Đồ án Tốt nghiệp thiết kế lưới điện

PHẦN I: THIẾT KẾ LƯỚI ĐIỆN KHU VỰC

CHƯƠNG 1:CÁC LỰA CHỌN KỸ THUẬT CƠ BẢN

I. Phân tích nguồn và phụ tải.

I.1. Nguồn điện.

Khi thiết kế lưới điện, việc đầu tiên là cần phải nắm bắt được thông tin về nguồn và phụ tải. Do vậy, phải tiến hành phân tích những đặc điểm của nguồn cung cấp điện và phụ tải. Trên cơ sở đó xác định công suất phát của các nguồn cung cấp và dự kiến các phương án nối dây sao cho đạt được hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao nhất.

Lưới điện cần thiết kế gồm có hai nguồn cung cấp là hai nhà máy nhiệt điện nằm cách xa nhau 180 km cung cấp điện cho 9 phụ tải. Đối với các nhà máy nhiệt điện, các máy phát điện làm việc ổn định khi phụ tảiP 70%Pđm, khi phụ tải P < 30%Pđm thì các máy phát ngừng làm việc. Công suất phát kinh tế của các máy phát nhiệt điện thường nằm trong khoảng (80-85)%Pđm.

Trong đó:

NĐI: Gồm 4 tổ máy

Mỗi tổ máy có công suất Pđm= 50 MW

Hệ số công suất cos = 0,85

Tổng công suất của NĐI: PNĐI= 4x50 MW

NĐII: Gồm 3 tổ máy

Mỗi tổ máy có công suất Pđm= 50 MW

Hệ số công suất cos = 0,85

Tổng công suất của NĐI: PNĐII= 3x50 MW

Tổng công suất đặt của hai nhà máy:

P =PNĐI +PNĐII =200+150 = 350 MW

I.2. Phụ tải.

Trong hệ thống điện thiết kế có 9 phụ tải, tất cả đều là hộ loại I. Các phụ tải đều yêu cầu điều chỉnh điện áp khác thường và có hệ số cos = 0,85.

Thời gian sử dụng phụ tải cực đại Tmax = 5500 h. Điện áp định mức của mạng điện thứ cấp của các trạm hạ áp bằng 10 kV. Phụ tải cực tiểu bằng 50% phụ tải cực đại.

 

doc130 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 5205 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tốt nghiệp thiết kế lưới điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐồ án tốt nghiệp thiết kế lưới điện.DOC