Đồ án Trung tâm âm nhạc Guitar Center

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU.01

PHẦN MỞ ĐẦU 02

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .02

II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1. Mục đích nghiên cứu thiết kế .03

2. Nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế .03

III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1. Khách thể nghiên cứu

1.1 Khung cảnh tự nhiên .04

1.2 Cộng đồng dân cư .04

1.3 Những ai yêu thích âm nhạc .04

2. Đối tượng nghiên cứu .04

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Nghiên cứu tư liệu trực tiếp 05

2. Nghiên cứu tư liệu gián tiếp 05

V. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ÂM NHẠC VÀ KIẾN TRÚC

+ Tại sao lại có các mối liên hệ giữa 2 không gian sáng tạo: .06

+ Trong lịch sử có ví dụ nào về sự gặp gỡ - thậm chí là sự đồng nhất .07

+ sự tương ứng ấy có phải là cơ bản không? .07

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI :

1. Vài nét tổng quan chung về Nha Trang .09

2. Trang trí nội thất trong đời sống xã hội .09

2.1 Yêu cầu cấp thiết trang trí nội thất với không gian kiến trúc 09

2.2 Nhu cầu về trang trí nội thất . .11

2.3 Hiện trạng trang trí nội thất Việt Nam . 12

2.4 Xu hướng phát triển của ngành trang trí nội thất .14

3. Sơ lược lịch sử âm nhạc Guitar Việt Nam .15

II. TỔNG QUAN VỀ KHÔNG GIAN GUITAR CENTER

1. Vị trí tọa lạc của công trình .19

2. Tổng quan công trình .19

3. Nét đặc trưng kiến trúc của công trình .20

4. Mặt bằng kiến trúc 20

5. Không gian và công năng sử dụng 22

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TỔ CHỨC ÁNH SÁNG

I . KHUYNH HƯỚNG KIẾN TRÚC .24

II . KHUYNH HƯỚNG GIỮA NGHỆ THUẬT VÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

III . MÔTÍP CHỦ ĐẠO CỦA CÔNG TRÌNH

1 .Màu sắc .24

2 .Hình khối và đường nét 24

3 .Ánh sáng. 25

4 .Vật liệu .25

5 .Chi tiết trang trí .25

6 .Phương án trần 27

KẾT LUẬN .28

TÀI LIỆU THAM KHẢO .29

+ Một số hình ảnh về đồ án Guitar Center 30

MỤC LỤC .33

 

doc35 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2393 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Trung tâm âm nhạc Guitar Center, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trúc:  Nhu cầu về trang trí nội thất ngày càng cao và cấp thiết trong kiến trúc đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của con người đương đại trước sự phát triển của cuộc sống.       Trước đây, điều kiện kinh tế, nhu cầu thụ hưởng và mức sống còn hạn chế, trừ một số ít người có điều kiện về kinh tế và tiếp xúc nhiều bên ngoài, đại đa số người dân tích cóp tài chính suốt thời gian dài làm việc, mong mỏi xây dựng được căn nhà làm nơi ăn chốn ở, do vậy việc xây dựng hoàn tất thường chỉ dừng lại ở mức xây dựng cơ bản với các vật liệu phủ, ốp lát đơn thuần. Rất nhiều công trình người dân tự mò mẫm sao chép, cóp nhặt về hình thức mà không cần sự tham gia của các kiến trúc sư, nhà thiết kế, dẫn đến sự hỗn loạn về hình thức kiến trúc, không gian ở bên trong không được phân chia chức năng sử dụng hợp lý cũng như những đầu tư cần thiết về trang thiết bị nội thất. Các công trình công cộng cũng trong trình trạng tương tự, chỉ những công trình có nguồn vốn đầu tư liên doanh với nước ngoài thì được thiết kế xây dựng hoàn thiện bởi những công nghệ và vật liệu hiện đại, còn lại phần lớn công trình chỉ hoàn thiện phần xây dựng cơ bản sau đó lắp ghép các thiết bị đồ đạc cho mục đích sử dụng thực tế. Một thời gian dài quanh quẩn với với phương thức xây dựng lạc hậu, việc tiếp cận và ứng dụng trang trí nội thất công trình kém phát triển rất nhiều so với với các nước trong khu vực.       Hiện nay, kinh tế phát triển trình độ nhận thức và nhu cầu cải thiện điều kiện sống ngày một bức thiết. Trong kiến trúc xây dựng, những quy chuẩn nhà nước buộc các công trình phải có thiết kế từ các kiến trúc sư và các đơn vị có chức năng. Hội nhập kinh tế giúp tiếp nhận nhiều tiến bộ khoa học, công nghệ xây dựng mới cũng như đón nhận nguồn vật liệu xây dựng từ nước ngoài vào làm nóng thị trường vật liệu xây dựng rất phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã đáp ứng tối đa nhu cầu của các nhà thiết kế và chủ đầu tư. Các lý do trên đã thúc đẩy làm thay đổi quan điểm để xây dựng công trình kiến trúc phải đạt tiêu chuẩn tiện nghi tối đa, đáp ứng mọi nhu cầu về công năng thẩm mỹ và công năng tinh thần của người sử dụng. Đầu tư chi phí cho phần trang trí nội thất dần chiếm phần quan trọng trong xây dựng cơ bản. Trong tương lai, việc thiết kế trang trí nội ngoại thất công trình là bắt buộc, như vậy nhu cầu trang trí nội thất là rất lớn và cấp thiết, liệu ngành thiết kế trang trí nội thất có thể lớn mạnh, phát triển và đáp ứng kịp thời nhu cầu này của xã hội?       Xu thế hội nhập toàn cầu và việc nước ta vừa ra nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), mở ra nhiều vận hội và thách thức mới. Trong quá trình hội nhập, chúng ta sẽ tiếp nhận nhiều công nghệ xây dựng và sản xuật vật liệu tân tiến hiện đại, nguồn vật liệu phong phú với giá thành cạnh tranh, do vậy người tiêu dùng càng có nhiều cơ hội tiếp cận sử dụng để nâng cao chất lượng không gian sống của mình, càng khẳng định tính cấp thiết, vai trò và nhu cầu to lớn của trang trí nội thất trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng để chúng ta không bị tụt hậu mà có thể lớn mạnh, tạo dựng được phong cách, khẳng định vị thế nước ta trên trường quốc tế, người dân được hưởng môi trường, điều kiện sống tiện nghi hiện đại, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Nhu cầu về trang trí nội thất: Ngày nay, cuộc sống vật chất và tinh thần trên mặt bằng chung xã hội ngày một tiến bộ, không chỉ đáp ứng những nhu cầu cơ bản, con người còn muốn được hưởng thụ chất lượng nhiều và cao hơn từ cuộc sống, nghệ thuật và mỹ thuật trở nên không thể thiếu bên cạnh các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người như ăn, ở, mặc, đi lại, văn hóa, giải trí, sức khỏe, học tập, phát triển... do vậy, tất yếu vai trò của nghệ thuật và mỹ thuật ngày một quan trọng, có nhu cầu rất lớn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, nhất là trong kiến tạo môi trường sống cho con người. Mặt khác, khi môi trường sống xuất hiện nhiều bóng dáng của mỹ thuật thì đồng thời cũng có tác dụng giáo dục làm tăng thị hiếu và khả năng cảm thụ nghệ thuật, thẩm mỹ của đông đảo quần chúng, đẩy mức sống tinh thần con người ngày một cao hơn, đó cũng làm mục tiêu phát triển của mọi chế độ xã hội.       Công nghệ tin học phát triển, con người với nền khoa học kỹ thuật biến đổi nhanh chóng, vật liệu và chất liệu phong phú đa dạng sẽ là mảnh đất màu mỡ cho nghệ thuật phát triển. Nghệ thuật – mỹ thuật ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nhu cầu cuộc sống của con người. Ngày càng có nhiều hình thức mới được con người sáng tạo để đáp ứng những nhu cầu ấy. Các vật liệu phong phú, đa dạng sẽ là những chất liệu để con người khai thác, tạo ra những sản phẩm, những không gian sống tươi đẹp.       Mỹ thuật cổ truyền dân tộc đã để lại cho chúng ta những hợp thể kiến trúc, nghệ thuật trang trí và tạo hình. Kiến trúc mà không có mỹ thuật cũng như mỹ thuật không có cuộc sống thì không thể tồn tại, vươn lên và phát triển. Cái đẹp của nghệ thuật tạo hình và mỹ thuật trang trí thông qua kiến trúc – trang trí nội thất, nghệ thuật điêu khắc, hội họa và trang trí phát huy tiếng nói của mình, hòa hợp trong hợp thể chung, qua đó thể hiện những giá trị nội dung và nghệ thuật với tư tưởng nhân văn thời đại, được khai thác và kế thừa trong tương lai. Mỹ thuật truyền thống, nghệ thuật tạo hình, trang trí tham gia rất chặt chẽ vào quá trình kiến tạo môi trường, không gian sống của con người, nghệ thuật điêu khắc, tượng đài, chạm khắc, phù điêu, tranh trang trí, tranh ghép, tranh khắc...với các thủ pháp ước lệ, tượng trưng, cách điệu ... luôn đắc dụng và hiệu quả trong kiến trúc và trang trí nội ngoại thất. Nội thất thường được dùng điêu khắc (tượng tròn), trang trí (tranh vẽ) với các đề tài cung đình, tôn giáo hay đời thường, ngoại thất với tượng tròn, phù điêu đắp phía ngoài... qua đó, cho thấy kiến trúc – tạo hình – trang trí gắn bó mật thiết với nhau để biểu đạt phong cách và vẻ đẹp của mình.       Như vậy, nghệ thuật và mỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong công trình kiến trúc và trang trí nội thất, xu hướng này ngày càng phát triển mạnh me nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Các nhà thiết kế và hoạt động mỹ thuật phải không ngừng tìm tòi, kế thừa từ mỹ thuật truyền thống để đưa ra những thiết kế thiết thực nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống. Hiện trạng trang trí nội thất Việt Nam: Từ 1986 đến nay, với những chủ trương chính sách đổi mới về mọi mặt kinh tế, xã hội, chính trị của Đảng và nhà nước đã đem lại những bước phát triển lớn về kinh tế xã hội. Đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của người dân ngày một cao, ăn ngon, mặc đẹp, không chỉ có chỗ để ở mà phải tiện nghi, hiện đại. Người ta không chỉ xây dựng nhà với hình thức kiến trúc đẹp mà đã giành những phần kinh phí lớn hơn chi phí xây dựng cơ bản để trang trí nội thất bên trong, tạo những không gian ở bên trong thật tiện nghi phục vụ cho chính cuộc sống của bản thân và gia đình ở mức cao nhất mà kinh tế cho phép. Từ lẽ đó mà những năm gần đây, nhu cầu của trang trí nội thất ngày càng nhiều và không thể thiếu trong qui trình xây dựng nhà ở cũng như những công trình công cộng khác. Tạo cho người Việt Nam có cách nhìn mới và nhu cầu trang trí nội thất song hành với việc xây dựng nhà. Những tiến bộ vượt bậc, nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin làm cho việc thiết kế, tham khảo, tư liệu về hình thức ngôn ngữ trang trí ngày một đơn giản, thuận lợi, sự phong phú, đa dạng của các vật liệu trang trí với những tiến bộ về tay nghề và kỹ thuật trong thi công công trình đã mang lại cho chủ đầu tư công trình rất nhiều sự lực chọn để có được một không gian ở tiện nghi , đạt trình độ thẩm mỹ nhất định phù hợp về tài chính. Cũng nhờ vậy trình độ hưởng thụ và thẩm mỹ của người dân được nâng cao, góp phần thúc đẩy hoạt động ngành trang trí nội thất ngày một lớn mạnh để đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại.       Về chuyên ngành, từ trước đến nay trang trí nội thất vẫn ít được nhắc đến trong kiến trúc, chỉ được xem như là một thành tố của kiến trúc mặc dù các kiến trúc sư không phải ai cũng có thể đi sâu, hiểu tường tận và thiết kế được những không gian sống cụ thể, đáp ứng được công năng, thẩm mỹ của từng đối tượng sẽ sống và thụ hưởng không gian ở bên trong công trình kiến trúc ấy hơn các họa sĩ làm trang trí nội thất vốn còn non trẻ chưa đủ khẳng định vị trí của mình. Đó còn là những thách thức lớn và hạn chế mà đến nay, trang trí nội thất vẫn chưa có chỗ đứng đúng tầm của mình.       Trang trí nội thất thường tạo lập không gian bên trong cách phù hợp với kiến trúc bên ngoài công trình. Phân loại dưới đây được nhận định trên cơ sở của hình thức và phong cách kiến trúc đang phổ biến ở một số thể loại công trình nhà tiêu biểu như biệt thự, nhà phố, nhà ở cao tầng:       - Nệ cổ, giả cổ       - Kế thừa và chọn lọc những đặc tính truyền thống.       - Kế thừa và phát triển trên cơ sở hiện đại và truyền thống .       - Phong cách hiện đại       - Hình thức khác - tự do tự phát       Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập trên cơ sở phát huy bản sắc của mỗi dân tộc, quốc gia, các công trình kiến trúc và trang trí nội thất ở Việt Nam có xu hướng quay trở về với truyền thống dân tộc, từ hình thức trang trí, sắp đặt không gian, đồ đạc, chất liệu ánh sáng và màu sắc, hòa nhập vào thiên nhiên ... Tuy nhiên chưa đủ để tạo nên phong cách đặc trưng cho một không gian ở Việt hiện đại. Đấy là nhiệm vụ, gánh nặng mà những lớp họa sĩ thiết kế trang trí nội ngoại thất kế cận phải gánh vác trong tương lai. Xu hướng phát triển của ngành trang trí nội thất: Trang trí nội thất sẽ ngày một phát triển mạnh theo nhịp độ phát triển của kiến trúc, dựa theo tiêu chí của các yếu tố: kết cấu, công năng, thẩm mỹ... theo quan niệm nhận thức (thẩm mỹ), điều kiện kinh tế... Tầm quan trọng của trang trí nội thất đối với công trình cũng như mức độ đầu tư về trang trí và thiết bị nội thất đang chiếm tỉ lệ ngày một lớn.       Hình thức biểu hiện trong trang trí vẫn dựa trên một số hình thức đã hình thành từ trước đến nay đó là nệ cổ, giả cổ hoặc ngoại lai hoặc kế thừa và chọn lọc những đặc tính truyền thống, kế thừa và phát triển trên cơ sở hiện đại và dân tộc.       Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập thế giới trên cơ sở phát huy bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Các công trình kiến trúc và trang trí nội thất ở Việt Nam có xu hướng quay trở về với truyền thống dân tộc, từ hình thức trang trí, bố trí không gian, đồ đạc, chất liệu và màu sắc, hòa nhập vào thiên nhiên... cách nhìn về truyền thống dân tộc của người thiết kế và người sử dụng cũng sẽ có chiều sâu hơn, không đơn thuần chỉ là những mô típ hay chi tiết bề ngoài. Quá trình giao lưu kiến trúc và nghệ thuật với các nước, thường bắt đầu là sự phản ứng, xung đột trước các hình thức mới lạ, sau đó là quá trình đối thoại, tìm hiểu, để rồi tiếp nhận và thử nghiệm, kế tiếp là sáng tạo và phát triển. Chỉ đến khi có sự hoán cải, tiếp biến cả nội dung lẫn hình thức giữa truyền thống và tiếp thu những cái mới thì mới thể hiện được tinh thần dân tộc, nâng nó lên tầng cao mới và có thể hòa nhập được với thế giới. Việc phát triển ngành thiết kế và tư vấn thiết kế sẽ giúp nhà thiết kế và người sử dụng phối hợp tạo dựng những không gian nội thất hoàn thiện.       Kế thừa và phát triển trên cơ sở vừa hiện đại vừa dân tộc cũng là một xu hướng lớn để phù hợp với hoàn cảnh và cuộc sống hiện đại. Bản sắc dân tộc luôn có nhu cầu tiếp nhận và vận động để phát triển. Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực vật liệu và thi công công trình sẽ tác động nhiều vào quá trình này. Tuy nhiên, sẽ có những mặt hạn chế vì sẽ ít dần những tác phẩm nghệ thuật – mỹ thuật thể hiện bằng phương pháp thủ công truyền thống. Sử dụng các tác phẩm mỹ thuật một cách lạm dụng thiếu cân nhắc sàng lọc, chiều theo những yêu cầu thị hiếu hạn chế của chủ công trình đôi khi làm không gian bị loãng hoặc quá ôm đồm dẫn đến sự rối rắm trong nội thất đang khá phổ biến trong thời buổi cơ thế thị trường.       Kéo theo sự phát triển của ngành thiết kế trang trí nội thất, việc đào tạo trang trí nội ngoại thất đang phát triển rất nhanh, để đáp ứng nhu cầu thiết kế và tư vấn trang trí nội ngoại thất công trình của xã hội, hiện đang thu hút rất đông sinh viên tham gia đăng ký vào ngành học tiềm năng này trong các trường đại học có mở khoa mỹ thuật công nghiệp - ngành đào tạo thiết kế nội thất, nhất là trên điạ bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nếu không đầu tư xây dựng chương trình giảng dạy tiên tiến, đội ngũ giáo viên chuẩn mực có đầy đủ kiến thức và bản lĩnh nghề nghiệp, đồng thời định hướng chiến lược phát triển lâu dài thì không thể đào tạo được những nhà thiết kế giỏi, đủ sức hình thành những phong cách thể hiện bản sắc kiến trúc dân tộc Việt Nam, cũng như đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của xã hội, thúc đẩy sự lớn mạnh, phát triển của ngành thiết kế trang trí nội ngoại thất Việt Nam. Sơ lược lịch sử âm nhạc Guitar Việt Nam : Đàn guitar vào Việt Nam từ bao giờ? Bằng những con đường nào? Cho đến nay khó có ai có thể trả lời cho thật chính xác. Có nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng chắc chắn không ngoài con đường du nhập của âm nhạc châu Âu vào Việt Nam. Có thể do các cố đạo Tây Ban Nha đưa vào từ đầu thế kỷ XIX; có thể theo các ban nhạc Phillipines, Malaysia đến chơi đàn ở các tiệm rượu vào những năm 20 của thế kỷ XX; có thể do những nghệ sĩ guitar nước ngoài đến kiếm sống ở Việt Nam; cũng có thể có những người Việt Nam thuộc tầng lớp thượng lưu đi qua Pháp mang về. theo ý kiến nhiều người thì từ cuối những năm 1920 mới lác đác có người Việt Nam cầm đàn guitar. Vào khoảng những năm 20 của thế kỷ này, thầy Sáu Tiên ở Rạch Giá (Nam Bộ) sau nhiều lần thử nghiệm, cuối cùng đã chọn cây đàn guitar, khoét lõm các phím đàn và lên dây theo hệ thống âm giai ngũ cung (Vietnamese traditional pentatonic) "Líu, Xề, Líu Hò, Lìu" để đàn các bài bản cải lương. Có thể nói các nghệ sĩ cải lương là những nghệ sĩ guitar đầu tiên của Việt Nam. Cây đàn guitar phím lõm quả là một sáng tạo riêng của người Việt Nam, bổ sung cho họ hàng guitar một dòng mới: guitar cải lương. Dòng guitar này rất phổ biến trong nhạc tài tử Nam Bộ trước 1945 với những tên tuổi nổi tiếng như Tư Chơi, Ba Kéo, Bây Cây, Chín Hòa, Phùng Há, Năm Phỉ, Văn Vĩ... Cũng là điều thú vị khi sau này một rock guitarist nổi tiếng người Thụy Điển thuộc hạng thượng thừa (virtuoso) vào thập niên 1980 là Yngwie J. Malmsteen cũng khoét lõm các phím đàn guitar điện của mình để tạo ra những âm sắc lạ. Vào những năm 30, số người chơi guitar theo lối tân nhạc đã dần dần nhiều lên. Bên cạnh những người nước ngoài như Benito (người Phillipines), Nàn Hếnh hay còn gọi là William Chấn (người Hoa) đã thấy xuất hiện những tên tuổi Việt Nam như Phan Văn trường, Canh Thân, Đỗ Chí Khang, Thiện Tơ, Dương Thiệu Tước.. Con đường đi đến với nghệ thuật guitar của các nghệ sĩ Việt Nam quả là gian khổ: học qua người nước ngoài, tự học theo sách, học mót và học lóm. Không có gì ngạc nhiên khi thấy việc trình tấu đàn guitar thời kỳ này khá hỗn độn. Phổ biến nhất là đàn Hạ Uy cầm (hawaiian guitar), rồi đến guitar đệm cho nhạc nhẹ, họa hoằn lắm mới có người chơi độc tấụ Thời kỳ này phổ biến dạng ban nhạc gồm 4 nhạc cụ: hawaiian guitar, guitar 6 dây, contrabass, và Ukulele, chơi hòa tấu trong các phòng trà hoặc quán bar. mãi đến cuối những năm 40 mới có Đỗ Chí Khang, Dương Thiệu Tước, Phạm Ngữ, Tạ Tấn... là 2 những người đầu tiên đi sâu vào nghệ thuật độc tấu Đàn guitar khá thịnh hành trong giới sinh viên học sinh. Thời kỳ này cũng xuất hiện nhiều hiệu làm đàn guitar làm ăn phát đạt ở Hà Nội như Nhạc Sơn, Kim Thanh, Tạ Tấn... Theo ý kiến một số người, cây đàn guitar đầu tiên ở Việt Nam do cụ Xuân Lan, người làng Đào Xá (Hà Nội) làm ra năm 1932. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ giai đoạn 1945-1954, cây đàn guitar với những ưu điểm có một không hai của nó đã trở thành người bạn đường thân thiết của các nhạc sĩ kháng chiến. Ta thấy xuất hiện nhiều tác giả đồng thời là người đệm guitar rất giỏi như Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Phạm Duy, Văn Ký, Hoàng Vân, Trọng Bằng, Văn Chung, Tô Vũ, Nguyễn Văn Tí... Đàn guitar hầu như là nhạc cụ chính mà các nhạc sĩ dùng để sáng tác. Năm 1954, đất nước bị chia cắt vì Hiệp định Geneva thì nghệ thuật guitar Việt Nam cũng tạm thời bị chia cắt theo. Ở miền Bắc, Trường âm nhạc Việt Nam khai giảng niên khóa đầu tiên năm 1956 đã có bộ môn guitar dưới quyền chủ nhiệm của Phạm Ngữ. Từ đó phong trào chơi guitar bắt đầu phát triển mạnh ở miền Bắc. Các tác giả Lê Yên, Tạ Tấn, Phạm Ngữ, Đức Minh, Tạ Bắc... đã cho xuất bản nhiều sách giáo khoa và nhạc phẩm có giá trị cho cây đàn guitar. Nhạc phẩm soạn cho đàn guitar vào thời kỳ này phần lớn là chuyển soạn (arrangement) từ các ca khúc Việt Nam nổi tiếng hay biến tấu (variation) trên các làn điệu dân cạ Nguồn tiếp xúc với nhạc guitar cổ điển Tây Phương chủ yếu là qua các sách và băng đĩa nhạc guitar do Liên Xô (cũ) và Đông Âu viện trơ.. Năm 1963, nghệ sĩ guitar Tạ Tấn đoạt huy chương vàng tai Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc với bài độc tấu "Lưu thủy". Các lớp dạy guitar được tổ chức tại hầu hết các nhà nghệ thuật quần chúng. Buổi trình diễn guitar độc tấu đầu tiên ra mắt công chúng tại Hà Nội năm 1973 đã được hoan nghênh nhiệt liệt. Bên cạnh các bậc đàn anh đã xuất hiện tên tuổi các nghệ sĩ lớp trẻ hơn như Hải Thoại, Đỗ Trường Giang, Vũ Bảo Lâm, Quang Khôi, Phạm Văn Phúc, Nguyễn Văn Ti.., Nguyễn Quang Tôn, vv.... Nhưng có lẽ nghệ sĩ guitar đáng chú ý nhất ở miền Bắc trong giai đoạn này lại là Văn Vượng ? một nghệ sĩ bị khiếm thị từ nhỏ và tự học đàn guitar qua tai nghe nhưng đã chuyển soạn nhiều tác phẩm có giá trị cho cây đàn 6 dây nàỵ Xét cho công bằng, do hoàn cảnh chiến tranh, thiếu bài bản và điều kiện tổ chức, thiếu cả sự liên hệ với nền nghệ thuật guitar thế giới, và thiếu cả nghệ sĩ guitar bậc thầy được đào tạo chính quy nên nghệ thuật guitar ở miền Bắc lúc đó phát triển chậm và không đều. Ở miền Nam, đàn guitar phát triển có phần thuận lợi hơn. Những lần viếng tham và trình diễn tại Sài Gòn của các nghệ sĩ guitar tên tuổi thế giới như Siegfried Behrend, Julian Bream, Alice Artzt, vv... đã tạo điều kiện cho các nghệ sĩ guitar ở đây tiếp xúc với nền nghệ thuật guitar thế giớị Đàn guitar được đưa vào chương trình giảng dạy của 2 trường Quốc gia Âm nhạc Huế và Sài Gòn từ 1956. Từ chỗ phổ biến trong các phòng trà, đã có nhiều nghệ sĩ đi vào nghệ thuật độc tấụ Các dòng guitar cùng song song phát triển và cũng xuất hiện nhiều tên tuổi nổi bật: về guitar cổ điển có Đỗ Đình Phương, Trương Huệ Mẫn, Võ Tá Hân, Lê Xuân Cảnh, Phùng Tuấn Vũ..., về guitar flamenco có Hoàng Bửu, Trần Văn Phú,. ... về guitar jazz có Hoàng Liêm, Văn Trổ, Văn Tài, Sĩ Thanh... Sau 1975, các nghệ sĩ guitar hai miền có dịp gặp nhau, trao đổi kinh nghiệm, bài bản và kỹ thuật cho nhaụ Nghệ thuật guitar đã có cơ sở vững vàng để phát triển. Và một ghi nhận xứng đáng phải dành cho công lao xây dựng phong trào guitar của Nhà văn hóa quận Phú Nhuận, Tp. HCM. Chính từ những cuộc biểu diễn khá đều đặn trong những năm 1980 tại thính phòng nhỏ của Nhà văn hóa này mà công chúng yêu nhạc cổ điển Sài Gòn đã quen thuộc với một loạt tên tuổi mới của làng guitar như Phạm Quang Huy, Châu Đăng Khoa, Nguyễn Thái Cường, Huỳnh Hữu Đoan, Dương Kim Dũng,... có cả những nghệ sĩ nữ tài năng như Ngô Thị Minh, Nguyễn Thị Phi Loan... Thập niên 1980 cũng có thể nói là giai đoạn chín mùi về tài năng và đỉnh cao về nghệ thuật của Phùng Tuấn Vũ nghệ sĩ guitar hàng đầu Việt Nam và là người góp phần đào tạo hàng loạt tên tuổi mới của guitar Việt Nam sau nàỵ Trong khi đó, ở Hà Nội cũng xuất hiện những tài năng mới đầy triển vọng như Đặng Ngọc Long, Phan Đình Tân, Phạm Văn Phương, Nguyễn Lan Anh... Trong số những cái tên vừa kể, Đặng Ngọc Long được đi tu nghiệp về guitar ở Đông Đức. Anh chính là guitarist đầu tiên của Việt Nam được theo học tại một quốc gia có nền nghệ thuật guitar phát triển. Nhưng từ 1990, làn gió kinh tế thị trường đã phần nào làm mai một lòng say mê âm nhạc guitar cổ điển của công chúng hâm mô.. Mặc dù các cuộc thi guitar toàn quốc bắt đầu được tổ chức quy mô, với sự hỗ trợ của những guitarist Việt Nam sống nước ngoài như anh Võ Tá Hân ở Singapore, giới guitar cổ điển hiện nay hầu như chỉ thu gọn trong giới học sinh và sinh viên nhạc viện. Những tên tuổi đã thành danh không thể sống chuyên nghiệp với tiếng đàn của mình vì không có điều kiện trình diễn hay ghi âm thu băng đĩạ Một số may mắn sống được nhờ dạy đàn guitar tại nhạc viện và tại tư giạ Số khác phải chuyển sang chơi nhạc nhẹ ở các quán bar hay nhà hàng. Một số không nhỏ rời Việt Nam sang định cư ở nước ngoài như Nguyễn Thái Cường, Nguyễn Trí Toàn, Mai Công Kiều, Huỳnh Hữu Đoan... nhưng trong số những người này thì hầu như không còn ai đeo đuổi guitar. Phải chăng guitar cổ điển Việt Nam hiện chỉ còn là một tình yêu âm ỉ trong lòng chúng ta như một mối tình đầu đời tuyệt đẹp nhưng dang dở... ? I. TỔNG QUAN VỀ KHÔNG GIAN GUITAR CENTER : 1. Vị trí tọa lạc của công trình : Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km², dân số 361.454 (2009). Phía Bắc giáp thị xã Ninh Hòa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đông giáp Biển Đông. Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa hơn. Thường có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa khô, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng.Nhiệt độ trung bình hàng năm của Nha Trang cao khoảng 26,7 °C riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30 km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%. Trung tâm Guitar Center được nằm ở vị trí rất thuận lợi ,nơi trung tâm của thành phố Nha Trang . Nha Trang là một thành phố đang trên đà phát triển ,với nền du lịch phong phú và đa dạng ,là trung tâm của du khách viếng thăm ,đời sống của người dân Nha Trang đang dần cải thiện ,tinh hoa và chú trong về mặt thẩm mỹ .Vì thế Trung tâm Guitar Center được xây dựng ở đây là một vị trí rất thuận lợi về nhân hòa và địa lợi .Mọi người có một không gian để giao lưu và tiếp cận âm nhạc hiện đại ,là trung tâm tổ chức các sự kiện âm nhạc trong toàn quốc mang tầm quốc tế . 2. Tổng quan công trình : Đây là một công trình kiến trúc hiện đại và đạt tiêu chuẩn với đầy đủ các dịch vụ khép kín ,hệ thống bảo hộ công trình đầy đủ ,Guitar Center với mức vốn đầu tư khoảng 100 tỷ VND do kiến trúc sư thiết kế ,quy mô công trình vừa phải nhưng đạt tiêu chuẩn cao về mặt thẩm mỹ ,phương án thiết kế bao gồm : + Quy hoạch tổng mặt bằng : Nhờ xu thế mặt bằng rộng nên rất tiện lợi cho việc sắp xếp không gian ngoại thất ,tạo nên một nét đẹp xinh động cho cảnh quan ,nhằm thu hút mọi người đam mê âm nhạc nói riêng và tất cả mọi người nói chung. + Quy hoạch công trình : Với quy mô mặt bằng ,điều kiện tự nhiên cũng như cảnh quan thực tế của vùng ,công trình được thiết kế với 3 tầng ,một tầng trệt ,một tầng lầu ,và một tầng hầm .Với đủ mọi không gian và công năng khác nhau. Nét đặc trưng kiến trúc của công trình : Công trình trung tâm Guitar Center được lấy ý tưởng từ hình dáng của cây đàn Guitar và nó cũng chính là tên gọi của công trình ,mang dáng dấp của một chiếc đàn hiện đại ,lược bỏ những cái không cần thiết để tạo nên một vẻ đẹp hoàn toàn mới lạ và sang trọng . Nét tối giản của công trình cũng chính là ý đồ thiết kế của tác giả ,nét đặc trưng của công trình là một không gian âm nhạc hoàn toàn mới lạ ở Việt Nam ,một không gian dành cho âm nhạc thực sự ,mọi người có thể thư giản sau một ngày làm việc mệt nhọc ,có thể trao đổi và giao lưu với nhau bằng ngôn ngữ âm nhạc ,không gian trưng bày đàn Guitar và biểu diễn nhạc cụ .Nét đặc sắc là phương pháp tạo hình và khối tất cả đều có cái hồn của cây đàn Guitar ,từ những đường cong ,đường sắc nhọn ,những nút Volume ,tăng âm ,khung dàn …đã dược cách điệu thật tinh tế .Kết hợp với cách xử lý màu sắc ,ánh sáng ,chất liệu của trần ,tường ,thủ pháp trang trí này sẽ tạo ra một không gian nội thất phù hợp với ý tưởng ,làm đẹp thêm cho ý tưởng . Mặt bằng kiến trúc : Nghiên cứu hồ sơ kiến trúc là bước đầu cho công việc phân chia không gian ,nơi lưu thông ,cũng như công năng của một đồ án thiết kế nội thất .Nghiên cứu kỹ hồ sơ là công việc vô cùng quan trọng đi đến hiệu quả tốt hơn . Theo phương án này mặt bằng kiến trúc có giải pháp như sau : _Mặt bằng tầng 1 nằm ở cốt 1.5 m so với cốt vĩa hè ,khu vực có diện tích sàn bao gồm : Phía trước là khu lễ tân ,sảnh chính có mái che ,đại sảnh cao 5m ,bố trí quầy lễ tân nằm bên phải và bên trái là không gian ngồi đợi của khách ,đối diện là khu vực trưng bày các mẫu đàn Guitar mới trên thế giới . _Tiếp đến là một không gian trưng bày và giao lưu âm nhạc ,được thiết kế tinh tế sắp đặt phối hợp giữa hai không gian ,trưng bày và sảnh không gian ngồi thư giãn giao lưu thử các loại nhạc cụ . Đây cũng sẽ là nơi để bạn ngồi và du dương theo những bản nhạc không lời cùng với chiếc máy tính xách tay, bạn có thể thư giãn và hoàn thành công việc của mình với tâm trạng vô cùng thoải mái. Được trang trí hài hòa bởi nhữn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế và trang trí nội thất - luận văn tốt nghiệp đồ án trung tâm âm nhạc guitar center.doc