MỤC LỤC
***
Lời nói đầu .1
Mục lục 2
Danh sách hình vẽ .4
Danh sách bảng biểu .6
Danh sách các từ viết tắt .7
MỞ ĐẦU .8
CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
THÍ NGHIỆM - THỰC HÀNH ẢO TRONG DẠY THỰC HÀNH . 13
1.1. Tình hình ứng dụng CNTT và truyền thông hiện nay .13
1.1.1. Trong du lịch - giải trí . . 13
1.1.2. Trong giáo dục . . . 25
1.1.3. Trong lĩnh vực khoa học–kỹ thuật và một số lĩnh vực khác.34
1.2. Cơ sở lý luận về ứng dụng TN – TH ảo trong
dạy học thực hành .42
1.2.1. Một số khái niệm . 42
1.2.2. Sử dụng Game trong dạy học . .61
CHƯƠNG II - CƠ SỞ THỰC TIỄN VIỆC ỨNG DỤNG
THÍ NGHIỆM –THỰC HÀNH ẢO TRONG DẠY THỰC HÀNH .68
2.1. Thực trạng dạy học thực hành nói chung .68
2.1.1. Nội dung – Phương pháp dạy học thực hành . .68
2.1.2. Trình độ giáo viên dạy thực hành . .72
2.1.3. Phương tiện – Cơ sở vật chất dạy học thực hành 73
2.1.4. Khả năng phát huy tính tích cực sáng tạo của người học .78
2.2. Những đòi hỏi hiện nay trong dạy thực hành 80
2.2.1. Đòi hỏi về phương pháp dạy học thực hành . .80
2.2.2. Đòi hỏi về đổi mới nội dung–phương tiện dạy học thực hành 81
2.2.3. Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất dạy
học thực hành .83
2.3. Khả năng ứng dụng TN – TH ảo trong dạy học thực hành .84
2.3.1. Ưu điểm của TN – TH ảo so với TH – TH thực .84
2.3.2 Hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin . .87
CHƯƠNG III – ỨNG DỤNG TN – TH ẢO TRONG DẠY
THỰC HÀNH KỸ THUẬT SỐ 94
3.1. Ứng dụng TN – TH ảo trong dạy học thực hành .94
3.1.1. Nguyên tắc sử dụng TN – TH ảo trong dạy thực hành . .95
3.1.2. Quy trình sử dụng TN – TH ảo trong dạy thực hành 98
3.2. Ứng dụng TN – TH ảo trong dạy thực hành Kỹ thuật số .103
3.2.1. Đặc điểm và phạm vi ứng dụng của Kỹ thuật số . .103
3.2.2. Giới thiệu một số phần mềm để xây dựng và sử dụng TN – TH ảo .109
3.2.3. Ứng dụng xây dựng một bài dạy thực hành cụ thể
môn Kỹ thuật số - có sử dụng TN – TH ảo .115
KẾT LUẬN .122
TÀI LIỆU THAM KHẢO .123
124 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2639 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Ứng dụng Thí nghiệm - Thực hành ảo trong dạy thực hành Kỹ thuật số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
model)
Mô hình khái niệm (Conceptual model)
Mô hình cấu trúc (Structure model)
Trong dạy học, mô hình được sử dụng như một phương tiện dạy học
minh họa cụ thể. Mô hình là phương tiện dạy học hình khối (3 chiều) phản
ánh tính chất, cấu tạo cơ bản của vật thật. Mô hình thường được thay đổi về tỷ lệ so với vật thật. Giá trị sư phạm của mô hình là ở chỗ nó có khả năng truyền đạt lượng thông tin về sự phân bố và tác động qua lại giữa các bộ phận trong mô hình. Trên thực tế giảng dạy, với các nội dung môn học cụ thể, việc lựa chọn sử dụng mô hình hợp lý sẽ thu được hiệu quả tương đương với việc sử dụng vật thật. Mặc dù vậy, để chế tạo hoàn chỉnh một mô hình cụ thể đảm bảo các yêu cầu đại diện được cho nguyên hình thông thường là khá phức tạp và tốn kinh phí. Do đó, mô hình chỉ được sử dụng trong trường hợp không có phương tiện nào khác để thay thế.
Trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta hiện này, cùng với ảnh hưởng của công nghệ thông tin, bên cạnh các phương pháp giảng dạy truyền thống với các công cụ minh họa: hình vẽ, đồ dùng trực quan…đã xuất hiện thêm các công cụ tiên tiến: máy chiếu, phim ảnh… Đặc biệt với sự đầu tư trang thiết bị hiện đại: máy tính, các thiết bị điện tử: máy hiện sóng… phương pháp minh họa bằng máy vi tính ngày càng trở nên quen thuộc. Tuy vậy, để ứng dụng được việc giảng dạy dùng máy tính và các phần mềm mô phỏng đòi hỏi phải có sự đầu tư cả về vật chất lẫn nguồn lực con người. Để ứng dụng được các phần mềm mô phỏng dựa trên các ngôn ngữ lập trình cấp cao, yêu cầu đội ngũ giáo viên phải có trình độ cao về mặt kỹ thuật. Nhất là đối với việc dạy thực hành, yêu cầu trình độ thao tác chuẩn xác trên các phần mềm mô phỏng. Bên cạnh đó, một vấn đề đặt ra cho việc ứng dụng các phần mềm mô phỏng đó là không gian bộ nhớ. Chính vì vậy, để giải quyết được bài toán xây dựng và ứng dụng sản phẩm mô phỏng trong dạy và học đòi hỏi phải có sự quan tâm của tất cả các thành phần liên quan. Trong đó, để hài hòa cả hai mặt kỹ thuật và chất lượng sư phạm, thì vấn đề được nêu ra ở trên đã thực sự trở thành một vấn đề đáng được quan tâm nghiên cứu để đưa ra lời giải hợp lý.
Trong đó, Thí nghiệm – thực hành ảo và ứng dụng của nó trong dạy học, dạy học thực hành, đặc biệt trong dạy thực hành Kỹ thuật số, môn cơ sở trong hệ thống các môn học chuyên ngành điện tử, và cũng là một hình thức thể hiện của phương pháp mô phỏng cũng đang là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục. Nghiên cứu sử dụng các sản phẩm công nghệ thông tin, các phần mềm ứng dụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đưa khoa học kỹ thuật và nền giáo dục Việt Nam tiến gần hơn với nền tri thức của thế giới.
1.2.1.2. Một số khái niệm liên quan đến dạy học thực hành
Dạy thực hành
Thực hành là hoạt động của con người tác động lên vật chất trong qúa trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm. Trong dạy học kỹ thuật, thực hành là những hoạt động vật chất của học sinh nhằm ứng dụng những hiểu biết kỹ thuật.
Dạy học thực hành là một quá trình sư phạm do giáo viên tổ chức nhằm củng cố hiểu biết tạo ra những cơ sở hình thành kỹ năng kỹ xảo kỹ thuật cho học sinh và thực hiện những chức năng giáo dục.
Trong kỹ thuật, dạy thực hành có nhiệm vụ củng cố, hoàn thiện, vận dụng và khẳng định sự đúng đắn các kiến thức lý thuyết kỹ thuật. Từng bước hình thành và rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo – đặc biệt là các kỹ năng kỹ thuật, phát triển tư duy, bồi dưỡng năng lực kỹ thuật cho người học và thực hiện các chức năng giáo dục Phương pháp dạy học thực hành, TS Lê Thanh Nhu - Bài giảng lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật, trang 11
.
Đặc điểm của dạy thực hành
Đặc điểm và yêu cầu cơ bản của dạy thực hành là giúp học sinh có thể đem được hệ thống các kiến thức đã được trang bị trên lý thuyết vào ứng dụng trên thực tế. Cung cấp, hướng dẫn cho người học hình thành phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo cần có một cách hiệu quả và có kế hoạch.
Một cách cụ thể:
Mục tiêu
Thực hành, được định nghĩa theo phần trên là làm để vận dụng lý thuyết vào thực tế.
Do đó, cái đích cuối cùng mà người dạy muốn đem đến cho người học chính là hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo được luyện tập, hình thành và nâng cao trong quá trình lao động và học tập. Trong đó:
Kỹ năng:
Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện công việc một cách hiệu quả và chất lượng trong một thời gian thích hợp, trong những điều kiện nhất định dựa vào tri thức đã có.
Kỹ năng được hình thành thông qua quá trình luyện tập, có nội dung là những quá tình tâm lý và gắn liền với các hoạt động cụ thể, là kiến thức trong hành động, được điều khiển theo trật tự đã hình thành từ trước: kỹ năng nói - viết tiếng anh, kỹ năng giảng dạy…
Kỹ xảo:
Kỹ xảo là hoạt động hay thành phần của hoạt động đã được tự động hóa nhờ luyện tập.
Kỹ xảo là bước phát triển cao hơn của kỹ năng. Nếu như kỹ năng là khả năng con người thực hiện công việc một cách hiệu quả nhờ quá trình luyện tập thì kỹ xảo chính là kỹ năng đạt đến mức độ thành thạo, khéo léo
.
Kỹ xảo là mục tiêu phấn đấu rèn luyện để hình thành của con người trong tất cả các lĩnh vực. Làm việc với tay nghề đạt đến trình độ thuần thục giúp con người hành động, xử lý công việc một cách hiệu quả nhất. Kỹ xảo là đỉnh cao của quá trình luyện tập, với kỹ năng bậc cao này, hoạt động của con người được tiến hành một cách tự nhiên, hình thành phản xạ có điều kiện một cách thuần thục và khéo léo. Với mức phát triển này, kỹ xảo đã trở thành một thuộc tính nhân cách bởi tính tương đối ổn đinh và bền vững của nó.
Trong nội dung thực hành, chúng ta nói đến cụm danh từ kỹ năng thực hành. Có thể phân chia kỹ năng thực hành thành ba loại:
Kỹ năng thực hành thao tác với những công cụ, máy móc,
vật liệu cụ thể yêu cầu sự khéo léo như: Kỹ năng hàn (hàn sấp, hàn đứng, hàn nghiêng), kỹ năng vận hành, sử dụng máy khoan…
Kỹ năng thực hành thao tác với máy móc hoàn toàn sử
dụng sự hỗ trợ các chức năng của máy như: sử dụng một số phần mềm máy tính, kỹ năng điều khiển bằng máy tính…Trường hợp này, người học chỉ cần nắm được các chức năng của phần mềm và thao tác thực hiện với chuột và bàn phím.
Kỹ năng thực hành không liên quan tới các máy móc và
công cụ như bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết trong lĩnh vực ngoại ngữ; kỹ năng trang điểm…
Phương pháp dạy học
“Phương pháp có nghĩa là con đường, cách thức để giải quyết những nhiệm vụ nhất định và đạt mục đích đề ra” Phương pháp dạy học thực hành, TS Lê Thanh Nhu - Lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật, trang 4.
.
Phương pháp dạy học, là tổ hợp cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học, thầy giữ vai trò chủ đạo, trò tích cực, chủ động nhằm đạt tới mục đích dạy học.
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên, được thực hiện tỏng quá trình dạy học để tác động đến người học và việc học của họ nhằm hướng dẫn họ học tập và giúp họ đạt được những mục tiêu học tập.
Các phương pháp dạy học thực hành:
Có hai phương pháp dạy thực hành cơ bản:
Phương pháp làm mẫu quan sát
Phương pháp luyện tập và huấn luyện
Trong đó:
Phương pháp làm mẫu quan sát Phương pháp dạy học truyền thống, ThS. Tiêu Kim Cương – BG Lý luận dạy học, trang 46.
:
+ Định nghĩa
Là một phương pháp dạy học nằm trong nhóm các phương pháp
dạy học thực hành (hình thành kỹ năng), trong đó người thầy thực hiện hành động (hoặc động tác) kỹ thuật kết hợp với giải thích nhằm giúp người học hình dung rõ rằng động tác (cử động) riêng lẻ của hành động (động tác) và trình tự thực hiện của các động tác đó. Người học sẽ quan sát, tái hiện, hình dung, phân tích…trên cơ sở đó hình thành động hình vận động.
+ Các bước thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hành động (động tác) cần làm mẫu.
Đây là khâu rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng bài dạy, trong đó người thầy cần:
Phân tích hành động (động tác) sẽ trình diễn thành các cử động
thành phần được sắp xếp theo thành phần hợp lý; xác định ra
các cử động khó cần lưu ý, các khâu chuyển tiếp…dự kiến
những sai sót có thể xẩy ra khi người học luyện tập…
Chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ…cần thiết phục vụ cho bài
giảng (giải thích, trình diễn).
Biểu diễn thử hành động mẫu đề khẳng định (hoặc điều chỉnh
nếu cần) việc phân tích ở trên, định mức thời gian thực hiện và
dự kiến giải thích kèm theo.
Dự kiến vị trí và các điều kiện biểu diễn để người học có thể
quan sát thuận tiện nhất.
Bước 2: Biểu diễn hành động theo trình tự
Trong bước này người thầy cần thực hiện các công việc sau:
Định hướng hành động cho người học bằng cách nêu rõ mục
đích, nhiệm vụ của hành động, trình tự các động tác (cử động)
và phương tiện kèm theo, yêu cầu kết quả đạt được.
Biểu diễn hành động mẫu với tốc độ bình thường, trong điều
kiện tiêu chuẩn.
- Biểu diễn hành động mẫu với tốc độ chậm, chia rõ động tác, cử
động riêng biệt và phân tích các khâu chuyển động nhằm giúp
người học nắm chính xác từng động tác (cử động) và ghi nhớ
trình tự của chúng.
- Lặp lại những động tác khó, những chỗ chuyển tiếp phức tạp
(nếu có) kết hợp với những giải thích bằng lời, chỉ ra những sai
xót thường gặp khi thực hiện.
- Biểu diễn tóm tắt lại toàn bộ hành động với tốc độ bình thường
để người học có được ấn tượng về tiến trình công việc.
Bước 3:
Đánh giá kết quả biểu diễn để xác định mức độ nắm vững các động tác mẫu và trình tự tiến hành công việc của người học bằng cách yêu cầu một vài em biểu diễn lại hành động. Cho cả lớp quan sát và nhận xét. Tùy theo kết quả làm thử mà chuyển sang luyện tập hoặc biểu diễn lại (từng phần hoặc toàn bộ) hành động mẫu.
Phương pháp luyện tập và huấn luyện Các phương pháp dạy học thực hành, TS Lê Thanh Nhu – BG LLDH chuyên ngành kỹ thuật , trang 11.
:
+ Phương pháp luyện tập
Luyện tập là sựu lặp đi lặp lại một hành động kỹ thuật một cách có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống nhằm hình thành, rèn luyện kỹ năng và củng cố kỹ xảo.
+ Yêu cầu
- Học sinh phải hiểu rõ mục đích yêu cầu và cách thức tiến hành
công việc.
- Nội dung thực hành phải đảm bảo tính vừa sức, tính hệ thống,
nâng dần mức độ luyện tập.
- Học sinh phải được hướng dẫn chặt chẽ những thao tác cơ bản
ban đầu, cách thức sử dụng các phương tiện kỹ thuật…an toàn
lao động khi luyện tập.
- Luyện tập phải thường xuyên, liên tục cho đến khi hình thành
được những kỹ năng, kỹ xảo chuẩn theo yêu cầu mục tiêu đề ra.
- Tăng cường công tác kiểm tra (Giáo viên) và tự kiểm tra (Học
sinh).
+ Các hình thức luyện tập
Có hai hình thức luyện tập cơ bản.
Luyện tập thực hiện các thao tác: Thực hiện các thao tác thủ
công bằng tay (cưa, đục…), thao tác trên máy (khởi động máy, điều khiển, điều chỉnh…) được giáo viên giải thích cụ thể. Trên cơ sở đó, học sinh thực hiện luyện tập các thao tác trên máy khi máy không hoạt động, tiến tới nắm vững được các thao tác làm việc với máy.
Luyện tập các nguyên công thủ công và nguyên công trên máy:
Là phương pháp dạy học thực hành kỹ thuật do giáo viên chỉ đạo trong đó có xảy ra quá trình luyện tập.
Phương pháp này giúp nâng cao hiệu quả lĩnh hội troi thức, hình thành và rèn luyện kỹ năng kỹ xảo.
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và các trang thiết bị điện tử hiện đại, đặc biệt là sự xuất hiện của máy tính đã và đang có những đóng góp to lớn cho sự phát triển tiến bộ trong hầu hết các lĩnh vực, trong đó có giáo dục.
Dựa vào sức mạnh công nghệ và sự đầu tư trang thiết bị học tập hiện đại, ngày nay, cùng với các phương pháp dạy học thực hành truyền thống còn có thêm một số phương pháp dạy có hiệu quả cao. Trong đó, một phương pháp dạy học đã và đang được vận dụng hiệu quả trong giáo dục, nổi bật là trong dạy học thực hành đó là phương pháp dạy học có sử dụng kết hợp mô phỏng với sự trợ giúp của máy tính và các phần mềm ứng dụng.
Với sự trợ giúp của máy tính và các chương trình phần mềm (Matlab, Orcard, Netsim…) có thể tạo ra các chương trình mô phỏng thế giới thực theo một mô hình nào đó phục vụ cho học tập và nghiên cứu trên máy tính. Trong mô phỏng, người dùng có thể dễ dàng thay đổi các tham số đầu vào để quan sát một cách trực quan sinh động quá trình thay đổi của đối tượng nghiên cứu. Đặc biệt đối với những tiến trình khó diễn ra hoặc không thể quan sát được (các chu trình trong lò phản ứng hạt nhân…) hoặc có thể gây nguy hiểm, tổn thất chi phí…thì việc sử dụng mô phỏng để thực hiện các thí nghiệm – thực hành ảo là sự lựa chọn tốt nhất. Nhất là trong thực trạng kinh tế nước ta còn chưa đủ điều kiện đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho việc thí nghiệm, thực hành thì con đường xây dựng và sử dụng các phòng thí nghiệm – thực hành ảo phục vụ cho học tập đã và đang khẳng định được tính khả thi và vai trò quan trọng của nó.
Sử dụng Game trong dạy học
Giới thiệu một số Game trong dạy học
Trong thời đại hiện nay, thuật ngữ Game không chỉ được biết đến là hệ thống các trò chơi giải trí thông thường mà còn được biết đến bởi tác dụng hiệu quả trong giáo dục. Dựa trên khả năng thu hút tự nhiên trong bản thân các trò chơi, các nhà nghiên cứu giáo dục đã tìm hiểu, xây dựng và cho ra đời các video game, các game dạy học… dựa trên cơ sở hình thức giải trí này.
Nắm bắt được thực trạng học tập hiện nay, đa số các học sinh thường tiêu tốn thời gian học tập của mình vào việc tham gia các trò chơi, các nhà giáo dục và các chuyên gia máy tính Microsoft đã nảy ra ý tưởng sử dụng game làm phương tiện dạy học vừa góp phần giúp học sinh cách ly được các trò chơi bạo lực …vừa lôi cuốn được các em đến với toán học, các môn khoa học và công nghệ khác.
Tại Mỹ, video game sẽ được sử dụng như là một công cụ giúp giảng dạy toán học, khoa học - kỹ thuật cũng như các môn liên quan đến công nghệ cho học sinh, đặc biệt là học sinh trung học.
Các nhà giáo dục hy vọng rằng với việc đưa video game vào trong trường học sẽ giúp các học sinh trong thời đại bùng nổ Internet quan tâm hơn tới kiến thức toán học và các môn khoa học khác
.
Hình 1.7. Trò chơi toán học Flash
Với trò chơi toán học Flash, các em học sinh sẽ dùng chuột để di chuyển vị trí chú ong nhỏ đến góc trái chỗ đám mây trên màn hình, khi đó đám mây sẽ tạo ra một cơn gió nhẹ thổi nay các cánh hoa bồ công anh tạo thành một con số, học sinh dùng chuột đưa chú ong lấy con số này thả vào vị trí của bông hoa sao cho kết quả phép tính trong bông hoa phù hợp với con số đưa ra. Nếu học sinh trả lời sai hai câu thì sẽ bị loại, còn nếu trả lời đúng ba câu trở lên, các em sẽ được đi tiếp vào các phần sau, mỗi phần sẽ có mức độ tư duy cao hơn.
Ngoài ra, còn có rất nhiều các chương trình giúp các em tiếp thu các kiến thức cơ bản một cách hiệu quả dưới dạng các trò chơi thú vị như: Phần mềm toán học MonkeyMath, phần mềm học tiếng anh vui Anphabet Fun…
Hình 1.18. Trò chơi toán học Monkey Math
Monkey Math là chương trình học toán khá lý thú với các bài tập thích hợp cho học sinh từ 8-12 tuổi. Không chỉ đơn thuần các con số khô khan, chương trình này cung cấp các bài tập toán đã được “hình ảnh” hóa nên sẽ khiến trẻ cảm thấy việc giải toán nhẹ nhàng như đang chơi một trò chơi nho nhỏ.
Trong dạy và học tiếng anh, ngôn ngữ quốc tế và cũng là ngoại ngữ đào tạo chính ở các nước không bản ngữ, việc lựa chọn phương pháp dạy tiếng anh sẽ có tác động rất lớn đến hiệu quả dạy học. Tại Nhật Bản, bên cạnh các phương pháp dạy học thông thường, các giáo viên của trường Joshi Gakuen (Tokyo) đã sử dụng máy chơi game Nintendo làm công cụ cho việc học tiếng anh mới.
Theo hiệu phó Junko Tatsumi cho biết, còn quá sớm để nói được những hiệu quả trong việc sử dụng Nintendo trong dạy học nhưng cho đến nay nó đã có tác dụng khuyến khích Nhật Bản thay đổi phương pháp giáo dục ngôn ngữ tiếng Anh. Cô nói "học sinh thực sự tập trung và rất có hứng thú với việc nâng cao các kỹ năng như đánh vần. Phương châm của
trường chúng tôi là học tiếng Anh cần phải có hứng thú”
.
Việc sử dụng các trò chơi Nintendo trong dạy tiếng anh đem đến cho các em học sinh không khí học tập vui nhộn giúp các em dễ nhớ được từ mới và cách phát âm tiếng anh.
Hình 1.19.a
Hình 1.19.b
Hình 1.19.a.b. Học tiếng Anh bằng máy chơi game NintendoDS game/65112858/217/
Với máy chơi game cầm tay Nintendo, học sinh có thể học tiếng anh một cách sinh động, đặc biệt là với học sinh tiểu học, Nintendo sẽ giúp các em say mê với việc luyện tập ngôn ngữ cần thiết này. Bên cạnh đó, Nintendo DS còn hỗ trợ đào tạo audio ảo rất trực quan và dễ sử dụng. Gần như mọi thứ về học tiếng Anh đều chứa trong thiết bị chơi game này, từ các bài luận, viết câu đến các bài tập về từ loại... và có cả phần chấm điểm ngay sau khi trẻ kết thúc một loạt các bài kiểm tra định sẵn
.
Cho đến nay, có khá nhiều các trò chơi được sử dụng trong dạy học, và dưới đây là một số chương trình phổ biến thường được dùng để hỗ trợ cho dạy và học phổ thông.
Tên phần mềm
Hãng sản xuẩt/Địa chỉ
Dung lượng
Ngày phát hành
Chức năng
Fun with Charlie
LittleFingers Software
9.2MB
31.1.2007
Giúp học sinh từu 8-14 tuổi vừa học vừa chơi, tạo môi trường làm quen với máy vi tính
Alphabet Fun
Artangco
3.57MB
4.12.2006
Giúp trẻ em(tiểu học) làm quen với bảng chữ cái tiếng anh(A-Z) một cách thuần thục
Bộ trò chơi Funbrain
Bao gồm các trò chơi trí tuệ với độ khó khác nhau, giúp các em luyện tập và nâng cao năng lực toán học, trí nhớ…
Bộ phần mềm Bé vui học
Giúp học sinh (mẫu giáo-tiểu học) làm toán, giải câu đố, học nhạc…với hình ảnh, âm thanh sống động
Bảng 1.1. Một số phần mềm/trò chơi ứng dụng trong dạy học
Sử dụng Game trong dạy học
Trong dạy học hiện nay, với sự có mặt của rất nhiều các loại hình giải trí, nhất là sự ra đời của các trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại đã làm giảm sự tập trung của học sinh trong vấn đề học tập. Để góp phần đem lại hứng thú cho người học, các nhà giáo dục đã đưa ra một phương pháp dạy học mới, đó là sử dụng chính các trò chơi làm công cụ truyền đạt và luyện tập kiến thức cho học sinh. Trong phần giới thiệu về một số game hỗ trợ trong dạy học được giới thiệu ở trên, chúng ta thấy:
+ Game tạo được môi trường linh động cho sự nhận thức của người học: Trên cơ sở các trò chơi trí tuệ, người học được cung cấp một môi trường học mà chơi hiệu quả, giúp các em ghi nhớ và tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên.
+ Phù hợp với chiều hướng phát triển lấy học sinh làm trung tâm: Các trò chơi giáo dục được ứng dụng trong dạy và học hiện nay không chỉ phù hợp với xu hướng phát triển ngày càng cao của công nghệ mà còn phù hợp với hình thức dạy học mới, trong đó lấy người học làm trung tâm. Người học là đối tượng thu nhận kiến thức, do đó, sự truyền đạt, hướng dẫn của giáo viên sẽ là cơ sở để người học thực hiện nhiệm vụ, chức năng ghi nhớ và nhận thức của mình. Với phương pháp sử dụng game trong dạy học, học sinh sẽ được tham gia trực tiếp vào quá trình luyện tập kiến thức: làm toán, luyện tập phát âm tiếng anh…giúp cho các em vừa có thể tiếp thu kiến thức vừa hình thành được các thao tác, phản xạ nhanh nhẹn…
Và để việc áp dụng các Game này đạt được hiệu quả giảng dạy thì quá trình ứng dụng nó phải được dựa vào:
+ Đối tượng và mục đích giảng dạy
+ Nội dung giảng dạy
+ Điều kiện trang thiết bị phục vụ cho dạy và học
Nói chung, việc sủ dụng game trong dạy học cũng như áp dụng các công cụ khác để phục vụ cho quá trình dạy và học cũng đều phải thỏa mãn các yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất, trình độ, các yếu tố kỹ thuật cụ thể cho từng đối tượng tương ứng. Hiện nay, các game dạy học thường được sử dụng phần lớn cho dạy và học của học sinh phổ thông, tiểu học và cả trong dạy mẫu giáo. Vì ở độ tuổi này, dạy học dười hình thức các trò chơi sẽ tạo được sự hứng thú và say mê theo dõi của các em, theo con đường này, hệ thống các tri thức cũng được truyền đạt một cách tư nhiên và hiệu quả. Chính vì vậy, để sử dụng game trong dạy và học đạt được mục tiêu giáo dục thì người giáo viên phải có thời gian tìm hiểu và xắp xếp hợp lý về thời gian nội dung ứng dụng cũng như đối tượng tác động của các trò chơi, để góp phần đưa game (các video game, các trò chơi phát triển trí tuệ…) trở thành một công cụ hữu dụng trong dạy học.
CHƯƠNG II
CƠ SỞ THỰC TIỄN VIỆC ỨNG DỤNG THÍ NGHIỆM –
THỰC HÀNH ẢO TRONG DẠY THỰC HÀNH
Thực trạng dạy học thực hành nói chung
Nội dung – phương pháp dạy học thực hành
Như chúng ta đã biết : mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức quá trình và đánh giá là các bước có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình dạy học.
Nội dung dạy học là hệ thống các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, đồng thời cũng là các giá trị tinh thần và đạo đức mà việc lĩnh hội chúng đảm bảo sự phát triển toàn diện của nhân cách và sự xác lập nghề nghiệp của người tốt nghiệp Nội dung dạy học, Th.S Tiêu Kim Cương - Bài giảng Lý luận dạy học, trang 35.
.
Nội dung dạy học thực hành
Là các kỹ năng, kỹ xảo và cao hơn là hệ thống các kỹ năng nghề nghiệp mà người dạy muốn hình thành cho người học.
Trong dạy học thực hành, việc xác định nội dung đóng vai trò rất quan trọng. Dựa trên cơ sở nội dung dạy học mà người dạy lựa chọn được phương pháp và phương tiện dạy học tốt nhất để đạt được mục tiêu dạy học.
Hiện nay, trong hầu hết các trường phổ thông, nội dung thực hành đã có nhưng chưa được thực hiện một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, các nội dung thực hành có tính ứng dụng chưa nhiều. Trong khi mục đích của dạy học thực hành là vận dụng được lý thuyết vào thực tiễn, thì với nội dung dạy thực hành hiện nay, sau khi được cung cấp đầy đủ về mặt lý thuyết, rất ít học sinh có thể ứng dụng vào giải thích các hiện tượng cụ thể trong thực tiễn. Nhất là trong một số môn khoa học tự nhiên : vật lý, hóa học phổ thông, hầu hết các kiến thức đều có mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn đời sống nhưng việc vận dụng những kiến thức này vào thực tiễn lại còn rất nhiều hạn chế. Trong chương trình vật lý trung học phổ thông, học sinh được cung cấp các kiến thức về cơ học, nhiệt học, điện học (điện một chiều, điện xoay chiều và dao động điện từ), quang học (quang hình, các dụng cụ quang học và quang lí),…nhưng nội dung thực hành thì chưa bám sát được cụ thể các phạm trù kiến thức này. Do đó, ngay cả các kiến thức vật lí cơ bản, các các định luật bảo toàn đối với học sinh phổ thông hiện nay có lẽ vẫn chỉ là nội dung các định luật, cách giải các bài tập, ... vẫn còn “nằm yên” một cách khiêm tốn trên những trang vở, vẫn còn thiếu một cái gì đó để có thể “đánh thức” các tri thức này, làm cho chúng trở thành một trong những hành trang tốt trong cuộc sống của mỗi học sinh
.
Nói chung, trong các trường phổ thông, nội dung dạy học thực hành chưa được xây dựng một cách hợp lý về cả thời gian và kiến thức. Trong khoảng thời gian một tiết học, với nội dung kiến thức tương đối nhiều, việc truyền tải kiến thức lý thuyết đã chiếm khá nhiều thời gian, giáo viên không còn đủ thời gian để liên hệ kiến thức mà học sinh vừa lĩnh hội được với thực tế đời sống, hoặc nếu có liên hệ được thì cũng chỉ dưới hình thức liệt kê tên gọi của các sự vật, hiện tượng, hơn nữa số tiết phân bố cho dạy thực hành là rất ít.
Trong các trường chuyên nghiệp, dạy thực hành được quan tâm phát triển hơn, đặc biệt là trong các trường kỹ thuật và các trường nghề. Trong các trường này, nội dung giảng dạy thực hành được xây dựng sát với kiến thức được đào tạo trên lý thuyết. Đặc biệt là ở các trung tâm dạy nghề, dạy thực hành là yếu tố quan trọng hàng đầu, tạo lập và nâng cao năng lực của người học.
Hình 2.1. Giờ học thực hành nghề sửa ô tô[49]
Hình 2.2. Giờ học thực hành nghề điện tử[49]
Trên đây là một số hình ảnh trong giờ thực hành tại Trung tâm dạy nghề Thanh Xuân
. Với các trường chuyên nghiệp, nhất là các trường dạy nghề, nội dung dạy thực hành được đưa ra thực hiện dựa trên các yêu cầu đòi hỏi thực tế, có tính ứng dụng cao, từng bước hình thành kỹ năng, kỹ xảo của người học nói riêng và kỹ năng thao tác nghề của đối tượng học nghề nói riêng.
Phương pháp dạy học thực hành
Phương pháp dạy học là một khâu quan trọng trong dạy học thực hành, là con đường truyền tải nội dung đến người học, cùng với việc lựa chọn phương tiện sử dụng phù hợp để thực hiện mục tiêu bài dạy.
Hiện nay, trong nội dung thực hành ở hầu hết các trường trong nước đều được tiến hành trong các phòng thí nghiệm, thực hành. Phương pháp sử dụng phần lớn là phương pháp làm mẫu quan sát. Chủ yếu được áp dụng trong các trường phổ thông. Phương pháp này là sự biểu diễn hành động kết hợp với giải thích, dưới sự thực hiện mẫu của giáo viên. Mục đích là giúp học sinh hình dung rõ ràng từng động tác riêng lẻ của kỹ thuật lao động (thực hành) và nhận thức trình độ tác động nhằm tạo khả năng lao động theo sự chỉ dẫn và tin tưởng vào sự đúng đắn của nó. Thường được tiến hành khi học sinh đã được cung cấp các kiến thức về mặt lý thuyết.
Trong các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp, nội dung thực hành yêu cầu phải đạt được các kết quả cao hơn. Do đó, đòi hỏi việc dạy thực hành cũng cần được nâng cấp. Trong phạm vi dạy học chuyên nghiệp, phương pháp dạy học thực hành thường được sử dụng kết hợp giữa việc làm mẫu quan sát với phương pháp huấn luyện và luyện tập. Làm mẫu quan sát cung cấp cho người học những thông tin hình ảnh cơ sở để luyện tập hình thành kỹ năng cơ bản. Trên nền tảng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21493.doc