LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta đang trên con đường đổi mới và phát triển hội nhập khu vực và quốc tế, hướng tới mục tiêu” dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, phấn đấu tới năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp vững mạnh. Vì vậy quá trình công nghiêp hoá, hiện đại hoá đất nước là một yêu cầu rất cấp thiết và quan trọng. Mà đi đầu là ngành công nghiệp, trong đó chủ yếu là ngành công nghiệp nặng – cơ khí . Công nghiệp phát triển có nghĩa là máy móc thiết bị phát triển. Muốn tạo ra năng suất chất lượng cao thì máy móc thiết bị phải làm việc tốt và đạt năng suất tối đa. Song vì phải làm việc nhiều, các máy móc thiết bị dần dần xuống cấp và hư hại làm cho năng suất maý giảm, chất lượng sản phẩm kém. Vì vậy một vấn đề đặt ra là phải khắc phục được vấn đề này .
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, đòi hỏi ngành sửa chữa bảo trì thiết bị cơ khí ra đời để giải quyết vấn đề bức xúc đặt ra. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải sửa chữa, phục hồi chính xác để đưa máy trở lại hoạt động bình thường, để đảm bảo tiến độ sản xuất mà không tốn nhiều kinh phí. Muốn vậy ta phải có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân sửa chữa bảo trì thiết bị cơ khí. Xu thế hiện đại hoá càng cao thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ công nhân viên phải có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao.
Là một sinh viên ngành cơ điện của trường đại học Công nghiệp Hà Nội- Một trường có bề dày lịch sử đào tạo, thu hút được rất nhiều học sinh, sinh viên theo học. Em rất tự hào. Để xứng đáng là một sinh viên của trường, em sẽ cố gắng phấn đấu và rèn luyện học tập để đem kiến thức kinh nghiệm về sửa chữa máy móc công cụ mà thầy cô đã nhiệt tình chỉ dẫn để phục vụ đất nước.
Đề tài tốt nghiệp của em là :Lập quy trình công nghệ sửa chữa phục hồi các mặt trượt của máy phay 6H81
Em kính mong các thầy cô thông cảm vì trong quá trình thực hiện em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2006
Sinh viên
Cấn Văn Thắng
120 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3066 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tốt nghiệp Lập quy trình công nghệ sửa chữa phục hồi các mặt trượt của máy phay 6H81, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Hà Nội ngày….. tháng.… năm 2005
Giáo viên hướng dẫn
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ ĐỒ ÁN
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…………………………………………………………………………………………………………………………………………………...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Hà Nội ngày….. tháng.… năm 2005
Thay mặt hội đồng
LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta đang trên con đường đổi mới và phát triển hội nhập khu vực và quốc tế, hướng tới mục tiêu” dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, phấn đấu tới năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp vững mạnh. Vì vậy quá trình công nghiêp hoá, hiện đại hoá đất nước là một yêu cầu rất cấp thiết và quan trọng. Mà đi đầu là ngành công nghiệp, trong đó chủ yếu là ngành công nghiệp nặng – cơ khí . Công nghiệp phát triển có nghĩa là máy móc thiết bị phát triển. Muốn tạo ra năng suất chất lượng cao thì máy móc thiết bị phải làm việc tốt và đạt năng suất tối đa. Song vì phải làm việc nhiều, các máy móc thiết bị dần dần xuống cấp và hư hại làm cho năng suất maý giảm, chất lượng sản phẩm kém. Vì vậy một vấn đề đặt ra là phải khắc phục được vấn đề này .
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, đòi hỏi ngành sửa chữa bảo trì thiết bị cơ khí ra đời để giải quyết vấn đề bức xúc đặt ra. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải sửa chữa, phục hồi chính xác để đưa máy trở lại hoạt động bình thường, để đảm bảo tiến độ sản xuất mà không tốn nhiều kinh phí. Muốn vậy ta phải có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân sửa chữa bảo trì thiết bị cơ khí. Xu thế hiện đại hoá càng cao thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ công nhân viên phải có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao.
Là một sinh viên ngành cơ điện của trường đại học Công nghiệp Hà Nội- Một trường có bề dày lịch sử đào tạo, thu hút được rất nhiều học sinh, sinh viên theo học. Em rất tự hào. Để xứng đáng là một sinh viên của trường, em sẽ cố gắng phấn đấu và rèn luyện học tập để đem kiến thức kinh nghiệm về sửa chữa máy móc công cụ mà thầy cô đã nhiệt tình chỉ dẫn để phục vụ đất nước.
Đề tài tốt nghiệp của em là :Lập quy trình công nghệ sửa chữa phục hồi các mặt trượt của máy phay 6H81
Em kính mong các thầy cô thông cảm vì trong quá trình thực hiện em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2006
Sinh viên
Cấn Văn Thắng
GIỚI THIỆU CHUNG MÁY PHAY 6H81
1- THÂN MÁY
2- XÀ NGANG
3- BÀN NÂNG
4-BÀN TRUNG GIAN
5-BÀN GÁ
6- GIÁ ĐỠ TRỤC CHÍNH
PHẦN II
A.NHIỆM VỤ VÀ CHỨC NĂNG LÀM VIỆC – NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG CỦA CÁC BỘ PHẬN MÁY PHAY 6H81.
I. Thân máy.
1. Nhiệm vụ và chức năng.
Thân máy là một bộ phận rất quan trọng, nó là bộ phận chiếm phần lớn khối lượng của máy. Do đó nó đảm bảo cho máy về độ cứng vững. Khác với một số loại máy phay khác như máy phay TOLG IN có đế liền với thân. Máy phay 6H81 là loại máy có thân dời đế. Và nó được lắp với đế nhờ các lắp ghép ren(Bulong- Đai ốc).
Thân máy là khung để lắp và đỡ hầu hết các bộn phận của máy như : Xà ngang, bàn nâng, các hộp trục chính. Do đó chế độ làm việc của thân máy có ảnh hưởng rất lớn đến chế độ làm việc của các bộ phận, chi tiết liên quan
Trên thân máy có hai hệ thống dẫn trượt chính là :
+) Hệ thống dẫn trượt đứng dẫn hướng cho sự chuyển động tịnh tiến lên suống của bàn nâng.
+) Hệ thống dẫn trượt ngang dãn hướng cho sự chuyển động tịnh tiến ra vào của xà ngang.
Độ chính xác các mặt trượt trên thân máy có ảnh hưởng rất lớn đến độ chihs xác khi gia công chế tạo chi tiết. Hai hệ thống mặt trượt đứng và ngang tuy riêng biệt nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau trong không gian: mỗi mặt trượt trên hệ thống mặt trượt đứng phải đảm bảo vuông góc với các mặt trượt trên hệ thống mặt trượt ngang và ngược lại.
2. Nguyên lý làm việc của hệ thống mặt trượt thân máy 6H81.
Khi làm việc các mặt trượt ngang trên thân máy đóng vai trò là các đường trượt dẫn hướng cho sự chuyển động tịnh tiến ra vào của xà ngang. Còn các mặt trượt đứng được nghép chính xác với các mặt trượt của bàn nâng, dẫn hướng cho sự chuyển động tịnh tiến lên suống của bàn nâng. Trong quá trình làm việc thì mặt trượt của thân máy đứng yên còn các mặt trượt của bàn nâng và xà ngang chuyển động tương đối. Bàn nâng chuyển động tịnh tiến lên xuống trên thân máy được là nhờ cơ cấu chuyền động vít me đai ốc. Còn đấu máy chuyển động tịnh tiến được là nhờ lực đẩy và được hãm bằng vít. Các mặt trượt của thân máy định hướng cho bàn nâng và xà ngang chỉ chuyển động theo một hướng nhất định.
3. Tính công nghệ trong kết cấu của thân máy phay 6H81.
a. Biểu diễn tính kết cấu và kích thước cơ bản.
/
b. Yêu cầu kỹ thuật.
Thân máy phải đảm bảo độ cứng vững không bị dung không bị lắc về mọi phía
Các mặt 1,2,3,4,5,phải đảm bảo độ thẳng sai số ≤ 0.02mm/ 1000mm, độ phẳng đạt độ bắt điểm từ 12 đến 15 điểm trên ô vuông 25mm x 25mm, đạt độ nhẵn bóng (7. Độ vuông góc giữa các mặt đảm bảo, với sai số ≤ 0.02/300mm. Độ // giữa các mặt đảm bảo với sai số≤ 0.02/300mm
Quan hệ giữa các mặt
-Mặt 1, 2 phẳng và đồng phẳng // với tâm trục chính theo hai phương, sai số ≤ 0.01/l.
-Mặt 3 // với mặt 4, mặt 3, 4 hợp với 1, 2 góc 550 và // với tâm trục chính theo hai phương sai số ≤ 0.02/300mm.
-Mặt 5 và 6 đồng phẳng cùng vuông góc với tâm trục chính sai số ≤ 0.02/1000. mặt 5,6 đảm bảo vuông góc với 1,2
-Mặt 7 // với 8 cùng // với tâm trục chính.Độ vuông gócđảm bảo với sai số
≤ 0.02/300mm, 7, 8 hợp với 5,6 một góc 550.
4. Nguyên nhân hư hỏng.
Trong quá trình làm việc các mặt trượt 1,2,3,4, tiếp xúc với căn và các mặt trượt của xà ngang, mặt căn và các mặt trượt 5,6,7,8 tiếp xúc với mặt trượt của bàn nâng. Do sự chuyển động tịnh tiến ra vào của xà ngang và lên suống của bàn nâng trng qúa trình làm việc gây ra hiện tượng mòn do ma xát giữa các mặt. Ngoài ra không chỉ bị mòn do quá trình chuyển động mà các mặt trượt này còn bị mòn do phải gánh thêm khối lượng trong quá trình tiếp xúc.Do bàn nâng làm việc nhiều ở vị trí giữa của thân máy nên các mặt trượt 5,6,7,8 bị mòn không đều và mòn nhiều ở giữa với các mặt 1,2,4 do chị tác tác dụng của trọng lượng xà ngang nên cũng bị mòn không đều và mòn ở nhiều phía ngoài. Các mặt trượt bị mòn làm cho độ chính xác của máy bị giảm không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như độ vuông góc, độ song song, độ phẳng, độ thẳng...
Phân tích tình trạng mòn của các mặt trượt.
Mặt 1,2,3,4,5,6,8 bị mòn.Trong đó các mặt 5,6,7,8 bị mòn nhiều nhất và đặc biệt là ở giữa.
Các mặt 1,2,4 bị mòn ít hơn do ít làm việc hơn nhưng cũng bị mòn và mòn nhiều hơn ở phía đầu.
Mặt 3 không bị mòn do lắp căn.
II. Xà Ngang
Nhiệm vụ và chức năng.
Xà ngang là bộ phận chỉ có ở máy phay ngang. Do đó xà ngang cũng là bộ phận dùng để phân biệt giữa may phay ngang và máy phay đứng.
Xà ngang được lắp trên thân máy và di chuyển tịnh tiến theo thân máy nhờ các mặt trượt 1,2,3,4 của xà ngang và các đường dẫn trượt 1,2,3,4 của thân máy.
Xà ngang còn được lắp với giá đỡ để đỡ trục chính khi gia công chi tiết cần lắp trục dao, để giúp cho trong quá trình làm việc dưới tác dụng của các yếu tố như lực cắt, trọng lượng…. Trhif trục dao không bị biến dạng.
2.Nguyên lý làm việc với cá bộ phận liên quan
-Xà ngang được lắp trên thân máy nhờ các mặt trượt 1,2,3,4và tiếp xúc với các mặt trượt trên thân máy để chuyển động tịnh tiến ra,vào trên các mặt trượt ngang của thân máy.
-Giá đỡ được lắp trên xà ngang cũng chuyển động tịnh tiến nhờ các mặt trượt và được xiết chặt trên xà ngang nhờ đai ốc được lắp trên giá đỡ.
3. Tính công nghệ trong kết cấu của đấu máy.
a. Biểu diễn kết cấu và kích thước cơ bản.
/
b. Yêu cầu kỹ thuật.
- Các mặt trượt trên xà ngang phải đảm bảo độ thẳng với sai số độ không thẳng ≤ 0.02/300mm. Đảm bảo độ bắt điểm từ 12 đến 15 điểm trên ô vuông 25mm x 25mm,
- Khi lắp trên thân máy các mặt 1,2 phải đảm bảo đồng phẳng, các mặt 1,2,3,4 phải đảm bảo cùng // với tâm trục chính, độ không // cho phép ≤ 0.02/300mm. Độ nhẵn bóng bề mặt đạt (7.
- Mặt 3// 4 sai số ≤ 0.02/1000. 3, 4 hợp với 1,2 góc 550.
3. Nguyên nhân hư hang và tình trạng mòn cảu các mặt trượt
Trong quá trình làm việc do thường xuyên phải chuyển động tịnh tiến trên thân máy do quá trình tiếp xúc của xà ngang và thân máylàm cho các mặt này bị mòn . Do đó dễ gay ra những sai lệch về kích thước và sai lệch về hình dáng hình học của chi tiết gia công.
Phân tích tình trạng mòn.
Khi làm việc xà ngang luôn cần phải đi ra để đỡ trục chính nên các mặt trượt của xà ngang thường bị mòn ở phía giữa và phía trong nhiều hơn. Còn ở phía ngoài hầu như không mòn.
III. Bàn nâng.
1. Nhiệm vụ và chức năng của bàn nâng.
Bàn nâng được lắp trên thân máy , phía trên bàn nâng được lắp bởi bàn trung gian.(trên bàn trung gian được lắp với bàn gá vật). Như vậy bàn nâng là bàn đỡ cho cả bàn trung gian và bàn gá. Do đoa bàn nâng còn được gọi là bàn đỡ .
Khi làm việc bàn nâng chuyển động tịnh tiến lên suống dọc thân máy để lấy chiều sâu cắt. Hệ thống mặt trượt của bàn nâng cũng gồm có hai hệ thống mặt trượt đứng và ngang như thân máy.
-Hệ thống mặt trượt được dẫn trượt bởi các đường dẫn trượt của thân máy chuyển động tịnh tiến lên suống.
Hệ thống dẫn trượt ngang đóng vai trò là các đường dẫn trượt cho sự chuyển động tịnh tiến ra vào của bàn trung gian.
Các hệ thống mặt trượt của bàn nâng có ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác khi gia công chế tạo sản phẩm trên máy phay.
2. Nguyên lý làm việc của hệ thống mặt trượt bàn nâng
Khi làm việc các mặt trượt đứng của bàn nâng tiếp xúc với các đường dẫn trượt trên hệ thống mặt trượt đứng của thân máy. Nhờ cơ cấu Đai ốc Vitme mà bàn nâng chuyển động lên suống dọc thân máy.
Còn các mặt trượt ngang của bàn nâng đóng vai trò là các đường dẫn trượt và tiếp xúc với các đường trượt của bàn trung gian. Cũng nhờ cơ cấu đai ốc vitme mà bàn trung gian có thể chuyển động ra vào được.
3. Tính công nghệ trong kết cấu của bàn nâng may phay 6H81.
a. Biểu diễn kết cấu và kích thước cơ bản .
/
b.Yêu cầu kỹ thuật.
Các mặt 1,2,3,3’,4,5,6,7,8,9 của bàn nâng phải đảm bảo độ thẳng, phẳng sai số ≤ 0.02mm/l. Độ phẳng của các mặt đạt độ bắt điểm từ 12 đến 15 điểm trên ô vuông 25mm x 25mm,
Độ vuông góc giữa các mặt trượt đứng với các mặt trượt ngang phải đảm bảo đúng yêu cầu . Sai số về độ không vuông góc ≤ 0.02/300mm
Độ song song giữa các mặt trượt đứng và ngang đảm bảo, sai số về độ không song song ≤ 0.02/300mm.
Quan hệ giữa các mặt
-Mặt 3.3’ đồng phẳng và // với tâm trục vitme theo hai phương
-Mặt 4 // với 3,3’ và // với tâm trục Vitme.
-Mặt 5//6 và và cùng vuông góc với mặt 4
Mặt 1//3 song song với tâm trục Vitme
Mặt 2//4 và song song với tâm trục Vitme
Mặt 7,8 đồng phẳng và vuông góc với mặt 3,3’.
Mặt9 hợp đúng góc với mặt 7. Giao tuyến giữa 7 và 9 vuông góc với 3,3’ trong không gian.
Sai số về độ không song song và không vuông góc giữa các mặt đảm bảo ≤ 0.02/300mm
4. Nguyên nhân hư hỏng .
Nguyên nhân
Trong quá trình làm việc do sự tiếp xúc lên nhau giữa các mặt trượt hơn nữa lại chịu trọng lượng của các bộ phận do đó sinh ra ma sát giữa các mặt làm cho các mặt nay bị mòn. Nhưng do tính chất làm việc, cường độ làm việc của các mặt là khác nhau do đó độ mòn giữa các mặt này là không giống nhau.
Phân tích tình trạng mòn
-Các mặt trượt ngang của bàn nâng mòn không đều thường mòn nhiều ở giữa
Các mặt 3,3’,4 bị mòn nhiều do ngoài tiếp xúc khi chuyển động còn chịu còn chịu tác dụng trọng lực của cả bàn trung gian và bàn gá.
Các mặt 5,6 mòn ít hơn trong đó mặt 5 mòn nhiều hơn mặt 6 do tiếp xúc với căn được bắt trên bàn trung gian.
Mặt 1,2 mòn ít hơn cả do chỉ có tác dụng chống lật.
Các mặt 7,8,9 tiếp xúc với các mặt trượt đứng trên thân máy và cũng có hiện tượng mòn không đều. Do chịu tác dụng của trọng lượng của cả ba bàn: bàn nâng, bàn trung gian, bàn gá do đó bàn nâng luôn có xu hướng nghiêng ra ngoài, do đó mà các mặt 7,8,9 mòn nhiều ở phía dưới.
III .Bàn trung gian
Nhiệm vụ và chức năng của bàn trung gian.
-Bàn trung gian được lắp trên bàn nâng và phía trên được lắp với bàn gá vật
-Nhờ hệ thống mặt trượt dưới(hệ thống mặt trượt dọc) tiếp xúc với các đường dẫn trượt của bàn nâng và hệ thống đường dẫn trượt trên tiếp xúc với các mặt trượt dưới của bàn gá mà bàn trung gian có thể trực tiếp hay gián tiếp tạo ra chuyển động theo cả hai phương của bàn gá vật, giúp cho quá trình gia công chi tiết được thực hiện dễ dàng
-Như vậy bàn trung gian là một bộ phận vô cùng quan trọng của máy phay. Cùng với bàn nâng và bàn gá tạo ra sự chuyển động theo cả ba phương OX, OY, OZ khi gia công chi tiết trên máy phay. Đây là điều kiện quan trọng để máy phay có khả thi thực hiện cắt gọt chi tiết đạt yêu cầu kích thước về: chiều dài, chiều rộng, chiều sâu.
Ngyên lý làm việc của hệ thống mặt trượt bàn trung gian.
-Nhờ hệ thống mặt trượt dưới tiếp xúc với các đường dẫn trượt cuả bàn nâng cùng với cơ cấu đai ốc Vitme mà bàn trung gian có thể chuyển động tịnh tiến ra vào trên bàn nâng.
-Còn các mặt trượt trên đóng vai trò là các đường dẫn trượt cho sự chuyển động theo chiều ngang của bàn gá vật
3.Tính công nghệ trong kết cấu của bàn trung gian.
a. Biểu diễn kết cấu và kích thước cơ bản.
/
b. Yêu cầu kỹ thuật.
Các mặt trượt trên bàn trung gian phải đảm bảo độ thẳng sai số về độ không thẳng cho phép ≤ 0.02/L(mm)
Đảm bảo độ phẳng với độ bắt điểm đạt từ 12 đến 15 điểm trên ô vuông 25mm x 25mm.
Độ // giữa các mặt của bàn trung gian phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Sai số về độ không song song cho phép ≤ 0.02/300mm
Độ vuông góc giữa cadc mặt trượt ngang và dọc phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Sai số về độ không vuông góc cho phép ≤ 0.02/300mm
Quan hệ giữa các mặt:
Đảm bảo độ đồng phẳng giữa mặt 1,2 và độ // giữa mặt 1,2 với tâm trục Vitme. Sai số về độ không song song cho phép ≤ 0.02/300mm.
Đảm bảo độ // giữa mặt 5, với 7 và // với tâm trục Vitme dọc.
Đảm bảo độ vuông góc giữa 5,7 với 1,2 trong không gian. Sai số về độ không vuông góc cho phép ≤ 0.02/300mm.
Đảm bảo độ vuông góc giữa 6,7
Đảm bảo đúng góc độ giữa 1,4.
4.Nguyên nhân hư hỏng.
-Trong quá trình làm việc các mặt trượt dọc của bàn trung gian tiếp xúc với các đường dẫn trượt của bàn nâng. Còn các đường dẫn ngang tiếp xúc với các đường trượt của bàn gá cùng với tác dụng của trọng lực và lực cắt gọt gây ra trong quá trình gia công chi tiết tạo ra ma sát trên các mặt trượt. Hởu quả là làm mòn đáng kể các mặt trượt này. Do tính chất chuyển động và tính chất chịu lực khác nhau giữa các mặt và khác nhau ở mỗi vị trí của mặt, do đó gây ra tình trạng mòn không đều ở các mặt.
-Tình trạng mòn giữa các mặt trượt bàn trung gian
Các mặt trượt dọc bị mòn nhiều do chịu tác dụng của trọng lực của cả bàn gá lẫn bàn trung gian
Mặt 6 là mặt bắt căn do đó không bị mòn.
Các mặt 1,2,4 bị mòn ít hơn nhưng thường mòn nhiều ở giữa do bàn gá thường hoạt động nhiều ở giữa.
Mặt 3 là mặt bắt căn do đó không bị mòn.
IV. Bàn gá phôi.
1.Nhiệm vụ và chức năng của bàn gá phôi.
Bàn gá phôi được lắp trên bàn trung gian. Và thực hiện chuyển động theo chiều ngang trên bàn trung gian nhờ hệ thống chuyển động đai ốc- vitme-tay quay
Bàn gá có chức năng gá vật, gá đồ gá để thực hiện quá trình gia công.
Bàn gá là một bộ phận quan trọng trong việc gá đặt và kẹp chặt chi tiết gia công. ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác gia công.
Nguyên lý làm việc của bàn của gá phôi.
Nhờ các mặt trượt dưới tiếp xúc với các đường dẫn trượt của bàn trung gian và nhờ cơ cấu đai ốc- Vitme-tay quay nên bàn gá có thể chuyển động tịnh tiến theo chiều ngang trên bàn trung gian.
Phía trên bàn gá gồm các mặt trượt và các dãnh chữ T. Có tác dụng gá đồ gá và gá phôi lên bàn gá để thực hiện quá trình gia công cắt gọt.
3. Tính công nghệ trong kết cấu của bàn gá.
a. Biểu diễn kết cấu và kích thước cơ bản.
/
b. Yêu cầu kỹ thuật.
-Các mặt trượt của bàn gá phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật về độ thẳng. Sai số về độ không thẳng cho phép ≤ 0.02/L(mm).
Đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật về độ thẳng đạt độ bắt điểm từ 12 đến 15 điểm trên ô vuông 25mm x 25mm.
-Đảm bảo độ // giữa các mặt 1,2 với 6,7. Sai số về độ không song song cho phép ≤ 0.02/300mm.
-Độ đồng phẳng giữa 1,2 và 6,7 .
-Đảm bảo góc độ chính xác giữa 1,4 và 2,3 trên suốt chiều dài mặt trượt.
-Độ vuông góc giữa mặt 5 với 6 và giữa 6, 7 với dãnh chữ T.
-Độ // trong không gian giữa 3,4. Sai số về độ không song song cho phép ≤ 0.02/300mm.
4. Nguyên nhân hư hỏng.
Trong quá trình làm việc do tiếp xúc giữa các mặt trượt và do chịu tác dụng của trọng lượng bản thân bàn gá, trọng lượng vật gia công. Lực cắt gọt làm cho các mặt này bị mòn đi. Do tính chất chuyển động cũng như tính chất chịu lực ở các mặt là khác nhau do đó độ mòn ở các mặt là khác nhau.
Hơn nữa do quá trình gá đặt bà gá còn chịu tác dụng của những va đập gây ra những biến dạng cục bộ trên các mặt trượt.
Phân tích tình trạng mòn.
Các mặt 1,2,3,4 mòn nhiều ở giữa do bàn gá thường xuyên chuyển động nhiều ở giữa, thường xuyên gá vật và làm việc ở giữa.
Mặt 6,7 thường bị biến dạng cục bộ do va đập trong quá trình gá đặt.
Mặt 5 lắp cữ hành trình nên cũng bị mòn
Các mặt của dãnh chữ T thường bị mòn nhiều và biến dạng cục bộ ở giữa do va đập trong quá trình gá đặt.
VI Giá đỡ trục chính
1) phân tích nhiệm vụ chức năng làm việc và nguyên nhân hư hỏng
Nhiệm vụ chức năng.
Giá đỡ trục chính được lắp và trượt trên xà ngang của máy phay để đỡ trục chính của máy phay. Đảm bảo trục chính không bị võng khi gia công những chi tiết ở xa thân máy.
Nguyên lý làm việc với các bộ phận liên quan
Giá đỡ được lắp trên xà ngang nhờ các mặt trượt 1,2,3,4 và được bắt chặt vào để đỡ trục chính (khi cần thiết) nhờ đai ốc.
Tính công nghệ và kết cấu của giá đỡ trục chính
Yêu cầu kỹ thuật :
-Các mặt trượt trên giá đỡ phải đảm bảo :
-Độ thẳng với Sai số về độ không thẳng cho phép ≤ 0.02/1000mm
Đạt độ phẳng: độ bắt điểm đạt từ 12 đến 15 điểm trên ô vuông 25mm x 25mm,
Quan hệ giữa các mặt
-Các mặt 1,2 đảm bảo đồng phẳng và // với tâm trục chính. Sai số về độ không song song cho phép ≤ 0.02/300mm
-Các mặt đảm bảo góc độ với nhau 1 hợp với 4 bằng 55o
-Mặt 2 hợp với 3 bằng 550 . Mặt 3//4. Sai số về độ không song song cho phép ≤ 0.02/300mm.
/
B.LẬP CÁC PHƯƠNG ÁN SỬA CHỮA
Sữa chữa các mặt trượt của máy phay 6H81
Để phục hồi các mặt trượt của máy phay 6H81 hiện nay có rất nhiều phương án như: phương án mài, phương án bào, phương án cạo, phương án mài rồi cạo….Tuy nhiên xét về các yếu tố như: tính kinh tế, tính công nghệ, nhân công…ở đây em xin đưa ra hai phương án điển hình hiện nay đó là phương án mài và phương án cạo
BẢNG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHỆ CHO TỪNG PHƯƠNG ÁN :
A. BẢNG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHỆ CHO PHƯƠNG ÁN MÀI.
Thứ tự
Nội dung công vịêc
Chuẩn
Máy
Dao
Ghi chú
n.c
Gá
Bước
1
Bàn gá máy mài
1
Đặt thân máy lên bàn máy mài dùng đồ gá chuyên dùng để kẹp chặt, lau sạch vết bẩn.
Dùng nivô để lấy thăng bằng, dùng đồng hồ so có đế đặt trên trục chính. Xoay đồng hồ để đo lấy hai điểm trên hai mặt 5,6 để xác định lượng mòn.
Tâm trục chính
Máy mài dường
Đá mài chậu
Gá thân máy sao cho mawyj 5,6 của thân máy hướng lên trên để thuận tiện cho quá trình mài .
Bàn gá máy mài
2
Xác định điểm mòn nhất trong ba điểm vừa đo. Sau đó tiến hành mài mặt 5,6 của thân máy đạt yêu cầu kỹ thuật:
+ Độ thẳng sai số
≤ 0.02/l.
+ độ phẳng số bắt điểm từ 12 đến 15 điểm trên ô vuông 25x25mm điểm bột màu bắt đều trên toàn bộ bề mặt.
+ 5 và 6 đồng phẳng cùng vuông góc với tâm trục chính sai số
≤ 0.02/1000.
Tâm trục chính
Máy mài
đá mài chậu
Xác định đúng lượng mòn, chọn đúng chế độ cắt.
2
Bàn gá máy mài
1
2
Lật thân máy để mặt 7 hướng lên trên. Tiến hành xác định sai lệch hình dáng, sai lệch kích thước, góc độ của mặt 7
Tiến hành mài mặt 7
thân máy đạt yêu cầu kỹ thuật:
+ Mặt 7 thẳng độ không thẳng ≤ 0.02/l.
+ Độ phẳng đạt độ bắt điểm từ 12 đến 15 điểm trên ô vuông 25x25mm điểm bột màu bắt đều trên toần bộ bề mặt.
+ Mặt 7 hợp 6 một góc 550 và song song với tâm trục chính sai số ≤ 0.02/1000(mm)
Tâm trục chính . mặt 6
Máy mài
đá mài chậu
Chọn đồ gá thích hợp mài để đảm bảo góc độ giữa 7 và 6
3
Bàn gá máy mài
1
2
Lật ngược lại thân máy để mặt 8 hướng lên. Tiến hành xác định sain lệch như đối với mặt 7.
Mài mặt 8 của thân máy đạt yêu cầu kỹ thuật:
+ Mặt 8 thẳng sai số không thẳng ≤ 0.02/l. + Độ phẳng đạt độ bắt điểm từ 12 đến 15 điểm trên ô vuông 25x25mm.
Mặt 8 hợp 5 một góc 550 . Giao tuyến giữa 5,8 vuông góc với tâm trục chính sai số ≤ 0.02/1000(mm)
Tâm trục chính
Máy mài
Đá mài chậu
Gá đặt laị thân máy sao cho mặt 8 hướng lên trên, để thuận tiẹn cho quá trình mài
4
5
6
Bàn gá máy mài
Bàn gá máy mài
1
2
1
2
Lật thân máy đứng lên tiến hành xác định sai lệch của mặt 1,2.
Mài mặt 1,2 của thân máy đạt yêu cầu kỹ thuật:
+ Mặt 1,2 thẳng độ không thẳng ≤ 0.02/l. + Độ phẳng đạt độ bắt điểm từ 12 đến 15 điểm trên ô vuông 25x25mm.
+ Mặt 1,2 đảm bảo đồng phẳng và song song với tâm trục chính sai số về độ không // cho phép ≤ 0.02/1000.
Tiến hành mài và kiểm tra mặt 4 đạt yêu cầu kỹ thuật:
- Độ thẳng .
-độ bắt điểm .
-4//tâm trục chính.
-4 hợp với 1= 55o
-4//3.
Mặt 1,2,5,6
Máy mài
Đá mài chậu
Gá lại thân máy sao cho mặt 1,2 hướng lên trên.
Lật thân máy lại sao cho mặt 4 hướng lên trên dụng bột màu đồng hồ xo xác định lượng mòn mặt 4
6
Bàn gá máy mài
Mài mặt 1,2 của xà ngang đạt yêu cầu kỹ thuật :
+ Độ thẳng sai số ≤ 0.02/l.
+ Độ phẳng đạt số bắt điểm từ 12đến 15 điểm trên ô vuông 25x25mm. Điểm bột màu bắt đều trên toàn bộ bề mặt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Lập quy trình công nghệ sửa chữa phục hồi các mặt trượt của máy phay 6H81.docx