Đồ án Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo tồn tài nguyên RNMCG

MỤC LỤC

Nhiệm vụ của đồ án

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Lời cảm ơn

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục bảng

Danh mục hình ảnh, bản đồ

Danh mục biểu đồ

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI. 1

1.1 Đặt vấn đề. 2

1.2 Tính cấp thiết của đề tài . 3

1.3 Mục tiêu nghiên cứu . 4

1.4 Nội dung nhiên cứu . 4

1.5 Phương pháp nghiên cứu . 4

1.6 Đối tượng nghiên cứu. 6

1.7 Giới hạn của đề tài. 6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG. 7

2.1. Đa dạng sinh học (ĐDSH). 8

2.1.1 Khái niệm – phân loại . 8

2.2.2 Giá trị của ĐDSH . 8

2.1.3 Những mối đe dọa đến ĐDSH . 9

2.2 Bảo tồn đa dạng sinh học . 11

2.2.1 Khái niệm . 11

2.2.2 Tình hình bảo tồn ĐDSH trên Thế giới vàtại Việt Nam . 12

2.2.2.1 Thế giới . 13

2.2.2.2 Việt Nam . 13

2.3 Du lịch sinh thái . 15

2.3.1 Định nghĩa . 15

2.3.2 Các loại hình DLST hiện có tại Việt Nam. 15

2.3.3 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam . 17

2.4. Giáo dục môi trường (GDMT) . 18

2.4.1 Định nghĩa. 18

2.4.2 Mục đích của GDMT . 18

2.4.3 Những nguyên tắc chung về GDMT. 19

2.4.4 Phương pháp thực thi GDMT . 20

2.4.5 Vai trò, nhiệm vụ và phương hướng GDMT . 21

2.4.6 Hiện trạng công tác GDMT tại Việt Nam . 22

2.5 Tâm lí của người dân nông thôn . 23

2.6 Mối quan hệ giữa con người và môi trường . 24

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CẦN GIỜ. 26

3.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên . 27

3.1.1 Vị trí địa lý . 28

3.1.2 Địa hình. 29

3.1.3 Khí hậu. 30

3.1.5 Thủy văn . 31

3.1.5 Thổ nhưỡng . 33

3.2 Tài nguyên thiên nhiên – sinh vật . 34

3.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội Cần Giờ. 39

3.4 Cơ sở hạ tầng. 48

3.5 Chất lượng cuộc sống, việc làm và thu nhập c?a ngu?i dn C?n Gi? . 49

3.6 Y tế - giáo dục. 49

3.7 Lợi ích kinh tế và môi trường của RNMCG. 50

3.8 Một số chương trình GDMT đã triển khai tạiCần Giờ. 52

3.8.1 Ưu điểm . 53

3.8.2 Hạn chế. 53

PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ

CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC BẢO TỒN RNMCG . 54

4.1 Vai trò của RNMCG đối với đời sống của người dân. 55

4.2 Kết quả điều tra về nhận thức, thái độ của người dân trong việc

bảo vệ tài nguyên RNMCG . 57

4.2.1 Khảo sát về đới sống tinh thần của người dân . 57

4.2.2 Khảo sát về nhận thức của người dân về

tầm quan trọng của RNMCG . 59

4.2.3 Khảo sát vai trò của RNM đối với đời sống của người dân Cần Giờ. 60

4.2.4 Khảo sát ý thức bảo tồn tài nguyên rừng của người dân. 61

4.3 Nguyện vọng bảo vệ tài nguyên của ngườidân Cần Giờ . 63

CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH . 66

5.1 Giới thiệu . 67

5.2 Mục tiêu của chương trình. 68

5.3 Kết quả mong đợi. 68

5.4 Khung chương trình . 69

5.5 Hình thức thực hiện . 71

5.6 Triển khai chương trình . 71

5.6.1 Chương trình 1: Mở các lớp tập huấn về môi trường . 71

5.6.2 Chương trình 2: GDMT cho học sinh ngoài giờ lên lớp. 79

5.6.3 Chương trình 3: Tạo nguồn thu nhập thay thế cho người dân . 86

5.6.4 Chương trình 4: Tổ chức các lớp huấn luyện

năng cao kỹ năng cho người dân . 88

5.7 Đề xuất một số giải pháp trong công tácbảo tồn

tài nguyên RNMCG . 90

5.7.1 Đối với Chính quyền địa phương . 90

5.7.2 Đối với các doanh nghiệp . 92

5.7.3 Đối với cộng đồng. 92

5.8 Lợi ích của chương trình. 92

PHẦN 3: KẾT LUẬN

1 Kết luận. 94

2 Kiến nghị. 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 96

PHỤ LỤC

pdf95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2364 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo tồn tài nguyên RNMCG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thủy sản của toàn huyện, trong đó có khoảng 8.000 tấn cá thực phẩm, 3.000 tấn cá tạp, 700 tấn tôm, 300 tấn cá có khả năng xuất khẩu. Hoạt động đánh bắt tại Cần Giờ gồm đánh bắt xa bờ, gần bờ và trên sông rạch. Hoạt động đánh bắt xa bờ được huyện quan tâm phát triển (có khoảng 105 chiếc với tổng công suất 21.550 CV), hỗ trợ vốn cho các hộ đầu tư phương tiện đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên hiện đang có xu hướng một số hộ dân không tích cực đầu tư theo phương tiện đánh bắt xa bờ. So với năm 1999 năng lực đánh bắt giảm (10% năm 2000 so với năm 1999), chu kỳ hoạt động giảm (8 chuyến/phương ðồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Vu Lan SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ĐMT134 41 tiện/năm). Lợi nhuận thu được thường khoảng 10-30% doanh thu. So với hiệu quả của nuôi trồng thủy sản hiện nay tại Cần Giờ là khoảng 40-60% vốn đầu tư thì hiệu quả của đánh bắt xa bờ có vẻ như thấp hơn nhiều. Có thể đây là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động đánh bắt xa bờ giảm xuống trong năm qua (2000). Các nghề đánh bắt ven bờ hoạt động ổn định với nhiều hình thức đa dạng. Số phương tiện đánh bắt ven bờ và gần bờ khá phong phú bao gồm khoảng 540 chiếc ghe máy các loại, 998 khẩu đáy các loại. Nghề đáy có chiều hướng gia tăng tại các cửa biển thuộc vùng quản lý của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hoạt động đánh bắt gần bờ và tại các cửa sông tuy tạo công ăn việc làm và thu nhập cho một bộ phận quan trọng của người dân Cần Giờ nhưng sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực cho nguồn lợi thủy sản vùng cửa sông. Theo đánh giá của nhiều ngư dân thì số lượng và chất lượng hải sản đánh bắt được càng ngày càng kém. Xu hướng chuyển đổi hợp lý sang nuôi trồng thủy sản, giảm áp lực đánh bắt ven bờ và vùng cửa sông cần đưọc khuyến khích và hỗ trợ. 3.3.2.2 Nuôi thuỷ sản Hai loại thủy sản chủ yếu được nuôi tại Cần Giờ là nuôi nghêu, sò huyết và nuôi tôm sú. Hiện nay ở Cần Giờ có 2.000 ha đất bãi biển đang nuôi nghêu và gần 500 ha đất bãi bồi ven sông nuôi sò huyết. Diện tích bãi nuôi nghêu đang có xu hướng tiếp tục gia tăng. Nhìn chung nghêu thịt nuôi tại Cần Giờ có sực tăng trưởng ổn định, đạt kích cỡ thu hoạch theo đúng chu kỳ nuôi. Hoạt động nuôi nghêu và thu hoạch nghêu trong những năm vừa qua đã tạo việc làm ổn định cho một lực lượng lao động nhàn rỗi tại địa phương. Tuy nhiên, do giá nghêu thương phẩm còn thấp, sức mua chậm nên sản lượng sản xuất nghêu còn khiêm tốn (đến cuối năm 2000 chỉ đạt 17.600 tấn so với 24.000 tấn đề ra theo kế hoạch). Nghề nuôi sò huyết còn mới (chỉ thả 40 ha) do giá giống cao và khan hiếm. ðồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Vu Lan SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ĐMT134 42 Trong hai năm 1999-2000 nghề nuôi tôm sú phát triển lại tại Cần Giờ rất rầm rộ. Kết thúc vụ 1999-2000 (tháng 3/2000) có 440 ha mặt nước được đưa vào nuôi tôm, trong đó luân canh trên ruộng muối –193 ha, ruộng lúa –174 ha, trong ao nổi 73 ha. Năng suất nuôi tôm trên ruộng muối 257 kg/ha, trên ruộng lúa 350 kh/ha, trong đầm 979 kg/ha. Kết quả thu hoạch đạt lãi từ 40-60% vốn đầu tư. Việc được mùa tôm trong các vụ gần đây đang tạo nên một phong trào nuôi tôm thâm canh với đầu tư kỹ thuật nuôi hiện đại. Cả huyện có 1696 hộ nuôi tôm. Nhiều diện tích đất lúa không hiệu quả đã và đang được chuyển thành các đầm tôm công nghiệp. Hình 17: Nuôi tôm ở Cần Giờ Tuy nhiên năng suất tôm chưa ổn định, nguy cơ chết tôm hàng hoạt vẫn chưa được xác định. Có thể kết luận là nuôi tôm và nuôi nghêu đang và sẽ là nguồn lợi kinh tế chính của phần lớn các hộ dân ở Cần Giờ, phù hợp với điều kiện sinh thái và trình độ của nhân dân địa phương. Bất kỳ sự xáo trộn nào gây tác động xấu đến điều kiện môi trường dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn lợi thủy sản Cần Giờ đều nên bị ngăn cấm. ðồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Vu Lan SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ĐMT134 43 Hình 18, 19: Thu họach tôm 3.3.2.3 Nông nghiệp Tại Cần Giờ có ba loại hình sản xuất nông nghiệp chính gồm trồng lúa, trồng cói và cây ăn trái. Trồng lúa Lúa được trồng tập trung ở bốn xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn. Ở những nơi này đất thường xuyên bị mặn xâm nhập, cho nên hầu hết diện tích lúa trước đây chỉ trồng được một vụ. Năm 1999, tổng diện tích trồng lúa gieo cấy trên địa bàn huyện đạt 3.687 ha. Trong nhiều năm qua năng suất lúa tại Cần Giờ rất thấp, năng suất chưa bao giờ đạt quá 3tấn/ha. Năm 2000 diện tích gieo cấy giảm hơn 400ha (so vơí năm 1999). Tuy nhiên do áp dụng giống lúa mới trên 60% diện tích gieo cấy và đầu tư thủy lợi nội đồng nên năng suất thu hoạch cả 2 vụ đều đạt mức cao nhất từ trước đến nay (lúa hè thu là 3,1tấn/ha, lúa mùa 3,3tấn/ha). Trồng cói Cần Giờ có gần 100 ha cói có năng suất cao, chất lượng khá tốt. Năng suất thu hoạch bình quân đạt khoảng 2 tấn cói khô/ha. Trong thời gian cuối giá cói thương phẩm có xu hướng tăng, đặc biệt năm 2000 giá cói tăng khá đột biến bình quân từ 70-80% (từ 1.200 – 1.400 đồng lên đến 700-800 đồng/kg). Tuy nhiên việc ðồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Vu Lan SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ĐMT134 44 tiêu thụ sản phẩm thường xuyên không ổn định làm cho các hộ trồng cói không yên tâm sản xuất và đấy cũng chính là nguyên nhân người dân không dám đầu tư mở rộng diện tích trồng cói. Cây ăn trái Cây ăn trái được trồng tại các vùng đất cao gần biển chủ yếu tại hai xã là Cần Thạnh và Long Hòa chủ yếu là xoài và mãng cầu với khoảng 300 ha trong đó diện tích vườn xoài chiếm phần lớn. So với các vùng trồng cây ăn trái ở những nơi khác thì năng suất và thu nhập từ các vườn cây ăn trái tại Cần Giờ rất hạn chế. Có thể do điều kiện thời tiết không thuận lợi, thường có những đợt gió biển và mưa sớm làm ảnh hưởng đến thời kỳ trái non nên tỷ lệ đạt trái chín thường thấp. 3.3.2.4 Chăn nuôi Do thiếu nguồn nước ngọt, điều kiện môi trường và hạn chế về nguồn thức ăn ngành chăn nuôi tại Cần Giờ không phát triển. Huyện chỉ đề mức kế hoạch đạt 15-17% tỷ trọng cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong nhiều năm qua nghề chăn nuôi chưa đảm bảo các điều kiện và chưa bao giờ đạt mức kế hoạch này. 3.3.2.5 Nghề muối Nghề làm muối tại Cần Giờ chủ yếu tập trung vào hai xã Lý Nhơn, Thạch An và thị trấn Cần Thạnh. Diện tích ruộng muối toàn huyện khoảng 1.400 ha trong đó có một số diện tích muối được hình thành trong rừng ngập mặn. Hiện có khoảng 600 hộ (2.230 lao động) làm nghề muối tại Cần Giờ. Năng suất muối rất thấp, chỉ khoảng 18 tấn/ha so với mức trung bình nhiều năm tại Cần Giờ là 53 tấn/ha. Để tăng hiệu quả, một số hộ đã tiến hành luân canh nuôi tôm trên ruộng muối trong những tháng mùa mưa và đạt hiệu quả khá rõ rệt. ðồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Vu Lan SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ĐMT134 45 3.3.2.6 Lâm nghiệp Toàn huyện có hơn 33.000 ha rừng và đất rừng. Ngành lâm nghiệp của huyện có nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ với diện tích rừng phòng hộ hiện nay lên đến 26.651 ha. Rừng sản xuất chỉ chiếm một phần nhỏ (khoảng 600 ha). Thực tế trong nhiều năm qua rừng Cần Giờ phát triển rất tốt và đóng vai trò môi trường quan trọng đối với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, tuy nhiên hiệu quả kinh tế lâm nghiệp đối với người dân Cần Giờ chưa rõ nét. Số lao động lâm nghiệp tại Cần Giờ chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ, chỉ gần 3% tổng lao động toàn huyện. Do phát triển mạnh và có tính tự phát ngành nuôi tôm, rừng phòng hộ Cần Giờ ở một số khu vực đang bị xâm phạm. Hiện nay đã có 250 ha đầm tôm trong rừng (nhiều nhất là ở Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Thạch An). Trong tương lai xu hưóng lấn rừng để nuôi tôm sẽ phát triển nếu không có biện pháp quy hoạch môi trường và ngăn chặn. 3.3.2.7 Thương mại dịch vụ Ngành kinh doanh thương mại-dịch vụ tại Cần Giờ chưa phát triển so với các quận huyện khác của Thành phố. Do đời sống và thu nhập của người dân chưa cao nên sức mua hạn chế. Giá trị sản xuất ngành thương nghiệp dịch vụ (kể cả du lịch) năm 2000 chỉ khoảng 90 tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm 19% tổng giá trị sản xuất. Xu hướng phát triển du lịch Cần Giờ đang góp phần thúc đẩy ngành thương mại dịch vụ tại Cần Giờ. Càng ngày càng có nhiều cá nhân, doanh nghiệp tham gia làm thương mại, dịch vụ. Hiện có khoảng hơn 900 hộ kinh doanh cá thể. Tại khu du lịch 30/4 đã hình thành một cụm dịch vụ tương đối lớn với 68 cá nhân, hộ và tổ chức kinh doanh tham gia phục vụ khách du lịch. ðồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Vu Lan SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ĐMT134 46 3.3.2.8 Du lịch Ngành du lịch hiện đang được đánh giá là một thế mạnh của huyện Cần Giờ và đang được quan tâm phát triển. Du lịch sinh thái trên cơ sở lợi thế của rừng ngập mặn Cần Giờ được xem là hướng chủ đạo. Tuy nhiên trong những năm qua hoạt động du lịch vẫn đang ở mức cầm chừng, thăm dò và thử nghiệm chứ chưa thu được hiệu quả kinh tế rõ rệt. Các địa điểm thu hút khách du lịch chính dự kiến là khu du lịch 30/4 dọc theo bãi biển; Lâm Viên Cần Giờ và khu du lịch Vàm Sát. Lượng khách du lịch đến Cần Giờ tăng rõ rệt so với những năm trước đây (năm 2000 tăng lên đến 2.000.000 lượt khách nhưng vẫn là con số khiêm tốn so với những điểm du lịch khác. Mặc dù Khu du lịch 30/4 đã hình thành một bãi tắm với hàng chục hộ kinh doanh nhưng lượng khách đến đây không nhiều do cảnh quan và chất lượng nước biển không tốt. Hình 20: Đầm cá sấu, một trong những nơi tham quan khá thú vị cho du khách ðồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Vu Lan SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ĐMT134 47 Hình 21: RNMCG là nơi cư trú của nhiều loài dơi Hình 22: Một số loài chim nước sống ở Cần Giờ 3.3.2.9 Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) CN-TTCN không phải là ngành chủ đạo nên hoạt động công nghiệp ở Cần Giờ không phát triển mạnh, tổng giá trị sản xuất CN-TTCN năm 1999 chỉ đạt khoảng 16 tỷ và năm 2000 là 25 tỷ. Sản xuất muối hột đứng đầu trong tổng giá trị ðồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Vu Lan SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ĐMT134 48 sản lượng, chiếm 80%. Cơ cấu ngành nghề đơn giản gồm sửa chữa tàu thuyền, sản xuất nước đá, sản xuất muối hột, chế biến hải sản. Các cơ sở sản xuất đều có quy mô nhỏ thuộc tư doanh. Công nghiệp quốc doanh chỉ chiếm 2,67% giá trị sản xuất CN-TTCN. Huyện đang nổ lực đẩy mạnh ngành công nghiệp theo hướng tăng cường công nghiệp chế biến hải sản, khai thác lợi thế về nguồn nguyên liệu hải sản sẳn có tại địa phương. Theo quy hoạch phát triển KT-XH của TP.HCM, một số cụm CN nhỏ sẽ được xây dựng ở Bình Khánh, Dần Xây (Hào Võ) và Cần Thạnh chủ yếu phục vụ chế biến thủy sản và hậu cần cho giao thông thủy, cảng cá. 3.4 Cơ sở hạ tầng 3.4.1 Giao thông vận tải Từ nhiều năm trước hệ thống đường bộ Cần Giờ kém phát triển là trở ngại lớn cho việc phát triển KT-XH huyện Cần Giờ . Hiện nay hệ thống đường bộ đã cải thiện rất nhiều, trục đường chính Nhà Bè - Cần Giờ dài 36 km đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 1985. Con đường này vẫn đang tiếp tục được đầu tư xây dựng, Dự án trải nhựa đường Nhà Bè-Cần Giờ và xây dựng cầu Dần Xây đã hoàn thành cơ bản hoàn thành. Các đường nông thôn cũng được hình thành với chất lượng tương đối tốt nối liền các ấp về trung tâm huyện và thành phố. Hiện có 6/7 xã có đường bộ với tổng chiều dài 150 km, chỉ có xã đảo Thạnh An vẫn phải qua lại bằng đường thủy. 3.4.2 ðiện năng và thông tin liên lạc Từ năm 1990, Cần Giờ đã có điện lưới quốc gia. Tính đến nay có 5.300 hộ dân được sử dụng mạng lưới điện quốc gia, nếu tính cả các hộ mắc chung thì có 83% hộ đã có điện sử dụng. Hệ thống thông tin liên lạc về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc ở khắp huyện. Tỷ lệ các hộ dân có điện thoại tăng nhanh, trung bình 10 hộ có một điện thoại. ðồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Vu Lan SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ĐMT134 49 3.4.3 Cung cấp nước Cho đến nay cấp nước vẫn là vấn đề nan giải nhất đối với huyện Cần Giờ. Nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt và sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ bên ngoài bao gồm nước máy từ thành phố và nước ngầm từ Đồng Nai bằng xe bồn, xà lan cho hơn 1.100 hộ dân tại xã Cần Thạnh. Giá nước hiện nay vẫn rất cao, từ 15.000-30.000đồng/m3 tùy vào địa điểm xa hay gần nguồn nước. Thành phố, huyện và các đơn vị nghiên cứu khoa học đã có nhiều nổ lực tìm giải pháp giảm giá thành và đảm bảo đủ nước ngọt cho Cần Giờ. Dự án lắp đặt đường ống nước ngọt từ thành phố hay từ Đồng Nai sang vẫn nằm trong giai đoạn nghiên cứu và khó có khả năng thực hiện được trong giai đoạn 2001-2003. 3.5 Chất lượng cuộc sống, việc làm và thu nhập của người dân Cần Giờ So với các huyện ngoại thành khác của TP.Hồ Chí Minh thì có thể đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân Cần Giờ còn ở mức thấp. Số lao động chưa có việc làm ổn định vẫn khá nhiều, bình quân đầu người hàng tháng ở mức thấp, 350.000đồng/tháng. Trong khi đó giá cả chi phí cho sinh hoạt hàng ngày ở khu vực này tương đối cao (giá gạo, rau, cấp nước, đồ dùng) so với những nơi khác có cùng mức thu nhập. Tỷ lệ hộ nghèo tại Cần Giờ còn khá cao. Toàn huyện có 4.380 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 38% số hộ trong huyện. 3.6 Y tế - giáo dục 3.6.1 Dịch vụ y tế Ngân sách chi hàng năm cho ngành y tế bình quân 4 tỷ đồng. Dịch vụ y tế đảm bảo cơ bản dịch vụ sức khỏe cho người dân, toàn huyện hiện có. - 1 bệnh viện miễn phí: 50 giường - 3 phòng khám khu vực - 7 trạm y tế xã (4/7 xã có bác sĩ) ðồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Vu Lan SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ĐMT134 50 - Tổng số cán bộ công nhân viên y tế 156 trong đó: 17 bác sĩ, 29 y sĩ, 28 nữ hộ sinh 3.6.2 Giáo dục đào tạo Hệ thống giáo dục tại huyện về cơ bản đã hoàn chỉnh có cả nhà trẻ, mẫu giáo, cấp I, II, III. Tuy nhiên, huyện Cần Giờ vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế trong ngành giáo dục đào tạo. Số trẻ em chưa đến trường hoặc nghỉ học sớm do hoàn cảnh gia đình còn khá nhiều. Hiện nay toàn huyện còn có khoảng 1.845 em từ 6 - 14 tuổi chưa được đến trường. Mặc dù đã có trường cấp III nhưng số lượng còn quá ít (chỉ có 2 trường tại Bình Khánh và Cần Thạnh), số giáo viên dạy cấp III còn thiếu. Mặt bằng văn hóa của dân cư còn thấp. Tính đến cuối năm 2000 mức học vấn của người dân trong huyện được đánh giá là lớp 5. Trung tâm dạy nghề của huyện hoạt động khó khăn do thiếu kinh nghiệm điều hành, cơ sở vật chất và giảng viên. Đề tài nghiên cứu trồng thử nghiệm một số cây rừng ngập mặn trên đất cao (ít ngập triều) ở huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh, chủ nhiệm Trần Viết Ngữ (2002). 3.7 Lợi ích kinh tế và môi trường của RNMCG Theo Ủy ban Quốc gia Con người và Sinh quyển Việt Nam (MAB), RNMCG được xem là khu rừng phục hồi đẹp nhất Đông Nam Á, đặc biệt còn rất ít trên thế giới. Rừng ngập mặn ở đây có những tổ hợp gen đặc biệt có thể sống và phát triển tốt trong điều kiện nước mặn, ngập nước triều mà các loại cây khác không thể sống được. Một ưu thế nữa là RNMCG nằm trong một thành phố công nghiệp, đông dân cư, thuận lợi để phát triển du lịch, giáo dục, hợp tác quốc tế cũng dễ dàng hơn so với rừng ngập mặn ở Cà Mau và nhiều nơi khác. Theo Nguyễn Cao Trí (2004), lợi ích của rừng, trước hết phải kể đến sản phẩm truyền thống là gỗ, củi. ðồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Vu Lan SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ĐMT134 51 • Từ khi khôi phục thành công rừng ngập mặn Cần Giờ, công tác tỉa thưa chăm sóc rừng trồng đã thu được hàng chục ngàn ster cừ củi, góp phần đáng kể vào việc cung cấp chất đốt, làm nhà ở, lán trại cho nhân dân trong vùng. • Ngoài việc cho gỗ củi, cây rừng ngập mặn còn có thể làm bột giấy, ván ghép, ván dăm, vỏ cây sản xuất tanin dùng trong thuộc da, nhuộm vải lưới, làm keo dán, cây phục hồi nhanh và có thể khai thác lâu dài. • Ngoài cây gỗ, còn có cây dừa nước rất quen thuộc với đời sống người dân trong vùng, lá lợp nhà rất tốt. Có thể trồng dừa nước để lấy nhựa cây chế biến thành đường, 01 héc ta có thể sản xuất được 5-7 tấn đường/năm. Nhiều loài cây trong rừng ngập mặn có thể làm thuốc như cây ô rô, cây lức, cây chùm gọng, cây xu, cây quao… • Đối với các vùng rừng ngập mặn, một nguồn lợi quan trọng khác phải kể đến là nguồn lợi thủy sản, như đã nói ở trên, rừng Cần Giờ rất dồi dào tôm cá, có nhiều loài có giá trị kinh tế rất cao như cá mú, cá chẽm, cá đường, cá dứa, cá ngát, lịch củ, tôm thẻ, tôm sú, cua gạch soong, nghêu, sò huyết… Nhờ có rừng, với nguồn thức ăn dồi dào và hệ thống rễ cây chằng chịt là môi trường sống thuận lợi và là nơi sinh đẻ trú ngụ của các loài thủy sản tôm, cua, cá, nghêu, sò, nhờ đó mà nguồn giống của chúng cũng cao hơn ở những nơi không có rừng. Từ khi rừng được phục hồi, sản lượng thủy sản khai thác được ngày càng tăng, trong đó nghề nuôi nghêu, sò, nghề nuôi tôm sú phát triển nhanh, góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại địa phương, phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống của nhân dân. • Ở vùng cửa sông, các loài cây mắm, bần mọc dày đặc với hệ thống rễ chằng chịt tạo điều kiện cho việc lắng tụ phù sa nhanh, hình thành các bãi bồi mới, các hạt giống và mầm cây từ trong rừng trôi ra được rễ cây giữ lại phát triển thành rừng làm phong phú thêm quần thể thực vật mới. Kết quả là diện tích đất được mở rộng cùng với rừng cây mới hình thành. ðồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Vu Lan SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ĐMT134 52 • Bên cạnh các lợi ích truyền thống kể trên, lợi ích về môi trường sinh thái là rất to lớn. Rừng Cần giờ được mệnh danh là “lá phổi xanh” của thành phố Hồ Chí Minh, rừng có tác dụng hấp thụ khí độc hại thải ra từ sản xuất công nghiệp và khói xe máy, đồng thời trả lại cho môi trường dưỡng khí oxy cần thiết cho quá trình sống của con người, lọc nước thải từ các quận nội thành đổ về, làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường của thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận. Rừng có tác động rất rõ đến khí hậu trong vùng, rừng làm cho khí hậu trở nên mát mẽ hơn, và mức chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm ít hơn. So sánh thực tế tại Cần Giờ trước và sau ngày khôi phục thành công rừng, chúng ta thấy sự thay đổi rất khác biệt về môi trường khí hậu theo chiều hướng thuận lợi cho đời sống và sản xuất, nay đi vào rừng không khí ấm áp, mát mẽ dễ chịu, hít thở sảng khoái lồng ngực, đặc biệt là khi vừa từ nội thành ra Cần Giờ. Ngày nay, huyện Cần Giờ với 50% diện tích là rừng, cảnh quan tươi đẹp, không khí trong lành, mang đậm dấu ấn lịch sử, rất hấp dẫn du khách đến nghỉ ngơi, tham quan, học tập, nghiên cứu, thưởng ngoạn phong cảnh và thưởng thức sản vật của rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành một điểm du lịch sinh thái lý tưởng, một nơi thuận lợi để học tập, nghiên cứu về rừng nhiệt đới và điều đặc biệt là có một khu rừng rộng lớn, nằm bên cạnh một đô thị lớn thành phố Hồ Chí Minh. 3.8 Các chương trình GDMT đã triển khai tại Cần Giờ Theo Trung tâm truyền thông GDMT và DLST thuộc Ban quản lí RNMCG, các hoạt động GDMT mà họ đã thực hiện như phát hành các ấn phẩm, áp phích về môi trường, tổ chức ngày chủ nhật xanh, các hội thi như ”Nét vẽ môi trường xanh lần 1” hướng tới các đối tượng như học sinh, người dân sinh sống tại Cần Giờ và khách du lịch nhằm mục đích giúp họ hiểu rõ về tầm quan trọng của rừng, hình thành cho họ một ý thức tự giác bảo vệ rừng ngay trong các hoạt động sống hàng ngày của họ. ðồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Vu Lan SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ĐMT134 53 3.8.1 Ưu điểm Qua các hoạt động đã được thực hiện, kết quả đạt được cũng rất khả quan, người dân cũng đã tích cực tham gia, phần đông đã hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ RNMCG nên việc chặt cây để lấy đất làm đầm nuôi tôm hoặc săn bắt thú rừng nếu có thì cũng khong đáng kể. Và họ cũng đã thay đổi thói quen sống hàng ngày theo chiều hướng tốt hơn cho môi trường như việc tham gia các dịch vụ thu gom rác tại địa phương, giảm lượng rác thải từ các hoạt động kinh doanh, buôn bán phục vụ ngành du lịch giảm ô nhiễm cho môi trường. 3.8.2 Hạn chế Các hoạt động trên chỉ được thực hiện ở mức lồng ghép là chủ yếu, chưa có hẳn một chương trình GDMT riêng biệt do khó khăn về kinh tế, các hoạt động này không được tổ chức thường xuyên mà phải phụ thuộc vào khả năng tự có của Trung tâm. Các ấn phẩm chủ yếu là tập vở, các tờ thời khóa biểu cho các em treo tại góc học tập của mình và chỉ có thể phát tặng các em học sinh với một số lượng hạn chế. Mặt khác, các hoạt động này cũng chỉ dừng lại ở mức độ là giúp người dân hình thành được ý thức bảo bệ rừng từ các hoạt động hàng ngày nhưng đôi lúc vì lí do kinh tế nên họ sẵn sàng đạt lợi ích của mình lên trên việc bảo vệ rừng. Do đó, cần có một chương trình hoàn thiện nhằm mục đích giáo dục, nâng cao ý thức bảo tồn tài nguyên RNMCG cho cộng đồng, vừa mang lại lợi ích về kinh tế cho họ thì công tác bảo tồn RNM sẽ đạt được hiệu quả tối ưu. ðồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Vu Lan SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ĐMT134 54 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ NHẬNTHỨC, THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI DÂN 4.1 Vai trò của RNMCG đối với đời sống của người dân 4.2 Kết quả khảo sát về nhận thức, thái độ của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên RNMCG 4.3 Nguyện vọng bảo vệ tài nguyên của người dân Cần Giờ ðồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Vu Lan SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ĐMT134 55 4.1 Vai trò của RNMCG đối với đời sống của người dân Bản đồ 2: Ranh giới xã Long Hòa, nơi chọn khảo sát Qua việc khảo sát thực tế cuộc sống của người dân tại Cần Giờ cho thấy, cuộc sống của họ cũng còn phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên RNM. Đa số những người được khảo sát cho biết thu nhập c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai in1.pdf
  • docbv.doc
  • pdfdanh muc bang - loi cam on.pdf
  • pdfmuc luc.pdf
  • pdfphu luc.pdf
  • pdftai lieu tham khao.pdf
Tài liệu liên quan