Đồ án Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) và viễn thám để phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất đô thị quận 2, tp Hồ Chí Minh

Lời cảm ơn

Tờ giao nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Mục lục

Ký hiệu các chữ viết tắt trong đồ án

Danh mục bảng biểu trong đồ án

Danh mục hình ảnh trong đồ án

 

Chương 1: Mở đầu

1.1. Lý do chọn đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3. Nội dung nghiên cứu 2

1.4. Giới hạn của đề tài 3

1.5. Phương hướng phát triển của đề tài 3

 

Chương 2: Phương pháp thực hiện đề tài

2.1. Phương pháp luận ứng dụng VT và HHTT Địa lý (GIS)

2.1.1. Tổng quan về viễn thám

a. Cơ sở kỹ thuật của VT 4

b. Phân loại ảnh viễn thám 5

c. Dữ liệu VT 7

d. Phạm vi ứng dụng của ảnh viễn thám 7

e. Hệ thống thu nhận dữ liệu viễn thám 7

2.1.2. Hệ thống thông tin địa lý

a. Khái niệm 8

b. Phân chia các thành phần của hệ thống 8

c. Các chức năng của GIS 10

d. Ứng dụng của GIS 12

2.1.3. Giới thiệu dữ liệu sử dụng và phần mền ứng dụng

a. Dữ liệu sử dụng 13

b. Phần mềm ứng dụng 14

2.1.4. Các ứng dụng của GIS và VT trong những năm gần đây 16

2.2. Phương pháp thực tế

2.2.1. Thu thập dữ liệu 18

2.2.2. Điều tra thực địa 18

2.2.3. Phân tích và xử lý số liệu 18

2.2.4. Ứng dụng kỹ thuật VT và HTTT Địa lý 18

 

doc71 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 3518 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) và viễn thám để phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất đô thị quận 2, tp Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h năm 2005 Danh mục Địa điểm xây dựng Năng lực thiết kế Đơn vị tính Số lượng Trường THCS Bình An (trung tâm Y tế cũ) Trụ sở UBND An Phú (vọng gác) Cơ sở hạ tầng phường Thảo Điền Cải tạo nâng cấp đường Nguyễn Tuyển Trung tâm Y tế quận 2 Cviên xung quanh trường MN Vườn Hồng Hàng lang nối trường THCS An Phú Nhà trẻ mẫu giáo phường Bình Trưng Đông Công viên cây xanh khu dân cư Bình Triệu. P. An Khánh P. An Phú P. Thảo Điền P. Bình Trưng Tây P.BìnhTrưng Tây P. An Khánh P. An Phú P. Bình Trưng Đông P. Bình Trưng Đông Phòng học m2 m m giường m2 m2 m2 m2 5 1217 1814,5 530 50 2024 147,98 2675 5902 Tình hình xã hội: Giáo dục: Thực hiện tốt chương trình giáo dục theo quy định, nâng cao chất lượng giảng dạy. Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định về giảm tải nội dung học. Phân theo ngành mẫu giáo: Năm học 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 Trường mẫu giáo + Tổng số + Quận 2 585 13 597 12 602 11 533 13 Giáo viên mẫu giáo + Tổng số + Quận 2 6.054 152 6.357 163 6.886 162 7.151 160 HS mẫu giáo + Tổng số + Quận 2 127.122 3126 128.605 3.273 147.808 3.193 159.719 3.620 Phân theo HSPT: Năm học 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 Trường học PT + Tổng số + Quận 2 760 16 774 16 792 16 809 16 Lớp học PT + Tổng số + Quận 2 21.417 433 21.653 429 21.777 427 22.181 413 GV PT + Tổng số + Quận 2 32.170 610 33.056 640 33.887 625 34.292 619 HS PT + Tổng số + Quận 2 877.695 16.450 882.738 16.400 881.996 16.200 890.279 16.256 Đào tạo nghề: Duy trì và phát triển các môn học ngành nghề đào tạo từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn. Y tế: Trung tâm y tế tiếp nhận điều trị nội trú, quy trình khám chữa bệnh tạo sự thuận lợi cho người dân, các kỹ thuật hiện đại được áp dụng trong khám và điều trị nên số lượt khám chữa bệnh 6 tháng đầu năm đạt 71.5% kế hoạch năm và tăng 15% so với cùng kỳ. Lao động – Thương binh và Xã hội: Thực hiện tốt và chi trả kịp thời các khoản lương, phụ cấp, trợ cấp cho diện chính sách và xã hội. Văn hoá thể thao: Ngày càng nâng cao và xây dựng các khu thi đấu mới. 3.2. Tình hình sử dụng đất đai: 3.2.1. Tình hình chung: Trong 6 tháng đầu năm đã thực hiện 79 công trình chuyển tiếp, ghi vốn và khởi công xây dựng mới 94 công trình (phòng chống lụt bão, nâng cấp đừơng giao thông và hệ thống thoát nước, trường học, nhà trẻ, công viên, trụ sở làm việc của các cơ quan ban ngành quận, phường và khu phố, ấp, ). So với trước đây, tiến độ thực hiện các dự án nhanh hơn trước, có chú trọng, đôn đốc, nhắc nhở và phân công cán bộ theo dõi từng dự án để kịp thời đề xuất tháo gỡ các vướng mắc trong thực hiện. Tuy nhiên, một số dự án, công trình vẫn còn chậm so với tiến độ kế hoạch, các công trình phân cấp cho phường thực hiện chủ yếu là công trình chuyển tiếp, sữa chữa nhỏ. Về tiến độ thực hiện các công trình kỉ niệm 10 năm thành lập quận, đến nay đã hoàn thành dự án xây dựng cải tạo UBND phường Thảo Điền, chống ngập chống dột trụ sở UBND phường An Khánh, cung cấp nước sạch cho nhân dân tổ 24 phường An Phú, đang lập thủ tục gắn đồng hồ tổng cung cấp nước sạch cho nhân dân khu phố 3, 5 phường An Khánh, công trình cầu đò bến An Lợi Đông đang nghiệm thu, các công trình còn lại các ngành và phường đang tập trung thực hiện theo kế hoạch đề ra. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng: đã hoàn tất công tác bồi thường và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án Đại lộ Đông – Tây. Trong 6 tháng 2006, đã bồi thường cho 334 hộ với số tiền 91.4 tỷ đồng, chủ yếu tại dự án đô thị mới Thủ Thiêm, sân golf Rạch Chiếc, khu dân cư 154 ha Bình Trưng Đông – Cát Lái . Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm: đã được UBND TP chủ trương điều chỉnh bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ thiệt hại, UBND quận đang tổng hợp hoàn chỉnh chính sách chung cho dự án và triển khai tổ chức thực hiện. Trong 6 tháng đầu năm, đã chi bồi thường được 234 hồ sơ với giá trị 52.6 tỷ đồng. Tính đến nay, đã bồi thường đạt 36% về hồ sơ nhà đất trên toàn dự án, cấp 1247 phiếu đăng kí căn hộ chung cư, 311 phiếu đền đất cho các hộ dân đã di dời và đủ điều kiện tái định cư. Đã điều tra khảo sát sơ bộ và lập phương án tổng thể dự án Liên tỉnh lộ 25B giai đoạn 2, dự kiến công bố trong tháng 6/2006. Đã trình Hội đồng thẩm định thành phố phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án đường Vành đai phía Đông. Các dự án khai thông tuyến đường thuỷ, xây dựng cảng chuyên dùng tại KCN Cát Lái, khu dân cư số 1 Thạch Mỹ Lợi đang tiếp tục thực hiện. Tài nguyên môi trường: đã phối hợp với Trung tâm điều tra quy hoạch đất đai Bộ Tài nguyên Môi trường hoàn tất công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010), qua 3 lần góp ý chỉnh sửa bổ sung, đã trình sở Tài nguyên Môi trường thẩm định trước khi trình HĐND quận xem xét. Hoàn thành công tác thống kê đất đai năm 2005. Đối với hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền trên đất, tỷ lệ giải quyết đạt 79%, trong đó thuận cấp 356 hồ sơ, trả do không đủ điều kiện 521 hồ sơ. Nguyên nhân trả chủ yếu do nhà xây dựng, chuyển nhượng sau thời điểm duyệt quy hoạch và không phù hợp quy hoạch, đất trong dự án chưa hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kĩ thuật, chưa đủ hồ sơ pháp lý, nhà xây dựng sai phép, không phép . Tiếp nhận 283 hồ sơ xin cứu xét, giải quyết cấp 116 hồ sơ trả 102 hồ sơ tỷ lệ giải quyết đạt 77%. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT (Nguồn: Phòng quản lý đô thị Quận 2) Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng DTTN 4.974,23 4.974,24 4.974,23 4.974,23 5.017,56 I. Đất Nông Lâm Ngư Đất trồng cây hàng năm Đất LN và cây lâu hàng năm Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản II. Đất dân cư 1. Đất dân cư đô thị 2. Đất dân cư nông thôn III. Đất chuyên dùng 1. Đất giao thông 2. Đất quốc phòng 3. Đất khu DL và TDTT 4. Đất CN-Kho bãi 5. Thuỷ lợi và giao thông nông thôn 6. Đất nghĩa trang, nghĩa địa. 7. Đất công trình công cộng 8. Đất trường học 9. Đất bệnh viện, y tế. 10. Đất công trình xây dựng khác. 11. Đất chuyên dùng khác. IV. Đất khác 1. Đất bằng chưa sử dụng 2. Sông suối TN 3. Mặt nước chưa sử dụng 2.245,33 1.726,02 468,39 50,92 961,81 961,81 581,63 103,71 64,32 138,42 95,09 33,10 23,79 34,63 14,83 2,69 49,00 22,02 1.185,00 34,13 1.150,00 1,46 2.228,21 1.709,17 467,84 51,20 958,29 958,29 609,47 107,12 64,32 138,42 169,37 31,79 23,78 6,55 15,17 2,70 28,45 21,80 1.178,36 33,53 1.143,00 1.462,00 2.222,57 1.694,02 478,13 50,41 964,62 964,62 616,33 107,52 64,32 138,42 169,37 31,79 23,66 9,60 18,17 3,23 28,45 21,80 1.170,71 33,53 1,46 1.135,73 2.222,57 1.694,02 478,13 50,41 964,62 964,62 616,33 107,52 64,32 138,42 169,37 31,79 23,66 9,60 18,17 3,23 28,45 21,80 1.170,71 33,53 1,46 1.135,73 1.616,70 1.295,57 182,80 138,33 1.402,77 1.402,77 931,06 107,52 90,05 138,42 167,37 16,79 19,10 9,60 18,17 3,23 28,22 353,99 1.067,03 0,73 1.066,30 Bảng 11: Tình hình sử dụng đất quận 2 3.2.2. Công tác quản lý nhà đất: Về quy hoạch: Sau khi có ý kiến thẩm định của Sở Quy hoạch Kiến trúc, UBND quận đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 cho 3 khu dân cư gồm: Khu dân cư phường Bình Trưng Đông (174.12 ha). Khu dân cư phường Thảo Điền (khu 1 – 115.93 ha). Khu dân cư An Phú (khu 3 – 95.58 ha). Đã tiến hành công bố công khai quy hoạch và hoàn tất công tác cắm mốc giới thực địa và bàn giao mốc giới cho phường quản lý. Hiện còn 9 khu vực đang được tư vấn nghiên cứu thực hiện, về cơ bản đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân tại các phường và báo cáo lần 2 tại UBND quận. Hiện đã trình Sở QHKT thẩm định, gồm các khu dân cư phường An Phú (36 ha), phường Bình Trưng Tây (117.7 ha), khu xử lý nước thải (59.15 ha), phường Cát Lái (70.27 ha), Bình An (139.4 ha), Bình Trưng Tây – Thạch Mỹ Lợi (133.3 ha), An Bình (40.2 ha), Thảo Điền (khu 2 – 130 ha) và Thạch Mỹ Lợi (14.8 ha). Hoàn thành việc nghiên cứu sơ bộ điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/2000 khu vực phát triển nhà cao tầng. Hoàn tất việc nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung các nội dung quy hoạch khu dân cư Thảo Điền (khu 2) và An Bình theo yêu cầu của Sở Quy hoạch Kiến trúc. Đối với khu đô thị mới Thủ Thiêm: Quận đã tổ chức công bố các quyết định của UBND TP về “Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000” và ”Duyệt quy hoạch chi tiết khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/2000”. Đã lắp đặt 2 pano công bố quy hoạch, đang tiến hành khảo sát chọn vị trí nhà trưng bày quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, dự kiến hoàn thành trong quý III/2006. Ngoài ra, quận đang phối hợp và đề nghị Viện quy hoạch xây dựng thành phố và Ban Quản lý dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm sớm quy hoạch chỉnh trang khu vực 80 ha gắn với khu trung tâm đô thị mới để công bố ra dân. 3.2.3. Công tác quản lý quy hoạch: Căn cứ vào Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. Căn cứ vào Quyết định số 6577/QĐ-UB-QLĐT của UBND Thành phố về quy hoạch chung Quận 2 đến năm 2020. Cùng với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Tp. HCM, quận 2 có vị trí quan trọng, sẽ là trung tâm mới của Thành phố sau này, đối diện khu Trung tâm cũ qua sông Sài Gòn, là đầu mối giao thông về đường bộ, đường xe lửa, đường thuỷ nối liền Thành phố với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu. Vì vậy quận 2 được sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của Thành phố và Trung ương, những dự án lớn về hạ tầng kỹ thuật đã và sẽ thực hiện, sẽ kích thích và thu hút mạnh đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào địa bàn quận. Quận 2 có tiềm năng về quỹ đất xây dựng, mật độ dân số còn thưa thớt, được bao quanh bởi các sông rạch lớn, môi trường còn hoang sơ nên đã nhân lên lợi thế về vị trí kinh tế của quận 2. 3.2.4. Công tác quản lý trật tự đô thị: Sáu tháng đầu năm 2006 quận thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thi công xây dựng tại các dự án và hộ dân trên địa bàn, ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm. Chủ yếu là xây dựng, sửa chữa sai phép, sử dụng đất không đúng mục đích và vi phạm quy hoạch (tập trung ở các phường An Phú, Bình Trưng Đông, Thảo Điền, Bình An và Bình Trưng Tây) đã đình chỉ thi công 8 trường hợp. Số vụ cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng trái phép giảm 40% so cùng kỳ (9/15 vụ). Số trường hợp thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND 11 phường xử lý giảm 44.2% so cùng kỳ (169/303 trường hợp). Buộc tháo dỡ trong thời hạn 10 ngày và khôi phục hiện trạng ban đầu 113 trường hợp. Tiếp nhận 177 hồ sơ xin phép tồn tại công trình vi phạm theo Quyết định 207 của UBND TP, đã giải quyết 51.4% số lượng hồ sơ. Trong đó điều chỉnh quyết định 51 hồ sơ, quyết định xử phạt 40 hồ sơ. Nhận xét đánh giá: Công tác trọng điểm về quản lý đất đai, trật tự đô thị đã được lập kế hoạch triển khai thực hiện theo từng đợt, quý đã cơ bản đảm bảo được công tác quản lý nhà nước trên địa bàn quận 2. Công tác kiểm tra quản lý xây dựng đã tổ chức chặt chẽ hơn, sớm phát hiện và xử lý kịp thời hầu hết các trường hợp phát sinh vi phạm xây dựng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm xây dựng, lấn chiếm trên địa bàn không được phát hiện xử lý kịp thời để xử lý. Công tác quản lý các dự án đầu tư được thường xuyên theo dõi kiểm tra xử lý và phản ánh kịp thời các ý kiến phản ánh của người dân đến đơn vị chủ đầu tư đôn đốc giải quyết (như ngập lụt, nghẹt cống, đường xá hư hỏng ). Giải quyết hồ sơ hành chánh công đảm bảo theo thời gian quy trình đã công bố niêm yết công khai, các trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết, bộ phận tiếp nhận hồ sơ có hướng dẫn cụ thể cho người dân liên hệ các cơ quan có thẩm quyền giải quyết . Tóm lại, tình hình sử dụng đất đô thị ở Quận 2 có nhiều biến động lớn nhưng UBND quận đã có những biện pháp kịp thời để khắc phục và đang trên đà phát triển một cách hiệu quả nhất. CHƯƠNG4: CÔNG NGHỆ TÍCH HỢP VIỄN THÁM VÀ GIS. TẠO BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 4.1 Công nghệ tích hợp VT và GIS: 4.1.1. Giới thiệu: Viễn thám là một trong những công nghệ thu thập dữ liệu khá quan trọng và hiệu quả nhất cho việc cập nhật và xây dựng cơ sở dữ liệu GIS. Để có một quy trình thích hợp trong việc xử lý hiệu quả cả 2 nguồn dữ liệu nhận được từ công nghệ viễn thám và GIS, vì vậy việc tích hợp là cần thiết. Mô hình phối hợp dữ liệu cũng như các chức năng sẵn có của 2 công nghệ để khai thác tối đa việc cung cấp thông tin phục vụ công tác lập kế hoạch, chính sách và chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng từ 75% – 90% thông tin gắn kết với vị trí không gian được sử dụng mỗi ngày bởi hầu hết các cơ quan. Nếu các thông tin địa lý này đảm bảo đầy đủ, chính xác và được cập nhật thường xuyên sẽ cho phép tiết kiệm đáng kể kinh phí và thời gian cung cấp các thông tin cần thiết trong việc thực thi các kế hoạch phát triển KT _ XH. 4.1.2. Sự tương thích giữa dữ liệu Viễn thám và GIS: Dữ liệu VT được xử lý và lưu trữ dưới dạng cấu trúc raster: Hai mô hình dữ liệu vector và raster thường được sử dụng trong GIS để lưu trữ dữ liệu không gian, do đó việc tích hợp dữ liệu VT và GIS rất dễ dàng thực hiện. Ảnh VT chuyển đổi dễ dàng vào loại dữ liệu GIS mong muốn: Với công nghệ hiện nay, các phần mềm GIS đều có module chuyển đổi mô hình dữ liệu từ vector sang raster và từ raster sang vector bảo đảm tính chính xác và không mất mát thông tin. Ngoài ra, chức năng chồng ghép các lớp dữ liệu cho phép tích hợp và hiển thị đồng thời cả 2 vector và raster, điều này cho phép cập nhật nhanh các lớp dữ liệu về giao thông, thuỷ hệ, thực phủ trong dữ liệu nền cũng như các lớp dữ liệu chuyên đề của GIS (hiện trạng sử dụng đất, biến đổi đường bờ dọc sông, ) ở nhiều tỷ lệ khác nhau và cấp độ cập nhật khác nhau. Dữ liệu VT và nguồn dữ liệu GIS có cùng toạ độ tham chiếu: Sự tương đồng giữa kỹ thuật xử lý ảnh VT và GIS đó là trong thực tế cả 2 kỹ thuật này đều xử lý dữ liệu không gian và có thể thành lập bản đồ số. Điều này cho thấy yêu cầu dữ liệu trên cùng khu vực sẽ có cùng toạ độ tham chiếu, nên về khía cạnh cơ sở toán học dữ liệu tương ứng của 2 công nghệ sẽ tham chiếu cùng một hệ toạ độ và độ cao thống nhất. Do đó, tính hiệu quả trong vận hành, phân tích và hiển thị dữ liệu sẽ được nâng cao đáng kể cho người sử dụng, đồng thời bảo đảm tính thống nhất của dữ liệu. Dữ liệu tích hợp tạo thuận lợi trong xây dựng và cập nhật dữ liệu: Công nghệ VT cho phép thành lập bản đồ tự động trên một phạm vi rộng lớn và cập nhật nhanh dữ liệu. Các thông tin chuyên đề tạo ra ở dạng số từ công nghệ VT dễ dàng được tổ chức thành các lớp thông tin hợp lý cho việc lưu trữ, quản lý, phân tích và hiển thị trong môi trường GIS. Ngược lại, nguồn dữ liệu sẵn có trong GIS luôn được cập nhật để đảm bảo tính hiện thời nhằm phản ánh chính xác thế giới thực sẽ là nguồn thông tin bổ trợ rất tốt cho việc nắn chỉnh hình học, tạo dữ liệu mẫu, phân loại và đánh giá chất lượng sau khi xử lý ảnh. Do đó, giải pháp xử lý tích hợp dữ liệu VT và GIS là phối hợp ưu thế của 2 công nghệ trong việc thu thập, lưu trữ, phân tích và xử lý dữ liệu địa lý để nâng cao hiệu năng trong việc xây dựng và cập nhật dữ liệu không gian. Người sử dụng có thể chuyển đổi qua lại giữa 2 định dạng vector và raster hoặc phối hợp chúng trên cùng khu vực để thành lập các loại bản đồ chuyên đề. 4.1.3. Sự cần thiết tích hợp giữa VT và GIS: Tích hợp VT và GIS nhằm tạo ra công nghệ hiệu quả kết hợp chiến lược xử lý ảnh cũng như dòng luân chuyển thông tin và chuyển đổi dữ liệu trong quá trình xử lý và giải đoán ảnh, để tạo ra dữ liệu địa lý cần thiết cho GIS đáp ứng nhu cầu đa dạng trong công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường, . Từ quan điểm của các chuyên gia GIS, công nghệ VT là một trong những công cụ thu thập dữ liệu không gian quan trọng và hiệu quả nhất. Sự tích hợp dữ liệu VT vào GIS dựa trên dữ liệu raster rất khả thi vì cấu trúc dữ liệu giống nhau, hơn nữa có sự tương đồng giữa kỹ thuật xử lý ảnh VT và GIS đó là trong thực tế cả 2 kỹ thuật này đều xử lý dữ liệu không gian và có thể thành lập bản đồ số, đặc biệt là có cùng một số thuật toán xử lý dữ liệu không gian số. Khi ảnh vệ tinh đã được xử lý và cung cấp dưới dạng tương thích với GIS, những chức năng phân tích của GIS có thể áp dạng hiệu quả đối với dữ liệu VT. Do đó, công nghệ tích hợp VT và GIS không chỉ sử dụng ảnh VT phối hợp với dữ liệu vector của GIS (ranh giới, toạ độ, độ cao, ), phối hợp các chức năng sẵn có của 2 công nghệ mà còn có thể khai thác tối đa dữ liệu thuộc tính nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc cung cấp thông tin đáp ứng nhanh các nhu cầu trong quy hoạch, quản lý tài nguyên thiên nhiên, giám sát MT, theo dõi biến động sử dụng đất và thành lập bản đồ chuyên đề, như: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ kiểm kê đất đai hàng năm và định kỳ. Thành lập các bản đồ về hiện trạng rừng, mạng lưới thuỷ văn, lớp phủ mặt đất, các bản đồ tổng hợp về tài nguyên thiên nhiên và hiện trạng môi trường. Hỗ trợ công tác điều tra tài nguyên khoáng sản. Thành lập các bản đồ động thái như bản đồ biến động đường bờ biển, bờ sông, biến động rừng – lớp phủ thực vật. Nghiên cứu lũ lụt, sự cố tràn dầu. . Nhìn chung, việc sử dụng công nghệ tích hợp dữ liệu VT và GIS cho phép tạo nên một giải pháp cập nhật, xây dựng dữ liệu và phân tích biến động hiệu quả và đóng vai trò khá quan trọng cho việc hỗ trợ ra quyết định nhanh, trên phạm vi rộng với giá thành rẻ nhất so với biện pháp truyền thống. Khác với các hệ thống vẽ bản đồ tự động và hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL), một trong các chức năng đặc biệt của GIS là chức năng phân tích, tích hợp các thông tin không gian theo một ý tưởng chuyên môn nhằm nhận biết các thực thể hoặc các quá trình biến đổi của thế giới thực. Thông thường, ý tưởng chuyên môn này được thể hiện thông qua một mô hình mô phỏng các thực thể, các quá trình diễn ra trong thế giới thực. Do đó, GIS còn là phương tiện để thực hiện tư duy địa lý và trợ giúp lập quyết định. Để làm được như vậy, GIS phải sử dụng các dữ liệu đã được đồng nhất hoá về mặt hình học thông qua khâu đăng ký toạ độ bằng các chức năng của GIS hoặc thông qua nắn chỉnh hình học các tư liệu ảnh vệ tinh. Các hệ thống GIS còn cho ta khả năng chuyển đổi qua lại giữa 2 định dạng vector hoặc raster hoặc phối hợp chúng trên cùng khu vực để thành lập các loại bản đồ chuyên đề, hoặc chuyển đổi dữ liệu được nhập từ các lưới chiếu hình học khác nhau về cùng một lưới chiếu mong muốn. Với chức năng tích hợp, GIS thực hiện việc chồng ghép những lớp thông tin khác nhau thông qua việc sử dụng nhiều nguồn dữ liệu đa dạng được xây dựng trên một hệ tham chiếu thống nhất. Từ đó GIS giúp cho ta phân tích, đánh giá định lượng tương quan giữa các yếu tố tham gia, cũng như GIS cho phép chiết xuất những lớp thông tin khác nhau để làm việc riêng với chúng, đồng thời cho phép tìm kiếm, xử lý và cho ra những mối quan hệ giữa những lớp chuyên đề khác nhau. 4.2 Tạo bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thường được xây dựng cho mục đích kiểm kê và đánh giá hiện trạng của khu vực. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có thể xem như là xây dựng tấm gương phản chiếu hoạt động của con người lên tài nguyên đất đai. Các loại hình sử dụng đất hiện tại là kết quả của quá trình sử dụng và chọn lọc đã được con người chấp nhận, nghĩa là các loại hình này đã đáp ứng được với đặc trưng tự nhiên trong khu vực, đã được chấp nhận về mặt xã hội và đã có hiệu quả đối với người sử dụng. Nhưng trong thực tế thường có hai chiều hướng xảy ra trong sử dụng đất: Làm cho tài nguyên đất ngày càng phong phú, đất đai ngày càng phì nhiêu, hiệu quả sản xuất ngày càng cao. Làm cho tài nguyên đất ngày càng cạn kiệt, thoái hóa. Do đó hiện trạng sử dụng đất là tài liệu không thể thiếu trong việc đánh giá đất đai theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Ảnh viễn thám đa thời gian cho phép theo dõi diễn biến sử dụng đất (dễ dàng biết diện tích tăng giảm ra sao), đánh giá xu thế phát triển có thích hợp hay không trên điều kiện đất đai tại đó. 4.2.1 Quy trình thành lập: Aûnh sau khi giải đoán thể hiện sự phân bố của đối tượng theo không gian và thời gian, do đó kết quả xử lý một ảnh viễn thám sẽ chỉ cho ra hiện trạng lớp phủ thời điểm chụp. Để bổ sung thông tin cần thiết cho xử lý ảnh viễn thám, GIS cung cấp dữ liệu sẵn có liên quan đến hiểu biết thực địa của khu vực nghiên cứu có những loại sử dụng đất cụ thể nào; những bản đồ đã thành lập, là cơ sở tốt để tham khảo. Việc tích hợp thông tin từ các kết quả phân loại của ảnh vệ tinh cũng như hiểu biết đầy đủ về khu vực sẽ cho phép thành lập nhanh và chính xác bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Bên cạnh đó, bản đồ hiện trạng sử dụng đất (năm cũ) đã có cũng là nguồn tham khảo tốt cho việc lấy mẫu, đánh giá kết quả phân loại, phân tích biến động . 4.2.2. Quy trình cập nhật: Cập nhật dữ liệu không gian của GIS dựa vào ảnh viễn thám là công nghệ rất hiệu quả trong việc cập nhật các lớp dữ liệu nền và chuyên đề. Việc đầu tiên là xác định yêu cầu loại dữ liệu cần cập nhật sau đó loại bỏ biến dạng hình học phát sinh trong quá trình thu nhận ảnh và chuyển các ảnh vệ tinh về cùng một hệ thống lưới chiếu trước khi tiến hành các công tác giải đoán và cập nhật thông tin. Điều cần thiết nhất phải thực hiện trong quy trình này là việc đăng ký theo tọa độ lưới chiếu của bản đồ. Sai số trong việc đăng ký tọa độ ảnh hưởng đến sai số trong quá trình cập nhật thông tin từ ảnh. Để hạn chế sai số này, việc lựa chọn số lượng điểm khống chế, mật độ phân bố điểm và sai số trung bình của các điểm khống chế phải nhỏ hơn hoặc bằng hạn sai cho phép (tùy thuộc vào độ chính xác yêu cầu). Trước khi tiến hành chồng lớp cần tăng cường chất lượng ảnh để các đối tượng được thể hiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG.doc
  • docPHU LUC.doc
  • docBAN DO HIEN TRANG SU DUNG DAT Q.2.doc
  • docBAN DO HANH CHINH QUAN 2.doc
  • docMUCLUC.doc
  • docDANH MUC VIET TAT.doc
  • docTLTK.doc
  • docLOI MO DAU.doc
  • docBIA.doc
  • docLOI CAM ON.doc
Tài liệu liên quan