MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮC.
DANH MỤC CÁC BẢNG.
CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI 2
3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI: 2
4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
5.1 Mô hình nghiên cứu 3
5.2. Phương pháp thu thập tài liệu 4
5.3. Phương pháp tổng hợp tài liệu 4
5.4. Phương pháp xây dựng chiến lược quản lý môi trường 4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 5
1.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT THÀNH PHỐ 5
1.2. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG. 6
1.3. CÁC CHỈ THỊ VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ 7
1.4. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 9
1.5. NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 9
1.6. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ BỀN VỮNG 10
1.7. MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ 11
1.8. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRONG THÀNH PHỐ 12
1.8.1. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 12
1.8.2. Chiến lược quản lý môi trường thành phố Hồ Chí Minh 14
Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ NHA TRANG 16
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THÀNH PHỐ NHA TRANG 16
2.2. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 17
2.2.1. Vị trí địa lý 17
2.2.2 Đặc điểm địa hình 18
2.2.3. Khí hậu 18
2.2.4. Địa chất thổ nhưỡng 19
2.2.5. Hệ thực vật 20
2.2.6. Đặc điểm thuỷ văn 20
2.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI 20
2.3.1. Dân số 20
3.3.2. Lao động 21
2.3.3. Tình hình phát triển kinh tế 21
2.3.4. Y tế 22
2.3.5. Giáo dục 23
2.3.6. Hệ thống cơ sở hạ tầng 23
2.4. CÁC TIỀM NĂNG CỦA THÀNH PHỐ NHA TRANG 25
2.4.1. Tiềm năng du lịch 25
2.4.2 Thuỷ hải sản 26
2.5. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU QUI HOẠCH TỔNG THỂ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ NHA TRANG 27
2.5.1. Tính chất đô thị 27
2.5.2 Hướng phát triển đô thị 27
2.5.3. Các chỉ tiêu kinh tế- xã hội 28
2.6. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2020 29
2.6.1. Động lực chính phát triển đô thị 29
2.6.2 Định hướng phát triển không gian – phân khu chức năng đô thị 30
2.6.3. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội 33
2.6.4. Dự báo quy mô sử dụng đất 34
2.6.5. Hệ thống cây xanh 35
2.6.6. Định hướng phát triển hệ thống du lịch 36
2.6.7. Định hướng quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng 36
Chương 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ NHA TRANG. 38
3.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 38
3.1.1. Nước mặt 38
3.1.2. Hiện trạng nước biển ven bờ 40
3.2. CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 41
3.3. CHẤT THẢI RẮN 43
3.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt đô thị 43
3.3.2 Chất thải rắn y tế 44
3.4. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẤP BÁCH 46
3.4.1. Nhà máy điện Chụt 46
3.4.2. Bãi rác thành phố Nha Trang 46
3.4.3. Môi trường khu vực vịnh Nha Trang 47
3.4.4. Môi trường trong khu dân cư đô thị 48
3.5. Công tác quản lý môi trường thành phố 48
3.5.1. Các hoạt động quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường 48
3.6. CÁC VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 51
Chương 4: DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ NHA TRANG TRONG TƯƠNG LAI DỨƠI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 53
4.1. CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM PHÁT SINH VÀ GIA TĂNG CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG 53
4.1.1. Áp lực từ việc sử dụng tài nguyên nước 53
4.1.2 Áp lực từ việc sử dụng tài nguyên đất 54
4.1.3. Áp lực từ từ việc sử dụng tài nguyên biển 55
4.1.4. Áp lực từ việc phát triển du lịch 55
4.1.5. Áp lực từ việc gia tăng dân số 55
4.1.6. Ap lực từ việc đô thị hoá 56
4.1.7. Áp lực từ quá trình công nghiệp hoá 56
4.2. DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG 57
4.2.1. Dự báo diễn biến môi trường đô thị 57
4.2.2. Ô nhiễm do khí thải đô thị 59
4.2.3. Ô nhiễm từ các hoạt động kinh doanh du lịch 59
4.3 Xác định các vấn đề môi trường cấp bách 60
4.3.1Vấn đề rác thải 60
4.3.2.Vấn đề thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt 60
4.3.3.Ô nhiễm môi trường nước sông Cái 61
4.4 Mô tả tác động của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội bằng phương pháp ma trận 61
Chương 5: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO THÀNH PHỐ NHA TRANG 63
5.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 63
5.2. MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC 63
5.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 64
5.3.1. Giải pháp quản lý 64
5.3.2. Giải pháp kinh tế 64
5.3.3. Giải pháp kỹ thuật 65
5.3.4. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng 65
5.3.5. Giải pháp hợp tác trong nước và quốc tế 65
5.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO THÀNH PHỐ NHA TRANG ĐẾN NĂM 2020 66
5.5. ĐỀ XUẤT CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO THÀNH PHỐ NHA TRANG ĐẾN NĂM 2020 70
5.6. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG NHẰM GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẤP BÁCH 71
5.6.1Chương trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Nha Trang 72
5.6.2. Chương trình hành động bảo vệ môi trường biển 74
5.6.3. Chương trình thoát nước đô thị cho thành phố Nha Trang 76
5.7.TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CHỈ THỊ THÀNH CÔNG CỦA CHIẾN LƯỢC 77
5.7.1. Tổ chức thựchiện và giám sát 77
5.7.2. Đề xuất chỉ thị về sự thành công của chiến lược 77
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
6.1. KẾT LUẬN 80
6.2. KIẾN NGHỊ 81
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2728 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hoà từ nay đến 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2/1996 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng ( Điều 5.11 Cây xanh Đô thị ) thì thành phố Nha Trang vừa là Đô thị loại II vừa là Đô thị nghỉ mát do đó diện tích cây xanh bình quân đạt 23,75m2/người. Tuy nhiên để đạt được tiêu chuẩn này trong tình hình quỹ đất nội thị eo hẹp là rất khó, do đó đề nghị tiêu chuẩn cây xanh đến năm 2007 đạt 15m2/ người, phần tiêu chuẩn cây xanh còn thiếu sẽ được bổ sung tiếp đến năm 2010, căn cứ điều chỉnh quy hoạch
chung xây dựng Thành Phố Nha Trang đã được UBND tỉnh thành phố phê duyệt tại Quyết định số 487/QĐ-UB ngày 02/03/1998 thì dân số thành phố Nha Trang đến năm 2010 là 500.000 người và đến năm 2020 đạt từ 650.000-740.000 người( theo
thuyết minh báo cáo điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Nha Trang đến năm 2020- Viện Quy Hoạch Đô thị Nông Thôn/ năm 2004).
Dự án quy hoạch hệ thống cây xanh thành phố Nha Trang –Tỉnh Khánh Hoà do Viện Quy Hoạch Đô Thị và Nông Thôn lập năm 1996 đã căn cứ 20 TCN–Việt Nam 1981-1982 và quy hoạch tổng thể Xây Dựng Thành phố Nha Trang được phê duyệt năm 1992, do đó tiêu chuẩn cây xanh thành phố du lịch như Thành phố Nha Trang chỉ có 9-10m2/ người.
2.6.6. Định hướng phát triển hệ thống du lịch
Xây dựng Nha Trang thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, liên kết các trung tâm du lịch trong vùng và cả nước để đa dạng hoá các loại hình dulịch và dịch vụ.
Phát triển các loại hình du lịch đặc thù: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, khu vui chơi giải trí để kéo dài ngày lưu trú của du khách du lịch đến Nha Trang- Khánh Hoà.
Đầu tư nâng cấp và đưa sân bay Cam Ranh, vịnh Vân Phong, xây dựng cảng du lịch Nha Trang, nâng cấp và đưa sân bay Cam Ranh trở thành sân bay quốc tế để thu hút khách du lịch quốc tế đến Khánh Hoà qua đường hàng không và đường thuỷ.
Tôn tạo, tu bổ và bảo tồn các điểm di tích lịch sử, các điểm du lịch hiện có, các khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí….
Khuyến khích đầu tư vào liõnh vực khách sạn, nhà hàng, các phương tiện vận chuyển.
2.6.7. Định hướng quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng
Theo hệ thống quy hoạch từ nay đến 2015 về các mặt như sau:
2.6.7.1. Giao thông
Chỉ tiêu sử dụng đất giao thông động và giao thông tĩnh là 18-25m2/người, diện tích đất dành cho giao thông 18-25%đất xây dựng đô thị, mật độ đường chính đạt 5-6 km/km2.
2.6.7.2. Cấp nước
Hệ thống cấp nước sinh hoạt được tính theo tiêu chuẩn 150 lít/người cho 90% số dân, nước công nghiệp tập trung là 45m3/ ha, nước công trình công cộng là 10% nước sinh hoạt.
2.6.7.3. Cấp điện
Hệ thống cấp điện sinh hoạt dân dụng theo quy hoạch đến năm 2015 đạt khoảng 2.400-2.500 kWh/người/năm (tương đương 700w/người). Cho công nghiệp 250Kw/ha; cho hoạt động dịch vụ thương mại bằng 40-45% tiêu chuẩn cấp điện sinh hoạt.
2.6.7.4. Quy hoạch thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
Hệ thống nước thải được xây dựng theo đường cống riêng và tập trung tại các trạm xử lý. Theo tính toán của các nhàø chuyên môn, toàn thành phố có thể xây dựng từ 4 đến 5 trạm xử lý với dây chuyền công nghệ hiện đại.
Và theo dự tính của tỉnh thì trước mắt chuẩn bị xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung đặt tại Suối Dầu hồ này đặt gần núi và ít dân cư.
Tiêu chuẩn nước thải lấy theo tiêu chuẩn cấp nước tương ứng với từng đối tượng. Trên 80% nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường.
Chương 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ NHA TRANG.
Để có thể đề ra chiến lược, trong chương này trình bày hiện trạng môi trường và hiện trạng công tác quản lý môi trường của Thành phố Nha Trang trong thờài gian qua. Phần trình bày bao gồm hiện trạng môi trường nước mặt, nước biển ven bờ, chất lượng môi trường không khí, chất thải rắn, các vấn đề môi trường cấp bách; phân tích các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý môi trường.
3.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
3.1.1. Nước mặt
Nguồn nước mặt ở Khánh Hoà chủ yếu lấy từ sông, suối trên địa bàn tỉnh phục vụ cho nhu cầu sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.
Trong vài năm gần đây, Khánh Hoà thực hiện việc quan trắc chất lượng môi trường nước mặt hàng năm với tần suất giám sát 4 lần/năm tại một số điểm quan trắc trên các sông lớn ở Khánh Hoà như sông Cái (Nha Trang), sông Dinh( Ninh Hoà) và một số sông, suối và kênh mương ở Khánh Hoà cho thấy trạm Thanh Minh (sông Cái- Nha Trang), nơi lấy nước cho trạm cấp nước sinh hoạt của thành phố Nha Trang thì hầu hết các chỉ tiêu cao hơn tiêu chuẩn môi trường cho phép đối với nguồn nước cấp cho sinh hoạt như: hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS), dầu mỡ(HC) cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1-1,5 lần; coliform cao hơn tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần.
Đối với các trạm quan trắc chất lượng nước mặt phục vụ cho các mục đích khác như: cầu Bình Tân(Nha Trang), cầu Sắt (sông Cái –Nha Trang) thì hầu hết các chỉ tiêu môi trường đều đạt tiêu chuẩn, một số chỉ tiêu cao hơn tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt dùng cho các mục đích khác như: dầu mỡ(HC) cao hơn tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần.
Bảng 3. 1: Tổng hợp giá trị trung bình chất lựơng nước mặt
Stt
Trạm
Thông số
Đơn vị đo
Kết quả đo
TCVN 5942-1995
2004
2005
2006
1
THANH MINH
pH
TSS
DO
BOD5
NO3-N
Zn
Cu
As
HC
Coliform
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml
7.2
28,5
6,54
1,98
0,110
0,019
0,003
0,004
0,409
191900
7,2
35
6,60
1,56
0,132
0,018
0,003
0,005
0,595
257750
7,4
36,9
6.61
1,62
0,068
0,018
0,002
0,004
0,458
128775
6,0-8,5
20
>6
<4
10,00
1
0,1
0,050
5000
2
CẦU SẮT
pH
TSS
DO
BOD5
NO3-N
Zn
Cu
As
HC
Coliform
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml
7,1
33,2
5,75
2,30
0,121
0,022
0,003
0,004
0,332
231700
7,6
33,7
6,11
1,98
0,155
0,019
0,002
0,004
0,5861655875
7,7
41,6
6,49
3,28
0,081
0,020
0,002
0,004
0,465
30525
5,5-9
80
>2
<25
15
2
1
0,1
0,3
10.000
3
CẦU BÌNH TÂN
pH
TSS
DO
BOD5
NO3-N
Zn
Cu
As
HC
Coliform
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml
7,9
41,7
7,06
3,36
0,146
0,022
0,003
0,004
0,402
1421800
8,0
54,1
5,32
3,52
0,157
0,016
0,003
0,004
0,516
190750
88,0
68,0
5,70
4,91
0,104
0,023
0,004
0,004
0,444
242125
5,5-9
80
>2
<25
15
2
1
0,1
0,3
10.000
Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường (200?)
Nhận xét: Từ kết quả trên có một số nhận xét sau:
Đối với các trạm Thanh Minh, Cầu Sắt, cầu Bình Tân thì hàm lượng TSS có xu thế gia tăng theo năm, có thể là do các hoạt động khai thác cát, xây dựng công trình đang diễn ra ngày càng tăng ở các khu vực này.
Chỉ tiêu BOD5 (nhu cầu oxy sinh hoá) có thể không thay đổi hoặc giảm dần theo các năm đối với tất cả các trạm nước mặt.
Chỉ tiêu DO (oxy hoà tan) không thay đổi hoặc có xu thế tăng ở hầu hết các trạm, riêng trạm cầu Bình Tân ( Nha Trang) thì DO có xu hướng giảm dần theo các năm, có thể là do các hoạt động nuôi trồng thủy sản hoặc khu dân cư đang phát triển ở khu vực này thải các chất thải xuống sông trong khu vực này.
Chỉ tiêu Nitrat hầu như không thay đổi ở trạm cầu Bình Tân (Nha Trang), có thể do các chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt dân cư khu vực thải xuống sông. Tại hầu hết các trạm còn lại thì Nitrat có xu thế giảm dần theo năm.
Chỉ tiêu Zn (kẽm) có xu thế giảm dần hoặc không thay đổi theo năm.
Chỉ tiêu coliform có xu thế giảm theo năm ở các trạm Bình Tân(Nha Trang), Thanh Minh(Nha Trang), Cầu Sắt(Nha Trang) coliform có xu thế gia tăng nhưng không nhiều và không theo quy luật.
3.1.2. Hiện trạng nước biển ven bờ
Trong vài năm gần đây, Thành phố Nha trang- Tỉnh Khánh Hoà đã thực hiện việc quan trắc chất lượng môi trường nước biển ven bờ hàng năm với tần suất quan trắc 4lần/năm tại 6 trạm, trong đó có 2 trạm chất lượng khu vực bãi tắm là: Đài Liệt Sĩ ( vịnh Nha Trang), bãi dài( Cam Ranh) và trạm tác động là nơi diễn ra các hoạt động phát triển kinh tế: nuôi trồng hải sản, du lịch, công nghiệp, chuyển tải dầu và sinh hoạt…
Bảng 3. 2: Tổng hợp giá trị trung bình chất lượng nước biển ven bờ
Vị trí
Thông số
Đơn vị
Kết quả đo
TCVN 5943-1995
2004
2005
2006
ĐÀI LIỆT SĨ (Nha Trang)
pH
TSS
DO
BOD5
Zn
Cu
As
HC
Coliform
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml
7,9
36,6
6,25
1,35
0,019
0,002
0,002
0,379
65775
8,1
27,3
5,97
1,19
0,017
0,003
0,003
0,417
538600
8,1
49,1
6,31
2,23
0,018
0,003
0,003
0,488
16325
6,5-8,5
25
≥4
<20
0.1
0,02
0,05
Không
1000
Nguồn Sở Tài Nguyên và Môi trường
Từ kết quả tên, có một số nhận xét như sau:
Đối với chỉ tiêu pH đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép ở tất cả các trạm quan trắc và ít biến động theo thời gian.
Đối với chỉ tiêu chất chất rắn lơ lửng (TSS) ở các trạm bãi tắm: Đài Liệt Sĩ (Nha Trang) cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 0,5 đến 1,5 lần ở trạm này chỉ tiêu có thể gia tăng theo thời gian trong đó năm 2005 thấp hơn 2 năm còn lại , còn năm 2006 cao nhất trong 3 năm gần đây.
Một số chỉ tiêu quan trắc: váng dầu mỡ (tính theo HC), coliform cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Riêng chỉ tiêu coliform cao hơn tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Điều này có thể liên quan đến việc phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực này.
3.2. CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Các trạm quan trắc và tiếng ồn trong năm 2006 được thực hiện nhằm đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh tại các khu dân cư, bên cạnh một số đường giao thông chính, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bến xe, chợ, trường học, cơ quan hành chính….
Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh ở các khu vực trong thàùnh phố Nha Trang trong 3 năm 2004-2006 cho thấy: các chỉ tiêu NO2, SO2 còn nằm trong tiêu chuẩn môi trường cho phép. Độ ồn tại các khu vực trong các năm đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1-1,2lần. Chỉ tiêu HC trong không khí trong 2 năm 2005,2006 còn nằm trong tiêu chuẩn cho phép, nhưng ở năm 2006, giá trị giới hạn của chỉ tiêu này cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,5-2 lần.
Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh ở các khu vực trong thành phố Nha Trang như sau:
Bảng 3.3: Tổng hợp giá trị trung bình năm về chất lượng MT không khí
VỊ TRÍ
THÔNG SỐ
ĐƠN VỊ
THỜI GIAN ĐO
TCVN5949-1995
TCVN5937-1995
TCVN5938-1995
2004
2005
2006
TP Nha
Trang
Độ ồn
Bụi
NO2
SO2
HC
dBAmg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
74
0.598
0,006
0,045
3,7
73
0,598
0,006
0,045
3,7
74
1,125
0,005
0,064
8,28
60
0,3
0,4
0,5
5,0
KHU LIÊN CƠ- Nha Trang
Độ ồn
Bụi
NO2
SO2
HC
dBA
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
64
0,503
0,005
0,043
3,18
62
0,503
0,005
0,043
3,18
65
0,719
0,004
0,055
9,44
60
0,3
0,4
0,5
5,0
NGÃ 3 BÌNH TÂN- Nha Trang
Độ ồn
Bụi
NO2
SO2
HC
dBA
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
73
0,473
0,005
0,038
2,4
72
0,473
0,005
0,038
2,4
74
1,063
0,003
0,071
8,31
75
0,3
0,4
0,5
5,0
Sở tài nguyên và môi trường Tỉnh Khánh Hoà
Từ kết quả quan trắc trên cho thấy:
Đối với chỉ tiêu ồn ở hầu hết các trạm quan trắc (trừ trạm Bình Tân–Nha Trang còn nằm trong tiêu chuẩn cho phép đối với khu vực 3, TCVN5949-1995) đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép đối với khu vực 2, TCVN 5945-1995 từ 1,2-1,5 lần và có xu thế giảm theo thời gian. Có thể là do lưu lượng xe vẫn gia tăng nhưng việc kiểm định chặt chẽ các phương tiện giao thông cũng giúp cho việc giảm tiếng ồn ở các khu vực.
Hàm lượng bụi ở các trạm hầu như cao hơn tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937-1995) từ 1,5-2 lần. Trong 2 năm 2004, 2005 hàm lượng bụi tuy cao hơn nhưng hầu như ít biến động, năm 2006 hàm lượng bụi tại các trạm tăng đột biến và tăng rất nhiều lần so với trước. Nguyên nhân là có thể do nắng nóng gay gắt, gió to và hoạt động giao thông, xây dựng công trình diễn ra ở hầu hết các trạm.
Hàm lượng NO2, SO2 ở hầu hết các trạm đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép và ít biến động.
Hàm lượng HC (hydrocarbon) ở hầu hết các trạm trong 2 năm 2004-2005đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép( TCVN5938-1995). Riêng năm 2006 thì gia tăng đột biến. Nguyên nhân là có thể do số lượng các trạm cung cấp xăng dầu được đầu tư nhiều trong vài năm gần đây, cùng với trời nắng nóng, gió to và lưu lượng xe ở các khu vực gia tăng đã làm cho hơi xăng phát tán nhiều trong không khí
Kết luận:
Các kết quả quan trắc chất lựơng môi trường không khí xung quanh tại một số khu vực dân cư ở thành phố Nha Trang cho thấy môi trường không khí chưa bị ô nhiễm bởi các khí acid như: NO2, SO2. Một số chỉ tiêu như tiếng ồn, bụi, HC cao hơn tiêu chuẩn môi trường cho phép sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ, đời sống tinh thần của người dân địa phương.
3.3. CHẤT THẢI RẮN
3.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Thành phố Nha Trang là nơi tập trung đông dân cư nhất và là nơi phát sinh một khối lượng lớn các chất thải sinh hoạt. Do đời sống của người dân đô thị ngày càng được nâng cao, lượng rác thải tính theo đầu người dân đô thị ngày càng tăng cao. Theo số liệu thống kê khối lượng rác trong khoảng từ năm 2004- 2006 vào khoảng 0,8kg/người/ngày. Chất thải rắn sinh hoạt ở các vùng đô thị Nha Trang có tỷ lệ các chất hữu cơ dễ phân huỷ tương đối cao( khoảng 50%), còn lại là các chất khó phân huỷ như các chất thải có trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Thành phần rác thải sinh hoạt ở Thành phố Nha Trang thay đổi tuỳ theo mùa, và tuỳ theo thời gian. Tuy nhiên, chỉ số trung bình rác thải tại thành phố Nha Trang thì chủ yếu là các chất hữu cơ (lá cây, củ, quả, xác xúc vật chết …) chiếm khoảng 52,6%, còn lại là các chất trơ như( xà bần, chất thải tiểu thủ công nghiệp…)
Bảng 3. 4: Biểu diễn số lượng rác tại Thành Phố Nha Trang:
Năm
Khối lượng rác (tấn)
Tốc độ tăng trưởng(%)
Tổng cộng
Bình quân(ngày/ đêm)
2001
52.560
144
2002
58.034
159
10.41
2003
63.518
174
9.45
2004
66.438
182
4.59
2005
105.850
290
14.28
2006
140.500
385
9.61
Nguồn công ty Môi trường đô thị
3.3.2 Chất thải rắn y tế
Hiện nay ở tỉnh Khánh Hoà có 186 cơ sở cấp trung ương và tỉnh, 23 bệnh viện huyện, thành phố hoặc là trung tâm y tế cấp huyện, 135 cơ sở y tế cấp xã với 1841 giường bệnh. Ngoài ra, còn có 502 phòng mạch tư nhân. Các bệnh viện có số giường chủ yếu tập trung ở thành phố Nha Trang
Bảng 3. 5: Các bệnh viện và trung tâm y tế chính ở thành phố Nha Trang
Stt
Tên bệnh viện
Số giường
1
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hoà( Nha Trang)
620
2
Bệnh viện Lao ( Nha Trang)
50
3
Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng (Nha Trang)
90
4
Bệnh viện tâm thần ( Diên Khánh )
186
5
Trung tâm bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình( Nha Trang)
50
Chất thải rắn y tế bao gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn nguy hại. Thành phần chất thải rắn y tế nguy hại gồm các mô, bệnh phẩm cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật, chữa trị y tế, dịch tiết, bông gai nhiễm bẩn, kim tiêm, chai lọ dược phẩm… với tỷ lệ khoảng 20-25% tổng lượng chất thải rắn y tế. Tính bình quân lượng chất thải y tế theo 01 giường bệnh vào khoảng 1,0-1,2 kg/ ngày, trong đó lượng chất thải rắn y tế nguy hại khoảng 0,1-0,2 kg/ giường bệnh/ ngày ( Nguồn báo cáo quy hoạch tổng thể bãi chôn lấp chất thải rắn tổng hợp vệ sinh và công trình xử lý đi kèm đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam tại thành phố Nha Trang, công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam, Bộ Xây Dựng, 12/2004) .
Ngoài bệnh viện, trung tâm y tế lớn còn có các phòng khám khu vực, các viện nghiên cứu y tế có các chất thải như: viện Paster (Nha Trang), viện Vaccine, các bệnh viện y học Dân tộc… cũng có các chất thải y tế cần được phân loại và xử lý.
Hiện nay, chất thải rắn y tế được thu gom và phân loại tại nguồn chủ yếu tập trung ở các bệnh viện và trung tâm y tế tuyến huyện để tiến hành xử lý riêng biệt.
Các chất thải rắn y tế nguy hại đã được lưu trữ và vận chuyển về lò đốt chất thải rắn y tế ở Nha Trang bằng các thiết bị chuyên dùng. Còn lại hầu hết các trạm y tế,
các cơ sở dịch vụ y tế tư nhân chưa phân loại và vẫn thải bỏ cùng chung chất thải sinh hoạt của cơ sở. Chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Nha Trang, hàng ngày có khoảng 8-10m3 chất thải y tế từ các trạm y tế khu vực, các cơ sở dịch vụ y tế tư nhân trong đó có một lượng nhỏ chất thải y tế nguy hại nhưng không được phân loại mà thu gom cùng chất thải sinh hoạt.
(Nguồn: Báo cáo Quản lý chất thải chất thải rắn Nha Trang- Báo cáo cuối cùng cùa dự án WA về vệ sinh môi trường các thành phố Duyên hải Việt Nam)
Bảng 3. 6 : Lượng chất thải rắn y tế xử lý bằng lò đốt
Stt
Tên đơn vị
Lượng chất thải rắn y tế được xử lý bằng lò đốt(tấn/ năm)
1
-Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hoà(Nha Trang)
35,703
2
-Bệnh viện Lao
1,836
3
-Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng
0,582
4
-Bệnh viện Da Liễu
1,790
5
-Bệnh viện tâm thần
0,034
6
-Viện Vaccien Nha Trang
4,266
7
-Trung tâm y tế dự phòng
0,767
8
-Trung tâm bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình.
0,421
9
-Phòng khám số 2 (Nha Trang)
0,133
10
-Phòng khám thầy thuốc không biên biên giới (Nha Trang)
0,565
Tổng cộng
46,097
Nguồn : Bệnh viện Da Liễu Khánh Hoà
Theo số liệu của công ty Môi trường đô thị Nha Trang, hàng tháng Công ty thu gom khoảng 55-60 tấn chất thải y tế (không nguy hại) từ hợp đồng thu gom với 4 cơ sở y tế Nha Trang.
Phần lớn chất thải y tế lây nhiễm từ các trạm y tế xã, phòng khám khu vực, cơ sở y tế tư nhân ở Nha Trang và ở các địa phương khác trong tỉnh chưa được phân loại tại nguồn và xử lý triệt để. Một số được phân loại và đốt tại các lò đốt thủ
công không hợp vệ sinh, còn phần lớn chưa được phân loại mà được công ty Môi trường Đô thị thu gom như là một phần của dịch vụ thu gom chất thải đô thị.
3.4. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẤP BÁCH
3.4.1. Nhà máy điện Chụt:
Địa điểm đặt tại 28A Trần Phú, Vĩnh Nguyên Nha Trang, do Công ty Điện lực quản lý. Trước đây nhân dân khu vực có khiếu kiện về việc Nhà máy gây ô nhiễm khí thải và nước thải lẫn dầu đối với dân cư xung quanh và bãi tắm Nha Trang, các ngành đã kiểm tra và khắc phục. Hiện nay, nhà máy chưa có biện pháp xử lý phù hợp, chủ yếu giảm thiểu ô nhiễm bằng cách bảo dưỡng máy móc.
Về phương án di dời: UBND tỉnh Khánh Hoà đã đồng ý cấp 3 ha đất tại khu công nghiệp Hòn Rớ để di chuyển nhà máy điện Chụt (thậm chí có thể xây mới). Tuy vậy, cho đến nay dự án khu công nghiệp Hòn Rớ vẫn chưa triển khai được nên Nhà máy điện Chụt vẫn duy trì hoạt động tại địa điểm cũ. Theo báo cáo của công ty, từ tháng 7/ 2004 đến nay nhà máy điện Chụt đã ngưng hoạt động. Hiện nay khó khăn của doanh nghiệp là thiếu kinh phí để thựcï hiện kế hoạch trên.
3.4.2. Bãi rác thành phố Nha Trang:
Thành phố Nha Trang có một bãi rác đang hoạt động có diện tích 4 ha, nằm ở phía Bắc thành phố Nha Trang. Đây là bãi rác đổ tự nhiên, không hợp vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường. UBND cho phép xây dựng lại dự án: một là xây dựng theo công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh bằng nguồn vốn vay ngân hàng thế giới, hai là cải tạo và tiến tới đóng cửa bãi rác cũ bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Bỉ
Bãi rác mới dự kiến đặt tại xã Vĩnh Lương bên cạnh bãi rác cũ, cách Nha Trang 10km về phía Bắc. Các dự án đang trong giai đoạn hoàn thành báo cáo tiền khả thi để trình duyệt lên UBND tỉnh và các tổ chức có liên quan. Tiến đo dự án rất chậm, chưa biết thời gian nào có thể hoàn thành.
3.4.3. Môi trường khu vực vịnh Nha Trang:
Hiện nay trong vùng vịnh Nha Trang, hoạt động kinh tế nổi bật nhất là dịch vụ, du lịch, bao gồm khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ mát, tham quan, khu vui chơi giải trí ..., các hoạït động kinh tế khác bao gồm nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt thuỷ sản,
khai thác yến sào, vận tải hàng hoá. Do các hoạt động dân sinh kinh tế nói trên, môi trường trong vịnh đang đối mặt với những vấn đề khá nghiêm trọng.
3.4.3.1. Nước thải
Phân, nước thải sinh hoạt dân cư sống ở các đảo trong vịnh, các chất từ nuôi trồng thuỷ sản với hàng nghìn lồng nuôi tôm hùm, các loài thủy sản khác cộâng với sự phát triển thiếu quy hoạch trong những năm qua đã tạo ra một cảnh quan rất xấu và ô nhiễm môi trường nước tại một số vùng nước trong vịnh Nha Trang
Mặt khác, một số hộ dân sống trên đảo và khu vực cửa sông Cái Nha Trang không có nhà vệ sinh, đã phóng uế ra bãi biển hoặc trực tiếp xuống sông, biển, góp phần không nhỏ vào tình trạng ô nhiễm vùng vịnh.
3.4.3.2. Dầu mỡ
Hiện nay dầu mỡ từ tàu thuyền vận tải hàng hoá, tàu du lịch, thuyền đánh cá thải ra trong quá trình hoạt động là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng gia tăng hàm lượng dầu mỡ trong nước biển ở một số vực nước ven bờ ở Khánh Hoà nói chung và vịnh Nha Trang nói riêng, đặc biệt là xung quanh khu vực Cảng Nha Trang. Hàng năm, có hàng chục vụ xả thải dầu mỡ được ghi nhận là gây ô nhiễm diện rộng cho một số vùng biển ven bờ ờ Khánh Hoà, trong đó có bãi tắm Nha Trang.
3.4.3.3. Phát tán các chất vô cơ
Việc thi công các công trình ven bờ, nhất là các dự án san lấp biển để phát triển các khu dân cư, đô thị mới ở vùng ven bờ vịnh Nha Trang trong thời gian gần đây đã và đang gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước biển ven bờ ở một số khu vực trong vịnh Nha Trang. Hàm lượng chất rắn lơ lửng gia tăng trong nươc làm gia tăng sự lắng đọng trầm tích trên các rặng san hô, cỏ biển trong vùng vịnh Nha Trang.
3.4.4. Môi trường trong khu dân cư đô thị
Bên cạnh những kết quả trên thì, tồn tại về môi trường đô thị cũng còn nhiều, đó là vấn đề cây xanh, vệ sinh môi trường các khu dân cư ven sông, ven biển (nghiêm trọng nhất là sông Cái thành phố Nha Trang và thị xã Cam Ranh), thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu dân cư. Vấn
đề môi trường đô thị ngày càng chịu áp lực lớn hơn do gia tăng dân số ở khu vực thành thị từ nguồn tự nhiên.
3.5. Công tác quản lý môi trường thành phố
3.5.1. Các hoạït động quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
Nhằm cụ thể hoá các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh và cụ thể hoá sự phân công, phối hợp trong quản lý các lĩnh vực môi trường, UBND tỉnh Khánh Hoà đã ban hành một số văn bản về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
Bảng3.7: Tổng hợp các văn bản về bảo vệ môi trường trong 3 năm 2004-2006
Stt
SỐVĂNBẢN
NGÀY PHÁT HÀNH
CƠ QUAN PHÁT HÀNH
NỘI DUNG
1
05/2004/QĐ-UB
13/1/2