉnh tương quan lớn nhất từ SCH thứ cấp. Có tất cả 64 khả năng từ SCH thứ cấp. UE cần kiểm tra 15 vị trí, chưa thể có biên giới chung khi chưa phát hiện được từ mã của SCH thứ cấp. Khi đã tìm được SCH thứ cấp, UE biết được đồng bộ khung. Khi này UE tìm mã ngẫu nhiên sơ cấp thuộc một nhóm nhất định. Mỗi nhóm gồm 8 mã ngẫu nhiên sơ cấp. UE chỉ cần kiểm tra một vị trí của các mã này vì điểm khởi đầu đã biết. Khi thiết lập các thông số của mạng cần lưu ý đến các thuộc tính của sơ đồ đồng bộ để đạt được hiệu quả hoạt động tối ưu. Đối với tiìm ô ban đầu, điều này sẽ hầu như không có ảnh hưởng, nhưng điều này có thể cho phép tối ưu quá trình tìm ô đích để chuyển giao. Về mặt nguyên lý vì có rất nhiều nhóm mã, nên khi quy hoạch thực tế, trong nhiều trường hợp ta có thể thực hiện danh sách các ô lân cận đối với một ô thuộc một nhóm mã khác. Như vậy UE có thể tìm ô đích và hoàn toàn bỏ bước 3 bằng cách chỉ khẳng định phát hiện, chứ không cần so sánh các mã ngẫu nhiên khác nhau cho bước này. Các biện pháp tiếp theo để cải thiện hiệu năng tìm ô gồm khả năng cung cấp thông tin liên quan đến định thời tương đối giữa các ô. Nói chung loại thông tin này được UE đo cho mục đích chuyển giao và nó có thể được sử dụng để cải thiện đặc biệt hiệu năng của bước 2. Nếu thông tin định thời tương đối càng chính xác thì càng cần kiểm tra ít vị trí hơn đối với mã SCH thứ cấp và xác suất phát hiện đúng càng tốt hơn. 3.2.2. Đo lường trong mạng UMTS Trong suốt quá trình họat động, UE luôn đo lường môi trường và gởi báo cáo về mạng để cơ những điều khiển kịp thời tương ứng với chất lượng mạng. Trong bài này tôi giới thiệu sơ về các giá trị đo lường chính là hệ thống sử dụng để điều khiển quá trình họat động của nó. Hình 3.8 Đo lường trong mạng UMTS Đo lường công suất, được thực hiện bở các UE gởi về cho RNC thông qua kênh CPICH, gồm các thông số chính sau : Ec/No: là tỉ số giữa mật độ công suất của tín hiệu CPICH trên mật độ công suất của tòan băng tần. Thông số này được sử dụng cho việc chọn cell và các thủ tục chuyển giao. RSCP: là tín mức công suất của mã tín hiệu nhận được dựa trên các bit của kênh CPICH, chú ý rằng đây là công suất của một chip chứ không phải công suất của bit dữ liệu. Ngòai việc phục vụ cho chọn cell chuyển giao, thông số này còn được sử dụng cho việc tính toán suy hao đường truyền cũng như điều khiển công suất trong mạng. RSSI: đây là tí hiệu công suất của các mạng GSM. Thông số này được đo kiểm để phục vụ quá trình cuyển giao 3G-2G. SIR: Tỉ số tín hiệu trên nhiễu được đo lại Node B và UE là tích giữa hện số trải phổ SF và tỉ số giữa công suất mã tín hiệu nhận được (RSCP) trên công suất mã tín hiệu nhiễu (ISCP). Thông số này được sử dụng chủ yếu trong quá trình điều khiển công suất. PathLoss: là độ chênh lệch giữa công suất phát và công suất thu của tín hiệu CPICH, phản ánh chất lượng đường truyền và được sử dụng để khởi tạo mức công suất cho PRACH và quá trình handover giữa hai tần số. Ngoài ra còn các thông số như BER, RTT, độ trễ… được node B đo đạt chủ yếu trên giao diện Iub để đánh giá chất luợng của đường truyền này để thực hiện các quá trình điều khiển và phân bổ tài nguyên cho dịch vụ … 3.2.3. Thiết lập cuộc gọi UE tìm được cell để thiết lập kết nối khi vừa mới được turn on., ta sẽ tiếp cận đến thủ tục thiết lập cuộc gọi của UE vào mạng. Khi chọn được cell để kết nối, UE bắt đầu giải mã các tín hiệu CCPCH để lấy các thông tin về cell. Để kết nối với Node B, UE bắt đầu gởi kênh RACH chứa các thông tin dò preamble gồm một chuỗi tín hiệu 16-chips được lặp lại 256 lần với mức công suất được đánh giá ban đầu từ tín hiệu CPICH. Nếu kết thúc khoảng thòi gian timer, UE không nhận được tín hiệu ACK từ Node B, UE sẽ tăng mức công suất phát lên và gởi lại tín hiệu RACH cho đến khi nhận được phản hồi từ node B qua kênh AICH hoặc đến ngưỡng giới hạn. Sau khi nhận được tín hiệu AICH, UE thật sự bước vào quá trình thiết lập cuộc gọi như hình 3.9: Hình 3.9 Thiết lập cuộc gọi Quá trình thiết lập cuộc gọi được diễn ra qua 4 giai đọan. Đầu tiên là quá trình kết nối RRC giữa UE và RNC (trong quá trình này có quá trình chuẩn bị kế nối radio của Node B). Sau khi quá trình RRC thành công, RNC gởi tín hiệu đến mạng core để yêu cầu thực hiện quá trình kết nối SCCP giữa RNC và CN cho cuộc gọi. Sau khi đường kết nối giữa UE và CN đã được thiết lập, quá trình chứng thực và trao đổi các thông tin bảo mật được thực hiện giữa UE và CN (Security). Sau khi hòan tất thủ tục bảo mật, mạng core sẽ gởi thông tin yêu cầu tài nguyên cho cuộc gọi xuống RNC. RNC và Node B sẽ thực hiện thủ tục S.R.L.C để chuẩn bị các tài nguyên theo yêu cầu. Nếu tài nguyên hiện có đáp ứng được với yêu cầu, cuộc gọi sẽ được thiết lập bằng việc RNC gởi xác nhận kết nối đến UE và xác nhận tài nguyên đến CN. Đây là quá trình rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến thông số chất luợng hàng đầu của mạng di động : khả năng truy nhập mạng. Thông số chất luợng liên quan tới quá trình này là CSSR (call set up success ratio) là một trong thông số đầu tiên xem xét đến khi đánh giá về chất lượng của một mạng thông tin di động. Thường các nhà mạng luôn yêu cầu thông số này phải đạt trên 95%, tuy nhiên tùy các mạng khác nhau mà con số ngưỡng này có thể cao hơn. Là một người kỹ thuật, chúng ta cần nắm rõ quá trình này để phân tích và đánh giá thông số CSSR của mạng đồng thời có thể xác định được nguyên nhân gây ra chất lượng mạng kém liên quan đến thông số này. 3.2.4. Thiết lập kết nối Ta đã biết về thủ tục thiết lập cuộc gọi và thông số chất lượng quan trong của mạng là CSSR. Ở bài này ta sẽ tiếp tục với một thông số chất lượng khác cũng quan trọng không kém, đó là tỉ lệ rớt cuộc gọi DCR (Drop Call Rate). Nếu như một cuộc gọi hòan thành và kết húc thì sẽ không có hiện tượng rớt mạng, tuy nhiên nếu cuộc gọi chưa hòan thành mà không tiếp tục được nữa, đây chính là con số phản ảnh tỉ lệ rớt cuộc gọi ở mạng di động. Tỉ lệ này được định nghĩa là số cuộc gọi bị rớt (kết thúc không bình thường) trên tổng số cuộc gọi kết nối thành công. Như vậy rõ ràng ta cần phải nắm được thủ tục giải phóng kết nối khi cuộc gọi hòan tất để xác định được cuộc gọi nào là bình thường cuộc gọi nào bị rớt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhan Thi Hanh Dung.doc