Đồ án Tổng quan về quản trị mạng trên Windows 2000 Server

 

MỤC LỤC

 

Trang

 

Lời nói đầu v

 

PHẦN 1_TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH

 

CHƯƠNG 1_TỔNG QUAN CHUNG VỀ

MẠNG MÁY TÍNH 1

 

I.Lịch sử phát triển mạng máy tính 1

 

II.Các khái niệm 3

1. Định nghĩa mạng máy tính 3

2. Các qui ước sử dụng trong mạng máy tính 3

3. Các thành phần chủ yếu của mạng máy tính 3

4. Những ưu điểm của mạng máy tính 4

 

III.Phân loại mạng máy tính 5

1. Phân loại theo khoảng cách địa lí 5

2. Phân loại theo phương thức chuyển mạch 6

 

IV.Cấu trúc liên kết mạng 10

1. Cấu trúc kiểu Bus 10

2. Cấu trúc kiểu Star 12

3. Cấu trúc kiểu Ring 13

4. Cấu trúc kiểu Star-Bus và Star-Ring 14

 

V.Giao thức mạng 15

 

VI.Các thiết bị truyền dẫn (Phương tiện truyền dẫn) 16

1. Đường truyền hữu tuyến 16

2. Đường truyền vô tuyến 20

 

VII.Thiết bị mạng 21

1. Các bộ giao tiếp mạng 21

2. Hub (Bộ tập trung) 22

3. Repeater (Bộ chuyển tiếp) 23

4. Bridge (Cầu) 24

5. Router (Bộ tìm đường) 25

6. Brouter (Bộ chọn đương cầu) 26

7. Gate way (Cổng nối ) 26

8. Multiplexor (Bộ dồn kênh) 26

9. Modem 27

 

VIII.Hệ điều hành mạng NOS 27

1. Khái niệm 27

2. Các hệ điều hành thông dụng 28

 

IX.Mô hình OSI và bộ giao thức TCP/IP 29

1. Mô hình OSI 29

2. Bộ giao thức TCP/IP 37

 

X.Dịch vụ mạng 40

1. Dịch vụ tên miền (DNS) 40

2. Đăng nhập từ xa (Telnet) 41

3. Truyền tệp (FTP) 41

4. Thư điện tử (Electronic Mail) 41

5. Nhóm tin (New groups) 42

6. Tìm kiếm tệp (Archie) 43

7. Tra cứu thông tin theo thực đơn (Gopher) 43

8. Tìm kiếm thông tin theo chỉ số (WAIS) 44

9. Tìm kiếm thông tin dựa trên siêu văn bản (Web) 44

 

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ

WINDOWS 2000 SERVER 46

 

I.Lịch sử ra đời hệ điều hành Windows 2000 Server 46

 

II.Những mục tiêu của Microsoft khi xay dựng Win2K 46

1. Làm cho Win2K hay NT trở nên thích hợp cho doanh

nghiệp lớn 46

2. Sự hiện đại hóa NT 48

3. Làm cho NT dễ được yểm trợ kĩ thuật hơn 49

4. Những nhược điểm của Win2K 49

 

 

PHẦN 2_TỔNG QUAN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ MẠNG TRÊNWINDOWS 2000 SERVER

 

CHƯƠNG 1_MỞ ĐẦU 52

 

I.Những nhiệm vụ quản trị của Windows 2000 Server 53

 

II.Các công cụ quản trị của Windows 2000 Server 55

 

CHƯƠNG 2_ACTIVE DIRECTORY 57

 

I.Active Dirrectory đối với những người mới làm quen với NT 57

1. Vấn đề bảo mật 57

2. Vấn đề tìm kiếm thông tin trên mạng 58

3. Tạo ra những kiểu trợ lý quản trị viên 59

4. Uỷ quyền: Sự phân chia quyền hành trên một miền 59

5. Quyền kiểm soát máy trạm : áp dụng chính sách bảo mật 60

6. Vấn đề nối liên lạc và sao chép thông tin trên mạng lớn 61

7. Tính khả triển: Việc xây dựng các mạng 61

8. Đơn giản hoá tên máy 62

 

II.Active Dirrectory đối với những người đã quen dùng NT 63

1. Active Directory tác động lên các doanh nghiệp đơn-miền như thế nào 63

2. Active Directory tác động lên các doanh nghiệp đa-miền như thế nào 64

 

III.Các đặc điểm của Active Directory 66

 

CHƯƠNG 3_QUẢN LÝ CÁC THIẾT BỊ PHẦN CỨNG 67

 

I.Device Manaager 68

1. Các chế độ xem 68

2. Khung thoại đặc tính của thiết bị 70

3. Những công việc khác mà Device Manager thực hiện được 74

 

II.Bảo vệ hệ thống thông qua chữ ký trên driver 75

 

III.Add/Remove Hardware Wizard 76

 

IV.Found New Hardware Wizard 78

V.Các biên dạng phần cứng (Hardware profile) 78

 

VI.Hardware Troubleshooter 80

 

CHƯƠNG 4_VIỆC QUẢN LÝ CÁC PHƯƠNG TIỆN LƯU TRỮ TRONGWINDOWS 2000 SERVER 82

 

I.Sử dụng công cụ Disk Management 82

 

II.Việc quản lý các hạn ngạch đĩa 84

 

III.Lưu trữ dữ liệu bằng Remote Storage 88

1. Dịch vụ Remote Storage 88

2. Cách hoạt động của dịch vụ lưu trữ ở xa 89

3. Cách thiết lập hệ thống lưu trữ ở xa và các công việc khác 91

 

CHƯƠNG 5_QUẢN LÝ CÁC TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG 93

 

I.Dùng Computer Management đối với các tài khoản tại chỗ 93

 

II.Dùng Active Directory Users and Computer cho các tài khoản trên miền 95

1. Tài khoản Administrator và Guest 97

2. Việc tạo ra một tài khoản người dùng mới 97

3. Các đặc tính của tài khoản người dùng 99

 

III.Tìm hiểu các nhóm 105

1. Việc tạo ra các nhóm 106

2. Các loại nhóm 107

3. Phạm vi của nhóm : local, global và universal 108

4. Các quyền hạn người dùng 109

 

IV.Chính sách nhóm 110

 

CHƯƠNG 6_VIỆC TẠO VÀ QUẢN LÝ CÁC

FOLDER DÙNG CHUNG 114

 

I.Việc tạo các folder dùng chung 114

1. Tạo ra các folder dùng chung bằng Explorer

 

114

2. Tạo ra từ xa các folder dùng chung bằng console Computer Manaagement 115

 

II.Quản lý các quyền truy cập 118

III-Hệ thống tập tin phân tán (DFS_Distributed File System) 119

 

IV.Web Sharing 120

 

CHƯƠNG 7_QUẢN TRỊ DỊCH VỤ IN ẤN TRONG

WINDOWS 2000 SERVER 123

 

I.Mô hình in ấn của Windows 2000 Server 123

 

II.Cài đặt một printer trên một print server 126

 

III.Định cấu hình printer 130

 

IV.Quản lý việc sử dụng printer 135

1. Nối kết với các máy khách 135

2. Thiết lập chế độ bảo mật 137

3. Ấn định các tuỳ chọn về quản bá printer 141

 

V.Quản lý các ấn vụ 143

 

VI.Giải quyết các trục trặc trong in ấn 143

 

PHỤ LỤC 147

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 161

 

 

doc164 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1865 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tổng quan về quản trị mạng trên Windows 2000 Server, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
miền phải nhận diện cả bản thân lẫn tên của miền mà SAM của nó lưu trữ tài khoản của người dùng nó. Dưới Windows 2000 Server cũng vậy nhưng đơn giản hơn bởi vì Windows 2000 Server có một cơ sở dữ liệu là Global Catalog_GC tạm dịch là Danh mục toàn rừng, vốn biết rõ mỗi người dùng và miền mà nó thuộc về. * Các miền của Windows 2000 Server có thể lớn hơn. Trong NT 4, ta chỉ có thể dùng từ 5000 đến 10000 tài khoản người dùng vào một miền. Điều này buộc ta phải tạo ra nhiều miền để chứa tất cả tài khoản người dùng. Ngược lại một miền của Windows 2000 Server có thể chứa được đến 1,5 triệu tài khoản người dùng ( có thể còn hơn) vào trong cơ sở dữ liệu Active Directory của nó. * Có thể có nhiều doanh nghiệp trong một miền duy nhất. Các miền trong Windows 2000 Server không chỉ lớn hơn mà chúng còn có thể rộng hơn, điều đó có nghĩa là chúng có thể gộp được nhiều doanh nghiệp hơn hay ít nhất cũng được phân bố về mặt địa lý. * Miền có thể được chia nhỏ thành nhiều miền con . Một vấn đề cần quan tâm đó là bảo mật một nhóm server trong miền để khỏi bị người khác sử dụng, truy cập vào nó. Với Windows 2000 Server ta có thể tạo ra một cấu trúc thấp hơn miền gọi là các Organizational Unit_OU sau đó đặt các server chứa những thông tin mà ta cần vào Organizational Unit đó. Sau đó cấp quyền kiểm soát nội dung của OU cho một nhóm các server đó. * Active Directory cho phép thực hiện nhiều tính năng mới của Windows 2000 Server Về cơ bản, Active Directory là một cơ sở dữ liệu, nhưng ngoài ra nó còn là nơi lưu trữ rất nhiều thông tin quản trị của nó. Active Directory lưu trữ những thông tin Zero Administration. Active Directory có sẵn một công cụ tên là Remote Installation Service (RIS) giúp ta xây dựng lại toàn bộ cấu hình cho một máy trạm từ đầu. RIS cho phép nối một máy tính vào mạng rồi cho phép khởi động từ một đĩa mềm. Đĩa mềm này đưa máy tính đó vào mạng rồi tìm một Active Directory server. Từ đó Active Directory sẽ làm tiếp công việc mà không cần trông coi. Active Directory yểm trợ việc nối mạng có tổ chức danh bạ. Windows 2000 Server cho phép ta kiểm soát badwidth bên trong mạng Intranet của mình bằng cách sử dụng khả năng kiểm soát QoS (chất lượng dịch vụ) trong TCP/IP. Những thông tin này được lưu trữ trong Active Directory. Active Directory thay thế Browser. Trong nhiều năm, Microsoft đã cố gắng trong việc yểm trợ một cách thức đơn giản để rà duyệt các server trên mạng cục bộ của chúng ta. Ban đầu nó được gọi là Browser. Browser vẫn còn hiện diện trong trong Windows 2000 Server, nhưng đã được bổ túc một danh sách các server và các tài nguyên dùng chung được lưu giữ trên Active Directory. Danh sách đó bao gồm tên các server, các thư mục dùng chung, các máy in dùng chung trong mạng. Active Directory ngày càng đóng vai trò để tìm kiếm hầu hết các dịch vụ, khi ngày càng có nhiều ứng dụng nhận biết Windows 2000 Server xuất hiện. III. Các đặc điểm của Active Directory. Với những người thiết trí cấu trúc mạng NT 4 chỉ có một vài công cụ như : các miền (domains), tài khoản máy (machine account), nhóm (group), và mối quan hệ uỷ quyền (trust relationship). Ngược lại, với những người thiết trí mạng Windows 2000 Server, thì ngoài những thứ kể trên chúng ta còn có nhũng công cụ khác nữa là : các đơn vị tổ chức (organizational unit), cây (tree), rừng (forest), và địa bàn (site). Miền (domain):nhóm máy tính dùng chung cơ sở dữ liệu thư mục. Nhóm (group): bao gồm các tài khoản máy, người dùng đặt vào trong một nhóm. Bất kỳ người dùng nào trong một nhóm cũng đều có quyền truy nhập đối với một tập tin của một nhóm. Đơn vị tổ chức (organizational unit_OU): ta nhận thấy rằng đôi khi miền có vẻ là một khu vực qua lớn khó trao lại quyền điều khiển cho ai đó. Chính vì vậy mà người ta chia nhỏ miền ra thành những đơn vị tổ chức_OU. Các OU thường được dùng vào công việc chính sau đây : chúng ta có thể trao quyền kiểm soát một tập hợp các tài khoản người dùng hoặc tài khoản máy cho một tập hợp những người dùng nào đó. Địa bàn (site): một hoặc nhiều mạng con lập cấu hình dịch vụ sao chép và truy cập thư mục. Cây của các miền (tree of domain): một hay nhiều miền dùng chung không gian tên liên tục. Rừng của các miền (forest of domain): một hay nhiều miền dùng chung thông tin thư mục. Chính sách nhóm (group policy): là công cụ chuyên biệt để sử dụng tối đa khả năng kiểm soát. Chương 3_ Quản lý các thiết bị phần cứng Việc quản lý phần cứng trong Windows 2000 Server, giống như nhiều công việc khác đã trở nên dễ dàng hơn. Với công nghệ Plug and Play đã trở thành một thực tại chấp nhận được trong Windows 2000 Server, dòng sản phẩm Windows NT đã tiến một bước dài theo hướng tích hợp liền lạc giữa phần cứng và phần mềm. Windows 2000 Server đòi hỏi phần cứng rất nhiều, bản thân hệ điều hành này rất lớn. Nó cần nhiều bộ nhớ, một bộ xử lý thực sự nhanh, và nhiều chỗ trữ trên đĩa thì mới hoạt động hết công suất. Kết hợp các yếu tố đó lại chúng ta phải có một máy khá hiện đại thì mới dùng nó được. Với một máy hiện đại, chúng ta có thể có những bộ phận phần cứng hiện đại. Các bộ phận phần cứng hiện đại nói chung đều tuân thủ chuẩn Plug and Play. Một bước tiến lớn khác về hướng đơn giản hoá việc quản lý phần cứng trong Windows 2000 Server là, nó có rất nhiều winzard cài đặt phần cứng. Chúng làm cho việc quản lý phần cứng dễ dàng hơn. Trong chương này chúng ta sẽ đi về những thành phần được dùng để quản lý phần cứng trong Windows 2000 Server, cách làm việc của chúng, chức năng và cách truy cập chúng. Những thành phần đó là: Device Manager. Bảo vệ hệ thống thông qua chữ ký trên driver ( dirver signing ). Add / Remove Hardware Wizard. Found Hardware Wizard. Các biên dạng phần cứng (hardware profile). Tiện ích giải quyết phần cứng (troubleshooter). I. Device Manager. Device Manager trong Windows 2000 Server cũng giống như Device Manager trong Windows NT hoặc Windows 9.x vậy. Nó cho chúng ta thấy được tất cả các thành phần phần cứng trong máy, chúng được định cấu hình ra sao, các dirver nào đang điều khiển chúng và chúng đang chiếm giữ tài nguyên nào. Nó cũng là một công cụ để cài đặt, gỡ bỏ, định cấu hình và giải quyết trục trặc các thiết bị phần cứng. 1. Các chế độ xem. Có 4 cách khác nhau để xem phần cứng bên trong cửa sổ Device Manager là: -View Device by Type_xem các thiết bị theo kiểu loại. -View Device by Connection_xem các thiết bị theo cách nối kết. -View Resources by Type_xem các tài nguyên theo kiểu loại. -View Resources by Connection_xem các tài nguyên theo cách nối kết. Hai tuỳ chọn về xem tài nguyên là điểm mới của Device Manager trong Windows 2000 Server. Hình 3.I.1.1_Device Manager ở chế độ View Devices by Type Nếu chúng ta muốn xem một danh sách các tài nguyên ở cấp đầu tiên và các thiết bị có sử dụng các tài nguyên đó bên dưới ta có thể chọn một chế độ xem: View Resources by Type (hình trên). Trong Device Manager, chúng ta cũng có hai cách sắp xếp thiết bị khác nhau: theo kiểu loại (By Type) và theo cách nối kết (By Connection). Hình 3.I.1.2_Sắp xếp các thiết bị theo kiểu loại Hình 3.I.1.3_Sắp xếp thiết bị theo cách kết nối - Chế độ By Type sắp xếp các phần cứng căn cứ theo kiểu loại của các thiết bị phần cứng. Tất cả các màn hình đều nằm bên dưới mục Monitos, tất cả các modem nằm bên dưới mục Modems… - Chế độ By Connection tổ chức các thiết bị căn cứ theo cách chúng được gắn về mặt vật lý vào máy. Tất cả các thiết bị trên bus PCI được trình bày dưới dạng nhóm PCI bus, bởi vì màn hình được gắn vào card màn hình như hình trên. 2. Khung thoại đặc tính của thiết bị. Hình 3.I.2.1_Khung thoại đặc tính của một thiết bị Đối với mỗi thiết bị ta có thể xem những thông tin đặc tính (properties) chi tiết của nó bằng cách chọn thiết bị đó rồi chọn lệnh Properties trên menu Action hoặc đơn giản là nhắp kép thiết bị đó. Khung thoại đặc tính của thiết bị đó hiện ra. Bên trong khung thoại đặc tính của thiết bị có các trang với mục đích cung cấp cho chúng ta một số thông tin thiết yếu. Trang General. Trên trang này đặc biệt quan trọng là khung Device status. Trong khung đó ta sẽ thấy thiết bị có đang làm việc hay không, nếu không thì ta sẽ thấy một lời giải thích chung chung là tại sao như vậy. Nút Troubleshooter sẽ giúp ta gọi chạy Hardware Troubleshooter để tuần tự giải quyết các vấn đề xảy ra với thiết bị đó. Cũng trên trang này có một khung chọn tên là Device usage. Bên trong khung chọn thả xuống này, ta được quyết định là thiết bị đó sẽ được dùng khi nào. Nếu máy của chúng ta dùng nhiều biên dạng phần cứng, chúng ta có thể chọn một trong các khả năng sau: Use this device (enable) (Dùng thiết bị này). Do not use this device in the current hardware profile (disable) (Không dùng thiết bị này trong biên dạng phần cứng hiện tại) Nếu chọn không dùng thiết bị này thì lúc khởi động thiết bị đó sẽ không được cài đặt hoặc coi như không sử dụng. Trang Driver. Đây là trang kế tiếp trang General. Được trình bày trên trang này là những thông tin quan trọng về nhà cung cấp, ngày tháng phát hành và phiên bản của Driver. Những thông tin chi tiết về Driver này sẽ rất có ích khi chúng ta làm việc với nhà chế tạo để giải quyết trục trặc những thiết bị gặp vấn đề. Trên trang Driver có các nút : Nút Driver Details: khi nhấn vào sẽ hiện lên một trang khác cho thấy tất cả các tập tin liên kết với Driver đang xét. Nếu nguyên nhân trục trặc của thiết bị phần cứng này là do sai lạc các tập tin Driver của nó thì trang này là một phương tiện đơn giản để chúng ta biết cần thay thế những tập tin nào. Hình 3.I.2.2_Trang Driver trong khung thoại của một thiết bị Nút Uninstall: có tác dụng gỡ bỏ hoàn toàn Driver của thiết bị đang xét ra khỏi hệ thống (không sử dụng nó trong mọi biên dạng phần cứng). Nút Update Driver: có tác dụng gọi chạy Upgrade Device Driver Wizard, vốn giúp chúng ta tuần tự làm theo một chuỗi các màn hình nhắc nhở, giống như khi có một thiết bị mới được phát hiện trong hệ thống. Thông thường, wizard này chỉ được chạy sau khi chúng ta đã nhận được một Driver mới từ nhà chế tạo, chứa những nâng cấp quan trọng đối với những đặc điểm và năng lực của Driver hiện có hoặc chứa những thông tin sửa lỗi. Trang Resources. Trang Resources chứa những thông tin về cách cấu hình hiện tại của thiết bị phần cứng đang xét. Tất cả những thiết định về tài nguyên (IRQ, địa chỉ ROM, địa chỉ I/O, và những thứ khác nữa) của thiết bị đều được hiền thị trong trang Resources này. Hình 3.I.2.3_Trang Resources trong khung đặc tính của thiết bị Nếu có những tài nguyên nào đó gây ra xung đột hay tranh chấp, ta sẽ thấy một danh sách của các xung đột đó và các thiết bị mà nó tranh chấp trong khu vực Conflicting device list. Một số thiết bị có nhiều cách định cấu hình theo các tài nguyên khác nhau. Khi bỏ duyệt ô Use automatic settings, ta sẽ được phép thay đổi các tuỳ chọn Settings based on để chọn những cấu hình tài nguyên đã được tuyển chọn sẵn hoặc trong một số trường hợp ta có thể thay đổi các thiết định tài nguyên bằng cách nhắp kép tài nguyên đang xét. Nếu ô Use automatic settings bị sám đi thì ta không thể ấn định các tài nguyên mới cho thiết bị đó một cách thủ công. Các trang khác. Một số thiết bị có nhiều thẻ trang khác nhau, các trang này được dàn hàng ngang trên khung thoại đặc tính của thiết bị. Các trang này có thể được ghi nhãn là Properties, Settings, Advanced hoặc một số tên khác. Bên dưới các trang đó là các thiết định cấu hình riêng của thiết bị đó. Các thiết định này thực sự có thể tỏ ra hữu ích trong việc biến đổi hiệu năng và ảnh hưởng của thiết bị phần cứng trong Windows 2000 Server. Hình 3.I.2.4_Khung thoại đặc tính của một ổ đĩa CD-ROM 3. Những công việc khác mà Device Manager thực hiện được. Trở lại với của sổ chính của Device Manager, ta sẽ thấy có một số công việc khác mà chúng ta có thể khiến công cụ này thực hiện: Công việc Scan for Hardware Changes có tác dụng hơi giống như một công việc “làm tươi thông tin” (refresh). Mọi thay đổi, thêm bớt đã xảy ra không thông qua Device Manager đều được phát hiện vào lúc này, và cửa sổ sẽ được cập nhật để phản ánh những sự thay đổi đó. Khi có thay đổi nào được phát hiện hệ điều hành sẽ khởi chạy Found New Hardware Wizard để dẫn dắt chúng ta cài đặt thiết bị PnP đó. Tuy vậy hoạt động Scan for Hardware Changes không áp dụng được với các thiết bị phi_PnP. Để cài đặt các thiết bị phi_PnP, ta hãy dùng Add Hardware Wizard. Một công việc khác của Device Manager đó là vô hiệu hoá tác dụng của một phần cứng nào đó từ menu Action khi thiết bị đó không tương thích hoặc bị lỗi trong hệ thống. Thiết bị này được tích hợp trong bo mạch chính và khi không muốn Windows 2000 Server cứ mỗi khi boot máy lại phải cố gắng cài đặt nó, ta hãy chọn thiết bị đó trong cửa sổ Device Manager, chọn menu Action, rồi chọn Disable như vậy thiết bị đó sẽ bị đánh dấu X màu đỏ sẽ khiến Windows 2000 Server không cài đặt nó. Cuối cùng, ta có thể gỡ cài đặt (uninstall) các thiết bị bằng cách chọn lệnh Action/Uninstall. Như thế sẽ gỡ bỏ các driver và thông tin của thiết bị khỏi Windows 2000 Server, cho phép chúng ta thực sự tháo gỡ thiết bị đó ra khỏi máy sau khi tắt máy mà không gây vấn đề gì. II. Bảo vệ hệ thống qua chữ ký trên driver. Đây là một tính năng mới trong Windows 2000 Server, cho phép chúng ta kiểm soát cách thức Win2K bảo vệ các trình điều khiển thiết bị của chúng ta. Tất cả các driver trên đĩa CD-ROM Windows 2000 Server đều đã được ký tên theo kỹ thuật số (digitally signed). Khi cập nhật các phần mềm hoặc thiết bị nào đó trong hệ thống, chương trình cập nhật có thể ghi đè lên driver hiện có của chúng ta gây tác hại. Để tìm đến màn hình cấu hình bảo vệ hệ thống thông qua chữ ký trên driver, chúng ta phải bắt đầu từ System trong Control Panel rồi chọn trang Hardware. Trong đó ta nhắp nút Driver Signing. Trong khung thoại Driver Signing Options, chúng ta có 3 mức tuỳ chọn để kiểm soát cách thức Windws 2000 Server sẽ thông báo cho chúng ta về những thay đổi sắp xảy ra trong các tập tin driver. Hình 3.II.1_Các tuỳ chọn về bảo vệ hệ thống thông qua chữ ký trên driver Tuỳ chọn Ignore: không thực sự thẩm tra chữ ký và sẽ cho phép mọi tập tin driver đều được ghi đè lên. Tuỳ chọn Warm: hệ điều hành sẽ thông báo cho chúng ta biết nếu có một mưu toan ghi đè lên một tập tin driver bằng một phiên bản không có chữ ký. Tuỳ chọn Block: đây là tuỳ chọn an toàn nhất, nó không cho phép cài đặt bất kỳ driver nào chưa được ký tên. Tóm lại đây là một tính năng bảo vệ giúp bảo vệ, ngăn ngừa tình trạng thay đổi các driver một cách không mong muốn. Tính năng bảo vệ này không chỉ ngăn chúng ta khỏi vô tình ghi đè các driver trong khi thực hiện một cuộc cài đặt khác, mà còn ngăn không cho các quản trị viên hệ thống vượt quá phạm vi quyền hạn của họ. III. Add/Remove Hardware Wizard. Add/Remove Hardware là công cụ mà chúng ta sẽ dùng mỗi khi muốn thêm vào hoặc bỏ bớt các thiết bị phần cứng, nhưng nó cũng được dùng để giúp giải quyết trục trặc phần cứng hoặc sửa soạn hệ thống để tháo gỡ thực sự các thiết bị phần cứng, như các thiết bị PCMCIA trong các máy laptop chẳng hạn. Hình 3.III.1_Add/Remove Hardware Wizard với mục chọn Add a new device Để khởi chạy Add/Remove Hardware Wizard, chúng ta mở applet System trong Control Panel rồi chọn trang Hardware. Nhắp nút Hardware Wizard, chọn Add or troubleshoot a device hoặc Uninstall or unplug a device. Khi chúng ta chọn các mục thêm vào hoặc giải quyết trục trặc thiết bị, winzard sẽ bắt đầu một giai đoạn phát hiện phần cứng PnP. Nếu thiết bị mới được tìm thấy, hệ thống sẽ cho chạy Found New Hardware Wizard. Nếu không có thiết bị nào được tìm thấy, chúng ta sẽ được trình xem một danh sách của tất cả các thiết bị phần cứng hiện được cài đặt trong máy, và sẽ được thêm một mục chọn tên là Add a new device (hình trên). Từ màn hình này, chúng ta hoặc thêm vào một thiết bị mới, vốn không được phát hiện trong giai đoạn phát hiện thiết bị PnP, hoặc chọn một thiết bị có sẵn để tiến hành phân tích trục trặc của nó. Nếu ta giải quyết trục trặc một thiết bị có sẵn, wizard này sẽ gọi chạy công cụ Hardware Troubleshooter. IV. Found New Hardware Wizard. Found New Hardware Wizard hiện lên mỗi khi Windows 2000 Server phát hiện một thiế bị PnP mới trong máy. Khi đó điều đầu tiên mà Wizard làm là cố gắng kết nối driver thích hợp vào thiết bị mới đó. Quá trình này giống trong quá trình dùng trong Upgrade Device Driver Wizard. Nó hoặc hiển thị một danh sách các thiết bị đã biết hoặc tìm kiếm ở những vị trí mà chúng ta chỉ định để tìm một driver thích hợp. Sau khi driver đó đã được tìm ra và được nạp ta mới tiếp tục. Nếu không tìm thấy driver nào, Windows 2000 Server sẽ không sử dụng được thiết bị phần cứng đó. Khi ấy nếu chúng ta vô hiệu hoá (disabled) thiết bị đó đi, thiết bị đó sẽ được trình bày với một dấu X màu đỏ trong cửa sổ Device Manager, đến khi chúng ta có một driver cho thiết bị ấy lúc đó có thể gọi chạy Add New Hardware Wizard để cài đặt nó. Còn nếu chọn bỏ qua khâu cài đặt thiết bị đó chúng ta phải gỡ bỏ nó ra khỏi máy bằng không mỗi khi boot máy, Found New Hardware Wizard lại tiến hành quá trình như trên. V. Các biên dạng phần cứng (Hardware profile). Các hardware profile được dùng để cho phép hệ thống của chúng ta khởi động một cách êm xuôi với nhiều cấu hình phần cứng khác nhau. Thông thường, tính năng này được dùng trên các máy laptop có docking station. Trong một số trường hợp, ta khởi động với chỉ riêng các thiết bị của chính máy laptop thôi. Trong các trường hợp khác, ta lại khởi động trong khi máy đó được gắn vào docking station, với các thiết bị phần cứng bổ sung của docking station ấy (chẳng hạn có thêm một ổ đĩa cứng và một card mạng trên docking station). Vào lúc khởi động máy đó, ta sẽ gặp thêm một menu mà từ đó ta có thể chọn dùng phần cứng nào. Bằng cách dùng các biên dạng phần cứng được qui định một cách thích hợp, ta có thể tránh được các lỗi do các phần cứng không cần cho công việc định làm và khỏi phải tiến hành những công đoạn phát hiện phần cứng PnP. Hình 3.V.1_Các biên dạng phần cứng đã được ấn định. Để định cấu hình các hardware profile, ta cũng phải bắt đầu từ System trong Control Panel và chọn trang Hardware. Để tạo ra nhiều profile cho nhanh, có lẽ chúng ta cần bắt đầu bằng cách sao chép profile đầu tiên làm như vậy sẽ giúp chúng ta tránh phải tạo ra nhiều công việc không cần thiết. Sau khi đã có nhiều profile trong màn hình Hardware Profile, ta có thể định cấu hình cho các thiết bị khác nhau của chúng ta để sử dụng trong các profile đó. Để làm điều này, từ Device Manager, ta vào trong khung thoại đặc tính của từng thiết bị rồi ấn Device Usage để quyết định các profile nào sẽ dùng thiết bị được chọn. Ta có thể cho sử dụng (enable) hoặc không cho sử dụng (disable) thiết bị đó trong tất cả các profile, hoặc disable thiết bị đó trong profile hiện tại.Tại sao lại vậy ? Bởi vì trong Device Manager, không có mục chọn để enable một thiết bị cho chỉ profile hiện tại cả. Nếu muốn thiết bị đó chỉ có thể dùng được dùng được cho profile hiện tại, ta phải lần lượt boot vào trong từng profile khác rồi chọn mục để disable thiết bị đó trong profile ấy. Đối với mỗi profile, ta cũng có thể cho Windows 2000 Server biết profile đó có được dùng cho một máy xách tay hay không, hoặc nó được gắn vào trạm (docked) hay không được gắn vào trạm (undocked). Nếu Windows 2000 Server có thể tự xác định được tình trạng gắn hay không gắn vào trạm, ta sẽ không thể thay đổi thiết định này. VI. Hardware Troubleshooter. Windows 2000 Hardware Troubleshooter là một tập tin trợ giúp có khả năng tự hướng dẫn hoạt động theo kiểu trỏ-rồi-nhắp (point-to-click), hỏi-rồi-trả lời (question-and-answer). Nó là một trong các thủ tục giải quyết trục trặc (troubleshooter) mà Microsoft cung cấp sẵn với Windows 2000 Server. Nếu ta chạy công cụ này từ khung thoại đặc tính trong Device Manager của một thiết bị có lỗi, thì nó sẽ bắt đầu tại đúng chỗ thích hợp. Nếu có một sự tranh chấp tài nguyên, nó sẽ bắt đầu ngay chỗ làm cách nào để giải quyết các tranh chấp tài nguyên. Nếu có một sự hỏng hóc driver, dĩ nhiên nó sẽ bắt đầu ngay chỗ làm cách nào để giải quyết hỏng hóc driver. Tiện ích cũng có thể được dùng để giải quyết nhiều vấn đề thường gặp liên quan đến từng thiết bị. Nó sẽ hỏi những câu hỏi về vấn đề chúng ta gặp phải, thiết bị nào hoạt động và thiết bị nào không hoạt động, và rốt cuộc sẽ thu hẹp dần vấn đề của chúng ta để tìm ra nguồn gốc. Nếu chúng ta đang có một vấn đề về phần cứng trên một thiết bị nào đó không đến nỗi bị hiển thị dưới dạng một lời cảnh báo hoặc thông báo hỏng hóc chúng ta cần bắt tay ngay tại thiết bị có liên quan. Nút Troubleshoot từ bên trong khung thoại đặc tính của thiết bị đó sẽ đưa chúng ta tới tiện ích này, bắt đầu bằng một chuỗi các câu hỏi chung chung (xem hình dưới đây). Trong một số trường hợp, có thể chúng ta muốn bắt đầu ngay tại chỗ trên cùng một tiện ích này. Muốn vậy, ta chọn Start/Help. Trong ngăn bên trái của cửa sổ Windows 2000 Help, chúng ta nhắp kép vào cuốn sách Troubleshooter and Other Resources, sau đó nhắp kép các cuốn Troubleshooting, Troubleshooting Overview, rồi cuối cùng là Troubleshooters. Trong ngăn bên phải xuất hiện một bảng gồm nhiều troubleshooter, và chúng ta có thể chọn Hardware Troubleshooter ở đó. Hình 3.VI.1_Menu chính của Windows 2000 Hardware Troubleshooter Một cách khác để vào trong Hardware Troubleshooter là chọn một thiết bị đang làm việc một cách đúng đắn trong cửa sổ Device Manager, ví dụ một card mạng chẳng hạn. Sau đó ta vào trong khung thoại đặc tính của thiết bị đó rồi chọn Troubleshooter. Đối với một số thiết bị, thao tác đó sẽ gọi chạy một troubleshooter dành riêng cho thiết bị đó chứ không phải Hardware Troubleshooter, do đó chúng ta cần thử lại với một số thiết bị khác .Sau khi duyệt qua và trả lời hết các câu hỏi của troubleshooter chúng ta có thể có được cách giải quyết cho vấn đề mình gặp phải, hoặc được cho tham chiếu vào một mục tin có liên quan trên cơ sở dữ liệu Knowledge Base của Microsoft, vốn cung cấp nhiều thông tin hơn về vấn đề chúng ta đang gặp phải. Chương 4_Việc quản trị các phương tiện lưu trữ trong Windows 2000 Server Dù máy server Windows 2000 Server của chúng ta được dùng làm print server, e-mail server, Web server, hoặc bất kỳ loại server nào mà chúng ta có thể nghĩ ra, thì về nhiều phương diện, nó vẫn là một file server. Bất kể server đó cung cấp loại tài nguyên nào cho mạng thì nó cũng phải lưu trữ nhiều tập tin để yểm trợ các loại tài nguyên đó. Nhiều tập tin có nghĩa là nhiều phương tiện lưu trữ, mà nhiều phương tiện lưu trữ thì phải bảo quản giữ gìn chúng. Trong chương này, chúng ta sẽ nói về những công cụ có trong Windows 2000 Server để giúp chúng ta bảo quản các đĩa và phương tiện lưu trữ khác. I. Sử dụng công cụ Disk Management. Một vấn đề đặt ra đối với các đĩa cứng server là phải nhanh hơn tin cậy hơn và lớn hơn những đĩa cứng cho máy trạm của chúng. Để đạt được điều đó thì ổ đĩa phải “xịn hơn” nhưng như vậy chi phí để mua ổ đĩa sẽ cao. Xuất phát từ vấn đề đó người ta đã tìm ra một giải pháp đó là: Một nhóm các ổ đĩa xoàng xĩnh, rẻ tiền có thể tập hợp lại với nhau, và khi phối hợp làm việc với nhau có thể mang lại tốc độ, độ tin cậy, dung lượng và khả năng chịu lỗi cao. Giải pháp đó gọi là Redundant Array of Independent/Ineexxpensive Disks viết tắt là RAID, tạm dịch là : Dãy các đĩa độc lập / rẻ tiền dự phòng .Tuy nhiên muốn áp dụng RAID vào server thì chúng ta phải mua cả một tiểu hệ thống phần cứng RAID đắt tiền. Windows 2000 Server đã thay đổi tình trạng đó với công cụ Disk Management. Với công cụ này ta có thể lấy một nhóm ổ đĩa cứng rồi tổ chức lấy hệ thống RAID cho riêng mình. Việc tổ chức này không có nghĩa là tạo hệ thống RAID theo kiểu cũ vì dù sao RAID phần cứng cũng linh động hơn phần mềm. Với Disk Management, chúng ta có thể làm những chuyện sau đây: Tạo ra và xoá bỏ các phân khu trên một ổ đĩa cứng và tạo ra các ổ đĩa luận lý (logical drive). Thu thập những thông tin tình trạng liên quan đến những thứ sau đây: Kích thước các phân khu đĩa. Lượng chỗ trữ còn trống trên một đĩa cứng để tạo ra các phân khu mới. Nhãn, kiểu hệ thống tập tin, kích thước của các volume, và các mẫu tự ổ đĩa được gán cho chúng. Thay đổi cách gán các mẫu tự ổ đĩa và cách gán phân khu vào các folder trên các volume. Mở rộng các volume đĩa. Tạo ra, xoá bỏ, và sửa chữa các bộ đĩa phản chiếu (mirror seet). Định dạng một volume bất kỳ. Tạo ra và xoá bỏ các bộ đĩa chia dải (stripe set), và tái tạo lại các đĩa thành viên bị mất hoặc bị hỏng của các bộ đĩa chia dải có chẵn lẻ (stripe set with parity). Ghi chú: RAID thực ra chỉ dùng cho các cơ quan, tổ chức không phải là một sản phẩm dành cho gia đình. Nó là một phương pháp để bảo vệ dữ liệu bằng cách kết hợp các ổ đĩa cứng theo một cách khiến cho tính có dự phòng và tính an toàn của dữ liêu được gia tăng. Có sáu kiểu thực hiện RAID (gọi là mức RAID_RAID level). Mỗi kiểu thực hiện theo một cách khác nhau và có những ứng dụng khác nhau. Win2K Server yểm trợ các mức RAID 0, 1, và 5 còn được gọi là chia dải không chẵn lẻ (striping witho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA9001.DOC
Tài liệu liên quan