Đồ án Ứng dụng Marketing nhằm thúc đẩy tiêu thụ ở Công ty Dệt 8-3

Mục lục

Trang

Lời nói đầu. 3

Chương I. Lý luận chung về Marketing trong hoạt động 5

sản xuất KD

1.1. Kn vai trò và các chức năng của Marketing 6

1.1.1. Kn Marketing. 6

1.1.2. Vai trò và mục đích nghiên cứu. 7

1.1.3. Các chức năng chủ yếu của hoạt động Marketing. 8

1.2. Marketing mục tiêu 11

1.2.1. Phân đoạn thị trường. 12

1.2.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu. 17

1.2.3. Định vị hàng hoá trên thị trường. 22

1.3. Hệ thống Marketing-Mix 25

Chương II. Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất KD 29

và hoạt động Marketing ở công ty Dệt 8-3.

2.1. Khái quát chung về Công ty Dệt 8-3 29

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 29

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp. 31

2.1.3. Đặc điểm về dây chuyền công nghệ 34

2.1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của DN 36

2.1.5. Đặc điểm về lao động. 37

2.1.6. Tình hình tài sản cố định. 38

2.1.7. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp. 40

2.2. Ngành Dệt may Việt Nam, thực trạng và xu thế phát triển 43

2.2.1. Đặc điểm về cầu của thị trường dệt may. 43

2.2.2. Cung và cạnh tranh. 49

2.2.3. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 54

2.2.4. Định hướng chiến lược của các Công ty Dệt May VN 60

2.3. Thực trạng KD, đặc điểm thị trường tiêu thụ và phân tích 61

kết quả tiêu thụ của công ty Dệt 8-3.

2.3.1.Tình hình sản xuất kinh doanh. 61

2.3.2. Thị trường tiêu thụ. 64

2.3.3. Phân tích kết quả tiêu thụ 66

2.3.4. Kết quả tiêu thụ theo kênh phân phối 68

2.4. Thực trạng ứng dụng Marketing của công ty. 72

2.4.1 Marketing trong định hướng chiến lược. 72

2.4.2. Marketing-Mix của công ty. 73

2.4.2.1. Chính sách sản phẩm. 73

2.4.2.2. Chính sách giá cả. 78

2.4.2.3. Chính sách phân phối. 83

2.4.2.4. Chính sách xúc tiến. 86

2.4.3. Đánh giá chung về hoạt động Marketing của 87

Công ty Dệt 8-3.

2.5. Đánh giá về việc ứng dụng Marketing nhằm thúc đẩy 88

tiêu thụ ở Công ty Dệt 8-3.

2.5.1. Những căn cứ chung. 88

2.5.2. Áp dụng phân tích SWOT. 91

2.5.3. Bản kế hoạch Marketing của Công ty Dệt 8-3 cho năm 2002 92

Chương III. Một giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy 95

tiêu thụ ở Công ty Dệt 8-3.

3.1. Các giải pháp. 95

3.2. Một số kiến nghị. 110

Kết luận. 114

Phụ lục. 115

Danh mục tài liệu tham khảo. 119

doc114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Ứng dụng Marketing nhằm thúc đẩy tiêu thụ ở Công ty Dệt 8-3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hủ yếu là các hình thức cạnh tranh sau: - Cạnh tranh nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp dệt may trong nước đều có kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách đổi mới thiết bị, tiếp thu công nghệ mới đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Các công ty dẫn đầu ngành may mặc là công ty may 10, May Thăng Long, May Nhà Bè... Trong lĩnh vực dệt có Công ty Dệt 8-3, Công ty Dệt Nam Định, Công ty Dệt Hà Nội, Công ty Dệt Thái Tuấn... Trong hoạt động cạnh tranh về chất lượng sản phẩm , các công ty trong nước gặp phải những đối thủ cạnh tranh quốc tế có ưu thế hơn hẳn về công nghệ, thiết bị như Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Đức... sản phẩm của công ty nước ngoài này chiếm lĩnh khu vực thị trường sản phẩm cao cấp, giá cao. - Cạnh tranh về giá: Tương tự hoạt động cạnh tranh về chất lượng, các Công ty Dệt - may Việt Nam đều có kế hoạch giảm giá thành sản phẩm qua việc tìm kiếm các loại nguyên vật liệu mới, đổi thiết bị công nghệ sản xuất. Giá thành thấp là cơ sở để các Công ty giảm giá bán, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Về mặt giá cả ngành Dệt May Việt Nam phải chịu sự đối mặt với một đối thủ lớn là sản phẩm nhập lậu từ Trung Quốc thường rẻ hơn rất nhiều hàng trong nước chỉ bằng 20%. Đến khi Việt Nam tham gia đầy đủ vào khu vực thương mại từ do ASEAN (AFTA) thì cạnh tranh về giá sẽ càng trở nên khốc liệt. Cạnh tranh về phân phối: Hiện nay cạnh tranh về phân phối cũng đang diễn ra hết sức quyết liệt. Các Công ty một mặt duy trì, củng cố mạng lưới phân phối hiện có, một mặt tăng cường hoạt động tìm kiếm các trung gian và các hình thức phân phối mới, trong đó hoạt động phân phối trực tiếp qua hệ thống cửa hàng bán lẻ thuộc công ty đang được thúc đẩy mạnh. Các Công ty còn thực hiện giảm giá chiết khấu cho khách hàng mua với số lượng lớn và thực hiện các hoạt động hỗ trợ phân phối như quảng cáo, khuyến mại, giới thiệu sản phẩm của mình ở các hội trợ. 2.2.2.3. Tính chất cạnh tranh. Có thể kết luận ngay rằng, cạnh tranh trong ngành Dệt may Việt Nam hiện nay mang tính cạnh tranh gay gắt. Điều này được chứng minh bởi một số lượng lớn các công ty, các cá nhân có quy mô khác nhau tham gia vào sản xuất và phân phối các sản phẩm của mình để đáp ứng một nhu cầu tương tự nhau như các công ty may thuộc sở hữu nhà nước, các công ty liên doanh, các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân và các hộ cá thể. Tính chất cạnh tranh gay gắt của cạnh tranh trong ngành còn thể hiện ở các hình thức cạnh tranh rất đa dạng về chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, bao bì cạnh tranh về giá, hình thức phân phối, về việc thu mua nguyên vật liệu... Tính chất cạnh tranh này làm cho sản phẩm dệt may hết sức đa dạng phong phú. Người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn được một sản phẩm phù hợp với nhu cầu mong muỗn của mình. 2.2.2.4. Những vấn đề cơ bản mà ngành Dệt may Việt nam phải đối mặt trong cạnh tranh. Hiện nay, ngành Dệt may Việt nam phải đối mặt vớimột số vấn đề khó khăn cơ bản: - Năng lực cạnh tranh của các Công ty Dệt may Việt nam thấp, tình trạng này do hai nguyên nhân: + Hầu hết các Công ty Dệt may Việt nam đều có công gnhệ sản xuất lạc hậu, quy mô chưa lớn, nhiều máy móc thiết bị được chế tạo từ rất lâu vào những năm 1960 hoặc sớm hơn. Máy móc thiết bị lạc hậu làm cho giá thành sản xuất ra sản phẩm cao, mẫu mã không đa dạng, màu sắc chưa thực sự đẹp và chất lượng chưa cao mới chỉ đạt ở mức độ trung bình, ngoài ra còn làm cho năng suất lao động không cao... + Gần như toàn bộ các Công ty Dệt may Việt nam hoạt động trên thị trường quốc tế chưa có uy tín, nhãn hiệu nổi tiếng được chưa được nhiều người nước ngoài biết đến. Các Công ty trong nước chỉ dừng lại ở việc gia công, làm thuê và gắn nhãn hiệu của các Công ty nước ngoài. Điều này cho thấy thực tế là các Công ty Dệt may Việt Nam chưa xây dựng được vị thế của mình trên thị trường quốc tế. - Các Công ty Dệt may Việt nam đang phải cạnh tranh không bình đẳng với các sản phẩm nhập lậu từ Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan...Đặc biệt là từ Trung Quốc. Hiện nay các sản phẩm nhập lậu từ Trung Quốc với giá rất rẻ, mẫu mã rất đa dạng chiếm ưu thế trên thị trường Việt nam. - Các Công ty Dệt may Việt nam chưa có sự chuẩn bị đầy đủ vho quảtình hội nhập quốc tế trước hết là AFTA. Điều này thể hiện ở chỗ giá thành sản phẩm còn cao dẫn đến giá bán cao, kinh nghiệm hoạt động trên thị trường quốc tế còn hạn chế. 2.2.3. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Trong xu thế chung của mậu dịch hàng Dệt may Thế giới, Việt nam chủ yếu xuất khẩu hàngmay mặc bán thành phẩm, thành phẩm, một số sản phẩm dệt và nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu để sản xuất hàng may mặc. Sau khi hiệp định về hợp tác sản xuất và xuất khẩu hàng Dệt may giữa chính phủ Việt nam và Liên Xô cũ được kí kết ngày 19-5-1987. Ngày nay, công nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi lớn dể theo hướng sản xuất hàng xuất khẩu. Trong những năm 1990-1991 do tác động của những thay đổi về chính trị xã hội ở các nước Đông Âu và Liên Xô, xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, ngành Dệt may Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể, vượt qua giai đoạn khó khăn này, bước vào giai đoạn phát triển mới. Từ năm1992, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực và thế giới. Đặc biệt từ sau hiệp định buôn bán hàng Dệt may giữa Việt Nam và EU được kí kết ngày 15/12/1992, có hiệu lực trong 5 năm kể từ ngày 1/1/1993 xuất khẩu hàng Dệt may đã tăng trưởng nhanh chóng, đưa hàng dệt may trở thành nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai (sau dầu thô). Với tốc độ tăng trưởng bình quân 43,5%/ năm kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Bảng 2-8. Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam. Đơn vị: Triệu USD Năm 1996 1997 1998 2000 Kim ngạch 1349 1448 1650 1880 Như vậy, mới chỉ qua vài năm nhưng ngành Dệt may Việt Nam đã chiếm một vị trí khá vững chắc, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng cao. Sản lượng xuất nhập khẩu hàng dệt may trong toàn ngành hầu hết là xuất khẩu hàng may mặc và các loại vải, sợi còn nhập khẩu là các loại quần áo, sợi các loại, Bông dành cho sản xuất, vải gia công, hoá chất... Bảng 2-9. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc Việt nam Đơn vị: USD Chủng loại Ngành Vinatex Hàng may 1395.923.528 320.371.253 Sợi các loại 62.448.272 3.659.646 Vải các loại 51.262.387 865.930 Tổng cộng 1.509.634.187 324.896.829 Bảng 2-10. Tình hình nhập khẩu Đơn vị: USD Chủng loại Ngành Vinatex Quần áo các loại 7.427.467 206.925 Bông 78.342.644 29.721.359 Sợi các loại 147.223.142 9.786.206 Vải gia công 410.596.080 86.922.402 Vải kinh doanh 11.891.724 894.003 Xơ các loại 56.141.405 16.980.790 Hoá chất 67.392.536 4.886.439 Tổng cộng 779.014.998 149.398.142 (Theo: TK Hải Quan) Như vậy, ta thấy ngành dệt may của Việt Nam tuy khá lớn mạnh với quy mô lớn. Toàn ngành có 9 công ty phía Bắc, 5 công ty phía Nam, trực thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam có 12 công ty, ngoài ra còn có 2 doanh nghiệp địa phương nhưng vẫn phải đi nhập vải ở các nước khác để phục vụ cho việc gia công của mình. Ngoài ra ngành dệt may Việt nam còn phải nhập nguyên vật liệu như Bông, Xơ, Hoá chất thuốc nhuộm... Tuy nhiên, do trang thiết bị còn lạc hậu, chủng loại hàng còn ngèo nàn nên hàng dệt may Việt Nam vẫn chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Việt Nam mới xuất khẩu được một loại vải thô, vải cotton dệt kim sang Nhật Bản, Canada, EU với kim ngạch không đáng kể, chủ yếu là gia công và xuất khẩu hàng may mặc. Sản phẩm dệt xuất khẩu của Việt Nam tỏ ra chưa có sự thích ứng với đòi hỏi về chất lượng mẫu mã chủng loại ngày càng cao của thị trường thế giới. Hàng dệt may nội địa cũng không đáp ứng được yêu cầu nguyên vật liệu cho may xuất khẩu. Nước ta phải nhập vải để may gia công cũng như may xuất khẩu mà chủ yếu là may gia công cho nước ngoài. Vì vậy, tuy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng nhanh với giá trị kim ngạch cao nhưng lợi nhuận thực tế thu được lại nhỏ. Việc gia công cho nước ngoài không chỉ có giá trị tăng thấp mà còn không ổn định, phụ thuộc vào giá gia công và bị động vào nguồn cung cấp nguyên liệu. Cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực thời gian qua ảnh hưởng tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Mặc dù số lượng hạn ngạch dệt may theo hiệp định buôn bán hàng dệt may giai đoạn 1998-2000 tăng thêm 30% lên 650 triệu USD nhưng trên thực tế hiệu quả xuất khẩu lại giảm. Sản phẩm may Việt Nam được bán sang các khu vực thị trường gồm thị trường có hạn ngạch (EU, Canada, Thổ Nhĩ Kì...) và thị trường không hạn ngạch (Nhật, Mỹ ...) Bảng 2-11. Thị trường không và có hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.(Từ năm 1998-2001) Năm 1998 1999 2000 2001 A.Thị trường không hạn ngạch. 1.Nhật Bản 2.Đài Loan 3.Nga 4.Hàn Quốc 5.Singapore 6.Mỹ 7.Autralia 8.Hồng Kông 9.Malaysia 10.Lào 11.Ba Lan 12.Thuỵ Sĩ B. Thị trường có hạn ngạch 1.EU 2.Canada 3.Nauy 325 198 42 76 56 23 17 27 8 3 10 34 348 18 6 252 200 52 40 26 24 10 13 4 3 14 22 444 22 6 373 213 70 41 50 80 18 9 8 6 21 26 510 24 5 398 217 71 43 48 86 16 12 10 4 19 28 550 25 4 Như vậy, EU là thị trường xuất khẩu có hạn ngạch lớn nhất của Việt nam vào những năm 97-2001 còn Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch lớn và rất quan trọng cần phải chú trọng và khai thác. Nhưng sang đến năm 2001 thì thị trường EU vẫn là thị trường lớn cho ngành dệt may. Tóm lại, trong suốt chặng đường dài phát triển của mình ngành Dệt may Việt Nam đã có những vai trò đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, trên thực tế sản phẩm xuất khẩu của nước ta chưa phong phú, chưa đủ khả năng cạnh tranh và chưa có thị trường xuất khẩu ổn định, tình trạng sản xuất gia công là chủ yếu nên hiệu quả còn thấp. Tất cả những tồn tại trên là do: - Thiếu vốn nghiêm trọng: Hầu hết các doanh nghiệp chỉ được nhà nước cấp khoảng 30-35% vốn lưu động, số vốn còn lại phục vụ cho sản xuất kinh doanh phải tự lo bằng cách vay ngân hàng. Các khoản vay tín dụng ưu đãi của nước ngoài với lãi suất thấp không phải dễ dàng mà có được. Chính vì vậy, khả năng đầu tư để đổi mới thì bị công nghệ sản xuất ra các loại vải cao cấp phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Có thể nói thiếu vốn là một trong những nguyên nhân cơ bản hạn chế sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam. - Chưa có nguồn nguyên liệu ổn định: 70% giá trị sản phẩm của ngành dêt may là nằm ở nguyên vật liệu, đó là chưa kể các chi phí về nhiên liệu hoá chất thuốc nhuộm ...Giá trị sáng tạo chiếm 10-15%. Sản xuất trong tình trạng nguyên vật liệu chính phải nhập khẩu gần như hoàn toàn (88-90%) nên các hoạt động của ngành dệt may rất bị động. Bảng 2-12. Tình hình kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu cho ngành dệt Việt Nam Đơn vị: USD Tên loại Ngành Bông 78.342.644 Hoá chất 67.392.536 Sợi các loại 147.223.142 Xơ các loại 56.141.405 Tổng 349.099.727 Tuy khí hậu nước ta rất phù hợp cho việc trồng các cây công nghiệp nhưng tình hình cung cấp nguyên vật liệu cho ngành dệt may Việt Nam thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chung. Ngành dệt may vẫn phải đi nhập khẩu bông xơ ở các nước trên thế giới. Mặc dù nước ta đã có khoảng 200000 ha đất tốt phù hợp cho việc trồng bông và khoảng 3 triệu ha đất đỏ nâu xám có thể cho năng suất từ 1-1,5 tấn bông hạt/ha nhưng cây bông hiện mới đạt sản lượng khoảng 6000 tấn bông xơ mỗi năm(chiếm khoảng 10-12%nhu cầu nguyên vật liệu của toàn ngành dệt). Chính vì vậy nước ngành dệt may vẫn phải đi nhập khẩu một lượng bông rất lớn ở các nước khác với giá cao. Bảng 2-13. Giá các loại bông, xơ, sợi nhập khẩu tháng 9 năm 2001 Tên loại Đơn giá Hình thức thanh toán Bông: Bông Tây Phi 1-1/8 Bông Ubekistan Bông Mỹ Bông Liên Xô 1.1/8 Xơ: Xơ Polyester 1,4 Dx38mm, Đài Loan Sợi: Sợi 100%carded cotton 20/1 PFY 75D/36F, BTR, Hàn Quốc Spur polydsster yarn Ne 40/1, Indonesia E/SY Ne 45/1, Indonesia 1410 CIF Hải phòng 1550 1550 1430 CIF Đà Nẵng 990 1780 CIF 1380 1320 2270 2370 L/c trả ngay Đổi hàng Đổi hàng L/c trả ngay Trả chậm30 ngày L/c trả ngay L/c trả ngay L/c trả ngay L/c trả ngay L/c trả ngay - Trình độ của cán bộ quản lý và công nhân chưa cao: hầu hết cán bộ chủ chốt trong ngành dệt may đều có trình độ đại học và cao đẳng chuyên môn nghiệp vụ khá nhưng trình độ quản lý theo phong cách công nghiệp còn yếu, tiếp cận với phương thức quản lý hiện đại còn ít. Đó là trở ngại lớn trong việc tổ chức sản xuất, sắp xếp dây chuyền tại công ty. - Tổ chức không ổn định, cơ chế hoạt động và mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành kinh tế kĩ thuật chưa hoàn chỉnh: trải qua quá trình phát triển, chịu hậu quả tất yếu của các đơn vị cải tiến tổ chức quản lý, các doanh nghiệp dệt may đã được hoạt động theo nhiều cơ chế và nhiều hình thức khác nhau, đến nay thuộc một tổng công ty hoạt động theo hướng tập đoàn (Tổng công ty Dệt may Việt nam). Chính sự thay đổi liên tục về cơ cấu tổ chức đã làm cho hoạt động của doanh nghiệp địa phương và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác là hoàn toàn tự nguyện trên cơ sở tự phát, còn vai trò của một tổ chức theo kiểu nghiệp đoàn hay hiệp hội thì hầu như chưa có. Hậu quả là có sự cạnh tranh khốc liệt giữa loại hình doanh nghiệp này về giá gia công sản phẩm may mặc cho nước ngoài. 2.2.4.Định hướng chiến lược của các Công ty Dệt may Việt Nam. 2.2.4.1. Xuất khẩu: Các công ty dệt may Việt Nam phải định hướng cho chiến lược khai thác thị trường quốc tế đó là tích cực xâm nhập và mở rộng thị phần tại các thị trường quốc tế mới, có nhiều triển vọng như thị trường ASEAN, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ và EU...Tiếp tục khôi phục thị trường truyền thống như thị trường Liên Xô cũ (Hiện nay là cộng đồng các nước quốc gia độc lập SNG) thị trường Đông Âu, Trung Cận Đông và thị trường Châu phi. Về phương thức hoạt động: Các Công ty vẫn chủ yếu sử dụng hình thức xuất khẩu là chính, cố gắng tăng phần xuất khẩu trực tiếp, sử dụng trực tiếp các nhãn hiệu của các công ty trong nước Các Công ty lớn từng bước thực hiện hình thức hoạt động quốc tế ở trình độ cao đó là đầu tư ra nưóc ngoài. Trước mắt là sẽ thực hiện đầu tư vào các thị trường gần Việt Nam về mặt địa lý và Công ty có sự am hiểu về hành vi người tiêu dùng cũng như luật pháp, tập quán của nước sở tại như Lào, Campuchia, Trung Quỗc… sau đó mở rộng ra thị trường xa hơn. 2.2.4.2. Khai thác thị trường trong nước. Định hướng chiến lược khai thác thị trường trong nước của các công ty dệt may Việt Nam là từng bước nâng cao thị phần, tiến tới chiếm lĩnh thị trường trong nước bằng cách tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đa dạng hoá mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm. Đưa ra các sản phẩm để phục vụ mọi nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng trong nước. Để thực hiện định hướng này, trongthời gian tới các công ty dệt may Việt Nam sẽ tăng cường đầu tư thiết bị mới, chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực dệt, nhuộm, in hoa, thiết kế mẫu mã... Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản xuất các công ty cũng tập trung nâng cao chất lượng công tác Marketing. Đây là một lĩnh vực mà hầu hết các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa thực hiện tốt trong đó có các công ty thuộc ngành dệt may. Việc nâng cao chất lượng công tác Marketing sẽ góp phần nâng cao mức cạnh tranh cho mỗi doanh nghiệp. 2.3. Thực trạng kinh doanh, đặc điểm thị trường tiêu thụ và phân tích kết quả tiêu thụ của công ty Dệt 8-3 2.3.1. Tình hình sản xuất và kinh doanh: 2.3.1.1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng 2-14. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Đ/v tính: Trđ) Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 1)Tổng doanh thu + Doanh thu xuất khẩu + Doanh thu trong nước 2)Các khoản giảm trừ 3) Doanh thu thuần 4)Giá vốn hàng bán 5)Lãi gộp 6)Chi phí bán hàng 7)Chi phí quản lý doanh nghiệp 8)Lãi trước thuế từ hoạt động KD 9)Lãi từ các hoạt động tài chính 10)Lãi từ các hoạt động bất thường 11)Tổng lãi trước thuế 12) Thuế thu nhập 13)Lãi sau thuế 168960 4185 164775 7857 161103 1438 159665 590 16428 142647 100 31 142778 45688,96 97089,04 169985 5113 164822 7915 162070 144490 17580 590 16429 561 97 5 663 212,16 450,84 205774 9729,5 196044,5 29747 176027 156262 19763 693 17429 1697 168 -26 1839 568,48 1230,52 255184 20387 234797 69060 186124 165890 20234 639 18306 1235 268 -11 1492 477,44 1014,56 (Nguồn tài liệu phòng kế hoạch tiêu thụ) Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu có tăng dần lên mới mức độ trung bình từ 168960 năm 97 tăng lên đến 169985 năm 98 rồi tăng lên 205774 năm 99 và 255184 năm 2000 tốc độ tăng khoảng 6% mỗi năm. Còn về phần lợi nhuận thì tăng lên và giảm xuống không đều. Năm 97 thì lợi nhuận đạt cao nhất là 97089,04 nhưng năm 98 thì lợi nhuận thấp nhất chỉ có 450,84 trđ sau đó lại tăng lên 1230.52 năm 99 rồi lại giảm xuống là 1014,56 vào năm 2000. Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lãi ròng so và thu nhập bình quân của lao động trong ba năm 1998, 1999, 2000 thì độ chênh lệch không cao ở mức độ trung bình chỉ có lợi nhuận của năm 98 với năm 99là chênh lệch tương đối cao. Về phần doanh thu thì thấp vào năm 98 nhưng tăng lên khá cao khoảng 49410 triệu đồng ở hai năm 99-2000 chỉ có năm 98 là hơi thấp. Nhưng về phần thu nhập bình quân của lao động thì tăng ở mức độ trung bình trong hai năm 99-2000. Thu nhập lao động trong Công ty thuộc diện cao trong toàn ngành Dệt - May Việt Nam. Bảng 2-15.Số liệu về doanh thu, lợi nhuận và thu nhập Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 Tổng doanh thu Lợi nhuận Thu nhập bình quân lđ Trđ Trđ 1000đ 169985 450,84 439 205774 1230,52 530 255184 1014,56 570 (Nguồn TL phòng KHTT) Mức tăng trưởng doanh thu và giai đoạn 1998-2000 Nhìn vào biểu đồ ta thấy tốc độ doanh thu của Công ty khá đều khoảng 6% mỗi năm như vậy là Công ty làm ăn tương đối có hiệu quả. Mức tăng trưởng lợi nhuận giai đoạn 1998-2000 Nhìn vào biểu đồ cho thấy mức độ tăng trưởng của lợi nhuận tăng lên rất cao từ năm 98 đến năm 99 nhưng đến năm 2000 lại giảm hơn so với năm 99. Tóm lại, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lãi ròng so và thu nhập bình quân của lao động trong ba năm 1998, 1999, 2000 thì độ chênh lệch không cao ở mức độ trung bình chỉ có lợi nhuận của năm 98 với năm 99là chênh lệch tương đối cao. Về phần doanh thu thì thấp vào năm 98 nhưng tăng lên khá cao khoảng 49410 triệu đồng ở hai năm 99-2000 chỉ có năm 98 là hơi thấp. Nhưng về phần thu nhập bình quân của lao động thì tăng ở mức độ trung bình trong hai năm 99 và 2000. Thu nhập lao động trong Công ty thuộc diện cao trong toàn ngành Dệt - May Việt Nam. 2.3.1.2.Bảng cân đối kế toán. Bảng 2-16. Bảng cân đối kế toán ngày 31-12 năm 2000 (Đ/v tính:Trđ) Tài sản 321690 Tài sản lưu động -Tiền -Vật tư hàng tồn kho -Chi phí sản xuất dở dang -Các khoản phải đòi. -Khoản ứng trước cho khách hàng 168580 4392 106183 14496 38304 4879 Tài sản cố định Nhà xưởng Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải Thiết bị dụng cụ quản lý Khấu hao 153110 9515 254351,75 444,000 11,450 (111223) Nguồn vốn 321690 Nguồn vốn vay -Vay dài hạn -Vay ngắn hạn Nguồn vốn chủ sở hữu 288719 152525 136194 32971 (Nguồn tài liệu phong KHTT) 2.3.2. Thị trường tiêu thụ hàng hoá. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt 8-3 khá rộng. Giai đoạn 1965-1985 Công ty sản xuất theo kế hoạch của Nhà nước giao, sản phẩm sản xuất ra cũng được nhà nước chỉ định thị trường tiêu thụ. Do vậy, Công ty không phải quan tâm đến vấn đề tiêu thụ như thế nào và ở đâu nên chất lượng cũng được khuyến khích bằng biện pháp cụ thể. Ngày nay, nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường. Vấn đề tìm kiếm thị trường tiêu thụ vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Để tìm kiếm cho mình một thị trường rộng và béo bở Công ty phải thực hiện chiến lược Marketing hoàn hảo. Các loại hàng hoá của Công ty Dệt 8-3 chủ yếu là tiêu thụ ở thị trường nội địa. Chỉ có sản phẩm may mặc là được tiêu thụ ở thị trường quốc tế. 2.3.1.1.Thị trường nội địa: Khách hàng của công ty được chia làm 2 loại. a) Khách hàng phía Bắc: * Bao gồm các đại lý ở các tỉnh thành phố nội ngoại thành như: Hải phòng, Thanh Hoá, Hà Nội (cả chợ Đồng Xuân), Đà nẵng, Vinh Ngoài ra còn có các công ty trong nước mua sản phẩm sợi của công ty về để làm nguyên liệu sản xuất: - Công ty dệt vải công nghiệp, Dệt Minh Khai, Dệt 19-5... - Các công ty ở Thái Bình (như: Dệt Bình Minh), Nam Định, Hải Phòng. * Các công ty may xuất khẩu mua sản phẩm dệt của Công ty để phục vụ cho việc sản xuất: - Các đại diện của nước ngoài có hệ thống gia công ở Việt Nam. Ví dụ: Jung Min, WooBo, GunYong... - Các công ty khác nước: May Đức Giang, May Thăng Long, Haprosimex, may Nhập Khẩu Hoà Bình... * Các hợp tác xã, tư nhân, Hà Nội, Hà Bắc, Thái Bình b) Khách hàng phía Nam: * Đại lý: - Thành phố Hồ Chí Minh - Các hệ thống Thương mại của các công ty kể cả ViNatex thành phố Hồ Chí Minh. - Công ty vải sợi May mặc thành phố Hồ Chí Minh. - Các công ty tư nhân có địa điểm buôn bán tốt ở các chợ hoặc có hệ thống bao tiêu sản phẩm. * Nhà sản xuất công nghiệp phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa: - Công ty Hoa Lư, Công ty xuất nhập khẩu Tân Phú Cường, công ty Ngọc Vân, Công ty Bông vải sợi... * Các công ty may xuất khẩu: Công ty may Việt Dũng. 2.3.1.2. Thị trường quốc tế: Sản phẩm trong lĩnh vực sợi, và vải của công ty chưa có mặt trên thị trường quốc tế. Đây là một điểm yếu mà Công ty cần phải khắc phục để sản phẩm sợi và vải được thị trường quỗc tế chấp nhận. Công ty cần phải nâng cao chất lượng hơn nữa và cải tiến mẫu mã đa dạng hoá mặt hàng để có thể đem lại lợi nhuận rất cao cho công ty trong tương lai. Chỉ có sản phẩm may mặc cảu công ty là được tiêu thụ trên thị trường quốc tế như: - TAWAN, Châu Âu, Phần Lan, Đức, Tiệp, Pháp... - Các nướckhác: Nhật, Hồng Kông, Hàn Quốc... 2.3.2. Phân tích kết quả tiêu thụ: Năm 1986 khi bước sang hoạt động trong cơ chế thị trường, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn do máy móc thiết bị cũ kĩ, quá lạc hậu. Vì vậy, các sản phẩm của công ty đều có chất lượng không cao, mẫu mã ít, kiểu dáng không đa dạng. Điều này làm hạn chế rất nhiều khả năng tiêu thụ hàng hoá của Công ty. Đến những năm 90 Công ty đã đầu tư mua sắm thiết bị mới công nghệ hiện đại. Công ty đầu tư 7 may dệt khổ rộng và hai máy văng định hình, một dây truyền xử lý nhuộm vào năm 1997 ngoài ra còn một dây truyền dệt kim của Nhậtvào năm 1998. Từ những sự đầu tư trên, công ty có thể nâng cao được chất lướngản phẩm, mẫu mã đa dạng làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bảng 2-17. Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu thị trường. Thị trường tiêu thụ Đơn vị tính Doanh thu Tỷ lệ % 1999 2000 1999 2000 Nội địa Trđ 196.044,5 234.797 93,5 92 + Bắc + Nam Trđ 137.231,15 58.813,35 164.357,9 70.439,1 66,71 28,59 64,4 27,6 Xuất khẩu Trđ 9.729,5 20.387 4,7 8 Tổng Trđ 205.774 255.184 100 100 (Nguồn phòng Kế hoạch tiêu thụ ) Nhìn vào bảng kết quảtiêu thụ theo cơ cấu thị trường ta thấy doanh thu của năm 2000 tăng lên cao so với năm 99 là 38.752,5 triệu đồng. Điều này cho thấy số lượng tiêu thụ hàng hoá của Công ty ngày càng cao. Bên cạnh đó ta thấy doanh thu giữa thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu khá chênh lệch. Hàng hoá tiêu thụ ở thị trường nội địa chiếm 92% trong khi xuất khẩu chỉ đạt một tỉ lệ ít ỏi 8%. Nhưng nếu tính đến kết quả của năm trước so với năm nay thì doanh thu ở thị trường xuất khẩu có tăng lên nhưng không đáng kể chỉ có 1065,5 triệu đồng. Tuy doanh thu có tăng lên nhưng công ty vẫn phải tiếp tục nâng cao doanh thu của thị trường xuất khẩu để tránh được sự chênh lệch này. Doanh thu của Công ty không chỉ chênh lệch giữa hai thị trường nội địa và xuất khẩu mà còn có sự chênh lệch giữa hai miền Bắc và Nam. Doanh thu của miền Bắc cao hơn ở miền Nam là 93918,8 triệu đồng. Như vậy, công ty cũng cần phải nâng cao kết qủa tiêu thụ ở thị trường miền Nam. Toàn bộ doanh thu chủ yếu của Công ty là từ 4 loại hàng hoá chính là sợi, vải mộc, vải thành phẩm và sản phẩm may mặc. Còn phần doanh thu rất nhỏ nó là từ nhuộm thuê cho các xí nghiệp khác nhưng nó không làm tăng doanh thu của Công ty. Bảng 2-18. Kết quả sản lượng tiêu thụ hàng hoá chủ yếu của Công ty năm 99-2000 Mặt hàng Đơn vị tính 1999 2000 Sợi toàn bộ Vải mộc Vải thành phẩm Sản phẩm may mặc Tấn 1000m 1000m 1000 sản phẩm 5719 11758 11199 404 6074 11294 13156 765 (Nguồn phòng Kế hoạch tiêu thụ) Theo bảng thống kê kết quả tiêu thụ cụ thể của các mặt hàngchủ yếu của Công ty thì ta thấy hầu hết các mặt hàng đều có kết quả tăng lên chỉ có vải mộc là giảm đi năm 2000 so với năm 99 là 464000m trong khi đó vải thành phẩm lại tăng lên đáng kể là 1357000 m. Điều này cho thấy các Công ty may mặc đã có sự thay đổi về sản phẩm vải của công ty. Bên cạnh đó hàng may mặc của Công ty tăng lên khá cao từ 404000 sản phẩm lên đến 765000 sản phẩm như vậy là tăng lên 361000 sản phẩm. Đó là một dấu hiệu đáng mừng cho sản phẩm may mặc của Công ty. Còn lượng sợi của Công ty cũng tăng lên nhưng kết qủa chưa cao chỉ đạt tới 6074 tấn vào năm 2000 còn năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100284.doc
Tài liệu liên quan