CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề – lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Nội dung nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng nghiên cứu 3
1.5 Giới hạn của đề tài 4
1.6 Tiến trình thực hiện 4
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
2.1 Phương pháp luận ứng dụng hệ thống thông tin địa lý 6
2.1.1 Cơ sở khoa học của GIS 6
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và định nghĩa GIS 6
2.1.1.2 Thành phần của GIS 8
2.1.1.3 Chức năng của GIS 12
2.1.2 Các ứng dụng của GIS trong quản lý môi trường 14
2.1.3 Ưng dụng GIS trong quản lý thu gom – vận chuyển CTR 15
2.1.3.1 Ứng dụng chức năng chồng lớp 15
2.1.3.2 Ưng dụng chức năng mạng 17
2.2 Phương pháp thực tế 18
102 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Ứng dụng gis vào công tác quản lý thu gom – vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại các phường nội thành tp. Biên Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành chính gồm 23 phường và 3 xã. Biên Hoà là thành phố có tốc độ đô thị hoá nhanh, do vậy dân số cũng tăng nhanh. Dân số hàng năm tăng khoảng 3.95%, trong đó dân số tăng tự nhiên là 1.5%, tăng dân số cơ học là 2.45%.
Bảng 5: Dự báo dân số Biên Hoà giai đoạn 2005 -2010:
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng cộng
624,000
648,648
674,270
700,903
728,590
748,000
Bảng 6: Bảng thống kê dân số trong các phường thuộc TP Biên Hoà năm 2006
STT
Phường xã
Tổng số hộ
Dân số
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
Thanh Bình
Hòa Bình
Trung Dũng
Quang Vinh
Quyết Thắng
Bửu Long
Bửu Hòa
Tân Vạn
Tân Phong
Thống Nhất
Tân Tiến
Trảng Dài
Tân Mai
Tân Hiệp
Tam Hòa
Bình Đa
Tam Hiệp
An Bình
Long Bình Tân
Long Bình
Hố Nai
Tân Biên
Tân Hòa
Tân Hạnh
Hóa An
Hiệp Hòa
1,459
1,970
3,875
2,858
3,633
3,142
3,539
2,860
5,574
4,353
3,294
5,042
4,007
5,553
6,607
3,094
5,553
6,786
5,372
8,492
5,797
6,718
6,607
1,529
3,583
2,255
7,117
9,485
22,288
16,797
18,572
19,370
16,164
13,005
32,330
21,504
18,093
31,198
21,145
21,974
17,066
17,607
32,977
36,081
29,472
40,272
28,920
32,519
35,876
7,643
17,661
11,573
3.2.2.2 Ytế:
Đến nay, 100% phường , xã trên địa bàn đều có trạm ytế và nhân viên y tế. Trên địa bàn thành phố hiện có:
1 bệnh viện Trung Ương: Bệnh viện Tâm thần;
7 bệnh viện cấp Tỉnh, thành phố:
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
Bệnh viện Nhi Đồng
Bệnh viện Thống Nhất
Bệnh viện Da liễu
Bệnh viện Lao
Quân Y viện 7B
Bệnh viện Trung Cao
9 trung tâm y tế;
795 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân;
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, tổng số giường bệnh khoảng 3,140 giường, tổng số cán bộ công nhân viên là 2,200 ( trong đó có 412 bác sĩ). Bình quân có 8 bác sĩ trên 10,000 dân. Tp. Biên Hòa tập trung nhiều cơ sở y tế nhưng chưa có bệnh viện hiện đại về quy mô cũng như trang thiết bị.
3.2.2.3 Giáo dục – đào tạo:
Cơ sở vật chất giáo dục:
Nhờ thực hiện tốt nghị quyết Trung Ương về định hướng phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ CNH – HĐH, sự nghiệp giáo dục đào tạo của thành phố phát triển nhanh và toàn diện trong giai đoạn mới ( 1986 -2005) cả về quy mô, chất lượng và số cơ sở trường lớp. Năm 2004 -2005, hệ thống giáo dục như sau:
Trường Mầm non: 48 trường
Cấp I: 41 trường
Cấp II: 22 trường
Cấp III: 13 trường
Cao đẳng và Đại học: 11 trường
Hầu hết các phường đều có trường Trung học cơ sở. Một số trường có mặt bằng tiếp xúc với các tuyến đường chính của thành phố tuy nhiên lại chưa có khoảng cách ly hợp lý dẫn đến tình trạng ách tắt giao thông khi tan trường( đường QL1, QL15, cụm trường tại ngã ba Vườn Mít).
Đào tạo:
Thành phố Biên Hòa có 13 trường Trung học chuyên nghiệp và trung tâm giáo dục đã cung cấp cán bộ và công nhân lành nghề cho toàn tỉnh và vùng lân cận. Hàng năm đã đào tạo khoảng 2000 học sinh nghề và hướng nghiệp cho 11,000 học sinh cấp 2 , 3.
3.2.2.3 Văn hóa:
Một số công trình văn hóa truyền thống được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, một số được xây mới tạo nét văn minh cho thành phố như: công viên Tân Biên, Đài tưởng niệm công viên phường Trung Dũng, Cụm bia Chiến thắng sân bay Tân Hòa, nhà Bảo tàng, nhà Truyền thống thành phố, các đài truyền thanh của phường xã, công viên chiến thắng Long Bình,. Các công trình văn hóa đã đáp ứng đựơc nhu cầu sinh hoạt tinh thần của nhân dân thành phố. Tuy nhiên, hệ thống công viên cây xanh công cộng tại nội thành còn bé, chật hẹp và chưa được hoàn thiện.
Chương 4: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THU GOM – VẬN CHUYỂN VÀ QUẢN LÝ CTRSH
TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
Hiện trạng thu gom – vận chuyển CTR SH tại Tp.Biên Hòa:
Nguồn phát sinh CTR:
Nguồn gốc rác thải sinh hoạt của thành phố Biên Hòa chủ yếu là từ: các hộ gia đình, các chợ, vĩa hè và đường phố, công viên, trường học, bệnh viện, các công sở, các cơ sở sản xuất kinh doanhvà cụ thể như sau:
Rác hộ dân: phát sinh từ các hộ gia đình, biệt thự, căn hộ chung cư. Thành phần rác thải này bao gồm: thực phẩm, giấy, carton, plastic, gỗ, thuỷ tinh, kim loại các loại, tro, đồ điện tử gia dụng, rác vườn, vỏ xe. Ngoài ra, rác từ các hộ gia đình cũng có chứa một phần chất thải nguy hại.
Rác quét đường: phát sinh từ hoạt động vệ sinh đường phố, khu vui chơi giải trí. Nguồn rác này do người đi đường và các hộ dân sống dọc hai bên đường xả bừa bãi. Thành phần này bao gồm: cành cây và lá cây, giấy vụn, bao nylon, xác động vật chết...
Rác khu thương mại: phát sinh từ các hoạt động buôn bán của các cửa hàng bách hoá, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, văn phòng giao dịch, nhà máy in, cửa hàng sửa chữa.... Các loại chất thải từ khu thương mại bao gồm: giấy, carton, plastic, gỗ, thực phẩm, thuỷ tinh, kim loại, vỏ xe, đồ điện gia dụng. Ngoài ra, từ đây cũng có một phần chất thải nguy hại.
Rác cơ quan công sở: phát sinh từ các cơ quan, xí nghiệp, trường học, nhà tù, văn phòng làm việc. Thành phần rác thải ở đây giống như của khu thương mại.
Rác chợ: phát sinh từ các hoạt động mua bán ở các chợ. Thành phần chủ yếu là rác hữu cơ bao gồm: rau, củ, quả thừa và hư hỏng.
Rác xà bần từ các công trình xây dựng: phát sinh từ các hoạt động xây dựng và tháo dỡ các công trình xây dựng, đường giao thông. Các loại chất thải bao gồm: gỗ, thép, bêtông, gạch, bụi
Rác bệnh viện: bao gồm rác sinh hoạt và rác y tế phát sinh từ các hoạt động khám bệnh, điều trị bệnh và nuôi bệnh trong các bệnh viện và sở y tế. Rác y tế có thành phần phức tạp gồm các loại bệnh phẩm, kim tiêm, chai lọ chứa thuốc có khả năng lây nhiễm và độc hại đối với sức khoẻ độc hại đối với sức khoẻ cộng đồng.
Rác công nghiệp: phát sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp ( sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy hóa chất, nhà máy chế biến thực phẩm, các ngành công nghiệp ). Thành phần của chúng bao gồm: vật liệu phế thải không độc hại.
Khối lượng – thành phần:
Thành phần: theo thực tế phân loại 7670 kg rác sinh hoạt từ các xí nghiệp và các hộ gia đình trong khu công nghiệp, 6000 kg rác thải đường phố, 5100 kg rác chợ, tỷ lệ thành phần rác thải sinh hoạt của thành phố Biên Hoà như sau:
Bảng 7: Bảng thành phần CTR SH tại thành phố Biên Hòa
STT
Thành phần
Tỷ lệ%
1
2
3
4
5
6
7
Giấy ( bao bì, carrton, giấy vụn)
Nhựa ( nylon, chai nhựa, hợp nhựa)
Thuỷ tinh( chai, mảnh thuỷ tinh)
Kim loại ( lon sắt, nhôm, hợp kim các loại )
Xà bần ( sành sứ, gạch, betong, vỏ sò )
Các chất khác ( vải, cao su, cành cây)
Chất hữu cơ (thức ăn thừa, rau, hoa quả , cỏ cây)
7.61
10.46
0.77
0.91
2.48
9.93
67.84
100%
Biểu đồ1: Biểu đồ thành phần chất thải rắn của thành phố Biên Hoà
Qua biểu đồ ta thấy được, chất thải rắn của thành phố Biên Hoà chủ yếu vẫn là chất thải có nguồn gốc hữu cơ (67.84%), kế đến là nhựa bao gồm nylon, chai nhựa, hộp nhựa (10.46%), tiếp theo là giấy các loại bao gồm giấy vụn, giấy carton, bao bì. Chiếm một lượng nhỏ nhất trong CTR là kim loại bao gồm lon sắt, nhôm, hợp kim các loại ( 0.91%) và thuỷ tinh như chai, mảnh thuỷ tinh (0.77%).
Khối lượng: Chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình và rác đường phố được Nhà nước thuê bao thu gom. Với dân số điều tra năm 2006 tại thành phố Biên Hoà là 576,709 người, bình quân lượng CTR mỗi người thải ra trong một ngày là 0.6 kg. Ước tính lượng chất thải rắn sinh ra trong một ngày tại thành phố Biên Hoà được thể hiện trong bảng 6.
Bảng 8: Bảng thống kê lượng rác sinh ra tại TP. Biên Hoà trong 1ngày năm 2006
STT
Phường xã
Tổng
số hộ
Dân số
Khối lượng rác sinh ra trong 1 ngày(tấn / ngày)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
Thanh Bình
Hòa Bình
Trung Dũng
Quang Vinh
Quyết Thắng
Bửu Long
Bửu Hòa
Tân Vạn
Tân Phong
Thống Nhất
Tân Tiến
Trảng Dài
Tân Mai
Tân Hiệp
Tam Hòa
Bình Đa
Tam Hiệp
An Bình
Long Bình Tân
Long Bình
Hố Nai
Tân Biên
Tân Hòa
Tân Hạnh
Hóa An
Hiệp Hòa
1,459
1,970
3,875
2,858
3,633
3,142
3,539
2,860
5,574
4,353
3,294
5,042
4,007
5,553
6,607
3,094
5,553
6,786
5,372
8,492
5,797
6,718
6,607
1,529
3,583
2,255
7,117
9,485
22,288
16,797
18,572
19,370
16,164
13,005
32,330
21,504
18,093
31,198
21,145
21,974
17,066
17,607
32,977
36,081
29,472
40,272
28,920
32,519
35,876
7,643
17,661
11,573
4.2702
5.691
13.3728
10.0782
11.1432
11.622
9.6984
7.803
19.398
12.9024
10.8558
18.7188
12.687
13.1844
10.2396
10.5642
19.7862
21.6486
17.6832
24.1632
17.352
19.5114
21.5256
4.5858
10.5966
6.9438
Tổng cộng
576,709
346.0254
Bảng 9: Bảng thống kê khối lượng rác công cộng thu gom vận chuyển trong các năm từ 1998 – 2005 trên toàn thành phố
Năm
Rác công cộng
m3/năm
tấn/năm
tấn/ngày
1998
50540
23753.8
65.08
1999
62999
29609.53
81.12
2000
75139
35315.33
96.75
2001
110776
52064.72
142.64
2002
148689
69883.83
191.46
2003
184824
86867.28
237.99
2004
204372
96054.84
263.16
2005
220900
103823
284.45
Nguồn công ty Dịch vụ Môi trường Đô thị Biên Hoà
Rác công cộng bao gồm rác sinh hoạt từ các hộ gia đình và rác quét đường.
Biểu đồ2: Biểu đồ biểu diễn lượng rác công cộng thu gom trong ngày từ ‘98 – ‘05
Theo thống kê từ năm 1995, khi thành lập công ty lượng rác thải thu gom khoảng lớn hơn 20%. Lượng rác thải phát sinh đã được thu gom với tỷ lệ tăng dần. Trước năm 2002, tỷ lệ thu gom đạt khoảng 60% thì đến năm 2004 đạt khoảng 65% và đến năm 2005 tỷ lệ thu gom đạt khoảng 70%. Cụ thể lượng chất thải rắn công cộng được thu gom từ năm 1998 -2005 được thể hiện trong bảng 9.
Công tác thu gom – vận chuyển:
Công tác thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt của thành phố Biên Hoà được thực hiện bởi Công ty Dịch vụ Môi trường Đô thị theo cơ chế thuê bao. Còn đối với chất thải rắn từ các cơ quan, công sở, trường học, nhà máy, xí nghiệp được thu gom bằng cơ chế dịch vụ. Cụ thể có thể được tóm tắt như sau:
Đối với rác sinh hoạt của hộ dân cư: có thể được thu gom bằng xe ba gát đẩy tay và xe tải nhẹ đối với các phường nội thành hoặc bằng xe tải nhẹ 500 kg đối với các phường ngoại thành. Rác sinh hoạt có thể được bà con cho vào bao nylon hoặc vào thùng rác của gia đình. Tần suất thu gom đã được thông báo trước cho người dân (7 lần/ tuần). Người dân có thể để thùng rác hoặc bao rác của gia đình trước cửa nhà hay đặt rác sinh hoạt khi có kẻng báo của công nhân thu gom. Bằng cách này rác sinh hoạt của hộ gia đình sẽ được thu gom vận chuyển đến bãi chôn lấp.
Đối với rác của các cơ quan, trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh: rác thải được chứa vào thùng rác công cộng 240l hoặc 660l. Sau khi thùng đầy sẽ được chở về bãi chôn lấp.
Đối với rác chợ hoặc rác đường phố: phần CTR này được công nhân vệ sinh quét dọn và thu gom tại nơi phát sinh và được vận chuyển bằng các xe đẩy tay với tần suất 7 lần/ tuần. Từ đây, các xe đẩy tay này tập trung tại các điểm hẹn để chuyển rác qua các xe chuyên dụng đưa về BCL.
Rác xây dựng: rác xây dựng phát sinh trên đường, vỉa hè do các công trình thi công xây dựng, sửa chữa thải ra không đúng nơi quy định, công ty DVMTĐT phải tiến hành thu gom, vận chuyển về BCL Trảng Dài.
Rác bệnh viện: công ty chỉ thu gom rác sinh hoạt, phần rác này được lưu chứa trong các thùng 660l, sau đó chuyển sang các xe cơ giới đưa đến BCL Trảng Dài.
Rác công nghiệp không nguy hại: công ty chỉ thu gom phần rác công nghiệp không nguy hại, rác được cho vào các thùng chứa và vận chuyển ra BCL bằng xe cơ giới.
Phương tiện sử dụng cho công tác thu gom gồm 3 loại phương tiện sau:
Xe đẩy tay: được sử dụng thu gom CTR SH từ các hộ gia đình trong các hẻm lớn, nhỏ, chợ mà tại đó xe chuyên dụng không vào đến nơi được hoặc không có trên lộ trình vạch tuyến. Các xe đẩy tay này sau khi thu gom đầy chất thải thì đến điểm hẹn để chuyển rác sang xe chuyên dụng .
Xe tải nhẹ500 kg: loại xe này hầu như được sử dụng ở các phường ngoại thành thành phố Biên Hoà. Do đặc điểm các hộ gia đình cách xa nhau và cách xa BCL, vì vậy CTR SH tại đây được thu gom bằng xe tải nhẹ. Như vậy, đỡ vất vả cho công nhân vệ sinh và tiết kiệm thời gian, giảm thời gian lưu rác.
Xe ép rác chuyên dụng: chỉ chạy theo tuyến đã vạch sẵn để tiến hành thu gom rác từ các hộ ven đường và chuyển ép rác từ các xe đẩy tay tại điểm hẹn và đưa rác đến BCL.
Hiện tại, phương tiện phục vụ cho công tác thu gom CTR SH của công ty có thể được tóm tắt theo bảng sau:
Bảng 10: Bảng phương tiện thu gom CTR SH
Phương tiện
Số lượng (xe)
Xe ép rác chuyên dụng
7
Xe ba gát đẩy tay
67
Xe ben
4
Nguồn : Cty Dịch vụ Môi trường Đô thị Biên Hòa
Nhân lực thực hiện:
Công nhân viên phục vụ cho công tác thu gom CTR của thành phố được phân chia thành các tổ như sau:
Tổ rác phố: có 58 xe đẩy tay và 70 nhân viên chính thức làm việc trong khu vực nội thành và 15 nhân viên chính thức làm việc trong khu vực ngoại thành. Các công nhân làm công việc thu gom CTR từ các hộ gia đình bằng các xe đẩy tay hoặc xe tải nhẹ. Thời gian hoạt động chung của nhóm là từ:3h chiều đến 12h khuya.
Tổ quét đường: có 55 nhân viên làm nhiệm vụ thu gom, quét dọn đường phố. Tổ này hoạt động trong khoảng thời gian từ 1h khuya đến 5h30’ sáng hôm sau.
Tổ xúc: bao gồm các nhân viên đi theo xe chuyên dụng làm nhiệm vụ chuyển rác từ xe đẩy tay sang các xe chuyên dụng và làm nhiệm vụ thu gom CTR tại các điểm hẹn cho lên xe. Tổ này có thời gian làm việc cùng lúc với tổ xe. Có khoảng 4 – 6 nhân viên thu gom cùng với 1 xe.
Tổ xe: có nhiệm vụ lái các xe chuyên dụng trong quá trình thu gom CTR, tổ này làm việc cùng với tổ xúc. Khoảng thời gian làm việc từ 5h chiều đến 5h30’ sáng hôm sau. Trong tổ xe gồm có:
4 tổ thu gom: gồm các xe 5 – 7 tấn chạy trên đường đã vạch tuyến và các điểm hẹn, mỗi tổ có 12 nhân viên;
1 tổ xe nhỏ: gồm các xe từ 1 – 1.25 tấn tiến hành thu gom chất thải rắn tại các phường ngoại thành.
Điểm hẹn tiếp rác:
Các xe đẩy tay sau khi thu gom trong các hẻm hoặc từ các chợ sẽ tập trung tại những điểm hẹn. Tại đây rác được chuyển sang các xe ép rác chuyên dụng và rác được chở đến chôn lấp tại bãi rác Trảng Dài.
Các điểm hẹn trong khu vực nội thành bao gồm :
Chợ nhỏ Quyết Thắng ( đường Quốc Lộ I);
Đầu đường Võ Thị Sáu nối dài;
Cuối đường Võ Thị Sáu nối dài;
Sở Thể dục thể thao;
Bến xe Biên Hòa;
Bồn nước công viên Kỷ Niệm;
Khu kinh doanh nhà ;
Kho Bạc Nhà Nước (đường 30 – 4);
Cơ sở II của công ty( quốc lộ I K);
Ga xe lửa;
Đường Bùi Văn Hoà;
Nhà máy giấy Tân Mai
Điểm hẹn tập trung rác tại các phường ngoại thành:
Công viên Long Bình ( phường Long Bình);
Trung đoàn 22;
Long Bình Tân;
Chùa Sắc Tứ ( phường Tân Vạn)
Hồ rác Nhị Tỳ ( xã Hoá An)
Hồ rác Tân Hạnh
Ga Hố Nai
Quy trình thu gom – vận chuyển CTR SH tại thành phố Biên Hòa:
Có thể được tóm tắt như sau:
Hình 4: quy trình thu gom CTRSH
Ca làm việc bắt đầu từ điểm tập trung xe là tại công ty đối với các xe chuyên dụng, còn đối với các xe đẩy tay công nhân vệ sinh có thể đặt xe tại điểm nào thuận tiện cho ca làm việc của họ nhất. Thời gian gặp nhau tại điểm hẹn của xe chuyên dụng và xe đẩy tay đã được thông báo theo kế hoạch thu gom đến các công nhân.
Đối với các phường trong khu vực nội thành, quy trình thu gom như sau:
Các xe đẩy tay được phân chia toả ra theo các hướng tiến hành thu gom chất thải rắn tại các hộ gia đình trong các hẻm lớn nhỏ và trên các con đường không có trong lộ trình vạch tuyến. Sau khi rác được thu gom đầy các xe đẩy tay cũng là đến thời điểm tập trung tại điểm hẹn theo kế hoạch. Tại điểm hẹn, rác từ các xe đẩy tay được công nhân trong tổ xúc của mỗi xe chuyển qua xe chuyên dụng. Sau đó, các xe đẩy tay tiến hành thu gom cho khu vực khác. Một xe đẩy tay sẽ tiến hành quay vòng xe 4 lần là hoàn tất một ca làm việc. Thời gian làm việc cho một ca từ 3h chiều đến 10h tối.
Các xe chuyên dụng bắt đầu làm việc khoảng 5h chiều. Từ điểm tập trung xe, các xe này chạy thẳng đến các điểm hẹn đã qui định để thu gom rác từ các xe đẩy tay. Nếu xe chuyên dụng đã đầy rác thì sẽ chạy thẳng đến BCL đổ phần rác này, sau đó lại tiếp tục di chuyển đến điểm hẹn khác. Trong khoảng thời gian từ 5h chiều đến 10h tối xe chuyên dụng chỉ dừng tại các điểm hẹn. Sau 10h tối đến 11 h tối, các xe chuyên dụng này tiến hành chạy trên lộ trình đã vạch tuyến một lần nữa để vét sạch rác sinh hoạt của bà con dọc hai bên đường bỏ ra muộn, sau đó lại đem phần chất thải này đến BCL. Đến 4h sáng thì các xe chuyên dụng lại tiến hành chạy một lần nữa trên phần đường đã vạch tuyến để thu gom rác từ các những điểm do tổ quét đường vệ sinh đường phố và phần rác sinh hoạt từ các bệnh viện trong thành phố có đăng kí thu gom theo hình thức dịch vụ. Như vậy, đến trước 5h30 sáng hôm sau thành phố đã được vệ sinh sạch sẽ chuẩn bị cho một ngày mới.
Đối với các phường khu vực ngoại thành, qui trình thu gom được thu gom như sau:
Rác sinh hoạt của hộ gia đình có thể được tập trung tại một điểm tự phát hoặc được thu gom tại mỗi gia đình bằng các xe tải nhỏ. Các xe tải này được che phủ lớp bạc để tránh tình trạng rác rơi xuống đường trong quá trình vận chuyển, sau đó rác được chuyển qua xe chuyên dụng tại các điểm hẹn và được vận chuyển đến BCL.
Lộ trình cụ thể của các xe trong quá trình thu gom có thể được tóm tắt bằng sơ đồ sau:
Cụ thể có ba lộ trình thu gom cho các xe thu gom chuyên dụng trong khu vực nội thành thành phố:
Tuyến Sở Giao thông:
Tuyến số 3 thu gom dọc tuyến:
Tuyến Quyết Thắng
4.2 Hiện trạng xử lý CTR SH tại Tp.Biên Hòa:
Tất cả CTR SH của Tp. Biên Hòa đều được thu gom vận chuyển về BCL Trảng Dài trên khu đất rộng 15 ha thuộc phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa, cách trung tâm thành phố khoảng 12 km về phía Đông Bắc. BCL này đã có từ năm 1982 trên khu đất rộng 5 ha. Đến năm 1995 nhà máy xử lý rác được xây dựng trên khu đất này thì lượng CTR SH được chuyển qua khu đất đối diện rộng 15 ha(hiện là BCL). Cho đến năm 1997 BCL mới được quy hoạch xây dựng thành BCL CTR SH và CN không nguy hại, hợp vệ sinh.
CTR SH sau khi được thu gom bởi các xe chuyên dụng được chở về BCL Trảng Dài để được chôn lấp hợp vệ sinh. Tại bãi, xe chuyên dụng được cân để xác định khối lượng rác và ghi chép vào nhật ký chất thải rắn với các công việc như: ngày giờ, nguồn rác, khối lượng. Chất thải rắn được chấp nhận chôn lấp tại bãi là các loại chất thải có khả năng phân hủy tự nhiên theo thời gian, bao gồm:
Rác thải gia đình;
Rác chợ, đường phố;
Giấy, bìa carton, cành cây, lá;
Tro, củi, gỗ mục, đồ da;
Rác thải từ văn phòng, khách sạn, nhà hàng ăn uống;
Phế thải sản xuất không nằm trong danh mục rác thải NH từ các ngành công nghiệp ( chế biến lương thực, thực phẩm, thủy sản, rượu bia, giải khát, giấy, bìa, giày da);
Phế thải nhựa tổng hợp;
Chất thải được vận chuyển đến các hố chôn đã được đào ủi, san phẳng và chống thấm theo quy trình phù hợp với địa hình BCL. Sau khi được đổ xuống bãi, CTR được san ủi và đầm nén thành lớp dày khoảng 0.5m. Sau mỗi ngày hoặc khi độ cao của gò rác là 2m, các công nhân tiến hành phủ một lớp đất tại bãi với độ dày lớp phủ khoảng 0.3m và tiếp tục đổ lớp rác khác lên, cuối cùng tạo ra một gò rác với nhiều lớp chồng lên nhau. Vật liệu phủ bãi khi kết thúc là đất sét được đào ngày tại bãi với độ dày 0.5m, lớp phủ trên cùng là đất màu dày 0.5m, một đơn nguyên sau khi hoàn tất có chiều cao lớp rác bình quân là 10m. Tại mỗi đơn nguyên đều có hệ thống ống dẫn nước và khí thải về nơi tập trung dể xử lý và tiến hành giám sát môi trường. Quy trình chôn lấp có thể được mô tả như sau:
Hình 5 : Quy trình xử lý CTR SH tại BCL CTR HVS Trảng Dài
Đánh giá công tác thu gom – vận chuyển CTR SH tại Tp.Biên Hòa:
Nguồn phát sinh:
Rác từ các hộ gia đình, cơ quan, trường học, khu vực công cộng, chợ, chưa được phân loại tại nguồn.
Do phong tục tập quán lâu đời và do trình độ nhận thức của người dân còn thấp nên vẫn còn hiện tượng đổ bỏ rác bừa bãi.
Trên một số tuyến đường chính mặc dù đã được đặt các thùng 660l dọc tuyến tuy nhiên rác vẫn còn bị bỏ bừa bãi.
Khối lượng và thành phần rác:
Khối lượng rác ngày càng tăng một cách nhanh chóng theo sự phát triển dân số của thành phố, hàng năm tăng thêm một lượng khoảng 3% - 4%. Với sự gia tăng này, nếu không có sự quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn nhằm giải quyết vấn đề rác thải trong tương lai sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Thành phần rác thải sinh hoạt của thành phố chủ yếu là rác thực phẩm có độ ẩm và hàm lượng hữu cơ cao ( gần 70%). Nếu không được thu gom, vận chuyển kịp thời sẽ gây ra ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, với lượng hữu cơ trong rác cao, nếu lượng rác hữu cơ này được phân loại tại nguồn để chế biến phân compost sẽ giảm được một phần đáng kể diện tích BCL .
Công tác thu gom – vận chuyển:
Công tác thu gom CTR SH vẫn còn thô sơ, đa số là dùng các xe đẩy tay. Việc chuyển rác từ xe đẩy tay qua xe chuyên dụng chủ yếu bằng tay nên người công nhân phải thao tác nặng nhọc, tốn nhiều thời gian. Thêm vào đó tại một số nơi các bịch rác đã bị móc lấy những phần có thể tái sử dụng, điều này gây thêm khó khăn cho công nhân thu gom, làm tốn thời gian thu gom và nước rác chảy ra đường gây ô nhiễm môi trường và mỹ quan đô thị.
Bên cạnh đó đối với đội hình dân lập hay còn gọi là cộng tác viên của công ty vẫn còn sử dụng các xe quá củ kỷ như xe lam, xe công nông để thu gom. Điều này dẫn đến tình trạng nước rỉ rác bị vươn vãi dọc đường tạo mùi hôi khi các xe thu gom đi ngang qua.
Hiện tại công ty DV MT ĐT vẫn chưa quy hoạch được số lượng các xe đẩy tay hoạt động trên các phường vì các xe đẩy tay này hoạt động trước khi công ty được thành lập.
Việc thu gom CRT SH tại các hộ gia đình chưa triệt để do ý thức chấp hành của người dân chưa cao, chưa tham gia đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định và còn đổ rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường và mỹ quan đô thị.
Thành phố Biên Hòa là một thành phố không quá lớn 9154.73km2), dân số không quá đông (674,270 người ). Do vậy có thể tiến hành nâng cao tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị lên 90 -95% và trong tương lai là 100%.
Chưa hình thành việc thu gom và vận chuyển rác trên sông, kênh rạch.
Chỉ tiêu hiệu quả thu gom CTR SH:
Tổ thu gom