Đồ án Ứng dụng GIS và RS vào xây dựng bản đồ sinh thái đất tỉnh Bạc Liêu

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1

1.1. Cơ sở hình thành đề tài 1

1.2. Tính cấp thiết của đề tài 2

1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

1.4. Nội dung nghiên cứu của đề tài 3

1.5. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 4

1.6. Phương pháp nghiên cứu 4

1.7. Giới hạn của đề tài 4

1.8. Ý nghĩa của đề tài 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG ỨNG DỤNG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ SINH THÁI ĐẤT 6

2.1. Cơ sở nghiên cứu phân vùng sinh thái đất 7

2.1.1. Một số khái niệm 7

2.1.2. Tìm hiểu về quá trình hình thành đất 9

2.1.3. Cơ sở phân vùng sinh thái đất 9

2.2. Cơ sở khoa học của GIS trong ứng dụng thành lập bản đồ sinh thái đất

11

2.2.1. Khái niệm GIS 11

2.2.2. Các thành phần của GIS 12

2.2.3. Cơ sở dữ liệu của GIS 13

2.2.4. Các chức năng của GIS 15

2.2.5. Các phương pháp của GIS trong ứng dụng thành lập bản đồ sinh thái đất 18

2.3. Cơ sở khoa học của RS trong ứng dụng thành lập bản đồ sinh thái đất 21

2.3.1. Khái niệm 21

2.3.2. Các thành phần cơ bản của một hệ thống viễn thám 21

2.3.3. Nguyên lý cơ bản 22

2.3.4. Các phương pháp ứng dụng của viễn thám trong ứng dụng thành lập bản đồ sinh thái đất 24

2.4. Một số nghiên cứu trong nước và ngoài nước về ứng dụng GIS và RS trong nghiên cứu về đất 36

2.4.1. Ngoài nước 36

2.4.2. Trong nước 37

CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BẠC LIÊU

38

3.1. Điều kiện tự nhiên 38

3.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình 38

3.1.2. Đặc điểm khí hậu 40

3.1.3. Đặc điểm thủy văn 40

3.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng 41

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 44

3.2.1. Dân số - Lao động 44

3.2.2. Sản xuất nông nghiệp 45

3.2.3. Lâm nghiệp 47

3.2.4. Diêm nghiệp 48

3.2.5. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 49

3.2.6. Khai thác và nuôi trồng thủy sản 50

3.2.7. Phát triển du lịch 52

 

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CÁC VÙNG SINH THÁI ĐẤT 53

4.1. Khí hậu 53

4.2. Thủy văn 53

4.2.1. Thủy triều 53

4.2.2. Tình trạng xâm nhập mặn 54

4.2.3. Ảnh hưởng ngọt hóa 55

4.3. Địa hình, địa mạo 55

4.4. Hiện trạng lớp phủ và sử dụng đất 59

4.4.1. Đất rừng ngập mặn 59

4.4.2. Đất dưới rừng ngập nước 59

4.4.3. Đất trồng lúa 59

4.4.4. Đất diêm nghiệp 59

4.4.5. Đất trồng màu 60

4.4.6. Đất vườn cây tập trung 60

4.4.7. Đất nuôi trồng thủy sản 60

4.5. Các nhóm đất chính 62

4.5.1. Nhóm đất mặn 62

4.5.2. Nhóm đất phèn 62

4.5.3. Nhóm đất phù sa 64

4.5.4. Đất cát 64

4.5.5. Đất nhân tác 64

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 66

5.1. Ứng dụng RS vào việc xây dựng bản đồ sinh thái đất tỉnh Bạc Liêu 66

5.1.1. Tư liệu ảnh vệ tinh 66

5.1.2. Khảo sát thực địa và lấy mẫu 67

5.1.3. Giải đoán ảnh và phân loại 71

5.1.4. Đánh giá độ chính xác 80

5.1.5. Nhập dữ liệu giải đoán vào GIS xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bạc Liêu 81

5.2. Kết quả ứng dụng GIS vào việc xây dựng bản đồ sinh thái đất tỉnh Bạc Liêu 84

5.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu dựa vào các chỉ tiêu phân vùng sinh thái đất 84

5.2.2. Xây dựng bản đồ sinh thái đất tỉnh Bạc Liêu 88

5.3. Đánh giá và đề xuất các biện pháp quản lý, cải tạo cho từng vùng sinh thái đất 93

5.1.1. Vùng 1- Hệ sinh thái đất bãi bồi dưới rừng ngập mặn 94

5.1.2. Vùng 2- Hệ sinh thái đất đồng thuỷ triều cao 94

5.1.3. Vùng 3- Hệ sinh thái đất cát giồng 95

5.1.4. Vùng 4- Hệ sinh thái đồng thuỷ triều thấp 95

5.1.5. Vùng 5- Hệ sinh thái đất phẳng giữa giồng 96

5.1.6. Vùng 6- Hệ sinh thái đất trũng giữa giồng 97

5.1.7. Vùng 7- Sinh thái đất đầm lầy mặn 98

5.1.8. Vùng 8- Sinh thái đất nhân tác 98

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 101

6.1. Kết luận 101

6.2. Kiến nghị 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

 

 

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2671 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Ứng dụng GIS và RS vào xây dựng bản đồ sinh thái đất tỉnh Bạc Liêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tài nguyên không thể thiếu được trong sự sinh tồn của con người và thế giới sinh vật. Việt Nam là một trong những quốc gia khan hiếm đất trên Thế giới, với khoảng 31,2 triệu ha, xếp hàng thứ 58 trong tổng số 200 nước trên Thế giới. Tuy nhiên, do dân số ngày càng tăng, sức ép từ việc đô thị hóa - công nghiệp hóa và các quá trình thoái hóa đất đang có xu hướng xảy ra mạnh do người dân chưa có biện pháp sử dụng đất hợp lý, vì thế diện tích đất canh tác vốn đã thấp lại đang bị giảm theo thời gian. Bạc Liêu là một tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam Việt Nam, từ lâu đã được xem là địa bàn phân bố của hai loại đất có vấn đề là đất phèn và đất mặn. Do đó việc sử dụng đất đai ở địa bàn tỉnh Bạc Liêu cho các mục tiêu phát triển sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cần có biện pháp sử dụng đất một cách hiệu quả nhằm đáp ứng cho mục tiêu bảo vệ môi trường cũng như phát triển bền vững của tỉnh. Cho đến nay trên Thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều ứng dụng GIS và RS trong nghiên cứu về đất nói chung và đất ở vùng ĐBSCL cũng như ở Bạc Liêu nói riêng, các kết quả nghiên cứu này đã chỉ rõ diện phân bố của các đơn vị: nhóm, loại đất chính trên địa bàn tỉnh, cũng như tiềm năng sử dụng. Tuy nhiên, để có các biện pháp quản lý đất đai tốt hơn thì cần có những khảo sát đánh giá, nghiên cứu về đất như một tổng thể sinh thái. Vì sao? Bởi vì các chuyển hóa vật chất theo các quá trình sinh địa hóa trong đất phụ thuộc rất lớn vào bản chất của các giống loài, mật độ cũng như sự phong phú của các sinh vật trong đất; ngược lại, bản chất và hoạt tính của chúng cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của các tính chất hóa - lý của đất. Nói chung, trong môi trường đất được coi là dồi dào về nguồn dinh dưỡng hữu cơ và vô cơ thì mật độ và hoạt tính của sinh vật đất cũng tăng cao. Vì vậy, rất cần thiết xem xét đồng thời các đặc tính hóa - lý (bao gồm cả nông hóa) và hoạt tính sinh học để có những kết quả xác định, đánh giá trạng thái phát triển của đất một cách toàn diện, giúùp chúng ta có những tác động tích cực, thúc đẩy các chuyển hóa vật chất trong đất theo hướng có lợi. Mặt khác, trong những năm gần đây, công nghệ tích hợp GIS và RS được xem là phương pháp rất hiệu quả trong việc xây dựng và cập nhật dữ liệu không gian, phục vụ công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường... Đồng thời, việc tích hợp GIS và RS sẽ giúp giải quyết, giám sát, theo dõi diễn biến môi trường đất và sự thay đổi các hệ sinh thái đất một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn nhờ vào những chức năng ưu việt của kỹ thuật này. Vì thế, việc ứng dụng GIS và RS xây dựng bản đồ sinh thái đất tỉnh Bạc Liêu là thật sự cần thiết và thiết thực. Đây cũng là cơ sở hình thành đề tài luận văn này. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Căn cứ theo điều 12 của Luật đất đai năm 2003 thì việc xây dựng bản đồ về tài nguyên đất đai là hết sức cần thiết đối với việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Việc sử dụng đất đai ở địa bàn tỉnh Bạc Liêu cho các mục tiêu phát triển sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn do hai loại đất có vấn đề là đất phèn và đất mặn chiếm ưu thế. Vì thế, việc xây dựng bản đồ sinh thái đất sẽ giúp các nhà quản lý có chiến lược và biện pháp thích hợp, hiệu quả hơn trong việc sử dụng đất. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu; Khảo sát các hiện trạng sử dụng đất trên địa bản tỉnh Bạc Liêu để phục vụ cho việc giải đoán ảnh vệ tinh; Ứng dụng viễn thám (RS) thực hiện khóa giải đoán, tích hợp với GIS thành lập bản đồ hiện trạng năm 2007 - dữ liệu cho GIS để thực hiện chức năng chồng lớp, thành lập nên bản đồ sinh thái đất tỉnh Bạc Liêu. Ứng dụng GIS để phân tích, chồng lớp các lớp dữ liệu nhằm xây dựng bản đồ sinh thái đất cho tỉnh Bạc Liêu; NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Thu thập tài liệu có liên quan gồm: Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đặc điểm thổ nhưỡng và hiện trạng sử dụng đất ở Bạc Liêu, các tài liệu nghiên cứu về sinh thái đất tỉnh Bạc Liêu; Tài liệu về hệ thống thông tin đại lý (GIS) và các phần mềm ứng dụng của GIS; Tài liệu về viễn thám (RS) và phần mềm ENVI; Thu thập dữ liệu gồm: các bản đồ số , ảnh vệ tinh phục vụ cho việc xây dựng bản đồ; Khảo sát thực địa: khảo sát về điều kiện tự nhiên và các hiện trạng sử dụng đất ở tỉnh Bạc Liêu, dùng GPS định vị khóa giải đoán; Tiến hành chồng lớp (overlay), tổng hợp các chỉ tiêu, phân tích để phân vùng sinh thái đất bằng ứng dụng GIS; Kết hợp ứng dụng RS để giải đoán, phân loại nhằm kiểm tra, cập nhật lại các loại đất theo hiện trạng sử dụng, ứng dụng qua GIS xây dựng bản đồ hiện trạng năm 2007 nhằm phục vụ cho việc xây dựng bản đồ sinh thái đất. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Dữ liệu về các yếu tố có liên quan đến việc hình thành các vùng sinh thái đất của tỉnh Bạc Liêu gồm: bản đồ địa hình, khí hậu - thủy văn, xâm nhập mặn, hiện trạng lớp phủ và sử dụng đất, thổ nhưỡng; Các vùng sinh thái đất đặc trưng của tỉnh Bạc Liêu; Công cụ GIS và RS trong việc phân tích, giải đoán, phân loại đểø xây dựng nên bản đồ sinh thái đất cho tỉnh Bạc Liêu. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu; Thu thập dữ liệu phục vụ cho việc xây dựng bản đồ; Khảo sát thực địa; Dùng GPS định vị khóa giải đoán phục vụ cho việc phân loại mẫu trên ảnh vệ tinh bằng ứng dụng RS; Ứng dụng GIS phân tích dữ liệu và xây dựng các bản đồ; Tích hợp GIS và RS để xây dựng sản phẩm cuối cùng là bản đồ các vùng sinh thái đất cho tỉnh Bạc Liêu. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Vì khả năng và thời gian có hạn nên việc định vị khóa giải đoán (đo GPS) chỉ trên một số điểm đặc trưng dọc quốc lộ 1A và một số ở phía Nam và phía Bắc quốc lộ 1A thuộc tỉnh Bạc Liêu. Vì việc chuyển đổi dữ liệu ảnh vệ tinh sau phân loại qua dữ liệu dạng số đòi hỏi máy tính chuyên dụng có bộ xử lý mạnh nên giới hạn đề tài này chỉ dùng ảnh sau phân loại để cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu nền hiện trạng sử dụng đất năm 2001 có sẵn, để từ đó thành lập nên bản đồ hiện trạng năm 2007. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Việc xây dựng bản đồ sinh thái đất giúp cho các nhà quản lý môi trường có biện pháp sử dụng đất hợp lý, tránh lãng phí tài nguyên, giúp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Việc xây dựng bản đồ sinh thái đất sẽ giúp cho việc quy hoạch nông nghiệp dễ dàng và hiệu quả hơn (ví dụ như có những biện pháp thau chua, rửa mặn; phân bố cây trồng hợp lý, đạt hiệu quả cao).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong 1-Tong quan de tai.doc
  • doccac chu viet tat.doc
  • docchuong 2-Co so khoa hoc.doc
  • docchuong 3-tong quan Bac Lieu.doc
  • docchuong 4-yto hinh thanh cac vung sthai dat.doc
  • docchuong 5-luan giai ket qua.doc
  • docchuong 6-Ket luan - Kien nghi.doc
  • docDANH MUC CAC BANG.doc
  • docDANH MUC CAC HINH.doc
  • docDANH MUC SO DO - BIEU DO.doc
  • docloi cam on.doc
  • docMUC LUC.doc
  • rarPDF.rar
  • docPHU LUC.doc
  • docTAI LIEU THAM KHAO.doc
Tài liệu liên quan