Đồ án Tổng đài Alcatel 1000E10

Bảng mạch in TMLAB là một UT, thực hiện chức năng đo kiểm đường dây thuê bao và máy điện thoại. TMLAB nằm trong GTA như một máy phát đáp kiểm tra cho các kết nối từ thuê bao tới các CNL và các kết nối từ thuê bao tới mỗi CNE, TMLAB do TPOS quản trị

Các giá trị cần đo kiểm bao gồm:

- Điện áp xoay chiều giữa giây A với đất

- Điện áp xoay chiều giữa giây B với đất

- Điện áp một chiều giữa giây A với đất

- Điện áp một chiều giữa giây B với đất

- Điện trở cách điện giữa giây A với đất

- Điện trở cách điện giữa giây B với đất

- Điện trở cách điện giữa 2 giây A và B

- Điện dung cách điện giữa 2 giây A và B

 

doc109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tổng đài Alcatel 1000E10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng quan về đơn vị đấu nối thuê bao CSN 1.1. Vai trò vị trí của khối kết cuối thuê bao trong tổng đài OCB-283. CSN là đơn vị đấu nối thuê bao có khả năng phục vụ cả thuê bao tương tự và thuê bao số của tổng đài OCB-283. CSN được thiết kế phù hợp với mạng có sẵn và có thể đấu nối tới mõi hệ thống sử dụng báo hiệu số 7. CSN có thể là nội hạt ký hiệu CSNL hay là tổng đài vệ tinh CSND. Sơ đồ đấu nối CSN với OCB-283 được mô tả trong hình dưới đây Digital Subscriber CSNL MA trận chuyển mạch CSND PCM LR Analog Subscriber Digital Subscriber Analogue Subscriber Hình 1.1. Vị trí của CSN đối với OCB-283 CSN được thiết kế để phù hợp với nhiều loại hình đĩa dư: Nó có thể là nội hạt (CSNL) hay vệ tinh (CSND) phụ thuộc kiểu vào kết nối với chuyển mạch: CSNL nối tới OCB-283 qua LR. CSND nối tới OCB-283 qua PCM. CSNL và CSND có cấu trúc hoàn toàn giống nhau nhưng CSND có nhiều thiết bị hơn, hầu hết là các thiết bị phục vụ cho CSND ở chế độ tự trị như TFILM, TRF8… CSNL và CSND đều sử dụng hệ thống báo hiệu số 7. CSND có khả năng biên dịch (TR) khi ở chế độ tự trị. CSN được phân làm hai phần: Bộ điều khiển số UCN có thể là nội hạt hay ở xa tuỳ thuộc vào kiểu kết nối với tổng đài. Bộ tập trung số CN có thể là nội hạt CNL hay ở xa CNE tuỳ thuộc vào đơn vị điều khiển. 1.2. Các loại thuê bao của CSN. CSN của Alcatel 1000 E10 có thể kết nối tới mõi loại thuê bao : Thuê bao tương tự 2 dây, 4 dây. Thuê bao số truy nhập cơ sở, với tốc độ 144 Kb/s: 2 B + D16 Thuê bao số truy nhập sơ cấp, tốc độ 2048 Kb/s: 30 B + D64 Trong đó kênh B là kênh tiếng hay kênh mang số liệu thực. Kênh D còn gọi là giao thức truy nhập kênh nghiệp vụ LAP D được sử dụng cho 3 mục đích: Báo hiệu. Số liệu chuyển mạch tốc độ chậm. Đo kiểm từ xa. Tối đa có 5120 thuê bao trong CSN. 1.3. Tổ chức chức năng của CSN. 1.3.1 Chức năng đơn vị điều khiển số UCN UCN thực hiện chức năng giao tiếp CN và chuyển mạch. UCN gồm: Đơn vị điều khiển và kết nối UCX, có cấu trúc kép, hoạt động theo kiểu hoạt động / dự phòng. Đơn vị UCX hoạt động điều khiển mõi lưu lượng và luôn cập nhật cho đơn vị UCX hoạt động thì UCX dự phòng có thể chuyển đổi thay thay thế tức thời để xử lý toàn bộ lưu lượng. Một khối xử lý thiết bị phụ trợ GTA, thực hiện một số chức năng riêng biệt của UCX: Tạo các tone và các bản thông báo cho thông tin nội bộ khi CSND hoạt động tự trị, nhận diện các tín hiệu đa tần từ các máy điện thoại ấn phím khi CSND hoạt động tự trị, quản lý các cảnh báo PCM và phòng máy, đo kiểm đường dây thuê bao và nối tới CNL. Chức năng của CSN được mô tả trong hình 1.2. CN UCN CNLM CNEM UCX GTA RcX UC CSN Hình 1.2: Tổ chức chức năng CSN Các CNE nối tới UCN bằng các đường PCM qua một giao diện CNE, gọi là ICNE, ICNE đồng bộ các đường PCM và chuyển chúng thành các đường mạng nội bộ LRI để nối tới UCN. Một UCX được chia thành hai phần : Ma trận chuyển mạch (RCX). Khối điều khiển (UC). CSN có hai cấp tập trung. Cấp thứ nhất tại các bộ tập trung và cấp thứ hai ở RCX. 1.3.2. Phân loại bộ tập trung CN. Có hai loại bộ tập trung có thể nối tới UCN: CNLM: Bộ tập trung nội hạt cho thuê bao tương tự và thuê bao số. CSNL nối tới UCN bằng các đường LRI. CNEM: Bộ tập trung thuê bao xa cho thuê bao tương tự và số. CNEM nối tới UCN bằng các đường PCM. PCM có thể kết nối tối đa tới 256 thuê bao. 1.4. Kết nối CSN tới OCB-283. 1.4.1. Kết nối CSNL với OCB-283 Các đơn vị tập trung số nội hạt (CSNL được đấu nối trực tiếp với mạng đấu nối MCX của OCB-283 bằng từ 2 tới 16 đường mạng LR). Báo hiệu số 7 được truyền trên TS16 Của LR0 và LR1. Các TS0 không được sử dụng để làm kênh tiếng hoặc kênh số liệu. Các TS16 không mang tín hiệu báo hiệu số 7 vẫn có thể được sử dụng để truyền tín hiệu thoại. CSNL giao tiếp với MCX của OCB-283 thông qua SAB và sử dụng hai nhóm GLR để đấu nối trực tiếp giữa SAB với hai mặt của ma trận chuyển mạch MCX. Do đó giao tiếp với hệ thống, CSNL đã nhận được tín hiệu đồng bộ khung, tín hiệu đồng bộ từ trạm STS qua ma trận chuyển mạch MCX. Chức năng SAB trong CSNL được thực hiện bởi bảng TCILR (16 bảng) và TCBTL (2 bảng). MCX GTA RCX UC CNL ICNE CNE Thuê bao 15 1 0 Báo hiệu số 7 của CCITT 2 đến 16 LR PCM TS 16 Thuê bao Hình 1.3 Đấu nối CSNL vơí OCB-283 I.4.2. Kết nối CSND với OCB-283 Báo hiệu số 7 của CCITT Báo hiệu số 7 của CCITT MCX CNL ICNE CNE GTA 15 1 0 2 đến 16 LR RCX UC SMT 15 1 0 2 đến 16 PCM PCM TS 16 TS 16 Thuê bao Thuê bao Hình 1.4 : CSND kết nối OCB-283 Đơn vị truy nhập thuê bao xa CSND được đấu nối tới mạng chuyển mạch OCB-283 thông qua đơn vị truy nhập đường trung kế SMT bởi 2 tới 16 đường MIC. Các TS16 của PCM 0 và PCM 1 truyền tín hiệu số7. Các TS16 của PCM 2 đến PCM 15 truyền tín hiệu tiếng nói. Các TS0 của các PCM đều truyền tín hiệu đồng bộ. Chương 2 Mạng quản lý đấu nối UCN 2.1. Chức năng của đơn vị đấu nối UCN. Đơn vị đấu nối UCN có những chức năng sau: Điều khiển đấu nối phục vụ cho các cuộc gọi nội bộ trong CSN, các cuộc gọi đi và đến của CSN. Giao tiếp giữa CSN và tổng đài. UCN bao gồm các khối chức năng. Mạng chuyển mạch RCX (đấu nối chuyển mạch các đường thoạI và báo hiệu), đơn vị điều khiển đấu nối UC (điều khiển RCX), đơn vị xử lý thiết bị phụ trợ GTA (thực hiện tạo tone, tạo film, nhận biết tín hiệu xung quay số , đo thử thuê bao). 2.2. Mạng đấu nối chuyển mạch RCX. Đế vận hành an toàn thì ma trận kết nối RCX của UCN có cấu trúc kép vận hành theo chế độ Hoạt động/dự phòng, hai mặt hội thoại với nhau theo giao thức HDLC. RCX được tạo thành từ các bảng chuyển mạch thời gian TRCX. RCX có cấu trúc module có nghĩa là có thể có một, hai hay ba bảng mạch TRCX tuỳ thuộc vào số lượng các LRI được sử dụng. Một bảng mạch TRCX có thể kết nối tới 16 LRI. Giả sử ma trận kết nối có 48 LRI kết nối với các CN thì tổ chức các LRI được phân bố như hình vẽ II.1 LR0,LR1 LR2,LR3,LR4 LR5 LR6-LR47 Kết nối với bảng Kết nối với GTA Chưa sử dụng Kết nối với CNL,CNE mạch TCCS Bảng mạch TRCX xây dựng nên từ các ma trận 16 ì 16 với cấu trúc kép. Hai nửa TRCX nối với nhau bằng các đường mạng nội bộ trong CSN là LRIR. Khi CSND hoạt động bình thường thì mạng kết nối thực hiện chức năng kết nối : TS trên LRIE → TS trên LRIS. TS trên LRIS → TS trên LRIE. (Tức là các cuộc gọi qua trường chuyển mạch chính SMX). Khi CSND ở chế độ tự trị thì mạng kết nối thực hiện chức năng kết nối chức năng, (TS trên LRIE → TS trên LRIS ) ì 2: Các cuộc gọi thông qua trường chuyển mạch chính SMX. Trong bảng mạch TRCX có trang bị khối chèn/ tách tín hiệu đo kiểm các đấu nối (I/E). ở trên đường LRIE và 1 thiết bị chiết (E). Tách tín hiệu đo kiểm các đấu nối ở trên đường LRIS. TRCX được diều khiển bởi TMQR. Các LR nối CSN tới trường chuyển mạch của SMX đều qua TMQR. Cấu trúc của bảng chuyển mạch TRCX được mô tả trong hình II.2. SVC7 GTA SVCUT RCX TRCX0 TRCX1 TRCX2 CN CN CN LRI0 LRI15 LRI 2,3, 4 LRI 32 đ 47 LRI I6 đ 15 LRI 16 đ 31 LRI 0,1 Hình 2.1 Cấu trúc tổng thể của mạng kết nối Các thiết bị E, I/E kiểm tra mạng kết nối và tính liên tục giữa UCN và các bộ tập trung. Viêc kiểm tra này được thực hiện chủ động bằng cách chèn các TS kiểm tra hay bị động bằng cách tách TS. LRIR là đường mạng nội bộ trong RCX. Mỗi RCX có tối đa 16 LRIR được phân bố như sau: LRI O Sử dụng cho kết nối các board TCCS LRI 1 LRI 2 LRI 3 Sử dụng cho việc đấu nối GTA LRI 4 - LRI 5 Không được sử dụng - LRI 6 đến Sử dụng cho kết nối các bộ tập trung CNL hay CNE - LRI 47 LRIE LRIE LRIE LRIS LRIE LRIS LRIS I/E I/E I/E I/E I/E I/E 16x16 16x16 16x16 16x16 16x16 16x16 16x16 16x16 16x16 16x16 16x16 16x16 LRCX1 LRCX1 LRCX2 LRCX3 I/E E I/ E TMQR LRS LRE 16 16 16 16 16 16 16 16 To/from SMX Hình 2.2 : Cấu trúc bảng mạch TRCX Với: LRIE : Đường mạng nội bộ vào TRCX-có 16 đường LRIS : Đường mạng nội bộ ra TRCX-có 16 đường . LRE : Đường mạng đấu nối RCX đến tổng đàI LRS : Đường mạng đấu nối từ tổng đài đến RCX I/E : Bộ giao tiếp các đường vào RCX. E : Bộ giao tiếp các đường ra RCX. LRIR : Đường nội bộ đấu nối giữa đâù vào và đầu ra RCX. ở chế độ hoạt động bình thường sự đấu nối hai chiều trong mạng là: TS trên LRIE TRCX TS trên LRE. TS trên LRS TRCX TS trên LRIS. Bảng mạch TRCX được điều khiển bởi bảng mạch TMQR (bộ điều khiển mạng đấu nối) nó điều khiển sự đấu nối các đường nội bộ với đường mạng. Bảng này có một thiết bị giao tiếp các đường vào RCX (I/E trên LRS) và một thiết bị giao tiếp các đường ra từ RCX (E trên LRE). Những thiết bị này được sử dụng để kiểm tra cả mạng đấu nối với sự liên tục giữa đơn vị UCN và các bộ tập trung. Việc kiểm tra này có thể thực hiện hoặc ở chế độ Active bởi việc xen khe thời gian kiểm tra hoặc ở chế độ Standby bởi việc tách khe thời gian đầu vào hoặc đầu ra. 2.3 Đơn vị điều khiển đấu nối UC. Để đảm bảo an toàn, đơn vị đấu nối UCX được cấu tạo kép. Nó được chia thành hai phần: Mạng đấu nối RCX Đơn vị điều khiển đấu nối UC UC bao gồm những bảng mạch sau: Bảng mạch TMQR: Bộ điều khiển bảng đấu nối Bảng TPUCB: Bộ xử lý đơn vị điều khiển Bảng TMUCB: Bộ nhớ đơn vị điều khiển Bảng TCCS-SVC7: Coupler quản trị báo hiệu số 7 giữa CSN và SMX (OCB) - Trường chuyển mạch chính Bảng TCCS-SVCUT: Coupler quản lý báo hiệu HDLC giữa UCX và các bộ tập trung, GTA với đơn vị đấu nối Một Bus điều khiển đấu nối tất cả các bảng bên trong UC Các đơn vị đấu nối hoạt động theo kiểu ACT/SBY (hoạt động/ dự phòng). Bảng TSUC được sử dụng để lữa chọn chế độ hoạt động bởi việc tạo ra tín hiệu P/R. Bảng này không đuợc cấu tạo kép. TRCX TRCX TRCX TSUC TCCS SVC UT TCCS SCV 7 TMUC TPUC TMQR Bus UC 16 LRE 48LRIS 48LRIE 16 LRS P/R Hình 2.3 : Cấu trúc tổng quan của UCX 2.3.1. Bảng mạch in TMQR Bảng mạch in hoạt động với vai trò kép. Trước hết nó hoạt động như một bộ điều khiển các bảng mạch TRCX được đấu nối bởi bus thường trú, thứ hai nó hoạt động như là giao tiếp giữa các đơn vị điều khiển thông qua các UC. Bảng mạch in TMQR được xây dựng trên cơ sở bộ xử lý Intel 80186 và có một RAM 16 Kb. 2.3.2. Bảng mạch in TPUCB Bảng mạch in TPUCB xử lý giám sát các chức năng: Chuyển mạch, phòng vệ, các chức năng vận hành và bảo dưỡng của CSN. Nó được đấu nối tới các bộ tập trung và GTA qua bảng mạch in TCCS-SVCUT và nối tới trường chuyển mạch chính thông qua bảng mạch TCSS-SVC7. Cả hai bảng mạch TPUCB được nối với nhau để cập nhật cho phần dự phòng từ phần hoạt động. Bảng mạch TPUCB được xây dựng xung quanh mp IAPX 486 thay cho IAPX 186. 2.3.3. Bảng mạch in TMUC2M. Các khối điều khiển UC không hội thoại trực tiếp với nhau mà hội thoại thông qua bộ nhớ chung, đó là bảng nhớ TMUC2M. Có hai loại bộ nhớ: Một bộ nhớ 64 KB lập trình lại được chức năng các chương trình, khởi tạo cho tất cả các khối điều khiển. Một DRAM với mã tự sửa sai, có dung lượng 2 MB, từ mã 16 bit. Bộ nhớ này chứa các chương trình thực hiện bởi TPUCB, số liệu tĩnh và động (như các bảng phần cứng,..) và các vùng dành cho số liệu các khối điều khiển. 2.3.4. Các bảng mạch in TCCS. Các bảng mạch in TCCS (SVCUT&SVC7) hoạt động với vai trò kép. Trước hết chúng trợ giúp việc hội thoại giữa các bộ tập trung, GTA với khối điều khiển UC, thứ hai chúng trợ giúp việc hội thoại giữa trường chuyển mạch chính (OCB-283) với klhối điều khiển UC. Phần cứng của hai bảng mạch in này giống hệt nhau nhưng phần mềm của hai bảng mạch in nay tuỳ thuộc vào kiểu giao thức: TCCS-SVCUT: Xử lý báo hiệu HDLC TCCS-SVC7: Xử lý báo hiệu số 7 Các LR0, LR1 được dùng để nối hai bảng mạch in này tới RCX. CN\GTA OCB-283 TCCS SVCUT RCX TCCS SVC7 LR0 LR1 HDLC CCITT N07 LR2-LR47 LR0-LR15 Hình2.4 : Vị trí các bảng TCCS trong CSN 2.3.5 Bảng mạch in TCCS-SVCUT Trao đổi báo hiệu với các bảng mạch UT bằng giao thức HDLC. Trao đổi báo hiệu với các khối bên ngoài sử dụng giao thức báo hiệu số 7. Tín hiệu HDLC được trao đổi giữa các bộ tập trung, GTA và UC được truyền trên TS16 của tất cả các đường kết nối giữa chúng với nhau. Tín hiệu báo hiệu HDLC từ CN/GTA được mô tả như hình vẽ dưới đây. TS16 TS16 LRI 0 CN/GTA CN/GTA RCX LRI 2 LRI 1 LRI 3 TCCS SVCUT TCCS SVC 7 TSx Kết nối bán cố định Hình 2.5 : Tín hiệu HDLC từ CN/GTA Tín hiệu báo hiệu HDLC từ các bộ tập trung hay GTA được phát song song trên 4 TS16. Chỉ só hai TS16 trên LR0 và LR2 được kết nối qua RCX bởi hai kết nối bán cố định và sẽ tới TSx của LRI 0-LRI 1. TSx được phân nhiệm cho từng CN. Tín hiệu phát song song trên cả hai TSx được phân nhiệm cho từng CN trên LRI 0 và LRI. Mỗi TSx thông qua kết nối bán cố định ở RCX nối tới TS16 của LRI 0 và LRI 2 đi tới CN\GTA. Sự trao đổi thông tin giữa OCB-283 (SS7) và CN\GTA (HDLC) diện ra như sau: Yêu cầu từ OCB-283 qua hai kênh báo hiệu số 7 là COC 0 và COC 1, qua kết nối bán cố định tại RCX tới TCCS-SVC7 đưa qua Bus UC, được TPUCB xử lý trong vùng của bộ nhớ chung MC rồi gửi đáp ứng (HDLC) qua Bus UC tới TCCX-SVCUT qua kết nối bán cố định tạI RCX tới TS16 của LRI 0 và LRI 2. Trao đổi báo hiệu HDLC được mô tả như hình vẽ 2.6 và 2.7. TS16 CN/GTA CN/GTA RCX LR 2 LR 1 LR 3 TCCS SVCUT TCCS SVC 7 TSx LR0 Hình 2.6 : Tín hiệu HDLC từ TCCS Bảng mạch in TCCS được xây dựng xung quanh vi xử lý IAPX186 và có 32 KB RAM. Bộ nhớ của bảng mạch này chứa các phần mềm để xử lý HDLC hoặc báo hiệu số 7. 2.3.6. Bảng mạch in TSUC. Để đảm bảo an toàn UCX được cầu tạo kép hoạt động theo kiểu ACT/SBY(hoạt động/dự phòng). Bảng TSUC được sử dụng để lữa chọn một trong hai chế độ hoạt động này. TSUC thông báo cho tất cả các CSN biết kiểu hoạt động của UCX một cách liên tục. Thông tin này được truyền đi thông qua tín hiệu P/R. P/R=0 : UCX đang ở chế độ hoạt động P/R=1 : UCX1 đang ở chế độ hoạt động Tín hiệu P/R được tạo thành từ hai kiểu tín hiệu: Tín hiệu thông báo sự sai lỗi của UCX Chuyển đổi mặt hoạt động một cách linh hoạt, yêu cầu sự công nhận từ mạch vòng logic kia. Bảng mạch TSUC cũng cho phép trạng thái logíc của CSN được hiện thị và cho phép truy nhập các lênh nhân công (cho phép chuyển trạng thái hoặc thiết lập lại các UCX). 2.3.7. Khối xử lý phụ trợ GTA. ● Tổng quan về GTA. GTA nằm trong ngăn giá UCN. Nó có cấu trúc tương tự như một bộ tập trung và được nối tới ma trận kết nối RCX bằng tối đa 4LRI. GTA bao gồm: 0 tới 2 đơn vị thiết bị đầu cuối các bản tin thông báo và tone cần thiết cho chế độ hoạt động tự trị của CSND đó là bẳng TFILM. 0 tới 2 đơn vị thiết bị đầu cuối nhận tín hiệu quay số đa tần từ máy điện thoại ấn phím khi CSND ở chế độ tự trị, đó là bảng TFILM. Một thiết bị đầu cuối để kiểm tra các đường thuê bao tương tự được kết nối với CNL, đó là bảng TMLAB. Một thiết bị đầu cuối cho phòng vệ GTA và định vi các cảnh báo của CSN, đó là bảng TPOS. 2 giao tiếp điều khiển phân phối xung đồng hồ và các liên kết nội bộ tới ngăn giá máy, bảng THLR. GTA mang con số CN=20. Cấu trúc được mô tả như hình sau: THLR0 TFILMB TRF8B TMLAB TPOS THLR1 LRIE - LRIS LRIE - LRIS DT0 DT1 Bus giải quyết tranh chấp LTUE LTUR LTUE LTUR Phân bố xung đồng hồ Phân bố xung đồng hồ Hình 2.7 : Tổ chức GTA Bus điều khiển tránh xung đột có chức năng phân nhiệm việc chiếm dụng bus điều khiển cho từng bảng mạch, bình thường khi không có hội thoại thì trạng thái của bus có logíc bằng 0, nếu có bảng mạch nào cần chiếm dụng thì nó sẽ điều chỉnh trạng thái của bus về logíc 1, khi đó trạng thái bus chuyển về bận. Các đồng hồ DT 0, DT1 được cung cấp cho GTA hoạt động theov hoạt động/dự phòng. ● Bảng mạch in TFILMB. Bảng này có thể tạo ra 4 bản tin thông báo và 8 tone nhưng mới chỉ sử dụng 4 tone. TFILMB hoạt động khi CSND ở chế độ tự trị. Nó được cấu tạo như sau: Phần mềm chung gọi là LCUT, chính là hệ điều hành của bảng mạch để giao tiếp phần cứng và các ứng dụng. Phần mềm ứng dụng là phần mềm chức năng riêng biệt của từng loại bảng mạch. Bảng mạch TFILMB gồm: Phần mềm chung cho mõi UT là LCUT. Phần ứng dụng tạo thông báo và các tone. Các loại tone được tạo ra: Tone hồi âm chuông: Truyền trên TS 24, tần số 440 Hz, nhịp tone 1,7s/3,3s Mời quay số: Truyền trên TS 25, tần số 440 Hz phát liên tục không bị ngắt quãng Tone báo bận: Truyền trên TS 26, tần số 440 Hz nhịp tone 0,5s/0,5s. Tone ấn phím: Truyền trên TS 27, kết hợp hai tần số 697 Hz và 1209Hz nhịp 0,1s/0,1s. Các tone được truyền liên tục đến bộ điều khiển mạch giao tiếp đường số, sau đó bộ này sẽ chèn các tone vào trong các khe thời gian tương ứng (TS 24-TS 27) của đường LTUE 0 và LTUE 2. Thời gian của tone bằng việc đấu nối và ngắt đấu nối tại mức của bộ điều khiển dưới sự điều khiển của vi xử lý. Các bản tin thông báo được ghi trong 4 khối nhớ ROM với dung lượng 96 KB. Mỗi bản tin thông báo kéo dài 12s. Các bản tin thông báo được đấu nối dưới sự điều khiển của bộ điều khiển HDLC vào TS 5 và TS 8 trên đường LRI 2 và LRI 3. ● Bảng mạch in TFR8B. Bảng mạch này được lắp đặt trong CSND đảm bảo khả năng hoạt động tự trị của CSND. Nó tương đương với 8 bộ thu tần số Vai trò của bảng TRF8B: Thừa nhận sự kết hợp tần số được phát từ bộ thu tín hiệu ấn phím. ● Bảng mạch in TMLAB Bảng mạch in TMLAB là một UT, thực hiện chức năng đo kiểm đường dây thuê bao và máy điện thoại. TMLAB nằm trong GTA như một máy phát đáp kiểm tra cho các kết nối từ thuê bao tới các CNL và các kết nối từ thuê bao tới mỗi CNE, TMLAB do TPOS quản trị Các giá trị cần đo kiểm bao gồm: Điện áp xoay chiều giữa giây A với đất Điện áp xoay chiều giữa giây B với đất Điện áp một chiều giữa giây A với đất Điện áp một chiều giữa giây B với đất Điện trở cách điện giữa giây A với đất Điện trở cách điện giữa giây B với đất Điện trở cách điện giữa 2 giây A và B Điện dung cách điện giữa 2 giây A và B Đối với các thuê bao số truy nhập cơ sở thì việc kiểm tra liên tục đường dây do bảng mạch TABN thực hiện. Đối với thuê bao truy nhập sơ cấp thì người ta không thực hiện đo kiểm mà cảnh báo đường PCM sẽ cho biết trạng thái của chúng. Đo kiểm máy điện thoại được sử dụng cho thuê bao tương tự, các tham số cần đo Nguồn nuôi Dòng chuông Con số thuê bao quay từ máy phát xung thập phân Con số thuê bao quay từ máy phát tone đa tần ● Chế độ hoạt động tự trị. Trong trường hợp các kênh báo hiệu số 7 giữa CSND và OCB-283 bị gián đoạn thì CSND sẽ chuyển sang chế độ hoạt động tự trị. Trong trạng thái này thuê bao trong CSND, chế độ này cho phép CSND kết nối các cuộc gọi nội hạt, lúc đó CSND vận hành như mật chuyển mạch nhỏ : GTA phát các tone GTA nhận các tín hiệu quay số đa tần UC phân tích các thông tin GTA phát các bản tin thông báo Trong chế độ tự trị các cuộc gọi không bị tính cước. Khi kênh báo hiệu được khôi phục thì sau 15 phút các cuộc gọi tự trị đang được tiến hành sẽ bị chấm dứt. ● Giao tiếp kết nối giữa CSND và OCB-283. CSND kết nối tới mạng OCB-283 thông qua cực đại 16 tuyến PCM Mỗi tuyến PCM được đấu nối đến một bảng TTRS. ở chế độ thu chức năng của TTRS : Chuyển đổi mã HDB3 thành mã nhị phân Tách các xung đồng hồ Đồng bộ các kết nối PCM Phát hiện cảnh báo đường MIC Khi phát tín hiệu tới OCB-283, TTRS thực hiện các chức năng Biến đổi mã nhị phân thành HDB3 Tạo xung thời gian qua TS 0 ở chế độ thu số liệu được gửi tới đơn vị đấu nối UCX. ở chế độ phát chỉ có số liệu từ logic điều khiển được xử lý. Tín hiệu điều khiển P/R: (thay đổi ACT/SBY) được phát bởi bảng TSUC được sử dụng cho việc xử lý số liệu từ mạch vòng logic điều khiển. CSND đấu nối đến OCB-283 bởi tối đa 16 đường LR được xử dụng. ở chế độ thu: Số liệu được gửi tới cả 2 đơn vị đấu nối UCX. ở chế độ phát: Chỉ có số liệu từ logic điều khiển được xử lý. Tín hiệu P/R được đưa ra từ TSUC được sử dụng để xử lý số liệu từ mạch vòng logic điều khiển. Bảng TCILR khuếch đại số liệu để gửi. ● Bảng mạch tạo giao động cho CSND : TBTD Bảng mạch CSND được cấu thành từ các bảng TBTD. Bảng TBTD được lắp đặt để tạo tín hiệu thời gian được yêu cầu cho việc điều hành CSND (các tín hiệu D4M và DSBT). Bảng TBTD được cấu tạo kép để đảm bảo an toàn CSND có hai bộ dao động OSC 0 và OSC 1 nằm trong các bảng mạch TBTD0 và TBTD 1. Mỗi bảng TBTD thu các xung đồng hồ được lấy từ 4 đường PCM (các tín hiệu HREC 0 đến HREC 3 ) từ 4 bảng TTRS đầu tiên. Mỗi bảng TBTD cũng thu các cảnh báo bị phát hiện trên một trong bốn đường PCM đó. Các tín hiệu cảnh báo này được xử dụng để lữa chọn một trong bốn xung đồng hồ cho việc đồng bộ tạo dao động với xung đòng hồ sai. ĐIều khiển logic 0 ĐIều khiển logic 1 THLR 0 THLR 1 CNL THLR 0 THLR 1 THLR 0 THLR 1 TATI 0 TATI 1 CNL GTA ICNE TTRS 0 TTRS 15 TTRS0 HERCO + ALARMO TTRS 1 TTRS 2 TTRS 3 HERC1 + ALARM1 HERCO2+ ALARM2 HERCO3+ ALARM3 TBTD 1 TBTD 1 D4M + DSBT Điều khiển logic 0 Điều khiển logic 1 THLR 0 THLR 1 CNL THLR 0 THLR 1 THLR 0 THLR 1 TATI 0 TATI 1 CNL GTA ICNE TTRS 0 TTRS 15 TTRS0 HERCO + ALARMO TTRS 1 TTRS 2 TTRS 3 HERC1 + ALARM1 HERCO2+ ALARM2 HERCO3+ ALARM3 TBTD 1 TBTD 0 1 D4M + DSBT TPOS (GTA) FBT 0 FBT 1 Hình 2.8 : Bảng mạch TBTD ● Giao tiếp giữa CSNL và MCX. Đây chính là chức năng của CSNL, được thực hiện bởi hai bảng mạch TCILRvà TCBTL, trong đó 2 đến 16 TCILR thực hiện chức năng giao tiếp đường mạng và 2 TCBTL cung cấp xung đồng hồ cho CSNL. Bảng giao tiếp đường mạng TCILR. Khi phát từ CSNL đến SMX, nó nhận các đường LRE từ UCX 0 và OCX 1. Tuỳ thuộc vào tín hiệu P/R mà nó sẽ phân phối tín hiệu thoại động (P) tới TCBTL0 và TCBTL1. Khi nhận từ SMX đến CSNL, nó nhận các LAS (LRS) từ TCBTL 0 và TCBTL 1 và phát tới UCX 0 và UCX 1. Các TCBTL hội thoại với nhau thông qua bảng mạch kết nối TSBTL. UCX 1 2 Mbít/s 8 bít/kênh UCX 0 Chọn lữa P/R Chọn lữa DISP TCILR TCBTL1 TCBTL0 LAE LAS 16 LR 16 LR DISPO 4 Mbit/s 16bít/kênh Hình 2.9 : Chức năng SAB Bảng mạch thời gian cơ sở TCBTL thực hiện các chức năng sau: Thu xung đồng hồ D4M và DSBT từ các bảng mạch trong CSNL… Phát xung đồng hồ D4M và DSBT từ các bảng mạch trong CSNL… Biến đổi 8 bit Û 16 bit Xử lý các bit đIều khiển (từ 13 bit đến bit 15 ). CHương 3 Khối Tập trung Thuê bao nội hạt CNL 3.1. Cấu tạo tổng thể. 3.1.1. Bộ tập trung thuê bao nội hạt. Khối tập trung thuê bao nội hạt cho cả thuê bao tương tự và thuê bao số CNLM bao gồm các thành phần trong cùng một ngăn giá, đó là: 1 tới 16 đơn vị kết cuối (UT) dành cho thuê bao số và thuê bao tương tự 1 UT dành cho đơn vị phòng vệ và định vị (TPOL) 2 giao tiếp điều khiển phân phối xung đòng hồ và các kết nối nội bộ ngăn giá LTU (THLR). 1 bảng cung cấp nguồn cho ngăn giá (TCRMT). UT 16 THLR 0 THLR 1 LTUR DT 0 DT 0 DT 1 LTUE LTUE-LTUR UT 15 UT 1 UT 0 ETPS Bus điều khiển tránh xung đột Được mô tả như hình III.1 LRIE-LRIS LRIE-LRIS LRIE-LRIS LRIE-LRIS Chú thích: UT 0 đến UT 15 : Các bảng thuê bao UT 16 : Bảng định vị, sữa chữa Hình 3.1: Tổ chức tổng quan của CNLM Đơn vị kết cuối UT: Là một bảng mạch có khả năng trao đổi báo hiệu HDLC với UCN. UT có hai phần : Phần chức năng chung cho các UT với phần mềm LCUT, hoạt động như hệ điều hành UT. Phần ứng dụng riêng tuỳ thuộc vào chức năng của từng UT 3.1.2. Phần chức năng chung LCUT LCUT có các chức năng sau: Một bộ vi xử lý INTEL 8031 cùng với 1 ROM tốc độ 4 Kb/s chứa chương trình hoạt động của bộ xử lý. Một ROM ngoài 8 KB, gồm có: + Chương trìmh khởi tạo LCUT + Các chương trình cần thiết cho việc trao đổi báo hiệu HDLC. + Chương trình cập nhật số liệu. Một RAM tốc độ 8 Kb/s chứa đựng các chương trình đặc biệt cho phần ứng dụng. Các chương trình này được nạp từ đơn vị đIều khiển số UCN. Một bộ điều khiển trợ giúp thủ tục HDLC, đơn vị kết thúc UT trao đổi với UCN bằng báo hiệu HDLN. Để thực hiện được sự trao đổi này, bộ điều khiển phải chèn/tách dữ liệu ở khe thời gian mang báo hiệu (TS16). Hội thoại này do vi xử lý điều khiển . Module giao tiếp các đường tín hiệu đồng hồ có cấu trúc kép. Bộ xử lý sẽ chọn một trong hai đường tín hiệu đồng hồ . Phần ứng dụng Phần điều khiển Vi xử lý +các bộ nhớ Giao tiếp đồng hồ Phần chung LCUT DT 1 LTU 0 LTU 1 LTU 2 LTU 3 Phần ứng dụng riêng DT 0 Hình 3.2 : Phân chia theo chức năng LCUT 3.1.3. Chức năng của BUS tránh xung đột. Khe thời gian mang báo hiệu HDLC (TS16) được sử dụng cho tất cả các UT của bộ tập trung, do vậy có thể xảy ra xung đột khi một vài UT cùng muốn truyền bản tin tới UCN. Bus tránh xung đột có vai trò ngăn chặn các xung đột này. Trạng thái bình thường của Bus là 0, có nghĩa là TS16 đang rỗi. Khi một đơn vị kết cuối UT có nhu cầu truyền một bản tin tới UCN thì nó thực hiện kiểm tra trạng thái của Bus này: Nếu trạng thái của bus là 1 thì nghĩa là khe thời gian báo hiệu đang bận thì bắt buộc UT phảI chờ. Nếu trạng thái bus là 0, Ut sẽ thiết lập trạng thái về logic 1 và truyền bản tin tới UCN. Khi kết thúc truyền tin nó sẽ chuyển bus về trạng thái 0. Các UT không thể cùng một lúc kiểm tra trạng thái của BUS được mà trong một thời điểm chỉ dành riêng cho một đơn vị kết cuối kiểm tra. 3.1.4. Đơn vị kết cuối (UT) cho các thuê bao tương tự , bảng TABAS. Đơn vị kết cuối phục vụ đấu nối thuê bao tương tự bao gồm 16 bảng TABAS. Một TABAS bao gồm: Một phần cấu trúc chung cho UT L: LCUT Phần ứng dụng đấu nối cho 16 thuê bao thường. Đối với mỗi thuê bao, phần ứng dụng bao gồm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29885.doc