Đồ án Tổng quan về tổng đài A1000 - E10

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu

Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG ĐÀI SPC

1.1. Khái quát về tổng đài SPC 5

1.1.1. Lịch sử ra đời của tổng đài SPC 6

1.1.2. Vai trò của hệ thống tổng đài: 6

1.1.3. Các chức năng của hệ thống tổng đài. 7

1.2. Sơ đồ khối tổng đài điện thoại 7

1.2 1. Khối chuyển mạch. 8

1.2.2. Khối báo hiệu 8

1.2.3. Khối điều khiển 9

1.2.4. Ngoại vi thuê bao, trung kế 9

1.2.5. Khối vận hành bảo dưỡng 9

1.3. Các loại chuyển mạch trong tổng đài điện tử số 9

1.3.1. Giới thiệu chung 9

1.3.2. Phân loại 10

1.3.2.1. Trường chuyển mạch không gian S - SW 10

1.3.2.2. Trường chuyển mạch thời gian T - SW. 12

1.3.3 Trường chuyển mạch ghép 18

1.3.3.1. Trường chuyển mạch T- S 18

1.3.3.2. Trường chuyển mạch S - T 19

1.3.3.3. Trường chuyển mạch T - S -T 20

1.3.3.4. Trường chuyển mạch S-T-S 21

1.3.3.5. tham số đánh giá trường chuyển mạch 22

Chương II: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI ALCATEL1000 - E 10 23

2.1. Vị trí 23

2.2. Giao diện của A1000 - E10 với mạng 24

2.3. Cấu trúc phân hệ 25

2.4. Các dịch vụ của tổng đài A1000 - E10 26

2.4.1.Các ứng dụng hệ thống 26

2.4.2. Đấu nối các thuê bao 27

2.4.3. Xử lý cuộc gọi 27

2.4.4. Các tiện ích cho thuê bao tương tự 27

2.4.5. Các thiện ích cho thuê bao số 28

2.4.6. Tính cước 29

2.4.7. Quản lý lưu lượng 29

2.4.8. Các đấu nối liên đài 30

2.4.9. Xử lý các mã báo hiệu 30

2.4.10. Chức năng của mạng dịch vụ 30

 

Chương III: Cấu trúc chức năng tổng đài ALCATFL A1000 E10 .32

3.1. Khối thời gian cơ sở (BT): 33

3.2. Ma trận chuyển mạch chính (MCX): 34

3.3. Khối điều khiển trung kế PCM (URM). 34

3.4. Quản trị thiết bị phụ trợ (ETA). 35

3.5. Khối điều khiển giao thức báo hiệu số 7. 35

3.6 Bộ xử lý gọi (MR). 35

3.7. Bộ quản trị cơ sở dữ liệu (TR): 36

3.8. Khối tính cước và đo lường (TX). 36

3.9. Khối quản lý ma trận chuyển mạch ma trận GX: 36

3.10 Khối phân bố bản tin (MQ): 37

3.11. Khối vận hành và bảo dưỡng (OM): 37

Chương IV: CẤU TRÚC PHẦN CỨNG CỦA TỔNG ĐÀI VÀ CÁC TRẠM ĐIỀU KHIỂN TRONG TỔNG ĐÀI A1000 - E10.

4.1. Cấu trúc phần cứng của OCB - 283. 38

4.2. Cấu trúc các trạm trong tổng đài A 1000- E10 40

4.2.1. Trạm điều khiển chính SMC: 40

4.2.1.1. Vai trò của trạm điều khiển chính SMC 40

4.2.1.2.Vị trí của trạm điều khiển chính SMC 41

4.2.1.3. Cấu trúc chức năng của trạm SMC 41

4.2.1.4. Cấu trúc phần cứng của trạm SMC 42

4.2.1.5. Cấu trúc phần mềm của trạm SMC 43

4.2.2. Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA 46

4.2.2.1. Vai trò của trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA 46

4.2.2.2. Vị trí của trạm SMA 47

4.2.2.3. Cấu trúc chức năng của trạm SMA 47

4.2.2.4 Cấu trúc phần cứng của trạm SMA 48

4.2.2.5. Cấu trúc phần mềm của trạm SMC 48

4.2.3. Trạm điều khiển trung kế SMT 52

4.2.3.1. Trạm điều khiển chung kế SMT 1G 52

4.2.3.2. Trạm điều khiển chung kế SMT 2G 53

4.2.3.2.1. Chức năng của trạm SMT 2G 53

4.2.3.2.2. Cấu trúc chức năng của trạm SMT 2G 54

4.2.4. Trạm điều khiển ma trận chuyển mạch SMX: 55

4.2.4.1. Hệ thống ma trận chuyển mạch (CCX) 55

4.2.4.1.1. Vai trò của hệ thống ma trận chuyển mạch CCX 55

4.2.4.1.2. Tổ chức hệ thống ma trận chuyển mạch CCX 56

4.2.4.1.3. Hoạt động của hệ thống ma trận chuyển mạch CCX 57

4.2.4.2. Chọn lựa và khuếch đại nhánh SAB 58

4.2.4.3. Ma trận chuyển mạch chính MCX 58

4.2.4.4. Trạm điều khiển ma trận SMX 59

4.2.5. Trạm đa xử lý vận hành vào bảo dưỡng SMM 60

4.2.5.1. Vai trò của trạm đa xử lý vận hành và bảo dưỡng SMM 60

4.2.5.2. Vị trí của trạm vận hành và bảo dưỡng SMM 60

4.2.5.3. Cấu trúc chức năng của trạm SMM 61

4.2.5.3.1. Tổng quan về SMM 61

4.2.5.3.2. Sơ đồ khối cấu trúc chức năng của SMM 62

4.2.5.4. Quản trị dữ liệu 64

4.2.6. Trạm đồng hồ và đồng bộ STS 64

4.2.6.1. Vai trò của trạm đồng hồ và đồng bộ STS 64

4.2.6.2. Cấu trúc của trạm đồng hồ và đồng bộ STS 65

4.2.7. Mạch vòng thông tin (Token ring) 66

4.2.7.1. Các đặc tính chung của mạch vòng thông tin 66

4.2.7.2. Coupler mạch vòng thông tin: 67

4.2.7.3. Hoạt động của mạch vùng thông tin. 69

4.2.7.4. Các giao thức thông tin 70

Chương IV: ỨNG DỤNG HỆ THỐNG TRONG QUẢN LÝ SỐ LIỆU

5.1. Quản lý số liệu 70

5.1.1. Các định nghĩa 70

5.1.2. Cấu trúc số liệu 72

5.1.3. Thư viện thông tin (BBA và BBU). 73

5.1.4. Quản lý phần mềm lưu trữ 73

5.1.5. Thông tin số liệu: 75

5.1.6. Tổ chức phần mềm trên đĩa. 76

5.2. Quản lý băng từ 76

5.2.1. Giới thiệu chung: 76

5.2.2. Chương trình ứng dụng: 77

5.2.2.1. Lưu giữ các thông tin 77

5.2.2.2. Sao chép và lưu giữ bản tin cước chi tiết 79

5.2.2.3. Đưa ra và lưu trữ lỗi, cảnh báo, quan trắc bản tin 80

5.2.2.4. Lưu trữ và sao chép số liệu hệ thống 81

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1847 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tổng quan về tổng đài A1000 - E10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ễn thông có liên quan, nó gồm 3 phân hệ: - Phân hệ truy nhập thuê bao - Phân hệ đấu nối và điều khiển - Phân hệ vận hành, khai thác và bảo dưỡng. Phân hệ truy nhập thuê bao là một phần của hệ thống A1000 - E10 nó không thuộc OCB - 283, mà OCB - 283 bao gồm 2 phân hệ còn lại. Mỗi khối chức năng có phần mềm riêng phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm. Cấu trúc chức năng của OCB - 283 được mô tả dưới hình vẽ sau: Mạch vòng thông tin BT SMX Phân hệ truy nhập thuê bao LR LR COM URM PUPE ETA Phân hệ đấu nối và điều khiển CSNL CSND CSED Trung kế PC TR TX MR GX MQ OM TMN Cảnh báo Phân hệ vận hành và bảo dưỡng PGS Hình 2.4. Cấu trúc chức năng của tổ chức điều kiển OCB - 283 3.1- Khối thời gian cơ sở (BT): Khối thời gian cơ sở (BT) thực hiện chức năng phân phối thời gian, đồng bộ cho các đường LR và PCM và cho các thiết bị nằm ngoài tổng đài BT có cấu trúc bộ ba tức là có 3 bộ tạo sóng với độ chính xác 10-6, để đồng bộ BT có thể lấy đồng hồ ở bên ngoài hay sử dụng chính đồng bộ bên trong của nó. 3.2- Ma trận chuyển mạch chính (MCX): MCX là ma trận vuông với một tầng chuyển mạch thời gian T có cấu trúc hoàn toàn kép, cho phép đấu nối tới 2048 đường mạng (LR) còn gọi là đường ma trận. Đường mạng là đường PCM nội bộ với một khung tín hiệu gồm 32 kênh với 16 bit trong một kênh. MCX có thể thực hiện các kiểu đấu nối sau: - Đấu nối đơn hướng giữa bất kỳ một kênh nào vào với bất kì một kênh khác ra vào. Có thể thực hiện đấu nối số lượng cuộc sống bằng số lượng kênh ra. - Đấu nối giữa bất kỳ một kênh vào nào với M kênh ra. - Đấu nối giữa N kênh vào nào bất kỳ N kênh ra nào có cùng cấu trúc khung. Đấu nối này còn được gọi là đấu nối NX 64 Kb/s. MCX do bộ điều khiển chuyển mạch ma trận COM điều khiển COM có nhiệm vụ: - Thiết lập và giải phóng đấu nối, sử dụng phương pháp điều khiển ra. - Phòng vệ đấu nối, bảo an đấu nối để đảm bảo chuyển số liệu chính xác. 3.3- Khối điều khiển trung kế PCM (URM): URM cung cấp chức năng giao tiếp giữa OCB - 283 và PCM bên ngoài. Các PCM này có thể đén từ: - Tổng đài vệ tinh (CSND) và từ bộ tập trung thuê bao ra (CSED). - Tổng đài khác sử dụng báo hiệu riêng hay báo hiệu CCS7. - Các mạng truy nhập V5.2. - Từ thiết bị thông báo số ghi sẵn của Alcatel. Ngoài ra URM còn thực hiện các chức năng sau: - Biến đổi mã nhị phân thành mã HDB3 (PCM đ LR) và ngược lại từ HDB3 thành mã nhị phân (LR đ PCM). - Biến đổi 8 bit PCM thành 16 bit trên LR. - Tách và xử lí các tín hiệu báo hiệu đường trong TS # 16 (từ OCB - 283 đ PCM). 3.4. Quản trị thiết bị phụ trợ (ETA). ETA cung cấp các chứng năng sau: - Tạo âm áo tone (GT). - Thu phát tín hiẹu đa tần (RGF). - Thoại hội nghị (CCF). - Cung cấp đồng hồ cho tổng đài. 3.5. Khối điều khiển giao thức báo hiệu số 7: Đối với các đấu nối cho các kênh báo hiệu 64 Kb/s, các đấu nối bán thường trực được thiết lập qua ma trận đấu nối thiết bị xử lý giao thức báo hiệu soó 7 (PUPF). PUPF thực hiện các chức năng: - Xử lý mức 2 kênh báo hiệu. - Tạo tuyến bản tin (một phần trong mức 3). PC thực hiện chức năng: - Quản trị mạng (một phần trong mức 3). - Phòng vệ PUPE. - Thực hiện các chức năng quan trắc không liên quan trực tiếp đến báo hiệu số 7 của CCITT. 3.6 Bộ xử lý gọi (MR). Thực hiện chức năng thiết lập và ngắt đấu nối cho các cuộc thông tin (thiết lập và giải phóng đấu nối). MR đưa ra quyết định cần thiết để xử lý các cuộc thông tin với các danh mục về báo hiệu nhận được, sau khi tham khảo số hiệu cơ sở của thuê bao trong bộ phiên dịch con số. Ngoài ra MR còn thực hiện các chức năng quản trị khác (điều khiển kiểm tra trung kế, các quan trắc...). 3.7. Bộ quản trị cơ sở dữ liệu (TR): TR đảm nhiệm chức năng biên dịch, phân tích, quản trị cơ sở dữ liệu của thuê bao, trung kế. TR cung cấp cho MR các đặc tính của thuê bao và trung kế theo yêu cầu của MR để thiết lập và giải phóng các đấu nối cho các cuộc gọi. TR cũng đảm bảo sự thích nghi giữa các số liệu và địa chỉ nhóm trung kế hay thuê bao và trung kế theo yêu cầu của MR để thiết lập và giải phóng các đấu nối cho các cuộc gọi. TR cũng đảm bảo sự thích nghi giữa các số liệu và địa chỉ nhóm trung kế hay thuê bao. TR được chia làm 2 vùng: - Vùng dành cho thuê bao - Vùng dành cho trung kế 3.8. Khối tính cước và đo lường (TX). TX đảm nhiệm chức năng tính cước cho các cuộc thông tin. Nó thực hiện: - Tính toán số lượng cước cho mỗi cuộc thông tin. - Lưu trữ số liệu cước của các thuê bao được trung tâm chuyển mạch phục vụ: - Cung cấp các thông tin cần thiết để lấy hoá đơn chi tiết cho OM. Khối tính cước TX cũng có cấu trúc đa thành phần như MR, với một MLTX/E và 4 MLTX/M, mỗi Macre có 2048 thanh ghi. Mỗi thanh ghi trong Macro sẽ phục vụ giám sát cho một cuộc gọi. Hai MLTX sẽ làm việc trong chế độ chia tải động. 3.9. Khối quản lý ma trận chuyển mạch ma trận (GX): GX có chức năng phòng vệ và xử lý các đấu nối khi nhận được. - Các yêu cầu đấu nối và ngắt đấu nối từ MR hoặc MQ. - Các lỗi đấu nối được chuyển từ các COM. GX giám sát các tuyến nhất định của phân hệ đấu nối và điều khiển theo định kỳ hoặc theo yêu cầu. 3.10 Khối phân bố bản tin (MQ): Đảm nhiệm chức năng phân chia và tạo khuôn dạng các bản tin nội bộ. Ngoài ra nó còn thực hiện: - Giám sát các đường đấu nối bán thường trực (các đường số liệu). - Chuyển các bản tin giữa các mạch vòng thông tin (chức năng cổng). 3.11. Khối vận hành và bảo dưỡng (OM): Nó cho phép thâm nhập đến mọi thiết bị phần cứng và phần mềm của hệ thống Alcatel 1000 - E10 qua các thiết bị đầu cuối là máy tính thuộc phân hệ vận hành và bảo dưỡng. Đầu cuối phụ trợ, môi trường từ tính, máy đầu cuối thông minh, các chứng năng này có thể phân thành 2 nhóm: - Vận hành và áp dụng thoại. - Vận hành và bảo dưỡng hệ thống. Ngoài ra phân hệ vận hành bảo dưỡng còn thực hiện chức năng: - Nạp phần mềm và số liệu cho các phân hệ đấu nối điều khiển và cho các đơn vị xâm nhập thuê bao. - Cập nhật và lưu trữ thông tin về hoá đơn chi tiết. - Tập trung các số liệu cảnh báo từ các trạm đấu nối và điều khiển thông qua mạch vòng cảnh báo MAL. - Phòng vệ tập trung của hệ thống. OM cho phép thông tin 2 chiều với mạng vận hành và bảo dưỡng tại mức vùng và mức quốc gia (TMN). Chương iv: Cấu trúc phần cứng của tổng đài và các trạm điều khiển trong tổng đài 4.1. Cấu trúc phần cứng của OCB-283: OCB - 283 là sự phát triển mới nhất Version B củ Alcatel 1000 - E10, sử dụng các bộ xử lý 32 bit mới nhất. Bao gồm các phân hệ điều khiển và đấu nối, và phân hệ vận hành bảo dưỡng của A1000 - E10. Việc đưa OCB - 283 vào sử dụng trong hệ thống tổng đài Alcatel 1000 - E10 nhằm những mục tiêu sau: - Tăng dung lượng chuyển mạch khe thời gian. - Tăng khả năng điều khiển. - Tối ưu hoá độ tin cậy hoạt động của hệ thống. OCB - 283 gồm 5 loại trạm điều khiển, 1 trạm đồng bộ cơ sở thời gian STS và hệ thống ma trận chuyển mạch đó là: + Trạm điều khiển chính SMC: Cung cấp các chức năng điều khiển. Trong tổng đài có thể có từ 2 - 14 trạm SMC tuỳ thuộc vào từng cấu hình. + Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA: thực hiện việc quản trị việc tạo tone và các thiết bị phụ trợ khác, xử lý giao thức báo hiệu số 7. Có từ 2 á 31 trạm SMA trong một tổng đài. Và chúng được đấu nối tới ma trận chuyển mạch bằng các đường LR. + Trạm điều khiển trung kế (SMT): có thể giao tiếp tới 128 đường PCM cho các kết nối. + Trạm điều khiển ma trận chuyển mạch SMX: Cung cấp ma trậm chuyển mạch chính MCX có thể xử lý 2048 LR. Ma trận chuyển mạch chính MCX gồm có 2 nhánh, có thể nói nó được tạo nên từ các SMX. Một nhánh của MCX gồm từ 1 á8 SMX. + Trạm điều khiển vận hành và bảo dưỡng (SMM): các chức năng của SMM được thực hiện bằng phần mềm OM, và nó được trang bị kép. Trong đó: - STS trạm đồng bộ và đồng bộ STS thực hiện bởi BT được trang bị kép 3 để tăng độ tin cậy. Nó được kết nối với trạm SMX và cung cấp đồng hồ đồng bộ cho trạm này. PGS MAL REM 1 MIS SMM 1 x 2 LR LR LR 1 to 4 MAS SMT (1 to 16)*2 STS 1 to 3 Ma trận chuyển mạch chính SMX (1á 8)*2 SMC (2 á 14) CSNL CSND CSED Phân hệ đấu nối và điều khiển Phân hệ truy nhập thuê bao SMA (2 á 31) Trung kế và các thiết bị thông báo Hình 2.5 Sơ đồ cấu trúc phần cứng tổng đài A1000-E10 Phân hệ khai thác và bảo dưỡng - MIS mạch vòng ghép liên trạm. - CSED: Bộ tập trung thuê bao xa - CSND: Đơn vị thuê bao xa. - CSNL: Đơn vị thuê bao gần. - MAS: Mạch vòng ghép thâm nhập trạm điều khiển chính. - REM: Mạng quản lý viễn thông - SMA: Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ. - SMC: Trạm điều khiển chính. - SMM: Trạm vận hành và bảo dưỡng - SMT: Trạm điều khiển trung kế. - SMX: Trạm điều khiển ma trận chuyển mạch 4.2. Cấu trúc các trạm trong tổng đài A1000-E10: 4.2.1.1 Trạm điều khiển chính SMC: 4.2.1.1 Vai trò của trạm điều khiển chính SMC: Trạm điều khiển chính SMC thực hiện các chức năng sau: - Thiết lập và giải phóng các đấu nối, đo kiểm trung kế, quan trắc do phần mềm xử lý gọi MLMR đảm nhiệm. - Cơ sở dữ liệu của thuê bao và trung kế - MLTR. - Tính cước cho các cuộc thông tin và quan trắc thuê bao, trung kế - MLTX. - Phân phối bản tin và quản trị các đấu nối bán cố định ML MQ. - Quản trị và phòng vệ các đấu nối tạm thời - MLGX. - Điều khiển thông tin, xử lý các ứng dụng cho điểm chuyển mạch dịch vụ SSP - MLCC. - Điều khiển các dịch vụ cho ứng dụng của điểm chuyển mạch dịch vụ SSP- MLGS. Tuỳ thuộc vào cấu hình và lưu lượng cần xử lý mà một hay nhiều phần mềm chức năng trên được cài đặt trong cùng một trạm điều khiển chính SMC. Hoạt hoá trạm SMC dự phòng tương ứng với việc khởi tạo hệ thống. Trong thời gian khởi tạo trạm dự phòng, trạm SMC khác sẽ xử lý lưu lượng. Khi kết thúc khởi tạo thì toàn bộ lưu lượng xử lý lại được tái tạo lại cho tổng đài. 4.2.1.2 Vị trí của trạm điều khiển chính SMC. Trạm điều khiển chính SMC được đấu nối với các thành phần sau: - Với mạch vòng thông tin liên trạm (MIS): để trao đổi thông tin giữa các trạm SMC với nhau và với trạm SMM. Tổng đài luôn có 1 MIS. - Với mạch vòng truy nhập trạm điều khiển chính (MAS): để trao đổi thông tin với trạm SMA, SMT và SMX. Tổng đài có thể có từ 0 á 4 MAS tuỳ theo cấu hình. - Với mạch vòng cảnh báo (MAL): để chuyển các cảnh báo nguồn từ trạm SMC tới trạm SMM. 4.2.1.3. Cấu trúc chức năng của trạm điều khiển chính SMC: 4.2.1.3.1 Cấu trúc tổng quan của một trạm đa xử lý: Một trạm đa xử lý trong tổng đài A1000-E10 thường được xây dựng xung quanh hệ thống này gồm: - Một hay nhiều bộ đấu nối thông minh (coupler). - Một hay nhiều bộ xử lý. - Đấu nối với nhau bằng Bus. - Thông tin qua bộ nhớ chung. Thông tin hai chiều giữa các thành phần do hệ thống cơ sở (HYP) chỉ đạo. Giao tiếp BL Giao tiếp BSM Bộ nhớ riêng Bộ xử lý Giao tiếp BL Giao tiếp BSM Vùng nhớ cục bộ Vùng nhớ chung Giao tiếp BSM Coupler hay bộ nhớ hay bộ xử lý Bus BL (32 bit) Hình 2.6 Cấu trtúc tổng thể của một trạm đa xử lý SM 4.2.1.3.2 Cấu trúc của một trạm điều khiển chính: Một trạm điều khiển chính bao gồm: - Một bộ đấu nối chính (CMP) - Một bộ xử lý chính (PUP) - Một bộ nhớ chung (MC) - Một đến bốn bộ xử lý phụ (PUS) - Một đến bốn bộ đấu nối phụ (CMS) MIS CMP PUP PUS1 PUS4 ... MS BL Bus BSM CMS1 CMS4 MAS1 MAS4 Hình 2.7. Cấu trúc chức năng trạm điều khiển chính SMC 4.2.1.4 Cấu trúc phần cứng của trạm điều khiển chính: Trạm điều khiển chính SMC được tổ chức xung quanh Bus giữa các trạm đa xử lý BSM 16 bit. Các bảng mạch in nối tới Bus BSM để trao đổi thông tin với nhau. Trong một trạm SMC có 13 bảng mạch in được nối với Bus BSM: - Một bảng mạch in ACAJA kết hợp với một bảng mạch in ACAJB làm nhiệm vụ quản lý việc trao đổi thông tin giữa các MIS với các phần tử trên Bus BSM của trạm SMC. - Một đến bốn bảng mạch in ACAJA kết hợp với 1 đến 4 bảng mạch in ACAJB để quản lý việc trao đổi thông tin giữa MAS với các phần tử trên Bú BSM. - Một đến ba bảng mạch in ACMCS thực hiện chức năng là bộ nhớ chung. - Một bảng mạch in ACUTR thực hiện chức năng bộ xử lý chính (PUP). a C A j b a C A j a a c U t r a c M c s a c M c s a c u t r a c u t r A C A J A A C A J B A C A J A A C A J B ACALA C V C V MIS PUP MC PUS1 PUS4 PUS4 CMP Bus BSM 5V 5V MAL MAS1 MAS4 CMS4 - Bốn bảng mạch in ACUTR thực hiện chức năng bộ xử lý phụ (PUS). CMS1 Hình 2.8 Cấu trúc phần cứng trạm SMC Bảng mạch in ACALA không được nối với BSM mà nối với mạch vòng cảnh báo MAL để thu thập và chuyển cảnh báo nguồn từ trạm SMC đến cho trạm SMM xử lý. Có 5 loại bảng mạch in: - MC 68020 hoặc MC 68030: ACUTR. - Bộ nhớ 16 bit : ACMCS. - Coupler MIS/MAS : ACAJA/ACAJB. - Coupler cảnh báo : ACALA. Trạm điều khiển chính SMC gồm tối đa 17 bảng mạch in và 2 bảng cung cấp nguồn. 4.2.1.5 Cấu trúc phần mềm của trạm điều khiển chính SMC: Mỗi trạm có các phần mềm sau đây: - Một hệ thống điều hành gọi là HYPERVISOR (HYP). Nó có chức năng giao tiếp phần cứng, sắp đặt phần mềm và thông tin với các trạm khác. -Một phần mềm trao đổi công việc SUPERVISOR (SUP), trao đổi chức năng. - Các phần mềm chức năng gọi là ML. a, HYPERVISOR (HYP): là phần mềm hệ thống, còn gọi là hệ điều hành của trạm. Nó có chức năng giao tiếp phần cứng của trạm với các ứng dụng của nó như: -Quản trị hội thoại với câc trạm khác trên mạch vòng. - Thông tin giữa các ML do HYP điều khiển không càn phải thay đổi giao thức. - Quản tri thời gian. - Quản trị công việc. b, SUPERVISOR(SUP): là phần mềm trao đổi công việc, trao đổi chức năng, thực hiện giao tiếp giữa HYP và ML, nhận lệnh từ HYP phân bố tới phần mềm chức năng có liên quan. SUP còn đảm nhận quản trị công việc, mỗi công việc (task) có nhiều dịch vụ (service), SUP phân phối thời gian cho các service. SUP trong phần mềm đa thành phần Macro gọi là bộ quét thứ tự (SEQUENCER). c, Phần mềm trạm MLSM: Phần MLSM được phân bố và nạp vào tất cả các Agent của trạm. MLSM chia làm hai loại, phần mềm chính (MLSM/P) và phần mềm phụ (MLSM/S). - Thành phần MLSM/P thực hiện chức năng: + Nạp chương trình cho trạm. + Khởi tạo trạm. +Định vị trạm. + Phòng vệ trạm. + Quan trắc trạm. - Thành phần MLSM/S thực hiện chức năng: + Nạp chương trình và khởi tạo Agent. + Phòng vệ Agent. + Quan trắc Agent. Ngoài ra MLSM còn chuyển các bản tin đi và đến các mạch vòng thông tin nếu chúng được cài đặt trong CMP hay CMS. d, Phần mềm chức năng ML: Phần mềm chức năng là một phần mềm ứng dụng. Nó được nạp trong trạm đa xử lý. Trong trạm đa xử lý nó có thể được nạp trong một hoặc nhiều Agent. 4.2.2. Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA: 4.2.2.1. Vai trò của trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA: Trạm đa xử lý điều khiển thiết bị phụ trợ và báo hiệu số 7 SMA thực hiện các chức năng sau: - Quản trị việc tạo tone và các thiết bị phụ trợ khác 0 MLETA. - Xử lý giao thức báo hiệu số 7 của CCITT - ML PUPE. Tuỳ thuộc vào cấu hình và lưu lượng cần xử lý mà trong một SMA có thể được cài đặt chỉ một phần mềm giản trị thiết bị phụ trợ ETA. Chỉ một phần mềm xử lý giao thức báo hiệu số 7 PUPE hay cả 2 phần mềm này. Trạm SMA bao gồm các thiết bị phụ trợ sau: - Các bộ thu và phát đa tần - Các mạch thoại hội nghị. - Các bộ tạo tone. - Thiết bị đồng hồ. - Các bộ thu phát báo hiệu số 7 4.2.2.2. Vị trí của trạm SMA: Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA là đơn vị đấu nối UR nó được đấu nối với: - Mạng đấu nối MCX bằng 8 đường ma trậm LR. Thông qua hệ thống đấu nối mà SMA còn nhận được các đồng hồ cơ sở thời gian từ STS. - Mạch vòng truy nhập trạm điều khiển chính MAS để trao đổi thông tin giữa SMA và các khối điều khiển khác của OCB - 283. - Mạch vòng cảnh báo MAL. 4.2.2.3. Cấu trúc chức năng trạm SMA: Để thực hiện chức năng trên, SMA có thể có cấu trúc phần cứng sau: - Một bộ đấu nối chính (CMP). - Tuỳ theo dung lượng xử lý cuộc gọi mà có thể có: + Một xử lý chính (PUP). + 1 đơn vị xử lý thứ cấp (PUS) + 1 bộ nhớ chung (MC) - 1 tới 12 coupler thực hiện các chức năng như: + Xử lý các tín hiệu thoại (CTSV). +Xử lý báo hiệu đa giao thức (CSMP). + Quản trị đồng hồ (CLOCK). CTSV có thể xử lý các chức năng sau: - Thu phát tần số (RGF). - Thoại hội nghị (CCF). - Tạo tone (GT). - Đo kiểm những biến động ngẫu nhiên. CSMP có thể thực hiện xử lý : - Giao thức báo hiệu số 7 (SS7). - Giao thức điều khiển đường số liệu mức cao(HDLC). PUS MC PUP CMP MAS CTS V1 CTS V2 Clock N CSMP 12 BUS BSM BL Hình 2.9. Cấu trúc trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA 4.2.2.4 Cấu trúc phần cứng của trạm SMA: Trạm SMA được xây dựng xung quanh hệ thống đa xử lý A8300, các bảng mạch in khác nhau được đấu nối với bus tiêu chuẩn BSM 16bit như là một phương tiện thông tin. Thực tế có 16 bảng mạch in được đấu nối với BSM: Một cặp bảng ACAJA/ACAJB quản trị việc trao đổi thông tin qua MAS, thực hiện chức năng là coupler chính (CMP). Một bảng mạch in ACMCQ hoặc ACMSC hỗ trợ cấp phát bộ nhớ cho trạm. Một bảng mạch in ACUTR thực hiện chức năng bộ xử lý chính (PUP). Một bảng mạch in ACUTR thực hiện chức năng bộ xử lý phụ (PUS). Tối đa có tới 12 bảng mạch in thực hiện các chức năng đặc biệt của trạm SMA: + Một hay nhiều bảng thực hiện chức năng tạo tone, thu phát đa tần, thoại hội nghị_ ICTSH. + Một hay hai bảng xử lý giao thức báo hiệu số 7- ACHIL. + Một bảng tạo đồng hồ cho tổng đài ICHOR. Những bảng sau đây có trong trạm nhưng không được đấu nối vào BSM: Một cặp bảng ICID, thực hiện chức năng giao tiếp giữa các nhánh của SMX và SMA. Một bảng ACALA để thu thập các cảnh báo xuất hiện trong SMA để chuyển tới mạch vòng cảnh báo MAL.  A C A J B A C A J A I C J S H I C H O R I C T S H A C H I L A C U T R A C U T R A C M C S ACALA C V C V ICID ICID MAS LRB LRA MAL SAB Bus BSM 5V 5V Bus BL Hình 2.8. Cấu trúc phần cứng SMA Có 9 kiểu bảng mạch in trong SMA với tối đa 20 bảng mạch in và 2 bảng mạch nguồn CV. Coupler chính (CMP) :ACAJA,ACAJB. Bộ xử lý chinhs hoặc phụ :ACUTR. Coupler xử lý tín hiệu tiếng :ICTSH. bộ nhớ chung :ACMCS. Coupler đồng hồ :ICHOR. Coupler cảnh báo :ACALA. Lựa chọn nhánh (SAB) :ICID. Coupler xử lý đa giao thức :ACHIL. 4.2.2.5 Các phần mềm chức năng trong trạm SMA: a, Phần mềm MLETA: MLETA thực hiện chức năng xử lý gọi: - Nhận và xử lý các tần số(báo hiệu ghi phát). +Quản trị các nguồn thu phát RGF. + Trao đổi trạng thái các nguồn phát đa tần RGF. + Quản trị các bẩng mạch in ICTSH. + Xử lý thứ tự phát các tần số . - Thiết lập thoại hội nghị. Chức năng quản trị đồng hồ. Chức năng quan trắc. Chức năng bảo dưỡng: +Kiểm tra liên tục các đường truy nhập nội bộ LA. + Kiểm tra module thông báo. + Kiểm tra tự động bảng ICTSH và ICHOR khi chúng đang hoạt động. b,Phần mềm ML PUPE: Phần mềm chức năng xử lý giao thức SS7 thực hiện: - Giao tiếp với mạch SS7 của CCITT . + Phát và thu các bản tin của mạng SS7 (MTP). + Định tuyến bản tin SS7 (MTP). + Quản trị riêng các kênh báo hiệu (MTP) +Quản trị riêng lưu lượng báo hiệu (MTP) - Xử lý gọi: + Xử lý các cuộc gọi qua mạng điện thoại trong mạng chuyển mạch kênh(= UTC). + Xử lý các cuộc goi TUP vầ ISUP. +Quản trị các kênh báo hiệu số 7. + Xử lý các cuộc gọi thuê bao CSN (phần UTC). - Vận hành và bảo dưỡng: +Quản trị các File UTC. + Quan trắc các trung kế báo hiệu số 7. +Xử lý lỗi, cảnh báo và đo kiểm một phần tử nào đó do trạm đảm nhận. 4.2.3. Trạm điều khiển trung kế SMT: Trạm điều khiển trung kế SMT gồm hai loại, đó là SMT thế hệ một ( ký hiệu SMT 1G) và SMT thế hệ hai (SMT 2G) . Chức năng của chúng giống nhau nhưng khác nhau bởi phương thức xây dựng hệ thống điều khiẻn trong từng loại. 4.2.3.1. Trạm điều khiển trung kế SMT 1G: 4.2.3.1.1 Cấu trúc tổng quan của trạm điều khiển trung kế SMT 2G: SMT 1G quản lý 32 đường PCM, các đường này chia làm 8 nhóm đấu nối vào 8 module, mỗi nhóm gồm 4 PCM. Cả 8 module này dfo một phần mềm đơn vị điều khiển là LOGUR quản trị để nâng cao độ tin cậy. SMT có 2 mặt logic: + Mặt hoạt động sẽ xử lý chuyển mạch và chức năng phòng vệ có liên quan tới chuyển mạch. + Mặt dự phòng để cập nhật, giám sát mặt hoạt động và thực hiện chức năng sửa cchữa theo yêu cầu từ SMM. Mặt dự phòng sẽ trở thành mặt hoạt động theo yêu cầu từ SMM hay do sự cố trong mặt hoạt động. 4.2.3.1.2. Cấu trúc LOGUR: Một nửa hệ thống có khả năng xử lý toàn bộ lưu lượng 32 PCM. Sự lựa chọ mặt hoạt động do bảng giám sát SMT thực hiện. LOGUR quản trị 8 logic nhận biết (8 LCA) và quản trị thông tin hai chiều với LOGUR khác và với các thành phần bên ngoài. Trong đó ccó 3 bộ xử lý đảm nhận chức năng: - Hai bộ xử lý phụ A và B thực hiện công việc chuyển mạch và quản trị cảnh báo của các logic liên quan (bảng mạch in ICPRO_A và ICPRO_B). - Bộ xử lý chính thực hiện việc trao đổi, điều khiển giám sát các nhiệm vụ của các bộ phận xử lý phụ và thực hiện các chức năng bảo dưỡng bộ phận nó quản lý. 4.2.3.2 Trạm điều khiển trung kế SMT 2G : 4.2.3.2.1 Chức năng của trạm SMT 2G: - Đấu nối và quản trị 128 đường PCM tốc độ cơ sở 2Mb/s. - Quản trị các kết cuối PCM. - Thu và páht báo hiệu. - Tiền xử lý báo hiệu kênh riêng CAS. - Phát và thu các tín hiệu đồng bộ. Trạm SMT 2G giao tiếp với tổng đài, CSND, CSED, máy thông báo bằng các đường PC-M giống như trong SMT 1G. Cấu trúc tổng quan của trạm điều khiển trung kế SMT 2G: 128 PCM Giao tiếp ma trận SAB Giao tiếp PCM 128 ET SATB SMTA MAS Liên kết BETP 128 LR phía A 128 LR phía B LISM Hình 2.10. Cấu trúc SMT2G. Trạm SMT 2G được cấu thành từ 3 khối chức năng: + Khối điều khiển có cấu trúc kép, gồm hai phân hệ xử lý SMT A và SMT B, hai phân hệ này nối với nhau bằng liên kết LISM, sử dẹng giao thức HDLC. + Phần không kép là kết cuối tổng đài ET. + Khối chức năng chọn lựa và khuếch đại nhánh SAB. 4.2.3.2.2 Cấu trúc chức năng của SMT 2G: Trạm điều khiẻn trung kế SMT 2G được xây dựng xung quanh hệ thống đa xử lý A8300, bao gồm: - Couler chính, do một cặp bảng ACAJA/ACAJB thực hiện. - Bộ xử lý chính do bảng ACUTG thực hiện. - Bộ nhớ chung do bảng ICTSM thực hiện. - Couler cảnh báo phụ, do bảng ACALA thực hiện . -Chức năng chọn lựa và khuếch đại nhánh SAB do bảng ICIDS thực hiện. Chức năng kết cuối tổng đài ET được tạo nhóm trong các khối kết cuối tổng đài ETU, mỗi khối ETU quản trị 4ET, do các bảng mạch in ICTRQ thực hiện: + Liên kết BETP:Bus đấu nối bộ xử lý kết cuối tổng đầi ETP với trạm điều khiển. Mỗ i ETP đấu nối đến một trạm điều khiển mặt A bằng Bus BETP A, phía còn lại đấu nối bằng bus BETP B. Giao thức thông tin được sử dụng trên Bus BETP là giao thức LAP D, tốc độ 750Kb/s. + Liên kết LISM: Liên kết giữa trạm điều khiển phía A và phía B. Trong hai trạm này, trạm nào hoạt động sẽ xử lý toàn bộ lưu lượng. + Bảng ICTRQ: Trong SMT 2G, bảng ICTRQ kết cuối 4 PCM. Mỗi bộ xử lý kết cuối ETQ điều khiển một PCM. ETP thực hiện chức năng: Giao tiếp giữa PCM và LA. Xử lý mã HDB-3. Đồng bộ PCM với đồng hồ tổng đài. Quản trị lỗi. Xử lý mã CRC-4. Quản trị và định vị cảnh báo. Thu và phát báo hiệu kênh riêng CAS. 4.2.4 Trạm điều khiển ma trận chuyển mạch SMX: 4.2.4.1 Hệ thống ma trận chuyển mạch (CCX): 4.2.4.1.1. Vai trò của hệ thống ma trận chuyển mạch CCX: Hệ thống ma trận chuyển mạch thiết lập đấu nối với các kênh thép theo thời gian (các khe thời gian) cho các đơn vị truy nhập thuê bao gần (CSNL) và các trạm điều khiển thiết bị phụ trợ (SMA) và các trạm điều khiển trung kế (SMT). Nói một cách tổng quát CCX thực hiện các chức năng sau: - Đấu nối đơn hướng giữa bất kỳ một kênh vào (VE) nào với bất kỳ một kênh ra nào (VS). Có thể thực hiện đồng thời đấu nối số lượng của cuộc nối bằng số lượng kênh xa. - Đấu nối bất kỳ một kênh vào nào với M kênh ra. - Đấu nối N kênh vào với bất kỳ N kênh ra nào (có cùng một cấu trúc khung). Chức năng này đề cập đến đấu nối N* 64 kb/S. - Đấu nối 2 hướng (giữa phía chủ gọi CA và bị gọi CB) sử dụng cho 2 cuộc gọi đơn hướng. Ngoài ra hệ thống chuyển mạch CCX còn đảm bảo: - Chuyển mạch giữa thiết bị phụ trợ và các kênh thoại để chuyển các tín hiệu báo hiệu tần số âm thanh. - Phân phối đồng thời các âm báo và các thông báo ghi sẵn cho từ một kênh trở lên. - Chuyển mạch bán cố định cho các kênh và các kênh này cung cấp các tuyến số liệu hay các tuyến baó hiệu số 7 giữa trung kế và trung kế, hoặc giữa trung kế và trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA. - Mỗi trạm SMX được cấu thành 2 mặt A và B hoạt động song song với nhau, các cuộc đấu nối đèu được thực thiện đồng thời trên cả 2 mặt A và B nên nếu một mặt bị sự cố thì việc đấu nối vẫn thực hiện bình thường. 4.2.4.1.2 Tổ chức hệ thống ma trận chuyển mạch CCX: Hệ thống ma trận chuyển mạch CCX bao gồm: - Ma trận chuyển mạch chủ MCX thực hiện: + Chuyển mạch 16 bit, có 3 bit dự phòng. + Ma trận chuyển mạch có dung lượng 2048LR x 2048 LR với một tầng chuyển mạch thời gian. + Sử dụng module chuyển mạch 64LR x 64LR. - Chức năng chọn lựa nhánh chuyển mạch và khuếch đại SAB: + Lựa chọn nhánh chuyển mạch (MCX A hoặc MCX B)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK2416.DOC