Đồ án Tốt nghiệp Gia công hộp số

I - Giới thiệu về máy liên hợp thu hoạch ngô: 3

II - Phân tích chức năng làm việc và tính công nghệ của hộp số phay thân cây 14

III- Xác định dạng sản xuất : 15

IV- Chọn phương án chế tạo phôi: 15

V- Lập thứ tự các nguyên công, các bước : 17

V.1 Lập sơ bộ các nguyên công: 17

V.2.Thiết kế các nguyên công cụ thể: 20

1. Nguyên công 1: Phay mặt đế 20

2. Nguyên công 2: Phay mặt đầu nắp 21

3. Nguyên công 3: Phay mặt bắt bulông 22

4. Nguyên công 4 : Khoan, doa 4 lỗ 13 23

5. Nguyên công 5: Phay mặt bích ổ 25

6. Nguyên công 6: Phay mặt bích ổ vuông góc 26

7. Nguyên công 7: Phay mặt bích ổ đối diện 28

8. Nguyên công 8: Phay mặt lỗ tháo dầu 29

9. Nguyên công 9: Phay mặt lỗ tra dầu 30

10. Nguyên công 10: Khoét ,doa lỗ 90 . 31

11. Nguyên công 11: Khoét ,doa lỗ 90+0,035, 80+0,03. 32

12. Nguyên công 12: Khoan, ta rô 6 lỗ M8 34

13. Nguyên công 13: Khoan, tarô 4 lỗ M8 mặt bích 35

14. Nguyên công 14: Khoan, taro 4 lỗ M8 mặt bích vuông góc 36

15. Nguyên công 15: Khoan, taro 4 lỗ M8 mặt bích đối diện 37

16. Nguyên công 16: Khoan, taro lỗ tháo dầu M20x1,5. 38

17. Nguyên công 17: Khoan, taro lỗ tra dầu M20x1,5. 40

VI- Tính toán và tra lượng dư khi gia công 41

1. Nguyên công 1: Phay mặt đế 41

2. Nguyên công 2: Phay mặt nắp. 43

3. Nguyên công 3: Phay mặt bắt bulông. 43

4.Nguyên công 4: Khoan, doa 4 lỗ . 43

5. Nguyên công 5: Phay mặt bích . 43

6. Nguyên công 6: Phay mặt bích vuông góc. 44

7. Nguyên công 7: Phay mặt bích đối diện 44

8. Nguyên công 8: Phay mặt lỗ tháo dầu. 44

9. Nguyên công 9: Phay mặt lỗ tra dầu. 44

10. Nguyên công 10: Khoét, doa lỗ  90+0,035. 44

11. Nguyên công 11: Khoét, doa 2 lỗ  90+0,035, 80+0,03 48

12. Nguyên công 12 : Khoan, ta rô 6 lỗ M8. 48

13. Nguyên công 13 : Khoan, ta rô 4 lỗ M8. 48

14. Nguyên công 14 : Khoan, ta rô 4 lỗ M8. 48

15. Nguyên công 15 : Khoan, ta rô 4 lỗ M8. 48

16. Nguyên công 16 : Khoan, ta rô lỗ M20x1,5. 48

17. Nguyên công 17 : Khoan, ta rô lỗ M20x1,5. 48

VII- Tính toán và tra chế độ cắt khi gia công 48

1. Nguyên công 1: Phay mặt đế đạt kích thước 35mm 48

2. Nguyên công 2: Phay mặt đầu nắp đạt kích thước 51

3. Nguyên công 3: Phay vấu bắt bulông đường kính 30mm 54

4. Nguyên công 4: Khoan, doa 4 lỗ đế 13 55

5. Nguyên công 5: Phay mặt bích 90 đạt kích thước 148+0,03 57

6. Nguyên công 6: Phay mặt bích 90 vuông góc đạt kích thước 90,5+0,03 58

7. Nguyên công 7: Phay mặt bích 80 đạt kích thước 224+0,03 60

8. Nguyên công 8: Phay vấu lỗ tháo dầu 62

9. Nguyên công 9: Phay vấu lỗ tra dầu 63

10. Nguyên công 10: Khoét, doa lỗ  90+0,035 65

11. Nguyên công 11: Khoét, doa 2 lỗ 80+0,03, 90+0,035 68

12. Nguyên công 12: Khoan, tarô 6 lỗ M8 70

13. Nguyên công 13: Khoan, taro 4 lỗ M8 72

14. Nguyên công 14: Khoan, taro 4 lỗ M8 73

15. Nguyên công 15: Khoan, taro 4 lỗ M8 75

16. Nguyên công 16: Khoan, tarô lỗ tháo dầu M20x1,5 76

17. Nguyên công 17: Khoan, tarô lỗ tra dầu M20x1,5 77

VIII- Tính toán đồ gá một số nguyên công 78

1. Nguyên công 1: Phay mặt đế 78

2. Nguyên công 10: Khoét, doa 2 lỗ 90 83

3. Nguyên công 13: Khoan, ta rô 6 lỗ M8 87

IX - Xác định thời gian nguyên công: 92

1 - Thời gian cơ bản của nguyên công 1 92

2 - Thời gian cơ bản của nguyên công 2 93

3 - Thời gian cơ bản của nguyên công 3 93

4 - Thời gian cơ bản của nguyên công 4 94

5 - Thời gian cơ bản của nguyên công 5 94

6 - Thời gian cơ bản của nguyên công 6 95

7 - Thời gian cơ bản của nguyên công 7 95

8 - Thời gian cơ bản của nguyên công 8 96

9 - Thời gian cơ bản của nguyên công 9 97

10 - Thời gian cơ bản của nguyên công 10 98

11 - Thời gian cơ bản của nguyên công 11 98

12 - Thời gian cơ bản của nguyên công 12 99

13 - Thời gian cơ bản của nguyên công 13 99

14 - Thời gian cơ bản của nguyên công 14 99

15 - Thời gian cơ bản của nguyên công 15 100

16- Thời gian cơ bản của nguyên công 16 100

16- Thời gian cơ bản của nguyên công 16 100

17 - Thời gian cơ bản của nguyên công 17 100

VIII – Chuyên đề tính toán bộ truyền bánh răng côn 101

 

docx113 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2703 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tốt nghiệp Gia công hộp số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Công nghệ chế tạo máy là một ngành then chốt, nó đóng vai trò quyết định trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ của công nghệ chế tạo máy là chế tạo ra các sản phẩm cơ khí cho mọi lĩnh vực của nghành kinh tế quốc dân, việc phát triển ngành công nghệ chế tạo máy đang là mối quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nước ta. Phát triển ngành công nghệ chế tạo máy phải được tiến hành đồng thời với việc phát triển nguồn nhân lực và đầu tư các trang bị hiện đại. Việc phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm của các trường đại học. Hiện nay trong các ngành kinh tế nói chung và ngành cơ khí nói riêng đòi hỏi kĩ sư cơ khí và cán bộ kĩ thuật cơ khí được đào tạo ra phải có kiến thức cơ bản tương đối rộng, đồng thời phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những vấn đề cụ thể thường gặp trong sản xuất. Môn học công nghệ chế tạo máy có vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo kĩ sư và cán bộ kĩ thuật về thiết kế, chế tạo các loại máy và các thiết bị cơ khí phục vụ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, điện lực ...vv Sau một thời gian tìm hiểu và với sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo : Phí Trọng Hảo đến nay Em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp công nghệ chế tạo máy. Trong quá trình thiết kế và tính toán tất nhiên sẽ có những sai sót do thiếu thực tế và kinh nghiệm thiết kế, em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong bộ môn công nghệ chế tạo máy và sự đóng góp ý kiến của các bạn để lần thiết kế sau và trong thực tế sau này được hoàn thiện hơn . Em xin chân thành cảm ơn. Ngày 20 tháng 4 năm 2003 SV: Đoàn văn Thịnh. I - Giới thiệu về máy liên hợp thu hoạch ngô: 3 II - Phân tích chức năng làm việc và tính công nghệ của hộp số phay thân cây 14 III- Xác định dạng sản xuất : 15 IV- Chọn phương án chế tạo phôi: 15 V- Lập thứ tự các nguyên công, các bước : 17 V.1 Lập sơ bộ các nguyên công: 17 V.2.Thiết kế các nguyên công cụ thể: 20 1. Nguyên công 1: Phay mặt đế 20 2. Nguyên công 2: Phay mặt đầu nắp 21 3. Nguyên công 3: Phay mặt bắt bulông 22 4. Nguyên công 4 : Khoan, doa 4 lỗ (13 23 5. Nguyên công 5: Phay mặt bích ổ 25 6. Nguyên công 6: Phay mặt bích ổ vuông góc 26 7. Nguyên công 7: Phay mặt bích ổ đối diện 28 8. Nguyên công 8: Phay mặt lỗ tháo dầu 29 9. Nguyên công 9: Phay mặt lỗ tra dầu 30 10. Nguyên công 10: Khoét ,doa lỗ (90 . 31 11. Nguyên công 11: Khoét ,doa lỗ (90+0,035, (80+0,03. 32 12. Nguyên công 12: Khoan, ta rô 6 lỗ M8 34 13. Nguyên công 13: Khoan, tarô 4 lỗ M8 mặt bích 35 14. Nguyên công 14: Khoan, taro 4 lỗ M8 mặt bích vuông góc 36 15. Nguyên công 15: Khoan, taro 4 lỗ M8 mặt bích đối diện 37 16. Nguyên công 16: Khoan, taro lỗ tháo dầu M20x1,5. 38 17. Nguyên công 17: Khoan, taro lỗ tra dầu M20x1,5. 40 VI- Tính toán và tra lượng dư khi gia công 41 1. Nguyên công 1: Phay mặt đế 41 2. Nguyên công 2: Phay mặt nắp. 43 3. Nguyên công 3: Phay mặt bắt bulông. 43 4.Nguyên công 4: Khoan, doa 4 lỗ (. 43 5. Nguyên công 5: Phay mặt bích . 43 6. Nguyên công 6: Phay mặt bích vuông góc. 44 7. Nguyên công 7: Phay mặt bích đối diện 44 8. Nguyên công 8: Phay mặt lỗ tháo dầu. 44 9. Nguyên công 9: Phay mặt lỗ tra dầu. 44 10. Nguyên công 10: Khoét, doa lỗ ( 90+0,035. 44 11. Nguyên công 11: Khoét, doa 2 lỗ ( 90+0,035, (80+0,03 48 12. Nguyên công 12 : Khoan, ta rô 6 lỗ M8. 48 13. Nguyên công 13 : Khoan, ta rô 4 lỗ M8. 48 14. Nguyên công 14 : Khoan, ta rô 4 lỗ M8. 48 15. Nguyên công 15 : Khoan, ta rô 4 lỗ M8. 48 16. Nguyên công 16 : Khoan, ta rô lỗ M20x1,5. 48 17. Nguyên công 17 : Khoan, ta rô lỗ M20x1,5. 48 VII- Tính toán và tra chế độ cắt khi gia công 48 1. Nguyên công 1: Phay mặt đế đạt kích thước 35mm 48 2. Nguyên công 2: Phay mặt đầu nắp đạt kích thước 51 3. Nguyên công 3: Phay vấu bắt bulông đường kính 30mm 54 4. Nguyên công 4: Khoan, doa 4 lỗ đế (13 55 5. Nguyên công 5: Phay mặt bích (90 đạt kích thước 148+0,03 57 6. Nguyên công 6: Phay mặt bích (90 vuông góc đạt kích thước 90,5+0,03 58 7. Nguyên công 7: Phay mặt bích (80 đạt kích thước 224+0,03 60 8. Nguyên công 8: Phay vấu lỗ tháo dầu 62 9. Nguyên công 9: Phay vấu lỗ tra dầu 63 10. Nguyên công 10: Khoét, doa lỗ ( 90+0,035 65 11. Nguyên công 11: Khoét, doa 2 lỗ (80+0,03, (90+0,035 68 12. Nguyên công 12: Khoan, tarô 6 lỗ M8 70 13. Nguyên công 13: Khoan, taro 4 lỗ M8 72 14. Nguyên công 14: Khoan, taro 4 lỗ M8 73 15. Nguyên công 15: Khoan, taro 4 lỗ M8 75 16. Nguyên công 16: Khoan, tarô lỗ tháo dầu M20x1,5 76 17. Nguyên công 17: Khoan, tarô lỗ tra dầu M20x1,5 77 VIII- Tính toán đồ gá một số nguyên công 78 1. Nguyên công 1: Phay mặt đế 78 2. Nguyên công 10: Khoét, doa 2 lỗ (90 83 3. Nguyên công 13: Khoan, ta rô 6 lỗ M8 87 IX - Xác định thời gian nguyên công: 92 1 - Thời gian cơ bản của nguyên công 1 92 2 - Thời gian cơ bản của nguyên công 2 93 3 - Thời gian cơ bản của nguyên công 3 93 4 - Thời gian cơ bản của nguyên công 4 94 5 - Thời gian cơ bản của nguyên công 5 94 6 - Thời gian cơ bản của nguyên công 6 95 7 - Thời gian cơ bản của nguyên công 7 95 8 - Thời gian cơ bản của nguyên công 8 96 9 - Thời gian cơ bản của nguyên công 9 97 10 - Thời gian cơ bản của nguyên công 10 98 11 - Thời gian cơ bản của nguyên công 11 98 12 - Thời gian cơ bản của nguyên công 12 99 13 - Thời gian cơ bản của nguyên công 13 99 14 - Thời gian cơ bản của nguyên công 14 99 15 - Thời gian cơ bản của nguyên công 15 100 16- Thời gian cơ bản của nguyên công 16 100 16- Thời gian cơ bản của nguyên công 16 100 17 - Thời gian cơ bản của nguyên công 17 100 VIII – Chuyên đề tính toán bộ truyền bánh răng côn 101 VIII - Tài liệu tham khảo 109 I - GIỚI THIỆU VỀ MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH NGÔ: a) Giới thiệu: - Máy liên hợp thu hoạch ngô Ngọc Phong mã hiệu sản phẩm 4YM-2 là loại máy liên hợp thu hoạch mía đặt nằm phối lắp sử dụng cùng máy kéo Thượng Hải-50, Thanh Giang-50,55,65,và Trâu Sắt –55,65. Hệ thống cùng một lúc có thể hoàn thành các công đoạn như lẫy bắp, tự động xả bắp bằng cơ, phay băm thân cây rải ruộng. Toàn bộ máy được gắn vào khung cố định của máy kéo sử dụng nguồn động lực và cơ cấu di động của máy kéo để làm việc. Trên máy kéo được sử dụng máy nổ tạo chuyển động cho các hộp số, từ hệ thống này truyền đến các bộ phận công tác nhờ các bộ truyền xích. Máy này có những ưu điểm như tính năng sử dụng tổng hợp tốt, kết cấu của máy liên hợp gọn, thao tác linh hoạt, thuận lợi, quay vòng ổn định, tổn thất nhỏ. So với máy liên hợp tự chạy cỡ lớn thì vốn đầu tư ít, thu hồi vốn đầu tư nhanh, hiệu quả kinh tế rõ rệt. Những cây ngô sau khi thu hoạch nhờ hệ thống phay thân cây sẽ dải ruộng, tương đương với lượng phân hữu cơ chứa trong 1000Kg rác thải. Máy liên hợp thu hoạch ngô là loại máy nông nghiệp phức tạp, các chi tiết chuyển động nhiều, môi trường làm việc không tốt. Sử dụng máy thu hoạch ngô nhằm nâng cao hiệu quả sẳn xuất và hiệu quả kinh tế, đồng thời rút ngắn được chu kỳ sản xuất. Chính vì vậy hiện nay nhiều nước trên thế giới đã và đang ứng dụng rộng rãi máy thu hoạch ngô cho cánh đồng ngô. b) Các bộ phận hợp thành máy liên hợp thu hoạch ngô và quy trình công nghệ: Máy liên hợp thu hoạch ngô kiểu gánh gồm những bộ phận chủ yếu như :bàn cắt lẫy bắp, băng tải, thùng chứa bắp, phay băm thân cây, khung treo trước và sau. Bàn cắt lẫy bắp phía trước máy kéo ,bộ phận chuyển tải lắp bên phải máy kéo, phay băm thân lá cây lắp phía sau máy kéo, thùng chứa bắp lắp phía trên sau máy kéo. Tất cả các bộ phận thông qua khung treo trước sau và hộp số truyền động trục thu công suất liên kết với máy kéo thành một thể thống nhất,tạo thành máy liên hợp thu hoạch. Máy liên hợp thu hoạch ngô khi tiến hành làm việc, bộ phận vỏ gạt ( ở phía trước bàn thu cắt sẽ dẫn đỡ cây lên đưa vào giữa hàng cắt, sau đó xích gạt ( gạt ra phía sau vào trục lẫy bắp (, trục lẫy bắp của máy này là một đôi trục xoắn bề mặt lắp móng lồi quay ngược chiều nhau lắp ở hai bên băng tải, tâm trục của nó tạo với mặt phẳng nằm ngang một góc 35o. Khi cây tiến vào theo phương trục lẫy bắp, bị trục lẫy bắp kéo xuống và kéo ra phía sau, bắp ngô vì to hơn nên không thể lọt qua khe hở giữa hai trục, do đó bị móng trục giữ chặt và bẻ gẫy. Bắp ngô sau khi bị bẻ rơi vào rãnh băng tải (. Băng tải lắp xích có mấu gạt sẽ kéo bắp để vào thùng chứa ( phía sau máy kéo. Cây ngô chuyển động ra sau phía dưới trục lẫy và bị phay cuốn băm nhỏ. Như vậy chỉ một lần hoàn thành quá trình lẫy bẻ bắp, chuyển tải, đổ vào thùng chứa và băm thân cây rải ruộng. / Hình 1. Sơ đồ chung của máy thu hoạch ngô. 1-Mũi rẽ 2-Xích gạt 3-Trục lẫy bắp 4-Cơ cấu nâng hạ 5-Băng tải 6-Thùng chứa bắp 7-Phay băm thân cây 8-Bánh đỡ 9-Cơ cấu điều chỉnh độ sâu 10-Khung treo sau 11-Khung đỡ giữa 12-Khung treo trước c) Các cơ cấu chủ yếu: 1. Bàn cắt: Bàn cắt lẫy bắp đặt phía trước máy, giữa mũi rẽ, bộ phận trục lẫy bẻ bắp, xích gạt hợp thành, thông qua hai trục đỡ treo vào khung móc cẩu hình chữ U phía trước máy. Nhiệm vụ chính của bàn cắt lá lẫy bẻ bắp từ thân cây ngô ra. + Tổ hợp khung hàn: đây là thân chính của bàn cắt, do thép vuông, thép góc và thép lá tạo nên, dùng để lắp các chi tiết của bàn cắt. + Mũi rẽ: Mũi rẽ gồm ba phần là muĩ rẽ trái, mũi rẽ phải, dùng thép lá dập thành, lắp lên trên khung bàn cắt bằng các bulông. Khi máy làm việc, mũi rẽ tiếp xúc với thân cây, do mũi rẽ hình côn nên có tác dụng rẽ đỡ cây lên , dẫn vào giữa lối cắt, tạo điều kiện để bẻ bắp. / Hình 2.Mũi rẽ. 1-Mũi rẽ phải 2-Mũi rẽ giữa 3-Mũi rẽ phải + Điều chỉnh vị trí thu bẻ bắp: Vị trí của bắp ngô thấp thì bàn cắt hạ thấp xuống thấp, vị trí bắp ngô cao thì nâng bàn cắt lên cao. Phương pháp điều chỉnh là dùng tay quay để quay cơ cấu nâng hạ làm cho bàn cắt cao hoặc thấp. Sau đó cắp chốt định vị vào lỗ định vị. + Hộp xích và xích gạt: Hộp xích Trên bàn cắt lắp tất cả bốn hộp xích và bốn đai xích gạt, mỗi hộp xích đều có vỏ hộp, ống đỡ, trục bánh răng côn và đĩa xích.Hộp xích có hai loại là hộp xích ống đỡ dài lắp ở phía trong hai bên lối cắt. Hộp xích ống đỡ ngắn lắp ở phía ngoài hai bên lối cắt. Nhiệm vụ của hộp số xích gạt là nhận chuyển động từ bàn cắt để truyền cho xích gạt. Xích gạt / Hình 3-Xích gạt 1-Má xích ngoài tiêu chuẩn 2-Chốt xích 3-Má xích gạt 4-Má xích trong. Xích gạt ở đây sở dụng xích con lăn điều khiển lắp thêm má xích có mẫu gạt thay vào một số má xích ngoài và tán vào xích. Nhiệm vụ của xích gạt là khi cây tiến vào máy thì gạt đẩy cây ra phía sau để nó đi vào trục cuốn bẻ lẫy bắp và kéo những bắp ngô được bẻ quá sớm lên trên và ra sau, làm cho bắp ngô rơi vào băng tải, tránh hiện tượng mắc kẹt. Mỗi một lối cắt lắp hai xích gạt dài bằng nhau, đối với phương trục cuốn bẻ lẫy bắp thì hai xích bố trí thành hai lớp dài phía trong ở lớp dưới, dài phía ngoài ở lớp trên, nhờ có lực nén của lò xo nên xích luôn ở trạng thái làm việc. Qua một thời gian sử dụng phỉa căng chỉnh lại xích, việc điều chỉnh được thực hiện bằng điều chỉnh độ dài của lò xo nén. Khi điều chỉnh chú ý không nên để lực nén lò xo quá lớn, xích quá căng, vì như vậy sẽ làm cho xích làm việc trong trạng thái không bình thường, dễ gây hư hỏng. + Hộp số và trục lẫy bẻ bắp: Nguyên lý và cách điều chỉnh hộp số và côn ly hợp : Nhiệm vụ của hộp số là nhận động lực từ trục trung gian để truyền động trục bẻ bắp và cơ cấu cung cấp. Bộ phận này do vỏ hộp, bánh răng và côn ly hợp tạo thành, trên mỗi hộp số lắp hai trục cuốn bẻ bắp. Đề phòng sự cố xảy ra hư hỏng cơ cấu cung cấp vào trục cuốn và hệ thống xích gạt do một nguyên nhân nào đó lực cản quá lớn, nên trên mỗi hộp số đều có lắp côn ly hợp. Khi bất ngờ có sự cố ngàm côn mở ra và phát âm thanh “cạch, cạch, cạch”. Lúc đó trục chính của hộp số ngừng ngay. Hộp số do bộ ly hợp, đĩa xích, lò xo ly hợp và đai ốc điều chỉnh, giá đỡ lò xo tạo thành, lắp vào trên trục chủ động của hộp số. Đĩa xích lắp lồng vào trục, ngàm côn ly hợp ăn khớp với ngàm mặt bên của đĩa xích, lò xo nén côn ly hợp nén càng chặt thì lực càng lớn. Mô men lực truyền cho đĩa xích cũng sẽ lớn. Khi làm việc, đĩa xích thông qua ngàm côn chuyển tải côn ly hợp (, côn ly hợp thông qua xích làm cho trục hộp số quay. Khi truyền động phát sinh sự cố, lực cản của côn ly hợp lập tức tăng lên, giữa đĩa xích và côn ly hợp sinh ra một lực dọc trục rất lớn, khi lực đẩy đó lớn hơn lực nén lò xo (, côn ly hợp sẽ di chuyển dọc trục, đĩa xích tách ra khỏi côn và tự quay, côn ly hợp không truyền chuyển động nữa, làm cho các bộ phận làm việc tránh được hỏng hóc, nếu quá trình làm việc phát hiện hiện tượng không bình thường, cần kiểm tra lò xo và điều chỉnh đai ốc (. Chú ý khi điều chỉnh tránh để lực nén lò xo quá lớn hoặc quá nhỏ đều làm cho côn ly hợp mất tác dụng. Trục cuốn bẻ bắp: Trục cuốn là một đôi trục quay ngược chiều nhau, bề mặt của nó là gân lồi xoắn và móng xoắn, cây ngô đứng đi vào giữa khe hở hai trục và bị bẻ lẫy bắp ra. Nhìn từ trước ra sau, dựa vào tác dụng của nó, có thể chia làm ba đoạn. Đoạn thứ nhất phía đầu trục là hình côn tương đối nhọn. Trên đoạn này cũng có gân xoắn nhưng bước xoắn tương đối nhỏ, thu dẫn cây ngô vào. Đoạn thứ hai ở giữa là đoạn làm việc, đoạn này dài nhất, phía trên có gân lồi với bước xoắn tương đối lớn và có cả móng xoắn, nhiệm vụ bẻ lẫy bắp chủ yếu được trực hiện ở đoạn này. Đoạn thứ ba ở phần sau gọi là đoạn kéo thân cây, bề mặt của nó có gân lồi hướng trục, có lực kéo tương đối mạnh, có thể nhanh chóng kéo thân cây ra khỏi đoạn này nhằm chống tình trạng tắc kẹt. / Hình 4-Trục cuốn bẻ lẫy bắp. 1-Đoạn kéo thân cây 2-Đoạn làm việc 3-Giá điều chỉnh tâm trục 4-Chốt chẻ 5-Đai ốc 6-Đoạn côn dẫn 7-Vít điều chỉnh khe hở 8-Đai ốc 9-Đai ốc hãm + Điều chỉnh khe hở trục cuốn: Khe hở giữa hai trục cuốn có chính xác hay không, có ảnh hưởng rất lớn đến việc giảm hao hụt và phòng tắc kẹt. Cần phải căn cứ vào giống ngô, độ lớn nhỏ của bắp, độ lớn nhỏ của thân cây để kịp thời điều chỉnh khe hở, gối đỡ ngoài của trục cuốn có mối liên kết với cơ cấu điều chỉnh khe hở. Nới ốc hãm (, vặn đai ốc ( có thể thay đổi được khe hở giữa hai trục. Quay đai ốc theo chiều kim đồng hồ là nới rộng khe hở, ngược lại là giảm khe hở. Khi điều chỉnh đến mức thích hợp thì dừng lại. II. BĂNG TẢI: Băng tải gồm có thân băng tải, đĩa xích chủ động và bị động, xích tải, thanh cào hợp thành. Vỏ băng tải do thép lá, lập là và thép góc hàn lại. / Hình 7: Băng tải 1-Tấm chắn 2-Đĩa xích bị động 3-Thanh cào 4-Xích tải 5-Thanh cào 6-Thân băng tải 7-Đĩa xích chủ động 8-Giá đỡ 9-Hộp che xích Khi làm việc, động lực từ trục trung gian truyền đến, thông qua đĩa xích làm cho xích tải chuyển động. Xích tải là loại xích con lăn lắp thêm thanh cào. Đĩa xích chủ động lắp ở phía dưới băng tải, còn đĩa xích bị động lắp ở phía sau trên băng tải. Đĩa xích bị động có thể điều chỉnh để căng xích tải. Nhiệm vụ của băng tải là chuyển bắp ngô đã được bẻ ra thùng chứa. II. THÙNG CHỨA VÀ HỆ THỐNG CHUYỂN TẢI Thùng chứa và hệ thống truyền tải chủ yếu gồm thùng chứa bắp, giá đỡ sau, hệ thống thanh kéo, băng tải. Nhiệm vụ chính là chuyển những bắp ngô đã bẻ đưa vào thùng chứa. Sau đó thùng chứa đầy bắp, người lái điều khiển cần kéo để mở cửa thùng ra, bắp tự động đổ. / Hình 9-Thùng chứa bắp và hệ thống truyền tải 1-Thùng chứa bắp 2-Thanh đỡ sau 3-Thanh kéo ngang 4-Thanh chống 5-Thanh kéo 6-Tấm đỡ 7-Băng tải 8-Giá đỡ 9-Hệ thống thanh kéo III. KHUNG TREO VÀ HỆ THỐNG NÂNG HẠ Khung treo phía trước gồm các bộ phận như đế khung rời, thanh dẫn hướng đế khung trước, cơ cấu nâng hạ. Chức năng chủ yếu của nó là treo bàn cắt đồng thời tuỳ theo địa hình và độ cao thấp của cây khác nhau để điều chỉnh độ cao thấp của bàn cắt. Khi cần, chỉ kéo tay điều khiển cơ cấu nâng hạ là có thể thực hiện được việc điều chỉnh cao thấp. / Hình 10-Khung treo cơ cấu nâng hạ phía trước. 1-Đế khung rời 2-Thanh dẫn hướng 3-Thanh dằng 4-Đế khung trên 5-Thanh dằng ngang 6-Trụ đứng sau 7-Dầm ngang 8-Cơ cấu nâng hạ IV. PHAY BĂM THÂN CÂY. Phay băm thân cây nằm ở phía sau máy kéo, liên kết với cơ cấu treo, mục đích băm nhỏ thân lá cây sau khi đã bẻ bắp để rải ruộng. Phay kết cấu theo kiểu móng búa và quay theo mặt phẳng nằm ngang. / Hình 8: Phay băm thân lá 1-Móng búa 2-Bánh đà 3-Nắp bảo hiểm đai 4-Trục chính 5-Vỏ hộp 6-Cơ cấu treo 7-Vỏ bao phay 8-Trục phay 9-Bánh đỡ Nhận công suất từ trục thu công suất của máy kéo, thông qua trục các đăng truyền vào hộp số (, sau khi tăng tốc và thay đổi chiều quay, thông qua bộ phận đai truyền đến cho bộ phận phay băm thân cây. Dưới tác dụng của lực nén, thân cây bị đưa vào vỏ bao phay dạng đường gãy ( và gặp phải dãy răng thứ nhất, chịu lực cắt giữa móng búa và răng, tiếp đến do móng búa quay ở tốc độ cao và kết cấu của vỏ bao phay, cây bị kéo ra thanh răng sau cùng băm cắt. Cuối cùng, do lực quán tính, thân cây qua hai lần băm được rải ra ruộng. Để đề phòng móng vuốt khi làm việc ở tốc độ cao tiếp xúc với đất dẫn đến mài mòn hư hỏng, tiêu hao công suất quá lớn, ở phía sau còn lắp thêm một bánh đỡ hạn chế (. Cơ cấu treo liên kết với các thanh treo thuỷ lực của máy kéo, người lái có thể điều chỉnh độ lên xuống của phay thông qua cần điều chỉnh cơ. II - PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG LÀM VIỆC VÀ TÍNH CÔNG NGHỆ CỦA HỘP SỐ PHAY THÂN CÂY Hộp số phay thân cây ngô là một bộ phận không thể thiếu được của máy liên hợp thu hoạch ngô, hộp số phay được đặt dưới gầm phía đuôi máy kéo bông sen. Nó có nhiệm vụ nhận công suất từ trục thu công suất thông qua bộ truyền đai kép để truyền momen cho bộ phận phay để phay băm thân cây ngô rải ruộng. Tốc độ vòng quay của trục phụ thuộc vào tỉ số truyền của cặp bánh răng Từ bản vẽ cho thấy: - Các lỗ (80mm, 2 lỗ (90mm trên hộp có thể gia công đồng thời - Diện tích của lỗ đủ để dao đưa vào để gia công các lỗ - Các lỗ khoan, taro trên hộp đều là lỗ đặc - Hộp số dao có đủ độ cứng vững để khi gia công không bị biến dạng, có thể dùng ở chế độ cắt cao, đạt năng suất cao. - Các bề mặt làm chuẩn có đủ diện tích để cho phép thực hiện nhiều nguyên công khi dùng bề mặt đó làm chuẩn và đảm bảo thực hiện quá trình gá đặt nhanh. - Bề dày của thành hộp không nên mỏng quá để tránh biến dạng khi gia công. -Vật liệu chế tạo của chi tiết gia công là gang xám GX15-32, độ cứng HB190. Thành phần hoá học C%(3,2(3,8), Si%(2,4(2,7), Mn%(0,5(0,8) P%<=0,65, Cr%<=0,15, Ni%<=0,5. Điều kiện kỹ thuật : - Độ không song song cho phép giữa mặt đáy và tâm lỗ trên chiều dài lỗ : 0,05/100 mm - Độ không đồng tâm cho phép của bề mặt lắp ổ bi =< 0,035 mm - Độ đảo mặt đầu của các mặt so với tâm của ổ bi =<0,05 - Độ không vuông góc cho phép giữa 2 tâm lỗ =< 0,06mm/100mmchiều dài - Độ giao tâm cho phép giữa 2 tâm lỗ =< 0,05mm - Hộp số dao gia công tất cả các bề mặt đạt cấp nhẵn bóng Rz=20(m,và gia công lỗ bề mặt đạt cấp nhẵn bóng Ra=2,5(m III- XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT : Tính trọng lượng chi tiết  ( Kg ) Trong đó : ( : trọng lượng riêng của gang ( = 7,4 ( Kg/dm3 ) V : thể tích chi tiết. V=V1+ V2+ V3+ V4+ V5- V6 Trong đó : V1 : là thể tích thân hộp. V2, V3 ,V4 : là thể tích mặt bích. V5 : là thể tích đế hộp. V6 : là thể tích phần vát. V1=240*190*(230-32)-220*168*(230-32-10) V1=2,08 dm3   V4=V2=0,074dm3 V5=0,45dm3 V6=0,058 dm3 V= 2,7 ( dm3 ). Trọng lượng chi tiết là :  ( Kg ) Xác định dạng sản lượng : Theo đề bài cho sản xuất hàng loạt vừa tra bảng 2 “ Cách xác định dạng sản xuất ” trong sách “ Thiết kế đồ án CNCTM ” Sản lượng hàng năm của chi tiết N = 3000 ( chiết ) IV- CHỌN PHƯƠNG ÁN CHẾ TẠO PHÔI: Chọn phôi được xác định theo nhiều yếu tố : + Kết cấu của chi tiết là chi tiết dạng hộp. + Vật liệu của chi tiết là gang xám 15-32. + Điều kiện làm việc chịu va đập và ứng suất thay đổi + Dạng sản xuất hàng loại vừa. Cơ tính và độ chính xác của phôi đúc tuỳ thuộc vào phương pháp đúc và kỹ thuật làm khuôn. Tuỳ theo tính chất, vật liệu của chi tiết đúc, trình độ kỹ thuật đúc để chọn các phương pháp đúc khác nhau. Chọn phôi hợp lý chẳng những đảm bảo tốt những tính kỹ thuật của chi tiết mà còn có ảnh hưởng tốt đến năng suất và giá thành sản phẩm . Chọn phôi tốt sẽ làm cho quy trình công nghệ đơn giản đi nhiều và phí tổn về vật liệu cũng như chi phí gia công giảm đi. Phôi được xác định hợp lý phần lớn phụ thuộc vào việc xác định lượng dư gia công. Dựa vào các yếu tố trên ta đưa ra các phương pháp chế tạo phôi sau : Phương án 1: Chọn phôi đúc được thực hiện trong khuôn kim loại, mẫu gỗ Ưu điểm: - Có thể tạo hình dáng của phôi gần với hình dáng chi tiết. - Lượng dư gia công bên ngoài của phôi tương đối đồng đều, lượng dư gia công nhỏ ( Chế độ cắt ổn định Nhược điểm: - Giá thành chế tạo khuôn kim loại tương đối đắt. Phương án 2: Chọn phôi đúc được thực hiện trong khuôn cát. Ưu điểm: - Giá thành chế tạo phôi rẻ. - Có thể tạo hình dáng của phôi gần với hình dáng chi tiết. - Lượng dư gia công bên ngoài của phôi tương đối đồng đều ( Chế độ cắt ổn định Nhược điểm: - Thời gian gia công chuẩn bị phôi tương đối mất nhiều công sức. Qua đó ta thấy phương án 1 phù hợp với sản xuất hàng loạt vừa sản lượng 3000 chi tiết 1 năm. V- LẬP THỨ TỰ CÁC NGUYÊN CÔNG, CÁC BƯỚC : V.1 LẬP SƠ BỘ CÁC NGUYÊN CÔNG: - Nguyên công 1 : Phay mặt đế. Phay thô Phay tinh đạt Rz 20, kích thước 35mm - Nguyên công 2 : Phay mặt đầu nắp. Phay thô Phay tinh đạt Rz 20 đạt kích thước 230mm - Nguyên công 3 : Phay mặt bắt bulông 35mm Phay thô Phay tinh đạt Rz 20 -Nguyên công 4 : Khoan, doa 4 lỗ đáy(13 Khoan (11,5 Khoét (12,8 Doa (13 - Nguyên công 5 : Phay mặt bích . Phay thô Phay tinh đạt Rz 20 đạt kích thước 148+0,03 mm -Nguyên công 6 : Phay mặt bích vuông góc Phay thô Phay tinh đạt Rz 20 đạt kích thước 112+0,03mm -Nguyên công 7 : Phay mặt bích đối diện. Phay thô Phay tinh đạt Rz 20 đạt kích thước 224mm -Nguyên công 8 : Phay mặt lỗ tháo dầu. Phay thô Phay tinh đạt Rz 20 -Nguyên công 9 : Phay mặt lỗ tra dầu. Phay thô Phay tinh đạt Rz 20 - Nguyên công 10 : Khoét, doa lỗ (90+0,035 mm Khoét lần 1 (85mm Khoét lần 2 (88mm Khoét lần 3 (89,3mm Doa thô đạt (89,85mm Doa tinh đạt (90mm - Nguyên công 11 : Khoét, doa lỗ (80+0,03 mm, (90+0,035 mm Bước 1: Khoét, doa lỗ (80mm Khoét lần 1 (75mm Khoét lần 2 (78mm Khoét lần 3 (79,5mm Doa thô đạt (79,9mm Doa tinh đạt (80mm Bước 1: Khoét, doa lỗ (90mm Khoét lần 1 (85mm Khoét lần 2 (88mm Khoét lần 3 (89,3mm Doa thô đạt (89,85mm Doa tinh đạt (90mm - Nguyên công 12 : Khoan,ta rô 6 lỗ mặt nắp M8. Khoan (6,5 Ta rô M8 Nguyên công 13 : Khoan,ta rô 4 lỗ mặt bích M8. Khoan (6,5 Ta rô M8 Nguyên công 14 : Khoan,ta rô 4 lỗ mặt bích đối diện M8. Khoan (6,5 Ta rô M8 Nguyên công 15 : Khoan,ta rô 4 lỗ mặt bích đối diện M8. Khoan (6,5 Ta rô M8 Nguyên công 16 : Khoan, ta rô lỗ tháo dầu M20x1,5. Khoan (18,5 Ta rô M20 Nguyên công 17 : Khoan, ta rô lỗ tra dầu M20x1,5. Khoan (18,5 Ta rô M20 V.2.THIẾT KẾ CÁC NGUYÊN CÔNG CỤ THỂ: 1. Nguyên công 1: Phay mặt đế a. Chọn máy : Máy phay 6H12 Có các thông số kỹ thuật: Khoảng cách từ trục hoặc mặt đầu dao tới bàn máy (mm)  100-450   Số cấp chạy dao  23   Chạy dao dọc ( mm/phút )  45-1140   Chay dao ngang  35-850   Chạy dao đứng  25-480   Số cấp tốc độ  24   Giới hạn vòng quay ( vòng/phút)  1500   Công suất động cơ truyền động chính ( kW )  7   Bảng 1. Thông số máy phay đứng 6H12 b. Dụng cụ : Dao phay mặt đầu có gắn mảnh hợp kim cứng BK8, dao phay có đường kính 250mm, số răng Z = 20 răng c. Sơ đồ gá đặt : / Định vị : chi tiết được định vị 3 bậc tự do (dùng chốt trụ chỏm cầu khía nhám) các mặt định vị chưa được gia công. Kẹp chặt : chi tiết được kẹp chặt bằng cơ cấu bulông liên động, điểm kẹp vào 2 lỗ theo chiều hướng từ trên xuống. d. Các bước gia công : + Phay thô + Phay tinh đạt Rz20 2. Nguyên công 2: Phay mặt đầu nắp a. Chọn máy : Máy phay 6H12 (các thông số của máy như bảng 1) b. Dụng cụ : Dao phay mặt đầu có gắn mảnh hợp kim cứng BK8, dao phay có đường kính 250mm, số răng Z = 20 răng c. Sơ đồ gá đặt : / Định vị : chi tiết được định vị 3 bậc tự do ( dùng phiến tì ) các mặt định vị đã được gia công. Kẹp chặt : chi tiết được kẹp chặt bằng cơ cấu bulông liên động, điểm kẹp vào 2 lỗ theo chiều hướng từ trên xuống. d. Các bước gia công : + Phay thô + Phay tinh đạt Rz20 3. Nguyên công 3: Phay mặt bắt bulông a. Chọn máy : Máy phay 6H12(thông số như bảng 1) b. Dụng cụ : Dao phay ngón chuôi côn có gắn mảnh hợp kim cứng BK6, dao phay có chiều dài L=255mm, số răng Z = 6 răng, côn mooc 4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐồ án tốt nghiệp GIA CÔNG HỘP SỐ.docx