Đồ án Truyền hình cáp và các ứng dụng về truyền hình cáp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUẢN VỀ TRUYỀN HÌNH CÁP 7

1.1. Tổng quan về truyền hình cáp. 7

1.1.1. Hệ thống thiết bị trung tâm. 7

1.1.2. Mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp. 7

1.1.3. Thiết bị tại nhà thuê bao. 8

1.2. Vị trí các mạng truyền hình cáp và xu hướng phát triển. 8

1.3. Tình hình phát triển truyền hình cáp trên thế giới và trong khu vực. 11

1.3.1. Truyền hình cáp hữu tuyến tại Bắc Mỹ. 11

1.3.2. Truyền hình cáp tại một số thành phố lớn của Mỹ. 11

1.3.3. Truyền hình cáp tại khu vực Châu Âu. 12

1.3.4. Truyền hình cáp tại Thụy Điển. 12

1.3.5. Truyền hình cáp tại Châu Á. 13

1.3.6. Truyền hình cáp tại Trung Quốc. 13

1.3.7. Truyền hình cáp tại Indonesia. 14

1.4. Các công nghệ truy nhập cạnh tranh. 14

1.4.1. Công nghệ ADSL. 14

1.4.2. Fiber - In - The - Loop. 17

1.4.3. Vệ tinh quảng bá trực tiếp DBS. 18

1.4.4. Dịch vụ phân phối đa điểm đa kênh (MMDS). 19

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH CÁP 21

2.1. Nguyên lý truyền hình màu. 21

2.1.1. Hệ thống máy phát truyền hình màu 21

2.1.2. Các khái niệm cơ bản về màu sắc và tín hiệu màu. 23

2.1.2.1. Ba màu cơ bản. 23

2.1.2.2. Ba yếu tố xác định màu. 23

2.1.2.3. Tín hiệu chói EY. 23

2.1.2.4. Các tín hiệu màu. 23

2.1.2.5. Lựa chọn tín hiệu màu để truyền. 24

2.1.2.6. Cài phổ tần tín hiệu màu vào tín hiệu chói. 24

2.1.2.7. Bộ tạo mãu màu của các hệ màu: 26

2.2. Truyền hình số qua mạng cáp. 26

2.2.1. Sơ đồ hệ thống phát truyền hình số qua mạng cáp. 26

2.2.2. Truyền hình số qua mạng cáp theo tiêu chuẩn DVB-C. 27

2.2.1. Cấu trúc khung dòng truyền tải. 28

2.2.2.2. Mã hoá kênh truyền. 29

CHƯƠNG 3: KIẾN TRÚC MẠNG HFC 37

3.1. Các mô hình kiến trúc mạng. 37

3.1.1. Kiến trúc mạng CATV truyền thống. 37

3.1.2. Kiến trúc mạng HFC. 40

3.1.2.1. Các đặc điểm cơ bản mạng HFC. 40

3.1.2.2. Ưu và nhược điểm của mạng HFC. 42

3.1.3. Kiến trúc mạng HFPC. 43

3.2. Các thành phần hệ thống. 44

3.2.1. Cáp sợi quang. 45

3.2.1.1. Cấu tạo. 45

3.2.1.2. Các đặc tính của sợi quang. 45

3.2.2. Cáp đồng trục 48

3.2.2.1. Cấu tạo. 48

3.2.2.2. Các thông số của cáp đồng trục. 49

3.2.3. Các bộ khuếch đại RF. 49

3.2.3.1. Đặc điểm các bộ khuếch đại. 49

3.2.3.2. CNR của bộ khuếch đại đơn và nhiều bộ khuếch đại nối tiếp. 53

3.2.4. Bộ chia và rẽ tín hiệu 54

3.3. Các mạng truy nhập HFC 2 chiều. 55

3.3.1. Các công nghệ thúc đẩy. 55

3.3.1.1. Set- Top - Box (STB) 56

3.3.1.2. Thoại IP (VolP) 58

3.3.1.3. Modem cáp (Cable modem) 58

3.3.2. Đặc điểm của truyền dẫn đường lên trong truyền hình cáp 2 chiều. 59

3.3.2.1. Các nguồn nhiễu đường lên: 59

3.3.2.2. Lọc nhiễu đường lên. 59

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẠNG TRUYỀN HÌNH CÁP HỮU TUYẾN CHO THỦ ĐÔ HÀ NỘI 61

4.1. Sự cần thiết phải xây dựng một mạng truyền hình cáp hữu tuyến cho Hà Nội. 61

4.1.1. Thực trạng truyền hình tại Hà Nội. 61

4.1.2. Sự cần thiết phải đầu tư. 63

4.2. Phương pháp thiết bị hệ thống mạng truyền hình cáp. 63

4.2.1. Lựa chọn cấu hình mạng. 63

4.2.1.1. Mạng con truyền dẫn 64

4.2.1.2. Mạng con phân phối. 66

4.2.1.3. Mạng con truy nhập. 67

4.2.1.4. Nhận xét. 69

4.2.2. Phân bố dải tần tín hiệu trên mạng truyền hình cáp hữu tuyến, 71

4.2.3. Tính toán cự ly tối đa của đường truyền quang. 72

4.2.4. Tính toán kích thước node quang theo yêu cầu. 73

4.3. Thiết kế hệ thống mạng cho Hà Nội. 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

KẾT LUẬN 79

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 10297 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Truyền hình cáp và các ứng dụng về truyền hình cáp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ver, độ sâu I = 12 * Các khối chức năng và các từ kỹ thuật. - EX-OR : Phần tử logic cộng Modulo 2. - AND : Phần tử logic và - Enable : Đầu vào xung điều khiển cho phép mạch hoạt động. - Clear/Ranđomize data input: Đầu vào xoá/ ngẫu nhiên xoá dữ liệu. - Randomized/ de - randomized data output: Đầu ra dữ liệu đã được ngẫu nhiên hoặc giải ngẫu nhiên. Dòng dữ liệu đầu vào (Bit có nghĩa đầu tiên): 1 0 1 11 0 0 xxxxxxxx… Chuỗi Bit giả ngẫu nhiên PRBS 0 0 0 0 0 0 1 1… Đa thức sinh chuỗi giải ngẫu nhiên PRBS: 1 + X14 + X15. Chuỗi Bit (100101010000000) được nạp vào thanh ghi dịch tạo chuỗi PRBS, sẽ được định vị tại vị trí đầu tiên của mỗi nhóm 8 gói dòng truyền tải, để tạo tín hiệu khởi động bộ giải ngẫu nhiên hoá trong hệ thống thu, thì Byte đồng bộ của gói dòng truyền tải MPEG-2 đầu tiên trong nhóm 8 gói sẽ được đảo Bit từ 47HEX sang B8HEX. Bit đầu tiên của dòng dữ liệu đầu ra bộ ngẫu nhiên hoá sẽ trở thành Bit thứ nhất của Byte đầu tiên sau Byte đồng bộ dòng truyền tải MPEG-2 để trợ giúp các chức năng đồng bộ, trong khi các Byte đồng bộ dòng MPEG-2 của nhóm 7 có dữ liệu sẽ không bị ngẫu nhiên hoá. Trong khoảng thời gian xuất hiện Byte đồng bộ, bộ tạo chuỗi PRBS vẫn hoạt động, nhưng đầu ra của bộ này bị khoá. Do đó chu kỳ của mỗi chuỗi giải ngẫu nhiên PRBS sẽ là 1503 Bytes. Quá trình ngẫu nhiên hoá sẽ vẫn được tiếp tục ngay cả khi đầu vào không có dòng dữ liệu, hay dữ liệu không tương thích với dòng MPEG-2. Mục đích nhằm tránh tình trạng tạo ra các sóng mang không được điều chế từ bộ điều chế. Mã hoá Reed - Solomon. Tiếp sau quá trình ngẫu nhiên hoá dữ liệu là quá trình mã hoá sửa lỗi dựa trên kiểu mã hoá RS cho từng gói dòng truyền tải MPEG-2 đã bị ngẫu nhiên hoá, với T = 8, điều đó có nghĩa là có thể sửa được 8 Bytes lỗi trong dòng truyền tải, quá trình này được thực hiện bằng cách thêm 16 Bytes Parity vào một gói dòng truyền tải để tạo ra một từ mã (204, 188). Chú ý: Quá trình mã hoá được thực hiện đối với cả Byte đồng bộ không truyền đổi hay truyền đổi. Đa thức sinh mã: g(x) = (x+l0)(x+l1)(x+l2)…(x+l15), trong đó l=02HEX. Đa thức sinh trường (Field Generator Polynomial): p(x) = x8+x4+x3+x2+1 Mã hoá RS ngắn được thực hiện bằng cách thêm vào 51 Bytes "rỗng" trước các Bytes thông tin tại đầu vào bộ mã hoá (255,239), sau quá trình mã hoá csac Bytes này sẽ bị loại bỏ. Interleaver Convolution. Mô hình Interleaver và De-interleaver Convolution được biểu thị bằng sơ đồ sau: 1 byte per portion 17=M 17x2 17x3 17x11 11 1 0 2 3 0 1 2 3 11 Interleaver I=12 Thanh ghi dịch FIFO Tuyến sử dụng cho từ mã đồng bộ 0 0 Interleaver I=12 17=M 1 byte per portion 11 8 9 17x2 17x3 10 11 10 9 8 17x11 Hình 14: Sơ đồ Interleaver và bộ De - interleaver Convolution Như trên hình 14 quá trìh Interleaving Convolutional với độ sâu I = 12 sẽ được sử dụng để chống lỗi cho các gói dữ liệu (Xem hình 11). Kết quả thu được khung dữ liệu đã được Interleaved (Xem hình 12). Khung dữ liệu đã được Interleaved sẽ chứa cả các gói dữ liệu lặp đã được mã hoá chống lỗi. Các gói này được phân định bằng các Bytes đồng bộ dòng MPEG-2. Bộ Interleaverr có thể chứa I = 12 nhánh, được kết nối vòng với dòng Bit đầu vào nhờ chuyển mạch đầu vào. Mỗi nhánh là một thanh ghi dịch FIFO; gồm Mj phần tử (trong đó, M=17 = N/I, N = 204 = Độ dài khung đã được mã hoá chống lỗi, I = 12 = Độ sâu Interleaver, j = chỉ số thứ tự nhánh). Các phần tử của một thanh ghi dịch FIFO chứa một Byte, các chuyển mạch đầu vào ra sẽ được đồng bộ. Nhằm mục đích đồng bộ, các Bytes đồng bộ và các Bytes đồng bộ đã bị đảo sẽ được định tuyến qua nhánh "0" của Byte Interleaver (tương ứng không trễ). Định vị Byte vào Symbol: Sau khi thực hiện Interleaving Convolution, quá trình định vị Byte lên các Symbol được thực hiện. Trong từng trường hợp, Bit có nghĩa nhất MSB của Symbol Z sẽ được lấy từ MSB của Byte V. Tương ứng như vậy, Bit có nghĩa tiếp theo của Symbol sẽ được lấy từ Bit có nghĩa tiếp theo trong Byte. Trong trường hợp kiểu điều chế 2m, - QAM, quá trình này sẽ định vị K Bytes vào n Symbols, như sau: 8k = n x m Ví dụ như đối với kiểu điều chế 64 - QAM (trong đó m=6, k=3 và n = 4). b7 b6 b5 b4 b3 b2 b1 b0 b0 b1 b2 b3 b4 b5 b6 b7 b6 b7 b5 b1 b3 b4 b2 b0 Byte V Byte V+1 Byte V+2 b4 b5 b0 b1 b2 b3 b4 b5 b0 b2 b4 b3 b1 b5 b0 b2 b3 b1 b3 b5 b4 b1 b2 b0 Symbol Z Symbol Z+1 Symbol Z+2 Symbol Z+3 Từ đầu ra bộ Interleaver (Bytes) Tới bộ mã hoá Visai (6 bit Symbol) Hình 15: Định vị các Byte lên các Symbol cho kiểu điều chế 64 Qam Chú thích 1: b0 là Bit ít nhất (LSB) trong mỗi Byte. Chú thích 2: Trong quá trình chuyển đổi này, các Bits của mỗi Byte có mặt trong hai Symbols, các Symbols được đánh dấu Z, Z+1… Các Symbols sẽ được phát đi trước các Symbols Z+1. Hai Bits có nghĩa nhất (MSB) của mỗi một Symbol sẽ được mã hoá Visai để đạt được trạng thái xoay pha một góc p/2 trong đồ thị định vị điểm thông tin. Quá trình mã hoá Visai hai BIts có nghĩa nhất (MSB) được cho trong phương trình Boolean sau: Chú ‎ý: kí tự "Å" là hàm EXOR, "+" là hàm "OR", "." là hàm logic AND Hình 16 sẽ minh hoạ quá trình thực hiện chuyển đổi Byte dữ liệu. Hình 16: Quá trình chuyển đổi Byte dữ liệu Điều chế: Khối điều chế của hệ thống đã tạo ra số điểm thông tin trên đồ thị điểm thông tin có thể là 16, 32, 64, 128 hay 256 điểm. Đồ thị điểm thông tin đối với kiểu điều chế 16QAM, 32-QAM, 64-QAM được cho trong hình 18. Đồ thị các kiểu điều chế 128, 256 QAM được cho trong hình 19. Như trong hình 18, các điểm thông tin trong góc phần tư thứ nhất sẽ được chuyển sang các góc phần tư thứ hai, thứ ba, thứ tư bằng cách thay đổi giá trị của hai Bits MSB và thực hiện quay pha q Bit LSB theo luật ghi trong bảng sau: Góc phần tư thứ nhất MSBs Quay pha các Bit LSC 1 00 0 2 10 +p/2 3 11 +p 4 01 +3p/2 Hình 18: Đồ thị định vị điểm thông tin của các kiểu điều chế 16QAM, 32QAM, 64QAM Hình 19: Đồ thị định vị điểm thông tin của các kiểu điều chế 128 QAM, 256QAM CHƯƠNG 3: KIẾN TRÚC MẠNG HFC 3.1. CÁC MÔ HÌNH KIẾN TRÚC MẠNG. 3.1.1. Kiến trúc mạng CATV truyền thống. Hình 20: Kiến trúc đơn giản mạng CATV truyền thống * Headend thực hiện các nhiệm vụ sau: - Thu các chương trình từ các nguồn khác nhau. - Chuyển đổi từng kênh tới kênh tần số RF mong muốn, ngẫu nhiên hoá các kênh khi có yêu cầu. - Kết hợp tất cả các tần số vào một kênh đơn tương tự băng rộng (Ghép FDM). - Phát quảng bá kênh tương tự tổng hợp này xuống cho các thuê bao. * Hệ thống mạng truyền dẫn bao gồm: - Cáp chính trung kế (Trunk cable). - Fidơ cáp: Cáp rẽ ra từ các cáp trung kế. - Cáp thuê bao (Drop cable): Phần cáp kết nối từ cáp nhánh Fidơ đến thuê bao hộ gia đình. * Hoạt động của mạng. Lưu lượng Video tổng đường xuống phát từ Headend và được đưa tới các cáp trung kế. Để cung cấp cho toàn một vùng, các bộ chia tín hiệu (Spliter) sẽ chia lưu lượng tới các cáp nhánh fidơ từ cáp trung kế. Tín hiệu đưa đến thuê bao được trích ra từ các cáp nhánh (fidơ cáp) nhờ bộ trích tín hiệu Tap. Mức tín hiệu suy hao tỷ lệ với bình phương tần số trung tâm khi truyền qua cáp trục (cáp trung kế, cáp fidơ và cáp thuê bao). Do tín hiệu ở tần số càng cao suy hao càng nhanh so với tần số thấp. Mức tín hiệu cũng bị suy giảm khi đi qua các bộ Spliter và Tap. Trên đường đi của tín hiệu, các bộ khuếch đại tín hiệu được đặt ở các khoảng cách phù hợp để khôi phục tín hiệu bị suy hao. Các bộ khuếch đại được cấp nguồn nhờ các bộ cấp nguồn đặt rải rác trên đường đi của cáp, các bộ nguòn này được nuôi từ mạng điện sở tại. Các bộ khuếch đại xa nguòn được cấp nguồn cũng chính bằng cáp đồng trục: dòng điện một chiều được cộng chung với tín hiệu nhờ bộ cộng. Đến các bộ khuyếch đại, dòng một chiều sẽ được tách riêng để cấp nguồn cho bộ khuếch đại. Vì các kênh tần số cao tín hiệu suy hao nhanh hơn nhất là trên khoảng cách truyền dẫn dài, các kênh tần số cao cần có mức khuếch đại cao hơn so với các kênh tần số thấp. Do đó cần phải cân bằng công suất trong dải tần phát tại những điểm cuối để giảm méo. Để phủ cho một vùng, một bộ khuếch đại có thể đặt ở mức cao, kết quả là cả mức tín hiệu và méo đều lớn. Do vậy tại nhà thuê bao gần Headend cần một thiết bị thụ động làm suy giảm bớt mức tín hiệu gọi là Pad. * Các hệ thống cáp đồng trục đã cải thiện đáng kể chất lượng tín hiệu thu của TV, tuy nhiên vẫn còn có một số nhược điểm sau: - Mặc dù đạt được một số thành công về cung cấp dịch vụ truyền hình, các hệ thống thuần túy cáp đồng trục không thể thoả mãn các dịch băng rộng tốc độ cao. - Dung lượng kênh của hệ thống không bằng phát vệ tinh quảng bá trực tiếp DBS. Hệ thống cáp đồng trục có thể cung cấp hơn 40 kênh nhưng các thuê bao DBS có thể thu được gấp 2 lần số kênh trên, đủ cho họ lựa chọn chương trình. Các mạng cáp yêu cầu cần thêm dung lượng kênh để tăng cạnh tranh. - Truyền dẫn tín hiệu bằng cáp đồng trục có suy hao rất lớn, nên cần phải đặt nhiều bộ khuếch đại tín hiệu trên đường truyền. Do vậy phải có các chi phí khác kèm theo: nguồn cấp cho bộ khuếch đại, công suất tiêu thụ của mạng tăng lên… dẫn đến chi phí cho mạng lớn. - Các hệ thống cáp đồng trục thiếu độ tin cậy. Nếu một bộ khuếch đại ở gần Headend không hoạt động (ví dụ như mất nguồn nuôi), tất cả các thuê bao do bộ khuếch đại đó cung cấp sẽ mất các dịch vụ. - Mức tín hiệu (chất lượng tín hiệu) sẽ không đủ đáp ứng cho số lượng lớn các thuê bao. Do sử dụng các bộ khuếch đại để bù suy hao cáp, nhiều đường truyền tác động vào tín hiệu và nhiễu nội bộ của bộ khuếch đại được loại bỏ không hết và tích tụ trên đường truyền, nên càng xa trung tâm, chất lượng tín hiệu càng giảm, dẫn đến hạn chế bán kính phục vụ của mạng. - Các hệ thống cáp đồng trục rất phức tạp khi thiết kế và vận hành hoạt động. Việc giữ cho công suất cân bằng cho tất cả các thuê bao là vấn đề rất khó. Để giải quyết các nhược điểm trên, các nhà cung cấp cùng đi tới ý tưởng sử dụng cáp quang thay cho cáp trung kế đồng trục. Toàn hệ thống sẽ có cả cáp quang và cáp đồng trục gọi là mạng lại giữa cáp quang và đồng trục (mạng lại HFC). Yêu cầu đối với hệ thống quang tương tự là duy trì sự tương thích với các thiết bị cáp kim loại hiện có. 3.1.2. Kiến trúc mạng HFC. 3.1.2.1. Các đặc điểm cơ bản mạng HFC. * Khái niệm: Mạng HFC (Hybrid Fiber/ Coaxial Network) là mạng lai giữa cáp quang và cáp đồng trục, sử dụng đồng thời cáp quang và cáp đồng trục để truyền và phân phối tín hiệu. Việc truyền tín hiệu từ trung tâm đến các node quang là cáp quang, còn từ các node quang đến thuê bao là cáp đồng trục. * Mạng HFC bao gồm 3 mạng con (segment): Mạng truyền dẫn (transport segment), Mạng phân phối (Distribution segment), mạng truy nhập (Acess segment). Hình 21: Kiến trúc mạng HFC - Mạng truyền dẫn bao gồm hệ thống cáp quang và các Hub sơ cấp, nhiệm vụ của nó là truyền dẫn tín hiệu từ Heađen đến các khu vực xa. Các Hub sơ cấp có chức năng thu/ phát quang từ/ đến các node quang và chuyển tiếp tín hiệu quang tới các Hub khác. - Mạng phân phối tín hiệu bao gồm hệ thống cáp quang, các Hub thứ cấp và các node quang. Tín hiệu quang từ các Hub sẽ được chuyển thành tín hiệu điện tại các node quang để truyền thuê bao. Ngược lại trong trường hợp mạng 2 chiều, tín hiệu điện từ mạng truy nhập sẽ được thu tại node quang và chuyển thành tín hiệu quang để truyền đến Hub về Headend. - Mạng truy nhập bao gồm hệ thống cáp đồng trục, các thiết bị thu phát cao tần có nhiệm vụ truyền tải các tín hiệu cao tần RF giữa node quang và các thiết bị thuê bao. Thông thường bán kính phục vụ của mạng con truy nhập tối đa khoảng 300m. * Hoạt động của mạng. Tín hiệu Video tương tự cũng như số từ các nguồn khác nhau như: Các bộ phát đáp vệ tinh, nguồn quảng bá mặt đất, Video Server được đưa tới Headend trung tâm. Tại đây tín hiệu được ghép kênh và truyền đi qua Ring sợi đơn Mode (SMF). Tín hiệu được truyền từ Headend trung tâm tới thông thường là 4 hoặc 5 Hub sơ cấp. Mỗi Hub sơ cấp cung cấp tín hiệu cho khoảng hơn 150.000 thuê bao. Có khoảng 4 hoặc 5Hub thứ cấp và Headend nội hạt, mỗi Hub thứ cấp được sử dụng để phân phối phụ thêm các tín hiệu Video tương tự hoặc số đã ghép kênh với mục đích giảm việc phát cùng kênh video tại các Headend sơ cấp và thứ cấp khác nhau. Các kênh số và tương tự của Headend trung tâm có thể cùng được chia sẻ sử dụng trên mạng backbone. Mạng backbone được xây dựng theo kiến trúc vòng sử dụng công nghệ SONET/SDH hoặc một số công nghệ độc quyền. Các đặc điểm của SONET/SDH được định nghĩa cấp tốc độ số liệu chuẩn từ tốc độ OC-1 (51,84 Mb/s)/STM-1 (155,52 Mb/s) tới các tốc độ gấp nguyên lần tốc độ này. Trong mạng SONET/SDH, tín hiệu Video tương tự được số hoá, điều chế, ghép kênh TDM và được truyền ở các tốc độ khác nhau từ OC-12/STM-4 (622 Mb/s) tới OC-48/STM-16 (2448 Mb/s). Ở đâysử dụng kỹ thuật ghép kênh thống kê TDM để tăng độ rộng băng tần sử dụng. Ghép kênh thống kê TDM thực hiện cấp phát động các khe thời gian theo yêu cầu để thực hiện các dịch vụ có tốc độ bit thay đổi qua mạng SONET/SDH. Để giảm chi phí lắp đặt, phần lớn các nhà điều hành CATV lựa chọn sử dụng thiết bị tương thích với chuẩn SONET/SDH, tuỳ theo các giao diện mạng. Dung lượng node quang được xác định bởi số lượng thuê bao mà nó cung cấp tín hiệu. Node quang có thể là node cỡ nhỏ với khoảng 100 thuê bao hoặc cỡ lớn với khoảng 2000 thuê bao. 3.1.2.2. Ưu và nhược điểm của mạng HFC. - Sử dụng cáp quang để truyền tín hiệu, mạng HFC sẽ sử dụng các ưu điểm vượt trội của cáp quang so với các phương tiện truyền dẫn khác: Dải thông cực lớn, suy hao tín hiệu rất thấp, ít bị nhiễu điện từ, chống lão hoá và ăn mòn hoá học tốt. Với các sợi quang được sản xuất với công nghệ hiện đại ngày nay, các sợi quang cho phép truyền các tín hiệu có tần số lên tới hàng trăm THz (10145 - 1015 Hz). Đây là dải thông tín hiệu vô cùng lớn, có thể đáp ứng mọi yêu cầu dải thông đường truyền mà không một phương tiện truyền dẫn nào khác có thể có được. - Tín hiệu quang truyền sợi quang hiện nay chủ yếu nằm trong 2 cửa sổ bước sóng quang là 1310nm và 1550nm. Đây là 2 cửa sổ có suy hao tín hiệu rất nhỏ; 0,3 dB/km với bước sóng 1310nm và 0,2nm với bước song 1550nm. Trong khi đó với một sợi cáp đồng trục loại suy hao thấp nhất cũng phải mất 43dB/km tại tần số 1 GHz. - Tín hiệu truyền trên sợi cáp là tín hiệu quang, vì vạy không bị ảnh hưởng bởi các nhiễu điện từ từ môi trường dẫn đến đảm bảo được chất lượng tín hiệu trên đường truyền. Được chế tạo từ các trung tính là Plastic và thủy tinh, các sợi quang là các vật liệu không bị ăn mòn hoá học dẫn đến tuỏi thọ của sợi cao. - Có khả năng dự phòng trong trường hợp sợi quang bị đứt. - Mặc dù mạng HFC đã cải thiện đáng kể chất lượng tín hiệu truyền hình, nhưng các mạng con truy nhập vẫn sử dụng các thiết bị tíc cực là các bộ khuếch đại tín hiệu nhằm bù suy hao cáp để truyền tín hiệu đi xa. Theo kinh nghiệm các nhà điều hành mạng cáp của châu Âu và châu Mỹ, trục trặc của mạng truyền hình cáp phần lớn xảy ra do các bộ khuếch đại và các thiết bị ghép nguồn cho chúng. Các thiết bị này nằm rải rác trên mạng, vì thế việc định vị, sửa chữa thông thường không thể thực hiện nhanh được nên ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng của mạng. Với các mạng truy nhập đồng trục, khi cung cấp dịch vụ 2 chiều, các bộ khuếch đại cần tích hợp phần tử khuếch đại tín hiệu cho các tín hiệu ngược dòng đã đến độ ổn định của mạng giảm. Do vậy xu hướng trên thế giới đang chuyển dần sang sử dụng mạng truy nhập thụ động. 3.1.3. Kiến trúc mạng HFPC. * Khái niệm. Một mạng HFC chỉ sử dụng các thiết bị cao tần thụ động được gọi là mạng HFC thụ động HFPC (Hybrid Fiber/Pasive Coaxia). Như vậy với kiến trúc HFPC, mạng con truy nhập không đồng bộ khuếch đại nào nữa mà chỉ còn các bộ chia tín hiệu, các bộ ghép định hướng và các bộ trích tín hiệu thụ động. * Sử dụng mạng truy nhập HFPC sẽ tạo ra các ưu điểm sau: - Chất lượng tín hiệu được nâng cao do không sử dụng các bộ khuếch đại tín hiệu mà hoàn toàn chỉ dùng các thiết bị thụ động nên tín hiệu tới thuê bao sẽ không bị ảnh hưởng của nhiễu tích tụ do các bộ khuếch đại. - Sự cố của mạng sẽ giảm rất nhiều dẫn đến tăng độ ổn định và chất lượng phục vụ mạng vì trục trặc của mạng truyền hình cáp phần lớn xảy ra do các bộ khuyếch đại và thiết bị ghép nguồn cho chúng. - Các thiết bị thụ động đều có khả năng truyền tín hiệu theo 2 chiều, vì thế độ ổn định của mạng vẫn cao khi cung cấp dịch vụ 2 chiều. - Sử dụng hoàn toàn các thiết bị thụ động sẽ giảm chi phí rất lớn cho việc cấp nguồn bảo dưỡng, thay thế và sửa chữa csac thiết bị tích cực dẫn đến giảm chi phí điều hành mạng. - Nếu sử dụng mạng đồng trục thụ động, số lượng thuê bao tại một node quang sẽ giảm đi, dẫn đến dung lượng đường truyền cho tín hiệu hướng lên sẽ tăng lên, tạo ra khả năng cung cấp tốt các dịch vụ 2 chiều tốc độ cao cho thuê bao. * Một số nhược điểm của mạng HFPC: - Do không sử dụng các bộ khuếch đại tín hiệu cao tần, tín hiệu suy hao trên cáp sẽ không được bù dẫn đến hạn chế lớn bán kinh phục vụ của mạng. - Do không kéo cáp đồng trục đi xa, số lượng thuê bao có thể phục vụ bởi một node quang có thể giảm đi. Để có thể phục vụ số lượng thuê bao lớn như khi sử dụng csac bộ khuếch đại tín hiệu, cần kéo cáp quang đến gần thuê bao hơn và tăng số node quang dẫn đến tăng chi phí lớn cho mạng. 3.2. CÁC THÀNH PHẦN HỆ THỐNG. Mục này sẽ đề cập đến những thành phần đóng vai trò quyết định đến chất lượng của một hệ thống mạng HFC, bao gồm: - Cáp sợi quang. - Cáp đồng trục - Các bộ khuyếch đại tín hiệu. - Các bộ chia tín hiệu và rẽ tín hiệu. 3.2.1. Cáp sợi quang. 3.2.1.1. Cấu tạo. Hình 22: Cấu trúc sợi quang Sợi quang là ống dẫn điện môi hình trụ. Thành phần chính gồm lõi và lớp bọc. Lõi để dẫn ánh sáng còn lớp bọc để giữ ánh sáng tập trung trong lõi sợi nhờ sự phản xạ toàn phần giữa lớp lõi và lớp bọc. Để bảo vệ sợi quang tránh những tác dụng do điều kiện bên ngoài, sợi quang còn được bọc thêm hai lớp nữa, bao gồm: - Lớp vỏ thứ nhất: có tác dụng bảo vệ sợi quang tránh sự xâm nhập của hơi nước, tránh sự trầy xước gây nên những vết nứt và giảm ảnh hưởng vi uốn cong. - Lớp vỏ thứ hai: có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của sợi quang trước tác dụng cơ học và ảnh hưởng của nhiệt độ. 3.2.1.2. Các đặc tính của sợi quang. * Suy hao. Công suất quang truyền lên sợi giảm theo quy luật hàm số mũ. P(z) = P(0) x 10(-a/10)z. Trong đó: P(0) : công suất quang đầu sợi. P(z) : công suất quang ở cự ly z. a : hệ số suy hao. Độ suy hao của sợi quang được tính bởi công thức: A(dB) = -10lg (P2/P1). Trong đó: P1: công suất quang đầu vào. P2: công suất quang đầu ra. Hệ số suy hao trung bình (suy hao trên một đơn vị chiều dài). a(dB/km) = A(dB)/L (km) Trong đó: A: độ suy hao của sợi quang. L: chiều dài của sợi quang. Các nguyên nhân gây nên suy hao. - Suy hao do hấp thụ vật liệu: Sự có mặt của các tạp chất kim loại và các ion OH trong sợi quang là nguồn điểm hấp thụ ánh sáng. Mức độ hấp thụ tuỳ thuộc vào bước sóng ánh sáng truyền qua nó và tuỳ thuộc vào nồng độ tạp chất của vật liệu. - Suy hao do tán xạ Rayleigh: ánh sáng khi truyền trong sợi quang gặp những chỗ không đồng nhất sẽ bị tán ạ. Tia xạ truyền qua chỗ không đồng nhất bị toả ra nhiều hướng. Chỉ có một phần ánh sáng tiếp tục truyền theo hướng cũ, do đó năng lượng bị mất mát. Độ suy hao của tán xạ Rayleigh tỉ lệ nghịch với lũy thừa bậc 4 của bước sóng (l-4) nên độ suy hao giảm rất nhanh về phía bước song dài. Ngoài tán xạ Rayleigh, ánh sáng truyền trong sợi còn bị tán xạ khi gặp những chỗ không hoàn hảo giữa lớp vỏ và lớp lõi. Một tia tới sẽ có nhiều tia phản xạ khác nhau. Những tia có góc phản xạ nhỏ hơn góc tới hạn sẽ bị khúc xạ ra lớp vỏ và bị suy hao dần. - Suy hao do sợi bị uốn cong: Với những chỗ uốn cong nhỏ (vi uốn cong), tia sáng truyền bị lệch trục làm cho sự phân bố thường bị xáo trộn và năng lượng bị phá xạ ra ngoài dẫn đến suy hao. Còn khi sợi bị uốn cong, các tia sáng không thoả mãn điều kiện phản xạ toàn phần, do đó tia sáng sẽ bị khúc xạ ngoài. Bán kính uốn cong càng nhỏ thì suy hao càng lớn. Các nhà sản xuất khuyến nghị bán kính uốn cong trong khoảng từ 30mm tới 50mm thì suy hao do uốn cong là không đáng kể. * Tán sắc. Một xung ánh sáng được đưa vào là truyền dẫn trong sợi quang thì ở đầu ra xung ánh sáng sẽ bị biến dạng so với xung đầu vào. Sự biến dạng này được gọi là tán sắc. Tán sắc làm cho biên độ tín hiệu tương tự bị giảm và bị dịch pha, còn tín hiệu số sẽ bị mửo rộng xung và bị chồng lấn nhau. Sự tán sắc làm hạn chế dải thông của sợi quang. Các nguyên nhân gây tán sắc: - Tán sắc mode: với sợi đa mode, ánh sáng truyền truyền trong sợi phân thành nhiều mode, mỗi mode có một đường truyền khác nhau, nên thời gian truyền của các tia sáng theo các mode là khác nhau. Điều đó dẫn tới các tia sáng không ra đồng thời khỏi sợi quang mặc dù cùng xuất phát tại cùng một thời điểm, gây nên tán sắc. - Tán sắc nội mode: Tán sắc không những chỉ do hiệu ứng trễ giữa các mode gây ra mà nó còn do chính nội tại của các mode riêng rẽ. Có hai loại tán sắc nội mode: Tán sắc vật liệu: do sự thay đổi chỉ số chiết suất của vật liệu lõi theo bước sóng. Tán sắc vật liệu là một hàm của bước sóng. Tán sắc dẫn sóng: do sợi đơn mode chỉ giữ khoảng 80% năng lượng ở trong lõi, còn 20% ánh sáng truyền trong vỏ nhanh hơn năng lượng ở trong lõi. Độ tán sắc tổng: Tán sắc tổng = Nếu kí hiệu Dt là tán sắc tổng, Dmod là tán sắc mode, Dchr là tán sắc nội mode, Dvl là tán sắc vật liệu, Dds là tán sắc dẫn sóng. Ta có thể viết: Dt = 3.2.2. Cáp đồng trục 3.2.2.1. Cấu tạo. Cáp đồng trục được sử dụng rộng rãi cho việc phân phối tín hiệu các chương trình truyền hình. Hình 23 vẽ sơ đồ cấu trúc cáp đồng trục sử dụng trong CATV. Lớp vỏ nhựa Vỏ bọc nhôm Lớp bọt nhựa Dây dẫn trong (Đồng bọc nhôm) Hình 23: Cấu tạo cáp đồng trục. Phần lõi của dây dẫn thông thường làm bằng đồng với điện trở nhỏ thuận lợi truyền dòng điện cường độ. Lớp vỏ ngoài và vỏ phần lõi trong thường làm bằn nhôm. Vật liệu giữa 2 lớp nhôm tbường là nhựa. Giữa lõi và phần ngoài có các túi không khí để giảm khôi slượng và tránh thấm nước. Ngoài cùng là một lớp vỏ bọc chống các tác động cơ học. Đường kính tiêu chuẩn của cáp là 0,5; 0,75; 0,875 và 1 inch, trở kháng đặc tính của cáp thường là 7W. Tín hiệu sẽ bị suy giảm khi truyền theo chiều dài của cáp. Lượng suy giảm phụ thuộc vào đường kính cáp, tần số, hệ số sóng đứng và nhiệt độ. Có 3 loại cáp đồng trục khác nhau được sử dụng trong mạng cáp phân phối. - Cáp trung kế. - Cáp fidơ - Cáp thuê bao. Cáp trung kế đường kính từ 0,5 đến 1 inch dùng truyền tín hiệu bắt đầu từ node quang. Tổn hao truyền dẫn đối với loại cáp 1 inch là 0,89 dB ở tần số 50MHz và 3,97dB ở 750 MHz (tính với 100m cáp). Cáp fidơ được sử dụng nối giữa các bộ khuếch đại đường dây và các bộ chia tín hiệu còn cáp thuê bao có đường kính nhỏ hơn cáp fidơ dùng để kết nối từ các bộ chia tới thiết bị đầu cuối thuê bao. Vị trí lắp đặt của các cáp trong mạng được chỉ trong hình. 3.2.2.2. Các thông số của cáp đồng trục. * Suy hao do phản xạ. Suy hao do phản xạ là đại lượng được đo bằng độ khác biệt của trở kháng đặc tính cáp so với giá trị danh định. Nó bằng tỷ số giữa công suất tới trên công suất phản xạ. Lr(dB) = 10 log (Pt/Pr) (dB). Khi trở kháng thực càng gần với giá trị danh định, công suất phản xạ càng nhỏ và suy hao phản xạ càng nhiều. Khi phối hợp lý tưởng ta có Pr = 0. Tuy nhiên trong thực tế giá trị Lr vào khoảng 28 - 32 dB. Nếu suy hao phản xạ quá nhỏ, phản hồi sẽ xuất hiện trên đường dây và sẽ tạo nên tín hiệu có tiếng ù. * Trở kháng vòng. Công suát từ các bộ khuếch đại để bù lại suy giảm trên đường truyền thường được cung cấp bởi dòng một chiều xoay chiều điện áp thấp truyền trong cáp theo tần số RF. Do mức điện áp thấp, thông thường khoảng 45V, trở kháng vòng (trở kháng phối hợp của dây dẫn trong và ngoài của cáp) là một đặc tính quan trọng. Dòng điện này chảy qua trong toàn bộ tiết diện của cáp, và vì vậy trở kháng của dây dẫn trong đối với nó sẽ cao. 3.2.3. Các bộ khuếch đại RF. 3.2.3.1. Đặc điểm các bộ khuếch đại. Các bộ khuếch đại đường truyền bù lại suy giảm tín hiệu, chúng đóng vai trò quan trọng khi thiết kế hệ thống. Mỗi bộ khuếch đại có chứa một bộ ổn định để bù lại suy giảm ở các tần số khác nhau. Trong hệ thống truyền hình cáp thường sử dụng bộ khuếch đại cầu. Với trở kháng vào lớn, tín hiệu từ đường trung chuyển có thể được lấy ra mà không ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ kênh truyền. Yêu cầu đối với bộ khuếch đại là độ ổn định phải cao do có sự tích luỹ độ suy hao của nhiều thành phần mắc nối tiếp: - Chúng phải làm việc được trên một phạm vi dải tần rộng, hệ số khuếch đại phải đạt được giá trị phù hợp tại các miền tần số cao. - Bộ ổn định có khả năng bù lại suy giảm theo tần số một cách thích hợp. - Bộ khuếch đại có đặc tuyến tuyến tính cao, để tránh xuyên nhiễu. - Tự động điều chỉnh hệ số khuyếch đại và đặc tuyến tần số để bù lại sự thay đổi do nhiệt độ. - Tỷ số C/N của riêng một bộ khuếch đại phải đủ lớn để chống được mức nhiễu tầng của các bộ khuếch đại. Có 3 loại bộ khuếch đại được sử dụng trong mạng CATV HFC tuỳ thuộc vào vị trí của chúng. - Bộ khuếch đại trung kế. - Bộ khuếch đại cầu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTruyền hình cáp và các ứng dụng về truyền hình cáp.DOC